Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TƯ DUY PHẢN BIỆN CẦN THIẾT ĐỐI VỚI HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.19 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN
CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2022 – 2023

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ
NHU CẦU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG PHẢN
BIỆN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO TỈNH BÌNH
THUẬN

LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI


1

Phan Thiết, ngày … tháng … năm 2023

MỤC LỤC
PHẦN 1: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................3
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................3
1.2. Quy mơ và ảnh hưởng của vấn đề..................Error! Bookmark not defined.
1.3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
1.5. Mục tiêu, thành quả cần đạt.............................................................................5
PHẦN 2: NỘI DUNG, CƠ SỞ KHOA HỌC.........................................................8
2.1. Khái niệm tư duy phản biện.............................................................................8


2.2. Các nghiên cứu về biểu hiện tư duy phản biện................................................9
2.3. Lợi ích và hiệu quả của tư duy phản biện........................................................7
2.4. Vì sao cần có và lan rộng tầm ảnh hưởng của tư duy phản biện, nhất là trong
môi trường học đường?...........................................................................................7
2.5. Sự khác nhau giữa phản biện và chê bai..........................................................7
2.6. Tư duy phản biện qua các môn học.................................................................7
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN.......................................14
3.1. Tình hình chung về tư duy phản biện của học sinh trường THPT chuyên
Trần Hưng Đạo.......................................................................................................5
3.1.1 Sự nhận thức về tư duy phản biện.............................................................5
3.1.2 Tỷ lệ học sinh biết và sử dụng hiệu quả tư duy phản biện........................5

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


2

3.1.2. Tỷ lệ học sinh biết nhưng không ứng dụng được tư duy phản biện.........5
3.2. Nhu cầu tư duy phản biện của học sinh trường chuyên...................................5
3.2.1. Trong học tập...........................................................................................5
3.2.2. Trong mơi trường xã hội bên ngồi.........................................................5
3.3. Bàn luận.........................................................................................................14
3.3.1. Vì sao nên áp dụng tư duy phản biện trong môi trường học tập..............5
3.3.2. Tư duy phản biện nên là một môn học trong nhà trường.........................5
3.3.3. Lợi ích của hiện tại và tương lai..............................................................5
3.4. Biện pháp đưa tư duy phản biện đến gần hơn với học sinh...........................18
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................19

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường

THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


3

PHẦN 1: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
Trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại hội nhập xu thế toàn
cầu, học vấn được xem như là thang đo tiêu chuẩn của con người trong hầu hết tất
cả các công việc cần nhân lực. Những đứa trẻ được cắp sách đến trường, được nuôi
nấng, được dạy dỗ, giống như những đứa trẻ khác, đều có xuất phát điểm chung.
Nhưng thời gian hầu như nói lên tất cả, cứ 100 người dường như lại có khoảng 10
người thất bại. Và trong số những người thành công ấy, lại có hơn 20% dễ chán
nản, mất niềm tin và từ bỏ. Phải chăng ngay từ những phương pháp dạy của nhà
trường, của nền giáo dục đã có lỗ hổng nhỏ khơng thể thấu được, từ đó mà hình
thành nên khuyết điểm to lớn. Học sinh chỉ biết rập khuôn theo một phương pháp
học nhàm chán, và giáo viên cũng ít khi đổi mới vì thời gian đứng lớp cịn hạn chế.
Điều này dẫn đến một số hệ lụy trong phần nhỏ học sinh sau này. Một số em sẽ
không có được những kĩ năng cần thiết vì nền giáo dục nước ta dường như chỉ chú
tâm vào lí thuyết quá nhiều mà quên đi các kĩ năng mềm, yếu tố tư duy cho các thế
hệ mai sau. Điển hình nhất, năm học 2021 – 2022, là một năm học rất đặc biệt, do
ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các cấp học của nước ta
chuyển sang phương pháp dạy học trực tuyến, các bạn trẻ mất đi khả năng tương
tác trực tiếp, một số thì chán nản do thời gian tiếp xúc với màn hình quá lâu dẫn
đến việc học không được như mong đợi. Một phần đó cũng đã kiềm hãm cho các
bạn học sinh những kỹ năng cần có. Mà tiêu biểu nhất là kĩ năng về tư duy phản
biện, một thuật ngữ ngỡ lạ mà quen.

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.



4

Một trong những “đại gia” thành công trong lĩnh vực cơng nghệ hiện đại
Natya Nadella mang trong mình câu châm ngôn sống: “Ngành công nghiệp của
chúng ta không quan trọng truyền thống nó chỉ tơn trọng sự đổi mới.” Đó không
phải là bác bỏ sự truyền thống mà vượt lên hết là đề cao sự đổi mới và tính sáng tạo
của bộ não nhân loại. Yếu tố tư duy là yếu tố hàng đầu còn được đề cao để thay đổi
thế hệ trẻ, những người làm chủ đất nước trong tương lai. Một cách tình cờ, tư duy
phản biện dường như đã xuất hiện trong đời sống học đường dưới nhiều hình thức
khác nhau. Việc các học sinh đặt câu hỏi thắc mắc cho thầy cô để nhận được giải
đáp cũng được xem như là một dạng của tư duy phản biện nhưng ở cấp độ thấp.
Nhưng tư duy phản biện được hình thành từ đâu, như thế nào, có tầm quan trọng ra
sao, làm sao để cải thiện, đó là những ẩn khúc cũng như những câu hỏi đặt ra để
chờ đợi câu trả lời. Liệu học sinh có cần thiết để phát triển về tư duy phản biện hay
khơng?
Đây là một cuộc tìm kiếm mới mẻ, độc đáo, liên quan đến nhiều vấn đề trong
cuộc sống học đường. Đó cũng là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài: “NGHIÊN
CỨU VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG PHẢN
BIỆN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO TỈNH
BÌNH THUẬN” để nghiên cứu.
1.2 Quy mô và ảnh hưởng của vấn đề
Cụm từ cách mạng 4.0 có lẽ chẳng cịn xa lạ gì đối với chúng ta. Đấy là cuộc
cách mạng bậc cao trong sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo AI.
Khơng chỉ thay đổi và tiến hóa về mặt cơ sở máy móc điện tử, q trình tư duy của
nhân loại cũng trở nên bộc phá. Tư duy phản biện đề cao đến khả năng suy nghĩ rõ
ràng và lập luận đúng đắn về một vấn đề nào đó, bao gồm khả năng vận dụng suy
nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu và biết tích lũy thơng tin.


Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


5

Hiện nay, khơng hẳn tồn bộ giới trẻ đều có được kỹ năng này. Một vài bộ
phận được tiếp cận với nền giáo dục tân tiến, thiết bị công nghệ hiện đại, được mở
rộng tri thức trên các nền tảng xã hội, các bạn ấy sẽ được mở rộng tư duy nhiều
hơn. Bên cạnh đó những bạn ở những khu vực cịn lạc hậu, chưa bắt kịp với q
trình hiện đại hóa cơng nghiệp hóa, hầu như ít biết đến tư duy phản biện, đặc biệt là
trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận. Với tình hình này, tư duy
phản biện của học sinh Việt Nam bị giới hạn và chưa được phổ biến rộng rãi. Trái
lại, ở nền giáo dục phương Tây, tư duy phản biện là một mơn học chính. Họ khơng
ràng buộc học sinh phải theo đúng các định nghĩa, định lý mà sách giáo khoa đem
đến. Cách làm này sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc suy nghĩ để giải quyết
vấn đề. Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng giúp ích cho bộ não con
người. Theo nghiên cứu, những học sinh có tư duy phản biện sẽ sáng tạo hơn
những học sinh thụ động. Đó là những lý do then chốt cho thấy tầm quan trọng của
tư duy phản biện cho thế hệ trẻ hiện nay
1.3. Mục đích nghiên cứu
Tư duy phản biện gần như đã trở thành một kĩ năng thiết yếu mà mỗi học
sinh nên có. Thơng qua đề tài nghiên cứu này, nhóm mong muốn các bạn học sinh
sẽ hiểu rõ hơn về tư duy phản biện cũng như những cách suy nghĩ mới mẻ hình
thành trong quá trình học hỏi giao tiếp, cũng như nắm được những bước cần thiết
để trao dồi và củng cố tư duy phản biện giúp ích cho hiện tại và tương lai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp chính
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp lý luận

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


6

1.4.2. Quy trình thực hiện
- Đối tượng nghiên cứu của nhóm là các bạn học sinh ở trường THPT
Chuyên Trần Hưng Đạo của tỉnh tỉnh Bình Thuận, nơi mà nhóm chúng tơi đang
theo học.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài

- Nhóm đã làm một phiếu khảo sát thiết kế bằng Google Form và có ghi rõ là
kết quả khảo sát chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tuyệt đối giữ bí mật thơng
tin của người được khảo sát, không thu thập thông tin về tên, số điện thoại và
email.
- Nhóm đã gửi đường link từ Google Form để mời các bạn học sinh vào trả
lời câu hỏi khảo sát bằng cách click vào câu hỏi lựa chọn và câu hỏi có/khơng.
- Thời gian dành cho phiếu khảo sát chưa đến 5 phút.
- Sau khi khảo sát xong, nhóm chúng em sẽ tổng hợp và phân tích tỉ lệ câu
trả lời trong các câu hỏi.
- Những câu hỏi trong bảng khảo sát ít có rủi ro và ảnh hưởng đến tâm lý
của các bạn học sinh.
1.4.3. Các câu hỏi nghiên cứu
Tỉnh Bình Thuận chúng ta, học sinh ở trường THPT Chun Trần Hưng Đạo có
hiểu biết gì về tư duy phản biện hay khơng, có mong muốn hay nhu cầu nào đó để
có thể phát triển được tư duy phản biện cho bản thân, tác dụng và vai trị của tư duy

phản biện, giải pháp là gì, dưới đây là bảng câu hỏi trong đề tài mà nhóm chúng tơi
sẽ đi nghiên cứu.
ST

Câu hỏi

Tình huống

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


7

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


trả lời
Đã từng/Chưa

Bạn đã từng nghe về Tư duy phản biện (TDPB) chưa?
Nếu đã từng nghe, bạn được nghe thông qua nguồn nào?
Bạn hiểu thế nào về TDPB?
Theo bạn, phản biện và chê bai có khác nhau khơng?
Có/Khơng
Khi được trải nghiệm thế giới bên ngồi, bạn có thường Có/Khơng
hay đặt câu hỏi tại sao khơng?
Bạn có tị mị về thế giới bên ngồi cũng như thế giới Có/Khơng
quan bên trong con người và muốn tìm kiếm sự thật
khơng?
Bạn có sẵn sàng thay đổi góc nhìn khơng?
Có/Khơng
Có nhất thiết lúc nào cũng cần câu trả lời chính xác Có/Khơng
khơng?
Nếu có một vấn đề được đặt ra và có nhiều phương án lựa
chọn, bạn sẽ chọn phương án như thế nào?
Các môn học nào nên cần tư duy phản biện? Liệu các
môn xã hội cần TDPB hơn các môn tự nhiên chăng?
Tư Duy Phản Biện có nên là một mơn học trong nhà
trường, hay chỉ là một hoạt động ngoại khoá chỉ mang
tính chất tham khảo, giải trí?
Nếu học tư duy phản biện các bạn mong muốn được gì từ
mơn học này?
Bạn có nghĩ rằng tư duy phản biện sẽ giúp ích cho tương
lai của bản thân?
Có cần thiết thành lập 1 câu lạc bộ phát triển về tư duy Có/Khơng
phản biện trong trường học không?

Bảng các câu hỏi trong bảng khảo sát nghiên cứu đề tài

1.4. Mục tiêu, thành quả cần đạt
- Đề tài sẽ nghiên cứu ra được số học sinh ở trường THPT Chuyên Trần
Hưng Đạo hiểu biết về tư duy phản biện và có mong muốn đưa vào trở thành mơn
học chính.
- Số lượng học sinh khơng quan tâm hay đặt nặng về tư duy phản biện
- Biết được số liệu về nhận thức, suy nghĩ của học sinh trong vấn đề tiếp thu
và củng cố khả năng tư duy cũng như những vấn đề về tư duy phản biện trong đời
sống học đường
Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


8

- Từ những hiểu biết của học sinh về tư duy phản biện và những nhu cầu về
sau, nhóm chúng tôi muốn đưa ra các giải pháp và tuyên truyền một số biện pháp
hữu hiệu để củng cố khả năng tư duy của các bạn học sinh cũng như biết áp dụng tư
duy phản biện vào đời sống thực tiến.

PHẦN 2: NỘI DUNG, CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Khái niệm tư duy phản biện
Nói về năng lực tư duy phản biện, Nguyễn Thành Thi (2013, tr 14) cho rằng:
“Năng lực tư duy phản biện là năng lực nắm bắt, mở ra những chân lí chỉ ra các
ngụy biện, ngụy tạo, cảnh báo các ngộ nhận, các nguy cơ hay trường hợp có thể
xảy ra. Làm xuất hiện các nhu cầu phản biện, thôi thúc chủ thể nhận thức lại các
đối tượng, các vấn đề trong chuyên môn. Năng lực tư duy phản biện là năng lực
phát hiện ra những bất cập, bất hợp lý, … để có thể nhận thức lại một cách đúng
đắn hơn”.

Tư duy phản biện hay tư duy phân tích là một q trình tư duy biện
chứng, gồm phân tích và đánh giá một thơng tin đã có theo các cách nhìn khác cho
vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập
luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ, khách quan và công
tâm.
Theo National Council for Excellence in Critical Thinking, (1987), Tư duy
phản biện là q trình phát triển tư duy thơng qua việc rèn luyện một cách có kỷ
luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


9

hành động và niềm tin của cá nhân. Theo Paul, R. and Elder, L. (2007): Tư duy
phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó.
Về bản chất, tư duy phản biện địi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng quan
sát, tìm tịi, phân tích, và đánh giá. Những người có tư duy phản biện sẽ xác định,
phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản
năng năng của mình.
2.2. Các nghiên cứu về biểu hiện của tư duy phản biện
- Những ý kiến giống như những nhận định, xuất phát từ những tiên đề (tiên đề A

→ lập luận B → lập luận C → nhận định D). Việc phân tích là việc bắt nguồn từ D
để đi tìm A, B và C.
o Mỗi ý kiến đưa ra một vài luận điểm ủng hộ và luận cứ phản biện
o Với mỗi luận điểm đưa ra nhiều luận cứ khác nhau
o Nhìn sự việc, vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tìm ưu điểm và
khuyết điểm

- Đánh giá:
o
Khảo sát mâu thuẫn giữa những ý kiến
o
Đong sức nặng (sức thuyết phục) của những ý kiến
o
Đưa ra quan điểm của bản thân (ý kiến nào là đúng)
- Trình bày kết quả của quá trình tư duy lơ gíc
o
Phát triển sức nặng của ý kiến (chỉ ra những đặc điểm nổi trội của ý
kiến đó và tìm những dẫn chứng thực tế giúp củng cố ý kiến đó)
o
Nêu ra các điểm khơng chuẩn xác trong lập luận của người/nhóm
người mang ý kiến đối lập
2.3. Lợi ích và hiệu quả của tư duy phản biện
- Tư duy phản biện cần thiết cho mọi lĩnh vực: Bất kể bạn làm trong ngành
nghề, lĩnh vực nào thì khả năng tư duy phản biện cũng rất quan trọng và cần thiết.
Bởi vì khả năng suy nghĩ rõ ràng, đưa ra lập luận sắc bén có thể giúp các vấn đề
được giải quyết đúng đắn. Có thể coi đó là “tài sản” quý giá, yếu tố cần có để thành
leader giỏi. Đặc biệt, nếu làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tài chính, quản trị hay
pháp lý, thì tư duy phản biện hiển nhiên cực kỳ quan trọng.

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


10

- Tư duy phản biện thúc đẩy nền kinh tế tri thức: Nền kinh tế mới với sự phát
triển của công nghệ thông tin (IT) đặt ra những nhu cầu ngày càng tăng vào kỹ

năng tư duy của con người. Cụ thể là khả năng tư duy phản biện, vận dụng trí óc
linh hoạt, phân tích thơng tin, tích hợp các nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết
vấn đề. Những kỹ năng này giúp con người liên tục tạo ra những cải tiến mới, thúc
đẩy phát triển nền kinh tế hiện đại.
- Tư duy phản biện cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngơn ngữ: Việc nói
hoặc kỹ năng thuyết trình đơn giản là việc sắp xếp từ ngữ và diễn đạt ra bằng lời
nói. Tư duy phản biện hay suy nghĩ rõ ràng, có hệ thống có thể cải thiện cách mà
chúng ta diễn đạt các ý tưởng và phân tích cấu trúc logic của văn bản. Nó giúp
chúng ta tăng khả năng trình bày, diễn đạt và hiểu rõ những gì đã được viết.
- Tư duy phản biện thúc đẩy sáng tạo: Sáng tạo không chỉ là suy nghĩ ra các ý
tưởng mới lạ, chưa từng có trước đây. Mà ý tưởng sáng tạo cần phải hữu ích, liên
quan đến vấn đề cần giải quyết và khơng có nhiều rủi ro khi áp dụng. Tư duy phản
biện đóng vai trị cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý
tưởng tốt nhất và điều chỉnh nếu cần thiết để ý tưởng sáng tạo được hồn hảo hơn.
Vì thế, có một phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển
của tư duy phản biện và cải thiện hiệu quả công việc.
- Tư duy phản biện giúp phản chiếu bản thân (self-reflection): Để kiểm soát,
làm chủ cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa thì chúng ta ln cần có mindset
của mình và tỉnh táo khi ra quyết định. Tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta nhìn
nhận bản thân một cách khách quan từ những góp ý của người khác, nhờ đó điều
chỉnh bản thân theo hướng tốt hơn.
2.4. Vì sao cần có và lan rộng tầm ảnh hưởng của tư duy phản biện, nhất là
trong môi trường học đường?
Vấn đề phát triển năng lực tư duy phản biện cho HS chính là rèn khả năng
nhận thức, đánh giá một vấn đề, một sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống
cũng như trong học tập thông qua việc trao đổi và tranh luận.
Tuy không đưa ra biện pháp cụ thể để phát triển năng lực tư duy phản biện,
nhưng Bùi Thế Nhưng (2013) cũng nhận thấy rằng: “Việc phản biện của học sinh
là bình thường trong dạy và học; khơng nên tự cho mình là đúng; cũng không nên
thấy xấu hổ, ngại ngùng khi một HS đưa ra cách giải quyết vấn đề thuyết phục hơn

thầy… Giáo viên phải tạo môi trường thuận lợi cho những phản biện của HS, bằng
các biện pháp động viên, khích lệ làm cho học sinh thấy tự tin, hào hứng…”. Như
vậy, muốn phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh, người thầy phải tạo
điều kiện để HS được bộc lộ những quan điểm của mình. Khi học sinh chưa được
Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


11

tự do bộc lộ quan điểm thì việc phát triển năng lực tư duy phản biện cũng chưa thể
tiến hành được.
Phương pháp phát triển năng lực tư duy phản biện ni dưỡng lịng say mê
có ý thức, tạo mơi trường thân thiện, điều kiện tự do thoải mái để học sinh hào
hứng, tích cực tham gia vào q trình phản biện. Khuyến khích học sinh tìm tịi, đặt
câu hỏi, trình bày vấn đề và đưa ra những ý kiến đánh giá của riêng mình về một
vấn đề đang được bàn luận.
2.5. Điểm khác biệt giữa phản biện và chê bai
- Phản biện: dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận tình huống và dùng các tiêu
chuẩn khách quan để đánh giá sự vật, tình huống với mục tiêu đi tìm sự thật và cải
thiện chất lượng tư duy và giải pháp.
Người có tư duy phản biện cao thì thường cơng bằng và độc lập trong góc
nhìn và tiêu chuẩn. Họ phân biệt rõ cảm xúc và lý trí, giữa niềm tin và kiến thức.
Cũng rất cần ghi chú rằng, khơng phải chúng ta có một vài câu hỏi, một vài ý kiến
khác thì cho rằng đó là tư duy phản biện. Có góc nhìn khác chỉ là 1 điều kiện của tư
duy phản biện mà thôi, biết đánh giá góc nhìn của mình và cả góc nhìn đối lập một
cách khách quan, công bằng mới là phản biện. Biết nhìn nhận cái hay, cái mạnh của
tư duy, quan điểm đối lập với mình mới là người có tư duy phản biện tốt. Cịn cứ
có ý kiến là khăng khăng mình đúng, người khác sai thì chỉ là chê bai mà thôi.
- Chê bai: hành động mang mục tiêu thắng thua về mặt cá nhân, hướng đến chỉ

trích cá nhân và xố bỏ mọi thứ. Chê bai mang tính cảm xúc, đơi khi có lập luận
nhưng thường chứa nhiều ngụy biện.
2.5. Tư duy phản biện trong các môn học
2.5.1. Các môn khoa học Xã hội
Ngữ Văn:
Trong thời gian gần đây, vấn đề đổi mới tư duy dạy học tích hợp các nội
dung dạy học đã bắt kịp với những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và môn Ngữ
văn trong nhà trường cũng có một diện mạo mới. Trong chương trình đổi mới này,
ở phần Làm văn, mảng văn NLXH đã được đưa vào giảng dạy với nội dung và thời
lượng chương trình tương ứng với các thể loại văn bản khác, đặc biệt trong các kì
thi chuyển cấp và kì thi đại học cũng đã có câu hỏi dành cho phần NLXH. Nhận
thức rõ vấn đề trên, nhiều nhà giáo dục đã tiến hành khảo cứu và đưa ra những
cuốn sách tham khảo, những cơng trình chun sâu về mảng văn NLXH.

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


12

Có một thực tế là, khơng phải ngay từ đầu học sinh đã biết cách đặt những
câu hỏi có tính chất phát hiện, phản biện, đẩy bài học tới mức độ cao hơn, dù các
em được khuyến khích. Do đó, trong q trình tìm hiểu bài học, giáo viên có thể
gợi ý, làm mẫu để học sinh quen dần và mạnh dạn hơn khi đưa ra các câu hỏi của
mình. Chẳng hạn, trong truyện Vợ chồng A Phủ có chi tiết A Phủ đánh A Sử do
mâu thuẫn giữa các nhóm trai làng. Khi hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật A
Phủ, một số giáo viên thường đề cao tính cách thẳng thắn, nóng nảy, dám chống lại
cường quyền của nhân vật này, đúng với tinh thần cách mạng mà tác giả gửi gắm
trong tác phẩm. Tuy nhiên, có một thực tế là, trong lịch sử văn học, nhiều tác phẩm,
nhiều nhân vật khi ra đời có thể mang những đặc điểm chỉ phù hợp với một thời đại

nhất định, nếu đặt tác phẩm hoặc nhân vật vào thời đại khác sẽ cần những tiêu chí,
thậm chí một hệ giá trị khác để soi chiếu. Để những tác phẩm văn học đã ra đời từ
thời đại trước có thể “sống” được, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của học sinh ở thời
đại hôm nay, chúng ta nên gợi ý học sinh “dịch chuyển thời đại”, đưa vấn đề của
nhân vật trong quá khứ vào thời đương đại, từ đó đánh giá nhân vật một cách tồn
diện hơn, cả ở góc độ lịch sử và góc độ cá nhân: Chúng ta có nên hành động như A
Phủ khi gặp tình huống mâu thuẫn với người khác khơng? Tại sao hành động như
A Phủ thời đại cách mạng được đề cao? Thời đại bây giờ chúng ta có nên hành
động như vậy khi gặp tình huống tương tự? Học sinh có thể thảo luận về vấn đề
này theo nhiều hướng khác nhau.
Phát triển tư duy phản biện cho học sinh khơng chỉ giúp khắc phục tình trạng
học thụ động, một chiều, thầy đọc trò chép hoặc học theo lối “văn mẫu”, mà cịn
giúp các em biết tư duy ngồi những vấn đề được học, từ đó tạo thói quen nhìn vấn
đề cởi mở, đa chiều - những yếu tố cần thiết giúp các em trưởng thành để trở thành
những công dân có trách nhiệm, có năng lực, sáng tạo, và mạnh mẽ.
Lịch sử:
Việc sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học Lịch sử góp phần phát
triển tư duy phản biện của học sinh - một loại tư duy quan trọng không thể thiếu,
cần trang bị trong trường phổ thông. Giờ học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông
không cịn mang tính chất độc thoại như trước đây mà trở thành một giờ học đối
thoại. Học sinh được tự do tranh luận, phản bác ý kiến của người khác, bảo vệ ý
kiến của mình, cũng như đề xuất những thắc mắc dưới dạng câu hỏi. Hơn nữa, do
đặc trưng của mơn Lịch sử là mang tính q khứ, đặc biệt không thể trực tiếp tiếp
xúc với những nhân vật lịch sử, chỉ có thể dựa vào những nguồn sử liệu để đánh giá
nên sẽ còn tồn tại những luồng ý kiến khác nhau, trái ngược nhau về cùng một nhân
vật lịch sử.
Địa lí:
Việc dựa vào Atlat và kiến thức đã học về tự nhiên Việt Nam để giải quyết vấn đề
mà câu hỏi đặt ra sẽ giúp người học phát triển được một số nguyên lí đặc thù của
Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường

THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


13

môn học như nhận thức thế giới theo quan điểm khơng gian, giải thích các hiện
tượng và q trình địa lí và sử dụng các cơng cụ ĐL học. Mặt khác, người học phải
cung cấp thông tin, lập luận để có được dẫn chứng và lí giải một cách khoa học,
chính xác, hợp lí và đầy đủ. Những lập luận và lí lẽ mà người học huy động được
sẽ được đánh giá để nhằm giúp người học đưa ra quyết định và giải thích tại sao
Huế lại có lượng mưa lớn nhất nước ta. Không thể phủ nhận rằng việc đánh giá về
đối tượng được tư duy và đưa ra quyết định cuối cùng là những việc làm quan trọng
và là biểu hiện của TDPB (Mason, 2008). Nói cách khác, lúc đó tư duy VJE Tạp
chí Giáo dục, Số 478 (Kì 2 - 5/2020), tr 35-39 ISSN: 2354-0753 37 người học đảm
bảo được cả tính phản ánh lẫn tính tiêu chuẩn của tư duy. Điều này chứng minh
rằng người học được phát triển đồng thời khả năng tư duy phản biện đặc thù mơn
địa lí.
Tiếng anh:
Tư duy phản biện là một nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích và
phát huy tính tích cực của người học đặc biệt là trong giờ tiếng anh. Thúc đẩy khả
năng tư duy của người học trong các bài học. Trong bài học nói, người học cần
giao tiếp thảo luận, thể hiện ý tưởng hoặc ý kiến của mình. Tạo cho người học có
thói quen lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi về tôn trọng ý kiến người khác khi thảo
luận. Có thể sử dụng các kĩ thuật để phát triển khả năng tư duy phản biện khi học
tiếng anh
 Động não: cách thức vận động kinh nghiệm và ý kiến sáng tạo, sau sao sắp
xếp ý tưởng và liệt kê chúng.
 Chia sẻ theo nhóm: Cùng nhau trao đổi ý kiến và thảo luận. Giúp người học
biết lắng nghe ý kiến, đưa ra ý kiến và quan điểm, lập luận để bảo vệ ý kiến
 Đóng vai: thực hành một số ứng xử theo những tình huống giả định. Tạo nên

niềm u thích học tập nhằm tạo kết quả cao hơn trong học tập tiếng anh.
Tóm lại người học có thể sử dụng nhiều kĩ thuật tư duy phản biến khác
nhau để góp phần tăng thêm sự hứng thú kích thích tư duy trong qúa trình học ngơn
ngữ mới.
2.5.1. Các mơn khoa học Tự nhiên
Khi phân tích vấn đề, học sinh thiết lập những giả định khác nhau, tìm mối
liên hệ giữa chúng và kiểm tra giả thuyết này, từ đó độc lập lĩnh hội tri thức nhằm
giải quyết bài tập, nhiệm vụ theo các quan điểm, lập luận, cách diễn đạt riêng. Học
sinh không dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác, muốn tranh luận, chứng minh vấn
đề một cách sát thực, rõ ràng, thậm chí muốn phê phán những kết luận, phán đốn
của người khác. Các em thích tìm hiểu những vấn đề mang tính chất phức tạp, khó
khăn cao trong tư duy, nhận thức, khơng thích những tri thức khn mẫu, có sẵn.
Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


14

Tuy nhiên, mức độ và chất lượng tư duy phản biện khơng được hình thành như
nhau ở mọi học sinh.
- Khả năng quan sát: Một học sinh có tư duy phản biện thì khả năng quan sát vấn
đề được nêu ra có sự đa chiều hơn những học sinh bình thường khác. Học sinh
khơng chỉ nhìn nhận, quan sát vấn đề tốn học ở dấu hiệu bên ngồi (hình ảnh,
ngơn ngữ trực quan, …) mà còn xem xét những yếu tố bản chất bên trong của vấn
đề.
- Chủ động tìm kiếm câu hỏi và câu trả lời: học sinh có tư duy phản biện tốt là luôn
biết đặt câu hỏi “tại sao”, “do đâu” trước mọi tình huống tốn học mà các em bắt
gặp. Các em thường không thỏa mãn với cách giải quyết hay lập luận hiển nhiên
của tình huống tốn học đó mà tự đi tìm câu trả lời phù hợp nhất trước khi người
khác đưa ra câu trả lời hay nhận xét.

- Luôn nghi ngờ: Khi xem xét một lời giải hoặc câu trả lời sẵn có của một bài tốn,
nếu là học sinh có tư duy phản biện tốt, các em thường hoài nghi về kết quả có vẻ
“hiển nhiên” đó. Học sinh hồn tồn khơng tin tưởng vào bất kì cách giải quyết nào
mà khơng có cơ sở, khơng có căn cứ. Trước khi đưa ra quyết định hay phương án
giải quyết vấn đề, các em thường cân nhắc thấu đáo.
- Tư duy logic: Tư duy logic là một trong những công cụ quan trọng của người có
tư duy phản biện tốt. Học sinh có tư duy logic thể hiện khả năng xâu chuỗi, liên kết
các lập luận lại với nhau một cách chặt chẽ khi giải quyết vấn đề.
- Khách quan: Học sinh có tư duy phản biện thường biết xem xét những vấn đề có
liên quan trước khi đưa ra ý kiến phản biện riêng. Bên cạnh đó, học sinh sẽ khơng
dựa vào cảm tính để đưa ra ý kiến mà thường dựa trên những bằng chứng, luận
điểm, luận cứ xác đáng nhất để chứng tỏ ý kiến của mình là đúng.
- Khả năng đưa ra quyết định: Học sinh có tư duy phản biện tốt sẽ đưa ra được
những quyết định rõ ràng, thiết thực và thuyết phục.

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


15

3.1. Tình hình chung về tư duy phản biện của học sinh trường THPT Chuyên
Trần Hưng Đạo
3.1.1. Sự nhận thức về tư duy phản biện
- Qua khảo sát của nhóm chúng em từ 830 bạn học sinh tại trường chúng em
đang theo học thì có đến 90,9% biết hoặc đã nghe nói về tư duy phản biện.

90,9% biết về tư duy phản biện


- Các nguồn chính mà các bạn biết đến về tư duy phản biện:

Tỉ lệ % các nguồn chính mà 830 học sinh biết đến tư duy phản biện thơng qua nó
Có 74,4% học sinh biết đến tư duy phản biện qua Mạng xã hội như Facebook,
Instagram, Twitter, .. một nguồn thông tin rất phổ biến và được mọi người sử dụng
Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


16

rộng rãi vì sự phát triển của cơng nghệ 4.0. Có 45,8% học sinh nghe qua bởi các
tiết học trong trường, trong giao tiếp hằng ngày với bạn bè hoặc được ba mẹ, gia
đình cung cấp. Số cịn lại biết đến qua các nguồn khác như các chương trình truyền
hình thực tế trên TV, sách, báo, đài, băng thu âm,…
- Hiểu biết về Tư duy phản biện

Có gần 10% học sinh hiểu sai về tư duy phản biện
Nhóm em chỉ nghiên cứu trên 830 học sinh của trường trên địa bản tỉnh Bình
Thuận, nhưng vẫn thể hiện con số khơng nhỏ các bạn học sinh chưa hiểu rõ về tư
duy phản biện. Với Việt Nam nói chung, tư duy phản biện còn khá mới mẻ và chưa
được phổ cập nhiều trong thời đại ngày nay.
3.1.1. Sự nhận thức về tư duy phản biện
3.1.1. Sự nhận thức về tư duy phản biện
3.2. Nhu cầu tư duy phản biện của học sinh trường chuyên.
3.2.1. Trong học tập.
- Nhu cầu lập ra một câu lạc bộ trong trường

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường

THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


17

- Mong muốn tư duy phản biện trở thành một mơn học:

Vẫn cịn chưa tới 35% học sinh mong muốn tư duy phản biện là một môn học
3.2.2. Trong môi trường xã hội bên ngồi.
3.3. Bàn luận
3.3.1. Vì sao nên áp dụng tư duy phản biện trong môi trường học tập?
- Trong môi trường học tập không đơn thuần là học theo lý thuyết và
các định nghĩa đã có cơ sở hình thành trước đó. Như thế sẽ làm ngưng
đọng tư duy phát triển ở học sinh. Khi áp dụng và thực hành tư duy
phản biện, các môn học sẽ được nhìn và hiểu theo chiều hướng tích
cực, mỗi học sinh có thể đóng góp ý kiến quan điểm của mình sau đó
cùng thảo luận với nhau để đi đến một kết quả tốt nhất. Chúng ta chỉ
Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


18

học theo lối mịn sách vở thì các kĩ năng và biện luận trong suy nghĩ
của học sinh sẽ ngày càng giảm sút. Học theo lối rập khuôn sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng học tập và ảnh hưởng đến nền giáo dục Việt
Nam.
- Bên cạnh đó, tư duy phản biện nuôi dưỡng sự sáng tạo. Việc đưa ra
một giải pháp sáng tạo cho vấn đề khơng chỉ địi hỏi những ý tưởng mới
– mà phải là những ý tưởng mới hữu ích và phù hợp với nhiệm vụ đang

thực hiện. Vai trò của tư duy phản biện là giúp đánh giá ý tưởng mới,
lựa chọn những đề xuất tốt nhất và sửa đổi nếu cần thiết. Khi áp dụng kĩ
năng tư duy phản biện sẽ kích thích sự sáng tạo của học sinh trong học
tập nhiều hơn. Các môn tự nhiên khoa học sẽ có nhiều hướng đi mới.
Các mơn xã hội sẽ có nhiều điểm nhìn mới sâu sắc hơn.
3.3.2. Tư duy phản biện có nên là một mơn học trong nhà trường?
- Theo thống kê, TDPB nên là các hoạt động ngoại khoá để
tăng thêm kĩ năng suy nghĩ chiếm phần trăm nhiều hơn. Nhà
trường nên tổ chức các hoạt động bổ ích vui nhộn về tư duy
như các cuộc thi hùng biện, các trò chơi tư duy bổ ích cho trí
não, những hoạt động giải quyết tình huống thực tế.
- Từ những hoạt động ngoại khóa sẽ là kĩ năng tiền đề để học
sinh áp dụng tư duy phản biện vào các môn học bộ môn. Đặc
biệt ở Trường chuyên, các môn chuyên rất cần áp dụng tư duy
phản biện. Khi học sinh có khả năng chuyên về một bộ mơn,
thì khả năng tập trung, suy nghĩ, sáng tạo và tư duy biện luận
rất cần thiết để áp dụng để giải quyết những vấn đề mới lạ và
chyên môn cao.
- Giáo viên cũng nên tạo ra nhiều cuộc thảo luận để học sinh có
nhiều cơ hội để tự suy nghiệm những hướng đi trong các môn
học. Giáo viên không nên rập khuôn những quy tắc khắc khe
trong bài giảng, phải lắng nghe và suy xét ý kiến, những sáng

Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường
THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.


19

tạo mới từ học sinh để tạo nên khơng khí học tập thật sơi nổi

và có kết quả tốt sau mỗi tiết học tập.
3.4. Biện pháp đưa tư duy phản biện đến gần hơn với học sinh
- Có những buổi hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về tư duy phản
biện.
- Giới thiệu đến học sinh những đầu sách về tư duy phản biện
Ví dụ:








Tư duy phản biện - Zoe Mckey.
Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật.
Tư duy nhanh và chậm - Daniel Kahneman.
Phá tan sự ngụy biện.
Bạn không thơng minh lắm đâu.
Lối mịn của tư duy cảm tính.
- Giáo viên để học sinh thỏa thích đặt câu hỏi. Albert Einstein đã
từng nói : “ Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi”.
Khi đặt nhiều câu hỏi, học sinh đang tiệm cận gần với Tư Duy
Phản Biện và từ đó hiểu sâu được vấn đề.

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thành Thi (2013), “Cái đẹp và đạo của người chơi chữ trong Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân”, TC Nghiên cứu văn học.
[2].
Nghiên cứu về tư duy phản biện và nhu cầu phát triển kĩ năng phản biện của học sinh trường

THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tỉnh Bình Thuận.



×