Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.35 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3

CHỮ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)

HỌC VIÊN: LƯU QUỐC CƯỜNG
MÃ HV: 5720480001
LỚP: ĐHGDTH20-L4-VL
GVHD: NGÔ TRẦN THỊ ANINA

ĐỒNG THÁP, 08/2023


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………

Đồng Tháp, ngày ……tháng …..năm …….
Giảng viên đánh giá

Ngô Trần Thị Anina


MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

2

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận

3
3

1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ
1.2 Đối Tượng nghiên cứu

3

4

2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi

4
4

2.2 Khó khăn

4

2.3 Nguyên nhân của khó khăn

5

3. Một số biện pháp rèn chữ viết cho Học sinh lớp
3.1 Mục tiêu của giải pháp
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
4. Kết quả

5
5
6
10

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

11

PHẦN MỞ ĐẦU
Xã hội càng phát triển, nhu cầu giáo dục ngày càng cao. Trong chương trình
giáo dục phổ thông, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền móng. Theo mục tiêu của
1


giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản.
Nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh thì chữ viết cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến việc học tập của các em, dùng chữ viết để học tập và giao tiếp.
Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thời đại công nghệ
thông tin, vậy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh càng được chú trọng. Chữ viết
không đơn thuần là phương tiện ghi nhận kiến thức, mà nó cịn là một phần kiến thức
cơ bản của học sinh tiểu học. Việc rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh là một việc làm
hết sức quan trọng. Thơng qua đó sẽ hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen
và phẩm chất tốt cho học sinh.
Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em cịn
viết sai, viết quá chậm hay có những học sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết
q xấu, trình bày khơng sạch sẽ, rõ ràng thì khơng trở thành một học sinh giỏi tồn
diện được. Khi dạy lớp 3, tơi nhận thấy Tập viết là một trong những phân mơn có tầm
quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh, nhất là học sinh lớp
1, lớp 2 lại càng quan trọng hơn.
Chính vì vậy thấy được tầm quan trọng của môn Tập viết, tôi đã đi sâu tìm hiểu,
học hỏi và nghiên cứu ra những yếu tố biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp, mong các
em trở thành những con người phát triển tồn diện, có ích cho đất nước. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành tích dạy học đã đạt được trong
năm học và những năm học sau này.Với suy nghĩ đó tơi chọn đề tài “Một số biện
pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3”


PHẦN NỘI DUNG

2


1. Cơ sở lý luận
Con người muốn làm được người tốt thì phải rèn luyện từng tí một. Nét chữ
cũng vậy, là học trò phải viết vở sạch đẹp, rõ ràng. Người xưa có câu: "Văn là người,
Chữ cũng là người". Khẳng định sự cần thiết của việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh
tiểu học. Chính tầm quan trọng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số
31/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu
học, cũng như hướng dẫn số 5150/TH/BGD&ĐT ngày 17/02/2002 về việc hướng dẫn
dạy và học viết chữ ở trường tiểu học. Cho đến nay đã khơi dậy trong học sinh, giáo
viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp.
“Nét chữ, nết người” chữ viết là một công cụ giao tiếp, trao đổi thông tin, là
phương tiện để ghi chép, tiếp nhận những tri thức văn hố, khoa học và đời sống.
Khơng những thế chữ viết cịn thể hiện tính cách con người. Vì vậy, dạy học sinh viết
chữ, từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là
yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt, cũng như các môn học khác.
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm trang bị cho học sinh một công cụ để
giao tiếp, phát triển tư duy là cơ sở cho việc học tập các môn học. Trong bốn kĩ năng:
nghe, nói, đọc, viết chúng ta khơng q coi trọng kĩ năng này mà cũng không coi nhẹ
kĩ năng khác. Chúng luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Một học sinh có kĩ năng viết
nhanh, đẹp thì việc tiếp thu kiến thức của môn học sẽ tốt hơn, tư duy phát triển nhanh
hơn và dẫn đến khả năng đọc, nói cũng tốt hơn.
Việc rèn chữ viết cịn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh
những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, kỉ luật, óc thẩm mĩ.
1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:
Nhằm tìm ra biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh địa bàn xã Hòa Ninh,

Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long, nhằm nắm bắt thực trạng chữ viết của học sinh,
nguyên nhân làm hạn chế chất lượng chữ viết và việc giữ vở sạch. Đồng thời tìm
những biện pháp để nâng cao chất lượng chữ viết giúp các em viết chữ đúng mẫu, viết
đúng nét, viết đúng chính tả, rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp và biết cách giữ gìn
sách vở sạch sẽ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài cịn giúp cho việc nâng cao trình độ
chun mơn của bản thân.
Nhiệm vụ chủ yếu để giúp học sinh rèn chữ viết đẹp là: Nghiên cứu cơ sở lí
luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề rèn chữ viết đẹp cho học sinh. Đánh
giá đúng thực trạng chữ viết của học sinh. Tìm ra nguyên nhân, hạn chế của việc giữ
vở và rèn chữ viết cho học sinh. Từ đó có những biện pháp tốt nhất giúp học sinh viết
chữ ngày càng đẹp hơn.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
3


Học sinh lớp 3.1, trường Tiểu học Trương Văn Ba, ấp Hịa Q, xã Hịa Ninh,
huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long (Năm học 2021-2022).
Học sinh lớp 3.2, Tiểu học Trương Văn Ba, ấp Hịa Q, xã Hịa Ninh, huyện
Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long (Học kì I, Năm học 2022-2023).
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi:
- Trong các hoạt động của nhà trường, Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn
coi trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, cũng như trong giáo viên. Mỗi năm nhà
trường đều tổ chức thi vở sạch – chữ đẹp để rèn luyện ý thức viết chữ đẹp, phát huy
tính tích cực giữ vở sạch – chữ đẹp cho học sinh và giáo viên.
- Năm học 2021-2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3.1 với tổng số 29 học
sinh. Năm học 2022-2023, tôi chủ nhiệm lớp 3.2 với tổng số 17 học sinh. Tôi nhận
thấy hai lớp đều có điểm giống nhau là một số em đã nhận biết được hết mặt chữ cái,
viết chữ theo quy định, một số em viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. Một số gia đình học
sinh đã quan tâm mua được những loại bút máy rèn chữ viết đẹp cho các em.

- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học
của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho các môn
học,…. Chất lượng chữ viết của nhà trường trong những năm gần đây đã được cải
thiện nhiều so với những năm học trước.
2.2. Khó khăn:
- Trường thuộc địa bàn của xã có nhiều khó khăn, học sinh thuộc địa bàn xã cù
lao, nhiều em hồn cảnh cịn khó khăn. Trong đó có nhiều em tiếp thu kiến thức còn
nhiều hạn chế; đa số các em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn chậm.
- Cha mẹ các em phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hồn cảnh khó
khăn . Vì thế, cha mẹ ít quan tâm, chăm lo đến việc học hành, đặc biệt là chưa thực sự
coi trọng việc rèn chữ viết cho con em mình. Tình trạng học sinh nghỉ học theo phụ
giúp cha mẹ, đi học không chuyên cần vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều em ngoài việc
học trên lớp còn phải dành phần lớn thời gian ở nhà cho việc giúp đỡ gia đình, nhất là
vào mùa thu hoạch trái cây.
- Học sinh sử dụng Tiếng Việt chưa thành thạo nguyên nhân sâu xa do ảnh
hưởng của dịch Covid-19 năm học 2021-2022 các em học Online nên trong quá trình
viết bài các em đều mắc lỗi về độ cao của từng con chữ, điểm đặt bút và điểm dừng
bút chưa đúng, viết thiếu dấu, sai chính tả, chữ viết chưa đều, viết còn chậm…

2.3. Nguyên nhân của khó khăn:
4


- Nguyên nhân dẫn đến chất lượng chữ viết chưa đúng mẫu của học sinh là do
các em chưa hiểu rõ mục đích và tầm quan trọng của việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
Đa số các em ngại viết, khơng có hứng thú và lịng say mê khi viết chữ mà chủ yếu chỉ
dừng lại ở mức độ viết cho xong bài học.
- Viết chữ chưa đẹp do tính cẩu thả, tư thế ngồi và cách cầm bút, để vở chưa
đúng, khoảng cách giữa mắt và vở chưa đảm bảo. Các em học sinh thường phát âm
sai, đọc thiếu dấu thanh. Do đọc sai nên khi viết các em cũng thường viết sai. Nhiều

học sinh chưa hiểu hết nghĩa của từ Tiếng Việt, chưa nắm vững cấu tạo của chữ viết,
chưa phân biệt được âm vần, phụ âm, nguyên âm hay dấu thanh.
- Đa số học sinh cha mẹ bận rộn với công việc làm ăn hoặc không biết chữ nên
rất khó khăn trong việc giúp các em rèn chữ viết ở nhà, ít quan tâm đến sách vở cũng
như các loại bút viết đúng tiêu chuẩn cho con em mình, nhiều em đi học qn bút, mất
bút, khơng có bút viết,…. Bên cạnh đó, chiều cao của học sinh khơng đồng đều nên
bàn ghế chưa hồn tồn phù hợp với tất cả các em.
3. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3.
3.1 Mục tiêu của giải pháp
Mục đích nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh giúp các em nắm
vững: Viết chữ phải đúng quy trình và kĩ thuật, đảm bảo tốc độ khi viết, nhớ được độ
cao, khoảng cách, điểm đặt bút, dừng bút của từng con chữ, vị trí đặt dấu thanh,... rèn
chữ viết đẹp cho học sinh.
Đối với bậc tiểu học, yêu cầu cơ bản tối thiểu của học sinh là đọc thông, viết
thạo. Chữ viết của học sinh cịn liên quan đến tất cả các mơn học khác. Muốn cho học
sinh viết chữ đúng, đẹp thì điều trước tiên người giáo viên phải viết bảng đẹp, cẩn thận
vì học sinh tiểu học dễ bắt chước “Thầy viết thế nào, trò viết thế ấy”. Giáo viên phải
nắm chắc quy trình và kĩ thuật viết chữ thường và chữ hoa theo mẫu chữ hiện hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên hướng dẫn từng thao tác, viết mẫu chữ chính xác,
thành thạo, kiên trì rèn kĩ thuật viết cho học sinh, viết từ đơn giản đến phức tạp.
Đặc điểm học sinh lớp 3 là lứa tuổi liên kết giữa lớp 1, 2 với lớp 4, 5. Khả năng
viết chữ của các em còn chậm. Ở lớp 1, lớp 2 các em đã được học cấu tạo chữ thường,
chữ hoa nhưng do đặc điểm lứa tuổi dễ nhớ, mau quên của học sinh tiểu học và không
được rèn luyện thường xuyên nên khi lên lớp 3 thì phần lớn học sinh viết chữ chưa
đúng quy trình, sai về độ cao, khoảng cách của chữ, viết chữ thiếu dấu, đặt dấu thanh
chưa đúng vị trí, tốc độ viết khơng đảm bảo,… Các tiết Chính tả và Tập viết thường
mất nhiều thời gian vì các em viết bài quá chậm. Do đó, việc học các mơn trong
chương trình gặp nhiều khó khăn.

5



Như vậy, muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho học
sinh viết chữ nhanh và đẹp thì phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để rèn luyện chữ viết
cho các em. Bên cạnh đó cần phải phối hợp với cha mẹ học sinh để có biện pháp rèn
học sinh của mình viết chữ đúng mẫu, đúng quy trình, viết nhanh,… hình thành ở các
em tính cẩn thận, tính kỉ luật.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Rèn chữ viết cho học sinh phải được chú ý trong khi các em viết ở tất cả các
môn học không chỉ riêng mơn Tập viết và Chính tả. Khơng nên xem nhẹ mơn học nào
bởi vì các mơn học đều có liên quan bổ sung cho nhau. Để giúp các em học sinh viết
đúng quy định, rõ ràng, đều nét, viết liền mạch, viết đẹp và đạt tốc độ yêu cầu, đồng
thời có ý thức giữ gìn sách vở tơi đã vận dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu rèn chữ viết cho học sinh.
Thông qua việc nghiên cứu tìm tịi, tơi rà sốt tình hình thực tế của lớp mình
trực tiếp giảng dạy, từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp nhất cho từng đối tượng
học sinh. Đây chính là then chốt giúp chất lượng chữ viết được tăng lên nhằm đảm bảo
mục tiêu giáo dục.
- Về kiến thức: Củng cố hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết chữ,
cách nối chữ hoa và chữ thường, vị trí đánh dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi
tiếng...
- Về kĩ năng: Hình thành cho học sinh kĩ năng viết nhanh, viết đúng, viết đẹp và
biết trình bày bài viết. Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, tôi hướng dẫn học sinh
về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Bám sát u cầu đó, tơi ln chuẩn bị chu đáo
trong q trình rèn chữ viết cho học sinh.
- Về thái độ: Học sinh có ý thức cẩn thận, tích cực, tự giác, hứng thú trong học
tập, nắn nót khi viết bài, biết giữ gìn sách vở sạch sẽ cũng như sự trong sáng của Tiếng
Việt.
Biện pháp 2: Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
Để giúp học sinh viết được những nét chữ đúng mẫu và đẹp, tôi đã hướng dẫn

cả lớp tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu
hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn
tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt
bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải
sang trái dễ dàng. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết, Chính tả tôi
thường yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết (Ví dụ: Hỏi “Muốn viết chữ đẹp em
phải ngồi như thế nào ?”). Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi viết đúng tư thế.
Biện pháp 3: Hướng dẫn cách để vở.
6


Vở mở không gập đôi, không để vở quăn mép, để hoàn toàn trên mặt bàn, hơi
nghiêng về bên trái khoảng 15 độ so với cạnh bàn sao cho mép vở song song với cánh
tay.

Biện pháp 4: Hướng dẫn cách cầm bút.
Một việc cũng hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và
đặt vở trên bàn. “Khi viết, cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón
cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút,
đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển
bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết”.
Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi, quá xa ngòi hoặc
cầm quá chặt thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ
bị giây ra tay, ra vở.

Biện pháp 5: Cách
viết trên vở.

CÁCH CẦM BÚT
ĐÚNG


Tôi luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi nghiêng so
với cạnh bàn. Lựa chọn vở như thế nào ? Vở viết cũng góp phần quan trọng, phải chọn
vở có trang giấu dày, dịng kẻ đều, ô li không quá to cũng không quá nhỏ. Tiếp theo,
tôi dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh
kĩ thuật viết các nét, cách lia bút và cách nối nét.
Biện pháp 6: Giúp học sinh nắm được các nét cơ bản.
Học sinh phải nắm được các nét cơ bản đó. Để giúp cho học sinh viết đúng cỡ
chữ, viết đẹp thì khơng thể coi thường phần viết nét chữ cơ bản: nét ngang, nét sổ, nét
7


xiên trái, nét xiên phải, nét móc xi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở
phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt.
Với 13 nét cơ bản này tôi yêu cầu học sinh học thuộc và viết chính xác. Từ
những nét cơ bản này học sinh viết sang các con chữ rất dễ dàng.
* Ví dụ:
+ Chữ cái a gồm 2 nét: nét cong kín kết hợp với nét móc ngược (móc phải).
+ Chữ cái h gồm 2 nét: nét khuyết trên kết hợp với nét móc hai đầu.
Bên cạnh đó tơi giải thích các thuật ngữ như:
- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có
thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng
bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Biện pháp 7: Giúp học sinh nắm được độ cao và cách viết các con chữ theo
nhóm.
 Mẫu chữ cái viết thường: (chia thành 5 nhóm)
+ Nhóm 1: (1 đơn vị) o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, e, ê, c, m, n, v, x, i
+ Nhóm 2: (1,25 đơn vị) r, s nhóm chữ có nét tương đồng là nét cong, nét móc
có vịng xoắn.

+ Nhóm 3: (1,5 đơn vị) t
+ Nhóm 4: (2 đơn vị) d, đ, p, q
+ Nhóm 5: (2,5 đơn vị) b, g, h, k, l, y nhóm chữ cái có nét khuyết.
 Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ơ vng có cạnh là 0,5 đơn vị
 Mẫu chữ cái viết hoa: (chia thành 6 nhóm)
+ Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M
+ Nhóm 2: B, D, Đ, P, R
+ Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê
+ Nhóm 4: I, K, V, H, T
+ Nhóm 5: O, Ơ, Ơ, Q
+ Nhóm 6: U, Ư, Y, X
Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái viết hoa G,
Y được viết với chiều cao là 4 đơn vị.
 Mẫu chữ số:
+ Các chữ số: (2 đơn vị) 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Tôi giúp các em viết đúng các phụ âm đầu bằng cách đưa ra các hiện tượng
chính tả dễ nhầm lẫn để học sinh phân biệt được một cách chính xác.

8


* Ví dụ: Việc lẫn lộn chữ ghi âm đầu (c/k/q; g/gh; ng/ngh; ng/nh); chữ ghi âm
đệm (u/o); âm chính (i, y; ia, ya, iê, yê; ua, uô; ưa, ươ; a, ă;...) và âm cuối (ng/nh;
c/ch; i/y; u/o) là do học sinh chưa nắm vững quy tắc chính tả. Trường hợp lẫn lộn
d/gi phần lớn là viết tùy tiện, chỉ dựa vào ý chủ quan, ít theo quy tắc.
- c/k/q
+ cót ≠ kót; cối ≠ kối; cuốc ≠ quốc; ...
+ ké ≠ cé; kép ≠ cép; kịch ≠ cịch; kim ≠ cim; ...
+ quả ≠ kủa; quản ≠ quoản; que ≠ coe; quen ≠ quoen; quýnh ≠ quynh.
- d/gi

+ dám ≠ giám; da ≠ gia; dẻ ≠ giẻ, rẻ; dễ ≠ giễ; diều ≠ giều; dù ≠ giù; ...
+ gì ≠ dì; giúp ≠ dúp; giọng ≠ dọng; giữa ≠ diữa; giặt ≠ dặc; giờ ≠ dờ; ...
- g/gh
+ gạc ≠ ghạc; gái ≠ ghái; gánh ≠ ghánh; gắt ≠ ghắt; gõ ≠ ghõ; ...
+ ghé ≠ gé; ghép ≠ gép; ghét ≠ gét; ghê ≠ gê; ghềnh ≠ gềnh; ghi ≠ gi; ...
- ng/ngh
+ ngạc ≠ nghạc; ngập ≠ nghập; nguyên ≠ nguiên; ngôi ≠ nghôi; ...
+ nghe ≠ nge; nghẹn ≠ ngẹn; nghìn ≠ ngìn; nghiêng ≠ ngiêng; ...
* Ví dụ: Lỗi do tiếng có vần khó: bt ≠ bít, bút, buýp; khuỷu ≠ khủy, khỉu,
khỷu, khủi, khửu; khuya ≠ khua, khia, khya; nguệch ngoạc ≠ nguyệch ngoặc, nghệch
ngoạt; quét ≠ quyét; quyết ≠ quyếc, quếc, quyêt, quiết, qyết; ...
Đối với những em viết cẩu thả, chưa chịu khó luyện chữ, tơi kiểm tra sát sao,
giao bài luyện tập cụ thể cho các em, tôi viết mẫu cho các em luyện tập. Việc viết mẫu
của tôi là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình
viết từng nét của từng chữ cái.
Học sinh viết chậm, viết sai hàng ngày, thời gian đầu tôi cho học sinh viết thơ
bốn chữ hoặc năm chữ với số lượng ít sau nâng dần lên viết thơ lục bát, đoạn văn. Sau
mỗi bài viết tôi đánh giá sản phẩm của học sinh, trực tiếp chỉ chỗ sai cho học sinh từ
cách trình bày đến điểm đặt bút và dừng bút của các con chữ. Đối với học sinh viết
chữ đẹp rồi thì tơi vẫn hướng dẫn các em kĩ thuật cầm bút, lia bút, rê bút để chữ viết
đẹp ở mức độ cao hơn là có nét thanh nét đậm.
Biện pháp 8: Kĩ thuật rèn chữ viết cho học sinh.
Khi rèn cho học sinh viết chữ tôi hướng dẫn cho các em phân biệt rõ độ cao, độ
rộng, khoảng cách các con chữ (Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách một con
chữ, khoảng cách giữa các con chữ bằng 1/2 độ rộng của chữ o) và ngay từ đầu giúp
các em viết đúng cỡ các con chữ đó. Khi viết, viết liền mạch, các nét chữ nối liền liên
tục khơng bị đứt qng. Sau đó nhấc bút lên, viết dấu thanh rồi mới chuyển sang chữ
9



tiếp theo. Khi viết cần lưu ý nét bắt đầu và nét kết thúc (các nét móc, nét khuyến, nét
nối,…); điểm đặt bút, điểm dừng bút để hình thành thói quen mỗi khi các em viết bài.
* Ví dụ: Khi dạy viết chữ “trường” tôi hướng dẫn học sinh: viết truong liền
mạch không bị đứt quãng, xong mới nhấc bút lia bút lên đánh dấu của con chữ t, ư, ơ
và dấu huyền trên đầu con chữ ơ – trường.
Trong q trình dạy, tơi phân tích cấu tạo của các con chữ, hướng dẫn cụ thể
cho học sinh trong quá trình luyện viết chữ có tun dương, khuyến khích học sinh kịp
thời, đánh giá chi tiết, cụ thể, thường xuyên. Có biện pháp hỗ trợ giúp học sinh khắc
phục nhược điểm về chữ viết của mình.
Ngồi ra tơi thường xun sưu tầm các bài viết đẹp giới thiệu cho học sinh,
cho các em quan sát, nhận xét từ đó giúp các em tự học hỏi và rèn chữ viết cho mình.
4. Kết quả thực hiện
NĂM HỌC
2021 – 2022
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1 và 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
HỌC KÌ I
NĂM HỌC
2022 – 2023
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12


TSHS

29

TSHS

17

Xếp loại A
SL
Tỉ lệ %
6
20,7
8
27,6
11
37,9
13
44,8
16
55,2
18
62,1
20
69,0
20
69,0
Xếp loại A
SL
Tỉ lệ %


Xếp loại B
SL
Tỉ lệ %
11
37,9
11
37,9
10
34,5
9
31,1
8
27,6
7
24,1
6
20,7
7
24,1
Xếp loại B
SL
Tỉ lệ %

Xếp loại C
SL
Tỉ lệ %
12
41,4
10

34,5
8
27,6
7
24,1
5
17,2
4
13,8
3
10,3
2
6,9
Xếp loại C
SL
Tỉ lệ %

0
2
5
7

7
6
5
5

10
9
7

5

0
11,8
29,4
41,2

41,2
35,3
29,4
29,4

58,8
52,9
41,2
29,4

PHẦN KẾT LUẬN
Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về mọi mặt, góp phần hình thành nhân cách
con người Việt Nam, nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh cũng không nằm
10


ngồi mục tiêu đó. Việc viết chữ đẹp khơng chỉ là thành tích mà là yêu cầu căn bản
của người học trị. Nét chữ thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ của người viết. Những dòng
chữ thẳng hàng, đẹp, rõ nét thể hiện sự trang trọng và tính cách cẩn thận của người viết
đối với người đọc. Bởi lẽ với bất kỳ môn học nào đều phải đạt được yêu cầu trọng tâm
về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ, đức tính kiên trì, bền bỉ,
thận trọng và chính xác.

Thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp cho học sinh
là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của bậc Tiểu học.
Tôi đã áp dụng và thực hiện thành công các biện pháp sau: Xác định mục tiêu rèn chữ
viết cho học sinh, hướng dẫn tư thế ngồi viết, hướng dẫn cách để vở, hướng dẫn cách
cầm bút, hướng dẫn cách viết trên vở, Giúp học sinh nắm được các nét cơ bản, Giúp
học sinh nắm được độ cao và cách viết các con chữ theo nhóm, Kĩ thuật rèn chữ viết
cho học sinh...Xây dựng thành công phong trào viết chữ đẹp là một việc làm hết sức
cần thiết và quan trọng, không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở
trường Tiểu học. Vì nó sẽ giúp học sinh biết giữ cẩn thận sách vở của mình, có ý thức
luyện viết chữ đẹp làm cho việc học tập của các em được dễ dàng, thuận lợi và hiệu
quả cao hơn. Để có được nét chữ đẹp, ngồi năng khiếu bẩm sinh, mỗi người phải trải
qua quá trình kiên trì, chăm chỉ rèn chữ viết. Bên cạnh đó còn thể hiện được ý thức của
con người trong quá trình học tập và rèn luyện. Qua việc được giảng viên hướng dẫn
học phần “ Phương Pháp dạy học chữ viết và chính tả” cũng như qua việc nghiên cứu
đề tài góp phần hồn thiện hơn các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh tại Trường TH
Trương Văn Ba./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (2011), Chữ Viết Và Dạy Chữ Viết Ở Tiểu Học, Nhà xuất bản Đại học sư
phạm.
2. Trần Mạnh Hưởng - Phan Quang Thân -Nguyễn Hữu Cao (2018), Dạy và học Tập
viết ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
---HẾT---

11


12





×