Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vài nét về phóng sự ảnh, xu thế báo ảnh trên các thiết bị di động hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 15 trang )

1

VÀI NÉT VỀ PHÓNG SỰ ẢNH, XU THẾ BÁO ẢNH TRÊN CÁC THIẾT BỊ
DI ĐỘNG HIỆN NAY
I. PHÓNG SỰ ẢNH MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ TÁC NGHIỆP
CỦA NHÀ BÁO
Sự kết duyên của báo chí và nhiếp ảnh đã thiết lập sự xuất hiện của một
hình thái báo chí mới, sử dụng ảnh để truyền tải thông tin và cũng cho ra đời
một thể loại nhiếp ảnh mang tên nhiếp ảnh báo chí.
Lịch sử hình thành
Năm 1825, Nicéphore Niépce, nhà khoa học người Pháp, nhân vật tiên phong
phát minh công nghệ nhiếp ảnh đã ghi lại bức ảnh đầu tiên của thế giới. Trước đó
hơn 200 năm, tờ báo đầu tiên ra đời, tuần báo mang tên Relation phát hành vào
năm 1605 tại Antwerp, Vương quốc Bỉ. Vì những hạn chế kĩ thuật mà đến tận cuối
thế kỷ 19, vào năm 1873, bức ảnh đầu tiên mới được xuất hiện trên một tờ báo, tờ
The New York Daily Graphic, đánh dấu sự ra đời của Nhiếp ảnh Báo chí.


2

Bức ảnh chụp tòa nhà Steinway Hall tại quận Manhattan, New York phát
hành vào ngày 02 tháng 12 năm 1873. Sự kết duyên của báo chí và nhiếp ảnh đã
thiết lập sự xuất hiện của một hình thái báo chí mới, sử dụng ảnh để truyền tải
thông tin và cũng cho ra đời một thể loại nhiếp ảnh mang tên nhiếp ảnh báo chí.

Từ đó đến nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, nhiếp ảnh trở thành
loại hình báo chí quan trọng với khả năng thu thập, cung cấp thơng tin nhanh
chóng, sinh động. Bên cạnh những lợi ích trong tác nghiệp báo chí mà nhiếp ảnh
mang lại, những hạn chế cũng xuất hiện. Dù xuất sắc đến đâu, mỗi bức ảnh cũng
chỉ là lát cắt của sự kiện, khó có thể truyền tải được tồn bộ nội dung. Đối với tin
tức thời sự, một bức ảnh có thể truyền tải nội dung, nhưng đối với một câu chuyện


có chiều sâu về nội dung và chiều dài về thời gian, một bức ảnh là không đủ.
Mãi đến năm 1948, tạp chí LIFE đăng tải phóng sự ảnh "Bác sỹ đồng quê",
đánh dấu lần đầu tiên, một phóng sự ảnh báo chí ra đời với nhiều bức ảnh, thay vì


3

chỉ một bức ảnh như trước. Nhiếp ảnh gia Eugene Smith đã dành 23 ngày tại
Kremmling, tiểu bang Colorado, Mỹ ghi lại những khó khăn trong việc khám chữa
bệnh của bác sỹ Ernest Ceriani.

Phóng sự ảnh "Bác sỹ đồng quê" của tác giả Eugene Smith lần đầu tiên mang
đến cho độc giả góc nhìn trực quan và tương đối tồn diện về sự việc. Khái niệm
"Phóng sự ảnh" hay "Câu chuyện ảnh" từ đó dần trở nên quen thuộc với các tồ
soạn và độc giả.
Đặc điểm của Phóng sự Ảnh
Phóng sự ảnh một tác phẩm báo chí độc lập, một loại hình báo chí với các bức
ảnh tương đồng về mỹ thuật, số lượng các bức ảnh thường dao động từ 6 đến 10
ảnh.
So với ảnh đơn, mật độ xuất hiện của ảnh bộ ít hơn vì một số lý do. Đầu tiên
là vấn đề tác nghiệp, thời gian để hồn thành một phóng sự ảnh khơng thể nhanh
hơn một phóng sự viết. Phóng viên có thể viết lại bất cứ sự kiện nào, dù có mặt ở


4

đó hay khơng. Đối với phóng viên ảnh, có mặt tại sự kiện, tận mắt chứng kiến diễn
biến, mới chỉ là điều kiện cần. Hình ảnh trở thành ngơn ngữ của phóng viên. Đối
với báo ảnh, "câu văn" được hồn thành ngay tại thời điểm bấm máy. Chụp được
nhiều "câu văn" cho một sự kiện không phải chuyện đơn giản. Nếu phóng viên

khơng đủ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm, "câu văn" hay ngơn ngữ hình ảnh sẽ
khơng đạt hiệu quả thông tin như mong muốn.
Đối với báo giấy, in ấn thuộc hạng mục chi phí khơng thể bỏ qua. In ảnh đồng
nghĩa với việc tốn giấy hơn, tốn mực hơn, tốn thời gian hơn. Đa phần các tờ nhật
báo ở Việt Nam và trên thế giới đều in đen trắng. Trong đó, một số tờ báo in riêng
một trang màu cho ảnh bộ. Rất nhiều bộ ảnh nếu in đen trắng sẽ làm mất hiệu quả
truyền thơng. Ngồi ra, in ảnh phải in trên giấy có chất lượng cao hơn để đảm bảo
tính thẩm mỹ. Chính vì lý do đó, số lượng ảnh bộ được sử dụng ít hơn ảnh đơn trên
báo in. Sự chênh lệch này được thu hẹp lại trên báo điện tử, dù dung lượng của ảnh
cao hơn text. Tuy nhiên, số ảnh đơn vẫn vượt trội so với ảnh bộ do đa số các bài
báo chỉ cần một đến hai ảnh, còn lại là chữ viết. Ngơn ngữ hình ảnh tuy trực diện,
nhanh chóng và giàu cảm xúc nhưng vẫn thua thiệt ngôn ngữ văn tự ở một số lĩnh
vực thuộc phạm trù thu thập, xử lý và truyền tải thông tin. Những thông tin trong
quá khứ và khả năng gợi trí tưởng tượng là những yếu tố mà ngôn ngữ văn tự thực
hiện tốt hơn ngơn ngữ hình ảnh.
Tại Việt Nam, hồ cùng sự phát triển của truyền thơng thị giác trên tồn cầu,
nhu cầu về báo ảnh cũng phát triển hơn. Một số báo điện tử đã chú trọng đầu tư
không gian cho phóng sự ảnh như Zing, Vnexpress Giadinhmoi, ... Báo in dù suy
giảm phát hành nhưng một số tờ vẫn tổ chức đăng tải phóng sự ảnh như Tuổi trẻ,
Hồ sơ Sự kiện ... trong đó có báo Lao Động vẫn duy trì phóng sự ảnh trong 4 năm
qua với chuyên mục "Cuộc đời qua ảnh".
Quy trình tác nghiệp – 4 nội dung hình ảnh cho phóng sự ảnh


5

Để hồn thành một tác phẩm ảnh báo chí được cơ quan báo chí chấp nhận
duyệt đăng tải, phỏng viên ảnh thường phải trải qua 5 bước cơ bản, bao gồm: Tư
duy đề tài, Tiếp cận nhận vật, Tác nghiệp, Biên tập, Phản hồi. Quy trình để hồn
thành một phóng sự ảnh giống phóng sự viết, nhưng sẽ khác ở phần tác nghiệp với

máy ảnh là cơng cụ chính với ít nhất bốn nội dung hình ảnh để cung cấp bức tranh
thông tin đầy đủ cho độc giả, bao gồm: Toàn cảnh, chân dung, hoạt động, chi tiết.
01. Toàn cảnh: nội dung này đưa độc giả đến với khu vực diễn ra câu chuyện
và có cái nhìn tổng quan về mặt hình ảnh. Đây cũng là cách thức phổ biến khi mở
bài.

Tồn cảnh căn phịng 20m2 với hơn 50 người bao gồm người thân và các bệnh
nhân nhí điều trị căn bệnh tan máu bẩm sinh. Viện Huyết học và Truyền máu
Trung ương, 5.2015.
Ảnh: James Duong


6

02. Chân dung: Con người luôn là nhân vật trung tâm của hầu hết các sự
kiện, là nguyên nhân của hiện tượng và cũng chịu ảnh hưởng của sự việc. Báo chí
nói chung khơng thể tách rời con người. Những bức ảnh chân dung phản ánh đối
tượng chính của đề tài.

Sinh ra vào một ngày mưa ảm đạm trên đất Hà Nam cách đây tròn 10 năm,
Thu chưa bao giờ có mắt, em đang sống và học tập tại trường Nguyễn Đình Chiểu,
Hà Nội. B
" uổi tối con buồn vì nhớ nhà, con muốn được nhìn thấy giống các bạn
khác và học thật giỏi để sau này làm nhiều việc có ích."Tơi thực sự khơng rõ những
lúc buồn em có khóc hay khơng, và khi ấy, những giọt nước mắt biết chảy về đâu ?
Ảnh: James Duong
03. Hoạt động: Sự tương tác lẫn nhau giữa con người hoặc giữa con người
với các sự vật xung quanh thường xuyên là nội dung chính. Đây chính là điểm
nhấn của nhiếp ảnh báo chí: "động từ". Để ghi được động từ, phóng viên ảnh cần



7

chú trọng nắm bắt khoảnh khắc, yếu tố làm nên sức mạnh cho nhiếp ảnh nói chung
và ảnh báo chí nói riêng. Các bức ảnh là lát cắt của sự kiện, chụp được lát cắt có
giá trị ln là điều nhiếp ảnh gia hướng đến. Hơn nữa, đây cũng là giá trị của
phóng viên ảnh. Sự phát triển cơng nghệ khiến nhiếp ảnh đã đến được với số đông.
Chụp ảnh khơng cịn là đặc ân của những người có máy ảnh chuyên nghiệp, gần
như ai cũng có thể chụp ảnh, quay phim với chiếc điện thoại thời nay. Tuy nhiên,
để bắt chính xác khoảnh khắc lại là chuyện khác. Đó là sự kết hợp của quá trình
chuẩn bị, sự hiểu biết, khả năng tập trung và cuối cùng là may mắn.
04. Chi tiết: Những điểm nhấn luôn mang lại thông tin cần thiết và quan trọng
hơn, có thể tạo về cảm xúc. Đó phải là những chi tiết tiêu biểu, thậm chí khác
thường.

Những ngón chân bị biến dạng của nữ diễn viên Ballet
Ảnh: James Duong


8

Xu hướng phát triển của Phóng sự Ảnh
Nền tảng cơng nghệ thúc đấy sự phát triển của video. Có người cho rằng,
video sớm muộn sẽ lấn át phóng sự ảnh nhờ khả năng cung cấp diễn biến liên tục,
liên hoàn. Tuy nhiên, phóng sự ảnh sẽ vẫn có chỗ đứng vững chắc trong mơi
trường báo chí. Về mặt tác nghiệp, phóng viên nhiếp ảnh có thể di chuyển linh hoạt
hơn phóng viên quay phim do các thiết bị chụp ảnh gọn nhẹ hơn thiết bị quay
phim. Từ đó, trong cùng một khoảng thời gian, phóng viên nhiếp ảnh có cơ hội
thực hiện được nhiều góc chụp hơn. Hơn nữa, video có tính liên tục nên vơ hình
chung làm giới hạn trí tưởng tượng của các tác giả cũng như độc giả, khó khăn hơn

trong việc tạo cảm xúc.
II. XU THẾ SÁNG TẠO TÁC PHẨM ẢNH BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN
THOẠI THƠNG MINH
Sự phát triển của các thiết bị di động cũng như mạng xã hội hiện nay đặt ra
khơng ít thách thức cho q trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Xu hướng báo chí đa
nền tảng đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho những người chụp ảnh báo chí phải
định vị lại hoạt động cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Nghiên cứu về xu
thế sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí trên thiết bị điện thoại thơng minh nhằm tìm
hiểu về các phương pháp sáng tạo hiện nay của các phóng viên ảnh, góp phần
nâng cao tính hiệu quả của hoạt động truyền thơng hình ảnh.
Ảnh báo chí là một trong những hình thức thơng tin của báo chí, thơng qua
việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ
thể, chân thực và sinh động nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin,
một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định. Ảnh báo chí có tính khuynh hướng (thể
hiện quan điểm, lập trường của chủ thể sáng tạo đối với một vấn đề, sự kiện, hiện
tượng); tính đại chúng; tính chân thật, khách quan (phản ánh đúng với bản chất của
sự vật, hiện tượng) và tính thẩm mỹ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sáng tạo một


9

tác phẩm ảnh báo chí trên chiếc điện thoại di động nhằm đáp ứng xu hướng ứng
dụng truyền thông đa nền tảng hiện nay ở Việt Nam?
Liệu điện thoại có thay thế máy ảnh trong sáng tạo ảnh báo chí?
Sự lấn lướt của các phương tiện tác nghiệp mới, trong đó có chiếc điện thoại
di động đang là động lực và thách thức cho những người chụp ảnh hiện nay. Tháng
6.2013, một trong những tờ báo hàng đầu của Mỹ là The Chicago Sun Times cho
biết đã sa thải toàn bộ 28 phóng viên ảnh, trong đó có cả người từng đoạt giải báo
chí Pulitzer là John H. White để thử nghiệm mơ hình phóng viên tác nghiệp bằng
điện thoại iPhone. Thông tin gây sốc này bắt đầu lan truyền từ ngày thứ sáu tuần

trước đó trên trang Facebook của phóng viên Robert Feder, trích từ bức thư của
Thư ký tồ soạn Craig Newman của tạp chí Sun-Times, “Trong những ngày tới,
chúng tôi sẽ làm việc với các biên tập viên, phóng viên để đào tạo cách thức tác
nghiệp để sản xuất nội dung cho tạp chí”. Ơng ta cũng nhấn mạnh đến các lĩnh vực
trọng tâm, trong đó có kỹ năng chụp ảnh từ iPhone, quay - biên tập video và truyền
thơng trên mạng xã hội. Thay vì sử dụng phóng viên ảnh chính thức, The Chicago
Sun-Times tun bố sẽ thuê các nhiếp ảnh gia tự do (freelancer) - một chính sách
giống với các ấn phẩm tạp chí nhưng vốn ít tồn tại trong làng báo chí phương Tây.
Ở Việt Nam, việc các phóng viên ảnh chuyên nghiệp phải đối mặt với sự thay
đổi chóng mặt của xã hội, bao gồm cả nguy cơ mất việc là điều hoàn tồn có thể
xảy ra trong thời đại cơng nghệ 4.0. Theo báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt
Nam của Adsota, Việt Nam hiện nay có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các
thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44,9%. Những con số
này cũng giúp Việt Nam lọt vào nhóm 15 thị trường có số lượng người dùng điện
thoại thơng minh cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia phát triển khác
như Anh, Nhật Bản, Đức, Indonesia. Những chiếc điện thoại thơng minh sở hữu
những tính năng chụp ảnh tuyệt vời, có thể sánh ngang với một chiếc máy ảnh
chuyên nghiệp. Đơn cử như với chiếc Iphone XS, người sử dụng có thể chụp được


10

những bức ảnh chân thực và sống động nhờ chế độ Smart HDR mới. Người dùng
cũng có thể sử dụng các ứng dụng như Halide để chụp ảnh định dạng RAW với các
thiết lập thủ công, để bạn điều chỉnh sau đó, bao gồm độ phơi sáng, tiêu cự, độ
sáng như đối với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số.
Chúng ta có thể chỉ ra đây một số tính năng giúp điện thoại thông minh chụp
ảnh không kém máy ảnh chuyên nghiệp. Đó là:
Một, chiếc camera kép trên iPhone 7 Plus, iPhone 8 Plus và iPhone X có thể
đem tới tính năng xóa phơng và zoom quang học, trong khi đó Huawei lại sử dụng

ống kính thứ 2 để hỗ trợ chụp ảnh đen trắng và tăng độ sáng cho khn hình.
Hai, khẩu độ của ống kính trên chiếc điện thoại di động ngày càng được chú
trọng mở rộng hỗ trợ ống kính camera thu sáng được nhiều hơn trong lúc chụp,
giúp máy có thể chụp chi tiết và rõ màu hơn ở những điều kiện môi trường thiếu
sáng.
Ba, các thiết bị di động cũng chú trọng tính năng mở rộng dải tương phản mở
rộng HDR cho cho hình ảnh. Thơng thường, để có thể có được một tấm hình HDR,
một người chụp cần nhiều tấm hình với các giá trị phơi sáng khác nhau để ghép lại.
Hiện nay, người dùng sử dụng điện thoại thông minh để chụp ảnh thiên nhiên, bầu
trời hoặc chụp ảnh ở những nơi thiếu sáng.
Bốn, tính năng chống rung quang học (OIS) của điện thoại thơng minh giúp
hạn chế tình trạng nhịe, mờ ảnh do bị rung tay khi chụp. Trên dòng điện thoại
iPhone, OIS bắt đầu được Apple trang bị từ thế hệ iPhone 6S Plus trở đi và là công
cụ hỗ trợ chụp ảnh tuyệt vời cho người sử dụng.
Năm, khả năng lấy nét tự động là một trong những tính năng phổ biến hàng
đầu của camera trên điện thoại thông minh hiện nay. Trong đó, có 3 loại tự động
lấy nét phổ biến nhất là lấy nét tương phản, lấy nét laser và lấy nét theo pha. Hầu
hết điện thoại thông minh trên thị trường đều có ít nhất 2 trong 3 cơ chế lấy nét
này.


11

Sáu, tính năng chụp ảnh liên tiếp cho phép người dùng chụp hàng loạt bức
ảnh liên tục chỉ với thao tác giữ nút chụp trong một khoảng thời gian. Một số chiếc
điện thoại do Samsung sản xuất có thể chụp liên tiếp 100 bức ảnh trong một lần.
Ưu điểm của chế độ này là giúp bạn có được nhiều lựa chọn để lọc ra bức hình ưng
ý nhất. Ngồi ra, bạn cũng có thể ghép chúng lại để tạo ra một bức ảnh động.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là các “phóng viên cơng dân” sẽ phải làm gì để
tạo ra một tác phẩm ảnh báo chí chất lượng? Bởi việc làm chủ công nghệ không

phải là điều kiện duy nhất để hình thành nên một tác phẩm ảnh báo chí vốn có
những tiêu chí tương đối khắt khe. Qua đánh giá và nhận xét của nhà lý luận và
phê bình nhiếp ảnh Nguyễn Văn Thành (Báo ảnh Việt Nam), thì ảnh báo chí ở Việt
Nam hiện nay đang bộc lộ những nhược điểm sau:
Thứ nhất, ảnh báo chí của chúng ta hầu như chỉ là những nhóm ảnh đơn giản.
Nhiều khi nó lại được biên tập như seri ảnh mà khơng có sự am hiểu tính chất khác
nhau của những thể loại này.
Thứ hai, phần nhiều phóng sự ảnh bị tác giả lầm lẫn với tường thuật sự kiện.
Bởi lẽ trong phóng sự ảnh có những yếu tố của tường thuật, nhưng vai trò của con
người trong sự kiện quan trọng hơn diễn biến của sự kiện như ở tường thuật.
Thứ ba, vai trò của con người và mối quan hệ biện chứng giữa con người và
sự kiện khơng được chú ý đúng mức, vì vậy mà ảnh báo chí của chúng ta khơng có
tính thuyết phục và gây ấn tượng cao. Thí dụ, một phóng sự ảnh về một xí nghiệp
thì chủ yếu là về qui trình sản xuất của xí nghiệp đó; phóng sự ảnh về một vụ thu
hoạch thì chỉ thể hiện khơng khí của vụ thu hoạch đó mà ít chú ý tới vai trò của con
người trong sự thành bại của một vụ lúa ở nơng thơn.
Thứ tư, tính chủ quan trong ảnh báo chí của chúng ta cịn rất hạn chế, bởi lẽ
tác giả đã thể hiện quan điểm của mình thơng qua tác phẩm. Quan điểm của tác giả
thông qua sự đánh giá trong tác phẩm sẽ góp phần khơng nhỏ giúp người xem suy
nghĩ về mối quan hệ bên trong của sự kiện với những con người được miêu tả,


12

thơng qua kết quả lao động của nó. Nhân tố chủ quan cũng cần thiết cho phóng sự
ảnh, bởi lẽ người phóng viên thường đứng sau sự kiện, nhưng lại xuất hiện như
một người chứng kiến, đánh giá sự kiện trên quan điểm của mình. Qua phóng sự
ảnh, người xem không chỉ tiếp xúc với phần thực tế khách quan do phóng sự miêu
tả, mà cịn tiếp xúc với quan điểm cá nhân của phóng viên. Điều này cũng thể hiện
chính kiến của phóng viên ảnh cịn yếu. Tức là, quan điểm chính trị, bản lĩnh nghề

nghiệp của phóng viên cịn yếu, khơng dám chịu trách nhiệm với cái nhìn của riêng
mình. Điều này làm cho các phóng sự ảnh của Việt Nam về những chủ đề giống
nhau thì na ná như nhau, nên nhàm chán và đơn điệu.
Thứ năm, một bố cục thích hợp nâng cao rất nhiều sức biểu cảm của mỗi bức
ảnh. Người ta thường gọi bố cục là sự sắp xếp các yếu tố hình học riêng lẻ thành
một bức ảnh, một nhóm ảnh theo một trật tự nhất định nhằm giúp cho người đọc
nhận thức được ngay nội dung của tác phẩm đồng thời nâng cao sức tác động của
toàn bộ tác phẩm đối với cảm xúc của người xem. Sự sắp xếp các bức ảnh dựa trên
sự tổng hợp giữa bố cục đường nét và bố cục của ánh sáng. Đồng thời vai trò của
những mảng khối trong ảnh là không thể bỏ qua. Bố cục của phóng sự ảnh giúp
cho người ta hiểu rõ ý đồ của tác giả cũng như những vấn đề mấu chốt của sự kiện
mà người phóng viên muốn đề cập tới. Điều này nói lên nhận thức của phóng viên
về lĩnh vực này chưa đầy đủ, cũng như trình độ của biên tập viên ảnh chưa đáp ứng
được.
Qua cách nhìn nhận và đánh giá của nhà lý luận nhiếp ảnh Nguyễn Văn
Thành, chúng ta có thể thấy, để tạo ra một tác phẩm phóng sự ảnh nói riêng hay
một tác phẩm ảnh báo chí nói chung là điều khơng hề dễ dàng với ngay cả những
phóng viên ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa những phóng viên ảnh
tác nghiệp bằng các phương tiện tác nghiệp cồng kềnh với những “phóng viên
cơng dân” dường như là cuộc chiến không cân sức, bởi những chiếc điện thoại
iPhone đang được trang bị các tính năng chụp ảnh ngày càng dễ dàng cho ngay cả


13

những người khơng hề có khái niệm về tạo hình. Thế nên, cũng không ngạc nhiên
khi các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng khơng cịn duy trì
các phịng, ban chun về ảnh, như báo Lao động đến năm 2018 chỉ cịn 2 phóng
viên ảnh trên tổng số 100 phóng viên, chiếm 2%; báo Tuổi trẻ đến năm 2019 có 2
phóng viên ảnh trên tổng số 80 phóng viên, chiếm 2,5%. Để đáp ứng nhu cầu thực

tiễn, mỗi phóng viên trong tịa soạn đều phải thực hiện tất cả các thao tác, bao gồm
chụp ảnh, viết và quay video, và những áp lực này đang dồn lên khơng chỉ phóng
viên ảnh.
Như vậy, bước vào kỷ ngun truyền thơng đa phương tiện, tính chun
nghiệp của người chụp ảnh không chỉ nằm ở khái niệm anh ta được biên chế hay
hưởng lương ở một cơ quan/tổ chức truyền thơng, mà cịn nằm ở các cách thức và
phương pháp mà anh ta áp dụng để sáng tạo nên một tác phẩm ảnh báo chí hồn
chỉnh. Khi các phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần hỗ trợ người chụp ảnh, kể
cả đối với những người chụp ảnh khơng chun thì u cầu về tính chun nghiệp
vẫn áp dụng cho cả hai đối tượng này. Bản chất của ảnh báo chí là những câu
chuyện về những nhân vật hoặc sự kiện có thực, được tái hiện bằng những góc
chụp ấn tượng và mang tính thẩm mỹ. Phương tiện để tạo ra những hình ảnh có thể
khác nhau nhưng phương pháp để thực hiện tác phẩm phóng sự ảnh là không thay
đổi.
Các phần mềm chỉnh sửa ảnh trên điện thoại thơng minh có làm thay đổi bản
chất của ảnh báo chí?
Bước sang kỷ nguyên của nhiếp ảnh kỹ thuật số, những phần mềm chỉnh sửa
hình ảnh đang là cơng cụ đắc lực để các nhà nhiếp ảnh khiến tác phẩm của mình
trở nên hồn hảo. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Có nên làm đẹp hơn hiện thực ngay
cả đó là khn mặt của cái chết? Bức ảnh đoạt giải ảnh báo chí thế giới của năm
2013 đã khiến quan niệm của nhiều người về ảnh báo chí có phần thay đổi. Bức
ảnh chụp một đồn người đưa thi thể của cậu bé Suhaib Hijazi và anh trai


14

Muhammad đến nhà thờ Hồi giáo tại thành phố Gaza để tổ chức lễ tang. Bức ảnh
đã được tác giả chỉnh phần ánh sáng, khiến các nhân vật như đang được tắm trong
ánh hào quang, làm sáng hơn phần khuôn mặt như thiên thần đang ngủ của hai em
bé. Lý giải về thao tác chỉnh sửa này, tác giả nói rằng ánh sáng tại thực tế đã khá

tốt cho phần tạo hình, nên anh ta chỉ tăng thêm một chút ánh sáng cho phần khuôn
mặt của hai em bé, và điều đó khơng làm ảnh hưởng tới nội dung của bức ảnh.
Có thể nói, trong thời đại nhiếp ảnh kỹ thuật số, người chụp ảnh cần thiết sử
dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để hồn thiện tác phẩm, như là một khâu
hậu kỳ mà những người chụp máy phim vẫn làm thời kỳ trước. Tuy nhiên, việc sử
dụng phần mềm như thế nào, làm thay đổi hình ảnh đến đâu, lại nằm trong nguyên
tắc đạo đức của người phóng viên ảnh. Một hãng thơng tấn lớn về ảnh báo chí là
Asscociated Press (AP) đã đưa ra các nguyên tắc về sử dụng hình ảnh kỹ thuật số,
được áp dụng từ năm 1990 là: “chỉ chấp nhận xử lý hình ảnh kỹ thuật số bằng
những nguyên tắc đã được xác định của kỹ thuật phòng tối truyền thống tiêu
chuẩn, như phông quá sáng, che chắn, tăng giảm sắc độ và cắt cúp. Việc chỉnh sửa
thường xuyên chỉ giới hạn trong các thao tác tẩy đi các vết bụi và dấu trầy xước”.
Như vậy, trong nhiếp ảnh báo chí hiện đại, các phóng viên ảnh vẫn phải tuân thủ
các nguyên tắc phản ánh hiện thực, lấy việc sáng tạo nên các tác phẩm ảnh báo chí
chân thật là mục tiêu sống cịn. Người chụp ảnh cũng khơng nên coi các phần mềm
chỉnh sửa là “chiếc đũa thần thánh” để biến những điều khơng thể thành có thể, mà
chỉ nên coi đó như là phịng tối của người chụp ảnh kỹ thuật số, và thực tế là rất
nhiều quá trình của phịng tối đã được Adobe tái tạo lại trong cơng cụ Photoshop.
Việc hiểu đúng về bản chất của ảnh báo chí sẽ khiến người chụp ảnh và người biên
tập ảnh sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh một cách hợp lý, giúp nâng cao hiệu
quả của quá trình truyền thông.
Không thể phủ nhận những ưu điểm của chiếc điện thoại thơng minh trong
q trình sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, dù


15

với phương tiện tác nghiệp nào thì ảnh báo chí cũng phải tuân thủ nguyên tắc chân
thật, thời sự và có giá trị thẩm mỹ. Chỉ khi ấy, ảnh báo chí mới có thể phát huy sức
mạnh khi được phát triển trên bất kỳ nền tảng truyền thông nào./.




×