Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

xây dựng bài tập về tính chất vật lí của các hợp chất hidrocacbon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.32 KB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của trường Đại học Quy Nhơn dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của
tiến só NGUYỄN THỊ VIỆT NGA – giảng viên bộ môn hóa hữu cơ – đã tạo những
điều kiện tốt nhất cho tôi có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu , tôi xin chân
thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô Việt Nga.
Trong quá trình thực tập nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiên đề tài của
mình tại trường trung học phổ thông HÀ HUY TẬP -Nha Trang- Khánh Hòa. Với sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo dạy môn hóa tại trường phổ thông đã giúp tôi
học tập được những kinh nghiệm đứng lớp rất quý báu ,đồng thời trường cũng đã tạo
những điều kiện thực tế để tôi có thể lấy những số liệu thực tế phục vụ cho đề tài
nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô
trường trung học phổ thông Hà Huy Tập –Nha Trang-Khánh Hòa.
Trong quá trình thực hiện đề tài ,mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn thiếu
kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để cho đề tài được hoàn chỉnh
hơn.

    
1

Phần một LỜI MỞ ĐẦU
Hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu các chất và sự chuyển hóa của chúng
và là một trong những lónh vực của khoa học tự nhiên.
Từ thời xa xưa con người đã biết chế tạo ra một số sản phẩm hóa học để sử dụng
trong đời sống,chẳng hạn đã sáng chế ra thủy tinh,gốm,một số dược phẩm,thuốc
nhuộm… tuy nhiên chỉ mới cách đây mấy trăm năm,hóa học mới hình thành như
một khoa học thực sự và phát triển mạnh mẽ.
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật nói chung ,ngày nay hóa học
đã trở thành một lónh vực khoa học cực kì rộng lớn và phong phú,bao gồm nhiều
ngành khoa học có quan hệ mật thiết với nhau.


Để thuận tiện cho việc nghiên cứu các chất người ta đã chia hóa học ra thành
nhiều chuyên ngành chuyên sâu như:hóa vô cơ,hóa hữu cơ ,hóa lý ,hóa phân tích,
hóa dầu mỏ … Trong phạm vi trường phổ thông học sinh bước đầu làm quen với
bộ môn hóa học,các em được học các nguyên tố ,các chất đơn giản làm nền tảng
có thể đi sâu hơn vào chuyên ngành hóa ở các bậc học cao hơn . Vì thế ở trường
phổ thông học sinh tiếp xúc với bộ môn hóa học chủ yếu qua việc học hai chuyên
ngành chính là hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cũng như những môn tự nhiên khác ,bộ
môn hóa học đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết để làm bài tập. Thông qua
việc làm bài tập sẽ giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất ,qua
đó giúp học sinh phát triển tư duy ,sáng tạo. Thông qua đó ,giáo dục cho học sinh
các tư tưởng đạo đức cũng như đức tính kiên nhẫn,tính trung thực ,tính chính xác
và tính khoa học.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong khuôn khổ ở trường phổ thông học sinh chỉ mới làm quen với bộ môn hóa
học nên việc vận dụng lý thuyết đã học để làm bài tập gây cho học sinh không ít
khó khăn đặc biệt hầu hết học sinh đều rất sợ làm bài tập hóa hữu cơ.
Theo như chương trình SGK ở trường phổ thông,chương trình hóa hữu cơ chiếm
khoảng 1/3 toàn bộ nội dung hóa học ở trường phổ thông,học sinh được học vào
khoảng cuối học kì 1 của năm lớp 11 và đầu năm lớp 12. Tuy thời lượng học hóa hữu
cơ ít hơn nhưng trong các đề thi tốt nghiệp hay các kì thi tuyển sinh phần kiến thức
và bài tập hữu cơ chiếm hơn 1/3 số điểm trong các đề thi.
2
Hơi khác với bài tập hóa vô cơ ,bài tập hóa hữu cơ ngoài các bài tập về tính cha át hóa
học chiếm đa phần thì còn có một phần nhỏ các bài tập về tính chất vật lí như bài tập
về nhiệt độ sôi,nhiệt độ nóng chảy ,khối lượng riêng… Tuy dạng bài tập về tính chất
vật lí chiếm số lượng không nhiều nhưng nếu bỏ qua chúng thì sẽ có ảnh hưởng lớn
đến kết quả thi môn hóa học và khi nắm vững được các kiến thức về tính chất vật lí
sẽ giúp người học giải thích được rất nhiều hiện tượng lí thú xảy ra xung quanh, điều
này sẽ giúp cho học sinh có thêm nhiều hứng thú trong việc học môn hóa học.
Tục ngữ Việt Nam có câu :”Chưa học bò chớ lo học chạy” có nghóa là muốn nắm bắt

được những cái phức tạp phải bắt đầu từ những cái đơn giản trước. Bước đầu làm
quen với hóa hữu cơ học sinh sẽ được học từ các hợp chất hidrocacbon đơn giản rồi
tới các hợp chất hidrocacbon phức tạp hơn. Muốn hiểu được tính chất hóa học của các
chất đầu tiên học sinh cần phải nắm vững đặc điểm cấu tạo của chất đó mà đặc điểm
cấu tạo của chất được quyết đònh bởi tính chất vật lí của chất đó. Do đó việc nắm
vững tính chất vật lí của các hợp chất hữu cơ đơn giản là điều hết sức quan trọng.
Tuy nhiên có một thực tế phũ phàng là các dạng bài tập về tính chất vật lí rất ít và
thầy cô ở trường phổ thông hầu như cũng ít quan tâm đến các dạng bài tập này. Vì
thế mặc dù trong các đề thi dạng bài tập về tính chất vật lí của hidrocacbon thường
dễ nhưng đa phần học sinh đều không giải quyết được.
Đứng trước thực tế này cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Nguyễn Thò
Việt Nga –khoa hóa học-trường đại học Quy Nhơn , tôi đã quyết đònh chọn đề
tài:”XÂY DỰNG BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CÁC HP CHẤT
HIDROCACBON”.
Thông qua đề tài này sẽ giúp tôi củng cố ,hệ thống hóa kiến thức ,tìm hiểu và nghiên
cứu sâu hơn về tính chất vật lí của các hợp chất hidrocacbon. Qua đó xây dựng một
số bài tập về tính chất vật lí của các hidrocacbon nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác
giảng dạy sau này của tôi.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Một vấn đề thực tế là đa phần các bài tập về tính chất vật lí của hdrocacbon thường
dễ nhưng khi giải các bài tập loại này học sinh thường không biết dựa trên cơ sở nào
để tìm ra câu trả lời. Kết quả là dù bài tập dễ nhưng học sinh vẫn cho là khó và
thường làm sai kết quả. Do vậy việc tôi xây dựng bài tập về tính chất vật lí của các
hợp chất hidrocacbon nhằm những mục đích sau:
-Giúp học sinh biết cách vận dụng cơ sở lí thuyết để phân tích đề bài ,đưa ra
cách suy luận đúng để tìm ra lời giải đáp chính xác cho bài toán.
3
-Giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập về tính chất vật lí của các
hidrocacbon
-Phát triển tư duy logic của học sinh,giúp học sinh phát triển trí lực của bản thân.

-Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
-Xây dựng hệ thống bài tập về tính chất vật lí của các hợp chất hidrocacbon để
phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Sách giáo khoa hóa học lớp 11-phần hóa hữu cơ.
2.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Tập thể lớp 11B
5
,11B
6
–trường trung học phổ thông Hà Huy Tập-Nha Trang-
Khánh Hòa
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu tiêu biểu sau:
-Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp điều tra
-Phương pháp sử dụng bài tập
-Phương pháp sưu tầm tài liệu
4
Phần hai NỘI DUNG
Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

I.HIDROCACBON NO
Hidrocacbon no là loại hidrocacbon trong phân tử chỉ có các liên kết σ , tất cả các
nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp
3
.
Có 2 loại hidrocacbon no:ankan và xicloankan

1.ANKAN
Là hidrocacbon no mạch hở ,có CTPT chung là C
n
H
2n+2
(n≥1). Mỗi nguyên tử cacbon
nằm ở tâm của tứ diện mà 4 đỉnh là các nguyên tử H hoặc C với độ dài liên kết C-C
bằng 154pm,liên kết C-H bằng 109 pm, các góc hóa trò CCC, CCH, HCH đều gần
bằng nhau và bằng 109,5
o
. Bán kính Vanđe Van của C
sp3
bằng 170pm,của H bằng
120pm.


Mô hình không gian của phân tử CH
4
và C
2
H
6
Ankan chủ yếu có đồng phân cấu tạo không có đồng phân hình học.
5
2.XICLOANKAN
Là hidrocacbon no mạch vòng có CTPT chung là C
n
H
2n
(n≥3).

Nếu n=3 thì CCC=60
O
,vòng kém bền nhất.
Nếu n=4 thì CCC=90
O
,vòng kém bền.
Nếu n≥5 thì CCC=109,5
O
. Vòng 6 cạnh thường bền nhất.
Có 2 loại xicloankan: monoxicloankan và polixicloankan.
Ví dụ:

II.HIDROCACBON KHÔNG NO
Hidrocacbon không no là loại hidrocacbon mà trong phân tử có chứa liên kết đôi C=C
hoặc liên kết ba C≡C hoặc cả hai loại liên kết đó.
Hidrocacbon không no chứa một liên kết đôi C=C được gọi là anken ,chứa một liên
kết ba C≡C được gọi là ankin ,chứa đồng thời cả hai liên kết đôi và liên kết ba gọi là
ankenin.
Hidrocacbon không no có thể ở dạng không vồng hoặc dạng vòng ,có thể có 1 liên
kết bội(monoen, monoin), hai liên kết bội (đien,điin) hoặc nhiều liên kết bội(polien,
poliin ,polienin).
1.ANKEN
CTPT C
n
H
2n
(n≥2).
Hai nguyên tử C mang liên kết đôi của anken ở trạng thái lai hóa sp
2
. liên kết σ giữa

chúng được hình thành nhờ sự xen phủ trục của 2 obitan lai hóa sp
2
. liên kết π giữa
chúng được hình thành do sự xen phủ bên của 2 obitan p thuần khiết.

Hai nguyên tử C liên kết đôi và 4 nguyên tử liên kết trực tiếp với chúng nằm cùng
trên một mặt phẳng gọi là mặt phẳng phân tử. Mặt phẳng chứa obitan π và trục liên
kết C-C vuông góc với mặt phẳng phân tử được gọi là mặt phẳng π. Các góc hóa trò
C
sp2
của anken khác chút ít so với 120
o
.
6



2.ANKIN
CTPT C
n
H
2n-2
(n≥2).
Hai nguyên tử C của liên kết ba ở trạng thái lai hóa sp.
Ví dụ: CH≡CH , CH≡C-CH
2
, CH
3
-C≡ C-CH
3

….
Do các obitan π phân bố cả ở 4 phía của trục liên kết C-C nên mật độ e
-

π
ở liên kết
ba được phân bố đối xứng tỏa tròn xung quanh trục liên kết. Độ dài liên kết C≡C là
120pm ngắn hơn nhiều so với liên kết C-C (154pm) và liên kết đôi C=C(133pm).
3.ANKIEN
CTPT C
n
H
2n-2
(n≥3).
Là những hidrocacbon mạch hở mà trong phân tử có chứa 2 liên kết đôi C=C.Ví dụ:
CH
2
C
CH CH
3
CH
2
CH
CH CH
2
CH
2
C
CH
CH

3
CH
2
4.TECPEN
Là những hidrocacbon không no thường có công thức chung là (C
5
H
8
)
n
(n≥2).
Phân tử tecpen có cấu tạo mạch hở hay mạch vòng và có chứa các liên đôi C=C.

CH
2
C
CH
H
2
C
H
2
C
CH
3
C
CH
2
CH
3

CH
CH
2
C
CH
2
HC
H
2
C
CH
3
C
CH
2
CH
3
CH
7
Hình 1: Sự hình thành liên kết trong phân tử etilen
III.HIDROCACBON THƠM
Là những hidrocacbon mà trong phân tử có chứa vòng benzen, có CTPT là C
n
H
2n-6
(n≥6).
6 nguyên tử C trong phân tử benzen đều ở trạng thái lai hóa sp
2
,độ dài các liên kết
C-H trong phân tử benzen xấp xỉ nhau. 6 nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành

một lục giác đều. Cả 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H cùng nằm trên một mặt
phẳng(mp phân tử). Các góc liên kết đều bằng 120
o
.
B.MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Vì các hidrocacbon đơn giản không chứa các nhóm chức có khả năng tạo liên kết
hidro (OH, NH
2
…)

nên các hidrocacbon nay thường có nhiệt độ sôi thấp.
Gốc ankyl càng lớn thì tính kỵ nước càng cao.
I.HIDROCACBON NO
1.ANKAN
a. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy
(Phụ thuộc vào liên kết Vande Walls, liên kết hidro, hình dạng và kích thước phân tử)
-trong phân tử ankan chỉ có các liên kết σ không phân cực(hoặc gần như không phân
cực) nên toàn bộ phân phân tử cũng không phân cực. Giữa các phân tử ankan chỉ có
lực tương tác Valde Walls rất yếu. Vì vậy từ metan tới butan là những chất khí ở
nhiệt độ thường. Khi mạch C tăng lên lực hút ValdeWalls cũng mạnh thêm đủ để làm
cho các ankan từ C
5
đến C
19
ở thể lỏng và từ C
20
trở lên ở thể rắn.
 Quy luật

:phân tử khối của ankan (cũng như các hợp chất hữu cơ khác ) càng lớn

thì nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy càng cao.
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các ankan đồng phân khác nhau rất rõ rệt và
phụ thuộc vào sự phân nhánh tức là hình dạng phân tử của chúng. Nhũng đồng hơn
so với các đồng phân có hình dạng kém gọn gàng. Vì độ phân nhánh càng cao thì tính
đối xứng càng cao làm giảm mức độ tiếp xúc và lực hút giữa các phân tử nên t
o
nc
tăng
và t
o
s
giảm.
b.Khối lượng riêng và tính tan
-Các ankan dù lỏng hay rắn đều nhẹ hơn nước. Khối lượng riêng của ankan tăng theo
số nguyên tử C trong phân tử với tốc độ chậm dần:C
10
H
22
có d=0,730g/ml , C
20
H
42

d=0,778 g/ml , C
30
H
62
có d=0,779 g/ml.
 Quy luật chung về tính tan :các chất có cấu trúc tương tự nhau, có lực tương tác
giữa các phân tử tương đồng thì hòa tan được vào nhau.

8
Giải thích về tính tan của ankan :các ankan thuộc loại hợp chất không phân cực ,
dầu mỡ cũng là những chất không phân cực. Lực tương tác giữa các phân tử ankan và
giữa các phân tử dầu mỡ tương tự nhau, đều do liên kết Vanđe Walls mà chủ yếu là
tương tác khuếch tán. Vì thế ankan tan được trong dầu mỡ và cũng hòa tan tốt dầu mỡ
, người ta nói ankan có tính lipophin(ưa dầu mỡ).
Nước thuộc loại hợp chất phân cực mạnh. Lực giữa các phân tử nước được đảm bảo
chủ yếu bởi tương tác lưỡng cực- lưỡng cực và liên kết hidro liên phân tử. Vì thế các
ankan đều không tan trong nước. Khi cho ankan vào trong nước , nó tách thành pha
riêng nằm ở trên pha nước (do tỉ khối nhỏ hơn). Vì thế người ta nói ankan không có
tính hidrophin(ưa nước) mà có tính hidrophobic(kò nước).
2. XICLOANKAN
-Nhiệt độ sôi,nhiệt độ nóng chảy của các xicloankan biến đổi theo quy luật, nhìn
chung tăng theo số nguyên tử C trong phân tử.
Điểm đặc biệt là nhiệt độ sôi và nhất là nhiệt độ nóng chảy của xicloankan cao hơn
nhiều so với ankan tương ứng(cùng số nguyên tử C ). Sỡ dó như vậy là vì phân tử
xicloankan có hình dạng gọn gàng hơn nên sắp xếp được khít khao hơn làm cho lực
hút Vanđe Walls giữa các phân tử lớn.
-Các xicloankan nhìn chung đều nhẹ hơn nước và nặng hơn các ankan có cùng số
nguyên tử C do khoảng cách trung bình giữa các phân tử xicloankan nhỏ hơn so với
ankan.
-Tính tan của xicloankan tương tự tính tan của ankan. Tính tan của xicloankan thuộc
loại lipophin (ưa dầu mỡ) và hidrophobic(kò nước) , chúng hòa tan các hợp chất mạch
vòng tốt hơn so với các ankan.
II.HIDROCACBON KHÔNG NO
1.ANKEN
- Anken có một số tính chất vật lí gần với ankan tương ứng như trạng thái vật lí( từ
C
2
H

4
đến C
4
H
8
ở thể khí, từ C
5
H
10
trở lên ở thể lỏng …), t
o
nc
và t
o
s
(tăng dần theo phân
tử khối) , tỉ khối (nhỏ hơn 1 và tăng dần theo phân tử khối).
-Tuy nhiên so với ankan thì ank-1-en có t
o
nc
và t
o
s
hơi thấp hơn còn tỉ khối thì cao hơn
-t
o
nc
, t
o
s

, tỉ khối của anken đều thấp hơn so với xicloanken(do xicloanken có kích
thước gọn gàng , tính đối xứng cao tăng mức độ tiếp xúc ,tăng lực hút phân tử)
9
-Các trans-anken nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn nhưng lại sôi ở nhiệt độ thấp hơn
đồng phân cis do đồng phân trans có tính đối xứng cao hơn đồng phân cisdễ sắp
xếp chặt khíttăng lực hút giữa các phân tử.
-Các anken là những hợp chất không màu.
2. ANKIN
-t
o
s
,t
o
nc
và tỉ khối của các ankin không khác nhiều lắm so với các ankan và anken
tương ứng , các thông số này của ankin cũng biến thiên một cách tuần tự theo phân tử
khố tương tự như ankan và anken.
Nhìn chung ankin chứa nối ba ở phía trong mạch C có t
o
s
cao hơn và tỉ khối lớn hơn so
với ankin đồng phân chứa nối ba ở đầu mạch.
-Tính tan:các ankin hầu như không tan trong nước , tan tốt trong các dung môi hữu cơ
ít phân cực.
III.HIDROCACBON THƠM
-Benzen và các đồng đẳng có 1,2,3 nhóm thế R nhỏ thường ở trạng thái lỏng,không
màu, có mùi thơm dễ chòu nhưng lại gây độc cho cơ thể. Chúng dễ bay hơi nên dễ bắt
lửa, cháy với ngọn lửa sáng , khói đen do có nhiều muội than.
-Không tan trong nước , tan trong các hidrocacbon khác và nhiều dung môi hữu cơ
đồng thời chính chúng cũng là dung môi hòa tan nhiều chất khác. Chẳng hạn benzen

hòa tan brom, iot, lưu huỳnh, cao su , chất béo…
-Nhiệt độ sôi của benzen và các đồng đẳng tăng theo phân tử khối như ở các dãy
hidrocacbon khác.
-Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc nhiều vào tính đối xứng của phân tử : phân tử có tính
đối xứng càng cao thì t
o
nc
càng cao.
10
Chương II BÀI TẬP
A.BÀI TẬP TỰ LUẬN
I. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI
Bài1. Hãy cho biết cơ sở để so sánh nhiệt độ sôi(điểm sôi) giữa các hợp chất
hidrocacbon(hidrocacbon no, hidrocacbon không no ,hidrocacbon thơm).
Gợi ý : Như đã biết, nhiệt độ sôi của một chất là nhiệt độ tại đó áp suất hơi của
chất bằng áp suất khí quyển trên bề mặt chất lỏng. Do đó nhiệt độ sôi của các hợp
chất hữu cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Áp suất khí quyển khi quyển trên bề mặt chất lỏng : áp suất càng thấp thì nhiệt độ
sôi càng thấp (khi so sánh nhiệt độ sôi chỉ xét ở cùng 1 giá trò áp suất bên ngoài,
chẳng hạn áp suất khí quyển 1atm).
+ Khối lượng phân tử của chất :vì khối lượng phân tử của chất càng lớn thì chất càng
khó bay hơi , áp suất hơi riêng phần của chất trên bề mặt càng khó đạt tới giá trò áp
suất khí quyển , nhiệt độ sôi càng cao.
+ Các yếu tố khác: lực hút Vanđe Walls , sự phân cực của phân tử, diện tích bề mặt
của phân tử…
Bài 2. Hãy giải thích sự tăng dần nhiệt độ sôi của:
a.pentan(36
o
C) < hexan(69
o

C) < heptan (98
o
C) < octan (126
o
C ).
b.xiclopropan (-33
o
C ) < xiclobutan (13
o
C ) <xiclopentan (49
o
C) < xiclohexan(81
o
)
Gợi ý :vì nhiệt độ sôi của các hidrocacbon no phụ thuộc vào lực liên kết Vanđe
Walls, mà lực này phụ thuộc vào khối lượng phân tử. Khi KLPT càng lớn thì lực liên
kết càng tăng nên nhiệt độ sôi càng cao.
Bài 3*. Hãy điền các giá trò nhiệt độ sau : 80ºC ,136ºC , 152ºC , 159ºC cho các chất
sau đây : benzen , etylbenzen, propylbenzen, isopropylbenzen. Giải thích tại sao có
sự sắp xếp như vậy.
Gợi ý :

Chất benzen etylbenzen propylbenzen isopropylbenzen
tºC 80ºC 136ºC 159ºC 152ºC
11
Giải thích: -xét propylbenzen và isopropylbenzen
Vì gốc iosopropyl là mạch phân nhánh còn gốc propyl là mạch thẳng nên
isopropylbenzen có hình dạng gọn gàng hơn so với propylbenzen có cấu tạo
mạch thẳng → diện tích tiếp xúc giữa các phân tử isopropylbenzen nhỏ hơn so
với diện tích tiếp xúc giữa các phân tử propylbenzen → lực liên kết Vanđevan

giữa các phân tử isopropylbenzen yếu hơn so với lực liên kết giữa các phân tử
propylbenzen → tº
s
(isopropylbenzen ) < tº
s
( propylbenzen ).
-đối với các chất không có sự tạo liên kết hidro liên phân tử thì nhiệt độ sôi
phụ thuộc vào lực liên kết Vandevan mà lực này phụ thuộc vào KLPT. Khi KLPT
tăng thì lực liên kết tăng. Mà ta có M
benzen
< M
etylbenzen
< M
isopropylbenzen

→ tº
s
(benzen) < tº
s
(etylbenzen ) < tº
s
(isopropylbenzen ) <tº
s
(propylbenzen ).
Bài 4.Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36ºC ),heptan (sôi ở 98ºC ) , octan
(sôi ở 126ºC) ,nonan (sôi ở 151ºC). có thể tách các chất trên ra khỏi nhau được
không? Vì sao?
Gợi ý : có thể tách riêng các chất trên ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp chưng
cất. Vì các chất trên sôi ở những nhiệt độ sôi khác nhau nên dựa vào nhiệt độ sôi của
từng chất để tách chúng ra khỏi nhau. Chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ được tách

ra trước.
Bài 5. Dựa vào tính chất vật lí hãy tách benzen ra khỏi hỗn hợp với toluen ,stiren.
Gợi ý :dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của 3 chất tên để tách chúng ra khỏi nhau
bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Khi đó ta sẽ thu riêng được benzen(sôi ở
80ºC), toluen(sôi ở 111ºC), stiren (sôi ở 145ºC).
Bài 6*. Biết rằng thành phần chủ yếu của xăng dầu là hidrocacbon.
a.Vì sao các chi tiết máy hoặc đồ dùng bò bẩn dầu mỡ người ta hay dùng xăng dầu
hoặc dầu hỏa để lau rửa?
b.Vì sao các tàu chở dầu khi bò tai nạn thường gây ra thảm họa cho một vùng biển rất
rộng?
Gợi ý :a.vì dầu mỡ là hỗn hợp hidrocacbon là những chất hầu như không phân cực
dễ bò hòa tan trong dung môi xăng cũng là hỗn hợp hidrocacbon .
b.vì xăng dầu là hỗn hợp các hidrocacbon nên thường nhẹ hơn nước và
không tan được trong nước. Vì lí do này đã làm cho xăng dầu bò loang ra tiếp xúc với
không khí nhiều hơn nên dễ cháy lớn và cháy lan rộng.
12
Bài 7. Giải thích các hiện tượng sau:
a. Heptan không tan trong axit sunfuric loãng.
b. Benzen tan tốt trong hexan.
Gợi ý : a.vì heptan là hợp chất không phân cực còn axit sunfuric loãng là dung môi
phân cực.
b.vì benzen và hexan đều là những hợp chất không phân cực.
Bài 8.Cho nhiệt độ sôi của các đồng phân của pentan như sau:


pentan
isopentan
neopentan
t
o

s
=36
o
C t
o
s
= 28
o
C t
o
s
=9
O
C
Hãy vẽ công thức cấu tạo thu gọn nhất của 2,2,3,3-tetrametylbutan, 2-metylheptan,
octan. Từ đó cho biết nhiệt độ sôi của chúng là những đại lượng nào trong số các đại
lượng sau (ở 1atm) :106
O
C, 116
O
C , 126
O
C.
Gợi ý :

octan
2
_metylheptan
2
,

2
,
3
,
3
_tettrametylbutan

t
o
s
=126
o
C t
o
s
=116
o
C t
o
s
=106
o
C
Giải thích: đối với các ankan là đồng phân của nhau, khi mạch C càng phân nhánh thì
nhiệt độ sôi càng giảm.
Bài 9*. Hãy so sánh nhiệt độ sôi , nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của các
monoxicloankan với các ankan tương ứng. Giải thích.
Gợi ý -Giống nhau: khi số nguyên tử C tăng thì nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy ,
khối lượng riêng tăng.
-Khác nhau :cùng số nguyên tử C ,các monoxicloankan có nhiệt độ sôi

,nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng lớn hơn các ankan tương ứng. Vì các
monoxicloankan có cấu tạo dạng vòng có tính đối xứng cao hơn so với ankan nên diện
tích tiếp xúc giũa các monoxicloankan lớn hơn các ankan

lực liên kết giữa các phân
tử monoxicloankan lớn hơn nên chúng có nhiệt độ sôi cao hơn.
Bài 10. Hãy dự đoán trạng thái khí ,lỏng, hay rắn , tính tan của oximen và limonen.
Làm thế nào để tách lấy chúng từ thực vật.
13
Gợi ý :Do trong phân tử oximen và limonen có 10 nguyên tử C nên ở điều kiện
thường chúng đều tồn tại ở trạng thái lỏng, ít tan trong nước ,tan nhiều trong một số
dung môi hữu cơ.
Để lấy chúng từ thực vật có thể dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn với hơi nước.
Bài 11. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thich .
A. (CH
3
)
4
C B. (CH
3
)
2
CHCH(CH
3
)
2
C. CH
3
(CH
2

)
4
CH
3
Gợi ý : A<B<C. vì ankan càng phân nhánh thì diện tích tiếp xúc giữa các
phân tử càng nhỏ hơn so với các ankan mạch thẳng

lực liên kết giữa các ankan phân
nhánh nhỏ hơn lực liên kết giữa các ankan mạch thẳng

nhiệt độ sôi giảm.
Bài 12. So sánh nhiệt độ sôi , nhiệt độ nóng chảy giữa đồng phân cis và đồng phân
trans của But-2-en
Gợi ý: t
o
s
(trans-but-2-en) < t
o
s
(cis –but-2-en)
t
o
nc
(trans –but-2-en) > t
o
nc
(cis-but-2-en)
Vì dạng đồng phân cis có tính đối xứng cao hơn đồng phân trans nên dạng đồng phân
cis có diện tích tiếp xúc lớn hơn, dễ sắp xếp chặt khít hơn đồng phân trans


lực liên
kết Vandevan của đồng phân cis mạnh hơn đồng phân trans nên cis-but-2-en có nhiệt
độ sôi cao hơn nhưng lại có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn trans-but-2-en.
Bài 13. Cho các hợp chất sau đây ,chất nào có nhiệt đọ sôi cao nhất và chất nào có
nhiệt độ sôi thấp nhất? Giải thích.
A. CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
CH
2
CH
3
B. CH
3
CH
2
CH
2
CH(CH
3
)
2
C. CH
3
CH

2
CH(CH
3
)CH
2
CH
3
D. CH
3
CH(CH
3
)CH(CH
3
)
2

Gợi ý : A có nhiệt độ sôi cao nhất vì A có cấu tạo mạch thẳng nên có diện tích bề
mặt phân tử lớn nhất

diện tích tiếp xúc lớn nhất

lực liên kết Vande Van lớn nhất.
D có nhiệt độ sôi thấp nhất vì D là ankan phân nhánh có nhiều nhánh nhất
nên diện tích bề mặt phân tử nhỏ nhất

diện tích tiếp xúc nhỏ nhất

lực liên kết
VandeVan nhỏ nhất.
Bài 14. a) Ba đồng phân C

5
H
12
có nhiệt độ sôi lần lượt là 9,5
O
C ; 28
O
C; 36
O
C.Hãy
cho biết cấu tạo mỗi đồng phân tương ứng với các nhiệt độ sôi trên. Giải thích.
b) Sắp xếp 3 đồng phân trên theo thứ tự độ bền tăng dần ở nhiệt độ phòng.
Giải thích.
Gợi ý a) n-pentan CH
3
CH
2
CH
2
CH
3
(t
o
s
= 36
o
C)
Iso-pentan (CH
3
)

2
CHCH
2
CH
3
(t
o
s
=28
o
C)
Neopentan C(CH
3
)
4
(t
o
s
=9,5
o
C)
14
Vì n-pentan có cấu tạo mạch thẳng nên có diện tích tiếp xúc bề mặt phân tử lớn
nhất

lực liên kết VandeVan mạnh nhất nên chất này có nhiệt độ sôi cao nhất. Còn
iso-pentan có cấu tạo phân nhánh, nên giữa 2 phân tử điểm tiếp xúc rất ít, do đó lực
hút VandeVan yếu hơn nên chất này có nhiệt độ sôi thấp hơn n-pentan. Đặc biệt neo-
pentan có nhiều nhánh nhất nên diện tích tiếp xúc bề mặt phân tử nhỏ nhất nên chất
này có nhiệt độ sôi thấp nhất.

b) tính bền tăng nhanh khi sự phân nhánh tăng do đó độ bền :
n-pentan < iso-pentan < neo-pentan
Bài 15 .Chất nào dễ hóa lỏng nhất? Giải thích.
CH
4
, F
2
,C
2
H
2
, NH
3
Gợi ý : NH
3
dễ hóa lỏng nhất. Vì phân tử NH
3
có sự tạo thành liên kết hidro liên
phân tử với phân tử nước, hơn nữa N cũng có độ âm điện lớn. Còn CH
4
, F
2
,C
2
H
2

không có sự tạo liên kết hidro liên phân tử và phân tử lại kém phân cực.
Bài 16 .Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sơi của các ankan khơng phân
nhánh vào số ngun tử C trong ankan như sau

Hãy cho biết nhiệt độ sôi của các ankan mạch không phân nhánh biến đổi như thế
nào khi số nguyên tử C tăng lên? Giải thích.
Gợi ý : nhiệt độ sôi của các ankan không phân nhánh tăng theo số nguyên tử C. Vì
các ankan không phân nhánh có diện tích tiếp xúc lớn nên lực liên kết VandeVan lớn.
Mà lực này phụ thuộc vào KLPT của chất. Khi KLPT tăng thì lực liên kết giữa các
phân tử tăng nên nhiệt độ sôi cũng tăng.
15
Bài 17 .Giải thích tại sao khí etilen dễ bò hóa lỏng hơn khí metan?
Gợi ý : dựa vào sự phân cực của các chất để giải thích. Chất khí nào phân cực hơn
thì
dễ hóa lỏng hơn.
Bài 18. Nêu hiện tượng và giải thích khi chombenzen vào 1 cốc đựng nước?
Gợi ý : Benzen không tan trong nước và cốc nước bò phân thành 2 lớp :benzen nằm ở
lớp trên và nước nằm ở lớp đưới.
Vì benzen là phân tử không phân cực còn nước là phân tử phân cực và bezen nhẹ hơn
nước.
Bài 19. Tại sao người ta ứng dụng naphtalen để làm thuốc chống gián?
Gợi ý : Vì benzen có tính thăng hoa ở ngay nhiệt độ thường.
Bài 20 . Vì sao CF
4
và hexan có cùng khối lượng phân tử , đều không phân cực nhưng
CF
4
sôi ở nhiệt độ thấp hơn so với hexan ?
Gợi ý : CF
4
có cấu trúc cầu , diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn so với hexan có cấu
trúc mạch thẳng. Do đó lực liên kết Vande Van giữa các phân tử CF
4
yếu hơn nhiều

so với lực liên kết giữa các phân tử hexan nên CF
4
có nhiệt độ sôi thấp hơn.
Bài 21*. Một trong những ứng dụng của axetilen là làm nhiên liệu trong đèn xì để
hàn và cắt kim loại. Hãy giải thích tại sao người ta không dùng etan thay cho axetilen
, mặc dù nhiệt đốt cháy ở cùng điều kiện của etan (1562 kJ /mol) cao hơn của
axetilen ( 1302 kJ/mol)?
Gợi ý : C
2
H
2
+2,5 O
2
2CO
2
+ H
2
O
C
2
H
6
+3,5 O
2
2CO
2
+ 3H
2
O
Đốt 1 mol C

2
H
6
tạo ra 3 mol H
2
O trong khi đó đốt 1 mol C
2
H
2
chỉ tạo ra 1 mol H
2
O.
Nhiệt lượng tiêu hao (làm bay hơi nước) khi đốt C
2
H6 gấp 3 lần C
2
H
2
. Vì vậy nhiệt độ
ngọn lửa C
2
H
2
cao hơn nhiệt độ ngọn lửa C
2
H
6
.
Bài 22*. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi ,nhiệt độ nóng chảy của các chất
sau đây. Giải thích.

A. CH
2
=CHCH
2
CH
2
CH
3

B. cis-CH
3
CH=CHCH
2
CH
3
C. trans-CH
3
CH=CHCH
2
CH
3
D. HC≡CCH
2
CH
2
CH
3
E. CH
3
C≡CCH

2
CH
3

Gợi ý : t
o
s
E > D >B>C>A
t
o
nc
E >D >C>B>A
Dựa vào đặc điểm cấu tạo để giải thích.
16
t
o
t
o
Bài 23*. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần khối lượng riêng của các chất sau và giải
thích tại sao?
A. o-Xilen
B. m-Xilen
C. p-Xilen
Gợi ý : Khối lượng riêng C<B<A. Dựa vào công thức tính d=m/V và cấu tạo của
các chất để giải thích.
Bài 24. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các chất
sau. Giải thích.
A. CH
2
=C=CH

2
B. CH
2
=C=CH-CH
3
C. CH
2
=CH-CH=CH
2
D. CH
2
=C-CH=CH
2
CH
3

Gợi ý : t
o
s
D>C>B>A
t
o
nc
C>B>D>A
Giải thích dựa vào khối lượng phân tử và đặc điểm cấu tạo của chất.
Bài 25 .Hắc ín là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ, thường dùng làm nhựa
trải đường. Nếu bò hắc ín dính vào quần áo , người ta phải dùng xăng hoặc dầu hỏa
để tẩy mà không dùng nước. Hãy giải thích tại sao?
Gợi ý : Hắc ín là hỗn hợp các hidrocacbon , ít tan trong dung môi phân cực như
nước , tan nhiều trong dung môi không phân cực như xăng, dầu hỏa…

II.BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 26. Viết các công thức cấu trúc của các anken sau : propen , trans-but-2-en , cis-
but-2-en, trans-hex-2-en, cis-hex-2-en. Sắp xếp các chất trên theo thứ tự tăng dần
nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng.
Bài 27* . Tại sao ở điều kiện thường các anken từ C
2
đến C
4
đều là chất khí, các
anken từ C
5
trở lên là chất lỏng.
Bài 28 . Giải thích tại sao trong vận chuyển axetilen người ta không dùng bình thép
chứa axetilen hóa lỏng mà hòa tan nó trong axeton dưới áp suất 12 đến 15 atm.
Bài 29 . a) Dựa vào tính chất nào của tecpen để ứng dụng làm dược phẩm và pha chế
hương liệu?
17
b) Giải thích tại sao khi hòa tan dầu gió(thành phần chủ yếu là menthol và
methyl salicylate ) vào trong nước nó không tan và nổi lên trên mặt
nước thành từng váng.
Bài 30 . So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau đây : buta-1,3-ddien, isopren , but-1-en
, hexa-1,3,5 –trien.
Bài 31 . Viết các dạng đồng phân của stinben ( C
6
H
5
-CH=CH-C
6
H
5

). Từ đó so sánh
nhiệt độ sôi , nhiệt độ nóng chảy của các đồng phân đó.
Bài 32 *. a) Viết các đồng phân của aren có công thức phân tử là C
8
H
10
. Từ đó so
sánh nhiệt độ sôi , nhiệt độ nóng chảy của các đồng phân đó.
b) Làm thế nào để tách benzen (sôi ở 80
o
C) khỏi hỗn hợp với m-xilen (sôi
ở 139
o
C).
Bài 33* . Iốt hầu như không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dòch KI do
xảy ra phản ứng sau KI + I
2
KI
3

Nếu cho dung dòch KI
3
(không màu ) vào phễu chiết đựng benzen (không màu) ,thấy
chất lỏng tách thành 2 lớp không màu. Lắc mạnh , để phễu trên giá , một lát sau thấy
chất lỏng trong phễu tách thành 2 lớp : lớp chất lỏng phía dưới không màu còn lớp
chất lỏng phía trên có màu tím. Hãy giải thích hiện tượng trên .
Bài 34. Hãy cho biết trong từng cặp chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn.
Giải thích tại sao?
a) CH
3

(CH
2
)
4
CH
3
và CH
3
C(CH
3
)
2
CH
2
CH
3
b) But-1-in và Pent-1-in
c) hex-1-in và hex-2-in
d) etylbenzen , toluen , p-xilen
Bài 35. Ankan tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen , hexan hay tan tốt trong
nước. Hãy giải thích.
Bài 36. Điền những từ còn thiếu vào dấu ( … ) trong các câu sau đây:
a) Phân tử metan …… trong nước.
b) Benzen ….hơn nước, ….trong nước nhưng….trong dung môi hữu cơ.
c) Đồng phân cis-anken có nhiệt độ sôi….nhưng có nhiệt độ nóng chảy …. hơn
đồng phân trans-anken.
Bài 37. So sánh nhiệt độ sôi của anken với ankan và monoxicloankan có cùng số
nguyên tử C. Hãy giải thích.
Bài 38. Khi đốt cháy nhiên liệu nếu có nhiều hạt cacbon được tạo thành trong quá
trình cháy thì do những hạt đó bò nung nóng mạnh và phát sáng nên ngọn lửa của

nhiên liệu có độ sáng càng cao. Vì vậy trong thành phần hóa học của nhiên liệu nếu
18
hàm lượng cacbon càng lớn thì ngọn lửa của nhiên liệu càng sáng. Từ quy luật đó hãy
so sánh độ sáng của các ngọn lửa sau: hidro, metan, axetilen.
Bài 39 . Nêu trạng thái tồn tại của ankan có từ 1 nguyên tử C đến 20 nguyên tử C ở
điều kiện thường? Giải thích.
Bài 40 . Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng
chảy. Hãy giải thích tại sao.
A. propan
B. xiclopropan
C. n-butan
D. xiclobutan
Bài 41* . Cho các chất sau đây: etan, propan, xiclopropan, n-butan, isopropan,n-
pentan, 2-metylbutan, 2,2-đimetylpropan.
a) Hãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi. Giải thích.
b) Vẽ đồ thò biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của các chất trên.
Bài 42 .a) Viết các đồng phân của anken có CTPT là C
4
H
8
.
b) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các đồng phân trên. Giải
thích.
Bài 43 .Cho các chất sau đây:
A. CH
3
(CH
2
)
8

CH
3
B. CH
3
(CH
2
)
4
CH(CH
3
)C
2
H
5
C. CH
3
(CH
2
)
4
C(CH
3
)
2
C
2
H
5
D. CH
3

(CH
2
)
3
C(CH
3
)
2
CH(CH
3
)
2
E. CH(CH
3
)
2
CH
2
C(CH
3
)
2
CH(CH
3
)
2

a) Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các chất trên?
b) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên. Giải thích.
c) Từ câu (b) hãy rút ra quy luật chung về sự biến đổi nhiệt độ sôi của ankan.

Bài 44 .Biết rằng thành phần chủ yếu của xăng dầu là hidrocacbon.
a) Vì sao xăng dầu phải được chứa trong các bình chứa chuyên dụng và phải
bảo quản ở những kho riêng?
b) Vì sao khi bò cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập đám cháy ?
Bài 45 .Cho các chất sau đây: phenol ,benzen , toluen, etylbenzen, o-xilen, p-xilen.
a) Trong các chất trên chất nào tan được trong nước. Vì sao?
b) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên. Giải thích.
Bài 46 .a) Cho biết trạng thái vật lí của các chất sau đây: benzen , toluen ,stiren ,
naphtalen.
19
b) Các chất trên có tan được trong các dung môi sau không? Giải thích.
• CCl
4
• Hexan
• H
2
O
c) Giải thích tại sao khối lượng phân tử của toluen và phenol xắp xỉ nhau
nhưng toluen có nhiệt độ sôi thấp hơn phenol,toluen không tan trong nước
nhưng phenol thì lại tan tốt trong nước?
Bài 47* . Cho các chất sau đây:
A. CH
3
(CH
2
)
2
CH
3
B. CH

3
(CH
2
)
2
OH
C. CH
3
(CH
2
)
2
NH
2
D. (CH
3
)
3
CH
E. (CH
3
)
3
N
a) Sắp xếp các chất trên theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích.
b) Cho biết khả năng hòa tan trong nước của các chất trên. Giải thích.
Bài 48 .Hãy gọi tên và sắp xếp các chất sau theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi. Giải
thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.
A. (CH
3

)
4
C
B. CH
3
(CH
2
)
4
CH
3
C. (CH
3
)
2
CHCH(CH
3
)
2
D. CH
3
(CH
2
)
2
CH
2
OH
E. (CH
3

)
2
C(OH)CH
2
CH
3

Bài 49. Giải thích tại sao:
a) Anken kò nước.
b) Mặc dù khối lượng phân tử của benzen lớn hơn khối lượng phân tử của nước nhưng
khi hòa tan bezen vào nước thì benzen lại tách thành lớp riêng và nằm trên lớp nước?
Bài 50. Cho CaC
2
, Al
4
C
3
, Mg
2
C
3
lần lượt tác dụng với H
2
O thu được các khí tương
ứng là A , B, C.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác đònh các chất A , B, C.
b) Các chất A,B,C có tan được trong H
2
O không? Giải thích.
c) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất A,B,C. giải thích.

20
B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khí etilen dễ hóa lỏng hơn khí metan vì phân tử etilen:
A. Có liên kết π kém bền
B. Phân cực hơn phân tử metan
C. Có cấu tạo thẳng
D. Có khối lượng lớn hơn
Đáp án B
Câu 2. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Neopentan
B. Pentan
C. Isopentan
D. Không xác đònh được
Đáp án B
Câu 3. Khi cho benzen vào 1 cốc nước thì nó không tan mà bò phân thành 2 lớp. Vì:
A. Benzen nặng hơn nước và là phân tử không phân cực.
B. Benzen nhẹ hơn nước và là phân tử phân cực.
C. Benzen nhẹ hơn nước và là phân tử không phân cực.
D. Benzen là hợp chất hữu cơ còn nước là hợp chất vô cơ.
Đáp án C
Câu 4. Chất nào sau đây cháy với ngọn lửa sáng nhất?
A. C
2
H
4
B. C
2
H
2
C. C

2
H
6
D. CH
4
Đáp án B
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các ankan là những chất tan tốt trong nước.
B. Các ankan đều có khối lượng riêng lớn hơn 1g/ml.
C. Ankan có đồng phân mạch C.
D. Có 4 ankan đồng phân cấu tạo của nhau có cùng CTPT là C
4
H
10
.
Đáp án C
Câu 6. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các ankan tăng theo chiều tăng của
phân tử khối.
B. Các ankan không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
C. Các ankan có khả năng tạo liên kết hidro liên phân tử.
D. Các ankan đều nhẹ hơn nước.
Đáp án C
21
Câu 7. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan(sôi ở 36
o
C), heptan (sôi ở 98
o
C), octan(sôi
ở 126

o
C), nonan (sôi ở 151
o
C). Có thể tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách
nào sau đây?
A. Chưng cất.
B. Kết tinh.
C. Thăng hoa.
D. Chiết.
Đáp án A
Câu 8. Trong các chất sau đây chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
A. CH
3
CH(CH
3
)CH(CH
3
)
2
B. CH
3
CH
2
CH(CH
3
)CH
2
CH
3
C. CH

3
CH
2
CH
2
CH
2
CH(CH
3
)
2
D. CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
CH
2
CH
3
Đáp án D
Câu 9. Xiclpropan có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn propan vì:
A. Diện tích tiếp xúc của xiclopropan lớn hơn propan.
D. Diện tích tiếp xúc của xiclopropan nhỏ hơn propan.
C. Khối lượng phân tử của xiclopropan nhỏ hơn khối lượng phân tử của propan.
D. Xiclopropan có hình dạng gọn gàng hơn nên sắp xếp được chặt khít hơn làm
cho lực liên kết VandeVan giữa các phân tử lớn hơn.

Đáp án D
Câu 10. Hãy ghi chữ Đ(đúng) hoặc S( sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau đây:
A. Heptan không tan trong axit H
2
SO
4
loãng. [ ]
B. Heptan tan tốt trong axit H
2
SO
4
nguyên chất. [ ]
C. Hexan tan tốt trong dung dòch NaOH đậm đặc. [ ]
D. Hexan tan tốt trong benzen. [ ]
Câu 11. Khi bò cháy xăng dầu không dùng nước để dập đám cháy vì:
A. Xăng dầu là chất hữu cơ còn nước là chất vô cơ.
B. Xăng dầu hòa tan được trong nước , nhẹ hơn nước.
C. Xăng dầu không tan được trong nước, nhẹ hơn nước.
D. Thành phần chủ yếu của xăng dầu là hidrocacbon.
Đáp án C
Câu 12 .Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Ở điều kiện thường, các anken đều tồn tại ở trạng thái khí.
B. Ở điều kiện thường , các anken đều tồn tại ở trạng thái lỏng.
C. Ở điều kiện thường ,các anken từ C
2
đến C
4
tồn tại ở trạng thái khí.
D. Ở điều kiện thường , các anken từ C
2

đến C
5
tồn tại ở trạng khí.
Đáp án C
22
Câu 13. Dãy chất nào sau đây có nhiệt độ sôi tăng dần:
A. Pent-1-en , cis-pent-2-en , trans-pent-2-en.
B. cis-pen-2-en , trans-pent-2-en , pent-1-en.
C. trans-pent-2-en, pent-1-en, cis-pent-2-en.
D. Pent-1-en , trans-pent-2-en , cis-pent-2-en.
Đáp án D
Câu 14. Điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:
A. Anken là chất kò nước. [ ]
B. Anken là chất ưa dầu mỡ. [ ]
C. Liên kết đôi kém bền hơn liên kết đơn. [ ]
D. Liên kết π kém bền hơn liên kết σ . [ ]
Câu 15. Các xicloankan nói chung đều nhẹ hơn nước, nặng hơn các ankan có cùng số
nguyên tử C. Vì:
A. Xicloankan có cấu tạo vòng còn ankan có cấu tạo mạch hở.
B. Khối lượng phân tử của xicloankan nhỏ hơn khối lượng phân tử của ankan có
cùng số nguyên tử C.
C. Khoảng cách trung bình giữa các phân tử xicloankan nhỏ hơn so với ankan.
D. Khoảng cách trung bình giữa các phân tử xicloankan lớn hơn so với ankan.
Đáp án C
Câu 16. Chất nào dễ hóa lỏng nhất?
A. F
2
B. C
2
H

4
C. C
2
H
2
D. NH
3
Đáp án D
Câu 17. Dãy nào sau đây có thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần?
A. (CH
3
)
4
C, CH
3
(CH
2
)
4
CH
3
, (CH
3
)
2
CHCH(CH
3
)
2
.

B. (CH
3
)
2
CHCH(CH
3
)
2
, CH
3
(CH
2
)
4
CH
3
, (CH
3
)
4
C.
C. (CH
3
)C, (CH
3
)
2
CHCH(CH
3
)

2
, CH
3
(CH
2
)
4
CH
3
.
D. CH
3
(CH
2
)
4
CH
3
, (CH
3
)
2
CHCH(CH
3
)
2
, (CH
3
)
4

C.
Đáp án D
Câu 18. Dãy nào sau đây có nhiệt độ sôi , khối lượng riêng tăng dần?
A. But-1-in , pent-1-in, but-2-in, pent-2-in.
B. But-1-in , but-2-in , pent-1-in , pent-2-in.
C. Pent-2-in, but-2-in, pent-1-in, but-1-in.
D. Pent-2-in, pent-1-in, but-2-in, but-1-in.
Đáp án B
23
Câu 19. Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy:
A. Propen, oct-1-en, cis-but-2-en, trans-but-2-en.
B. Propen, trans-but-2-en, cis-but-2-en, oct-1-en.
C. Propen, cis-but-2-en, trans-but-2-en, oct-1-en.
D. Oct-1-en, cis-but-2-en, trans-but-2-en, propen.
Đáp án C
Câu 20. Dãy các hợp chất nào sau đây đều là chất khí ở điều kiện thường?
A. CH
4
, C
2
H
4
, C
2
H
5
OH, C
3
H
8

.
B. C
2
H
6
, C
3
H
6
, C
4
H
8
, C
5
H
12
.
C. C
2
H
2
, C
2
H
4
, C
4
H
8

, C
5
H
10
.
D. CH
4
, C
2
H
6
, C
3
H
8
, C
4
H
8
.
Đáp án D
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ankan?
A. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng theo phân tử khối.
B. Khối lượng riêng tăng theo số nguyên tử C.
C. Tan nhiều trong nước.
D. Không tan trong nước.
Đáp án C
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về benzen?
A. Benzen là chất lỏng không màu, không tan trong nước.
B. Benzen là dung môi hòa tan một số dung môi vô cơ , hữu cơ.

C. Benzen là một chất khí có mùi thơm,rất độc.
D. Benzen là một chất lỏng có mùi thơm, rất độc.
Đáp án C
Câu 23.Trong số các ankan là đồng phân cấu tạo của nhau, đồng phân nào có nhiệt
độ sôi cao nhất?
A. Đồng phân có chứa nguyên tử C bậc 3.
B. Đồng phân có chứa nhóm metyl.
C. Đồng phân mạch C không phân nhánh.
D. Đồng phân mạch C phân nhánh nhiều nhất.
Đáp án C
24
Câu 24. Cho các chất sau đây:


CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
CH
3
CH
3
CH
2
CH CH
3

CH
3
CH
3
C
CH
3
CH
3
CH
3

(I) (II) (III)
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là:
A. I<II<III
B. II<I<III
C. III<II<I
D. II<III<I
Đáp án C
Câu 25. Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây?
A. H
2
O.
B. Hexan.
C. Axit axetic lỏng.
D. Rượu etylic.
Đáp án B
Câu 26. Phân tử metan không tan được trong nước vì:
A. Metan là chất khí còn nước là chất lỏng.
B. Phân tử metan không có liên kết đôi.

C. Khối lượng phân tử metan nhỏ hơn khối lượng phân tử nước.
D. Phân tử metan không phân cực còn nước là phân tử phân cực.
Đáp án D
Câu 27. Dãy chất nào sau đây hòa tan được axetilen?
A. CCl
4
, hexan, benzen, H
2
O.
B. C
2
H
2
, toluen, NaOH , H
2
O.
C. Br
2
, H
2
SO
4
loãng , benzen, hexan.
D. CCl
4
, hexan, benzen, toluen.
Đáp án D
Câu 28.Cho các chất sau đây:
(I) (II) (III) (IV)
H

2
O CH
3
-C≡C-CH
3
HC≡C-CH
2
-CH
2
-CH
3
CH
3
-C≡C-CH
2
-CH
3
Thứ tự tăng dần khối lượng riêng của các chất là:
A.I<II<III<IV C.II<III<IV<I
D.IV<III<II<I B.II<I<IV<III
Đáp án C
25

×