Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên siêu âm tim qua thành ngực ở bệnh nhân bệnh động mạch vành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 114 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

THÁI PHẠM VĂN MINH

ĐỘ DÀY LỚP MỠ THƯỢNG TÂM MẠC
TRÊN SIÊU ÂM TIM QUA THÀNH NGỰC
Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------


THÁI PHẠM VĂN MINH

ĐỘ DÀY LỚP MỠ THƯỢNG TÂM MẠC
TRÊN SIÊU ÂM TIM QUA THÀNH NGỰC
Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
MÃ SỐ : 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS TRẦN KIM TRANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn tốt nghiệp Cao học “Độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc
trên siêu âm tim qua thành ngực ở bệnh nhân bệnh động mạch vành” là cơng trình
nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Kim Trang, được PGS.TS.
Trần Kim Trang đồng thuận và cho phép tôi sử dụng kết quả nghiên cứu báo cáo luận
văn. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là số liệu trung thực, khách
quan.

Tác giả luận văn

Thái Phạm Văn Minh


.


.

LỜI CẢM ƠN
Em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô PGS.TS.BS. Trần Kim
Trang. Cô đã dành nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn giúp em hoàn thành luận
văn.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên khoa
Tim mạch can thiệp và Khoa Nội tim mạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành luận đề tài nghiên cứu này.
Em chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Nội tổng quát trường Đại
học Y dược thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu

Em trân trọng cảm ơn

Thái Phạm Văn Minh

.


.

MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................... i

Danh mục các bảng ................................................................................................iii
Danh mục các hình ................................................................................................. iv
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ................................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 4
1.1. Tổng quan bệnh mạch vành .............................................................................. 4
1.2. Đại cương về lớp mỡ thượng tâm mạc: ........................................................... 10
1.3. Các nghiên cứu về tương quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc với bệnh
động mạch vành .................................................................................................... 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 30
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 30
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 30
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu .................................................................................. 30
2.5. Xác định các biến số ....................................................................................... 31
2.6. Công cụ đo lường, thu thập số liệu.................................................................. 36
2.7. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 37
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................ 40
2.9. Kiểm sốt sai số .............................................................................................. 41
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 41
Chương 3. KẾT QUẢ .......................................................................................... 43
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ........................................................................... 43
3.2. Trị số và mối tương quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc với độ nặng của
bệnh động mạch vành theo thang điểm Gensini ..................................................... 46
3.3. Giá trị tiên đoán của độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trong bệnh động mạch vành
.............................................................................................................................. 50

.



.

3.4. Liên quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc và các yếu tố nguy cơ bệnh mạch
vành ...................................................................................................................... 52
Chương 4. BÀN LUẬN........................................................................................ 54
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ........................................................................... 54
4.2. Trị số và mối tương quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc với sự hiện diện
và độ nặng bệnh động mạch vành theo thang điểm Gensini ................................... 61
4.3. Mối liên quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc và yếu tố nguy cơ bệnh mạch
vành ...................................................................................................................... 65
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài .................................................................... 71
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 2: Phiếu đồng thuận của bệnh nhân
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Giấy chấp thuận của Hội đồng Y đức

.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BMV


Bệnh mạch vành

BTMDXV

Bệnh tim mạch do xơ vữa

CSKCT

Chỉ số khối cơ thể

ĐMV

Động mạch vành

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTNKOĐ

Đau thắt ngực không ổn định

ĐTNOĐ

Đau thắt ngực ổn định

HCMV

Hội chứng mạch vành


HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

KTC

Khoảng tin cậy

LMTTM

Lớp mỡ thượng tâm mạc

NMCT

Nhồi máu cơ tim

NMCTKSTCL

Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên

NMCTSTCL

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên

RLLP


Rối loạn lipid

THA

Tăng huyết áp

VNHA

Hội tim mạch Việt Nam

VSH

Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam

TIẾNG ANH
ADA

American Diabetes Association

AHA

American Heart Association

ASCVD

Atherosclerotic Cardiovascular
Disease

.


Hiệp hội Đái tháo đường Hoa
Kỳ
Hội tim Hoa Kỳ
Bệnh tim mạch xơ vữa


.

ii

Khuyến cáo điều trị rối loạn

ATP III

The Adult Treatment Panel III

CT

Computed Tomography

Chụp cắt lớp vi tính

Coronary Computed Tomography

Chụp cắt lớp vi tính động mạch

Angiography

vành


ESC

European Society of Cardiology

Hội tim Châu Âu

FFR

Fractional Flow Reverse

Phân số dự trữ lưu lượng vành

iwFR

Instantaneous wave-free ratio

Tỉ số sóng tự do tức thời

LM

Left main

MRI

Magnetic resonance imaging

NCCT

Non-contrast cardiac CT


NHIS

National Health Interview Survey

Khảo sát sức khỏe Quốc gia

OR

Odd ratio

Tỷ số chênh

PCAT

Pericoronary adipose tissue

Mô mỡ quanh động mạch vành

ROC

Receiver Operating Characteristic

Đường cong ROC

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới


CCTA

.

lipid máu theo ATP III

Thân chung động mạch vành
trái
Chụp cộng hưởng từ
Chụp cắt lớp vi tính tim khơng
cản quang


.

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại mô mỡ ở tim .......................................................................... 12
Bảng 1.2. So sánh các phương pháp hình ảnh học đo lớp mỡ thượng tâm mạc ...... 21
Bảng 2.1. Phân độ tăng huyết áp theo VNHA/VSH 2018 ...................................... 32
Bảng 2.2. Phân loại chỉ số khối cơ thể người lớn Châu Á ...................................... 33
Bảng 2.3. Phân loại rối loạn lipid máu theo ATP III .............................................. 33
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán lâm sàng và theo kết quả chụp mạch
vành ........................................................................................................... 43
Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo các nhóm chẩn đốn trên chụp
mạch vành. ................................................................................................... 44
Bảng 3.3. Độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc theo các nhóm đối tượng nghiên cứu ... 46
Bảng 3.4. Độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên siêu âm qua thành ngực theo các nhóm

điểm Gensini ................................................................................................ 48
Bảng 3.5. So sánh độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc giữa các nhóm Gensini. ........... 49
Bảng 3.6. Phân tích đường cong ROC độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trong tiên đốn
hẹp động mạch vành có ý nghĩa (≥ 50%)...................................................... 51
Bảng 3.7. Phân tích đường cong ROC của độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trong tiên
đoán độ nặng bệnh mạch vành theo điểm Gensini ........................................ 52
Bảng 3.8. Liên quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc và yếu tố nguy cơ bệnh
mạch vành .................................................................................................... 52
Bảng 4.1. Trị số độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên siêu âm tim của các nghiên cứu
trên đối tượng được chụp mạch vành............................................................ 61
Bảng 4.2. Liên quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên siêu âm tim qua thành
ngực và đái tháo đường qua các nghiên cứu ................................................. 70

.


.

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Hình thái học lớp mỡ thượng tâm mạc ................................................... 12
Hình 1.2. Cơ chế sinh bệnh khi rối loạn chức năng lớp mỡ thượng tâm mạc.......... 15
Hình 1.3. Cơ chế ảnh hưởng của mỡ thượng tâm mạc trên động mạch vành và mảng
xơ vữa .......................................................................................................... 17
Hình 1.4. Hình ảnh siêu âm độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc qua mặt cắt cạnh ức trục
dọc và cạnh ức trục ngang ............................................................................ 23
Hình 1.5. Hình ảnh siêu âm phân biệt lớp mỡ màng ngoài tim và lớp mỡ thượng tâm
mạc .............................................................................................................. 24

Hình 1.6. Hình ảnh siêu âm phân biệt lớp mỡ thượng tâm mạc và tràn dịch màng
ngoài tim ...................................................................................................... 25
Hình 1.7. MRI tim đánh giá lớp mỡ thượng tâm mạc ............................................. 27
Hình 1.8. CTscan tim định lượng lớp mỡ thượng tâm mạc .................................... 28
Hình 2.1. Phương pháp đo lớp mỡ thượng tâm mạc trên mặt cắt cạnh ức trục dọc bằng
siêu âm tim qua thành ngực .......................................................................... 39
Hình 2.2. Phương pháp đo lớp mỡ thượng tâm mạc trên mặt cắt cạnh ức trục ngang
bằng siêu âm tim qua thành ngực ................................................................. 40
Hình 4.1. Minh hoạ 1 trường hợp siêu âm tim đo độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên
hai mặt cắt cạnh ức tại BV Đại học Y dược TP.HCM................................... 61

.


.

v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Các bước tiếp cận chẩn đoán hội chứng mạch vành mạn......................... 8
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................. 38

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên mặt cạnh ức
trục dọc và mức độ nặng của bệnh động mạch vành theo điểm Gensini. ....... 47
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên mặt cắt cạnh
ức trục ngang và mức độ nặng của bệnh mạch vành theo điểm Gensini ........ 48
Biểu đồ 3.3. Độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc theo các nhóm điểm Gensini ........... 50
Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC của độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trong tiên đốn
hẹp động mạch vành có ý nghĩa (≥ 50%) ...................................................... 50

Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC của độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc để tiên đoán độ
nặng bệnh mạch vành theo điểm Gensini ..................................................... 51
Biều đồ 4.1. Yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành trong dân số nghiên cứu... 59

.


.

1

MỞ ĐẦU
Bệnh mạch vành (BMV) là một trong các bệnh tim mạch hay gặp và là nguyên
nhân gây tử vong cũng như tàn tật hàng đầu trên thế giới, cả ở những nước thu nhập
thấp, trung bình và các nước thu nhập cao 1. Theo dữ liệu của NHIS (2018), tỉ lệ bệnh
mạch vành ước tính là 5,7 % trong số người Da trắng, 5,4 % trong số người Da màu,
8,6% người Mỹ bản địa và thổ dân Alaska, và 4,4 % người Châu Á ≥ 18 tuổi 1.
Năm 2018, bệnh mạch vành gây ra 365.744 trường hợp tử vong (42,1%), là
nguyên nhân hàng đầu tử vong tim mạch ở Hoa Kỳ 1. Ngoài gánh nặng về bệnh tật
và tử vong, BMV cịn tạo ra gánh nặng chi phí, kinh tế - xã hội rất lớn. Theo ước tính,
tổng chi phí cho chăm sóc sức khỏe liên quan bệnh tim thiếu máu cục bộ tại Hoa Kỳ
năm 2016 là 89,3 tỷ đô, gần một nửa số này dành cho chăm sóc bệnh nhân nội trú
(49,5%) và gần một phần tư tiêu tốn cho chi phí chăm sóc cấp cứu 1.
Theo những dữ liệu phân tích tổng hợp về dịch tễ học bệnh tật các quốc gia ở
Châu Á, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Châu Á (năm 2019)
gây ra 10,8 triệu ca tử vong. Trong đó, bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ là hai
nguyên nhân chính của bệnh tim mạch. Bệnh tim thiếu máu cục bộ là nguyên nhân
chính gây tử vong tim mạch ở các khu vực Trung Á, Tây Á và Nam Á, lần lượt với
tỉ lệ 62 %, 60 % và 57 %, trong khi tử vong do đột quỵ phổ biến hơn ở khu vực Đông
Á và Đơng Nam Á.2

Ngun nhân chính của bệnh ĐMV là xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa làm
dày thành động mạch, tích tụ dần vào trong lịng mạch gây hẹp khẩu kính, dẫn đến
giảm lưu lượng dịng chảy tưới máu cơ tim, gây tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim.
Mảng xơ vữa cịn có thể bị rách, vỡ tạo điều kiện hình thành huyết khối gây thun
tắc lịng mạch, dẫn đến biến chứng NMCT cấp.
Bệnh tim mạch do xơ vữa (BTMDXV) vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu toàn cầu. Các chiến lược phòng ngừa hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực tập trung làm rõ
các yếu tố nguy cơ BTMDXV trong các nhóm dân số khác nhau. Hiện nay, có nhiều
yếu tố nguy cơ BTMDXV nói chung, của bệnh mạch vành nói riêng và những chỉ
dấu viêm liên quan đến bệnh tim mạch do xơ vữa đã được chứng minh trong y văn,

.


.

2

trong đó tác động của mơ mỡ thượng tâm mạc đối với nguy cơ tim mạch ngày càng
được quan tâm.
Trên thế giới có nhiều giả thuyết và nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa
độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc với tổn thương xơ vữa ĐMV. Theo các tác giả này,
sự rối loạn chức năng lớp mỡ thượng tâm mạc (tăng độ dày hoặc tăng thể tích) có liên
quan đến sự hiện diện và mức độ nặng của bệnh ĐMV. Hai yếu tố chính góp phần
tạo nên sự liên quan giữa lớp mỡ thượng tâm mạc, động mạch vành và cơ tim: Một
là do cấu trúc giải phẫu của các mô này nằm gần nhau, hai là do mô mỡ thượng tâm
mạc tiết ra các cytokines và các phân tử hóa học khác tác động trên hệ tim mạch qua
cơ chế nội tiết - mạch máu (vasocrin) và cơ chế cận tiết. Trong điều kiện sinh lý, lớp
mỡ thượng tâm mạc có những đặc tính bảo vệ tim mạch, tiết ra các chất chống xơ vữa
động mạch. Tuy nhiên, trong tình trạng rối loạn chuyển hóa, lớp mỡ thượng tâm mạc

bị rối loạn chức năng, tiết ra các chất thúc đẩy q trình xơ vữa động mạch, đóng vai
trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh BMV 3.
Một số tác giả sử dụng siêu âm Doppler tim để đo độ dày lớp mỡ thượng tâm
mạc và ghi nhận sự tương quan thuận giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc và bệnh
ĐMV: Eroglu 4 (2009) ghi nhận độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc ≥ 5,2 mm liên quan
đến bệnh mạch vành (hẹp ≥ 20%) với OR 4,57 (KTC 95% 2,8 – 7,8); Mustelier (2011)
5

xác định độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc ≥ 5,2 mm ở thì tâm thu liên quan đến bệnh

mạch vành (hẹp ≥ 50%) với OR 1,27 (KTC 95% 1,1-1,7); Nghiên cứu của Shemirani
và Khoshav 6 (2012) cho thấy độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc ở nhóm bệnh nhân có
và khơng có BMV lần lượt là 5,4 ± 1,9 mm và 4,4 ± 1,8 mm (p=0,001).
Ở Việt Nam, chúng tơi chưa tìm được nghiên cứa về liên quan độ dày lớp mỡ
thượng tâm mạc và bệnh động mạch vành. Do khả năng có sự khác biệt trong kích
thước và phân bố lớp mỡ thượng tâm mạc giữa các chủng tộc, giữa các đặc điểm nhân
trắc hoặc bệnh đồng mắc nên chúng tôi mong muốn xác định độ dày lớp mỡ thượng
tâm mạc có liên quan chăng đến BMV, có thể được xem là một yếu tố nguy cơ BMV,
giá trị tiên đoán BMV. Từ đó, góp phần quản lý bệnh tim mạch do xơ vữa hay không.

.


.

3

Lớp mỡ thượng tâm mạc có thể đo đạc bằng siêu âm tim (đo được độ dày lớp
mỡ thượng tâm mạc), CTscan tim và MRI tim (đo được cả độ dày và thể tích lớp mỡ
thượng tâm mạc). CT scan tim và MRI tim có nhiều ưu điểm về mặt hình ảnh và độ

chính xác hơn so với siêu âm Doppler tim, nhưng với giá thành cao, khó tiếp cận nên
không khả thi khi dùng làm công cụ để tầm sốt BMV trong cộng đồng. Chính vì vậy,
chúng tơi chọn siêu âm tim qua thành ngực, vốn được trang bị phổ biến ở nhiều tuyến
y tế, là phương tiện để đo độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc bằng siêu âm tim qua thành ngực ở
người bệnh mạch vành được xác định qua chụp mạch vành cản quang.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định trị số độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc và mối tương quan với mức
độ nặng của bệnh động mạch vành theo thang điểm Gensini.
2. Khảo sát độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong và điểm cắt của
độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trong tiên đoán hẹp động mạch vành có ý nghĩa (≥
50% trên chụp mạch vành) và độ nặng bệnh động mạch vành theo điểm Gensini.
3. Nhận định mối liên quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc và các yếu tố
nguy cơ (giới nam, béo phì, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành sớm,
tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu) của bệnh động mạch vành.

.


.

4

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan bệnh mạch vành
1.1.1. Một số định nghĩa
Bệnh tim mạch do xơ vữa (Atherosclerotic cardiovascular disease: ASCVD)
là q trình bệnh lý ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống tuần hồn động mạch, khơng chỉ

động mạch vành. Đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua, cơn đau thắt ngực, nhồi
máu cơ tim, đau cách hồi và bệnh động mạch ngoại biên là biểu hiện của bệnh tim
mạch do xơ vữa.
Bệnh động mạch vành thường được dùng để đề cập đến quá trình bệnh lý ảnh
hưởng đến động mạch vành ( thường do mảng xơ vữa). Bệnh động mạch vành gồm
hội chứng mạch vành cấp và hội chứng mạch vành mạn 7.
Hội chứng động mạch vành mạn (HCMV mạn), gọi tắt là hội chứng mạch
vành mạn, là thuật ngữ mới được đưa ra tại Hội nghị tim Châu Âu (ESC 2019), thay
cho tên gọi trước đây là đau thắt ngực ổn định, bệnh BMV ổn định, bệnh cơ tim thiếu
máu cục bộ mạn tính hoặc suy vành.
Hội chứng động mạch vành cấp (HCMV cấp) gọi tắt là hội chứng mạch vành
cấp, bao gồm đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh,
nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên.
1.1.2. Dịch tễ
BMV là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và đang phát
triển. Mặc dù, tỉ lệ tử vong do BMV trên thế giới có xu hướng giàm trong những thập
kỷ qua, BMV vẫn là bệnh gây tử vong gần hơn một phần ba người trên 35 tuổi. Theo
ước tính, gần một nửa nam giới trung niên và một phần ba nữ giới tuổi trung niên ở
Hoa Kỳ sẽ mắc BMV có biểu hiện lâm sàng 7,8.
Theo những cập nhật thống kê bệnh tim mạch và đột quỵ của AHA 2021: Trên
thế giới có khoảng 18,6 triệu người tử vong do nguyên nhân tim mạch (năm 2019),
tăng 16,1% so với năm 2010 1.
Theo dữ liệu mới nhất của WHO 2020, tử vong do bệnh ĐMV ước tính Việt
Nam đạt đến con số 91.939 người, chiếm 13,41% tử vong toàn bộ. Tỷ lệ tử vong hiệu

.


.


5

chỉnh theo tuổi là 86,67 trên 100.000 dân, xếp Việt Nam đứng hàng thứ 125 trên thế
giới về tử vong do bệnh ĐMV 9.
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch 10
Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:
Tuổi:
-

Nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi là yếu tố nguy cơ bệnh ĐMV. Tuổi càng cao nguy
cơ bệnh ĐMV càng tăng. Từ 70 tuổi trở lên, có đến 15% nam giới và 9% nữ
giới có bệnh ĐMV có triệu chứng và tăng lên 20% ở tuổi 80.
Giới và tình trạng mãn kinh:

-

Bệnh ĐMV thường phổ biến và khởi phát sớm hơn ở nam giới.

-

Tỉ lệ mắc bệnh ĐMV ở nữ tăng nhanh sau tuổi mãn kinh và ngang bằng với
nam giới sau 65 tuổi do vai trò của hormone sinh dục. Mặc dù ít phổ biến hơn
nhưng bệnh ĐMV vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở nữ giới. Tuy
nhiên, liệu pháp hormone thay thế không được khuyến cáo trong dự phòng tiên
phát xơ vữa động mạch ở phụ nữ sau mãn kinh.
Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm:

-

Tiền sử gia đình được xem như một yếu tố nguy cơ khi bệnh xơ vữa động mạch

xuất hiện ở thế hệ thứ nhất với nam giới trước tuổi 55 và nữ giới trước tuổi 65
Yếu tố chủng tộc:

-

Tỉ lệ tử vong do bệnh ĐMV theo tuổi ở nhóm người gốc Nam Á cao hơn 50%
so với nhóm người da trắng bản địa ở các nước phát triển.

-

Tỉ lệ mắc bệnh ĐMV thấp hơn ở nhóm người da đen.

-

Tỉ lệ bệnh ĐMV xu hướng gia tăng mạnh ở một số quần thể Đông Á

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐMV, bệnh
động mạch ngoại biên. Số đo huyết áp tâm thu là chỉ số tiên lượng tốt hơn so với số
đo huyết áp tâm trương ở đối tượng bệnh nhân trên 50 tuổi. Tăng huyết áp tâm trương
liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi.

.


.

6

Đái tháo đường: Đái tháo đường là một trong các yếu tố nguy cơ tim mạch chính

của bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Đái tháo đường làm tăng 2 lần biến cố tim mạch
(bao gồm bệnh lý ĐMV, đột quỵ và tử vong chung liên quan tới bệnh lý mạch máu)
và độc lập với các yếu tố nguy cơ khác.
Rối loạn lipid máu: Có một mối liên quan liên tục, bền vững và độc lập giữa
nồng độ Cholesterol TP hoặc cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) với các
biến cố tim mạch do xơ vữa.
Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (CSKCT) cao đóng góp 25-49% bệnh ĐMV ở các
nước phát triển. Thừa cân được định nghĩa là CSKCT từ 23- 24,9 kg/m2 , béo phì là
CSKCT ≥ 25 kg/m2. Tỉ lệ béo phì tăng nhanh trên tồn thế giới. Béo trung tâm là tình
trạng thừa mỡ ở bụng, xác định bởi tỉ lệ vịng eo – hơng cao và có mối liên quan chặt
chẽ tới bệnh ĐMV nếu vòng eo > 90 cm ở nam và > 80 cm ở nữ.
Lối sống ít vận động: Sự liên quan giữa ít hoạt động thể chất với tử vong do bệnh
tim mạch rất khó ước tính. Tuy nhiên, những người hoạt động thể chất có nguy cơ
mắc bệnh ĐMV thấp hơn. Tập thể dục thường xuyên, cường độ vừa đến nhiều nên
thực hiện ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút, với thời gian và tần suất
tập luyện nhiều hơn có thể tăng lợi ích.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐMV lên gần 50% với tỉ
lệ tử vong trên 60% (lên đến 85% ở nhóm người nghiện thuốc lá). Hút thuốc lá thụ
động có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ĐMV lên khoảng 25%. Ngừng hút thuốc lá
mang lại nhiều lợi ích và cần làm ở mọi bệnh nhân.
Rượu bia: Người nghiện rượu có liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch. Nên hạn chế tối đa việc uống rượu, bia, nếu uống thì số lượng chỉ nên ≤ 2 đơn
vị/ngày đối với nam hoặc ≤ 1 đơn vị/ngày với nữ và tổng cộng ≤ 14 đơn vị/tuần với
nam hoặc ≤ 8 đơn vị/tuần với nữ. Không uống nhiều vào một thời điểm.
Tình trạng viêm: Một số nghiên cứu lớn chỉ ra rằng dấu ấn viêm, thường dùng
nhất là CRP có giá trị tiên đốn nguy cơ biến cố tim mạch
-

Nồng độ CRP < 1mg/L: Nguy cơ biến cố tim mạch thấp.


-

Nồng độ CRP 1-3mg/L: Nguy cơ biến cố tim mạch trung bình

.


.

7

-

Nồng độ CRP > 3mg/L: Nguy cơ biến cố tim mạch cao.

Các biện pháp điều trị BMV cũng giúp giảm tình trạng viêm như aspirin và statin.
Tuy vậy, các thuốc chống viêm thuần túy chưa chứng minh được vai trò giảm nguy
cơ biến cố bệnh ĐMV.
Các stress tâm lý: Gia tăng căng thẳng trong cơng việc, ít hỗ trợ xã hội, cuộc
sống cô đơn, trầm cảm là các yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
1.1.4. Biến chứng 10,11
Biến chứng nhồi máu cơ tim cấp
Suy tim và sốc tim sau NMCT.
Biến chứng cơ học:
-

Thủng tim (thủng thành tự do hoặc vách liên thất) sau NMCT.

-


Giả phình và vỡ thành tự do.

-

Hở van 2 lá cấp sau nhồi máu cơ tim.

-

Biến chứng rối loạn nhịp tim.

-

Huyết khối buồng thất.

Biến chứng hội chứng mạch vành mạn:
Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng mạch vành mạn cần được điều trị và theo
dõi lâu dài vì sau một thời gian ổn định, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng hoặc
các biến cố tim mạch như:
-

Hội chứng mạch cấp và các biến chứng đi kèm của hội chứng vành cấp

-

Suy tim, sốc tim

-

Rối loạn nhịp tim


-

Đột tử
1.1.5. Chẩn đoán10,12

Chẩn đoán hội chứng động mạch vành mạn:
Trong những bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng mạch vành mạn, cơn đau thắt
ngực là triệu chứng quan trọng nhất, tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân bị bệnh
ĐMV nhưng khơng có cơn đau ngực hoặc có những triệu chứng khác như khó thở.
Đau thắt ngực ổn định ở hội chứng mạch vành mạn bệnh nhân có những đặc điểm:

.


.

8

bệnh nhân đau ngực cảm giác thắt lại, bóp nghẹt, đau lan lên hàm, vai trái, tay trái và
sau lưng, xuất hiện khi gắng sức và xúc động, giảm khi nghỉ ngơi hay khi xịt hay
ngậm dưới lưỡi nitroglycerine, cơn đau ngực thường kéo dài vài phút (3-5 phút), có
thể dài hơn nhưng thường không quá 30 phút. Một số bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn
định ghi nhận họ có thể đốn trước được đau thắt ngực sẽ xuất hiện khi họ gắng sức
vượt quá một ngưỡng nào đó và họ đã cố gắng tránh để nó xảy ra. Ở những bệnh nhân
này, ngưỡng đau ngực cố định gợi ý rằng tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim được
gây ra do tăng nhu cầu oxy quá mức khi sang thương hẹp động mạch vành cố định.

Bước 1

Đánh giá triệu chứng và thăm khám lâm sàng


Xử trí theo phác đồ hội

ĐTNKOĐ ?

chứng vành cấp
Bước 2

Đánh giá các bệnh lý phối hợp và chất lượng cuộc sống

Khơng có chỉ định tái tưới

Điều trị nội khoa

máu
Bước 3

Điện tâm đồ khi nghỉ, xét nghiệm máu, Xquang ngực, Siêu

Đánh giá bệnh ĐMV ở

LVEF < 50%

bệnh nhân suy tim

âm tim
Bước 4

Bước 5


Đánh giá xác suất tiền nhiệm & khả năng mắc bệnh ĐMV

Nguyên nhân đau ngực khác

Tìm ngun nhân và điều

khơng do bệnh BMV

trị thích hợp

Làm xét nghiệm chẩn đốn

Chụp CLVT ĐMV
Chụp ĐMV qua da
Khơng có
chỉ định thăm dị

Lựa chọn XN chẩn đốn dựa trên

(kèm iwFR/FFR)

khả năng mắc bệnh ĐMV, kinh nghiệm
của cơ sở y tế và cơ sở vật chất

Thăm dị tình trạng thiếu máu cơ tim
(Ưu tiên chẩn đốn hình ảnh)

Khả năng mắc bệnh ĐMV

Rất thấp

Bước 6

Rất cao

Điều trị theo triệu chứng và nguy cơ xảy ra biến cố

Sơ đồ 1.1. Các bước tiếp cận chẩn đoán hội chứng mạch vành mạn.
“Nguồn: ESC 2019 12”
Chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp:
Hội chứng động mạch vành cấp bao gồm hội chứng động mạch vành cấp
không ST chênh lên (nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên và đau ngực không ổn
định) và nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.
Đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKOĐ):

.


.

9

Bệnh nhân có đau ngực, đau thắt, bóp nghẹt sau xương ức, có thể lan lên hàm,
vai trái, cơn đau có thể xảy ra khi gắng sức hoặc khi nghỉ, thường kéo dài trên 20
phút, đau ngực có thể mới xuất hiện hoặc bệnh nhân đã có tiền sử đau ngực trước đó
hiện đau ngực tăng lên về thời gian và cường độ, đồng thời ngưỡng xuất hiện cũng
giảm; không kèm theo dấu hiệu ST chênh lên trên điện tâm đồ và khơng có men tim
thay đổi động học phù hợp với nhồi máu cơ tim.
NMCT cấp ST không chênh lên:
Về mặt lâm sàng và điện tâm đồ khơng có sự khác biệt giữa 2 bệnh cảnh đau
thắt ngực không ổn định và NMCT cấp không ST chênh lên, sự phân biệt ở chỗ là

NMCT cấp không ST chênh lên có sự thay đổi động học dấu ấn sinh học cơ tim (tăng
hoặc giảm men tim) trên các xét nghiệm cịn đau thắt ngực khơng ổn định thì khơng.
NMCT cấp ST chênh lên:
Bệnh cảnh đau ngực có thể giống đau thắt ngực không ổn định và NMCT cấp
không ST chênh lên nhưng có kèm men tim (troponin I hoặc CK-MB) tăng hoặc giảm
theo động học phù hợp với nhồi máu cơ tim và đoạn ST chênh lên ít nhất 2 mm trong
ít nhất hai chuyển đạo có liên quan thì chẩn đoán NMCT cấp ST chênh lên.
1.1.6. Điều trị 10,12
Thay đổi lối sống được khuyến cáo chung trong bệnh lý ĐMV, bao gồm: Bỏ
thuốc lá, chế độ ăn lành mạnh, hạn chế rượu, kiểm soát cân nặng, tập thể dục đều đặn,
điều trị các rối loạn tâm lý nếu có, tránh mơi trường ơ nhiễm, tiêm phịng cúm hằng
năm.
Hội chứng mạch vành mạn:
Mục tiêu chính của điều trị hội chứng mạch vành mạn là giảm triệu chứng đau
thắt ngực và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, phòng ngừa biến cố tim
mạch và tử vong nhằm kéo dài đời sống. Các thuốc có hiệu quả giảm triệu chứng đau
ngực bao gồm thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm, nitrate, ức chế kênh canxi và các
nhóm thuốc khác như ivabradine, nicorandil, trimetazidine, ranolazine. Các thuốc đã
được nghiên cứu có khả năng cải thiện tiên lượng của bệnh nhân, phòng ngừa biến
cố tim mạch là kháng kết tập tiểu cầu (aspirin là nền tảng), statin và thuốc ức chế hệ

.


.

10

renin-angiotensin-aldosterone như ức chế men chuyển và ức chế thụ thể (được dùng
ở những bệnh nhân có tăng huyết áp, đái tháo đường, phân suất tống máu thất trái

giảm EF ≤40%, bệnh thận mạn).
Hội chứng vành cấp:
Mục tiêu điều trị hội chứng mạch vành cấp là chẩn đoán sớm để lựa chọn biện
pháp điều trị và tái tưới máu thích hợp cho bệnh nhân, chẩn đoán và điều trị kịp thời
các biến chứng nguy hiểm của NMCT cấp.
Sau HCMV cấp là giai đoạn ổn định tương đối và bệnh nhân bước sang giai
đoạn HCMV mạn chứ không phải là khỏi bệnh. Bệnh nhân được đánh giá và có những
chiến lược điều trị lâu dài thích hợp.
1.2. Đại cương về lớp mỡ thượng tâm mạc
1.2.1. Khái quát về mô mỡ trong cơ thể và mỡ thượng tâm mạc 13
Mô mỡ từng chỉ được xem là khoang dự trữ đơn thuần, ngày nay được biết
đến với nhiều chức năng nội tiết và chuyển hóa. Mơ mỡ được phân loại dựa vào hình
thái, sinh lý và nguồn gốc mô phôi. Hiện nay, mô mỡ được phân thành 2 nhóm: mơ
mỡ trắng và mơ mỡ nâu. Mỡ trắng có nguồn gốc tế bào gốc trung bì và có vai trị
trong dự trữ mỡ và nguồn năng lượng dự trữ. Dựa theo phân bố giải phẫu, mô mỡ
trắng chia thành mô mỡ dưới da và mô mỡ nội tạng; Mô mỡ nội tạng nằm ở các cơ
thành bụng bao phủ các cơ quan nội tạng, trong khi mỡ dưới da nằm ở các mô dưới
da, đặc biệt hạ bì. Mơ mỡ nâu có nguồn gốc từ các tế bào tiền thân ở da cơ
(dermomyotome precursor cells) , thấy rằng có vài điểm tương tự với tế bào cơ vân
vì chúng phát triển từ những con đường tín hiệu tương tự nhau. Mơ mỡ nâu thường
nơi dự trữ nhỏ (khác với mô mỡ trắng) và thường có nhiều phân bố thần kinh và mạch
máu, tạo nên vẻ ngồi màu nâu đặc biệt. Loại mơ này cũng chuyển hóa mỡ, sinh nhiệt
và góp phần vào tăng chuyển hóa chung của cơ thể.
Béo phì là một bệnh liên quan viêm, có đặc điểm sự tăng số lượng và kích
thước các tế bào mỡ, liên quan sự thiếu oxy tiến triển, tăng các cytokines tiền viêm,
và sự điều hòa hóa học các tế bào viêm. Hiện tượng này được gọi là “mô mỡ bệnh
lý”. Theo nhiều báo cáo ghi nhận, có sự liên quan rõ rệt giữa béo phì và bệnh tim

.



.

11

mạch, liên quan đến dự trữ mỡ nội tạng, tăng đường huyết và tình trạng tiền đơng, và
sự mất cân bằng các adipokines tiền viêm, adipokines kháng viêm, ảnh hưởng nhiều
đến chức năng tim mạch. Trong những năm gần đây, chuyển hóa mơ mỡ nội tạng
được chứng minh có vai trò quan trọng trong bệnh mạch vành.
Mỡ thượng tâm mạc thuộc nhóm mơ mỡ trắng, bao phủ 80% bề mặt tim, chiếm
khoảng 20 % cân nặng toàn phần của cơ quan. Vì vậy, mơ mỡ thượng tâm mạc được
xem là mơ mỡ nội tạng thật sự. Sự tích tụ mỡ ở thượng tâm mạc là một nguồn tạo ra
các phân tử sinh học, các cytokines và các hormones, tác động như một tuyến nội tiết
cục bộ. Hơn thế nữa, chúng điều hịa sinh lý tim và mạch máu, thơng qua cơ chế cận
tiết và cơ chế nội tiết - mạch máu. Mơ mỡ thượng tâm mạc cũng được chứng minh
có vai trò như nguồn dự trữ năng lượng cho các tế bào cơ tim phụ thuộc vào sự oxy
hóa acid béo. Mặc dù, độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc cần thiết cho hoạt động chức
năng của cơ tim, những thập kỷ gần đây đã ghi nhận sự tăng độ dày lớp mỡ thượng
tâm mạc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành và hội chứng chuyển hóa,
đang dần trở thành là một mục tiêu để đánh giá những chiến lược phịng ngừa ngun
phát và thứ phát.
1.2.2. Hình thái học lớp mỡ thượng tâm mạc
Lớp mỡ thượng tâm mạc thuộc nhóm mỡ nội tạng, có liên quan đến các tác
động cục bộ hoặc hệ thống. Lớp mỡ ở tim được phân thành mỡ thượng tâm mạc và
mỡ màng ngồi tim. Mỡ thượng tâm mạc là lớp mơ mỡ lắng đọng ở vị trí giữa cơ
tim và lá tạng màng ngoài tim. Tác động của mỡ thượng tâm mạc trên nguy cơ tim
mạch càng được quan tâm làm các nhà khoa học càng muốn tìm hiểu sâu hơn về chức
năng sinh học của mô mỡ thượng tâm mạc.

.



.

12

Lá tạng màng ngồi tim
Lá thành màng ngồi tim
Mơ mỡ thượng tâm mạc
Cơ tim
Mơ mỡ màng ngồi tim
Hình 1.1. Hình thái học lớp mỡ thượng tâm mạc
“Nguồn: Villansante, 2019”14
Bảng 1.1. Phân loại mô mỡ ở tim 15
Mỡ nội tạng

Mô mỡ quanh các cơ quan nội tạng

Mỡ thượng tâm mạc

Mô mỡ nằm giữa cơ tim và lá tạng của màng ngoài tim

Mỡ màng ngồi tim

Mơ mỡ nằm giữa 2 lớp màng ngoài tim (giữa lá thành và
lá tạng) và vệt mỡ ở bề mặt ngồi của lá tạng.

Mỡ cận tim

Mơ mỡ nằm bên ngồi lá thành màng ngồi tim (hiện

nay khơng cịn dùng khái niệm này)

Lớp mỡ thượng tâm mạc có mơ phơi học và hình thái học tương tự mới mơ
mỡ nội tạng, cả hai đều có nguồn gốc từ lá tạng trung bì. Lớp mỡ thượng tâm mạc
nằm giữa cơ tim và lá tạng màng ngoài tim, chủ yếu trên bề mặt thất phải và thành
sau thất trái. Lớp mỡ thượng tâm mạc cũng có xung quanh các rãnh nhĩ thất và các
nhánh động mạch vành chính, có độ dày lớn nhất ở thành trước và thành bên của nhĩ
phải. Nhờ có tính đàn hồi và chịu lực, lớp mỡ thượng tâm mạc có chức năng cơ học,
bảo vệ các động mạch vành chống lại lực quá mức gây ra bởi mạch đập của động
mạch và co thắt cơ tim 16. Hơn thế nữa, giữa lớp mỡ thượng tâm mạc và cơ tim không
bị chia cách bởi các mô liên kết, nên sẽ có sự tương tác chặt chẽ giữa 2 cấu trúc này.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, lớp mỡ thượng tâm mạc bao phủ gần
80% bề mặt tim và chiếm khoảng 20% trọng lượng toàn bộ tim. Thể tích và độ dày

.


.

13

lớp mỡ thượng tâm mạc có thể ảnh hưởng bởi các các yếu tố gen, yếu tố ngồi gen
và mơi trường. Về mặt này, số lượng mô mỡ thượng tâm mạc tăng gấp 2 lần được
quan sát thấy ở bệnh nhân có CSKCT trên 27 kg/m2 . Các yếu tố môi trường khác
như tuổi tác, chế độ ăn quá nhiều năng lượng, lối sống tĩnh tại, ô nhiễm môi trường
và hệ vi khuẩn chí có thể cũng điều hịa sự lắng đọng mỡ nội tạng 17.
Phân tích mơ học lớp mỡ thượng tâm mạc thấy rằng hỗn hợp nhiều tế bào có
đặc điểm nhiều các tế bào cơ chất tế bào mỡ và lượng lớn các tế bào viêm tại chỗ như
lymphocytes (CD3+), các đại thực bào (CD68+), và các dưỡng bào (mastocyte). Đáng
chú ý, lớp mỡ thượng tâm mạc cũng chứa các mô hạch và mô thần kinh sản xuất một

lượng lớn các yếu tố tăng trưởng. Lớp mỡ thượng tâm mạc có tiềm năng như một
khung nâng đỡ đối với các dây thần kinh tự động của tim và mạng lưới hạch. Khác
với lớp mỡ màng ngoài tim, mạng lưới mạch máu của lớp mỡ thượng tâm mạc phụ
thuộc vào các nhánh của động mạch vành, càng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa
lớp mỡ thượng tâm mạc và mô cơ tim 16.
1.2.3. Sinh lý học của lớp mỡ thượng tâm mạc 3
Mô mỡ không chỉ đơn giản là các đơn vị dự trữ lipid, mà còn có vai trị như
cơ quan nội tiết hoặc cận tiết, có vai trị quan trọng trong chuyển hóa mỡ và chuyển
hóa đường. Đặc biệt, lớp mỡ thượng tâm mạc có vai trị dự trữ khi có tình trạng tăng
q mức các acid béo tự do, do đó giúp duy trì nguồn cung cấp năng lượng cho cơ
tim và ngăn chặn những tác động bất lợi khi các acid béo tự do lưu hành cao trong
tuần hoàn trên cơ tim và các động mạch vành. Ngược lại, trong các tình trạng có stress
chuyển hóa, lớp mỡ thượng tâm mạc có thể phóng thích acid béo tự do với tốc độ cao
hơn các mô mỡ vùng khác. Lớp mỡ thượng tâm mạc điều hịa cân bằng acid béo tự
do qua tuần hồn mạch vành, vận chuyển 2 chiều qua dịch mô kẽ và sự biểu hiện các
kênh vận chuyển acid béo (fatty acid binding protein-4: FABP-4) 18. Chức năng điều
hòa cân bằng nội môi của lớp mỡ thượng tâm mạc cũng gồm sự kiểm soát trương lực
mạch máu. Lớp mỡ thượng tâm mạc kiểm soát tác động của insulin trên các mạng
lưới vi tuần hồn, do đó thúc đẩy hoạt động vận mạch qua trung gian và hấp thu
glucose ở giường mạch máu mạch vành 19. Qua q trình phóng thích adipocytokines

.


.

14

(chủ yếu adiponectin, adrenomedullin và omentin) và các yếu tố giãn mạch nguồn
gốc từ tế bào mỡ, lớp mỡ thượng tâm mạc càng làm giảm trương lực mạch máu và

ảnh hưởng sự tái cấu trúc mạch máu 20. Sự gắn adiponectin lên các thụ thể Adipo1 và
Adipo2, hoạt hóa chuỗi tín hiệu thúc đẩy tổng hợp và phóng thích nitric oxide và làm
chậm tín hiệu tiền viêm qua trung gian NF-κB. Trong điều kiện bình thường, cũng
phóng thích một lượng lớn adrenomedullin - một peptide giãn mạch có tiềm năng.
Adrenomedullin có tác dụng đối kháng các stress oxy hóa, ức chế sự di tản và tăng
sinh các tế bào cơ trơn mạch máu, ức chế sự chết theo chương trình của tế bào nội
mơ mạch máu và ức chế phóng thích endothelin-1 21. Ngồi ra, adrenomedullin ảnh
hưởng đến cung lượng tim do làm tăng nồng độ canxi nội bào ở tế bào cơ tim.
1.2.3.1.

Sinh lý bệnh của lớp mỡ thượng tâm mạc 3

Lớp mỡ thượng tâm mạc bị rối loạn chức năng khi tăng về độ dày và thể tích,
có những ảnh hưởng tại chỗ và ảnh hưởng trên hệ thống. Khi lớp mỡ thượng tâm mạc
dày lên hoặc tăng thể tích, góp phần vào nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa và đóng
vai trị quan trọng góp phần dẫn đến hội chứng chuyển hóa.

.


×