Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tỷ lệ suy giảm khối cơ , suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận 8 , tp hcm năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 128 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH TIỂU ĐÀO

TỶ LỆ SUY GIẢM KHỐI CƠ, SUY DINH DƯỠNG VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI QUẬN 8, TP. HCM NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH TIỂU ĐÀO


TỶ LỆ SUY GIẢM KHỐI CƠ, SUY DINH DƯỠNG VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI QUẬN 8, TP.HCM NĂM 2022

CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ: 8721063

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THỊ LAN ANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn
bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác
chấp nhận để cấp văn bằng sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn
bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Luận văn tốt nghiệp đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu
từ Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 11/HĐĐĐ-ĐHYD ký ngày
10/1/2022.

Tác giả


Huỳnh Tiểu Đào

.


.

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................... 6
1.1. Người cao tuổi và già hóa dân số......................................................... 6
1.2. Đại cương về suy giảm khối cơ ........................................................... 9
1.3. Yếu tố nguy cơ ................................................................................... 14
1.4. Triệu chứng lâm sàng......................................................................... 15
1.5. Chẩn đoán xác định........................................................................... 16
1.6. Điều trị và dự phòng .......................................................................... 18
1.7. Suy dinh dưỡng ở NCT ...................................................................... 19
1.8. Đánh giá tình trạng suy dưỡng ở NCT bằng cơng cụ MNA (Mini
Nutritional Assessment) ............................................................................ 22
1.9. Tình trạng suy yếu ở người cao tuổi .................................................. 25
1.10. Một số nghiên cứu liên quan đến tình trạng suy giảm khối cơ, suy
dinh dưỡng ở NCT .................................................................................... 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 38
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 38
2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................................... 38

2.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 38
2.4. Xử lý dữ kiện ..................................................................................... 40
2.5. Phân tích dữ kiện ............................................................................... 49
2.6. Y đức .................................................................................................. 50
Chương 3. KẾT QUẢ ..................................................................................... 51

.


.

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................... 51
3.2. Tỷ lệ suy giảm khối cơ, suy dinh dưỡng theo thang đo MNA ở người
cao tuổi ...................................................................................................... 55
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm khối cơ ở NCT ..... 56
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng theo thang đo
MNA ở NCT ............................................................................................. 62
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 67
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................. 67
4.2. Tỷ lệ suy giảm khối cơ, suy dinh dưỡng của đối tượng tham gia nghiên
cứu ............................................................................................................. 71
4.3. Suy giảm khối cơ và các yếu tố liên quan ......................................... 77
4.4. Suy dinh dưỡng theo thang đo MNA và các yếu tố liên quan........... 81
4.5. Điểm mạnh, hạn chế, tính mới và ứng dụng của đề tài ..................... 84
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.



.

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi nghiên cứu
Phụ lục 2: Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 3: Phiếu đồng thuận của người chăm sóc đối tượng tham gia nghiên
cứu
Phụ lục 4: Giấy xác nhận thu thập số liệu và danh sách đối tượng tham gia
nghiên cứu
Phụ lục 5: Giấy chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
của Đại học Y Dược TP.HCM
Phục lục 6: Kết luận của hội đồng chấm luận văn
Phụ lục 7: Bản nhận xét của phản biện 1 và phản biện 2
Phụ lục 8: Giấy xác nhận đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo ý kiến của hội
đồng đánh giá luận văn

.


.

i

DANH MỤC VIẾT TẮT

ADL

Đánh giá hoạt động sống hàng Activities of Daily Living

ngày

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Association of Southeast
Nam Á

Asian Nations

ASM

Khối lượng cơ tứ chi

Appendicular Skeletal Muscle

AGWS

Hiệp hội Sarcopenia Châu Á

Asian

working

group

for

sarcopenia
BMI


Chỉ số khối cơ thể

BIA

Phân tích trở kháng điện sinh Bioecletrical
học

CES-D

COPD

Body Mass Index
impedance

analysis

Thang điểm tự báo cáo trầm Center

for

Epidemiologic

cảm

studies Depression scale

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Chronic


Obstructive

Pulmonary Disease
CHS

Nghiên cứu sức khỏe tim mạch

The

Cardiovascular

Health

Study
CC

Chu vi bắp chân

Calf Circumference

DXA

Hấp thụ tia X năng lượng kép

Dual-energy
Absorptiometry

EWGSOP Hiệp hội Sarcopenia Châu Âu
EU


Liên Minh Châu Âu

.

European Union

X-ray


.

ii

ESPEN

Hiệp hội dinh dưỡng đường tiêu English Society for Parenteral
hóa và đường tĩnh mạch của and Enteral Nutrition
Anh

HGS

Cơ lực tay

Handgrip Strength

ICU

Chăm sóc tích cực

Intensive care unit


IPAQ

Bộ câu hỏi quốc tế về hoạt động International physical activity

IADL

thể lực

questionnaire

Chức năng hoạt động hàng

Instrument Activities of Daily
Living

MNA

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng Mini Nutritional Assessment
tối thiểu

MUST

Cơng cụ tầm sốt suy dinh Malnutrition
dưỡng phổ thơng

Universal

Screening Tool


METS

Đơn vị chuyển hóa tương đương Metabolic equivalents

MAC

Chu vi cánh tay

Mid



arm

muscle

circumference
NRS

Tầm soát nguy cơ suy dinh Nutrition risk screening
dưỡng

NCT

Người cao tuổi

SDD

Suy dinh dưỡng


SGA

Đánh giá tổng thể chủ quan

TCBP

Thừa cân béo phì

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

Tổ chức y tế thế giới

.

Subjective Global Assessment

World Health Organization


.

iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Giá trị sức mạnh bàn tay hiệu chỉnh theo giới và BMI ................ 27
Bảng 1. 2. Giá trị thời gian đi bộ hiệu chỉnh theo giới và chiều cao .............. 28

Bảng 3. 1. Đặc điểm dân số - kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu. ...... 51
Bảng 3. 2. Đặc điểm về hành vi - lối sống của đối tượng nghiên cứu ............ 52
Bảng 3. 3. Đặc điểm khác của đối tượng tham gia nghiên cứu ...................... 52
Bảng 3. 4. Đặc điểm về tình trạng đa bệnh lý theo chỉ số Charlson của đối tượng
nghiên cứu ....................................................................................................... 53
Bảng 3. 5. Đặc điểm nhân trắc học của đối tượng tham gia nghiên cứu ........ 53
Bảng 3. 6. Một số yếu tố liên quan giữa suy giảm khối cơ và đặc điểm ........ 56
Bảng 3. 7. Mối liên quan giữa suy giảm khối cơ và đặc điểm hành vi – lối sống
của đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 57
Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa suy giảm khối cơ và đặc điểm khác của đối tượng
nghiên cứu ....................................................................................................... 58
Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa suy giảm khối cơ và suy yếu, tình trạng dinh
dưỡng ở NCT .................................................................................................. 59
Bảng 3. 10. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến .................... 60
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa SDD theo thang đo MNA và đặc điểm dân số kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu....................................................... 62
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa SDD theo thang đo MNA và đặc điểm hành vi
– lối sống của đối tượng nghiên cứu ............................................................... 64
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa SDD theo thang đo MNA và đặc điểm khác của
đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 65
Bảng 3. 14. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến tình trạng suy
dinh dưỡng theo thang đo MNA ở NCT ......................................................... 66

.


.

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. ......................................................... 7
Hình 1. 2. Máy đo In body 770 và kết quả sau khi phân tích ......................... 17
Hình 2. 1. Sơ đồ phỏng vấn ............................................................................. 46
Hình 2. 2. Hình minh họa cách đo chiều cao .................................................. 46
Hình 2. 3. Máy đo lực cơ tay Camry EH101 .................................................. 47
Hình 2. 4. Hình minh họa đo máy In body 770 .............................................. 47
Hình 2. 5. Hình ảnh minh họa đo chu vi bắp chân.......................................... 48
Hình 3. 1. Tỷ lệ suy giảm khối cơ ở người cao tuổi ....................................... 55
Hình 3. 2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi theo thang đo MNA ......... 55

.


.

1

MỞ ĐẦU
Suy giảm khối cơ (Sarcopenia) và suy dinh dưỡng là một trong những
vấn đề sức khỏe hay gặp ở người cao tuổi. Suy giảm khối cơ được định nghĩa
là tình trạng mất khối cơ và chức năng hoạt động một cách liên tục 1. Tỷ lệ suy
giảm khối cơ ở người cao tuổi trên thế giới dao động khoảng 6 – 22% 17. Ở các
nước châu Âu, tỷ lệ suy giảm khối cơ ở người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên là
khoảng 20% và tỷ lệ này tăng lên 50 – 60% ở người từ 80 tuổi trở lên 36. Ở các
nước châu Á, nghiên cứu phân tích hệ thống cho thấy tỷ lệ sarcopenia nói chung
là 5,5 - 25,7 % 35. Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào quần thể nghiên cứu, tiêu
chuẩn chẩn đoán và điểm giới hạn xác định giảm khối lượng cơ. Theo ước tính
về tỷ lệ hiện mắc hiện nay có hơn 50 triệu người hiện mắc suy giảm khối cơ và
sẽ ảnh hưởng đến hơn 200 triệu người trong vòng 40 năm tới 2. Từ 50 tuổi trở
đi, khối lượng cơ giảm 1-2% hàng năm và sức mạnh cơ bắp giảm khoảng 1,5%

hàng năm trong độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi 3.
Suy giảm khối cơ gia tăng theo tuổi nên dễ bỏ sót và thường được chẩn
đốn muộn do được xem như một phần của “q trình lão hóa bình thường” 4.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm khối cơ là tuổi cao, vận động thể lực
thấp, mắc nhiều bệnh mạn tính cùng lúc, dinh dưỡng khơng phù hợp về năng
lượng và/hoặc protein như tình trạng rối loạn hấp thu, bệnh lý dạ dày ruột hoặc
sử dụng các thuốc gây ra tình trạng chán ăn 5. Suy giảm khối cơ làm tăng các
nguy cơ té ngã, chấn thương, suy dinh dưỡng, giảm chức năng hoạt động hàng
ngày, nhập viện và tử vong 6,7,8,9.
Suy dinh dưỡng được định nghĩa là một trạng thái dinh dưỡng bán cấp
hoặc mạn tính, trong đó sự kết hợp của các mức độ khác nhau của tình trạng
suy dinh dưỡng quá mức hoặc thiếu dinh dưỡng và hoạt động viêm nhiễm dẫn
đến sự thay đổi thành phần cơ thể và suy giảm chức năng

10,11

. Tỷ lệ suy dinh

dưỡng ở người cao tuổi dao động từ 6,5 – 85%, tùy thuộc vào phương pháp

.


.

2

hoặc các thông số được sử dụng để đánh giá dinh dưỡng, tỷ lệ này cao hơn ở
những người lớn tuổi trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe 12. Tại các bệnh viện
tỷ lệ suy dinh dưỡng ở NCT khoảng 56%13. Suy dinh dưỡng không phải là một

tác dụng phụ khơng thể tránh khỏi của q trình lão hóa, nhưng nhiều thay đổi
liên quan đến q trình lão hóa có thể thúc đẩy tình trạng dinh dưỡng kém. Sự
suy giảm vị giác và khứu giác, răng kém và giảm cảm giác thèm ăn là một số
yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng và có thể dẫn đến suy dinh
dưỡng và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra 14.
Hơn nữa, suy dinh dưỡng được coi là một trong những yếu tố góp phần
quan trọng dẫn đến suy giảm khối cơ 5. Người cao tuổi có thể cùng lúc có suy
dinh dưỡng và suy giảm khối cơ biểu hiện bằng tình trạng giảm trọng lượng cơ
thể, giảm khối lượng cơ, sức mạnh và/hoặc chức năng thể chất gây hậu quả
nặng nề cho người bệnh như giảm chất lượng cuộc sống ảnh hưởng đến sức
khỏe, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và điều trị, tăng tỷ lệ nhập viện và tử
vong 15,12. Vì vậy, chẩn đốn phát hiện sớm bệnh để có biện pháp can thiệp kịp
thời đối với NCT là vô cùng quan trọng giúp việc điều trị và kiểm soát bệnh
bằng chế độ ăn giàu protein kết hợp với hoạt động thể lực nhằm giúp cải thiện
tình trạng bệnh 16.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về suy giảm khối cơ, suy dinh
dưỡng và các yếu tố liên quan đến người cao tuổi. Tại Việt Nam cũng có nhiều
nghiên cứu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng trên người cao tuổi, tuy nhiên
đến thời điểm hiện tại chưa có số liệu báo cáo về tỷ lệ suy giảm khối cơ ở người
cao tuổi tại cộng đồng. Thành phố Hồ Chí Minh là một những thành phố lớn
của Việt Nam và có tỷ lệ NCT khá cao chiếm khoảng 7-8% trong dân số
chung17. Tuổi thọ trung bình của người dân tại đây ngày càng tăng, theo thống
kê năm 2019 là 76,6 tuổi 18. Số người cao tuổi ngày càng nhiều vì thế cần quan
tâm hơn vấn đề sức khỏe của NCT. Quận 8 là một quận thuộc TP.HCM, hiện

.


.


3

chưa có nghiên cứu nào về suy giảm khối cơ ở NCT thực hiện tại đây, hơn nữa
đây là một quận có mật dân cư cao, hội tụ nhiều tầng lớp dân cư, kinh tế đa
dạng, nhiều ngành nghề đảm bảo về mặt đa dạng phù hợp cho việc khảo sát
khách quan và đầy đủ. Nhận thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn
đề, cũng như mong muốn có thêm dữ liệu về suy giảm khối cơ ở người cao
tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ suy giảm khối cơ, suy dinh dưỡng
và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận 8, TP. HCM năm 2022”.

.


.

4

Câu hỏi nghiên cứu:
1. Tỷ lệ suy giảm khối cơ, suy dinh dưỡng ở người cao tuổi ở quận 8 là bao
nhiêu?
2. Có hay khơng có mối liên quan giữa suy giảm khối cơ với đặc điểm dân số,
hành vi – lối sống, nhập viện, té ngã, tình trạng đa bệnh lý, đa thuốc, suy yếu,
suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì?
3. Có hay khơng có mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với đặc điểm dân số,
hành vi – lối sống, nhập viện, té ngã, tình trạng đa bệnh lý, đa thuốc, suy yếu?
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỷ lệ suy giảm khối cơ, suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan
ở người cao tuổi tại quận 8, TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ suy giảm khối cơ theo tiêu chuẩn AWGS của người cao tuổi

sống tại quận 8, TP.HCM.
2. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng theo thang đo MNA của người cao tuổi sống
tại quận 8, TP.HCM.
3. Xác định mối liên quan giữa suy giảm khối cơ và các yếu tố liên quan ở
người cao tuổi như đặc điểm dân số, hành vi – lối sống, nhập viện, té ngã, tình
trạng đa bệnh lý, đa thuốc, suy yếu, suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì.
4. Xác định mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và các yếu tố liên ở người cao
tuổi như đặc điểm dân số, hành vi – lối sống, nhập viện, té ngã, tình trạng đa
bệnh lý, đa thuốc, suy yếu.

.


.

5

Thừa cân – béo phì

SUY GIẢM KHỐI CƠ

SUY DINH DƯỠNG

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
Tuổi

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Giới tính


Đặc điểm dân số

Dân tộc

Hành vi – lối sống

Trình độ học vấn

Nhập viện, té ngã

Cơng việc hiện tại

Tình trạng đa bệnh lý

Sống với ai

Tình trạng đa thuốc

Kinh tế gia đình

Suy yếu

Dàn ý biến số nghiên cứu

.


.

6


Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Người cao tuổi và già hóa dân số
1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi
Hiện nay chưa có sự thống nhất định nghĩa người cao tuổi giữa các quốc
gia trên thế giới. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hầu hết các nước phát triển
chấp nhận người từ 65 tuổi trở lên thì được gọi là NCT 19. Theo Liên hợp quốc
(UN), NCT được định nghĩa là người từ 60 tuổi trở lên 20.
Trong nghiên cứu này, lấy định nghĩa NCT theo quy định của luật NCT
ở Việt Nam là người từ 60 tuổi trở lên, giống với quy ước chung của Liên hợp
quốc 21.
1.1.2. Già hóa dân số
Thế giới
Người cao tuổi ngày nay chiếm một phần lớn trong dân số thế giới. Năm
2017, ước tính có khoảng 962 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 13% dân số
tồn cầu 22. Theo đó, dân số người cao tuổi toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục
tăng và đạt 1,4 tỷ người vào năm 2030 và 2,1 tỷ người vào năm 2050 19. Dự
đoán đến năm 2045-2050 tuổi thọ trung bình của người dân sẽ tăng lên đến 83
tuổi ở các nước phát triển và 74 tuổi ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo
của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) hiện nay trên thế giới cứ chín người
có một người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên
là cứ năm người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên. Hiện nay, Nhật Bản là quốc
gia duy nhất có trên 30% dân số già, nhưng đến năm 2050, dự tính sẽ có 64
nước có trên 30% dân số già như Nhật Bản 23,22. Vào năm 2050, 80% NCT
sẽ sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình 24.
Việt Nam
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng chung của thế giới, theo Liên
Hợp Quốc Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và được

.



.

7

xem là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới
25,26

. Theo kết quả điều tra dân số năm 2019 tỷ lệ NCT từ 60 tuổi trở lên là

12,7%, theo ước tính số NCT của Việt Nam là 12,22 triệu người 27. Tốc độ già
hóa dân số dự báo sẽ tiếp tục tăng, có sự dịch chuyển dần cơ cấu dân số theo
nhóm tuổi sang các nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên. Theo dự đoán, đến năm
2035, một phần năm dân số Việt Nam sẽ là từ 60 tuổi trở lên và sẽ là một trong
ba quốc gia ASEAN duy nhất có tỷ lệ NCT trong dân số vượt quá 20% 28. Tỷ
lệ NCT tăng do tác động của nhiều yếu tố, bao gồm giảm tỷ suất sinh, giảm tỷ
lệ tử vong và gia tăng tuổi thọ 22,25, 29.

Hình 1. 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
1.1.3. Các thay đổi sinh sinh lý của NCT
Chuyển hóa cơ bản giảm do thay đổi cấu trúc cơ thể, giảm khối cơ và
tăng khối mỡ, năng lượng tiêu hao giảm (giảm khẩu phần ăn, giảm vận động).
Sarcopenia là một hội chứng với đặc điểm giảm khối nạc, giảm độ mạnh và
chức năng khối cơ. Bắt đầu từ khi 30 tuổi, khối cơ giảm 30-50% từ 20-80 tuổi,
giảm 1-2%/năm sau 50 tuổi.
Mùi vị: Các cảm giác về mùi vị bị ảnh hưởng liên quan đến tuổi, làm ảnh
hưởng đến cảm giác ngon miệng, hạn chế lựa chọn thực phẩm và giảm khẩu

.



.

8

phần ăn. Thay đổi vị giác, mất vị giác do teo nhú vị giác hoặc giảm cảm nhận
về mùi cũng có thể xuất hiện, có thể do thuốc. Đây là một yếu tố tiên lượng tỷ
lệ tử vong ở người già. Có một số ngun nhân gây ra tình trạng này như liệt
Bell, tổn thương đầu, đái tháo đường, bệnh gan hoặc thận, cao huyết áp, bệnh
Alzheimer, Parkinson, thiếu kẽm hoặc niacin. Các loét miệng, sâu răng, vệ sinh
răng miệng, mũi kém, hút thuốc lá.
Nghe và nhìn: Giảm thính lực là tình trạng phổ biến ở người già, là
nguyên nhân số một trong những rối loạn giao tiếp ở người già, chiếm tỷ lệ từ
25% đến 40% ở người trên 65 tuổi tại Mỹ. Giảm thính lực có thể do các bệnh
thối hóa điểm vàng, viễn thị, đục thủy tinh thể, gây ra những hạn chế trong
việc đi chợ, nấu ăn và ăn.
Hệ miễn dịch: Hệ suy giảm khi tuổi tăng lên, đáp ứng miễn dịch chậm
và kém hiệu quả hơn. Nếu duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt làm tăng chức năng
miễn dịch.
Miệng: Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.
Rụng răng, dùng răng giả, khơ miệng có thể có khó khăn khi nhai nuốt. Giảm
vị giác và giảm tiết nước bọt làm ăn uống kém ngon miệng và khó khăn.
Hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa thay đổi theo tuổi, có thể chạm rỗng dạ dày, ăn
nhanh no, giảm khẩu phần ăn. Nuốt khó, mất chức năng nuốt, thường do bệnh
lý thần kinh và sa sút trí tuệ, làm tăng nguy cơ viêm phổi hít sặc. Thay đổi về
dạ dày như giảm chức năng niêm mạc dạ dày, viêm dạ dày gây đau, chậm tiêu
dạ dày, khó chịu, ảnh hưởng hấp thu các chất dinh dưỡng. Thiếu acid dịch vị
phổ biến ở NCT, gây chậm hấp thu vitamin. Táo bón cũng là rối loạn thường
gặp. Thường do thiếu miễn dịch, ít hoạt động thể lực và khẩu phần ăn ít chất

xơ hoặc có thể do một số loại thuốc hay gặp ở NCT.
Các chức năng tim mạch, thận, thần kinh cũng thường suy giảm khi tuổi
tăng lên.

.


.

9

Loét tì đè: Nhiều yếu tố ảnh hưởng bao gồm ít vận động, tuần hồn kém,
béo phì, tiểu tiện mất tự chủ. Người già với các vấn đề về thần kinh như hơn
mê, sa sút trí tuệ khơng thay đổi tư thế, liệt, mất cảm giác đều góp phần gây ra
loét tì đè.
Trầm cảm: Các thay đổi về tâm lý thường biểu hiện trầm cảm và thay
đổi tùy người. Đối với người già trầm cảm thường có thể do bệnh tim mạch,
đột quỵ. Trầm cảm thường khơng được chẩn đốn, bị bỏ qua. Trầm cảm khơng
được điều trị có thể ảnh hưởng đến niềm vui sống trong đó có ăn uống, làm
tăng bệnh tật, giảm chức năng miễn dịch, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi. Thực phẩm
và dinh dưỡng góp phần vào chất lượng cuộc sống về mặt sinh lý, tâm lý và xã
hội của con người, do vậy các chương trình chăm sóc dinh dưỡng cần được chú
ý.
Chức năng và trạng thái chức năng: Chức năng là khả năng duy trì các
hoạt động tự chăm sóc, tự duy trì liên quan đến mức độ độc lập và chất lượng
cuộc sống. Hạn chế các hoạt động thường ngày như tắm giặt, vệ sinh, ăn uống,
mặc quần áo và các hoạt động dụng cụ hàng ngày như quản lý tài chính, đi chợ,
dùng điện thoại, nấu ăn, uống thuốc… Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng có
thể ảnh hưởng đến trạng thái chức năng của NCT. Ăn khơng đủ có thể gây ra
mất khối cơ, giảm sức mạnh, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Hội chứng dễ tổn thương bao gồm giảm hoạt động thể lực, suy dinh
dưỡng, trầm cảm và suy giảm nhận thức. Các triệu chứng bao gồm giảm cân,
chán ăn, dinh dưỡng kém, ít hoạt động, giảm chức năng miễn dịch 30.
1.2. Đại cương về suy giảm khối cơ
Hiện nay, suy giảm khối cơ được coi là một bệnh và có mã bệnh riêng
theo phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10-CM: M62.84 31. Định nghĩa suy giảm
khối cơ năm 2010 theo Hiệp hội Sarcopenia châu Âu – EWGSOP: “Suy giảm
khối cơ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự mất liên tục và không ngừng

.


.

10

của khối cơ và sức mạnh cơ, với nguy cơ xuất hiện các biến cố bất lợi như suy
giảm chức năng, giảm chất lượng cuộc sống và tử vong” 5. Đến năm 2018, Hiệp
hội đã bổ sung sức mạnh cơ làm tiêu chuẩn chính để chẩn đốn suy giảm khối
cơ. Theo định nghĩa mới suy giảm khối cơ dựa trên cả khối lượng cơ và sức
mạnh cơ chứ không chỉ dựa trên khối lượng cơ như trước và cả hai đều đều
được sử dụng để chẩn đoán bệnh 32,33.
Theo Hiệp hội Sarcopenia châu Á – AGWS, suy giảm khối cơ được định
nghĩa là tình trạng mất khối lượng cơ liên quan tới tuổi kết hợp với sức mạnh
cơ và/hoặc khả năng thực hành động tác 34.
1.2.1. Tình hình suy giảm khối cơ ở NCT
Bệnh suy giảm khối cơ tăng từ 14% ở những người trên 65 tuổi đến dưới
70 tuổi, 53% ở những người trên 80 tuổi. Tỷ lệ hiện mắc ở những người 60 –
70 tuổi được báo cáo là 5 -13%, trong khi tỷ lệ mắc dao động từ 11 đến 50% ở
những người từ 80 tuổi trở lên. Theo ước tính, bệnh suy giảm khối cơ ảnh hưởng

đến > 50 triệu người hiện nay và sẽ ảnh hưởng đến >200 triệu người trong 40
năm tới 2.
Tỷ lệ suy giảm khối cơ ở người cao tuổi trên thế giới dao động khoảng 6
– 22% 16. Ở các nước châu Âu, tỷ lệ suy giảm khối cơ ở người cao tuổi từ 65
tuổi trở lên là khoảng 20% và tỷ lệ này tăng lên 50 – 60% ở người từ 80 tuổi
trở lên 35. Ở các nước châu Á, nghiên cứu phân tích hệ thống cho thấy tỷ lệ
sarcopenia nói chung là 5,5 - 25,7 % 34.
Theo phân tích gộp các nghiên cứu được thực hiện trên 58.404 người
tham gia vào nghiên cứu thì tỷ lệ suy giảm khối cơ là khoảng 10% ở nam và
10% ở nữ. Tỷ lệ này thấp hơn ờ người châu Á so với các dân tộc khác ở cả hai
giới (10% và 11% ở nam, 9% và 13% ở nữ) 36.

.


.

11

1.2.2. Sinh lý bệnh suy giảm khối cơ
Cơ xương bao gồm 2 loại sợi. Sợi cơ nhanh là loại II, có hàm lượng
đường cao, khả năng oxy hóa thấp hơn và phản ứng nhanh hơn so với sợi loại
I là nhóm cơ chậm. Sợi loại I được gọi là sợi chống mỏi do các đặc điểm chứa
nhiều ti thể, mao mạch và hàm lượng myoglobin. Hầu hết các cơ bao gồm cả
hai loại sợi cơ này. Trong các hoạt động chậm, cường độ thấp hầu hết được tạo
ra bởi sợi cơ I. Trong khi cường độ cao do sợi cơ loại I và II thự hiện. Theo tuổi
tác, sự teo cơ hầu như chỉ ảnh hưởng đến sợi cơ loại II 37.
Suy giảm khối cơ có thể do q trình thối hóa thần kinh, giảm sản xuất
hormone đồng hóa hoặc độ nhạy cảm, rối loạn điều hòa bài tiết cytokine, thay
đổi trạng thái viêm.

Q trình thối hóa thần kinh cơ
Mất tế bào thần kinh cơ là một quá trình tiến triển, khơng thể đảo ngược
và tăng lên theo tuổi. Thối hóa thần kinh liên quan đến tuổi tác có thể góp
phần quan trọng vào tác động của tuổi tác lên cơ. Nhiều cấp độ của hệ thần kinh
bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, bao gồm vỏ não vận động, tủy sống, tế bào thần kinh
ngoại vi và điểm nối thần kinh cơ. Tại tủy sống, có sự suy giảm đáng kể về số
lượng các tế bào thần kinh vận động alpha và có thể có dẫn đến sự giảm các
đơn vị đáp ứng vận động nhanh của cơ thể. Trong các báo cáo khác đã ghi nhận
những thay đổi liên quan đến tuổi tác đã được ghi nhận ở điểm nối thần kinh
cơ, với số lượng giảm nhưng kích thước vùng tận cùng tăng lên và giảm số
lượng các túi synap. Bên cạnh đó, sự thay đổi hình thái học của cơ với những
bệnh thần kinh mạn tính gây ảnh hưởng lớn tới sự giảm số lượng sợi cơ và khối
cơ 38.
Sự tái tạo tế bào gốc cơ xương ở người già chậm hơn người trẻ tuổi. Điều
này do sự di cư của tế bào gốc sang vùng tái tạo chậm hơn do giảm intergrin ở
người già, intergrin là receptor màng trung gian giữa tế bào và xung quanh nó.

.


.

12

Ở mức độ phân tử, sự rối loạn chức năng sinh học ti thể hoặc sản phẩm của chất
hữu cơ mới trong ti thể làm suy giảm hoạt động cơ xương và góp phần teo cơ.
Suy giảm khối cơ có liên quan với sự giảm số lượng đơn vị tế bào thần
kinh cơ, mà số lượng lớn đơn vị tế bào thần kinh cơ này xuất hiện để thực hiện
hoạt động vật lý của cơ.
Mặc khác, có sự khơng cân xứng của sự giảm tổng hợp protein tăng theo

tuổi và sự mất sợi cơ loại II, là chất được dự trữ cho nguồn năng lượng tiêu thụ
cao và quãng ngắn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm dần
tốc độ đi bộ ở người già.
Sự thay đổi liên quan đến hormone
Việc duy trì khối lượng cơ phải có sự cân bằng giữa tổng hợp cơ và sự
mất cơ, theo thời gian sự mất cân bằng có thể dẫn đến mất cơ. Lão hóa có liên
quan đến sự thay đổi của sản xuất hormone, đặc biệt là đối với hormone tăng
trưởng (GH), yếu tố tăng trưởng giống insulin-I (IGF-1), corticosteroid,
androgen, estrogen, insulin. Những hormone này có thể ảnh hưởng đến trạng
thái đồng hóa cũng như dị hóa để chuyển hóa protein cơ tối ưu 39.
Lão hóa có liên quan đến testosterone thấp, có thể dẫn đến giảm khối cơ
và sức mạnh của xương dẫn đến dễ gãy xương và biến chứng nhiều hơn.
Testosterone đã được chứng minh là có tác dụng tăng khối cơ và chức năng cơ.
Một số giả thuyết cịn cho rằng testosterone hoạt hóa các receptor của protein
G với tăng nồng độ ion canxi trong tế bào, giúp tế bào tăng trưởng 40.
Mãn kinh liên quan tới giảm rõ rệt nồng độ estrogen ở phụ nữ. Sự thay
đổi nồng độ hormone này ảnh hưởng tới khối cơ vì vậy giải thích một phần tình
trạng giảm khối cơ và sức mạnh cơ thường gặp ở nữ tuổi mãn kinh. Estrogen
có tác dụng tốt đối với sức mạnh cơ, làm giảm đáp ứng viêm 41.
Tăng mỡ nội tạng, giảm khối lượng cơ và mật độ khoáng của xương được
tìm thấy trong tình trạng tăng cortisol. Tuổi tác ngày càng tăng đã được chứng

.


.

13

minh là có liên quan đến việc tăng nồng độ cortisol vào buổi tối ở nam giới. Sự

tiếp xúc của một số mơ với glucocorticoid trong q trình lão hóa, tức là các tế
bào mỡ nội tạng, kết hợp với việc giảm hiệu ứng phân giải mỡ do giảm nồng
độ GH, có thể góp phần làm tăng tích tụ mỡ nội tạng theo tuổi tác.
Vitamin D: nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của vitamin D trên
hệ cơ, bao gồm tác dụng trên thay đổi hình thái cơ, sức mạnh cơ và khả năng
thực hiện động tác 42. Cơ chế tác dụng bảo vệ của vitamin D trên cơ xương chưa
được sáng tỏ.
GH và IGF-1: Giảm nồng độ GH và IGF-1 là tình trạng thường gặp ở
người cao tuổi 39. Sự thay đổi này diễn ra đồng thời với sự biến đổi các chỉ số
khối cơ thể, tăng khối lượng mỡ và giảm khối lượng cơ của cơ thể.
Những thay đổi liên quan đến yếu tố viêm
Tăng nồng độ các yếu tố hoại tử u alpha (TNF-α), interleukin (IL)-6, IL1 và protein phản ứng C (CRP) được thấy ở người cao tuổi 43. Hiện nay người
ta đã chứng minh rằng mô mỡ là một cơ quan nội tiết hoạt động tiết ra các
hormone và cytokine có ảnh hưởng đến tình trạng viêm tồn thân. Các tế bào
mỡ hoặc các đại thực bào thâm nhập trong mô mỡ sản sinh ra các adipokine và
các cytokine tiền viêm, chẳng hạn như IL-6, TNF-α tạo ra trong gan. Sự gia
tăng các yếu tố tiền viêm này làm tăng nhiều tình trạng bệnh có ảnh hưởng tới
người cao tuổi như suy cơ khối cơ, loãng xương, giảm chức năng miễn dịch và
kháng insulin.
Các yếu tố tiền viêm này làm gia tăng sự mất cơ một cách trực tiếp bằng
làm tăng sự hủy protein tại các sợi cơ và giảm tổng hợp protein. Việc làm tăng
sự hủy protein này là do sự hoạt hóa các hệ thống hủy protein bởi TNF kích
hoạt hàng loạt các kinase và các yếu tố bên trong tế bào khác bao gồm cả yếu
tố NF B (IB). IL-6 cũng tham gia vào quá trình hủy protein tại cơ và được coi
là một cytokine chuyển hóa.

.


.


14

Việc tham gia của nhiều yếu tố viêm có ảnh hưởng tới quá trình làm mất
cơ. Liên quan tới quá trình chuyển hóa, leptin làm giảm tốc độ tổng hợp protein
trong các tế bào cơ. IL-6 và resistin cũng có ảnh hưởng tới hoạt động tại mơ
mỡ, điều mà có liên quan tới chuyển hóa tại cơ.
Sự tồn tại các bệnh mạn tính như bệnh thận, bệnh tim làm suy giảm khối
lượng cơ và làm tình trạng suy giảm khối cơ trầm trọng hơn có thể liên quan
tình trạng viêm mạn tính. Tình trạng viêm của các bệnh mạn tính thường đi
kèm với sự teo cơ như sự sụt cân do ung thư, rối loạn miễn dịch, sự giáng hóa
protein các tế bào cơ và gây ra sự tổng hợp các tế bào cơ bị giảm đi, Các nghiên
cứu chỉ ra rằng việc điều trị các bệnh mạn tính làm giảm trực tiếp hoặc gián
tiếp tình trạng viêm đều phịng được sự mất khối cơ.
1.3. Yếu tố nguy cơ
Tuổi: từ 50 tuổi trở đi, nam giới và phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh
suy giảm khối cơ làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương 44, tuổi càng cao càng
tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm khối lượng cơ. Bệnh thường gặp ở nhóm 70
- 79 tuổi và đặc biệt là nhóm trên 80 tuổi 45. Thêm vào đó tình trạng nội tiết tố
thay đổi, viêm mãn tính, mất cân bằng oxy hóa khử, mất tế bào thần kinh vận
động α, rối loạn chức năng ty thể, thay đổi quá trình tự động của tế bào, quá
trình chết nhanh của myonuclei và suy giảm chức năng tế bào vệ tinh 46. Một
trong những yếu tố này được xem là dấu hiệu của sự già lão hóa nên suy giảm
khối cơ được xem là bệnh lý tuổi già, từ đó ít được quan tâm trên lâm sàng.
Suy dinh dưỡng: Ở NCT bị suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc suy
giảm khối cơ 47,48. SDD có thể gây ra thiếu hụt protein, làm giảm nhanh khối
lượng cơ. Nghiên cứu của Houston DK năm 2008 cho thấy protein giúp duy trì
khối lượng cơ ở người từ 70 – 79 tuổi và chỉ ra rằng những người có tiêu thụ
lượng protein hàng ngày cao hơn thì sẽ giảm khối lượng cơ ít hơn 40% so với
những người có tiêu thụ ít protein hơn 49.


.


.

15

Ít vận động thể lực: lối sống tĩnh tại làm tăng nguy cơ mắc suy giảm khối
cơ và các bệnh khác. Khi cơ không hoạt động sẽ làm giảm khối lượng cơ, ngay
cả ở những người trẻ 50. Ở NCT ít vận động thể lực có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn. Các nghiên cứu cho thấy sức mạnh cơ và khả năng thực hiện động tác có
thể cải thiện rõ rệt sau một thời gian tập luyện ngắn có hướng dẫn 51. Điều này
là do khả năng tổng hợp protein được cải thiện sau khi tăng sự co cơ, kể cả ở
bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương. Như vậy, bệnh suy giảm khối cơ ở
NCT có khả năng cải thiện khi thực hiện các bài tập kháng trở và/hoặc bài tập
sức bền.
Các yếu tố do bệnh: Bệnh lý về tuyến giáp; suy tim; bệnh đường tiêu hóa
ảnh hưởng đến sự hấp thu hoặc giảm lượng thức ăn đưa vào như nơn, tiêu chảy,
khó nuốt, táo bón, viêm dạ dày; lo âu – trầm cảm, hoang tưởng; bệnh về răng
miệng như răng giả; ung thư; mất nhận thức và trí nhớ; người có vấn đề về các
giác quan như nghe kém, giảm thị lực, mất khứu giác, vị giác.
Các loại thuốc: Thuốc gây buồn nôn/nôn (kháng sinh, opioids), thuốc
gây chán ăn (thuốc kháng sinh, digoxin, thuốc kháng cholinergic), thuốc làm
giảm khả năng ăn uống (thuốc an thần, thần kinh), thuốc gây khó nuốt, thuốc
gây táo bón (opiates, thuốc lợi tiểu), gây tiêu chảy (thuốc nhuận tràng, kháng
sinh).
1.4. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh suy giảm khối cơ ước đoán chiếm 10 – 20% người lớn tuổi, nhưng
nhiều người không được chẩn đoán hoặc điều trị. Triệu chứng của bệnh suy

giảm khối cơ bao gồm 52:
- Ngã
- Yếu cơ
- Tốc độ đi bộ giảm
- Tự báo cáo sự suy yếu cơ

.


×