Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh bình dương năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.72 KB, 78 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam trong những năm gầnđây, dân số đã có
những biến động mạnh mẽ cảvề quy mô và cơ cấu tuổi. Tỷ lệ
người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam đãtăng lên nhanh chóng do
ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất tử vong giảm
và tuổi thọ trung bìnhtăng. Năm 2009, tuổi thọ trung bình
của Việt Nam là 72,8 tuổi, tăng 4,6 tuổi so với năm 1999. Cơ
cấu tuổi dân số Việt Nam biến động mạnh theo hướng: tỷ lệ
trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi
lao động (15-59) tăng lên; và tỷ lệ NCT (từ 60 trở lên) cũng
tăng nhanh [1].
Mô hình và nguyên nhân bệnh tật của người Việt Nam
nóichung vàNCT nói riêng cũng đangthay đổi theo “mô hình
kép”, từ bệnh truyền nhiễm sang những bệnh không truyền
nhiễm, nghĩa là theo mô hình bệnh tật của một xã hội hiện
đại.
Chi phí trung bình cho việc khám chữa bệnh của NCT gấp
7-8 lần chi phí tương ứng của một trẻ em. Mức độ tiếp cận
dịch vụ chăm sóc y tế giữa các nhóm dân số cao tuổi rất khác
nhau, trong đó dân số cao tuổi ở nông thôn, miền núi hoặc
dân tộc thiểu số có mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế có
chất lượng còn thấp. Số lượng NCT ngày càng lớn nhưng hệ
thống chăm sóc sức khỏe cho NCT chưa thực sự được coi
trọng và đầu tư phát triển tương xứng.Bản thân NCT cũng
chưa ý thức được những nguy cơ bệnh tật. Tuổi thọ của NCT
tăng, nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại cải thiện chậm [1],[2].
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở NCT là một trong các
vấn đề được ưu tiêu trong các bệnh không lây nhiễm. Nghiên
cứu về sức khỏe răng miệng của NCT đã được tiến hành ở


nhiều quốc gia, châu lục, giúp nhân viên y tế và nhà hoạch
định chính sách y tế có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng, nhu
cầu chăm sóc, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đối với sức
khỏe răng miệng ở NCT.
Ở Việt Nam, điều tra năm 1989-1990 và năm 2000 trên
toàn quốc đã đánh giá tình trạng sức khỏe và nhu cầu chăm
sóc răng miệng nói chung nhưng chưa cónhiềunghiên cứu
toàn diện vàcụ thể về chăm sóc răng miệng cho NCT. Các


2

nghiên cứu về bệnh lý răng miệng ở NCT còn ít, chương trình
chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu chưa tiếp cận được
nhiềuđến đối tượng NCT [2],[4].

Để góp phầnđánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan, đưa ra
những đề xuất thích hợp, thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe răng miệng
và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân số già trong cộng đồng, trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt thuộc trường Đại học Y Hà Nội chủ trì, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở người
cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015-2016”nhằmcácmục tiêu sau:
1- Mô tả thực trạng

bệnh răng miệng (cơ cấu, tỷ lệ mắc,

ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống…) ở
người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015.

2- Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng và
đề xuất biện pháp chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
tại tỉnh Bình Dương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NGƯỜI CAO TUỔI VÀ BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO
TUỔI

1.1.1.

Người cao tuổi

1.1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Trên cơ sở nghiên cứu y sinh học và xã hội học, Hội nghị
quốc tế về NCT tại Viên (Áo)năm 1982 đã qui định NCT là
những người từ 60 tuổi trở lên (≥60 tuổi) không phân biệt giới
tính.Ở Việt Nam, pháp lệnh NCT được ban hành từ năm 2000,
theo đó quy định NCT là những người từ 60 tuổi trở lên. Khái
niệm NCT ở nước ta được sử dụng phổ biến, mang nhiều ý
nghĩa tích cực và ít sử dụng khái niệm người già, mặc dù về
khoa học người cao tuổi và người giàlà như nhau[5].
Sự tăng dần tỷ lệ NCT trên tổng số dân đã diễn ra trên
thế giới trong nhiều năm qua. Những tiến bộ về chăm sóc y
tế và dinh dưỡng khởi đầu từ thế kỷ trước dẫn đến sự nâng
cao tuổi thọ là một thành tựu lớn nhất của xã hội loài người.
Tỷ lệ NCT tăng lên là do chất lượng cuộc sống đã không

ngừng được cải thiện do nhiều yếu tố, trong đó có vai trò
củay học, điều này đã làm thay đổi đáng kể sự phân bố dân
cư ở hầu hết các quốc gia trên toànthế giới.
1.1.1.2. Vấn đề già hóa dân số
Một trong những xu hướng biến đổi mạnh mẽ gần đây là
xu hướng già hóa dân số, trong đó NCT tăng cả về số lượng
và tỷ lệ so với tổng dân số. Già hóa dân số là hệ quả của ba
xu hướng vềnhân khẩu học, đó là tỷ suất sinh giảm, tỷ suất
chết giảm và tuổi thọ trung bình tăng. Dự báo dân số của
Liên hợp quốc (2008) cho thấy, dân số cao tuổi sẽ tăng từ
697 triệu người (10% tổng dân số thế giới) vào năm 2010
lên gần 2 tỷ người (23% tổng dân số thế giới) vào năm
2050. Dự báo cũng cho thấy già hóa dân số là một kịch bản
sẽ xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển, thậm chí tốc
độ già hóa của các nước này còn cao hơn các nước phát
triển. Già hóa dân số trong bối cảnh trình độ phát triển kinh


4

tế và xã hội còn thấp là một thách thức vô cùng to lớn vì dân
số già đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe. Nói
cách khác, nếu không chuẩn bị một cách kỹ lưỡng ngay từ
bây giờ thì dân số già không khỏe mạnh và không có thu
nhập đảm bảo cuộc sống sẽ buộc chính phủ phải có những
khoản chi tiêu lớn và những khoản chi tiêu này sẽ tác động
tiêu cực đến ngân sách nhà nước cũng như sự bền vững tài
chính của toàn bộ nền kinh tế.

• Các nước phát triển

• Các nước đang phát triển
(Nguồn: Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á-Thái Bình DươngESCAP)[28].
Biểu đồ 1.1.Số người từ 60 tuổi trở lênở các nước phát
triển và các nước đang phát triển, giai đoạn1950-2050
1.1.1.3. Tình hình già hóa dân số tại Việt Nam
Cùng với những biến động lịch sử, dân số Việt Nam đã
trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau với những biến
động lớn về tỷ suất sinh và tỷ suất chết. Việc thực hiện chính
sách kế hoạch hóa gia đình những năm 1960 đến nay đã làm
tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ mức 4,81 năm 1979 xuống
mức 2,33 năm 1999 và 2,03 năm 2009. Đồng thời, với
những tiến bộ nhất định trong hệ thống chăm sóc sức khỏe


5

toàn dân, tỷ suất chết ngày càng giảm và tuổi thọ của dân
số ngày càng tăng. Kết quả là dân số NCT ở Việt Nam ngày
càng tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dân số. Tuổi
thọ trung bình của dân số là 72,8 tuổi năm 2009, tăng 4,6
tuổi so với năm 1999. Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam biến
động mạnh theo hướng: tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng
giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59) tăng lên;
và tỷ lệ NCT (từ 60 trở lên) cũng tăng nhanh. Việt Nam sẽ
đối mặt với nguy cơ “già trước khi giàu” khi tốc độ già hóa
dân số tăng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người ở Việt
Nam mới chỉ đạt ở mức trung bình thấp (khoảng 1.170
USD/người vào năm 2010). Đây thực sự là một thách thức
lớn đòi hỏi Việt Nam cần phải chuẩn bị chính sách, chiến lược
để đáp ứng phù hợp với vấn đề dân số già hóa diễn ra trong

những thập kỷ tới.
Bảng 1.1. Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam, từ năm 19792009
Năm

Tổng

1979

Số người

Tỷ lệ (%) trên tổng dân số

0-14

15-59

≥ 60

0-14

15-59

≥ 60

53,74

23,40

26,63


3,71

41,8

51,3

6,9

1989

64,38

24,98

34,76

4,64

39,2

53,6

7,2

1999

76,33

25,56


44,58

6,19

33,0

58,9

8,1

2009

85,79

21,45

56,62

7,72

25,0

66,0

9,0

Nguồn: Tổng Điều tra dân số các năm: 1979, 1989, 1999 và 2009

Tại Việt Nam, theo Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 được
Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam

từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi. Tính tới cuối năm 2010,
Việt Nam đã có hơn 8 triệu người cao tuổi (chiếm 9,4% dân số). Số
lượng người cao tuổi đã tăng lên nhanh chóng, trong khi tỷ lệ hỗ trợ
tiềm năng, tỷ lệ giữa dân số độ tuổi lao động và những người cao tuổi
đang giảm đáng kể[6]. Thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn "lão
hóa" sang một cơ cấu dân số "già" sẽ ngắn hơn và nhanh hơn nhiều so
với nhiều nước phát triển(giai đoạn này khoảng 85 năm ở Thụy Điển, 26
năm ở Nhật Bản, 22 năm ở Thái Lan), trong khi dự kiến có chỉ là 20
năm với Việt Nam, từ năm 2011 Việt Nam đã chính thức bước vào giai
đoạn già hóa dân số[3].

Bảng 1.2. Tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam


6

Năm
1979
1989
1999
2002
2004
2006
2010

Tổng dân số
(Triệu người)
53,74
64,41
76,32

79,73
82,03
84,15
86,92

Người cao tuổi
(Triệu người (tỷ lệ%))
3,71 (6,9)
4,64 (7,2)
6,19 (8,1
6,47 (8,6)
7,34 (9,0)
7,74 (9,2)
8,171 (9,4)

(Nguồn: Giang Thanh Long, Hội nghị quốc tế về người cao tuổi
dân số tổ chức tại đại học Malaysia tháng 7 năm 2012)[3].

1.1.1.4. Vấn đề sứa khỏe răng miệng của người cao
tuổi tại Việt Nam

Tỷ lệ người cao tuổi tăng đặt ra vấnđề lớn trong việc chăm sóc sức
khỏe nóichung và sức khỏe răng miệng nói riêng cho người cao tuổi.
Theo những nghiên cứu gầnđây, tỷ lệ mắc các bệnh răng miệngở nước
ta cón cao do ý thức vệ sinh răng miệng thấp, nhân lực, phương tiệnvà
kinh phí dành cho chăm sóc sức khỏe răng miệng còn hạn chế.
Chăm sóc sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe răng miệng cho
người cao tuổi là một trong những chính sách quan trọng của Chính
phủ. Kể từ khi Hiến pháp đầu tiên năm 1946, người cao tuổi đã là một
phần quan trọng của các chính sách và các chương trình kinh tế xã hội,

các chương trình, chính sách này nhằm bảo vệ người cao tuổi trước các
rủi ro khác nhau và cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ kinh tế
xã hội. Tuy nhiên, với sự già hóa dân số dự kiến các chính sách và
chương trình đã bị điều chỉnh và điều này có thể tạo ra một số thách
thức. Điều này bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lão khoa kém
phát triển, chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thấp có thể
kém hơn, tình trạng này có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thế hệ
khi chúng ta vẫn còn chính sách tự phải trả tiền viện phí, trong khi
người cao tuổi không còn sức lao động như người trẻ và thu nhập thấp
hơn.
Việt Nam là một trong những quốc gia có thu nhập thấp với 72%
dân số sống ở nông thôn [7]. Ngoài ra, còn thiếu nguồn lực nha khoa tại
Việt Nam. Hầu hết các Cơ sở nha khoa được đặt tại khu vực đô thị và chỉ
có số ít người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe răng
miệng. Trong năm 2008, dân số ở miền Nam Việt Nam là khoảng 45 triệu
trong khi có khoảng 850 bác sĩ răng hàm mặt hoạt động, 400 bác sĩ, và
800 y tá nha khoa trong hệ thống chăm sóc răng miệng của chính phủ.
Trên trung bình tỷ lệ của các bác sĩ răng hàm mặt so với dân số nói
chung trong khu vực này là 1/43,000, dao động từ 1/178,500 ở khu vực
nông thôn đến 1/13,400 trong khu vực đô thị. Đáng chú ý, trong 156
huyện (trong tổng số 363 huyện) không có bác sĩ răng hàm mặt.
Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997 đã đặt mục tiêu toàn cầu về sức


7

khỏe răng miệng đến năm 2020. Một trong những mục tiêu này là vấn
đề liên quan đến mất răng với mục đích can thiệp tăng số lượng các
răng còn chức năng ăn nhai tối thiểu là 21 răng. Theo số liệu điều tra
sức khỏe răng miệng quốc gia Việt Nam năm 2001 có kết quả cho thấy

tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn có chiều hướng tăng theo tuổi, tỷ lệ sâu răng
của đối tượng từ 45 tuổi trở lên trong toàn quốc là 78%, chỉ số DMFT
dao động từ khoảng 6,09-11,66, số trung bình răng mất là 4,45-8,95,
số trung bình răng được hàn là 0,02-0,36. Phạm Văn Việt và cộng sự
nghiên cứu năm 2004 cho biết tỷ lệ sâu răng của người cao tuổi tại Hà
Nội là 55,1%, DMFT là 12,6, tỷ lệ mắc bệnh quanh răng là 96,1% trong
đó đáng chú ý CPI3 chiếm tới 53,2%. Nguyễn Châu Thoa và cộng sự,
năm 2010 nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng ở người cao
tuổi ở miền Nam Việt Nam cho thấy người cao tuổi có trung bình mất
răng khoảng 8 chiếc/người. Các kết quả nghiên cứu đơn lẻ khác tại Việt
Nam cũng đều cho thấy thực trạng mắc bệnh răng miệng của người cao
tuổi tại các vùng miền của Việt Nam đang ở mức cao, nhu cầu điều trị
theo thực trạng bệnh là rất lớn, thực trạng bệnh răng miệng được điều
trị là rất thấp. Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh răng miệng và nhu cầu
điều trị là rất khác nhau cho các nhóm người cao tuổi. Một số các yếu tố
ảnh hưởng bao gồm: Dân tộc, độ tuổi, giới tính, vùng miền, tình trạng
kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn v.v..

1.1.2. Đặcđiểmbệnh lý răng miệng ở người cao tuổi
1.1.2.1.Khái quát về cấu tạo tổ chức học của răng
Cấu tạo của răng gồm: men răng, ngà răng, cement và tủy
răng.

Hình1.. Giải phẫu răng [33]


8

+ Men răng: Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có


nguồn gốc từ ngoại bì, là mô cứng nhất trong cơ thể, có tỷ
lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%) nhiều hơn so với ngà
răng và xương răng, chất hữu cơ chiếm 1,7%, nước chiếm
2,3%.Men răng dày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm
răng là 1,5mm và mỏng nhất ở vùng cổ răng[8]. Ở trạng thái
bình thường men răng trong suốt, song men có thể thay đổi

màu sắc do một số yếu tố tác động khác, lúc đó men răng có
màu vàng nhạt, vàng sẫm, tím xanh,...
+ Ngà răng: Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men,

chứa tỷ lệ chất vô cơ thấp hơn men (70%), chủ yếu là
3[(PO4)2Ca3)2H2O], nước và chất hữu cơ chiếm 30%. Trong
ngà răng có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên
bào ngà. Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt
động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo
hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy. Về tổ chức
học ngà răng được chia làm hai loại: Ngà tiên phát và ngà thứ
phát.
+ Tuỷ răng: Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tuỷ gồm

tuỷ chân và tủythân. Tuỷ răng trong buồng tủy gọi là tủy thân
hoặc tủy buồng, tuỷ răng trong ống tủy gọi là tủy chân. Các
nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy. Tuỷ răng có nhiệm vụ
duy trì sự sống của răng cụ thể là duy trì sự sống của nguyên
bào ngà, tạo ngà thứ cấp và nhận cảm giác của răng. Trong tủy
răng có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận
cùng của thần kinh.
+ Cement chân răng: Là tổ chức canxi hóa bao phủ vùng
ngà chân răng bắt đầu từ cổ răng đến chóp chân răng, cấu trúc

cement chia làm 2 loại:Cement tiên phát và cement thứ phát...


9

1.1.2.2. Biến đổi sinh lý ở vùng răng miệng
Theo qui luật chung từng cơ quan, bộ phận vùng răng
miệng có biến đổi riêng theo xu hướng thoái triển từ từ, tạo
ra những rối loạn không hồi phục cả về hình thái và chức
năng. Nhiều nghiên cứu cho biết: có các biến đổi về chuyển
hoá, trao đổi chất kém ở men, ngà bị xơ hoá (các ống Tome
bị vôi hoá) làm cho răng dễ bị tổn thương. Hình thái răng,
tiếp xúc giữa các răng, chiều dài trước - sau cung răng đều
thay đổi. Các biến đổi ở tuỷ răng dẫn tới điều trị phục hồi gặp
rất nhiều khó khăn. Độ dày của lớp xương răng tăng lên, đôi
khi quá mức làm cho chân răng phì đại như hình dùi trống,
dẫn tới khó khăn khi phải nhổ. Các biến đổi theo tuổi làm cho
mô liên kết lợi giảm khả năng chống lại các tác động lý học.
Lợi bị teo và co gây hở chân răng. Biểu mô phủ và mô liên
kết giảm mối gắn kết, giảm tính đàn hồi và tăng sự nhạy
cảm, chịu đựng kém, dễ bị tổn thương và lâu lành. Hệ thống
dây chằng quanh răng giảm, thoái triển mất vai trò đệm tựa.
Xương ổ răng tăng hiện tượng tiêu xương, giảm chiều cao.
Xương hàm yếu, khi gẫy thường can xấu và chậm. Khớp thái
dương - hàm xơ hoá, hõm khớp nông, sụn chêm dẹt, thể tích
lồi cầu giảm, dây chằng rão, xơ, cơ nhai giảm trương lực.Các
chức năng nhai, nuốt đều ảnh hưởng.Tuyến nước bọt có hiện
tượng giảm tiết. Nước bọt ít, giảm khả năng đệm, toan hoá
dễ gây sâu răng và tăng nguy cơ viêm nhiễm ở răng miệng.
Theo Ainamo A. và nhiều nghiên cứu khác một số biến đổi

được cụ thể được trình bày trong bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.3. Biến đổi sinh lý về hình thái, cấu trúc, chức năng ở mộ số tổ chức


10

Tổ chức men –
ngà

Tuỷ răng

Lợi
Biểu mô bám
dính
Dây chằng
Xương ổ răng,
xuơng hàm
Biểu mô niêm
mạc miệng
Mô liên kết

Vàng, mất núm, rãnh...
Mòn ở men, ngà hay tuỷ làm thay đổi chiều dài
thân răng, tiếp điểm giữa các răng.
Buồng tủy, ống tuỷ hẹp, tắc, hình thái và số
lượng các tế bào đệm, mạch máu, thần kinh
giảm, xơ hoá tăng, thường có sự vôi hoá sạn
tuỷ.
Teo, mất căng bóng, da cam, xơ, sừng hoá.
Phân bào, Thẩm thấu, Đề kháng đều giảm.

Di chuyển về phía chóp.
Không đều, thu hoặc giãn. Tăng xơ chun, tế
bào giảm và có thể mất hoặc hoà vào xương
răng.
Mạch máu, tạo cốt bào, bè xương giảm, xương
loãng.
Teo, mỏng, vùng sừng hoá biến đổi
Tương bào B tăng, có rối loạn trao đổi chất.
Tế bào mỡ giảm, mô xơ, sợi collagen tăng
Tuyến ức, tuyến nước bọt teo dần.

Một số biến đổi cụ thểở vùng răng miệng người cao tuổi:
- Biến đổi của men răng: Men răng trở nên giòn và dễ bị
nứt mẻ do tuổi tác. Sự mất men răng có thểlan vào ngà răng.
Tuổi càng cao men răng càng dễ bị nứt hơn. Ở người cao tuổi
men răng trở nên đối kháng với sự tấn công của acid[13].
- Biến đổi của ngà răng: Sự tạo ngà thứ cấp làm bít dần
cácống ngàdanx đến xơ ngà, buồng tủythu nhỏ hơn, ngà thứ
cấp thành lậpở trần và sàn buồng tủy nhiều hơn ở các vách.
Cácống tủy cũng bị bít dần gây khó khăn cho việcđiều trị nội
nha, làm mô răng bớt nhạy cảm.
- Thay đổi của cement: Cemen được tích tụ dần suốt cuộc
sống, đặc biệtở vùng chóp răng, đây là nguyên nhân chính
làmthu hẹp lỗ chóp răng theo tuổi. Sự tích tụ cement có thể
do các kích thích ngoại lai và có thể do những chấn thương
nhỏ kéo dài nhiều năm. Người ta thấy cement ở tuổi 75 dày
gấp 3 lần cement ở tuổi 10.
- Thay đổiở tủy răng: Buồng tủy vàống tủy nhỏ dần, tủy
trở thành giảm tế bào, giảm mạch máu và nhiều sợi. Chiều



11

dài và đường kính các sợi giảm và thay đổi về chấttheo tuổi.
Thần kinh tủy răng cũng vậy, tủy dần bị thới hóa, giảm tuần
hoàn có thể hình thành mô khoáng hóa dưới dạng khối đồng
tâm gọi là sạn tủy và gây đau.
- Thay đổi của niêm mạc: Niêm mạc miệng trở nên mỏng
dần, nhẵn và khô, mất dần tínhđàn hồi và dễ bị tổn thương.
- Thay đổi dây chằng nha chu: Ở người cao tuổi có sự thoái
hóa dây chằng nha chu đi kèm với thoái hóa hệ collagen. Sự
nứt lợi sinh lýdo lợi bị mòn, dăng dần trồi, lộ chân răng và kéo
theo sự di chuyển của biểu mô bám dính…
1.1.2.3. Một số đặc điểm bệnh lý răng miệng ở NCT
Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý răng miệng thường
biểu hiện tính chất phối hợp giữa bệnh và thoái hoá do tuổi
cao, tạo ra sự khác biệt so với người trẻ tuổi[13],[14]. Những
tình trạng bệnh hay gặp ở người cao tuổi thường biểu hiện với
tính chất như sau:
- Tổn thương mô cứng hay gặp nhất là hiện tượng mòn
răng, gẫy vỡ thân răng, mòn ở cổ răng và tiêu cổ chân răng
hình chêm. Các tổn thương này có tác động của men, ngà bị
thoái hóa sinh lý và đặc biệt tăng ở người ít nước bọt, người
mất răng lẻ tẻ có rối loạn khớp cắn.
- Bệnh lý ở tuỷ răng thường gặp là thể viêm tuỷ mạn, ít
có biểu hiện lâm sàng rầm rộ, tủy răng bị chết lúc nào không
rõ. Thường bệnh nhân chỉ đi khám khi có biến chứng ở mô
quanh cuống với lỗ rò, u hạt, nang ở chóp chân răng. Việc chữa
tủy gặp nhiều trở ngại vì buồng, ống tủy thường bị hẹp, tắc.tiên
lượng hồi phục kém. Các viêm nhiễm ở tổ chức liên kết thường

có biểu hiện của một quá trình mạn tính, dễ gây rò, phán ứng
hạch viêm nhẹ.
- Bệnh lý vùng quanh răng: Lợi bị teo và co gây hở chân
răng. Biểu mô phủ và mô liên kết giảm mối gắn kết, giảm


12

tính đàn hồi và tăng sự nhạy cảm, chịu đựng kém, dễ bị tổn
thương và lâu lành. Hệ thống dây chằng quanh răng giảm,
thoái triển mất vai trò đệm tựa. Xương ổ răng tăng hiện
tượng tiêu xương, giảm chiều cao. Xương hàm yếu, khi gẫy
thường can xấu và chậm.
- Bệnh ở niêm mạc, dưới niêm mạc và cơ được nhiều
nghiên cứu đề cập là: các tổn thương dạng tiền ung thư (bạch
sản chiếm tỷ lệ cao nhất, liken phẳng, hồng sản với khoảng
50% là ung thư tại chỗ hay xâm lấn và một số tình trạng
khác…). Niêm mạc miệng bị tổn thương, răng bị sâu nhiều
trong chứng khô miệng ở những người có bệnh tại tuyến hoặc
do dùng nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây giảm tiết hoặc
không có nước bọt. Trường hợp viêm nấm candida thể lan
khắp khoang miệng hay gặp ở những người già, đeo hàm giả
nhựa, có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch. Những tổn
thương sừng hoá, teo đét niêm mạc miệng, xơ hoá dưới niêm
mạc ở người ăn trầu, các tổn thương loét sang chấn, loét
Aptơ. Đặc biệt là những tổn thương ung thư niêm mạc miệng
thường được phát hiện ở người cao tuổi.
1.1.3. Các bệnh răng miệng ở người cao tuổi
1.1.3.1.Sâu răng
Trong các bệnh về răng miệng, sâu răng (SR) là bệnh phổ biến, là kết quả

của sự hủy hoại khoáng tổ chức cứng của răng thành hố bởi sản phẩm cuối của
sự acid hóa các thức ăn có đường do quá trình lên men của vi khuẩn [17].
Trước năm 1970, người ta coi sâu rănglà một thưong tổn không thể hồi
phục và khi giải thích bệnh căn sâu răng, người ta chúý nhiều đế chất đường
vàvi khuẩn Streptococcusmutans nên phòng bệnh sâu răng tập trung vào chế
độăn hạn chế đường, vệ sinh răng miệng nhưng hiệu quả phòng bệnh sâu
răng vẫn bị hạn chế. Nguyên nhân sâu răng được giải thích theo sơ đồ Key là
sự tác động của cả 3 yếu tố gây sâu răng là “Thứcăn”, “Vi khuẩn” và “Men
răng”, thiếu một trong các yếu tốđó thì sâu răng không thể sảy ra.


13

Từ sau năm 1975, người ta coi sâu răng là một bệnh do nhiều nguyên
nhân gây ra, các nguyên nhân này được chia làm 2 nhóm: Nhóm chính gồm 3
yếu tố phải cùng đồng thời sảy ra. Nhóm phụ trợ có rất nhiều yếu tố như vai
trò của nước bọt, di truyền, đặc tính sinh hóa của răng…Nhóm này tác động
làm tăng hay giảm sâu răng và gây ra vị trí các lỗ sâu khác nhau[21].
Đặcđiểm sâu răng ở người cao tuổi: Vị trí thường bị sâu răng là cổ răng
và chân răng nơi tiếp giáp men-xe măng, trên hay dưới lợi, dạng sâu răng này
còn gọi là sâu răng bòlanở người cao tuổi. Các nguyên nhân gây sâu răng ở
vùng cổ và chân răng có thể kể đến mòn răng, tụt lợi, bệnh nha chu.
Bệnh sâu răng có thể bịmắc từ rất sớm và có tỷ lệ mắc khá cao ở nước ta
cũng như trên thế giới. Bệnh sâu răng và viêm quanh răng là nguyên nhân
chính gây mất răng làm ảnh hưởng nặng nề đến chức năng ăn nhai, phát âm,
thẩm mỹ của con người, ngoài ra bệnh còn có thể là nguyên nhân của những
bệnh nhiễm trùng khác như: viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, khi
điều tri gây tốn kém về thời gian, kinh phí và nhân lực. Chính vì thế sức khoẻ
răng miệng đã được tổ chức y tế thế giới (WHO) và các nước đặc biệt quan
tâm và đã có những chương trình phòng bệnh. Nhiều biện pháp dự phòng

bệnh sâu răng, viêm quanh răng đã được áp dụng như giáo dục vệ sinh răng
miệng, hướng dẫn chế độ ăn dự phòng sâu răng, trám bít hố rãnh, fluor hoá
nước uống, sử dụng kem đánh răng fluor, nước súc miệng flour… Trong hơn hai
thập kỷ qua việc dự phòng sâu răng ở các nước công nghiệp hoá đã thu được
kết quả mỹ mãn: sâu răng ở trẻ 12 tuổi ở các nước Bắc Âu, Canada, Mỹ, từ
mức cao (SMT > 6,5) đã giảm xuống mức thấp (SMT < 3), ở Australia, Phần
Lan: năm 1969 SMT <1, (năm 1993), ở Mỹ SMT: 1,3 (năm 2004) ở Anh SMT
còn 0,7 (năm 2005) [5].
Ở nước ta, trong những năm gần đây xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ
bệnh răng miệng cũng ra tăng rõ rệt. Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn
quốc lần thứ nhất năm 1991, tỷ lệ SR ở lứa tuổi 35-44 là 79%. Theo điều tra sức
khoẻ răng miệng toàn quốc lần thứ hai năm 2000 thì tỷ lệ bệnh SR là 83,2%.
Để làm giảm tỷ lệ bệnh SR và VQR, ở VN trong những năm qua đã có
nhiều chương trình được triển khai, bước đầu đã hạ thấp được tỷ lệ mắc bệnh.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng
của công nhân, tuy nhiên mỗi đối tượng công nhân làm việc trong môi trường,
điều kiện khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng sức khỏe
răng miệng[27].

1.1.3.2.Bệnh quanh răng
Trướcđây, đa số các giả thuyết cho rằng VQR là do nguyên nhân toàn
thân và các yếu tố tại. Ngày nay người ta nhấn mạnh vai trò của vi khuẩn
trong mảng bám răng và sự đáp ứng miễn dịch của từng cá thể, đây là hai yếu
tố chính khởi phát bệnh viêm lợi và VQR. Mảng bám răng là một sản phẩm có
thành phần cấu tạo hết sức phức tạp và được hình thành dần trong suốt quá
trình thay đổi môi trường ở vùng răng miệng. Về bản chất mảng bám răng là
mảng vi khuẩn, trung bình 1mm3 có đến hàng trăm triệu vi khuẩn, gồm trên
200 loại khác nhau. Các vi khuẩn có mặt trên mảng bám răng, một mặt sản
sinh ra các men chuyển hoá đạm và đường tạo thành các sản phẩm có khả
năng thay đổi pH ở các màng bám răng, gây ra hiện tượng lắng đọng canxi tạo

thành cao răng gây kích thích lợi gây ra hiện tuợng viêm lợi. Mặt khác kháng
nguyên của vi khuẩn có thể kết hợp với tổ chức quanh răng tạo thành những


14

phức hợp kháng nguyên và với cơ chế bảo vệ thông qua kháng thể làm tổn
thương đến các tế bào biểu mô lợi đã có gắn các thành phần kháng nguyên
của vi khuẩn.

1.1.3.3.Mất răng
Mất răng là tình trạng phổ biếnở người cao tuổi. Các
nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những ngườithu nhập thấp, ít
được giáo dụcở các nước chậm phát triển thường bị mất răng
nhiều hơn. Tùy theo số lượng và vị trí mất răng mà gây
nhiềuảnh hưởng với các mức độ khác nhau[26],[29].
Tình hình mất răng nói chung, mất toàn bộ răng nói
riêng khác nhau theo dân tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ, châu
lục cũng như ngay trong một quốc gia và cũng tuỳ thuộc vào
tình hình tuổi thọ của dân số. Nhìn chung, số liệu điều tra
dịch tễ học về mất răng toàn bộ cũng như số răng mất trung
bình mỗi người thuộc châu Á là thấp hơn so với các nước
thuộc châu Âu, châu Úc và châu Mỹ. Các nghiên cứu cũng cho
thấy: tình trạng mất răng tăng dần theo chiều tăng của tuổi
và có liên quan tới một số yếu tố nhân khẩu - xã hội học.
Hiện nay mất răng vẫn còn là vấn đề răng miệng của người
cao tuổi. Mặc dù trong những thập niên gần đây, người ta
thấy số răng tự nhiên còn lại có tăng lên, số người mất răng
toàn bộ có giảm. Theo kết quả điều tra quốc gia (1989 1990) so với điều tra 1985 - 1986 ở Mỹ cho thấy: số người
mất răng toàn bộ ở độ tuổi ≥ 70 đã giảm từ 46,3% còn

37,6%. Số người còn 20 răng trở lên tăng từ 20,3% lên
28,0%. Nếu so sánh với tình hình mất răng toàn bộ ở Mỹ
1962 các tác giả thấy: tỷ lệ người có mất răng toàn bộ ở nam
năm 1962 là 65,6% nữ là 55,7% tới 1990 đã giảm xuống nhiều
với nam còn 38,0% và nữ là 37,0%. Cũng tại Mỹ, Mandel I.D.
(1996) cho biết số mất răng toàn bộ là 38,1% ở nhóm tuổi 55 64 trong vòng chưa đầy 30 năm đã giảm còn 15,6%[29].
Tại hội nghị Nha khoa Na Uy năm 2007, Ambjornsen [31] đã báo
cáo về tình trạng mất răng ở Na Uy trong những năm 1970-1980, tỷ lệ
mất răng ở lứa tuổi trên 65 tuổi chiếm khoảng 50%; vào cuối thế kỉ 20
chiếm khoảng 30%. Tại Thụy Điển, trong một nghiên cứu răng miệng
của NCT trên 70 tuổi của Osterberg. với mẫu nghiên cứu là 386 người,
có 70% bị mất răng, trong đó có 50,1% mất răng ở hai hàm và 19,5%
mất răng ở một hàm, tỷ lệ mất răng của hàm trên cao hơn hàm dưới và
ở vùng răng hàm nhiều hơn ở vùng răng cửa.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Bài năm 1994,


15

ở miền Bắc, tỷ lệ mất răng của nhóm tuổi trên 65 là 95,2%, nhu cầu
phục hình răng là 90,4% [26]. Kết quả nghiên cứu của Trương Mạnh
Dũng năm 2007 tại một phường thuộc thành phố Hà Nội, tỷ lệ mất răng
ở người trên 60 tuổi là 81,7%, số răng mất trung bình ở mỗi người là
10,1 chiếc (hàm trên là 4,8 chiếc; hàm dưới là 5,4 chiếc), tỷ lệ mất
răng toàn bộ 1 hàm là 5,9% và mất răng toàn bộ 2 hàm là 2,8% [3].
Năm 2012, theo kết quả nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu
điều trị của NCT tại quận Đống Đa, Hà Nội của Chu Đức Toàn, tỷ lệ mất
răng chung của NCT là 89,5%, số răng mất trung bình của một người là
6,2 chiếc, tỷ lệ mất toàn hàm trên là 4,5%, mất toàn hàm dưới là 3,3%.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Chu Đức Toàn, nhu cầu điều trị mất

răng ở NCT là 76,1% [4].
-

Nguyên nhân của sự mất răng
Bệnh sâu răng: Sâu răng và biến chứng của sâu răng được
cho là nguyên nhân chính dẫn đến mất răng. Ở người Việt

-

Nam, tỉ lệ mất răng do biến chứng sâu răng là 57 – 72%.
Bệnh nha chu: Viêm quanh răng được coi là nguyên nhân thứ
hai gây ra mất răng và là nguyên nhân chính gây mất răng ở

-

người lớn tuổi.
Chấn thương hàm mặt: Theo Tống Minh Sơn có tới 72% các

-

tổn thương răng cửa là do chấn thương.
Ngoài ra, mất răng còn do các nguyên nhân khác như do các
khối u vùng xương hàm, nhổ răng chủ động để chạy tia hay
theo yêu cầu chỉnh nha, thiếu răng bẩm sinh…
Hậu quả của sự mất răng:
Tại chỗ:

-

Hiện tượng Popop: các răng còn lại hai bên bị xô lệch theo

chiều ngang, các răng đối diện thòng xuống hoặc trồi lên vào

-

khoảng mất răng.
Đường cong Spee, đường cong Wilson và khớp cắn thay đổi.
Làm cho bệnh sâu răng và nha chu nặng thêm.
Hình dáng khuôn mặt bị thay đổi theo chiều hướng xấu: má
hóp, mặt biến dạng, cằm đưa ra trước.


16

Toàn thân:[26].
-

Hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Phát âm thay đổi.
Hô hấp có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân có thói quen thở

-

miệng khi ngủ.
Ảnh hưởng tâm lý: bệnh nhân bị mặc cảm, mất tự tin, ngại
giao tiếp.
1.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUANĐẾN BỆNH RĂNG MIỆNGỞ NGƯỜI
CAO TUỔI
Tần số và mức độ của các bệnh răng miệng có liên quan chặt chẽ với rất
nhiều yếu tố, kể cả yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Việc nắm vững các
yếu tố liên quan của bệnh răng miệng cóý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

việcđưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả và khả thi.

1.2.1. Bênh răng miệngliên quan đến các nhóm
răng
Mức độ nhạy cảm với sâu răng xếp thứ tự theo nhóm răng

-

Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm dưới

-

Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên

-

Răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới, răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai hàm trên,
răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên.
Răng nanh trên và răng nanh dưới
Răng cửa giữa và răng cửa bên hàm dưới, răng nanh dưới.
Tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy răng hàm lớn thứ hai nhạy cảm
với sâu răng hơn so với răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

-

1.2.2. Bệnh răng miệngliên quan với lứatuổi.
Nhiều bệnh răng miện liên quan với tuổi, ví dụ sâu răng tăng nhanh ở
tuổi thanh thiếu niên và những năm đầu của tuổi trưởng thành, sau đó giảm
dần. Răng người cao tuổi dễ bị tụt nướu giúp mảng bám tích tụ quanh vùng
chân răng bị lộ tạo điều kiện cho sâu chân răng phát triển.


1.2.3. Bệnh răng miệng liên quan với giới tính
Các bệnh răng miệng ở nữ có tỷ lệ và cơ cấu khác so với nam, có thể do
nữ thường mọc răng sớm hơn nam. ở mọi lứa tuổi, nữ thường giữ vệ sinh răng
miệng sạch hơn và thường đi khám răng và điều trị bệnh răng miệng đều hơn
nam.

1.2.4. Bệnh răng liên quan đếnyếu tố di truyền, chủng


17

tộc
Theo quan niệm ngày xưa cho là có những chủng tộc có sức đề kháng
tốt với các bệnh về răng. Tuy nhiên, quan niệm này ngày nay không còn giá trị
mà bệnh răng tuỳ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường sống và vùng địa lý hơn
là với chủng tộc. Một số dân thuộc “chủng tộc ít sâu răng” trở nên nhạy cảm
với sâu răng khi di trú đến nơi có nền kinh tế phát triển với thói quen dinh
dưỡng và nền văn hoá khác nơi họ sống trước đó.
Nhiều nha sĩ hay nghiên cứu cho thấybệnh răng có tính truyền thống
trong gia đình hay dòng họ. Tuy nhiên rất khó nói đặc tính này mang tính chất
di truyền hay do lây nhiễm vi khuẩn, do có cùng thói quen ăn uống và cùng
nguồn thực phẩm... Cho nên trong khi chờ nghiên cứu thêm về vấn đề này
người ta vẫn cho di truyền ảnh hưởng rất ít đến sâu răng.

1.2.5. Bệnh răng miệng liên quan vớitrình độ học vấn
Kiến thức về sức khoẻ gia tăng với trình độ văn hoá.Học vấn càng cao
tình trạng bênh răng miệng ngày càng thấp vì con người biết nguyên nhân
bệnh cũng như hiểu các biện pháp phòng ngừa biết cách tự chăm sóc sức khoẻ
răng miệng và sử dụng các biện pháp dự phòng như chải răng với kem có

fluoride, sử dụng các dạng fluoride toàn thân hay tại chỗ, Sealant bít hỗ rãnh,
chọn thức ăn tốt cho răng, giữ vệ sinh răng miệng, đi khám răng định kỳ v.v…
Đồng thời khi có trình độ học vấn cao, người dân càng dễ dàng tham gia vào
các chương trình sức khoẻ cộng đồng như chăm sóc răng ban đầu...
Xã hội càng phát triển, các phương tiện vệ sinh răng miệng càng phổ
thông: bàn chải, kem đánh răng có Fluoride, chỉ nha khoa, chất nhuộm màu
mảng bám, kiểm soát chế độ ăn uống, bỏ hút thuốc, uống bia, uống rượu....
cải thiện tình trạng răng miệng.
Vai trò của giáo dục với sức khỏe răng miệng:Hệ thống mạng lưới giáo dục sức
khoẻ cho cộng đồng nhằm cung cấp kiến thức phổ thông cho người dân về dự
phòng bệnh răng miệng.

1.2.6. Bệnh răng miệng liên quan đếndinh dưỡng, thể
lực
Tại các nước đang phát triển, theo đà thay đổi thực phẩm, gia tăng
đường trong thực phẩm làm cho nhiều bệnh răng gia tăng rõ rệt.Ngoài ra, thể
lực tốt thì sức đề kháng tốt, khi đó khả năng chống đỡ bệnh sẽ tốt hơn.

1.2.7. Bệnh răng miệngliên quan đếnthói quen hút
thuốc
Hiện nay hút thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ đáng kể của bệnh
quanh răng. Người hút thuốc lá có 3 - 6 lần nguy cơ mắc bệnh quanh răng so
với người không hút thuốc lá và người trẻ có nguy cơ cao hơn. Thông thường,
những dấu hiệu của bệnh bị che phủ bởi nicotine và các sản phẩm khác từ
thuốc lá gây co mạch làm giảm tưới máu lợi và giảm sức bền thành mạch.
Một số cơ chế liên quan đến thuốc lá cáo buộc thuốc lá là nguy cơ của bệnh


18


răng. Bao gồm: Làm tăng tỷ lệ một số tác nhân gây bệnh quanh răng, làm
giảm IgA nước bọt, giảm khả năng thực bào, gây những thay đổi một số quần
thể tế bào lympho T.

1.3. CÁCBIỆN PHÁP DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG

1.3.1. Dự phòng bệnh sâu răng
Từ những hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sâu
răng, WHO đi đưa ra một số biện pháp phòng bệnh sâu răng chủ yếu
như sau:
+ Sử dụng Fluor:Fluor hoá nguồn cung cấp nước công cộng với độ
tập trung Fluor từ 0,7 đến 1,2 mgF/lít nước mà độ tập trung tối ưu tuỳ
thuộc vào khí hậu.
Đưa Fluor vào muối với độ tập trung fluor là 250 mgF/1kg muối,
dùng viên fluor.Fluor hoá nguồn cung cấp nước với độ tập trung fluor
cao hơn mức độ tập trung fluor tối ưu trong nước công cộng 4,5 lần.
Xúc miệng với các dung dịch Fluor pha loing: Cho trẻ em súc miệng
hàng ngày với dung dịch fluor 0,05% hoặc súc miệng mỗi tuần 1 lần với
dung dịch fluor 0,2 %. Dùng kem đánh răng có fluor. Dùng gel fluor
hoặc vecni fluor.Sử dụng phối hợp các dạng fluor.
+ Trám bít hỗ rinh: áp dụng đối với các mặt nhai để ngăn ngừa
sâu ở hố răng sau khi răng vĩnh viễn mọc.
+ Chế độ ăn uống hợp lý: Kiểm soát các thức ăn và đồ uống có
đ−ờng bao gồm các biện pháp dưới đây: Kiểm soát các thực phẩm có
đường; Giảm dần số lần ăn các thực phẩm có đường; Giảm mức độ tiêu
thụ đường ở tầm quốc gia; Dùng các sản phẩm thay thế đường: xylitol,
malnitol…;
+ Hướng dẫn vệ sinh răng miệng:

- Các biện pháp được giám sát chặt chẽ bao gồm chải răng và

dùng chỉ nha khoa.
- Các biện pháp không giám sát được như thực hiện chải răng
và các biện pháp VSRM khác ở nhà.


19

Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm cụ thể màcác khu vực cũng phải lựa
chọn các biện pháp khác nhau cho phù hợp với thực tiễn.

1.3.2. Dự phòng bệnh viêm quanh răng
+ Các biện pháp can thiệp:

Chải răng đúng cách: Các kỹ thuật chải răng phải đáp
ứng được các yêu cầu sau:
- Làm sạch được tất cả mặt răng, đặc biệt là vùng rinh lợi và kẽ
răng. Việc chải răng thường làm sạch tốt ở phần lối của răng
nhưng hay để lại cặn bám ở những phần lõm và nơi bị che
khuất.
- Việc di chuyển bàn chải không được làm tổn thương tổ chức
mềm và tổ chức cứng. Chải răng theo hướng thẳng đứng và
kéo ngang có thể làm co lợi và mòn rằng.
- Kỹ thuật phải đơn giản và dễ học, dễ hướng dẫn cho cộng
đồng.
Có hai kỹ thuật chải răng được nhiều người ưa chuộng là
kỹ thuật cuốn được dùng khi lợi nhạy cảm và kỹ thuật Bass được
-

-


dùng khi lợi lành mạnh.
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ…
Phương pháp phun tưới.
Kiểm soát cặn bám răng bằng phương pháp hoá học: Là biện pháp dùng
nước súc miệng có tác dụng lên cặn bám răng theo một số cơ chế sau:
+ Kìm him sự phát triển của các khuẩn lạc trong hốc miệng.
+ Ngăn cản việc định cư của các vi khuẩn ở bề mặt răng.
+ ức chế việc hình thành cặn bám răng.
+ Hoà tan các cặn bám đi hình thành.
+ Ngăn ngừa sự khoáng hoá các cặn bám.

Nước súc miệng có tác dụng làm sạch các mảnh vụn thức ăn, uồng
thời trong thành phần cũn có thờm chất kháng khuẩn (tác dụng phòng
ngừa và giảm tích tụ cặn bám răng) và có fluor (tác dụng làm giảm sâu
răng).
Khắc phục sửa chữa các sai sót: Bao gồm sửa chữa lại các răng hàn
hoặc phục hình sai quy cách, tạo điểm tiếp giáp giữa các răng …
Đảm bảo chế độ ăn uống: Thiếu hụt dinh dưỡng phối hợp với cặn bám
răng sẽ làm tăng quá tình viêm lợi vì vậy cần phải có chế độ ăn cân


20

-

bằng.
Thành phần hoá học và tính chất lý học của thức ăn cũng ảnh
hưởng đến tổ chức lợi. Các thực phẩm xơ làm sạch răng, các thức ăn
mềm, dính có đường là điều kiện tốt để hình thành cặn bám răng.
Tuyên truyền phòng bệnh răng miệng: Việc tuyên truyền phòng bệnh

giúp cho trẻ em trong cộng đồng có kiến thức, hiểu biết và từ đó có
thay đổi về nhận thức, quan điểm dẫn đến thay đổi về thói quen trong
CSRM.
Khi tuyên truyền giáo dục VSRM cần chú ý dùng từ dễ hiểu, đơn
giản, ngắn gọn và ít thông tin nhưng dễ lặp lại và mọi người dễ nhớ.

1.3.3. Dự phòng mất răng
Trên cơ sở phân tích về các nguyên nhân chủ yếu gây
mất răng đã nêu ở trên, việc dự phòng mất răng thực chất là
dự phòng bệnh sâu răng và bệnh viêm quanh răng. Ở người
Việt Nam, theo các nghiên cứu chỉ ra trên 70% các trường
hợp mất răng là do biến chứng của sâu răng và viêm quanh
răng.Các nguyên nhân khác như chấn thương vùng hàm mặt,
khối u vùng xương hàm, nhổ răng chủ động để chạy tia hay
theo yêu cầu chỉnh nha, thiếu răng bẩm sinh…chiếm tỷ lệ
thấp và là những yếu tốnằmngoài phạm vi dự phòng các bệnh
răng miệng.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Nghiên cứu định lượng
+ Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), không phân biệt
giới, hiệnđang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tạiđịa
phương nghiên cứuít nhất 1 năm,đồng ý và tự nguyện tham
gia nghiên cứu.Tiêu chuẩn loại trừ: những người dưới 60 tuổi,
không đồng ý tham gia nghiên cứu và không có mặt trong khi
điều tra, không đủ năng lực trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
2.1.2. Nghiên cứu định tính



21

+ Phỏng vấn sâu: Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu
gồm:Trạm trưởng trạm Y tế xã/phường và các nha sĩlàm việc
tạiKhoa Răng Bệnh viện huyện, tỉnh và các phòng khám Răng
Hàm Mặt tư nhân. Mỗi nhóm dói tượng chọn 2 người tham gia
phỏng vấn sâu theo hướng dẫn (Phụ lục 3).Các đối tượng
tham gia phỏng vấn sâu đềuđãtrực tiếp với công việc khám
chữa bệnh và quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân tạiđịa phương nghiên cứu.
+ Thảo luận nhóm:Người cao tuổitrong nhóm đối tượng
nghiên cứu được chọn tham gia vào 3 nhóm thảo luận tại
3huyện/thị nghiên cứu, mỗi nhóm 8-10 người. Các đối
tượng thảo luận nhóm đều tự nguyện tham gia nghiên cứu,
không là những người đã tham gia trong nghiên cứu định
lượng ở trên.
Tiêu chuẩn loại trừ đối với cả 2 nhóm nghiên cứuđịnh tính
(phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm): không đủ năng lực trả
lời câu hỏi củađiều tra viên và không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu: 3 huyện/thị thuộc tỉnh Bình
Dương, gồm: Thành phố Thủ Dầu Một và 2 huyện. (Phụ lục 4)
+ Thời gian nghiên cứu:9/2015–10/2016.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp

nghiên cứu định lượng và định tính.
2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu mô
tả[9]:
n = Z12−α / 2

p(1 − p )
d2
x DE


22

Trong đó:
p: Tỷ lệ mắcít nhấtmột bệnh răng miệng của người cao
tuổi (theo nghiên cứu của Trần Văn Trường năm 2001,chọn p
= 78% = 0,78).
d: Sai số tuyệt đối cho phép (d= 5% = 0,05)
Z(1-α/2): hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05,
tương ứng với độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96
Do sử dụng kỹ thuật chọn mẫu chùm ngẫu nhiên nên cỡ
mẫu cần được nhân với hệ số thiết kế mẫu (chúng tôi
chọnDesign Effect - DE =1,7)
Cỡ mẫu cho một huyện/thị theo tính toán lý thuyết là 450
người tại một huyện/thị và tổng số đối tượng được nghiên cứu
tại 3 huyện/thị trong toàn tỉnh là 1350 người cao tuổi.
Phương pháp chọn mẫu:
+ Chọn 3 khu vực dân cư thuộc tỉnh Bình Dương gồm thành phố
Thủ Dầu Một và 2 huyện. Tại mỗi huyện/thị chọn 10 Xã/Phường, tại mỗi

xã/Phưỡng chọn 45 người cao tuổi (3 huyện/thị × 10 xã/phường × 45
người = 1350 người cao tuổi)
+ Cách chọn đối tượng nghiên cứu: Lập danh sách người cao tuổi
trong từng xã/phường, chọn ngẫu nhiên 45 người cao tuổi từ danh sách
của mỗi xã/phường trong số 30 xã/phường tại 3 khu vực huyện/thị.
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính:
Tổng số cuộc phỏng vấn sâu là 8 cuộc (8 người) và 3 cuộc thảo
luận nhóm (25 - 30 người).

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
-

Liên hệ hợp đồng với chính quyền địa phương

-

Thông báo nội dung, mục tiêu, và yêu cầu tham gia
nghiên cứu cho các đối tượng người cao tuổi

-

Chuẩn bị công cụ, tổ chức khámlâm sàng bệnh răng
miệng cho người cao tuổi(1350 người thuộc 3 khu vực
huyện/thị)

-

Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.



23

2.2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
- Tập huấn cho điều tra viên và các bác sĩ khám bệnh.
- Thu thập số liệu bằng việc sử dụng một bảng câu hỏi để phỏng
vấn từng người, khám răng miệng, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm:
+ Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu để thu thập các thông tin về đặc
trưng cá nhân (tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp trước khi về
hưu, học vấn, chuyên môn, hôn nhân, sống gia đình hay độc thân, kinh
tế gia đình, bảo hiểm y tế, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất,
khoảng cách từ nhà đến cơ sở răng hàm mặt gần nhất), thái độ hành vi
liên quan đến bệnh răng miệng.
+ Khám lâm sàng xác định thực trạng bệnh răng miệng ở người
cao tuổi.
+ Phỏng vấn sâu một số đối tượng cung cấp thông tin nhằm tìm
hiểu thêm về: mức độ phổ biến của bệnh răng miệng ở người cao tuổi
trong cộng đồng, quan niệm của người cao tuổi về chăm sóc và dự
phòng bệnh răng miệng, sự tiếp cận của người cao tuổi với dịch vụ
chăm sóc răng miệng, trong trường hợp nào người cao tuổi thấy nhu
cầu cần phải đến cơ sở khám chữa răng, đánh giá của người cao tuổi
về các dịch vụ y tế hiện có, mong muốn của người cao tuổi nhằm
được chăm sóc và điều trị răng miệng được tốt hơn là những gì, phải
làm gì để nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc răng miệng cho
người cao tuổi. Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với một số người
cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt nhằm tìm hiểu sâu hơn mong muốn,
nguyện vọng liên quan đến nhu cầu điều trị bệnh răng miệng của
người cao tuổi.
Bộ câu hỏi phỏng vấn và bệnh án: sử dụng bộ công cụ mẫu của Tổ
chức Y tế Thế giới năm 1997, và điều tra sức khỏe răng miệng toàn
quốc lần 1 năm 1990, lần 2 năm 2000


2.2.5. Các chỉ số cho nghiên cứu định lượng
+ Đánh giá tình trạng răng
Chỉ số răng sâu, mất và trám SMT (WHO, 1997)
Chỉ số SMT được tính toán bằng việc đánh giá hàm răng trên từng
răng
Thành phần S: bao gồm tất cả các răng bị sâu ở thân và chân răng
và các răng đã hàn lại có sâu.
Thành phần M: Bao gồm các răng mất do sâu do bất kỳ nguyên
nhân nào khác đối với người trên 30 tuổi.
Thành phần T: bao gồm các răng đã hàn không sâu.
Các tiêu chuẩn đánh giá được cụ thể theo bảng sau đây:
Mã số: Tình trạng
Tiêu chuẩn


24

0: Khỏe mạnh
Thân răng
Chân răng
1: Sâu
Sâu thân răng
Sâu chân răng
2: Trám và sâu tái phát

3: Răng trám đã tốt

4: Răng mất do sâu
5: Răng mất vì lý do

khác
6: Mòn mặt nhai
6A: Mòn độ I
6B: Mòn độ II
6C: Mòn độ III
6D: Mòn độ IV
7: Răng đặc biệt
Trụ cầu, chụp bọc hay
mặt dán
8: Mòn và tiêu cổ răng
8A, 8B, 8C
T: sang chấn răng
TA
TB
TC
9: (X) Răng bị loại

Không có lỗ sâu đã hoặc chưa điều trị ở thân và
chân. Không ghi nếu chỉ nghi ngờ và không có
đủ các yếu tố dương tính
Có lỗ sâu rõ, đáy hoặc thành mềm hoặc men bị
đục khoét ở phía dưới. Cảm nhận mềm, dai ở
chân răng, chỉ trám tạm. Sâu hủy hết phần
thân. Không ghi nếu nghi ngờ. Ghi ưu tiên
sâu chân răng
Thân hoặc chân răng đã trám sâu lại hoặc sâu
mới. Lưu ý nhận định vị trí và nguyên ủy của lỗ
sâu
Có một hoặc nhiều miếng trám vĩnh viễn hoặc
không thấy lỗ sâu khác hoặc răng đã được

chụp bọc do sâu
Răng đã nhổ do sâu
Nhổ để chỉnh, nha chu, phục hình

Mòn
Mòn
Mòn
tủy
Mòn

men có những điểm lộ ngà ở núm
ngà nông lộ ngà nhiều điểm <1mm
ngà sâu lộ ngà nhiều điểm >1mm chưa lộ
ngà sâu lộ tủy, biến chứng tủy

Răng trụ cầu cố định không vì lý do sâu
Các kỹ thuật dán mặt ngoài RC không do sâu
Cắm ghép: chân răng được đặt trụ
Mòn men rõ ở cổ răng
Mòn lộ ngà ở cổ răng
Tiêu cổ răng điển hình
Gãy vỡ không hết 1 núm hoặc 1/4 thân răng
cửa
Gãy vỡ cả núm hoặc 1/4 thân răng cửa
Gãy vỡ hở lộ tủy

Dùng cho bất cứ răng nào không thể khám
được
+ Đánh giá tình trạng vùng quanh răng
Chỉ số Quanh răng cộng đồng CPI (Community Periodontal Index)

Dựa trên cơ sở miệng với hai cung răng được chia thành 6 vùng
(Sextant) lục phân. Một vùng chỉ được tính khi còn ≥ 2 răng và các răng
này không có chỉ định nhổ. Các răng chỉ định để đánh giá tình trạng


25

viêm nhiễm và mất bám dính quanh răng như sau:
Hàm trên

17/16

11

27/26

Hàm dưới

47/46

31

36/37

Các tiêu chuẩn lâm sàng và mã số
0: Lành mạnh
1: Chảy máu lợi trực tiếp hay ngay sau khi thăm khám
2: Cao răng trên và dưới lợi phát hiện được trong khi thăm dò nhưng
toàn bộ vạch đen của cây thăm dò túi lợi còn nhìn thấy
3: Túi 4-5mm bờ lợi viền răng nằm trong lòng vạch đen của cây thăm dò

túi lợi
4: Túi sâu ≥ 6mm vạch đen của cây thăm khám không nhìn thấy
X: Vùng lục phân loại ra do hiện có ít hơn 2 răng
Chú ý: Không được lấy cao răng trước khi đi khám
Khám tình trạng 10 răng chỉ định nêu trên để đánh giá ba tiêu chí
này là: chảy máu lợi, cao răng và túi lợi
Chỉ số Mất bám dính (Loss of Attachment: LOA) hay đánh giá về
tình trạng tụt lợi do tiêu xương ở vùng quanh răng: Đối với đoạn lục
phân sau, hai răng chỉ số được xếp thành đôi để ghi. Đối với đoạn lục
phân trước có thể thay thế R11, R31 bằng R21, R41. Khám các răng
còn lại nếu mất hết răng chỉ định. Vùng lục phân bị loại được ghi là (X)
khi mất toàn bộ hoặc khi còn < 2 răng. Mã số cao nhất của các răng
khám trong 1 vùng là mã số của vùng đó, mã số cao nhất của một
người là mã số cao nhất trong các vùng:
0: LOA 0-3mm (không nhìn thấy CEJ và mã số CPI 0-3)
Nếu CEJ không nhìn thấy và CPI mã số 4, hoặc nếu CEJ nhìn thấy
1: LOA 4-5mm (CEJ trong vạch đen)
2: LOA 6-8mm (CEJ giữa giới hạn trên của vạch đen và vòng 8,5mm)
3: LOA 9-11mm (CEJ giữa 8,5mm và vòng 11,5mm)
4: LOA ≥ 12mm (CEJ vượt trên 11,5mm)
X: Vùng lục phân bị loại (hiện tại có ít hơn hai răng)
9: Không ghi nhận (do CEJ không nhìn thấy hoặc không phát hiện
được)
Đánh giá mất bám dính theo các răng chỉ định giống như ghi đánh
giá tình trạng viêm quanh răng. Ghi mã số này ngay sau khi ghi mã số


×