Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ 2 đến dưới 5 tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại quận 1 tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 93 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA TRẺ 2 ĐẾN DƯỚI 5 TUỔI
VÀ THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA BÀ MẸ
TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN


TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA TRẺ 2 ĐẾN DƯỚI 5 TUỔI VÀ
THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA BÀ MẸ
TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ: 8720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS PHẠM THỊ LAN ANH

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài
liệu đã được Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận
để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài
liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Đề cương đã được chấp
thuận về mặt y đức từ Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Đại Học Y
Dược TP Hồ Chí Minh số 630/HĐĐĐ-ĐHYD, ký ngày 25/7/2022.
Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Thanh Xuân


.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................................ 5
1.1. Tổng quan chung về đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến dưới 5 tuổi ........ 5
1.1.1.

Định nghĩa ................................................................................................... 5

1.1.2.

Một số phương pháp đánh giá TTDD ......................................................... 5

1.1.3.

Sơ lược về các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em hiện tại
..................................................................................................................... 8

1.1.4.

Nguyên nhân của TC-BP .......................................................................... 14

1.1.5.


Hậu quả của TC-BP: ................................................................................. 16

1.2.

Tình hình TC-BP của trẻ em dưới 5 tuổi .................................................. 17

1.2.1.

Trên thế giới .............................................................................................. 17

1.2.2.

Tại Việt Nam ............................................................................................ 18

1.3. Sơ lược về các bộ câu hỏi để khảo sát về thực hành nuôi dưỡng trẻ ....................... 19
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước........................................................................ 22
1.4.1.

Thế giới ..................................................................................................... 22

1.4.2.

Việt Nam ................................................................................................... 26

2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 28
2.2.1. Dân số mục tiêu .............................................................................................. 28
2.2.2. Dân số chọn mẫu ............................................................................................ 28
2.2.3. Cỡ mẫu............................................................................................................ 28
2.2.4. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................... 29


.


.

2.2.5. Tiêu chí đưa vào và loại ra ............................................................................. 29
2.2.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa ............................................................................ 30
2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số ..................................................................................... 30
2.4. Thu thập dữ kiện ........................................................................................................ 34
2.4.1. Các bước thu thập dữ kiện .............................................................................. 34
2.4.2. Phương pháp thu thập dữ kiện ........................................................................ 35
2.4.3. Công cụ thu thập ............................................................................................. 36
2.4.4. Kiểm sốt sai lệch thơng tin ........................................................................... 36
2.5. Phân tích dữ kiện ....................................................................................................... 37
2.5.1. Thống kê mơ tả ............................................................................................... 37
2.5.2. Thống kê phân tích ......................................................................................... 37
2.5.3. Kiểm soát nhiễu .............................................................................................. 38
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................................... 38
2.6.1. Ảnh hưởng lên các đối tượng nghiên cứu ...................................................... 38
2.6.2. Ảnh hưởng lên xã hội .................................................................................... 38
2.6.3. Xin phép và phê duyệt .................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .................................................................................................. 40
Bảng 3.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ (n=691) ..................................................... 40
Bảng 3.2 Thực hành nuôi dưỡng trẻ (n=691) ........................................................... 40
Bảng 3.3 Đặc điểm của trẻ và mẹ (n=691) ............................................................... 41
Bảng 3.4 Tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ (n=691) ......................... 42
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa TC-BP với thực hành nuôi dưỡng trẻ của mẹ (n=691)..
................................................................................................................... 44
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa TC-BP với các đặc điểm của trẻ (n=691) .................. 45

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa TC-BP với các đặc điểm của mẹ (n=691) ................. 47

.


.

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa TC-BP với tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của
trẻ (n=691) ................................................................................................................ 48
Bảng 3.9 Mơ hình hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tới tỷ lệ TC-BP của trẻ (n=691)
................................................................................................................... 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 52
4.1. Tỷ lệ TC-BP............................................................................................................... 52
4.2. Điểm thực hành nuôi dưỡng trẻ ................................................................................. 53
4.3. Các đặc tính nền của mẹ và trẻ, tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ ..... 54
4.4. Mối liên quan giữa TC-BP thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ ............................. 55
4.5. Mối liên quan giữa TC-BP với các đặc điểm của trẻ ................................................ 57
4.6. Mối liên quan giữa TC-BP với các đặc điểm của mẹ .............................................. 59
4.7. Mối liên quan giữa TC-BP với tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ ..... 60
4.8. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 61
4.9. Tính mới và ứng dụng ............................................................................................... 61
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 62
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAP

American Academy of Pediatrics – Hiệp hội
nhi khoa Hoa Kì

BDLMDD

Bề dày lớp mỡ dưới da

BMI

Body mass Index – Chỉ số khối cơ thể

CEBI

Children's Eating Behavior Inventory – Cải
thiện hành vi ăn uống của trẻ

CEBQ

Children's Eating Behaviour Questionnaire –
Bộ câu hỏi hành vi ăn uống của trẻ

CFQ

Children Feeding Questionaire – Bộ câu hỏi

nuôi dưỡng trẻ nhỏ

CNLS

Cân nặng lúc sinh

DEBQ-C

Dutch Eating Behaviour Questionnaire for
children - Bộ câu hỏi hành vi ăn uống của trẻ
em Hà Lan

FPSQ

Feeding Practices and Structure
Questionnaire – Bộ câu hỏi thực hành ăn
uống và cấu trúc ăn uống của trẻ

ICD10

International Statistical Classification of
Diseases 10th Revision – Bảng phân loại
quốc tế về bệnh tật lần thứ 10

ICD11

International Statistical Classification of
Diseases 11th Revision – Bảng phân loại
quốc tế về bệnh tật lần thứ 11


KTC

Khoảng tin cậy

.


.

ii

MGRS

Multicentre Growth Reference Study –
Nghiên cứu tham khảo về tăng trưởng trong
quần thể

MUAC

Mid-Upper Arm Circumference – Chu vi
vòng cánh tay

SD

Standard deviation – Độ lệch chuẩn

SDD

Suy dinh dưỡng


TC-BP

Thừa cân – Béo phì

TCYTTG

Tổ chức y tế thế giới

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

TTYT

Trung tâm Y tế

UNICEF

United Nations Children's Fund – Quỹ nhi
đồng Liên Hợp Quốc

.


.


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Chiều cao theo tuổi bé gái sơ sinh đến 5 tuổi (Z -scores) 1 .......................11
Bảng 1.3 Chiều cao theo tuổi trẻ gái sơ sinh đến 5 tuổi (percentiles) 3 ....................12
Bảng 1.4 Chiều cao theo tuổi bé trai 2 đến 5 tuổi (percentiles) 2..............................13
Bảng 3.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ (n=691) .....................................................40
Bảng 3.2 Thực hành nuôi dưỡng trẻ (n=691)............................................................40
Bảng 3.3 Đặc điểm của trẻ và mẹ (n=691) ...............................................................41
Bảng 3.4 Tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ (n=691) .........................42
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa TC-BP với thực hành nuôi dưỡng trẻ của mẹ (n=691)
...................................................................................................................................44
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa TC-BP với các đặc điểm của trẻ (n=691) ..................45
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa TC-BP với các đặc điểm của mẹ (n=691) ..................47
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa TC-BP với tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của
trẻ (n=691) .................................................................................................................48
Bảng 3.9 Mơ hình hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tới tỷ lệ TC-BP của trẻ (n=691)
...................................................................................................................................50

.


.

1

MỞ ĐẦU
Thừa cân béo phì (TC-BP) ở trẻ em đang đặt ra một gánh nặng lớn đối
với sức khỏe cộng đồng 4. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG),
trên tồn cầu ước tính có 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và hơn 340 triệu trẻ em và

thanh thiếu niên từ 5–19 tuổi bị TC-BP 5. Nhiều quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình hiện đang phải đối mặt với "gánh nặng kép" về dinh dưỡng. Bên
cạnh việc phải đối mặt với các vấn đề thiếu dinh dưỡng họ còn trải qua sự gia
tăng nhanh chóng của tình trạng TC-BP, đặc biệt là ở các khu vực đơ thị. Vấn
đề TC-BP cịn trở nên trầm trọng hơn do tác động của đại dịch COVID-19.
Giãn cách xã hội trong thời gian dài làm hạn chế khả năng tiếp cận những thực
phẩm lành mạnh, đồng thời giảm thiểu thời gian hoạt động thể chất 6
Việt Nam, tỷ lệ TC-BP có xu hướng tăng nhanh 7. Tỷ lệ TC-BP ở trẻ
dưới 5 tuổi vượt quá mức 5%, mức khống chế đề ra trong Chiến lược quốc gia
về dinh dưỡng. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng, tỉ lệ TC-BP trẻ dưới 5
tuổi tăng từ 8,5 lên 19% trong giai đoạn 2010-2020. Trong đó, khu vực thành
thị là 26,8%, nông thôn và 18,3%, miền núi là 6,9%. Viện dinh dưỡng cũng
công bố tỷ lệ TC-BP ở trẻ em nội thành tại TP. HCM đã vượt 50% 8,9.
TC-BP trong thời thơ ấu có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi trưởng
thành. Trẻ em bị TC-BP có nhiều khả năng diễn tiến thành một người lớn TCBP, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khơng lây

10-16

. Trẻ bị TC-BP dễ bị

chọc ghẹo, bị phân biệt đối xử, dẫn đến tổn thương về mặt tâm lý, ảnh hưởng
đến khả năng học tập, và tác động tiêu cực đến tâm lý khi trưởng thành 17-19.
Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em như yếu
tố di truyền và môi trường. Trẻ em giai đoạn tập ăn bắt đầu có nhận thức, học
tập về thức ăn và hình thành các hành vi ăn uống. Vì vậy, thực hành nuôi dưỡng
trẻ (cách cho trẻ ăn) của cha mẹ có vai trị quan trọng trong việc định hình sớm

.



.

2

thói quen ăn uống ở giai đoạn này 20. Hiện tại có nhiều bộ câu hỏi đánh giá thực
hành ni dưỡng trẻ của cha mẹ như DEBQ-C, CEBI, CFQ, FPSQ

21-24

. Tuỳ

thuộc vào bộ câu hỏi kết quả nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ ăn không theo
nhu cầu của trẻ (hay cịn gọi là kiểm sốt hành vi ăn uống của trẻ) sẽ hình thành
thói quen ăn uống thụ động theo yêu cầu của ba mẹ hơn là ăn uống theo các tín
hiệu đói - no của cơ thể trẻ. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh lượng
thực phẩm ăn vào và có khả năng ảnh hưởng đến cân nặng 24. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu cho kết quả trái ngược nhau về tác động của những hình thức cho
ăn (hạn chế ăn, ép ăn, giám sát bữa ăn…) lên cân nặng của trẻ. Một số nghiên
cứu không tìm thấy mối liên quan giữa việc thực hành ni dưỡng trẻ với cân
nặng, trong khi đó, các kết quả nghiên cứu khác chứng minh thực hành nuôi
dưỡng trẻ là yếu tố nguy cơ hoặc là yếu tố bảo vệ đối với TC-BP 25-27. Tại Việt
Nam nói chung và khu vực nội thành TP.HCM nói riêng, những nghiên cứu về
vai trị của thực hành ni dưỡng trẻ ở cha mẹ và mối liên quan với tình trạng
cân nặng của trẻ cịn hạn chế. Do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu này để xác
định tỷ lệ TC-BP và mối liên quan giữa TC-BP với thực hành nuôi dưỡng trẻ
của cha mẹ, từ đó góp phần xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình can thiệp
phịng ngừa TC-BP.

.



.

3

Câu hỏi nghiên cứu:
Tỷ lệ thừa cân béo phì (TC-BP) ở trẻ 2 đến dưới 5 tuổi tại quận 1 thành
phố Hồ Chí Minh năm 2022 là bao nhiêu?
Có mối liên quan giữa TC-BP với thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ,
các đặc điểm nền của mẹ và trẻ, tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ
hay không?
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát :
Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì (TC-BP) ở trẻ 2 đến dưới 5 tuổi tại quận
1 TP HCM và mối liên quan giữa TC-BP với thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà
mẹ, các đặc tính nền của mẹ và trẻ, tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của
trẻ.
Mục tiêu cụ thể :
1. Xác định tỷ lệ TC-BP ở trẻ 2 đến dưới 5 tuổi tại quận 1 Tp HCM năm
2022.
2. Xác định điểm trung bình về thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ
bằng bộ công cụ FPSQ ( feeding practice and structure questionnaire).
3. Xác định mối liên quan giữa TC-BP với thực hành nuôi dưỡng trẻ của
bà mẹ.
4. Xác định mối liên quan giữa TC-BP với các đặc tính nền của bà mẹ
và trẻ, tiền căn ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ.

.



.

4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU



Giới



Tuổi của trẻ



Cân nặng lúc sinh



Tuổi của mẹ lúc sinh

ĐẶC TÍNH NỀN CỦA



Trình độ văn hóa của mẹ

TRẺ VÀ MẸ




Số con

Đánh giá theo FPSQ:


Thưởng cho hành vi

THỪA CÂN-BÉO PHÌ

THỰC HÀNH



Thưởng cho ăn uống

Ở TRẺ 2 ĐẾN DƯỚI 5

NUÔI DƯỠNG



Thuyết phục ăn uống

TUỔI

TRẺ




Hạn chế ăn uống



Nơi ăn



Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu

TIỀN CĂN ĂN



Bú mẹ kéo dài đến 24 tháng

UỐNG VÀ THÓI



Ăn bổ sung

QUEN SINH HOẠT
CỦA TRẺ

 Thời gian ngủ buổi tối
 Thời lượng xem tivi/ sử dụng
thiết bị điện tử trong ngày


.


.

5

CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

Tổng quan chung về đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến

dưới 5 tuổi.
1.1.1. Định nghĩa
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu
trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
TTDD của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh
dưỡng của cơ thể. TTDD tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình
trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về
sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng.
TC-BP là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến
sức khỏe, TC-BP gặp cả nam và nữ và các lứa tuổi. Theo Phân loại thống kê
quốc quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan lần thứ 10
(ICD10), TC-BP được phân loại trong danh mục là “Bệnh nội tiết, bệnh về dinh
dưỡng và bệnh chuyển hóa”, nhưng việc phân loại này bỏ qua những yếu tố
quan trọng khác, như việc tiêu hao năng lượng, yếu tố tâm lý và các hoạt động
thứ cấp khác. Do đó, theo Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề
sức khỏe có liên quan lần thứ 11 (ICD11), Hiệp hội nghiên cứu về béo phì Châu
Âu đã thay đổi các tiêu chí chẩn đốn cho bệnh béo phì dựa trên căn ngun,
mức độ của mô mỡ và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe 28. Một số người mắc

TC-BP không kèm theo bất kỳ bệnh lý liên quan nào, những người này được
gọi là “béo phì khỏe mạnh”. Tuy nhiên, từ các nghiên cứu theo dõi dài hạn thì
những người này có khả năng phát triển những bệnh liên quan đến TC-BP trong
suốt cuộc đời của họ. Một số nghiên cứu khác cho thấy, mối quan hệ giữa TCBP và tỉ lệ tử vong ngày càng rõ rệt sau 18 tuổi 29-31.
1.1.2. Một số phương pháp đánh giá TTDD 32:
-

Nhân trắc học

.


.

6

- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Khám lâm sàng.
- Các xét nghiệm chủ yếu là hoá sinh (máu, nước tiểu).
- Các kiểm nghiệm để xác định các rối loạn do thiếu hụt dinh dưỡng.
- Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong để tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh
tật và tình trạng dinh dưỡng.
- Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và
sức khoẻ.
Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng:
Cho đến nay số đo nhân trắc học được xem là nhạy, khách quan và có ý
nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một cá
thể hay của cộng đồng. Đó là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và mơi
trường bên ngồi, trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Hầu hết
các phương pháp nhân trắc được sử dụng để đánh giá cấu trúc cơ thể đều dựa

trên sự phân biệt thành hai khối: khối mỡ và khối cơ. Kỹ thuật nhân trắc có thể
đánh giá gián tiếp những thành phần này của cơ thể và sự thay đổi số lượng
cũng như tỷ lệ của chúng có thể dùng như những chỉ số về tình trạng dinh
dưỡng. Ví dụ: mỡ là dạng dự trữ năng lượng chính trong cơ thể và rất nhạy để
đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cấp. Sự thay đổi lượng mỡ của cơ thể gián
tiếp cho biết có sự thay đổi trong cân bằng năng lượng. Khối cơ của cơ thể phần
lớn là protein và cũng là thành phần chính của khối khơng mỡ, nó được coi là
một chỉ số về dự trữ protein của cơ thể. Sự dự trữ này trở nên giảm sút trong
trường hợp bị suy dinh dưỡng trường diễn dẫn tới khối cơ bị teo đi. Những kích
thước nhân trắc thường được sử dụng là: cân nặng, chiều cao/chiều dài, bề dày
lớp mỡ dưới da, vòng cánh tay, vịng eo, vịng bụng, vịng mơng.
Các chỉ số nhân trắc học thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của trẻ dưới 5 tuổi:

.


.

7

- Cân nặng: đó là số đo thường dùng nhất. Cân trẻ em: lí tưởng là nên
cởi hết quần áo. Trường hợp trẻ quấy khóc, khơng dỗ được, có thể cân mẹ trẻ
rồi cân mẹ lúc bế trẻ. Cần chú ý trừ ngay để lấy số cân nặng thực tế của trẻ 32.
- Chiều dài nằm (trẻ <24 tháng), chiều cao (trẻ ≥24 tháng):
 Đo chiều cao đứng: Bỏ guốc dép, đi chân không, đứng quay lưng vào
thước đo. Lưu ý để thước đo theo chiều thẳng đứng, vng góc với mặt đất nằm
ngang. Gót chân, mơng, vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo
đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ
thõng theo hai bên mình. Dùng thước vng hoặc gỗ áp sát đỉnh đầu thẳng góc

với thước đo. Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ 32.
 Đo chiều dài nằm: Để thước trên mặt phẳng nằm ngang. Đặt trẻ nằm
ngửa, một người giữ đầu để mắt nhìn thẳng lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của
thước áp sát đỉnh đầu. Một người ấn thẳng đầu gối và đưa mảnh gỗ ngang thứ
hai áp sát gót bàn chân, lưu ý để gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân
thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ, ví dụ: 53,2cm (độ nhạy 1mm).
Cần lưu ý so sánh với bảng phù hợp, vì cách đo chiều dài nằm và chiều cao
đứng có sai số khác nhau 1-2cm 32.
- Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein:
 Đo bề dày lớp mỡ dưới da (BDLMDD): nếp gấp da ở cơ tam đầu và
nhị đầu. BDLMDD là lượng dự trữ mỡ dưới da và từ đó cho phép ước lượng
tổng số lượng mỡ của cơ thể. Đo BDLMDD hữu ích trong việc đánh giá và
theo dõi tình trạng dinh dưỡng ở trẻ bệnh khơng thể cân. Tuy nhiên, kỹ thuật
có nhiều sai số, giữa các lần đo cũng như giữa các điều tra viên. Trong thực
hành lâm sàng, trọng lượng cơ thể hữu ích hơn độ dày lớp mỡ dưới da trong
việc kiểm sốt béo phì 33.
 Chu vi vòng cánh tay (MUAC- Mid-Upper Arm Circumference, tính
bằng cm): Chu vi vịng cánh tay là một phép đo đơn giản đã được sử dụng trong

.


.

8

nhiều năm để đánh giá dinh dưỡng, là một chỉ số phản ánh về dự trữ protein và
năng lượng của từng cá thể. Các nghiên cứu khác nhau đã sử dụng MUAC như
một thơng số dinh dưỡng ở các nhóm dân cư khác nhau (như người già, người
bệnh nội trú, trẻ sơ sinh, trẻ em trước tuổi đến trường, trẻ em đi học, phụ nữ

mang thai hoặc cho con bú). Chu vi vòng cánh tay là kĩ thuật đo này rất hữu ích
khi theo dõi khối lượng mỡ cơ thể bị mất hay tăng33.
1.1.3. Sơ lược về các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em
hiện tại
Số đo nhân trắc học sẽ được sử dụng để so sánh với các tiêu chuẩn tăng
trưởng và/hoặc tài liệu tham chiếu về tăng trưởng để đánh giá sự tăng trưởng,
tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Tiêu chuẩn tăng trưởng phản ánh mức tăng
trưởng tối ưu, cho thấy rằng tất cả trẻ em đều có tiềm năng đạt được mức đó,
trong khi tham chiếu tăng trưởng chỉ đơn giản là phân phối được sử dụng để so
sánh. Phần trăm (percentiles) và Z -scores trong các phép đo nhân trắc học được
sử dụng rộng rãi để giúp đánh giá trẻ tình trạng dinh dưỡng và tăng trưởng của
con người, ví dụ: nhẹ cân, thấp cịi và gầy cịm hay TC-BP. Thơng thường, các
phần trăm (chẳng hạn như phần trăm thứ 5, 85, 95, 97, 99) và Z -scores (ví dụ:
-2 và +2) được sử dụng để phân loại tình trạng sức khỏe và nhân trắc học theo
độ tuổi giới tính đo các điểm cắt (dựa trên Z -scores hoặc phần trăm) được cung
cấp trong các bảng và dưới dạng các đường cong trên biểu đồ tăng trưởng.
Trong bốn thập kỷ qua, TCYTTG đã khuyến cáo việc sử dụng tham chiếu tăng
trưởng (hoặc "biểu đồ tăng trưởng"), chủ yếu dựa trên điểm Z của các phép đo
nhân trắc học, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sự tăng trưởng của trẻ em
34

.
- Z-score: Theo thuật ngữ thống kê, Z -scores là một ứng dụng đặc biệt

của các quy tắc biến đổi. Điểm Z cho một đo lường (ví dụ: cân nặng theo chiều
cao hoặc BMI), cho biết giá trị đo được lệch bao xa và theo chiều hướng nào

.



.

9

(tăng lên hay giảm xuống) so với giá trị trung bình của dân số, được biểu thị
bằng đơn vị SD dân số 34. Số Z-score tiêu chuẩn trong đánh giá tình trạng tinh
dưỡng dựa trên một quần thể được WHO tiến hành nghiên cứu (Multicentre
Growth Reference Study - MGRS) từ năm 1997 đến năm 2003, từ đây, các
đường cong để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em trên toàn thế
giới. MGRS nghiên cứu 8440 trẻ khỏe mạnh từ sơ sinh đến 71 tại các quốc gia
Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Hoa Kỳ. Các nhóm dân số nhỏ trong
nghiên cứu có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho tăng trưởng, với ít nhất
20% bà mẹ tuân theo các khuyến nghị cho con bú và được hỗ trợ nuôi con bằng
sữa mẹ. Quần thể trong nghiên cứu khơng có các hạn chế về sức khỏe hoặc môi
trường đối với sự tăng trưởng, tuân thủ các khuyến nghị cho ăn của MGRS,
không hút thuốc ở mẹ, sinh đủ tháng và khơng có bệnh tật đáng kể. Trong
nghiên cứu, bà mẹ và trẻ sơ sinh được sàng lọc và đăng ký khi sinh và được
khám tại nhà 21 lần: vào các tuần 1, 2, 4 và 6; hàng tháng từ 2 đến 12 tháng; và
2 tháng một lần trong năm thứ hai của họ. Ngoài dữ liệu thu thập được về nhân
trắc học và sự phát triển vận động, thơng tin cịn được thu thập về các đặc điểm
kinh tế xã hội, nhân khẩu học và môi trường, các yếu tố chu sinh, bệnh tật và
thực hành nuôi dưỡng trẻ. MGRS cung cấp một tài liệu tham khảo quốc tế duy
nhất thể hiện mô tả tốt nhất về tăng trưởng sinh lý cho tất cả trẻ em dưới 5 tuổi
và là mơ hình chuẩn cho sự tăng trưởng và phát triển 35. Z -scores có một số ưu
điểm: thứ nhất, chúng được tính tốn dựa trên sự phân bố của dân số tham chiếu
(trung bình và độ lệch chuẩn), và do đó phản ánh phân phối tham chiếu; thứ
hai, có thể so sánh giữa các độ tuổi, giới tính và các biện pháp nhân trắc học;
thứ ba, Z -scores có thể được phân tích như một biến số liên tục trong các
nghiên cứu 34.
Chỉ số Z-Score được tính theo cơng thức sau:


.


.

10

Z-Score =

Giá trị đo được – Giá trị trung bình của quần thể tham chiếu
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em (cho các lứa tuổi) dựa vào ZScore, dựa trên các chỉ số: Cân nặng theo tuổi; Chiều cao theo tuổi; Cân nặng
theo chiều cao; BMI theo tuổi, tốc độ tang trưởng cân nặng, chiều cao, vòng
đầu, vòng cánh tay theo tuổi, nếp gấp dưới da theo tuổi, tốc độ phát triển khả
năng vận động theo tuổi…28,36.
Các chỉ số thông dụng thường dùng trong cộng đồng, cụ thể:
 Cân nặng / tuổi:
< - 3SD: SDD thể nhẹ cân mức độ nặng
< - 2SD: SDD thể nhẹ cân
- 2SD đến ≤ 2SD: Bình thường
> 2SD: Thừa cân
> 3SD: Béo phì
 Chiều cao / tuổi
< - 3 SD : SDD thể thấp còi mức độ nặng
< - 2SD : SDD thể thấp còi
- 2SD đến ≤ 2SD: Bình thường
 Cân nặng/ chiều cao
< - 3SD: SDD thể gầy còm mức độ nặng

< -2SD: SDD thể gầy cịm
2SD đến ≤ 2SD : Bình thường
> 2SD: Thừa cân
> 3SD: Béo phì
Tiêu chuẩn tăng trưởng tham khảo theo Z-score có ở dạng biểu đồ, bảng,
phân theo độ tuổi và giới tính:, ví dụ:

.


.

11

Bảng 1.1 Chiều cao theo tuổi bé trai từ 2 đến 5 tuổi (Z -scores) 37

Bảng 1.21Chiều cao theo tuổi bé gái sơ sinh đến 5 tuổi (Z -scores) 1

.


.

12

- Percentile (bách phân vị): Thuật ngữ bách phân vị thường được sử
dụng trong mô tả thống kê. Phần trăm thường được biểu diễn bằng đồ thị, sử
dụng một đường cong. Đỉnh hoặc tâm của đường cong hình chng là điểm của
giá trị trung bình sự phân phối. Giá trị trung bình (z = 0) chia đường cong thành
hai vùng bằng nhau và đối xứng. Ở cả bên phải và bên trái, biểu đồ có thể được

chia thành ba phần: Z -scores của 1, 2 và 3 SD ở bên phải và -1, -2, -3 SD ở
bên trái, tương ứng. Tại mỗi điểm của những SD này là các phân vị (phần trăm)
tương ứng. Nói cách khác, Z -scores và bách phân vị có thể được chuyển đổi
cho nhau, nhưng các điểm cắt thường được sử dụng của mỗi loại khơng ở mức
chính xác có thể so sánh được. Ví dụ, Z -scores là 2 và -2 tương ứng với bách
phân vị 97,7 và 2,3, trong khi Z -scores là 1,04 và -1,65, tương ứng với bách
phân vị thứ 85 và thứ 5.

Bảng 1.32Chiều cao theo tuổi trẻ gái sơ sinh đến 5 tuổi (percentiles) 3

.


.

13

Bảng 1.43Chiều cao theo tuổi bé trai 2 đến 5 tuổi (percentiles) 2
Trong các chỉ tiêu nhân trắc để nhận định tình trạng dinh dưỡng, chỉ tiêu
thích hợp nhất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cấp tính là cân nặng theo chiều
cao, do đó nên sử dụng trong các đánh giá nhanh sau thiên tai, các can thiệp
ngắn hạn. Chiều cao theo tuổi lại là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động
dài hạn, nghĩa là để theo dõi ảnh hưởng của các thay đổi về điều kiện kinh tế
xã hội. Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi là một chỉ tiêu chung, không mang giá trị
đặc hiệu như hai chỉ tiêu trên. Người ta không phủ nhận giá trị tương đối của
nó, nhưng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng, việc thu thập cả cân nặng, chiều
cao và tuổi là cần thiết để tính ra các chỉ tiêu trên. Đồng thời, bên cạnh việc
tính các tỷ lệ dưới một "Ngưỡng" nào đó, nên tính số trung bình (hoặc trung
bình Z score) cùng với độ lệch chuẩn để các nhận định được tồn diện hơn,
nhất là khi có ý định so sánh38.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số cân nặng/chiều cao
(CN/CC) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo
hướng dẫn của Viện dinh dưỡng quốc gia. Một trẻ 2 đến dưới 5 tuổi được xác
định thừa cân khi có CN/CC > +2 SD và béo phì khi có CN/CC > +3 SD 32.

.


.

14

1.1.4. Nguyên nhân của TC-BP
Nhìn chung, TC-BP là một vấn đề phức tạp liên quan đến tình trạng kinh
tế xã hội, thực hành ăn uống, môi trường, cơ sở hạ tầng để vui chơi, tiếp cận
với thực phẩm lành mạnh và liên quan chặt chẽ đến lối sống 39,40-43.
Các nguyên nhân gây TC-BP ở trẻ em giai đoạn dưới 5 tuổi có thể kể
đến:
- Thực hành ni dưỡng của người chăm sóc: người chăm sóc là người
quyết định đến chế độ ăn của trẻ ở giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, bao gồm ăn
vào thời điểm nào, ăn những gì, ăn bao nhiêu. Điều này đóng vai trị quan trọng
trong việc hình thành thói quen ăn uống và ảnh hưởng đến mức độ phát triển
cân nặng chiều cao của trẻ 20
- Cân nặng lúc sinh: cân nặng lúc mới sinh và sự phát triển của trẻ sơ
sinh từ lâu đã được công nhận là các chỉ số quan trọng đối với sự phát triển thể
chất của trẻ thời thơ ấu. Các nghiên cứu gần đây hơn cho thấy rằng CNLS tương
thấp có mối liên quan đến TC-BP trong thời thơ ấu hoặc giai đoạn trưởng thành
44,45

. Nghiên cứu cho rằng việc thai phụ có chế độ dinh dưỡng kém dẫn đến trẻ


nhẹ cân từ giai đoạn bào thai sẽ gây ra những thay đổi trong q trình chuyển
hóa insulin và chất béo trong cơ thể của trẻ sau sinh 46,47. CNLS bị ảnh hưởng
bởi một loạt các yếu tố trong thai kì, chẳng hạn như như hút thuốc khi mang
thai, các yếu tố gia đình hoặc di truyền 48,49.
- Thời gian bú mẹ và thời gian bắt đầu ăn bổ sung: Tầm quan trọng của
việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã được công nhận
rộng rãi. Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ được ghi nhận tăng nguy cơ mắc
các bệnh truyền nhiễm, dị ứng và suy giảm phát triển tâm thần vận động. Các
đánh giá và phân tích tổng hợp gần đây kết luận rằng việc cho con bú tạo ra
một tác dụng bảo vệ hiệu quả chống lại TC-BP

50-53

. Sữa mẹ cũng là nguồn

cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ từ 6–23 tháng tuổi.

.


.

15

Nó có thể cung cấp một nửa hoặc nhiều hơn nhu cầu năng lượng của trẻ trong
độ tuổi từ 6 đến 12 tháng và một phần ba nhu cầu năng lượng từ 12 đến 24
tháng. Sữa mẹ cũng là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng quan
trọng trong thời gian bị bệnh, và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em bị suy dinh
dưỡng.WHO và UNICEF khuyến nghị: cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau

sinh; bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời; và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2
tuổi trở lên 54. Khoảng từ 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng
của trẻ sơ sinh bắt đầu vượt quá những gì được cung cấp bởi sữa mẹ và thực
phẩm bổ sung là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó. Trẻ sơ sinh ở độ tuổi
này cũng đã sẵn sàng phát triển cho các loại thức ăn khác. Nếu trẻ bắt đầu ăn
bổ sung trước 6 tháng tuổi hoặc nếu việc cho ăn khơng thích hợp, thì sự phát
triển của trẻ sơ sinh có thể chậm lại 55. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng
khuyến nghị cho ăn bổ sung cho trẻ sơ sinh khoảng 6 tháng tuổi. Mặc dù chưa
có sự nhất trí về thời điểm lý tưởng, nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng ý
rằng việc cho trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi là q sớm vì hệ tiêu hóa và vận
động của trẻ cịn non nớt. Ngồi ra, việc giới thiệu sớm sẽ ngăn trẻ bú mẹ hoàn
toàn đạt được 6 tháng bú mẹ hồn tồn được khuyến nghị và có thể làm tăng
nguy cơ TC-BP 56-58.
- Thời gian ngủ ban đêm: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ nhỏ
thường ngủ sau 9 giờ tối có xu hướng tăng mỡ cơ thể trong độ tuổi từ 2 đến 6,
có sự gia tăng lớn hơn về cả kích thước vịng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI) ước tính lượng mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. Một số vùng não điều
chỉnh chu kỳ ngủ-thức cũng giúp chi phối sự thèm ăn - và một số hormone cũng
như các chất hóa học trong não cũng có liên quan, do đó có thể gây ra tình trạng
ngủ không ngon và ăn quá nhiều. Hơn nữa, giấc ngủ kém hơn sẽ làm thay đổi
sự trao đổi chất của trẻ nhỏ - hoặc hành vi, như hoạt động thể chất trong ngày.
Tuy nhiên, mối liên hệ nhân quả giữa giấc ngủ và TC-BP ở trẻ vẫn chưa rõ

.


.

16

ràng. Có thể có nghĩa là đi ngủ muộn khiến trẻ có nguy cơ cao tăng cân hơn.

Hoặc đi ngủ muộn có thể chỉ đơn giản là một phần của lối sống chung thúc đẩy
TC-BP 59.
- Thời lượng sử dụng thiết bị điện tử: các nghiên cứu đã tìm thấy mối
liên hệ giữa thời gian sử dụng thiết bị điện tử trong ngày và béo phì ở trẻ em,
nguyên nhân được cho là việc tăng thời gian xem tivi hay sử dụng hiết bị điện
tử làm tăng tiêu thụ thức ăn, giảm hoạt động thể chất, hoặc giảm tỷ lệ trao đổi
chất 60,10,16. Đối diện trước vấn đề ngày càng tăng của TC-BP ở trẻ em và các
vấn đề sức khỏe liên quan đến việc xem truyền hình, Viện Nhi khoa của Mỹ
(AAP) đã ban hành hướng dẫn quốc gia cho cha mẹ để hạn chế thời gian sử
dụng phương tiện truyền thông của con cái (với phương tiện giải trí), cụ thể
khơng q 1 đến 2 giờ mỗi ngày cho trẻ em 2 tuổi tuổi trở lên 10,18,19.
1.1.5. Hậu quả của TC-BP:
TC-BP được ước tính là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây nên các vấn
đề về sức khỏe sau nguyên nhân hút thuốc và tăng huyết áp, và là ngun nhân
chính của bệnh khơng lây 12.
TC-BP trong thời thơ ấu có thể gây hại cho cơ thể theo nhiều cách khác
nhau: 10-16
- Diễn tiến thành 1 người lớn béo phì.
- Huyết áp cao và cholesterol cao, là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim
mạch.
- Tăng nguy cơ rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin và bệnh tiểu
đường loại 2.
- Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn và ngưng thở khi ngủ.
- Các vấn đề về khớp và khó chịu về cơ xương khớp.
- Bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật và trào ngược dạ dày-thực quản (tức là ợ
chua).

.



×