Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Stress nghề nghiệp và ứng phó với stress của nhân viên y tế quận bình tân , thành phố hồ chí minh và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 102 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỸ NGỌC

STRESS NGHỀ NGHIỆP VÀ
ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỸ NGỌC



STRESS NGHỀ NGHIỆP VÀ
ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH HỒ NGỌC QUỲNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong Luận văn này được thu thập, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã
được Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay Trường Đại học khác chấp nhận
để được cấp văn bằng đại học và sau đại học. Luận văn này cũng khơng có bất kỳ số

liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp nhận về mặt đạo đức trong nghiên cứu y
sinh học của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học số: 359/HĐĐĐĐHYD ký ngày 30/03/2022.
Tác giả luận văn

Lê Thị Mỹ Ngọc

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ I
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... II
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. Sơ lược về Stress và Stress nghề nghiệp ..............................................................5
1.2. Chiến lược ứng phó với Stress ...........................................................................10
1.3. Tình hình Stress nghề nghiệp và ứng phó ở nhân viên y tế ...............................14
1.4. Các thang đo đánh giá Stress nghề nghiệp và ứng phó ở nhân viên y tế ...........15
1.5. Các yếu tố liên quan đến Stress nghề nghiệp và ứng phó ở nhân viên y tế .......20
1.6. Tình hình các nghiên cứu về stress nghề nghiệp và ứng phó với stress ............23
1.7. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu .........................................................................28
1.8. Tóm tắt y văn .....................................................................................................29
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................31
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................31
2.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................31

2.4. Xử lý dữ kiện......................................................................................................33
2.5. Thu thập dữ kiện ................................................................................................38
2.6. Phân tích dữ kiện ................................................................................................39
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................40
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................41
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................41
3.2. Đặc điểm công việc cá nhân...............................................................................43
3.3. Đặc điểm công việc liên quan đến COVID-19 ..................................................45
3.5. Tỷ lệ và mức độ đánh giá chiến lược ứng phó với stress ...................................47
3.6. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với đặc điểm đối tượng ........................48
3.7. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với ứng phó thích nghi với stress .........55

.


.

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................57
4.1. Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ............................................57
4.2. Đặc điểm công việc cá nhân của đối tượng nghiên cứu.....................................60
4.3. Đặc điểm công việc liên quan đến COVID-19 ..................................................62
4.4. Mức độ stress nghề nghiệp của nhân viên y tế ..................................................64
4.5. Các yếu tố liên quan đến mức độ stress nghề nghiệp của nhân viên y tế ..........66
4.6. Mối liên quan giữa tình trạng stress nghề nghiệp và ứng phó thích nghi với
stress ..........................................................................................................................72
4.7. Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ..................................................73
4.8. Tính mới và ứng dụng của nghiên cứu ..............................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tiếng Việt

BRCS

Brief Resilient Coping Scale

Thang đo ứng phó khả năng phục
hồi ngắn gọn

DASS-21

Depression Anxiety and

Thang đo trầm cảm, lo âu, stress

Stress Scales - 21

JDI

Job Descriptive Index

Chỉ số mô tả công việc

JCQ

Job Content Questionnaire

Thang đo nội dung công việc

NIOSH

National Institute for

Viện quốc gia về sức khỏe và an

Occupational Safety and

toàn lao động Hoa Kỳ

Health
NVYT

Nhân viên y tế

PCDB

Phòng, chống dịch bệnh


QWL

Quality of work life

SNN

Chất lượng cuộc sống
Stress nghề nghiệp

WSS

The Work Stress Scale

Thang đo stress tại nơi làm việc

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về stress nghề nghiệp và ứng phó với stress trên Thế
giới.............................................................................................................................24
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về stress nghề nghiệp và ứng phó với stress tại Việt
Nam ...........................................................................................................................26
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu (n = 345) ...............41
Bảng 3.2. Đặc điểm công việc cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 345) ...........43
Bảng 3.3. Đặc điểm công việc liên quan COVID-19 của đối tượng nghiên cứu .....45
Bảng 3.4. Tình trạng stress nghề nghiệp (n=345) .....................................................47
Bảng 3.5. Tình trạng ứng phó với stress (n=345) .....................................................47
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với đặc điểm chung (n=345).......48
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với đặc điểm công việc(n=345) ..50
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với đặc điểm liên quan đến
COVID-19 (n=345) ...................................................................................................53
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với ứng phó stress .......................55

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mơ hình ứng phó với stress của Tobin và cộng sự (1989) ...................12

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress nghề nghiệp được định nghĩa là một phản ứng sinh lý và tâm lý
đối với các sự kiện hoặc điều kiện tại nơi làm việc mà đối tượng cảm nhận khi
phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa các yêu cầu công việc với khả năng 1.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới nhận định stress nghề nghiệp được xem như

thách thức mang tính tồn cầu và là một trong những mối đe dọa nguy hiểm
hàng đầu của thế kỷ XXI 2. Ngành y tế là một ngành đặc thù với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, đồng thời phải nâng cao chất lượng để thu hút khách hàng, đặc
biệt hơn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã gây nên tình trạng stress ở
nhân viên y tế (NVYT) cao hơn nhiều lần so với các ngành nghề khác.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên (2016) cho thấy tỷ lệ stress ở mức cao
là 22,2%, mức trung bình là 66,7% và mức thấp là 11,1% 47.
Việc phải đối mặt với những vấn đề căng thẳng trong công việc là
khơng thể tránh khỏi. Với mỗi cách ứng phó đem lại những kết quả khác
nhau, với cá nhân có khả năng ứng phó thích hợp, khi đó khơng những kiểm
sốt được yếu tố stress mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển. Ngược lại,
nếu cách ứng phó là không phù hợp, không những không giải quyết được vấn
đề mà còn mang lại nhiều hệ quả xấu. Cụ thể theo kết quả nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thu Hà (2016) cũng cho thấy có sự tương quan nghịch giữa stress
và chỉ số làm việc ở nhân viên y tế (r=-0,37; p=0,004), nghĩa là chỉ số khả
năng làm việc giảm khi mức độ căng thẳng nghề nghiệp tăng 4. Ngoài ra, căng
thẳng cao có thể khiến NVYT khơng thoả mạn với công việc giảm tập trung
phục vụ người bệnh và dễ gây sai sót, xu hướng nghỉ ốm, nghỉ việc tăng cao,
nghiện rượu, và mắc một số bệnh liên quan như loét dạ dày, nhồi máu cơ tim,
cao huyết áp 5.
Quận Bình Tân là quận đơ thị hóa có tốc độ phát triển nhanh chóng, với
số dân đơng nhất (hơn 784.000 người) trong các quận, huyện, thành phố trực

.


.

2


thuộc thành phố Hồ Chí Minh 6. Trong năm 2021, quận Bình Tân là quận có
số ca mắc COVID-19 cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh với 47.614 ca được
cơng bố 50. Đây là một áp lực lớn lên hệ thống y tế của Quận nói chung và
NVYT tại đây nói riêng. Vì vậy NVYT tại quận đã phải làm việc liên tục và
quá tải từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Một số nghiên cứu về stress
nghề nghiệp đã được tiến hành rải rác tại một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận
Bình Tân, nhưng chưa triển khai trên quy mơ tồn quận. Ngồi ra các nghiên
cứu trước cũng chưa tiến hành khảo sát chiến lược ứng phó với stress nghề
nghiệp ở nhân viên y tế. Chính vì lý do đó nên nghiên cứu này cần được thực
hiện nhầm đánh giá thực trạng và mức độ stress nghề nghiệp của nhân viên y
tế quận Bình Tân từ đó đưa ra được các chiến lược, giải pháp góp phần làm
giảm stress nghề nghiệp của lực lượng y tế của quận trong điều kiện làm việc
hiện nay cũng đang là vấn đề cấp thiết.

.


.

3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ nhân viên y tế tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh mắc
stress nghề nghiệp là bao nhiêu? Tỷ lệ NVYT lựa chọn các chiến lược ứng
phó stress là bao nhiêu?
2. Có mối liên quan giữa stress nghề nghiệp của nhân viên y tế tại quận
Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh với các đặc điểm cá nhân, đặc điểm liên
quan đến công việc, đặc điểm liên quan đến COVID-19 hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung

Xác định tỷ lệ nhân viên y tế tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh bị stress nghề nghiệp, mức độ ứng phó với stress và các yếu tố liên
quan.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ nhân viên y tế tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh bị stress nghề nghiệp.
2. Xác định tỷ lệ nhân viên y tế tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh lựa chọn các mức độ ứng phó với stress.
3. Xác định mối liên quan giữa stress nghề nghiệp, chiến lược ứng phó
với đặc điểm cá nhân, đặc điểm liên quan đến công việc, đặc điểm liên quan
đến COVID-19 của nhân viên y tế tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh.

.


.

4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Đặc điểm liên quan đến
công việc

Đặc điểm cá nhân























Tuổi
Giới tính
Dân tộc
Tơn giáo
Học vấn
Tình trạng hơn nhân
Tình trạng nhà ở
Bệnh mạn tính

Thu nhập,
Hài lịng cơng việc
Đơn vị cơng tác
Vị trí cơng tác

Chức vụ
Số năm cơng tác
Trực đêm
Làm ngồi giờ
Yêu cầu chuyên môn
Đồng nghiệp hỗ trợ
Quan hệ với cấp trên
Quan hệ với đồng nghiệp

STRESS NGHỀ NGHIỆP

MỨC ĐỘ ỨNG PHÓ
STRESS NGHỀ NGHIỆP

.

Đặc điểm liên quan đến
COVID-19
 Sợ lây COVID-19 cho người
nhà
 Sợ tử vong do COVID-19
 Bị lây nhiễm COVID-19
 Tự nguyện tham gia phịng
chống dịch
 Cơng việc được phân cơng
 Tham gia phịng chống dịch
thứ 7, chủ nhật
 Ảnh hưởng việc làm thêm



.

5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc về Stress và Stress nghề nghiệp
1.1.1. Khái niệm Stress
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Stress liên quan đến nghề
nghiệp là phản ứng có thể có của con người khi yêu cầu, áp lực công việc
không phù hợp với kiến thức và khả năng, cũng như thách thức sự ứng phó
của họ 7.
Theo Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ
(NIOSH): Stress nghề nghiệp là các phản ứng có hại về thể chất lẫn cảm xúc
xuất hiện khi yêu cầu công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực và
nhu cầu của nhân viên, có thể làm suy giảm sức khỏe, thậm chí gây thương
tích 8.
Stress nghề nghiệp được phân loại theo một số cách như: stress do điều
kiện môi trường, stress do tác động của môi trường, stress do mối quan hệ
giữa yêu cầu của môi trường và khả năng đáp ứng của con người đối với mơi
trường đó 9.
Stress do điều kiện mơi trường và do tác động của môi trường thường
gặp trong cuộc sống mà ở đó có rất nhiều stress (gia đình, công việc). Đối với
stress do mối quan hệ giữa yêu cầu của môi trường và khả năng đáp ứng của
con người đối với mơi trường đó thường được đề cập nhiều trong các nghiên
cứu. Việc xác định các stress này dựa trên những khái niệm của Han Selye về
stress, đó là sự đáp trả không đặc hiệu của cơ thể với bất kỳ stress nào khi
được hình thành trong mơi trường sống.
Khái niệm về stress là do sự đáp trả không đặc hiệu của hệ thần kinh
nội tiết trong quá trình cân bằng nội mơi. Trong các stress có loại có lợi và có
loại có hại cho cơ thể, nó phụ thuộc vào sự thích nghi và sự cân bằng nội môi

của cơ thể.

.


.

6

1.1.2. Stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế
Stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế được biểu hiện trên phương diện cơ
thể và tâm lý.
Biểu hiện về mặt cơ thể: Nhân viên y tế có chế độ làm việc theo ca kíp,
phải thường xuyên trực đêm nhiều, thời gian nghỉ ngơi khơng nhiều nên
thường có những biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, khi giấc ngủ không đảm
bảo hay khơng đủ thì có những biểu hiện như mặt ủ rủ, mệt mỏi. Nguy cơ rối
loạn giấc ngủ sẽ tăng khi mà tình trạng thiếu nhân lực trong các bệnh viện
hiện nay khiến cho NVYT tăng cường trực đêm nhằm đáp ứng nhu cầu chăm
sóc bệnh nhân làm cho NVYT khơng có thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức
khỏe để tiếp tục công việc. Điều này kéo dài sẽ gây ra stress, mệt mỏi cho
NVYT. Bên cạnh đó khi làm việc với áp lực cơng việc nhiều, tình trạng quá
tải bệnh viện sẽ khiến họ có những biểu hiện nhức đầu, viêm bao tử, chóng
mặt, huyết áp cao, bệnh tim, đau nhức xương khớp, tức ngực, khó thở,…
Biểu hiện về mặt tâm lý, cảm xúc: những biểu hiện về mặt tâm lý của
stress được hiện ở sự thay đổi hoạt động của các quá trình tâm lý, trạng thái
tâm lý, thuộc tính tâm lý…Những thay đổi này thể hiện ra bên ngồi hay qua
thơng số có thể đo được ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo cường độ, nhịp
độ, nhịp độ các tác nhân gây ra stress, phụ thuộc vào nhận thức, cách biểu
hiện của chủ thể trước tác nhân. Các dấu hiệu cảm xúc của stress trong cơng
việc gây ra cho NVYT như: Cảm thấy khó chịu trong người, do đó có thể gây

ra kích động hoặc đè nén những cảm xúc của mình. Họ thường xuyên cáu gắt,
cảm giác khó chịu; biểu lộ cảm xúc quá mức cần thiết hoặc q kích động
trước những tình huống có tính chất đối kháng. Biểu hiện về hành vi: Stress
ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của NVYT như thường xuyên mệt mỏi, lo
âu, trầm cảm, dễ gắt gỏng, cáu kỉnh, lo lắng, không thoả mạn với công việc,
hạn chế giao tiếp, nghiện rượu, số ngày nghỉ ốm cao 11, 21.

.


.

7

1.1.3. Nguyên nhân về Stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế
WHO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO- International Labour
Organization) (2016) chỉ ra rằng nguyên nhân của stress công việc gồm: nội
dung công việc và bối cảnh công việc 10, 11.
Nội dung cơng việc:
- Tính chất cơng việc: đơn điệu, thiếu tính kích thích, cơng việc vơ
nghĩa và không thoải mái.
- Khối lượng công việc và tốc độ làm việc: có q nhiều hoặc q ít
việc để làm hoặc làm việc dưới áp lực về thời gian.
- Giờ giấc làm việc: lịch trình làm việc cứng nhắc, khơng linh hoạt, giờ
làm việc.
- Kéo dài hoặc khơng dự đốn được, thiết kế giờ giấc làm việc không
hợp lý.
- Sự tham gia và kiểm soát: thiếu sự tham gia trong việc ra quyết định,
thiếu sự kiểm soát (về cách thức làm việc, tốc độ làm việc, giờ giấc và môi
trường làm việc).

Bối cảnh công việc:
- Phát triển sự nghiệp và lương bổng: thiếu cơ hội thăng tiến, không
được thăng tiến hoặc thăng tiến quá nhanh hoặc làm những công việc có “giá
trị xã hội” thấp.
- Vai trị trong tổ chức: vai trị khơng rõ ràng, mâu thuẫn về vai trị
trong cùng công việc.
- Mối quan hệ trong tổ chức: mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp,
bị bắt nạt, quấy rối và bạo lực hoặc bị cô lập trong công việc.
- Văn hóa tổ chức: thiếu sự giao tiếp trong công việc, lãnh đạo kém,
không rõ ràng về mục tiêu tổ chức.

.


.

8

- Mối quan hệ giữa cơng việc và gia đình: có mâu thuẫn nhu cầu giữa
cơng việc và gia đình, thiếu sự hỗ trợ về vấn đề công việc tại nhà.
Sự quá tải về mặt tinh thần do công việc gây cho NVYT phụ thuộc vào
12

.
- Số lượt bệnh nhân đến khám
- Thuyên chuyển người bệnh
- Số ca cấp cứu – ưu tiên
- Mức độ cơng việc hành chính
- Lượng công việc được giao (quá sức)
1.1.4. Hậu quả Stress nghề nghiệp

Stress có thể gây ra các trạng thái cảm xúc tiêu cực (lo lắng quá mức,

trầm cảm). Cả stress và những trạng thái tâm lý tiêu cực đều có khả năng sinh
bệnh tật. Hầu như khơng có bệnh nào là khơng liên quan đến stress, khơng có
bộ phận nào khơng bị ảnh hưởng do stress. Sau đây là một số phản ứng với
stress của các hệ cơ quan chính 13.
Hệ thần kinh: phản ứng với stress qua cơ chế “chống và chạy”. Hệ thần
kinh giao cảm ra hiệu cho tuyến thượng thận tiết adrenaline và cortisol.
Những hormone này làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thay đổi q trình tiêu
hóa làm tăng glucose trong máu. Khi tình huống stress kết thúc, quá trình
phản ứng cũng kết thúc, cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
Hệ cơ xương: dưới tác động của stress các cơ tăng lên. Sự tăng co cơ
trong thời gian dài có thể gây đau đầu, đau nửa đầu và các triệu chứng cơ
xương khác. Một số dạng viêm khớp cho thấy sự trầm trọng của nó liên quan
đến stress.
Hệ hơ hấp: stress làm sự thở khó khăn hơn và thở dốc, dẫn đến hoảng
loạn ở vài trường hợp. Bệnh suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị sự xuất
hiện của stress làm xấu hơn.

.


.

9

Hệ tuần hồn: stress góp phần vào mọi biểu hiện của bệnh tim, stress
cấp tính làm tình trạng tăng nhịp tim và tăng co bóp cơ tim. Mạch máu đến
các cơ lớn và đến tim dãn rộng ra làm tăng lượng máu bơm đến các nơi này.
Stress cấp tính lặp đi lặp lại có thể gây viêm động mạch vành, dẫn đến bệnh

đau tim.
Hệ nội tiết: khi cơ thể gặp stress, não bộ gửi tín hiệu từ vùng dưới đồi
khiến vỏ thượng thận tiết cortisol và tủy thượng thận tiết epinephrine –cịn
được gọi là “hormone stress”. Các hormone này kích thích gan sản xuất
nhiều glucose hơn, cung cấp năng lượng cho phản ứng “chiến đấu hoặc đào
tẩu” trong tình huống nguy cấp.
Hệ tiêu hóa: stress có thể khiến cơ thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình
thường. Nếu ăn nhiều hơn, nhiều loại thực phẩm khác nhau, hoặc tăng sử
dụng thuốc lá, rượu bia sẽ gây ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Cảm
giác cồn cào, buồn nôn và đau dạ dày cũng xuất hiện, thậm chí gây nôn nếu
mức độ stress đủ nghiêm trọng.
Stress ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh
dưỡng, có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón. Stress cũng là yếu tố nguy cơ của
nhiều bệnh lý. Đối với bệnh hen, yếu tố nội sinh và ngoại cảnh đều có tác
động đến bệnh, trong đó yếu tố nội sinh bị tác động nhiều nhất bởi những
phản ứng cấp tính của stress tố tâm lý. Stress cịn có thể làm tăng phản ứng
viêm dị ứng của cơ thể, là một trong các nguy cơ gây viêm loét dạ dày, bệnh
mạch vành. Trải nghiệm về stress về mặt tâm lý cũng có mối liên quan đến
bệnh đái tháo đường, nhất là đái tháo đường type 2. Một số nghiên cứu gần
đây cũng cho thấy mối liên quan giữa stress và ung thư vú, sự tiến triển của
ung thư giai đoạn sớm 14.
Stress tâm lý là một yếu tố nguy cơ chính của 6 nguyên nhân tử vong
tại Hoa Kỳ: ung thư, bệnh mạch vành, tai nạn thương tích, rối loạn hơ hấp, xơ

.


.

10


gan và tự sát. Tại Vương quốc Anh, gần 180.000 người tử vong mỗi năm do
bệnh liên quan đến stress. Trung tâm Kiểm sốt và Phịng chống bệnh tật tại
nước này ước lượng stress là lý do của 75% trường hợp đến khám bác sĩ.
Theo Hội đồng quốc gia về bồi thường bảo hiểm có đến 90% bệnh nhân
đến cơ sở chăm sóc y tế ban đầu để phàn nàn tình trạng stress của mình 14.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khơng phải stress nào cũng gây hại. Stress là
tích cực khi nó buộc cơ thể thích nghi với mơi trường từ đó tăng sức mạnh
cho cơ chế phản ứng, đồng thời cảnh báo ta chưa thích nghi với tình hình mới,
do vậy sự thay đổi trong lối sống là cần thiết để duy trì sức khỏe tối ưu. Về
ngắn hạn, sự gia tăng nồng độ hormone các chất trong cơ thể do stress gây ra
có thể làm cho hệ miễn dịch khỏe hơn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tuổi
già như Alzheimer bằng cách giữ cho tế bào não bộ hoạt động ở công suất
cao nhất. Người trải nghiệm stress ở mức độ vừa có khả năng phục hồi sau
mổ tốt hơn người mắc stress ở mức độ cao hoặc thấp 15. Stress sẽ trở nên tiêu
cực khi nó vượt q khả năng thích ứng của cơ thể, gây mệt mỏi và xuất hiện
các vấn đề về hành vi hoặc thể chất 14.
1.2. Chiến lƣợc ứng phó với Stress
1.2.1. Khái niệm ứng phó với Stress
Khái niệm hành vi ứng phó được sử dụng để mơ tả các cách phản ứng,
hành động đặc thù của con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Đầu tiên
chúng được sử dụng trong tâm lý học qua các nghiên cứu của Lazarus R.và
Folkman S.và được định nghĩa là toàn bộ những nỗ lực nhận thức và hành vi
mà cá nhân bỏ ra để làm suy yếu đi ảnh hưởng của stress. Theo Lazarus và
Folkman ứng phó được định nghĩa là những cố gắng thay đổi không ngừng về
nhận thức và hành vi để giải quyết những yêu cầu đặc biệt từ bên trong hoặc

.



.

11

bên ngoài. Những yêu cầu này được đánh giá là một nhiệm vụ nặng nề hoặc
vấn đề vượt quá tiềm lực của một con người 16.
Như vậy có thể hiểu hành vi ứng phó là cách mà cá nhân thể hiện sự
tương tác của mình với hồn cảnh tương ứng, với ý nghĩa trong cuộc sống của
con người và với những khả năng tâm lý của họ. Khái niệm ứng phó bao trùm
một phạm vi rộng, bao gồm cả những phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh xảy
ra (suy nghĩ và tình cảm), cả những hành động bên ngồi nhằm đáp lại u
cầu của hồn cảnh. Ở đây, ứng phó bao hàm cả nội dung của hoàn cảnh mà
con người tri giác được và khả năng tâm lý của cá nhân. Ý nghĩa tâm lý của
ứng phó là ở chỗ làm thế nào để con người thích ứng nhanh chóng với những
yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm chủ chúng, làm những
yêu cầu của hoàn cảnh trở nên suy yếu, làm cho con người cố gắng thoát khỏi
hoặc làm quen với chúng và bằng cách đó cải hóa được những tác động gây
stress của hồn cảnh. Nhiệm vụ chủ yếu của ứng phó là cung cấp và ủng hộ
sự bền vững của con người, sức khỏe thể chất cũng như tâm lý, làm thỏa mạn
các quan hệ xã hội của cá nhân 16.
1.2.2. Các chiến lược ứng phó với stress
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng các chiến lược đối phó có thể được
phân thành các loại khác nhau: chiến lược tiếp cận và chiến lược lảng tránh
yếu tố gây stress (ví dụ: trong nghiên cứu của Maddi năm 1980; Miller năm
1944). Năm 1980, Lazarus và các đồng nghiệp đã đưa ra giả thuyết rằng các
chiến lược đối phó chính có thể được tổ chức thành hai loại: chiến lược ứng
phó tập trung vào vấn đề và chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc.
Ứng phó tập trung vào vấn đề là hướng vào việc quản lý hoặc thay đổi
yếu tố gây stress và chiến lược tập trung vào cảm xúc, nhằm điều chỉnh các
phản ứng cảm xúc của cơ thể khi gặp yếu tố gây stress.


.


.

12

Năm 1989, Tobin và cộng sự cũng đã xây dựng chiến lược ứng phó
gồm 2 nhóm lớn: nhóm ứng phó “đối đầu” và nhóm “lảng tránh”.
Trong 2 nhóm lớn này Tobin phân làm 8 nhóm nhỏ thành phần theo sơ
đồ sau:
Đối đầu
Đối đầu tập
trung vào vấn đề

Lảng tránh

Đối đầu tập trung
vào cảm xúc

Lảng tránh tập
trung vào vấn đề

Lảng tránh tập
trung vào cảm xúc

Giải quyết
vấn đề


Bộc lộ
cảm xúc

Lảng tránh
vấn đề

Đổ lỗi
bản thân

Cấu trúc lại
nhận thức

Tìm kiếm hỗ
trợ xã hội

Mơ tưởng

Cơ lập
bản thân

Biểu đồ 1.1. Mơ hình ứng phó với stress của Tobin và cộng sự (1989)
Giải quyết vấn đề:trực tiếp hành động với sự nỗ lực, quyết tâm, kiên trì
nhằm thay đổi tác nhân gây stress.
- Cấu trúc lại nhận thức: là q trình “nói chuyện với bản thân” về vấn
đề đang xảy ra, nhìn nhận lại vấn đề theo chiều hướng tích cực. Bộc lộ cảm
xúc: đối diện với vấn đề, giải tỏa những cảm giác stress, lo lắng ra bên ngồi.
- Tìm kiếm hỗ trợ xã hội: tìm đến sự giúp đỡ của người thân, bạn bè
như nhờ họ cho lời khuyên, chia sẻ cảm xúc, tâm sự để giải quyết vấn đề.
- Lảng tránh vấn đề: bản thân chạy trốn khỏi vấn đề bằng cách cố gắng
không suy nghĩ hay có bất cứ cứ hành động nào liên quan đến sự kiện gây ra

stress.
Mơ tưởng: phản ánh những suy nghĩ mang tính chất tưởng tượng, hy
vọng, mong đợi các sự kiện có thể diễn biến tốt hơn và bản thân có thể sớm
thốt khỏi tình huống gây stress.
Đổ lỗi bản thân: cá nhân tự chỉ trích, dằn vặt, giày vị mình vì những gì
đã xảy ra và kèm theo cảm giác nuối tiếc, ân hận.

.


.

13

Cô lập bản thân: cá nhân nỗ lực thu hẹp thế giới của bản thân, hạn chế
giao tiếp, hạn chế bộc lộ cảm xúc đối với các sự kiện gây stress trước người
thân, bạn bè 17.
1.2.3. Mối liên quan giữa cách thức ứng phó và mức độ Stress
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đánh giá tính hiệu quả của các cách thức
ứng phó dựa trên mối quan hệ giữa sức khỏe tinh thần và việc áp dụng các
chiến lược ứng phó khác nhau ngay từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy
nhiên, mối quan hệ phức tạp này vẫn tiếp tục là đối tượng nghiên cứu cho các
nhà tâm lý học hiện nay. Folkman và Lazarus kết luận rằng tình trạng tinh
thần được cải thiện khi cá nhân sử dụng chiến lược ứng phó tập trung vào vấn
đề và tập trung vào tình cảm; trong khi đó, các hành vi lảng tránh tương quan
thuận với sự sa sút của sức khỏe tinh thần 18.
Bên cạnh đó, Author chỉ ra rằng các chiến lược xoa dịu stress (như giải
trí, tìm đến sự hỗ trợ tâm linh...) có tác dụng giúp giảm thiểu stress trong thời
gian ngắn hạn, không thật sự có hiệu quả làm giảm stress triệt để. Nếu khơng
tìm giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề sau trạng thái cân bằng tạm thời

này, đối tượng sẽ rơi vào tình trạng stress nặng nề hơn. Trái với Folkman và
Lazarus, Author nhận thấy mức độ stress giảm thiểu chỉ khi cá nhân sử dụng
chiến lược tập trung vào vấn đề. Author khơng tìm thấy mối tương quan
nghịch giữa mức độ stress với các chiến lược tập trung vào tình cảm 19.
Tương tự, Williams và De Lisi (2000) cũng kết luận rằng chỉ kiểu ứng
phó đối đầu hay tập trung vào vấn đề mới đem lại sự cải thiện sức khỏe tâm
lý; trong khi đó, hành vi lảng tránh và chiến lược tập trung vào tình cảm lại
khiến mức độ stress tăng cao

20

. Blankstein và các cộng sự thậm chí cịn

chứng minh rằng chiến lược tập trung vào vấn đề khơng có mối tương quan
nào với mức độ stress 19.

.


.

14

Theo Phan Thị Mai Hương (2007), khi nói đến mối tương quan giữa
cách ứng phó và mức độ stress, kém hiệu quả nhất là sự chạy trốn và sự dối
mình, hạ thấp khả năng của mình dù những phương cách này có thể tạm thời
giúp giảm nhẹ mức độ stress. Ngược lại, tìm kiếm chỗ dựa xã hội là phương
cách được xem là hiệu quả, có thể làm giảm stress, nhất là sự hỗ trợ có tính
chun nghiệp từ các trung tâm cung cấp các dịch vụ sức khỏe tinh thần. Bên
cạnh đó, thể hiện cảm xúc là phương cách tương đối hiệu quả để ứng phó với

stress, ngoại trừ trường hợp thể hiện tính cơng khai nóng giận. Tuy nhiên,
kìm chế q mức tính nóng giận có thể dẫn đến một số phản ứng tâm thể và
kết quả là phá vỡ sự cân bằng tâm lý con người 21.
1.3. Tình hình stress nghề nghiệp và ứng phó với stress ở nhân viên
y tế
Trên thế giới, theo nghiên cứu của Vedat Isikhana tại Thổ Nhĩ Kì báo
cáo rằng khoảng 30.76% nhân viên y tế stress trong công việc ở mức độ trung
bình trở lên 22. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng những nhân viên y
tế báo cáo khối lượng công việc cao sử dụng nhiều chiến lược giải quyết vấn
đề hơn. Nhân viên y tế bị stress do yêu cầu của bệnh nhân và xung đột tại nhà
/nơi làm việc sử dụng các chiến lược hỗ trợ xã hội, và né tránh để ứng phó
stress và khơng hài lịng trong cơng việc

23, 24

. Để đối phó với stress trong

công việc, điều rất quan trọng là phải hiểu bản chất, nguồn gốc và hậu quả của
stress.
Tại Việt Nam, nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở một bệnh viện
cấp ba ở thành phố Hà Nội năm 2015 báo cáo rằng có khoảng 18,5% nhân
viên y tế tự báo cáo stress, 39.8% có biểu hiện rối loạn lo âu và 13.2% có dấu
hiệu trầm cảm. Các điều dưỡng trong nhóm tỷ lệ rối loạn tâm thần cao có nhu
cầu nhiệm vụ cao và xung đột tại nơi làm việc với khả năng kiểm soát và

.


.


15

khen thưởng công việc thấp 25. Nghiên cứu của Thái Thanh Trúc năm 2021 tại
Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đánh giá rằng 86% NVYT cảm thấy lo
lắng sợ hãi. Tỷ lệ NVYT lo lắng về việc truyền SARS-CoV-2 cho gia đình
hoặc bạn bè của họ (76,6%) và lo ngại rằng một sai lầm nhỏ hoặc sự mất tập
trung có thể lây nhiễm cho bản thân và những người khác (76,7%). Các chiến
lược đối phó phổ biến nhất là tuân theo các biện pháp bảo vệ cá nhân nghiêm
ngặt (95,3%), tránh ra ngoài (92,5%) và đọc về SARS-CoV-2 (92,3%) 26. Kết
quả của nghiên cứu về stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế tại các bệnh viện
tuyến quận huyện năm 2021 báo cáo rằng tỷ lệ stress nghề nghiệp của nhân
viên y tế tại các bệnh viện tuyến quận huyện là 74,6% và tỷ lệ ứng phó thích
nghi với stress chưa tốt là 69,7% 48
Stress, lo lắng và trầm cảm là phổ biến trong nhân viên y tế. Sự không
đồng nhất về đặc điểm nhân khẩu học và điều kiện làm việc đã được quan sát
thấy ở các nhóm có các dạng rối loạn tâm thần khác nhau. Tầm quan trọng
của quản lý cần được đẩy mạnh để hỗ trợ nhân viên y tế phát triển nghề
nghiệp của họ để giảm bớt stress tâm lý 25.
1.4. Các thang đo đánh giá stress nghề nghiệp và ứng phó với stress
ở nhân viên y tế
1.4.1. Thang đo đánh giá stress nghề nghiệp
Trên thế giới hiện nay có nhiều bộ cơng cụ được sử dụng để đánh giá
các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm các thang đo khác nhau đã được phát
triển, cũng như sử dụng rộng rãi.
1.4.1.1. Thang đo stress tại nơi làm việc (The Work Stress Scale - WSS)
Thang đo mức độ căng thẳng tại nơi làm việc được phát triển bởi Viện
stress Hoa Kỳ vào năm 2004. Đây là thang điểm tự báo cáo để đo lường mức
độ căng thẳng của người lao động tại nơi làm việc. Thang đo được phát triển

.



.

16

ban đầu có 31 mục, sau khi phân tích nhân tố và loại bỏ một số mục và phiên
bản cuối cùng của thang đo bao gồm 23 mục, có hệ số Cronbach's là 0,91.
Một phiên bản rút ngắn của thang đo với 8 mục và có hệ số Cronbach's là
0,85 đã được phát triển kèm theo. Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 1 đến 5 điểm,
tùy thuộc mức độ thường xuyên: 1 điểm – chưa bao giờ, 2 điểm – hiếm khi, 3
điểm – thỉnh thoảng, 4 điểm – thường xuyên, 5 điểm – rất thường xuyên. Với
tổng số điểm được phân thành 4 mức độ stress từ thấp đến nhẹ, trung bình,
nghiêm trọng và rất nghiêm trọng cụ thể:
- Stress khá thấp: tổng điểm từ 16 đến 20
- Stress vừa phải: tổng điểm từ 21 đến 25
- Stress nặng: tổng điểm từ 26 đến 30
- Stress tiềm tàng nguy hiểm: tổng điểm từ 31 đến 40
Dựa trên các tham số đo lường tâm lý phù hợp của thang đo, kết luận
đưa ra rằng WSS là một công cụ hữu ích và được xem như một giải pháp thay
thế trong điều tra thực nghiệm và chẩn đốn tình trạng stress nghề nghiệp 27.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã áp dụng thang đo này để đánh giá
mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế, như nghiên cứu của tác giả
Trần Thị Kim Loan thực hiện năm 2017 tại bệnh viện quận Tân Phú 28.
1.4.1.2. Thang đo nội dung công việc (Job Content Questionnaire - JCQ)
Bảng hỏi nội dung cơng việc JCQ, trong đó có đánh giá về các căng.
thẳng do công việc gây ra. Bảng hỏi gồm 27 câu hỏi với số điểm từ 1 đến 4
tương ứng với các mức độ tăng đần cho mỗi câu mơ tả mơ hình căng thắng
của Karasek. Bảng hỏi này đánh giá 3 phương diện: áp lực về tâm lý liên quan
đến áp lực trong khi làm việc, quyền quyết định hay tự chủ trong công việc và

sự ủng hộ thông qua đánh giá mối quan hệ người lao động với đồng nghiệp và
cấp trên. Bảng hỏi này đã được chuẩn hóa và dịch chuyển ngữ sang tiếng Việt
năm 2013 bởi tác giả Hoàng Thị Giang và cộng sự. Cấu trúc bộ câu hỏi được

.


.

17

phân loại dựa trên mơ hình lý thuyết ban đầu, với các hệ số nhất quán và độ
tin cậy nội bộ cho mỗi nhóm của bảng câu hỏi đều đạt yêu cầu 29. Thang đo
bao gồm 33 câu hỏi và đánh giá ba khía cạnh là stress tâm lý (từ câu 1 đến 8),
ra quyết định hoặc tự chủ trong công việc (từ câu 9 đến câu 25), và hỗ trợ
thông qua việc đánh giá mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên (từ câu 26
đến 33). Stress được chia thành 4 nhóm: cơng việc stress cao, cơng việc stress
thấp, cơng việc tích cực và cơng việc thoải mái cụ thể như sau:
- Cơng việc stress cao: được tính bằng tổng điểm stress tâm lý trên 16
và quyền quyết định ≤ 34 (ngưỡng stress nghề nghiệp).
- Công việc stress thấp: được tính bằng tổng điểm áp lực tâm lý ≤ 16 và
quyền quyết định ≤ 34.
- Cơng việc tích cực: được tính bằng tổng điểm áp lực tâm lý > 16 và
quyền quyết định > 34.
- Công việc thoải mái: được tính bằng tổng điểm áp lực tâm lý ≤ 16 và
quyền quyết định> 34.
Và trạng thái stress là “Có” theo mơ hình Karasek khi thuộc nhóm cơng
việc stress cao. Một số nghiên cứu trên Thế giới và tại Việt Nam sử dụng
thang đo này đề đánh giá stress nghề nghiệp ở nhiều đối tượng khác nhau bao
gồm cả nhân viên y tế 30 31.

1.4.1.3. Thang đo trầm cảm, lo âu, stress (Depression Anxiety and
Stress Scales 21 - DASS 21)
DASS-21 đã được dịch, sử dụng trong nghiên cứu tại nhiều quốc gia và
có độ tin cậy chung khá cao (Cronbach’s Alpha>0,7). Thang đánh giá stress,
lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS-42 và DASS-21) là một thang đo đánh
giá được tổng hợp cả ba vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hiện nay là stress,
lo âu và trầm cảm, được các bệnh viện tâm thần và các cơ quan nghiên cứu
trong và ngoài nước sử dụng khá phổ biến. Năm 1995, Lovibond và Lovibond

.


×