Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Khảo sát mối tương quan giữa 1,5 anhydroglucitol và độ dao động đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện chợ rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.6 MB, 141 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG HÀ KHÁNH LINH

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA
1,5-ANHYDROGLUCITOL VÀ ĐỘ DAO ĐỘNG ĐƯỜNG HUYẾT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG HÀ KHÁNH LINH



KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA
1,5-ANHYDROGLUCITOL VÀ ĐỘ DAO ĐỘNG ĐƯỜNG HUYẾT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

NGÀNH: KHOA HỌC Y SINH
MÃ SỐ: 8720101
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. TRẦN THÀNH VINH
PGS. TS. BS. LÂM VĨNH NIÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới hai thầy giáo hướng
dẫn, TS. BS. Trần Thành Vinh và PGS. TS. BS. Lâm Vĩnh Niên, những người
đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cơ giáo đã chỉ bảo trong suốt q trình
học tập sau đại học tại trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Xin
cảm ơn Bệnh viện Chợ Rẫy, đặc biệt là khoa Sinh Hóa và khoa Nội Tiết, đã
giúp đỡ tơi trong q trình lấy mẫu, thu thập số liệu để thực hiện nghiên cứu

này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bố mẹ tôi, tới gia đình và bạn bè
- những người đã hết sức ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt q trình
học tập đã qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Dương Hà Khánh Linh

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tơi
trong thời gian qua, với sự hướng dẫn và hỗ trợ từ hai thầy giáo là TS. BS. Trần
Thành Vinh và PGS. TS. BS. Lâm Vĩnh Niên. Mọi số liệu sử dụng phân tích
trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách
khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin sử dụng trong cơng trình
nghiên cứu này.
Tác giả luận văn

Dương Hà Khánh Linh

.


.

MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. i
Danh mục các bảng .......................................................................................... iii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình ................................................................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Định nghĩa, dịch tễ học và chẩn đoán đái tháo đường ............................... 3
1.2. Phân loại và cơ chế bệnh sinh .................................................................... 5
1.3. Các xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị
đái tháo đường ................................................................................................... 7
1.4. Độ dao động đường huyết: cách đánh giá và tầm quan trọng.................. 14
1.5. Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục CGM ........................................ 22
1.6. Chỉ số TIR và vai trò trong quản lý bệnh ĐTĐ ...................................... 23
1.7. Xét nghiệm 1,5-anhydroglucitol, kết quả từ một số nghiên cứu trong nước
và thế giới và định hướng nghiên cứu............................................................. 26
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 33
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 33
2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 33
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ........................................................................... 35
2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc .............................................. 37
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ................................ 39
2.7. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 46
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 47
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 48

.


.


Chương 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 50
3.1. Đặc điểm chung........................................................................................ 50
3.2. Nồng độ 1,5-AG ở người không ĐTĐ và bệnh nhân ĐTĐ type 2 .......... 57
3.3. Tương quan giữa nồng độ 1,5-AG với HbA1c, đường huyết đói ở nhóm
bệnh nhân ĐTĐ type 2 .................................................................................... 62
3.4. Phân tích đặc điểm nồng độ 1,5-AG ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có sử
dụng hệ thống CGM ........................................................................................ 63
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 70
4.1. Đặc điểm chung........................................................................................ 70
4.2. Đặc điểm một số chỉ số cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
tham gia nghiên cứu ........................................................................................ 74
4.3. Nồng độ 1,5-AG ....................................................................................... 78
4.4. Mối tương quan giữa 1,5-AG và HbA1c, đường huyết đói ở nhóm bệnh
nhân ĐTĐ type 2 ............................................................................................. 84
4.5. Mối tương quan giữa 1,5-AG và độ dao động đường huyết trong vòng 7
ngày ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có sử dụng hệ thống CGM .................. 84
Chương 5. KẾT LUẬN ................................................................................. 90
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 92
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN .... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i


Danh mục các chữ viết tắt
Từ viết tắt

Tiếng Anh

1,5-AG

1,5-anhydroglucitol

ADA

American Diabetes

Tiếng Việt
Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

Association
Continuous Glucose

Theo dõi đường huyết liên

Mornitoring

tục

CoV

Coefficient of Variation

Hệ số biến thiên


CVD

Cardiovascular disease

Bệnh tim mạch

CGM

ĐTĐ
FDA

đái tháo đường
Food and Drug

Cục quản lý Thực phẩm và

Administration

Dược phẩm Hoa Kỳ

FPG

Fasting Plasma Glucose

Glucose huyết tương lúc đói

GAD

Glutamic Acid

Decarboxylase

GHb

Glycated Hemoglobin

GV

Glycemic Variability

HbA1c

Hemoglobin A1c

HLA

Human Leukocyte

Kháng nguyên bạch cầu

Antigens

người

IA-2

Sự biến thiên đường huyết

Islet tyrosine phosphatase 2
Antibodies


IAA

Insulin Autoantibodies

Kháng thể kháng insulin

ICA

Islet Cell Antibodies

Kháng thể kháng tế bảo đảo
tụy

.


.

ii

International Diabetes

Hiệp hội đái tháo đường thế

Federation

giới

IFG


Impaired Fasting Glucose

Rối loạn glucose huyết đói

IGT

Impaired Glucose

Rối loạn dung nạp glucose

IDF

Tolerance
KTPV

Khoảng tứ phân vị
Mean Amplitude of

Biên độ trung bình của quá

Glycemic Excursions

trình dao động glucose

M±SD

Mean ± Standard deviation

Trung bình ± Độ lệch chuẩn


MG

Mean Glucose

Đường huyết trung bình

OGTT

Oral Glucose Tolerance

Nghiệm pháp dung nạp

Test

glucose đường uống 75g

PPG

Postprandial Glucose

Đường huyết sau ăn

RBC

Reb Blood Cell

Tế bào hồng cầu

SD


Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

SGLT4

Sodium-Glucose Linked

MAGE

Transporter 4
SMBG

Self-monitored Blood

Chỉ số đường huyết mao

Glucose

mạch hay xét nghiệm đường
huyết ngón tay

T1DM

Type-1 Diabetes Mellitus

Đái tháo đường type 1

T2DM


Type-2 Diabetes Mellitus

Đái tháo đường type 2

TIR

Time in range

Thời gian đường huyết nằm
trong khoảng mục tiêu

WHO

World Health Organization

.

Tổ chức Y tế thế giới


.

iii

Danh mục các bảng
Số bảng
1.1

Tên bảng

Vai trò của xét nghiệm cận lâm sàng trong quản lý bệnh

Trang
12

đái tháo đường
1.2

Các chỉ số thể hiện sự biến thiên đường huyết

18

1.3

Ví dụ về thời gian TIR ở 3 bệnh nhân khác nhau

24

2.1

Giá trị hằng số C theo sai số α và β

36

2.2

Các biến số ở nhóm người khơng ĐTĐ

37


2.3

Các biến số ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2

37

2.4

Các biến số ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 sử dụng

38

CGM
2.5

Thành phần bộ thuốc thử xét nghiệm 1,5-anhydroglucitol

40

2.6

Các dữ liệu thu thập từ hệ thống theo dõi đường huyết

45

liên tục CGM
3.1

Đặc điểm về tuổi, giới của người không ĐTĐ


50

3.2

Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân ĐTĐ type 2

50

3.3

Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân ĐTĐ type 2 có

51

sử dụng hệ thống CGM
3.4

Đặc điểm nồng độ AST, ALT của nhóm nghiên cứu

51

3.5

Đặc điểm nồng độ triglycerid, cholesterol, LDL-

52

Cholesterol, HDL-Cholesterol của nhóm nghiên cứu
3.6


Đặc điểm nồng độ BUN, creatinin, eGFR của nhóm

53

nghiên cứu
3.7

Đặc điểm nồng độ đường huyết đói, HbA1c của nhóm

54

nghiên cứu
3.8

Đặc điểm đường niệu của nhóm nghiên cứu

.

56


.

iv

3.9

Nồng độ 1,5-AG ở người không ĐTĐ và bệnh nhân ĐTĐ

58


type 2
3.10

Nồng độ 1,5-AG theo giới ở nhóm người khơng ĐTĐ và

58

bệnh nhân ĐTĐ type 2
3.11

Nồng độ 1,5-AG theo mức HbA1c ở nhóm bệnh nhân

60

ĐTĐ type 2
3.12

Nồng độ 1,5-AG theo mức đường huyết đói ở nhóm bệnh

61

nhân ĐTĐ type 2
3.13

Nồng độ 1,5-AG ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 theo

61

phân nhóm đường niệu âm tính hoặc dương tính

3.14

Hệ số tương quan Spearman giữa 1,5-AG và HbA1c ở

62

nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
3.15

Hệ số tương quan Spearman giữa 1,5-AG và đường huyết

63

đói ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
3.16

Nồng độ 1,5-AG lúc bắt đầu sử dụng hệ thống CGM và 7

64

ngày sau
3.17

Nồng độ HbA1c lúc bắt đầu sử dụng hệ thống CGM và 7

64

ngày sau
3.18


Hệ số tương quan Spearman giữa 1,5-AG và HbA1c và

65

các chỉ số thu thập từ hệ thống CGM trong 7 ngày
4.1

Mục tiêu điều trị ĐTĐ theo ADA 2020

.

75


.

v

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình
Đánh số

Tên sơ đồ, biểu đồ, hình

Trang

Hình 1.1

Cơng thức phân tử của 1,5-anhydroglucitol

11


Hình 1.2

Sự thay đổi đường huyết ở ba bệnh nhân giả định

16

có cùng nồng độ đường huyết trung bình
Hình 1.3

Định lượng nồng độ đường trong dịch mơ kẽ bằng

22

hệ thống CGM
Hình 2.1

Các bước trong xét nghiệm 1,5-AG

43

Hình 2.2

Phản ứng xảy ra trong xét nghiệm 1,5-AG

44

Phân bố nồng độ HbA1c ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ

55


Biểu đồ 3.1

type 2
Biểu đồ 3.2

Tương quan Spearman giữa nồng độ đường huyết

56

đói và HbA1c ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
Biểu đồ 3.3

Tổ chức đồ thể hiện phân bố nồng độ 1,5-AG ở

57

người không ĐTĐ
Biểu đồ 3.4

Tổ chức đồ thể hiện phân bố nồng độ 1,5-AG ở

57

nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
Biểu đồ 3.5

Tương quan Pearson của nồng độ 1,5-AG và tuổi

59


ở nhóm người khơng ĐTĐ
Biểu đồ 3.6

Tương quan Spearman của nồng độ 1,5-AG và

60

tuổi ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
Biểu đồ 3.7

Tương quan Spearman giữa 1,5-AG và HbA1c ở

62

nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
Biểu đồ 3.8

Tương quan Spearman giữa 1,5-AG và đường
huyết đói ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2

.

63


.

vi


Biểu đồ 3.9

Tương quan Spearman giữa 1,5-AG và đường

65

huyết trung bình trong 7 ngày
Biểu đồ 3.10 Tương quan Spearman giữa 1,5-AG và TIR trong

66

7 ngày
Biểu đồ 3.11 Tương quan Spearman giữa 1,5-AG và hệ số biến

66

thiên đường huyết trong 7 ngày
Biểu đồ 3.12 Tương quan Spearman giữa HbA1c và đường

67

huyết trung bình trong 7 ngày
Biểu đồ 3.13 Tương quan Spearman giữa HbA1c và TIR trong

67

7 ngày
Biểu đồ 3.14 Tương quan Spearman giữa HbA1c và hệ số biến

68


thiên đường huyết trong 7 ngày
Hình 4.1
Biểu đồ 4.1

Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường

73

Biểu đồ thể hiện kết quả xét nghiệm đường niệu ở

77

nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
Hình 4.2

Sự tái hấp thu của glucose và 1,5-AG tại ống thận

83

Hình 4.3

Hình mẫu kết quả thu thập từ CGM Ambulatory

86

Glucose Profile
Hình 4.4

Tương quan giữa TIR với 1,5-AG và HbA1c


87

trong nghiên cứu của Mana Ohigashi
Hình 4.5

Mục tiêu TIR ở các nhóm bệnh nhân ĐTĐ khác
nhau

.

88


.

1

MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn phổ biến mà bệnh nhân tiến triển
tăng đường huyết do tiết insulin không đầy đủ, hoạt động của insulin bị lỗi,
hoặc cả hai 1. Hai dạng chính của bệnh ĐTĐ là type 1 (T1DM) và type 2
(T2DM). Nhiều bệnh nhân bị ĐTĐ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao
gồm: mù, suy thận, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại biên và đột quỵ.
Số người mắc bệnh ĐTĐ tăng mạnh trên tồn thế giới. Ước tính vào năm
2014 có khoảng 380 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và vào năm 2035, con số này
được dự đoán là 592 triệu, 80% trong số họ sống ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình.
Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo
cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này

được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040, tỷ lệ gia tăng thuộc hàng cao
nhất thế giới. Ước tính trên cả nước có 7 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và ĐTĐ
nằm trong 7 nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở Việt Nam.
Xét nghiệm cận lâm sàng có vai trị quan trọng trong cả chẩn đốn và
quản lý bệnh ĐTĐ. Cuối những năm 1970, HbA1c được giới thiệu là một xét
nghiệm giúp theo dõi kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân ĐTĐ và nhanh
chóng trở thành tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và kiểm soát đường huyết.
HbA1c cho phép ta biết được nồng độ đường huyết trung bình 3 tháng trước
đó, giá trị này có thể không phản ánh đúng, bị sai lệch bởi giá trị cao và giá trị
thấp, cho ra kết quả trung bình ở mức giữa.
1,5-anhydroglucitol (1,5-AG) lần đầu tiên được chú ý tới tại Mỹ, sau khi
một nghiên cứu được công bố trên tạp trí Diabetes Care 2006, đã chỉ ra tính
ứng dụng của 1,5-AG trên một người có độ biến động đường huyết lớn trong 2
tuần trước đó 2.

.


.

2

1,5-AG là một loại đường tự nhiên tìm thấy trong hầu hết các thực phẩm.
Cơ thể không tự sản xuất 1,5-AG vì vậy mà nồng độ của 1,5-AG hầu như không
thay đổi. Trong cơ thể 1,5-AG và glucose đi tới thận, hầu hết được tái hấp thu
hoàn toàn khi dưới ngưỡng thận (khoảng 180 mg/dL) 3. Do đó chúng trở lại vào
trong máu và không xuất hiện trong nước tiểu. Cơ thể duy trì gần như ổn định
1,5-AG, bởi vì khi có một lượng 1,5-AG ăn vào thì có một lượng gần như tương
đương được bài tiết qua nước tiểu. Glucose và 1,5-AG cạnh tranh nhau để được
tái hấp thu. Điều này đồng nghĩa với khi đường huyết tăng thì 1,5-AG máu

giảm và khi đường huyết giảm thì 1,5-AG tăng.
Khác với % HbA1c, 1,5-AG có giá trị càng cao càng tốt. Mục tiêu 1,5AG cần đạt ở người ĐTĐ là >10 µg/mL. 1,5-AG là cơng cụ cần thiết giúp bác
sĩ phân loại bệnh nhân, bởi ngay cả khi HbA1c trong tầm kiểm sốt thì một số
bệnh nhân có biến động đường huyết cao không phải là tốt.
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về 1,5-AG, trong một nghiên cứu
tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương có chỉ ra mối tương quan giữa nồng độ
HbA1c, chỉ số đường huyết đói, đường huyết sau ăn và nồng độ 1,5-AG 4.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi về mối tương quan giữa
giá trị 1,5-AG và độ dao động đường huyết trên đối tượng bệnh nhân ĐTĐ
đường type 2 tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định giá trị nồng độ của 1,5-AG trên đối tượng người không đái tháo
đường và bệnh nhân ĐTĐ type 2.
2. Đánh giá mối tương quan giữa 1,5-AG và HbA1c, đường huyết đói trên
bệnh nhân ĐTĐ type 2.
3. Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ 1,5-AG và độ dao động đường
huyết trong vòng 7 ngày trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 sử dụng CGM.

.


.

3

TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa, dịch tễ học và chẩn đoán đái tháo đường
1.1.1. Đái tháo đường
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa hay
gặp, bao gồm rối loạn chuyển hóa chất glucid, lipid, protid kèm theo một tình

trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối và/hoặc đề kháng insulin dẫn đến
hậu quả đường huyết tăng cao và đường niệu dương tính. 1
1.1.2. Dịch tễ học
Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2015 tồn thế giới có
415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tương
đương cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642
triệu, tương đương cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với việc
tăng sử dụng thực phẩm khơng thích hợp, ít hoặc khơng hoạt động thể lực ở trẻ
em, bệnh ĐTĐ type 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức
khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy
hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt
chi. Nhưng một điều đáng khả quan là có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có
thể dự phịng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh,
dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực.
Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở
thành phố Hà Nội), 2,2% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,9% (thành phố Huế),
nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội Tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện
mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,4%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được
chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose toàn quốc
7,3%, rối loạn đường huyết lúc đói tồn quốc 1,9% (năm 2003). Theo kết quả
điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y

.


.

4

tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là

4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%. 5,6
1.1.3. Chẩn đoán đái tháo đường 6
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường
Mỹ – ADA 2021) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
1. Đường huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126
mg/dL (hay 7 mmol/L). Đói được định nghĩa là khơng ăn hay uống thực phẩm
chứa calo ít nhất 8 giờ, hoặc:
2. Đường huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay
11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi
làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa
tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 7 ngày trước đó bệnh nhân
ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
3. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện
ở phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
4. Trên những bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của tăng đường
huyết hay đường huyết tăng rất cao, đường huyết bất kì ≥ 200 mg/dl (11,1
mmol/l).
Bệnh nhân cần được xét nghiệm máu tại 2 thời điểm khác nhau. Không
dùng xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán đái tháo đường.
Chẩn đoán tiền đái tháo đường:
Chẩn đốn tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:
– Rối loạn đường huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Đường
huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc

.



.

5

– Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Đường
huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng
đường uống 75 g từ 140 (7,8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc
– HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
Những tình trạng rối loạn đường huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn
đốn đái tháo đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu
lớn của đái tháo đường, được gọi là tiền đái tháo đường (pre-diabetes).
1.2. Phân loại và cơ chế bệnh sinh 1,6
1.2.1. Đái tháo đường type 1
Là đái tháo đường phụ thuộc insulin, chiếm tỷ lệ 10%-15% bệnh đái tháo
đường. Sự phá hủy tế bào β tuyến tụy làm giảm insulin hồn tồn: do miễn
dịch, vơ căn.
Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, thì đại đa số các tế bào β tuyến
tụy đã bị phá hủy. Cơ chế bệnh sinh liên quan đến yếu tố nguy cơ nhiễm virus
như virus quai bị, sởi, coxackie B4. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type
1 liên quan q trình tự miễn dịch và đặc tính di truyền có liên quan đến hệ
thống kháng nguyên HLA: DR3, DR4, B8, B15 ở nhiễm sắc thể 6.
Đái tháo đường type 1 có 2 thể: Đái tháo đường type 1A: hay gặp ở trẻ
em và thanh niên, chiếm tỷ lệ 90% của đái tháo đường type 1, liên quan đến hệ
thống kháng nguyên HLA. Đái tháo đường type 1B: chiếm 10% của đái tháo
đường type 1. Thường kết hợp với các bệnh tự miễn thuộc hệ thống nội tiết và
không thuộc hệ thống nội tiết. Gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới, tuổi khởi bệnh
trễ 30-50 tuổi.
1.2.2. Đái tháo đường type 2
Là đái tháo đường không phụ thuộc insulin, chiếm tỷ lệ 85%-90% của
đái tháo đường. Thường khởi phát khi >40 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam. Triệu

chứng lâm sàng xuất hiện từ từ, hoặc đơi khi khơng có triệu chứng, bệnh được

.


.

6

phát hiện một cách tình cờ do khám sức khỏe định kỳ. Thể trạng thường mập
(80% ở các nước phát triển). Do giảm chức năng của tế bào β tụy tiến triển trên
nền tảng đề kháng insulin, trong đó tình trạng kháng insulin là chủ yếu kèm
theo giảm insulin hoặc tình trạng giảm insulin là chủ yếu kèm theo kháng
insulin. Cơ chế bệnh sinh không liên quan đến cơ chế tự miễn và hệ thống
kháng nguyên HLA. Di truyền chiếm ưu thế đối với đái tháo đường type 2. Cơ
chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2 thực sự cũng chưa được hiểu rõ. Tuy
vậy người ta cũng nhận thấy rằng có ba rối loạn cùng song song tồn tại trong
cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2: rối loạn tiết insulin, sự kháng
insulin ở mơ đích, sự tăng sản xuất glucose cơ bản tại gan. Nồng độ insulin
bình thường hoặc cao một cách tương đối, nghĩa là cịn thấp để duy trì đường
huyết ổn định. Nồng độ glucagon huyết tương cao nhưng không ức chế được
bằng insulin.
1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ
Là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai
kỳ và khơng có bằng chứng ĐTĐ type 1, type 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3
tháng đầu được phát hiện tăng đường huyết: chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn
đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐ như ở người
khơng có thai.
1.2.4. Các dạng đặc biệt
Bệnh lý gen gây suy chức năng tế bào β dẫn đến giảm tiết insulin.

Bệnh lý tuyến tụy:
- Viêm tụy mạn: do rượu hay gặp ở phương Tây
- Viêm tụy vơi hóa vùng nhiệt đới: Ấn Độ, Đơng Nam Á (Indonesia),
Châu Phi (Nigieria), Nam Mỹ (Brazil).
- Xơ hóa tụy, ung thư tụy…

.


.

7

Bệnh nội tiết: Acromegaly, hội chứng Cushing, Basedow, u tiết glucagon
(Glucagonoma), u tủy thượng thận Pheochromocytoma, hội chứng Conn.
Do thuốc: corticoid, ngừa thai, lợi tiểu thiazide, diazoxide.
Các bệnh lý miễn dịch có liên quan đến đái tháo đường.
Các hội chứng di truyền khác: Rối loạn chuyển hóa lipid có tính gia đình,
hội chứng kháng insulin.
1.2.5. Các trạng thái trung gian
Rối loạn đường huyết đói, rối loạn dung nạp glucose
1.3. Các xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều
trị đái tháo đường 1,6-8
1.3.1. Đường huyết tĩnh mạch
Huyết tương tĩnh mạch được khuyến cáo để chẩn đoán bệnh đái tháo
đường. Chỉ số đường huyết phản ảnh chính xác nồng độ đường huyết tại thời
điểm được lấy máu làm xét nghiệm. Tuy nhiên, đường huyết thường dao động
rất nhiều trong ngày và giữa các ngày khác nhau. Nồng độ glucose phụ thuộc
rất nhiều vào thời điểm lấy máu (trước, sau bữa ăn, nhịn đói, vận động); tình
trạng ăn uống của bệnh nhân; thời gian từ khi lấy mẫu đến khi làm xét nghiệm;

tình trạng bệnh lý đi kèm. Do đường huyết chỉ có giá trị tức thời nên rất khó
đánh giá hiệu quả điều trị trong một giai đoạn, nhất là đối với bệnh nhân điều
trị ngoại trú mới điều trị lần đầu cần đánh giá hiệu quả điều trị sau 2 - 3 tuần.
1.3.2. Chỉ số đường huyết mao mạch hay xét nghiệm đường huyết ngón tay
(Self-monitored Blood Glucose – SMBG)
Xét nghiệm đường huyết mao mạch cũng đo mức đường huyết tại thời
điểm xét nghiệm, thường do bệnh nhân tự thực hiện. Chỉ số này không chỉ ra
được mức đường huyết trong quá khứ. Đường huyết cao và biến động đường
huyết mà xét nghiệm đưa ra phụ thuộc vào thời điểm lấy máu làm xét nghiệm
hay phụ thuộc vào bữa ăn. SMBG là một công cụ cho việc theo dõi tăng đường

.


.

8

huyết cũng như hạ đường huyết và điều chỉnh liều điều trị. Nhiều nhóm chuyên
gia khuyến cáo việc đánh giá định kỳ cả đường huyết trước ăn và đường huyết
sau ăn là một phần quan trọng của mọi chế độ kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Hạn chế của xét nghiệm này là sai số vẫn thường xảy ra. Hơn thế nữa, SMBG
chỉ được làm giới hạn một số thời điểm trong ngày, có thể bỏ qua những
thời điểm hạ hoặc tăng đường huyết quan trọng.
1.3.3. Đường niệu
Bình thường khơng có đường niệu, đường huyết vượt quá ngưỡng thận
xuất hiện đường niệu. Ngày nay giá trị của xét nghiệm đường niệu có giới hạn
trong tầm sốt vì phụ thuộc vào ngưỡng thận của từng người và sự gia tăng theo
tuổi của ngưỡng thận.
1.3.4. Huyết sắc tố kết hợp với glucose (HbA1c)

Huyết sắc tố ở tủy xương chưa kết hợp glucose. Khi hồng cầu được
phóng thích vào máu, các phân tử huyết sắc tố sẽ gắn với glucose theo q trình
glycat hóa (glycosylation). Nồng độ huyết sắc tố kết hợp tỷ lệ thuận với đường
huyết.
Bình thường lượng huyết sắc tố kết hợp glucose chiếm khoảng dưới 7%,
khi có đái tháo đường có thể lên đến 14% hay hơn nữa. Có ba loại huyết sắc tố
kết hợp glucose A1a, A1b, A1c. Xét nghiệm này có giá trị theo dõi bệnh đái
tháo đường, đo HbA1c mỗi 2-3 tháng.
Đo lường các protein glycated, chủ yếu là glycated hemoglobin
(glycohemoglobin, GHb), có hiệu quả trong việc theo dõi kiểm soát glucose lâu
dài ở người bệnh đái tháo đường. Nó cung cấp một chỉ số hồi cứu về tích hợp
giá trị đường huyết tương trong một thời gian dài và không phải chịu sự dao
động rộng khi đo nồng độ đường huyết. Nồng độ GHb do đó là một chất bổ trợ
có giá trị và được sử dụng rộng rãi cho việc xác định đường huyết để theo dõi
kiểm sốt đường huyết dài hạn. Ngồi ra, GHb đã được khuyến nghị để chẩn

.


.

9

đoán bệnh ĐTĐ và là thước đo nguy cơ phát triển các biến chứng vi mạch của
bệnh ĐTĐ.
Sự hình thành GHb về cơ bản là không thể đảo ngược, và nồng độ trong
máu phụ thuộc vào cả tuổi thọ của tế bào hồng cầu (RBC; tuổi thọ trung bình
là 120 ngày) và nồng độ đường huyết. Vì tốc độ hình thành của GHb tỷ lệ thuận
với nồng độ của glucose trong máu, nồng độ GHb thể hiện tích hợp giá trị của
glucose trong 8 đến 12 tuần trước đó. Điều này cung cấp một tiêu chí bổ sung

để đánh giá kiểm sốt đường huyết bởi vì các giá trị GHb không bị ảnh hưởng
bởi sự dao động glucose và không bị ảnh hưởng bởi tập thể dục gần đây hoặc
tiêu hóa thức ăn. Điều quan trọng cần chú ý là sự đóng góp của nồng độ đường
huyết tương vào GHb phụ thuộc vào khoảng thời gian, với các giá trị gần đây
hơn cung cấp đóng góp lớn hơn các giá trị trước đó. Đường huyết tương trong
1 tháng trước đó xác định 50% HbA1c, trong khi các ngày từ 60 đến 120 chỉ
xác định được 25% 9. Sau khi có sự thay đổi đột ngột nồng độ glucose trong
máu, tốc độ thay đổi HbA1c tăng nhanh trong 2 tháng đầu tiên, sau đó là sự
thay đổi dần dần tiến tới trạng thái ổn định 3 tháng sau đó.
Lý giải kết quả GHb phụ thuộc vào việc các tế bào hồng cầu có một đời
sống bình thường hay khơng. Bệnh nhân bị bệnh tán huyết hoặc bệnh khác làm
giảm thời gian sống của tế bào hồng cầu khiến giảm đáng kể GHb 10. Tương tự,
những người có mất máu đáng kể gần đây có giá trị thấp khơng đúng do tỷ lệ
hồng cầu non cao hơn. Nồng độ GHb vẫn có thể được sử dụng để theo dõi
những bệnh nhân này, nhưng các giá trị phải so với các giá trị trước đó từ cùng
một bệnh nhân - khơng với khoảng thời gian tham chiếu được công bố. Nồng
độ GHb cao đã được báo cáo trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Cơ chế chưa
được biết rõ, nhưng sự gia tăng glycation bởi malondialdehyde đã được đề xuất.
Ảnh hưởng của các biến thể hemoglobin (chẳng hạn như HbF, HbS và HbC)
phụ thuộc vào phương pháp phân tích được sử dụng. Tùy thuộc vào xét nghiệm

.


.

10

và bệnh huyết sắc tố cụ thể, kết quả có thể tăng hoặc giảm một cách đáng kể.
Hầu hết các nhà sản xuất xét nghiệm HbA1c đã điều chỉnh các xét nghiệm của

họ để loại bỏ sự can thiệp từ nhiều biến thể hemoglobin phổ biến.
HbA1c được sử dụng để chẩn đoán bệnh ĐTĐ, theo dõi kiểm soát đường
huyết, đánh giá nhu cầu thay đổi liệu pháp và dự đoán sự phát triển của các
biến chứng vi mạch.
HbA1c không phân biệt được những bệnh nhân đạt được sự kiểm soát
đường huyết theo chỉ số HbA1c nhưng thường xuyên bị tăng đường huyết sau
bữa ăn hoặc hạ đường huyết xa bữa ăn, đặc biệt ở những bệnh nhân mà giá trị
HbA1c đích hướng tới được nới lỏng hơn so với bình thường. Do đó, đối với
nhiều bệnh nhân tuy đạt được HbA1c < 7,0% nhưng sự kiểm soát đường huyết
và các biến chứng của bệnh vẫn cịn chưa tốt. HbA1c khơng phân biệt được
một cách thích hợp sự tăng đường huyết sau ăn và trước ăn; do vậy ở những
bệnh nhân có mức kiểm sốt đường huyết trung bình, HbA1c khơng thể trực
tiếp đưa ra các quyết định điều trị ngoài việc chỉ ra được sự cần thiết của việc
phải thêm các can thiệp nếu có.
Do vậy, HbA1c khơng cung cấp được thơng tin về kiểm sốt đường huyết
trong thời gian gần (1 – 2 tuần). HbA1c cũng chỉ phản ánh mức đường huyết
trung bình và khơng chỉ rõ đường huyết cao hay sự biến động đường huyết.
HbA1c vẫn là xét nghiệm quan trọng số một trong chẩn đoán, điều trị và theo
dõi, đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp khác, như cần đánh giá sự kiểm soát đường huyết trong một
thời gian ngắn, hay ở những trường hợp bệnh nhân đạt được mục tiêu kiểm soát
HbA1c (6,5 – 8%) nhưng vẫn có những điểm tăng vọt đường huyết hay sự dao
động đường huyết trước ăn và sau ăn là rất lớn thì HbA1c lại bị hạn chế, và khi
đó cần có những xét nghiệm bổ sung cho xét nghiệm này.

.


.


11

1.3.5. Fructosamin
Fructosamin là tên gọi thông thường của 1-amino-1-deoxy-fructose, hay
isoglucosamine, một dẫn xuất của sản phẩm phản ứng không cần enzym giữa
đường và protein. Fructosamin giúp các thầy thuốc lâm sàng đánh giá phác đồ
điều trị trong thời gian sớm 2 – 3 tuần. Điều này phù hợp đánh giá kiểm soát
đường huyết trong điều trị nội trú, ĐTĐ thai kỳ, các trường hợp bệnh lý về máu.
Tuy nhiên, giá trị định lượng fructosamin có thể bị ảnh hưởng bởi vitamin C và
các bệnh lý tác động đến nồng độ protein trong máu như các bệnh lý về gan,
thận, tuyến giáp.
1.3.6. 1,5-anhydroglucitol

Hình 1.1. Cơng thức phân tử của 1,5-anhydroglucitol
“Nguồn: National Center for Biotechnology Information, 2019”
Một chỉ dấu khác của đường huyết ngắn hạn là 1,5-anhydroglucitol (1,5AG), phản ánh nồng độ glucose trong máu trước đó 2 đến 14 ngày 11,12. Nó là
một dạng 1-deoxy của glucose bắt nguồn chủ yếu từ chế độ ăn uống, đa số (>
99,9%) thường được tái hấp thu từ dịch lọc cầu thận bằng kênh vận chuyển
glucose SGLT4 phụ thuộc natri. Khi nồng độ glucose trong máu vượt quá
ngưỡng thận (thường khoảng 180 mg/dL [10,0 mmol/L]), tái hấp thu 1,5-AG
giảm dẫn đến giảm nhanh nồng độ 1,5-AG trong huyết thanh. Do đó 1,5-AG
thấp cho thấy tăng đường huyết, đặc biệt tương quan với nồng độ đường huyết

.


.

12


sau ăn 12. Một xét nghiệm tự động có sẵn trên thị trường để định lượng 1,5anhydroglucitol (và được FDA chấp thuận để sử dụng ở Hoa Kỳ) (1,5-AG,
Nippon Kayaku, Tokyo, Nhật Bản). Xét nghiệm so màu hai bước sử dụng
glucokinase ban đầu để chuyển tất cả glucose trong mẫu thành glucose-6phosphate để ngăn nó can thiệp vào bước phản ứng thứ hai. Sau đó, pyranose
oxidase sẽ oxy hóa nhóm C-2 hydroxyl của 1,5-AG, tạo ra hydrogen peroxide,
được phát hiện bằng phép đo màu sử dụng peroxidase. Khoảng giá trị tham
chiếu là 10,2 đến 33,8 µg/mL (nam) và 5,9-31,8 µg/mL (nữ).
Một số yếu tố không liên quan đến đường huyết có thể làm thay đổi giá
trị 1,5-AG, bao gồm chế độ ăn uống, thuốc men, bệnh thận và bệnh gan 11.
Một nghiên cứu của Elizabeth Selvin và cộng sự chứng minh rằng 1,5AG có liên quan đến nguy cơ lâu dài của các biến chứng vi mạch quan trọng,
đặc biệt ở những người bị bệnh ĐTĐ được chẩn đoán và ngay cả sau khi điều
chỉnh HbA1c. Kết quả của nhóm tác giả trên cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa
mức thấp của nồng độ 1,5-AG và nguy cơ mắc bệnh võng mạc và bệnh thận
mạn tính ở bệnh nhân ĐTĐ. Đồng thời, 1,5-AG có thể cung cấp thơng tin liên
quan đến các đợt tăng đường huyết của bệnh nhân ĐTĐ 13.
Bảng 1.1: Vai trò của xét nghiệm cận lâm sàng trong quản lý bệnh đái
tháo đường 8
Vai trò của xét nghiệm cận lâm sàng
trong quản lý bệnh đái tháo đường
Chẩn đoán
Tiền lâm sàng Dấu ấn miễn dịch
(Sàng lọc)

ICA
IAA
Kháng thể GAD
Kháng thể kháng protein tyrosine phosphatase (IA-2)

.



.

13

Kháng thể kháng kênh vận chuyển Kẽm ZnT8
Dấu ấn di truyền (ví dụ: kháng nguyên bạch cầu người
[HLA])
Sự bài tiết insulin
Nhịn ăn
Sự thay đổi đường huyết để đáp ứng với với một biến động
về glucose
Đường huyết
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (OGTT)
Hemoglobin A1c (HbA1c)
Đường huyết

Lâm sàng

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (OGTT)
HbA1c
Ceton (nước tiểu và máu)
Khác (ví dụ: insulin, C-peptide, các nghiệm pháp kích thích)
Quản lý
Đường huyết

Cấp

Đường niệu
Ceton máu
Tổng phân tích nước tiểu

Cân bằng acid-base (pH ([H+]), bicacbonat)
Lactate
Các bất thường khác liên quan đến mất nước tế bào hoặc q
trình điều trị (ví dụ: kali, natri, phosphat, nồng độ thẩm thấu)
Đường huyết đói

Mạn

Đường huyết bất kỳ
Đường niệu

.


×