Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phân tích tình hình sử dụng thuốc và đề xuất giải pháp cung ứng, tồn kho thuốc tại khoa dược bệnh viện đại học y dược tphcm giai đoạn 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 112 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THỊ XUÂN THƯƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CUNG ỨNG, TỒN KHO THUỐC
TẠI KHOA DƯỢC - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TPHCM GIAI ĐOẠN 2022 - 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------



NGUYỄN THỊ XUÂN THƯƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CUNG ỨNG, TỒN KHO THUỐC
TẠI KHOA DƯỢC - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TPHCM GIAI ĐOẠN 2022 - 2023

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 527207133

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Xuân Thương

.


.

Luận văn Thạc sĩ – Khóa 2020 – 2022
Chuyên ngành Tổ chức Quản lý dược

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP CUNG ỨNG, TỒN KHO THUỐC TẠI KHOA DƯỢC – BỆNH
VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM GIAI ĐOẠN 2022 – 2023
Nguyễn Thị Xuân Thương
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Đình Luyến
Mở đầu: Quản lý tồn kho thuốc là duy trì nguồn cung cấp thuốc ổn định
đồng thời giảm thiểu chi phí tồn kho nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người
bệnh, giảm lãng phí thuốc và tổn thất tài chính cho bệnh viện. Để phân tích tình
hình sử dụng thuốc và đề xuất giải pháp quản trị tồn kho thuốc, nghiên cứu sử dụng
các phân tích ABC, VEN, XYZ, FSN và ma trận kết hợp các phân tích này.
Đối tượng: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đại học Y Dược
TPHCM, các báo cáo xuất – nhập – tồn thuốc và nhu cầu sử dụng thuốc hàng tháng,
hàng năm tại Khoa Dược – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
Phương pháp: Nghiên cứu mã hóa dữ liệu thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đại
học Y Dược TPHCM giai đoạn 2018 – 2021 bằng mã hàng là các sản phẩm có
cùng: hoạt chất, hàm lượng/nồng độ, đường dùng, nhóm tiêu chí kỹ thuật.
Nghiên cứu sử dụng các phân tích là: phân tích ABC – dựa trên giá trị sử
dụng thuốc, phân tích VEN – dựa trên tính thiết yếu của thuốc, phân tích XYZ –
dựa trên độ ổn định của nhu cầu sử dụng thuốc và phân tích FSN – dựa trên tốc độ
sử dụng của thuốc. Trong đó, phân tích ABC, phân tích VEN và phân tích FSN

được thực hiện với tất cả các mã hàng sử dụng trong giai đoạn 2018 – 2021. Phân
tích XYZ được thực hiện với danh mục thuốc sử dụng liên tục trong giai đoạn 2018
– 2021 (là các mã hàng sử dụng liên tục tối thiểu trong 2 năm 2020 và 2021). Bằng
ma trận ABC – VEN – XYZ – FSN, nghiên cứu phân loại các nhóm thuốc và đề
xuất giải pháp cung ứng, tồn kho thuốc cho từng nhóm thuốc.

.


.

Kết quả: Cấu trúc sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
giai đoạn 2018 - 2021 theo phân tích ABC, VEN và FSN khá ổn định, nhóm E
(thuốc thiết yếu) và nhóm S (thuốc di chuyển chậm) chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả
phân tích XYZ, nhóm Z gồm các thuốc có nhu cầu thay đổi rất nhiều theo thời gian
và không thể dự báo nhưng chiếm phần lớn trong danh mục với 63,05%. Phân tích
ma trận ABC – VEN – XYZ – FSN được thực hiện trên 1.061 mã hàng sử dụng liên
tục trong giai đoạn 2018 – 2021, được phân bổ vào 43 nhóm thuốc. Về số lượng,
nhóm CEZS có số mã hàng nhiều nhất với 386 mã hàng, chiếm 36,38%. Về giá trị,
nhóm AEYS có giá trị lớn nhất với 169,79 tỷ đồng (33,42%). Dựa vào đặc điểm của
từng nhóm thuốc, nghiên cứu đã đề xuất chính sách quản trị tồn kho cho từng
nhóm: Đặt hàng định kỳ (22 nhóm, 375 mã hàng), lưu kho với mức dự trữ cố định
(16 nhóm thuốc, 660 mã hàng) và khơng lưu kho (5 nhóm thuốc, 26 mã hàng).
Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc phân loại các thuốc dựa trên
giá trị, nhu cầu, sự ổn định và tốc độ di chuyển của thuốc giúp xác định giải pháp
cung ứng, tồn kho thuốc phù hợp. Bệnh viện có thể đưa vào ứng dụng cho cơng tác
quản trị tồn kho, góp phần làm giảm chi phí lưu kho, đảm bảo cung ứng thuốc đầy
đủ, liên tục, tránh lãng phí do hàng tồn kho. Đồng thời, bệnh viện cần thực hiện
thêm các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các giải pháp cung ứng, tồn kho mới so
với hiện tại để khẳng định mức độ phù hợp của các chính sách này đối với hoạt

động quản trị tồn kho của bệnh viện.
Từ khoa: Quản trị tồn kho, chính sách tồn kho, phân tích ABC, phân tích
VEN, phân tích XYZ, phân tích FSN.

.


.

Specialized Pharmacist of Master thesis – Academy course 2020–2022
Speciality: Pharmaceutical Organization and Administration
ANALYSIS OF DRUG USE SITUATION AND PROPOSAL OF SOLUTIONS
FOR SUPPLY, STOCK IN DRUG STOCKS AT THE FACULTY OF
PHARMACY - UNIVERSITY MEDICAL CENTER HO CHI MINH CITY,
2022-2023
Nguyen Thi Xuan Thuong
Scientific instructor: Assoc. Prof. Dr. Pham Dinh Luyen
Introduction: Drug inventory management is to maintain a stable supply of
drugs while minimising inventory costs in order to improve the quality of patient
care, reduce drug waste and financial losses for the hospital. To analyse the
situation of drug use and propose solutions for drug inventory management, the
study uses ABC, VEN, XYZ, FSN, and matrix analysis combining these analyses.
Subjects: List of drugs used at the University Medical Center Ho Chi Minh
City; reports on import, export, and inventory of drugs; and demand for drugs
monthly and annually at the Faculty of Pharmacy, University Medical Center Ho
Chi Minh City.
Methods: Study coding drug data used at University Medical Center Ho Chi
Minh City in the period of 2018–2021 with product codes of products with the same
substances, content or concentration, route of administration and group of technical
standard.

The study used the following analyses: ABC analysis, based on drug use
value; VEN analysis, based on drug essentiality; XYZ analysis, based on the
stability of drug demand and analysis; and FSN analysis, based on the rate at which
the drug is used. Therein, ABC analysis, VEN analysis, and FSN analysis were
performed with all product codes used in the period of 2018–2021. XYZ analysis
was performed with the list of continuously used drugs in the period of 2018–2021

.


.

(which are the product codes used continuously for at least 2 years, 2020 and 2021).
By using the matrices ABC, VEN, XYZ, and FSN, the study classifies drug groups
and proposes solutions for drug supply and inventory for each drug group.
Results: The structure of drug use at University of Medical Center Ho Chi
Minh City in the period 2018–2021 according to ABC, VEN, and FSN analysis was
quite stable, with group E (essential drugs) and group S (slow-moving drugs)
accounting for the highest rate. According to the results of the XYZ analysis, group
Z includes drugs whose demand varies greatly over time and cannot be predicted,
but accounts for the majority of the list with 63.05%. The analysis of the ABCVEN-XYZ-FSN matrix was performed on 1,061 product codes for continuous use
in the period 2018–2021, distributed into 43 drug groups. In terms of quantity, the
CEZS group had the largest number of product codes with 386 codes, accounting
for 36.38%. In terms of value, the AEYS group has the largest value with 169.79
billion VND (33.42%). Based on the characteristics of each drug group, the study
proposed an inventory management policy for each group: periodic ordering (22
groups, 375 product codes), storage with a fixed reserve level (16 groups of drugs,
660 product codes), and not in stock (5 groups of drugs, 26 codes).
Conclusion: From the research results, it is shown that the classification of
drugs based on the value, demand, stability, and speed of drug movement helps to

determine the appropriate supply and inventory solution. Hospitals can use the
application for inventory management, contributing to reducing storage costs,
ensuring an adequate and continuous supply of drugs, and avoiding waste due to
inventory. At the same time, the hospital needs to conduct more studies to evaluate
the effectiveness of new inventory and supply solutions compared to the current
ones and confirm the appropriateness of these policies for inventory management
activities in the hospital.
Keywords: Inventory management, inventory policy, ABC analysis, VEN
analysis, XYZ analysis, FSN analysis.

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỒN KHO THUỐC .............................................................. 3
1.1.1. Kho hàng................................................................................................................ 3
1.1.2. Kho thuốc............................................................................................................... 3
1.1.3. Tồn kho thuốc........................................................................................................ 3
1.1.4. Phân loại tồn kho thuốc......................................................................................... 5
1.1.5. Chi phí tồn kho ...................................................................................................... 9
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO .......................................................10
1.2.1. Khái niệm............................................................................................................. 10

1.2.2. Vai trò của quản trị tồn kho ................................................................................ 11
1.2.3. Các mơ hình tồn kho ........................................................................................... 11
1.3. CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TRONG PHÂN LOẠI THUỐC TỒN KHO .12
1.3.1. Kỹ thuật phân tích ABC ..................................................................................... 13
1.3.2. Kỹ thuật phân tích VEN ..................................................................................... 14
1.3.3. Kỹ thuật phân tích XYZ ..................................................................................... 15
1.3.4. Kỹ thuật phân tích FSN ...................................................................................... 16
1.3.5. Ma trận ABC – VEN – XYZ - FSN .................................................................. 17
1.4. BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM – KHOA DƯỢC .........................18
1.4.1. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM................................................................. 18
1.4.2. Khoa Dược – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM ......................................... 19
1.4.3. Kho thuốc............................................................................................................. 20
1.5. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .........................................22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 28
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................28
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................28
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................28
2.4. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .........................................................................29
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................30
2.5.1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại Khoa Dược - Bệnh viện Đại học Y Dược
TPHCM giai đoạn 2018 – 2021 ................................................................................... 30

.


.

2.5.2. Đề xuất giải pháp cung ứng, tồn kho thuốc tại Khoa Dược – Bệnh viện Đại
học Y Dược TPHCM giai đoạn 2022 – 2023.............................................................. 36
2.6. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................37

2.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCh DỮ LIỆU .........................................................38
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................................38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ........................................................................................................... 39
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI KHOA DƯỢC
- BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM GIAI ĐOẠN 2018 – 2021 ...............39
3.1.1. Kết quả phân tích đặc điểm tồn kho thuốc ........................................................ 39
3.1.2. Kết quả phân tích cơ cấu kho thuốc bằng kỹ thuật ABC, VEN, XYZ, FSN .. 47
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CUNG ỨNG, TỒN KHO THUỐC TẠI KHOA DƯỢC
– BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM GIAI ĐOẠN 2022 – 2023 ..............52
3.2.1. Các nhóm thuốc theo ma trận ABC – VEN ...................................................... 52
3.2.2. Các nhóm thuốc theo ma trận XYZ – FSN ....................................................... 54
3.2.3. Các tổ hợp thuốc theo ma trận ABC – VEN – XYZ – FSN ............................ 54
3.2.4. Đề xuất giải pháp cung ứng, tồn kho cho các tổ hợp thuốc.............................. 57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................................................ 61
4.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TỒN KHO THUỐC GIAI ĐOẠN 2018 – 2021 .....61
4.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU KHO THUỐC BẰNG KỸ THUẬT ABC, VEN, XYZ,
FSN............................................................................................................................68
4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CUNG ỨNG, TỒN KHO THUỐC TẠI KHOA DƯỢC
– BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM GIAI ĐOẠN 2022 - 2023 ...............73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ nguyên

Tiếng Việt

ABC

ABC analysis

Phân tích ABC
Biệt dược gốc

BDG
COVID-19

Coronavirus disease 2019

Bệnh viêm đường hơ hấp cấp do
chủng mới của vi-rút Corona

CV

Co-efficient of Variation

EU-GMP

Hệ số biến thiên
Thực hành tốt sản xuất của Liên

minh Châu Âu

FSN

FSN analysis

Phân tích FSN

GSP

Good Storage Practice

Thực hành tốt bảo quản thuốc,
nguyên liệu làm thuốc

PIC/s-GMP

Thực hành tốt sản xuất của Hệ
thống hợp tác thanh tra dược
phẩm

SRA

Stringent Regulatory

Cơ quan quản lý dược chặt chẽ

Authorities
TPHCM


Thành phố Hồ Chí Minh

VEN

VEN analysis

Phân tích VEN

WHO

World Health

Tổ chức Y tế Thế giới

Organization
WHO – GMP

Thực hành tốt sản xuất của Tổ
chức Y tế thế giới

XYZ

XYZ analysis

.

Phân tích XYZ


.


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại thuốc theo nhóm điều trị ........................................................................... 5
Bảng 1.2. Phân loại thuốc theo môi trường bảo quản .............................................................. 6
Bảng 1.3. Phân loại thuốc theo phân nhóm kỹ thuật ................................................................ 8
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn để phân tích VEN được WHO khuyến cáo ....................................... 15
Bảng 1.5. Ma trận ABC – VEN – XYZ – FSN ...................................................................... 18
Bảng 1.6. Các nghiên cứu quản trị tồn kho trên thế giới........................................................ 23
Bảng 1.7. Các nghiên cứu quản trị tồn kho trong nước.......................................................... 25
Bảng 2.8. Tiến độ nghiên cứu ................................................................................................... 28
Bảng 2.9. Các biến số nghiên cứu ............................................................................................ 29
Bảng 2.10. Các tiêu chí phân loại thuốc thơng thường .......................................................... 31
Bảng 2.11. Ma trận ABC – VEN ............................................................................................. 36
Bảng 2.12. Ma trận XYZ - FSN ............................................................................................... 37
Bảng 3.13. Kết quả phân loại danh mục thuốc theo nguồn gốc tại Bệnh viện Đại học Y
Dược TPHCM giai đoạn 2018 - 2021 ...................................................................................... 39
Bảng 3.14. Kết quả phân loại danh mục thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật tại Bệnh viện
Đại học Y Dược TPHCM giai đoạn 2018 - 2021 ................................................................... 41
Bảng 3.15. Kết quả phân loại danh mục thuốc theo đơn vị đóng gói tại Bệnh viện Đại học
Y Dược TPHCM giai đoạn 2018 - 2021.................................................................................. 43
Bảng 3.16. Kết quả phân loại danh mục thuốc theo nhóm điều trị tại Bệnh viện Đại học Y
Dược TPHCM giai đoạn 2018 - 2021 ...................................................................................... 45
Bảng 3.17. Kết quả phân tích cơ cấu kho thuốc bằng kỹ thuật ABC ................................... 48
Bảng 3.18. Kết quả phân tích cơ cấu kho thuốc bằng kỹ thuật VEN ................................... 49
Bảng 3.19. Kết quả phân tích cơ cấu kho thuốc bằng kỹ thuật FSN .................................... 50
Bảng 3.20. Kết quả phân tích cơ cấu kho thuốc bằng kỹ thuật XYZ ................................... 51
Bảng 3.21. Kết quả phân nhóm thuốc theo ma trận ABC – VEN ........................................ 52
Bảng 3.22. Kết quả phân nhóm thuốc theo ma trận XYZ – FSN ......................................... 54

Bảng 3.23. Kết quả phân nhóm thuốc theo ma trận ABC – VEN – XYZ – FSN............... 55
Bảng 3.24. Kết quả ma trận ABC – VEN – XYZ – FSN ...................................................... 56
Bảng 3.25. Chính sách tồn kho của các nhóm thuốc.............................................................. 60

.


.

iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................................................ 20
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống kho nội trú của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh – Cơ sở 1.............................................................................................................. 21
Hình 2.3. Các bước tiến hành phân tích tình hình sử dụng thuốc ......................................... 30
Hình 2.4. Các bước tiến hành phân tích cơ cấu kho thuốc .................................................... 32
Hình 2.5. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 38
Hình 3.6. Biểu đồ phân loại thuốc theo nguồn gốc ................................................................ 40
Hình 3.7. Biểu đồ phân loại thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật ............................................ 42
Hình 3.8. Biểu đồ phân loại thuốc theo đơn vị đóng gói ....................................................... 44
Hình 3.9. Biểu đồ phân loại thuốc theo nhóm điều trị ........................................................... 45
Hình 3.10. Biểu đồ phân loại thuốc bằng kỹ thuật ABC ....................................................... 48
Hình 3.11. Biểu đồ phân loại thuốc bằng kỹ thuật VEN ....................................................... 49
Hình 3.12. Biểu đồ phân loại thuốc bằng kỹ thuật FSN ........................................................ 50
Hình 3.13. Biểu đồ phân loại thuốc bằng kỹ thuật XYZ ....................................................... 51
Hình 3.14. Biểu đồ phân loại thuốc bằng ma trận ABC – VEN ........................................... 53

.



.

1

MỞ ĐẦU
Thuốc đóng vai trị quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Chi phí cho thuốc
trong cơng tác khám bệnh, chữa bệnh rất lớn, nhưng tình trạng thiếu hụt, thất thốt,
lãng phí do thuốc hết hạn sử dụng, hư hỏng, sử dụng không phù hợp vẫn đang tồn
tại trong các cơ sở y tế. Chi tiêu cho thuốc không cần thiết hoặc kém chất lượng làm
tăng chi phí quản lý hàng tồn kho và gây lãng phí nguồn lực kinh tế. Để giải quyết
những vấn đề này và thực hiện cung cấp thuốc hiệu quả, cần phải có một hệ thống
quản lý hàng tồn kho phù hợp.
Quản lý tồn kho thuốc là một quá trình phức tạp nhưng quan trọng trong
hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vì nó ảnh hưởng đến kết quả lâm
sàng và tài chính. Mục tiêu của quản lý tồn kho thuốc là duy trì nguồn cung cấp
thuốc ổn định đồng thời giảm thiểu chi phí tồn kho và quản lý mua sắm. Nâng cao
chất lượng chăm sóc người bệnh, giảm lãng phí thuốc và tổn thất tài chính là mục
tiêu cuối cùng của quản lý hàng tồn kho thuốc.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc quản trị tồn kho yếu kém trong ngành
dược vẫn còn. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu nguồn cung cấp
dược phẩm và quản lý hàng tồn kho bằng cách sử dụng các phương pháp kiểm soát
hàng tồn kho truyền thống và được áp dụng rộng rãi nhất như phân tích ABC, phân
tích VEN, phân tích FSN và phân tích ma trận trong cả bệnh viện và ngành dược
phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu đánh giá các vấn đề về quản lý
hàng tồn kho thuốc ở các cơ sở y tế. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM,
kho thuốc có diện tích chật hẹp với lượng thuốc cần cung ứng lớn, vấn đề quản trị
tồn kho thuốc càng cấp thiết để đảm bảo khơng có thuốc bị thừa hoặc thiếu. Hiện
tại, Bệnh viện vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống trong quản trị tồn kho

thuốc, sự phân bổ dự trù giữa các nhóm thuốc chưa thật sự hợp lý, vẫn cịn tình
trạng thiếu hụt một số thuốc thiết yếu.

.


.

2

Do đó, đề tài “Phân tích tình hình sử dụng thuốc và đề xuất giải pháp
cung ứng, tồn kho thuốc tại Khoa Dược - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
giai đoạn 2022 - 2023” được thực hiện với những mục tiêu sau:
Mục tiêu cụ thể:
1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại Khoa Dược – Bệnh viện Đại học Y Dược
TPHCM giai đoạn 2018 – 2021.
2. Đè xuất giải pháp cung ứng, tồn kho thuốc tại Khoa Dược – Bệnh viện Đại học
Y Dược TPHCM giai đoạn 2022 – 2023.

.


.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỒN KHO THUỐC
1.1.1. Kho hàng
Xét về góc độ kỹ thuật, kho hàng hóa là các cơng trình, các vật kiến trúc để chứa

đựng sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu trong quá trình chúng lưu chuyển từ
điểm đầu đến điểm cuối cùng của chuỗi cung ứng. Xét theo góc độ kinh tế - xã hội,
kho được hiểu như một đơn vị kinh tế có chức năng tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản,
xuất cung ứng các sản phẩm cho các nhu cầu của cá nhân, tổ chức với hiệu quả cao.
Vai trò của kho:
-

Giúp các tổ chức tiết kiệm được chi phí vận tải.

-

Tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

-

Giúp duy trì nguồn cung ứng ổn định.

-

Hỗ trợ cho chính sách dịch vụ khách hàng của tổ chức.

-

Giúp tổ chức có thể đương đầu với những thay đổi của thị trường.

-

Giúp thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất.

-


Hỗ trợ cung cấp đúng sản phẩm, với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời
điểm cần thiết 1.

1.1.2. Kho thuốc
Kho thuốc cũng như định nghĩa kho thông thường, giữ vai trị thiết yếu trong
quy trình cung ứng, cấp phát thuốc tại bệnh viện. Kho thuốc với các chức năng bảo
quản, dự trữ, kiểm soát số lượng thuốc và cân đối với thay đổi mơ hình bệnh tật,
phác đồ điều trị, đề kháng của vi khuẩn; giúp đảm bảo được tính liên tục của q
trình sản xuất và lưu thơng hàng, hỗ trợ quá trình cung cấp thuốc cho người bệnh
được liên tục không đứt đoạn 2.
1.1.3. Tồn kho thuốc
Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để cung ứng trong kỳ sản xuất, kinh
doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu,

.


.

4

vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc
cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
-

Hàng hóa mua về để cung ứng: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia cơng chế biến;


-

Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

-

Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

-

Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia cơng chế biến và
đang được vận chuyển;

-

Chi phí dịch vụ dở dang 3.
Trong lĩnh vực dược, hàng tồn kho được hiểu là lượng thuốc dự trữ được giữ lại

để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Hàng tồn kho đại diện cho tài sản lưu động lớn
nhất và giá trị của nó tiếp tục tăng do sự tăng trưởng về chủng loại và giá thành của
các thuốc. Từ khía cạnh tài chính và hoạt động, quản lý hàng tồn kho hiệu quả đóng
một vai trị lớn trong lĩnh vực dược. Từ quan điểm tài chính, quản lý hàng tồn kho
hiệu quả nâng cao lợi nhuận gộp và lợi nhuận rịng bằng cách giảm chi phí thuốc
thu mua và chi phí hoạt động liên quan. Ngồi ra, dịng tiền sẽ được cải thiện khi
tiết kiệm mua và lưu trữ các sản phẩm ít tốn kém hơn. Dịng tiền đó có thể được sử
dụng để thanh tốn chi phí hoạt động và đầu tư vào các dịch vụ khác. Từ quan điểm
hoạt động, quản lý hàng tồn kho hiệu quả đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng
và người bệnh. Khơng có sẵn thuốc khi cần thiết có thể khiến bệnh viện/nhà thuốc
mất khách hàng và gây bất tiện cho bác sĩ kê đơn; và có thể ảnh hưởng xấu đến sức

khỏe của người bệnh trong các cơ sở y tế, đặc biệt là khi sản phẩm là thuốc cấp cứu.
Ngoài những tác động tiêu cực đến kết quả tài chính từ góc độ kinh doanh, việc
quản lý hàng tồn kho yếu kém có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sự an
toàn của người bệnh. Những hậu quả có thể đến từ các nguyên nhân của sự tồn kho

.


.

5

của các thuốc đã hết hạn sử dụng, hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc hư hỏng;
khơng có sẵn các thuốc thiết yếu; đơn thuốc khơng có người nhận.
Để tăng cường sự an toàn cho người bệnh, nên tiến hành xem xét kho thuốc
hàng tuần để kiểm tra số lượng và hàng tháng để tìm kiếm các thuốc đã hết hạn sử
dụng. Điều này cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống phần mềm
cảnh báo cho dược sĩ khi đạt đến ngưỡng quan trọng hoặc sắp hết hạn sử dụng của
các thuốc dự trữ 4.
1.1.4. Phân loại tồn kho thuốc
Tồn kho thuốc có thể được phân loại theo nhiều cách như: thuốc kê đơn và thuốc
không kê đơn, nhóm điều trị, đường dùng, nguồn gốc, đơn vị đóng gói nhỏ nhất,
mơi trường bảo quản, phân nhóm kỹ thuật của thuốc …
1.1.4.1. Phân loại theo nhóm điều trị
Theo Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế ban hành danh
mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng
xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế,
thuốc hóa dược và sinh phẩm được sắp xếp vào 27 nhóm lớn theo tác dụng dược lý
theo Bảng 1.1 5:
Bảng 1.1. Phân loại thuốc theo nhóm điều trị

STT
Nhóm điều trị
1 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ
Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các
2
bệnh xương khớp
3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
5 Thuốc chống co giật, chống động kinh
6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
7 Thuốc điều trị đau nửa đầu
8 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch
9 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu
10 Thuốc chống parkinson
11 Thuốc tác dụng đối với máu

.


.

6

Nhóm điều trị

STT
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Thuốc tim mạch
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thuốc dùng chẩn đoán
Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn
Thuốc lợi tiểu
Thuốc đường tiêu hóa
Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết
Huyết thanh và globulin miễn dịch
Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase
Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng
Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
Dung dịch lọc màng bụng, lọc máu
Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch
26
tiêm truyền khác
27 Khoáng chất và vitamin


1.1.4.2. Phân loại theo môi trường bảo quản
Theo quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GSP),
các điều kiện bảo quản thuốc phải tuân thủ theo đúng thông tin trên nhãn đã được
phê duyệt hoặc công bố theo quy định 5. Trong bảo quản thuốc, người ta thường
chia thuốc thành các nhóm có điều kiện bảo quản khác nhau để thuận tiện trong việc
bảo quản, theo dõi và kiểm sốt các yếu tố mơi trường có ảnh hưởng đến thuốc cũng
như tiết kiệm nguồn lực trong việc bảo quản thuốc. Các điều kiện bảo quản theo
GSP được trình bày tại Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phân loại thuốc theo môi trường bảo quản
Yêu cầu bảo quản

Nhiệt độ

.

Yêu cầu cụ thể
15-30°C,trong điều kiện thời
tiết khắc nghiệt, tại một số
thời điểm có thể lên đến 32°C
8°C đến 15°C
≤ 8°C
2-8°C
≤ -10°C

Cách thức bảo quản
Kho nhiệt độ phịng
Kho mát
Kho lạnh
Tủ lạnh
Kho đơng lạnh



.

7

Yêu cầu bảo quản

Yêu cầu cụ thể

Cách thức bảo quản

Độ ẩm

Độ ẩm tương đối 75%, không
Môi trường khô
quá 80%

Yêu cầu bảo quản
đặc biệt

Dễ bay hơi, dễ mốc mọt, dễ
Để nơi thống mát
phân hủy
Bao bì kín, trong buồng kín
Tránh ánh sáng
hoặc trong phịng tối
Bao bì kín, để tách riêng,
tránh xa nguồn nhiệt,
Dễ cháy, có mùi

nguồn điện và các mặt
hàng khác
Thuốc gây nghiện, thuốc
Bảo quản ở nơi có khóa
hướng tâm thần, tiền chất
chắc chắn
dùng làm thuốc
Thuốc dạng phối hợp có chứa
dược chất gây nghiện, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược
chất hướng tâm thần, thuốc
Bảo quản ở khu vực riêng
dạng phối hợp có chứa tiền
biệt
chất dùng làm thuốc, thuốc
độc, thuốc trong Danh mục
thuốc bị cấm sử dụng trong
một số ngành, lĩnh vực
Kho lạnh hoặc trong tủ
Thuốc nhạy cảm với nhiệt độ
lạnh
Thuốc nhạ cảm với độ ẩm
Kho lạnh
Thuốc hết hạn dùng, thuốc trả Sắp xếp tại khu biệt trữ, có
về
biển hiệu rõ ràng

1.1.4.3. Phân loại theo phân nhóm kỹ thuật của thuốc
Việc lựa chọn các nhà thầu cung cấp thuốc tại các cơ sở y tế được thực hiện
thơng qua hình thức đấu thầu. Để đảm bảo tính cạnh tranh, cơng bằng và hiệu quả,

Bộ Y tế đã phân chia thuốc thành các nhóm có tiêu chí kỹ thuật khác nhau, cụ thể
tại Bảng 1.3 6,7.

.


.

8

Bảng 1.3. Phân loại thuốc theo phân nhóm kỹ thuật
STT

1

2

Phân nhóm
kỹ thuật

Yêu cầu kỹ thuật

Các thuốc đáp ứng đồng thời 02 (hai) tiêu chí sau:
- Thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, thuốc tương đương
điều trị với thuốc biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu do
Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc thuộc danh mục
Biệt
dược
thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành
gốc

hoặc
và đã được công bố kết quả đàm phán giá.
tương đương
- Được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA,
điều trị
trừ trường hợp cơ sở đề nghị công bố chứng minh thuốc biệt
dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu lưu hành lần đầu tại
nước không thuộc danh sách SRA hoặc sản xuất một hoặc
nhiều công đoạn tại Việt Nam.
Các thuốc đáp ứng 01 (một) trong 03 (ba) tiêu chí sau đây:
- Được sản xuất tồn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất
thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại
nước thuộc danh sách SRA;
- Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm
tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc
thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá
do Bộ Y tế ban hành và đã được công bố kết quả đàm phán
giá;
- Được sản xuất tồn bộ các cơng đoạn tại Việt Nam và phải
đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
+ Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản
Nhóm 1
xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EUGMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá
đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu
chuẩn tương đương EU- GMP;
+ Được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách
SRA cấp phép lưu hành theo hướng dẫn Khoản 8 Điều 50
Thông tư 15/2019/TT-BYT;

+ Thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được nước thuộc
danh sách SRA cấp phép lưu hành phải có cùng cơng thức
bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng,
phương pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có
cùng tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản
xuất theo hướng dẫn Khoản 8 Điều 50 Thông tư
15/2019/TT-BYT.

.


.

9

STT

3

Phân nhóm
kỹ thuật

Yêu cầu kỹ thuật
Các thuốc đáp ứng 01 (một) trong 02 (hai) tiêu chí sau đây:
- Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất
thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và
được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên
tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương
đương EU- GMP.


Nhóm 2

- Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại nước là
thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH, được cơ quan quản
lý có thẩm quyền của nước này cấp chứng nhận đạt nguyên tắc,
tiêu chuẩn PIC/s-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam
đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP.

4

Nhóm 3

5

Nhóm 4

6

Nhóm 5

Các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp
giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và có báo cáo
nghiên cứu tương đương sinh học được Cục Quản lý Dược
cơng bố.
Các thuốc được sản xuất tồn bộ trên dây chuyền sản xuất tại
Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP.
Các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp
giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.


1.1.5. Chi phí tồn kho
Chi phí tồn kho bao gồm chi phí bảo quản, bảo hiểm, hư hao hàng hóa trong kho
và lãi suất phải trả cho số vốn bị trói chặt vào hàng tồn kho. Những chi phí như vậy
thường tỉ lệ thuận với hàng tồn kho. Khi muốn giảm các loại chi phí này, người ta
buộc phải giữ hàng hóa tồn kho ở mức thấp.
Mặt khác, doanh nghiệp cịn phải chịu chi phí đặt hàng và vận chuyển hàng hóa,
chẳng hạn liên hệ với nhà cung cấp, thực hiện các giao dịch kế toán, vận chuyển,
bốc dỡ và kiểm tra hàng hóa. Một số khoản trong các chi phí này khơng thay đổi,
cho dù mức đặt hàng là bao nhiêu. Vì nhiều loại chi phí đặt hàng là chi phí cố định,
cho nên để cắt giảm loại chi phí này, doanh nghiệp phải đặt hàng với khối lượng lớn
cho một khoảng thời gian dài.
Chi phí tồn kho thường được tính bằng tổng ba loại chi phí: chi phí mua hàng,
chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.

.


.

10

Chi phí mua hàng: là chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc mua hàng. Chi phí
này thường biết trước và ổn định. Thơng thường chi phí này được quan tâm khi nhà
cung cấp có chính sách chiết khấu theo số lượng.
Chi phí mua hàng = Giá trị mặt hàng x Nhu cầu một năm
Chi phí đặt hàng: là chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc đăt một lơ hàng mới.
Chi phí này bao gồm chi phí cho nguồn cung ứng (tìm kiếm, đánh giá nhà cung
ứng), chi phí cho đặt hàng (đặt hàng, giao nhận) và lương nhân viên đặt hàng. Chi
phí này thường cố định cho một lô hàng đặt cho dù lô hàng này lớn hay nhỏ. Do

vậy, chi phí này sẽ thấp nếu lơ hàng đặt lớn và ngược lại chi phí sẽ cao nếu lơ hàng
đặt nhỏ.
Chi phí lưu kho: là chi phí có liên quan đến hoạt động lưu kho như chi phí bốc
xếp hàng vào kho, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bảo quản hàng hóa và chi phí
khấu hao thiết bị kho. Chi phí này tăng tỷ lệ thuận với lượng hàng tồn kho trung
bình hiện có, nó bao gồm: chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho, bảo
hiểm, khấu hao thiết bị kho và thanh lý hàng cũ, lương cho nhân viên kho 8.
Để thực hiện quản trị tồn kho hiệu quả, khi nào đặt hàng, số lượng hàng trong
một lần đặt là bao nhiêu, số lượng dự trữ an toàn là bao nhiêu, nhiều mơ hình tồn
kho đã được xây dựng để giải đáp những vấn đề trên.
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO
1.2.1. Khái niệm
Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để thiết lập kế
hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát hàng hóa nhằm mục
đích sử dụng tốt nhất các nguồn lực nhằm phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục
tiêu của doanh nghiệp.
Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông
qua chuỗi giá trị, từ việc xử lý trong sản xuất đến phân phối 8.

.


.

11

1.2.2. Vai trị của quản trị tồn kho
Cơng tác quản trị tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo các loại

hàng hóa đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất chất lượng.
Vai trò của quản trị tồn kho đối với các doanh nghiệp là:
-

Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại hàng hóa có tác động
mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

-

Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch.

-

Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh hàng hóa, sử dụng vốn hợp lí có hiệu quả
và tiết kiệm chi phí.

-

Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp hàng hóa, đối chiếu với tình hình sản
xuất, kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua
có biện pháp khắc phục kịp thời.

-

Đảm bảo có đủ hàng hố, thành phẩm để cung ứng ra thị trường 9.

1.2.3. Các mơ hình tồn kho
Để giảm lượng hàng tồn kho, ta có thể áp dụng các mơ hình tồn kho nhằm xác
định lượng hàng dự trữ tối ưu. Các mơ hình tồn kho sau đây đều tìm cách giải đáp

hai câu hỏi quan trọng là: Nên đặt mua hàng với số lượng là bao nhiêu? Và khi nào
thì tiến hành đặt hàng?
Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – The Basic Economic Order
Quantity Model): là một trong những kỹ thuật kiểm sốt tồn kho phổ biến và lâu đời
nhất, nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Harris đề xuất,
nhưng đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Khi sử dụng mơ
hình này, người ta phải tn theo các giả định quan trọng sau đây:
-

Nhu cầu (lượng cầu) phải biết trước, độc lập và không đổi theo thời gian;

.


.

12

-

Thời gian chờ giao hàng (Lead time) – nghĩa là thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc
nhận hàng đã biết và không đổi;

-

Lượng hàng trong mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và được
thực hiện ở một thời điểm đã định trước;

-


Sự thiếu hụt dự trữ hồn tồn khơng xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện
đúng hạn và không được chiết khấu theo số lượng.
Mơ hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ – Production Order Quantity

Model) là một biến thể của mơ hình EOQ cơ bản. Mơ hình này được áp dụng trong
trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích luỹ dần cho
đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết.
Mơ hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model): Để tăng
doanh số bán hàng, nhiều cơng ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi người mua
mua với số lượng lớn. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ
theo số lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp.
Nhưng lượng dự trữ sẽ tăng lên và do đó chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí
đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu
đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé
nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM 10.
1.3. CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TRONG PHÂN LOẠI THUỐC TỒN
KHO
Trong rất nhiều loại thuốc tồn kho, không phải loại thuốc nào cũng có vai trị
như nhau trong việc bảo quản trong kho thuốc. Để quản lý tồn kho hiệu quả ta phải
phân loại thuốc tồn kho thành các nhóm theo mức độ quan trọng của chúng trong dự
trữ, bảo quản. Một số phương pháp được sử dụng để phân loại là phương pháp phân
tích ABC, phân tích VEN, phân tích XYZ, phân tích FSN.

.


.

13


1.3.1. Kỹ thuật phân tích ABC
-

Phương pháp ABC được phát triển dựa trên một nguyên lý do một nhà kinh tế
học Italia vào thế kỷ 19 là Pareto tìm ra. Ông đã quan sát thấy rằng trong một tập
hợp có nhiều chủng loại khác nhau thì chỉ có một số nhỏ chủng loại lại chiếm
giá trị đáng kể trong cả tập hợp.

-

Giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm
của từng loại hàng tồn kho nhân với chi phí tồn kho đơn vị.

-

Trong lĩnh vực dược phẩm, thuốc được phân loại thành các nhóm A, nhóm B và
nhóm C như sau:
+ Nhóm A: bao gồm những sản phẩm chiếm từ 75 - 80% tổng giá trị tiền,
nhưng về số lượng chủng loại chỉ chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm;
+ Nhóm B: gồm những sản phẩm chiếm từ 15 - 20% tổng giá trị tiền, nhưng về
số lượng chủng loại chiếm từ 10 - 20% tổng số sản phẩm;
+ Nhóm C: gồm những sản phẩm chiếm 5 -10% tổng giá trị tiền, tuy nhiên về
số lượng chủng loại lại chiếm khoảng 60 – 80% tổng số sản phẩm 14.

-

Trong công tác quản trị hàng tồn kho, kỹ thuật phân tích ABC có tác dụng:
+ Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm sốt về
số lượng. Việc thiết lập các báo cáo chính xác về nhóm A phải được thực
hiện thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong quản lý tồn kho.

+ Trong dự báo nhu cầu dự trữ chúng ta cần áp dụng các phương pháp dự báo
khác nhau cho các nhóm hàng khác nhau. Nhóm A cần được dự báo cẩn thận
hơn các nhóm khác.
+ Nhờ có kỹ thuật phân tích ABC trình độ và hiệu quả hoạt động của nhân viên
giữ kho tăng lên không ngừng, do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ
kiểm tra, kiểm soát từng nhóm hàng.
+ Các mặt hàng dự trữ thuộc nhóm B cần kiểm soát định kỳ theo tháng hay quý
để tránh mất nhiều thời gian và nguồn lực vào những mặt hàng này.
+ Những mặt hàng thuộc nhóm C có thể chỉ cần kiểm soát theo chu kỳ 6 tháng
hoặc 1 năm vì số chủng loại của chúng quá nhiều, nhưng giá trị lại không lớn
nên không cần mất nhiều thời gian và công sức quá nhiều cho những mặt
hàng này 10.

.


×