Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân tích tình hình sử dụng thuốc an thần kinh trong điều trị tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.31 KB, 74 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





ĐINH GIA BAN


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN KINH
TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1





LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


Kính gửi: CỤC QUẢN LÝ DƯỢC – BỘ Y T




HÀ NỘI - 2013





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





ĐINH GIA BAN





PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN KINH
TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1




LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60.72.04.05


C QUẢN LÝ

ƯỢCBỘ Y TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Hải
TS. Nguyễn Hữu Chiến




HÀ NỘI - NĂM 2013


LờI CảM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới:
- TS. Nguyễn Thành Hải- Giảng viên Bộ môn Dợc lâm sàng- Trờng Đại
học Dợc Hà Nội.
- TS. Nguyễn Hữu Chiến- P.Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TW1.
là những thầy đã trực tiếp tận tình hớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình học tập nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. DS. Ngô Văn Nghiệp- Trởng khoa
Dợc Bệnh viện TTTW1 đã cho tôi những ý tởng và lời khuyên quan trọng
để thực hiện luân văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới:
- Ban giám hiệu nhà trờng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trờng đại
học Dợc Hà Nội đã dạy dỗ, đào tạo tôi trong suốt 5 năm học đại học và 2
năm học cao học.
- Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng lu trữ hồ sơ bệnh án,
khoa dợc và các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Trung ơng 1 đã tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành
luận văn.
Tôi xin đợc cảm ơn nồng thắm tới tất cả bạn bè, ngời thân đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2013





DS. Đinh Gia Ban


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn
i

Mục lục
ii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
v
Danh mục các bảng, biểu
vi
ĐẶT VẤN ĐỀ
1

Chương 1:TỔNG QUAN
3

1.1. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT 3
1.1.1. Khái ni
ệm và lịch sử nghiên cứu

3

1.1.2. Quan niệm về bệnh sinh của tâm thần phân liệt 5
1.1.3. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh TTPL 6
1.1.4. S
ự tiến triển và tiên l
ư
ợng bệnh

9

1.1.5. Chẩn đoán xác định và các thể bệnh TTPL 12
1.2. ĐIỀU TRỊ 16
1.2.1. Li
ệu pháp tâm lý
-

xã h
ội:

1
7

1.2.2. Liệu pháp sinh học 17
1.3. THUỐC AN THẦN KINH 19
1.3.1. Khái ni

ệm

1
9

1.3.2. Phân loại 19
1.3.3. Đặc điểm tác dụng 21
1.3.4. Cơ ch
ế tác dụng của các an thần kinh

22

1.3.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc an thần kinh 23
1.3.6. Tương tác thuốc 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29

2.1. Đ
ỐI T
Ư
ỢNG NGHIÊN CỨU

29

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh án 29
2.1.3. Tiêu chu
ẩn loại trừ

29


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.2.1. Loại hình nghiên cứu 29
2.2.2. Th
ời gian lấy mẫu nghiên cứu

29

2.2.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp lấy cỡ mẫu nghiên cứu 30
2.2.4. Công cụ nghiên cứu 30
2.2.5. N
ội dung nghiên cứu và cách tiến hành

30

2.2.6. Phương pháp x
ử lý số liệu

35

Chưong 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
36
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 36
3.
1.1. Tu
ổi bệnh nhân tại thời
đi
ểm nghiên cứu và giới tính

36


3.1.2. Tuổi khởi phát bệnh tâm thần phân liệt 36
3.1.3. Thời gian mắc bệnh tâm thần phân liệt 37
3.1.4. Ti
ền sử bệnh tâm thần trong gia
đ
ình b
ệnh nhân tâm thần phân liệt

38

3.1.5. Các thể bệnh tâm thần phân liệt 39
3.1.6. Tỷ lệ bệnh án có sử dụng thang đánh giá tâm thần ngắn BPRS 40
3.2. KH
ẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN KINH CHO
BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN TTTW1
40
3.2.1. Tỷ lệ các thuốc ATK sử dụng trong điều trị bệnh TTPL 40
3.2.2. T
ỷ lệ các thuốc ATK thế hệ 1 và thế hệ 2 sử dụng
đi
ều trị các thể
bệnh TTPL.
41
3.2.3. Tỷ lệ các liệu pháp điều trị bệnh TTPL bằng thuốc an thần kinh. 43
3.2
.4. T
ỷ lệ thuốc an thần ki
nh trong đơn tr
ị liệu.


4
4

3.2.5. Tỷ lệ kết hợp hai thuốc ATK trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

45
3.2.6. Tỷ lệ kết hợp ba thuốc ATK trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt. 47
3.2.7. Th
ể bệnh
TTPL
và s
ự phối hợp thuốc ATK trong
đi
ều trị

48

3.3. PH
ÂN TÍCH HI
ỆU QUẢ VÀ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC ATK
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TTPL TẠI BỆNH VIỆN TTTW 1
49
3.3.1. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị 49
3.3.2. Hi
ệu quả
đi
ều trị khi ra viện

50


3.3.3. Tác dụng không mong muốn của các thuốc trong quá trình điều trị
bệnh tâm thần phân liệt
51
3.3.4. Tương tác các thuốc ATK trong điều trị bệnh TTPL 52
Chương 4: BÀN LUẬN
54
4.1. Đ
ẶC
ĐI
ỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

5
4

4.1.1. Tuổi và giới tính của bệnh nhân 54
4.1.2. Tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh 54
4.1.3
. Ti
ền sử gia
đ
ình, nhân t
ố di truyền và môi tr
ư
ờng tâm lý xã hội

5
5

4.2. TÌNH HÌNH S

Ử DỤNG THUỐC ATK TRONG
ĐI
ỀU TRỊ BỆ
NH
TTPL TẠI BỆNH VIỆN TTTW1.
56
4.2.1. Các thuốc ATK được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt 56
4.2.2. Các ph
ối hợp thuốc ATK t
rong
đi
ều trị TTPL

58

4.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ SỰ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC
ATK TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TTPL TẠI BỆNH VIỆN TTTW1
59
4.3.1. Tuân th
ủ trong
đi
ều trị và hiệu quả
đi
ều trị

59

4.2.2. Tác dụng không mong muốn của các thuốc trong điều trị bệnh tâm
thần phân liệt
60

4.2.3. Tương tác thu
ốc của các thuốc ATK

6
1

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
62
KẾT LUẬN 62
KI
ẾN NGHỊ

6
4

Tài li
ệu tham khảo


Ph
ụ lục 1:

Phi
ếu thu thập thông tin từ bệnh án


Ph
ụ lục 2: Thang
đánh giá tâm th
ần ngắn BPRS



Danh sách b
ệnh n
hân trong nghiên c
ứu



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5-HT
2A

Thụ thể serotonin 2A
ADR Phản ứng có hại của thuốc
APA American Psychiatric Association
Hiệp hội tâm thần Mỹ
ATK An thần kinh
ATK I An thần kinh điển hình - An thần kinh cổ điển
ATK II An thần kinh không điển hình - An thần kinh mới
BA Bệnh án
BN Bệnh nhân
BPRS Brief Psychiatric Rating Scale - Thang đánh giá tâm thần ngắn
D
1
, D
2
, …D
5


Thụ thể dopamine 1, thụ thể dopamine 2… thụ thể dopamine 5
DA Dopamin
DSM-IV Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder, the 10
th
Tài liệu chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần- lần thứ tư.
DTQG Dược thư quốc gia Việt Nam
GABA Acid game aminobutyric
HA Huyết áp
ICD-10 International Classfication Disease – 10
Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
IMAO Thuốc chống trầm cảm ức chế mono amino oxydase
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
TDKMM Tác dụng không mong muốn
TTPL Tâm thần phân liệt
TTTW1 Tâm thần Trung ương 1
TTT Tương tác thuốc

DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 1.1 Phânloại ATK theo cấu trúc hóa học 20
Bảng 1.2 Phânloại ATK theo tác dụng lâm sàng 20
Bảng 2.1 Đáp ứng lâm sàng tính theo mức giảm điểm BPRS 34
Bảng 3.1 Tuổi và giới tính bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. 36
Bảng 3.2 Tuổi khởi phát của bệnh nhân 37
Bảng 3.3 Thời gian mắc bệnh 38
Bảng 3.4 Tiền sử bệnh tâm thần trong gia đình bệnh nhân 38

Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân mắc các thể tâm thần phân liệt 39
Bảng 3.6 Tỷ lệ số bệnh án sử dụng thang BPRS 40
Bảng 3.7 Các thuốc ATK được sử dụng trong điều trị 41
Bảng 3.8
Thuốc ATK thế hệ 1 và thế hệ 2 sử dụng điều trị
Các thể bệnh TTPL
42
Bảng 3.9
Tỷ lệ các liệu pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng
thuốc ATK
43
Bảng 3.10 Tỷ lệ các thuốc ATK dùng đơn độc 44
Bảng 3.11 Tỷ lệ các cặp kết hợp 2 thuốc ATK trong điều trị 46
Bảng 3.12 Tỷ lệ các cặp phối hợp 3 thuốc ATK trong đơn điều trị 47
Bảng 3.13 Tỷ lệ cặp phối hợp 2 thuốc ATK trong điều trị các thể TTPL 48
Bảng 3.14 Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị 49
Bảng 3.15 Kết quả điều trị khi xuất viện 50
Bảng 3.16 Mức điểm BPRS trước và sau điều trị của BN nghiên cứu 51
Bảng 3.17
Các TDKMM của thuốc trong quá trình điều trị bệnh nhân
TTPL
52
Bảng 3.18 Các cặp tương tác thuốc ATK và tần suất gặp phải 53

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) là một trong những bệnh tâm thần đặt ra
nhiều vấn đề nan giải trong y học, không những vì bệnh căn chưa rõ ràng, thường

tiến triển mạn tính, hay tái phát, dẫn đến “tàn phế” mất khả năng lao động, học
tập, mà còn có những hành vi nguy hại đến bản thân và người xung quanh. Tỷ lệ
mắc bệnh TTPL ở nhiều nước trên thế giới chiếm 0,5%- 1,5% [3], [19], [22], [27].
Ở Việt Nam, khoảng 0,5-1% dân số mắc bệnh này [19], [22].
Để điều trị bệnh TTPL cần kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau như: Liệu
pháp tâm lý, liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội, liệu pháp hóa dược và liệu
pháp sốc điện. Trong đó liệu pháp hóa dược đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc
biệt là trong giai đoạn cấp tính [26], [27]. Năm 1952, clopromazin là thuốc an thần
kinh (ATK) lần đầu tiên được sử dụng trong lâm sàng tâm thần cho kết quả tốt và
làm thay đổi nhanh chóng ngành dược lý tâm thần. Sau đó, sự ra đời của hàng loạt
thuốc chống loạn thần khác như haloperidol, levomepromazin, risperidon…, mở
ra niềm hi vọng lớn lao và sự lựa chọn mới cho việc điều trị bệnh TTPL trên bệnh
nhân [10], [29]. Các thuốc ATK là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất tại các
bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Theo thống kê tại khoa dược của bệnh viện, số
lượng thuốc ATK sử dụng hàng năm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 chiếm
hơn 65% trong tổng số các thuốc chuyên khoa tâm thần. Hiện nay, các thuốc ATK
thế hệ mới được khuyến cáo là nên được dùng thay thế các ATK cổ điển trong
điều trị nhưng giá thành cho một đợt điều trị bằng ATK mới cao hơn nhiều lần so
với ATK cổ điển [26].
Theo bảng phân loại bệnh lần thứ 10 của tổ chức y tế thế giới về rối loạn
tâm thần và hành vi (ICD-10), bệnh TTPL được chia ra làm 8 thể (từ F20.0 đến
F20.8) [20]. Bệnh cần được điều trị sớm, thường phải dùng thuốc ATK trong một
thời gian dài, phần lớn các trường hợp là phải điều trị suốt đời. Theo khuyến cáo
2

của Hiệp hội tâm thần Hoa kỳ 2012 [31], liệu pháp được ưu tiên trong điều trị
bệnh TTPL là đơn trị liệu bằng thuốc ATK, tuy nhiên, số liệu thực tế cấp phát
thuốc tại khoa dược Bệnh viện TTTW1 cho thấy, có nhiều đơn thuốc vẫn thường
hay kết hợp 2 hay 3 thuốc ATK với nhau trong điều trị bệnh TTPL, điều này được
giải thích là dựa vào kinh nghiệm điều trị lâu năm của các bác sĩ chuyên khoa tâm

thần. Mặc dù vậy, theo nghiên cứu gần đây nhất, Rajiv Tandon và Wolfgang
Fleischhacker (2005) cho rằng liệu pháp kết hợp này vẫn còn nhiều tranh cãi về
hiệu quả điều trị và độ an toàn khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh
nhân TTPL [35].
Với mong muốn phân tích được tình hình thực tế sử dụng thuốc ATK trong
điều trị bệnh TTPL tại bệnh viện TTTW1, cung cấp thêm thông tin cho Hội đồng
thuốc và điều trị, các bác sĩ lâm sàng, dược sĩ bệnh viện về các liệu pháp điều trị
bệnh TTPL bằng các thuốc ATK và tính an toàn khi sử dụng phối hợp, góp phần
vào việc xây dựng hướng dẫn điều trị bệnh TTPL tại Bệnh viện TTTW1 trong thời
gian tới. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các thuốc tâm thần cho người bệnh,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Phân tích tình hình sử dụng thuốc ATK
trong điều trị TTPL tại Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1”, với ba mục tiêu
chính:
1. Khảo sát một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân TTPL được nghiên cứu
tại Bệnh viện TTTW1.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ATK trong điều trị bệnh TTPL tại Bệnh viện
TTTW1.
3. Phân tích tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc ATK trong điều trị bệnh
TTPL tại bệnh viện TTTW1.
3

Chương 1:
TỔNG QUAN

1.1. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
1.1.1. Khái niệm và lịch sử nghiên cứu
Thuật ngữ “schizophrenia” được gọi là “tâm thần phân liệt” bắt nguồn từ
chữ Hy Lạp: “schizo” có nghĩa là chia tách, phân rời và “phrenia” có nghĩa là tâm
thần. Tâm thần phân liệt là một bệnh hay chính xác hơn là một nhóm bệnh có
bệnh sinh khác nhau. Bệnh tương đối phổ biến, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến

triển và tiên lượng rất khác nhau và thường hay mắc ở lứa tuổi trẻ [28], [12]
Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) được nhà tâm thần học người Đức
Griesinger mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ XVII với tên gọi “Sa sút tiên phát”
(Primary dementia). Nhà tâm thần học người Pháp Morel B.A. dùng thuật ngữ
“Sa sút sớm” (Demence précoce) để chỉ những bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi trẻ và
tiến triển đến sa sút tâm thần. Năm 1871 Hecker E mô tả một thể bệnh gọi là
“Thanh xuân” (Hebephrenia). Năm 1874 Kalbaum K.L. gọi là “Căng trương lực”
(Catatonia). Năm 1882, nhà tâm thần học Nga Candinxki đưa ra khái niệm bệnh
tâm thần tư duy (ideophrenia), được mô tả là một bệnh độc lập, mà triệu chứng
học dựa trên những nét cơ bản phù hợp với bệnh TTPL hiện nay [12].
Năm 1898 Kraepelin E, nhà tâm thần học người Đức đã thống nhất các thể
bệnh độc lập của các tác giả dưới tên gọi: Bệnh sa sút sớm (Demence précoce).
Ông cho rằng nguyên nhân của sa sút sớm là các rối loạn chuyển hoá. Từ đó, một
thể bệnh mới đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà tâm thần. Theo quan điểm đầu tiên
của Kraepelin E, đó là một bệnh không tránh khỏi đưa đến sa sút (do đó trong tên
gọi có danh từ “sa sút” (demence). Bệnh hay phát ở những người trẻ (do đó có
tính từ “sớm”- precox). Tuy nhiên nhiều tác giả nhận thấy rằng trong bệnh này,
sự kết thúc không phải nhất thiết đưa đến sa sút, bệnh có thể dừng lại ở một giai
4

đoạn phát triển nào đó và các tác giả cũng chỉ ra rằng bệnh có thể phát sinh không
chỉ ở lứa tuổi trẻ. Như vậy tên gọi “sa sút sớm” không còn thỏa đáng [2], [12].
Đến năm 1911 Bleuler D.E, nhà tâm thần học người Thụy Sỹ dựa trên cơ sở
phân tích sa sút sớm về bệnh học tâm thần, đã đi đến kết luận rằng, rối loạn chủ yếu
nhất trong đó là sự chia cắt, phân liệt, không thống nhất về các hoạt động tâm thần và
đề xuất tên gọi mới là “tâm thần phân liệt- schizophrenia”. Tên gọi này được thừa
nhận nhanh chóng, và ông cho rằng TTPL không phải là một bệnh mà là một
nhóm bệnh thống nhất theo một đặc tính chung là sự phân liệt tâm thần. Tên tâm
thần phân liệt được chấp nhận và sử dụng cho đến ngày nay [2], [6].
Theo Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) [20], các triệu

chứng dương tính đặc trưng của bệnh là các rối loạn về tư duy như các hoang
tưởng, rối loạn tri giác như là các ảo thanh và các hiện tượng tâm thần tự động và
là triệu chứng quyết định chẩn đoán. Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt,
ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp cũng
đóng vai trò trong việc xác định bệnh.
TTPL là một bệnh loạn thần nặng, có khuynh hướng tiến triển mạn tính, căn
nguyên hiện nay chưa được làm rõ. Bệnh bao gồm nhiều thể bệnh khác nhau.
Những biểu hiện của bệnh gồm các triệu chứng rối loạn về tư duy, nhận thức, cảm
xúc, tri giác gây khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Biểu
hiện đặc trưng của bệnh là những triệu chứng loạn thần như hoang tưởng nhất là
hoang tưởng bị chi phối, ảo giác nhất là ảo thanh bình phẩm hoặc ảo thanh ra lệnh,
hội chứng tâm thần tự động. Nếu không được điều trị sớm và tích cực, bệnh sẽ
làm biến đổi nhân cách người bệnh một cách sâu sắc, làm cho người bệnh khó
khăn trong học tập, giảm khả năng lao động nghề nghiệp và khả năng tự lập trong
cuộc sống [12],[28], [17], [29].
Bệnh TTPL là một bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, tỷ lệ
từ 0,3-1% dân số. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi 15-35 (50% trước tuổi 25), hiếm
5

gặp trước tuổi 10 và sau tuổi 40. Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là 1- 1,2/1, tuổi mắc
bệnh ở nam sớm hơn ở nữ [2],[26],[17],[32]
Bệnh TTPL tuy chỉ chiếm khoảng 16% tổng số các bệnh nhân tâm thần cần
điều trị, nhưng trong bệnh viện tâm thần 50% số bệnh nhân là tâm thần phân liệt
[10].
1.1.2. Quan niệm về bệnh sinh của tâm thần phân liệt.
Cơ chế bệnh sinh của TTPL rất phức tạp và chưa được sáng tỏ. Chưa có
một giả thuyết nào có thể giải thích được cách khởi phát đa dạng và sự dao động
rất lớn của các biểu hiện triệu chứng lâm sàng trong TTPL.
Quan niệm hiện nay cho rằng, bệnh sinh của TTPL có thể là sự tác động
của các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý. Do đó nhiều giả thuyết chỉ phản ảnh một

khía cạnh nào đó của quá trình phát triển bệnh.
a. Giả thuyết về di truyền trong TTPL.
Vấn đề di truyền trong bệnh TTPL là rõ ràng song bệnh do một gen đơn độc
gây ra là không hợp lý. Trong khi tỷ lệ bị bệnh TTPL phổ biến ở cộng đồng là 1 %
thì nguy cơ bị bệnh ở phả hệ 1 là từ 3-7% (R.Breen), theo Freedmann là khoảng
5%. Donald W. Black và N. Adreasen (1999) tóm tắt các nghiên cứu gia đình cho
thấy rằng, những gia đình có 1 người bị TTPL thì những người khác có nguy cơ bị
bệnh TTPL là 10% trong suốt cuộc đời [32]. Theo Sadock B. (2004) nếu bố hoặc
mẹ bị TTPL thì khả năng con bị bệnh là 12%, nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì tỷ lệ
này tăng lên đến 30 - 40%. Ở người sinh đôi cùng trứng nếu một người bị TTPL
thì khả năng người kia bị bệnh là 47%, nếu sinh đôi khác trứng thì tỷ lệ này là
16,4%. Quan niệm di truyền đa gen dễ được nhiều người thừa nhận hơn. Người ta
cho rằng có sự tổ hợp nhiều đến quyết định tính di truyền bệnh TTPL [10],[18].
b. Giả thuyết về phát triển tâm thần.
Các nghiên cứu trong nửa cuối thế kỷ XX đã xác định rằng, yếu tố phát
triển tâm thần có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của TTPL. Các yếu tố nguy cơ
trong thời kỳ mang thai, mùa sinh, dinh dưỡng, các biến chứng sản khoa đóng một
6

vai trò quan trọng. Nguy cơ phát triển bệnh TTPL tăng lên khoảng 10% trên
những người sinh vào mùa đông hoặc mùa xuân [15],[17].
c. Giả thuyết về tâm tí, xã hội, văn hoá.
Test tâm lí cho thấy có sự bất thường rõ ràng ở người TTPL và ở cả một số
người họ hàng chưa có biểu hiện của bệnh TTPL.
Việc giáo dục trong gia đình có khả năng thay đổi loại cảm xúc và tạo ra
một cuộc sống ít căng thẳng hơn có tác dụng tốt để phòng tránh bệnh TTPL.
Nguyên nhân văn hoá của bệnh TTPL đã được nghiên cứu và giải thích
khác nhau giữa khu vực công nghiệp và vùng nông thôn. Tuy nhiên yếu tố kinh tế
ảnh hưởng chính là yếu tố dinh dưỡng, vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cho mọi
người chứ không phải là sự khác biệt về văn hoá [1],[15].

d. Giả thuyết về sinh hóa phân tử tại các tế bào thần kinh.
Nhiều nghiên cứu gần đây đều đưa ra giả thiết cho rằng rối loạn chuyển hoá
dopamin đóng vai trò chính trong bệnh sinh bệnh TTPL. Giả thuyết này căn cứ
vào 2 bằng chứng: (1) Các thuốc an thần kinh đều có tác dụng ức chế các thụ thể
dopamin ở não, đặc biệt là thụ thể D
2
, có tác dụng điều trị TTPL. Các thuốc làm
tăng hoạt tính của dopamin như amphetamin, cocain thì gây ra các triệu chứng
loạn thần giống như tâm thần phân liệt [10], [28].
Ngoài giả thiết dopamin, những bất thường của hệ thống dẫn truyền
glutamat, cụ thể nồng độ glutamat giảm trong não của bệnh nhân TTPL được cho
là nguyên nhân gây rối loạn tâm thần. Trong các thử nghiệm trên người có sử
dụng chụp cộng hưởng từ và nghiên cứu giải phẫu bệnh lý đều chứng tỏ có sự
giảm sút hoạt động của hệ glutamat ở các tế bào hình tháp của vùng trước trán.
Các tế bào thần kinh thụ cảm glutamat có tác động qua lại lên cả hai hệ serotonin
và dopamin [1],[15].
1.1.3. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh TTPL.
7

Các triệu chứng trong bệnh TTPL là vô cùng phong phú, vô cùng phức tạp
và luôn biến đổi nhưng đa số tác giả đều chia ra 2 loại triệu chứng chung gồm có
các triệu chứng âm tính và các triệu chứng dương tính.
a. Nhóm triệu chứng âm tính.
Theo quan điểm của Bleuler.P.E., triệu chứng âm tính là nền tảng của quá
trình phân liệt. Đó là các triệu chứng thể hiện sự tiêu hao mất mát các hoạt động
tâm thần, mất tính toàn vẹn, tính thống nhất của hoạt động tâm thần [10],[28].
Những triệu chứng âm tính thường gặp là:
- Các rối loạn cảm xúc:
+ Cảm xúc cùn mòn: đặc trưng bởi nét mặt lờ đờ, bất động, vô cảm, ánh
mắt vô hồn, giảm sút khả năng biểu lộ và phản ứng tình cảm.

+ Cảm xúc không thích hợp: là trạng thái cảm xúc không tương ứng với
kích thích như khi có tin vui thì khóc, tin buồn lại cười sung sướng.
+ Các biểu hiện khác: giảm, mất ham thích thú; giảm, mất sự rung động; bàng
quan với xung quanh, mất khả năng bày tỏ cảm xúc của mình
- Các rối loạn tư duy:
+ Ngôn ngữ nghèo nàn: cứng nhắc, giảm vốn từ, lượng từ khi giao tiếp,
giảm sút các ý tưởng diễn đạt, nội dung sơ sài, đơn điệu, đôi khi vô nghĩa.
+ Tư duy chậm chạp: bệnh nhân phải suy nghĩ lâu mới trả lời câu hỏi.
+ Tư duy ngắt quãng: dòng suy nghĩ của bệnh nhân bị cắt đứt, đang nói
chuyện bệnh nhân dừng không nói, một lúc sau mới nói tiếp nhưng chuyển sang
chủ đề khác.
- Rối loạn hoạt động có ý chí:
+ Thiếu ý chí, thụ động, thiếu sáng tạo;
8

+ Giảm khả năng duy trì và kiểm soát hoạt động có ý chí, năng suất học tập
công tác giảm dần;
+ Tác phong ngày càng trở nên tha hoá, suy đồi
+ Giảm, mất hoạt động chăm sóc bản thân.
b. Nhóm triệu chứng dương tính.
Các triệu chứng dương tính thể hiện những biến đổi bệnh lý phong phú. Các
triệu chứng này có thể xuất hiện riêng lẻ nhưng cũng có thể kết hợp với nhau thành
những hội chứng (hội chứng về cảm xúc, hội chứng paranoia, hội chứng paranoid, hội
chứng căng trương lực ) [10], [14], [26], [29],[28], [34]. Các triệu chứng dương
tính hay gặp là:
- Rối loạn hình thức tư duy:
+ Tư duy phi tán: quá trình liên tưởng của bệnh nhân (BN) rất nhanh, các ý
tưởng xuất hiện nối tiếp nhau nhưng nội dung nông cạn, chủ đề luôn thay đổi.
+ Tư duy dồn dập: trong đầu BN xuất hiện dồn dập đủ mọi ý nghĩ ngoài ý
muốn của BN.

- Rối loạn nội dung tư duy:
Hoang tưởng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân TTPL. Nội dung
hoang tưởng rất đa dạng, phong phú. Hoang tưởng hay gặp là hoang tưởng bị chi
phối. Đây là hoang tưởng đặc trưng của TTPL. Các loại khác như hoang tưởng bị
hại, hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng tự cao, hoang
tưởng phát minh, hoang tưởng được yêu, hoang tưởng kỳ quái cũng thường gặp.
- Các rối loạn tri giác: chủ yếu là các ảo giác bao gồm:
+ Ảo thanh: người bệnh nghe thấy âm thanh phát ra từ các bộ phận trên cơ
thể. ảo thanh độc thoại như bệnh nhân nghe thấy giọng nói của chính mình trò
9

chuyện trong đầu, ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân.
Đây là những ảo thanh khá điển hình trong bệnh TTPL.
+ Ảo thị: cũng thường gặp và hay kết hợp với ảo thanh, bệnh nhân nhìn
thấy người, súc vật, ma quỷ, phong cảnh
+ Ảo giác vị giác và ảo giác xúc giác hiếm gặp.
- Các rối loạn hoạt động:
+ Rối loạn hoạt động ở bệnh nhân TTPL rất đa dạng và phong phú. Có thể có
những hành vi thô bạo, hung hãn, đi lại không mục đích , các rối loạn này có thể
là do hoang tưởng, ảo giác chi phối.
+ Kích động: là những động tác si dại, lố bịch, vô nghĩa, thiếu tự nhiên như
đùa cợt thô bạo, nhảy nhót, gào thét, đập phá, đánh người
+ Kích động căng trương lực: với những động tác dị thường, vô nghĩa như
rung đùi, lắc người nhịp nhàng, mắt nhìn trừng trừng, định hình, giữ nguyên dáng,
có khi là những xung động bất thường xen lẫn bất động.
- Các rối loạn hoạt động bản năng:
Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn bản năng tình dục. Những
xung động bản năng như: xung động đi lang thang, xung động trộm cắp, xung
động đốt nhà, xung động giết người.
1.1.4. Sự tiến triển và tiên lượng bệnh

1.1.4.1.Tiến triển bệnh.
- Giai đoạn khởi đầu:
+ Người bệnh càng ngày càng khó khăn trong học tập, công tác, đầu óc mù
mờ khó suy nghĩ. Cảm xúc lạnh nhạt dần, khó thích ứng với ngoại cảnh, giảm dần
các thích thú trước đây. Một số bệnh nhân biểu hiện giống suy nhược thần kinh,
đau đầu, mất ngủ, chóng mệt mỏi, khó tiếp thu cái mới, bồn chồn, dễ nổi nóng
[12],[1].
10

+ Sau đó cảm giác bị động tăng dần, không theo kịp những biến đổi xung
quanh.
- Giai đoạn toàn phát:
Các triệu chứng khởi đầu nặng dần lên đồng thời xuất hiện các triệu chứng
loạn thần bao gồm ảo giác, hoang tưởng, hiện tượng tâm thần tự động và các triệu
chứng âm tính như tính khó hiểu, khó thâm nhập, thu mình ngại tiếp xúc… Trong
giai đoạn này, có thể định thể chắc chắn hơn dựa trên các triệu chứng hay hội
chứng nổi bật lên hàng đầu và chiếm đa số thời gian. Có thể nói về những thể của
bệnh tâm thần phân liệt một cách chắc chắn hơn là trong giai đoạn đầu [12],[1].
- Giai đoạn di chứng:
+ Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác mất đi hoặc mờ nhạt.
Các triệu chứng âm tính nổi bật, người bệnh vẫn bảo toàn được lâu dài kiến thức,
trí nhớ, duy trì khả năng nghề nghiệp một thời gian dài.
+ Không phải người bệnh TTPL nào cũng tiến triển qua 3 giai đoạn trên mà
có thể ngay từ đầu đã phát triển dưới một thể nhất định hoặc sớm xuất hiện những
nét sa sút tâm thần.
+ Tuổi khởi phát trung bình cơn đầu tiên của tâm thần phân liệt vào khoản
đầu những năm 20 tuổi với nam giới và cuối những năm 20 tuổi với nữ giới. Tuổi
khởi phát ảnh hưởng đến phát triển và tiên lượng rõ ràng. Bệnh có tuổi khởi phát
sớm thường là có triệu chứng âm tính rõ, tiên lượng bệnh xấu và ngược lại. Bệnh
tâm thần phân liệt có thể tiến triển theo nhiều cách khác nhau theo thời gian, bệnh

tiến triển có thể khác nhau ở từng bệnh nhân. Nhìn chung, các triệu chứng dương
tính có xu hướng mờ nhạt dần theo thời gian, còn các triệu chứng âm tính thì ngày
càng rõ ràng [10] [15], [16].
Bệnh TTPL có thể tiến triền theo một trong các phương thức sau (theo ICD-
10 của TTYTTG) [20]:
- Liên tục
11

- Từng giai đoạn với thiếu sót tăng dần
- Từng giai đoạn với thiếu sót ổn định
- Từng giai đoạn có thuyên giảm
- Thuyên giảm không hoàn toàn
- Thuyên giảm hoàn toàn
- Tiến triển khác
- Tiến triển không đoán trước được hoặc thời gian theo dõi quá ngắn (dưới
một năm).
1.1.4.2. Tiên lượng bệnh.
- Bệnh sẽ tiến triển tốt hơn nếu:
+ Không có những nét nhân cách giống phân liệt trước khi bị bệnh.
+ Quan hệ xã hội trước khi có bệnh bình thường.
+ Có bệnh cơ thể hay sang chấn tâm lý thúc đẩy.
+ Bệnh khởi đầu cấp tính, khởi phát ở tuổi trung niên (khởi phát muộn).
+ Có lú lẫn tâm thần hay rối loạn khí sắc rõ rệt.
+ Tiền sử gia đình không có bệnh TTPL.
+ Được giúp đỡ tốt.
+ Đã kết hôn.
+ Phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng hướng và liên tục, đáp ứng tốt với điều
trị.
+ Nhiều triệu chứng dương tính.
+ Thừa nhận bệnh và tự nguyện điều trị.

- Tiên lượng xấu hay tốt còn phụ thuộc vào thể bệnh, tiên lượng xấu nhất là thể
thanh xuân và thể đơn thuần [32],[2],[10],[28],[27],[20].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân nam thường có nhiều triệu
chứng âm tính hơn bệnh nhân nữ, còn bệnh nhân nữ lại có các chức năng xã hội
12

tốt hơn bệnh nhân nam. Nhìn chung, bệnh nhân nữ có tiên lượng tốt hơn bệnh
nhân nam [10].
1.1.5. Chẩn đoán xác định và các thể bệnh TTPL
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định
Hiện nay hầu hết các bác sỹ chẩn đoán TTPL theo hai hệ thống phân loại là
DMS-IV của Hội tâm thần học của Mỹ và ICD-10 của TTYTTG. Hệ thống DSM-
IV phân loại rất tỷ mỉ nhưng phức tạp, khó áp dụng cho cộng đồng và thời gian
tồn tại các triệu chứng TTPL phải trên 6 tháng, do vậy mà có thể không phát hiện
kịp để điều trị sớm như theo ICD-10. Hệ thống phân loại ICD-10 được áp dụng
tương đối rộng rãi trên thế giới, thuận tiện cho việc sử dụng máy tính, trong
nghiên cứu, thống kê và trong y tế cộng đồng.
Ở Việt Nam hiện nay chẩn đoán bệnh TTPL theo Bảng phân loại bệnh lần
thứ 10 của TTYTTG về rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10) [20].
Tiêu chuẩn thời gian: các triệu chứng phải tồn tại rõ ràng trong khoảng thời
gian một tháng hoặc lâu hơn.
1.1.5.2. Các thể lâm sàng theo ICD-10.
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) [20] bệnh tâm thần
phân liệt gồm các thể sau đây:
(1). F20.0 Tâm thần phân liệt thể Paranoid:
Đây là thể thường gặp nhất ở đa số các nước trên thế giới. Các triệu chứng
nổi bật nhất là các hoang tưởng và ảo giác (hội chứng ảo giác-paranoid) các hoang
tưởng đặc trưng là hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra và hoang tưởng bị truy
hại. Các ảo giác thường gặp nhất là ảo giác thính giác dưới dạng bình phẩm ý nghĩ
hành vi của bệnh nhân hoặc nói chuyện với nhau về bệnh nhân, hoặc đe doạ, ra

lệnh cho bệnh nhân. Các ảo giác khứu giác, vị giác, thị giác cũng có thể xuất hiện
nhưng hiếm khi chiếm ưu thế.
13

Đồng thời xuất hiện hội chứng tâm thần tự động như tư duy vang thành
tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp. Có thể gặp tri giác sai thực tại và nhân
cách giải thể. Cảm xúc thường ít cùn mòn hơn các thể khác.
Tuy nhiên thường gặp cảm xúc không thích hợp ở mức độ nhẹ như cáu gắt,
giận dữ, sợ hãi và nghi ngờ. Các triệu chứng âm tính xuất hiện muộn và không sâu
sắc.
Tâm thần phân liệt thể paranoid có thể tiến triển từng giai đoạn với thuyên
giảm một phần hay hoàn toàn hoặc tiến triển mạn tính.
(2). F20.l Tâm thần phân liệt thể thanh xuân:
Thể bệnh này thường xuất hiện ở tuổi trẻ từ 15-25 tuổi. Nổi bật là hội
chứng kích động thanh xuân: Hành vi lố lăng si dại, cảm xúc hỗn hợp hời hợi, lúc
khóc, lúc cười, hát nói trêu chọc người xung quanh.
Tư duy không liên quan, rời rạc, đặt ra chữ mới, giả giọng địa phương.
Hành vi tác phong điệu bộ, nhãn mặt, nheo mắt, tinh nghịch, quấy phá. Các hoang
tưởng và ảo giác thoáng qua và rời rạc. Có thể có hội chứng căng trương lực kích
động hoặc bất động lẻ tẻ. Người bệnh có khuynh hướng sống cô độc, cảm xúc và
hành vi thiếu mục đích.
Các triệu chứng âm tính xuất hiện sớm và tiến triển nhanh, đặc biệt cảm xúc
cừu mòn và ý chí giảm sút báo hiệu một tiên lượng xấu.
(3). F20.2. Thể căng trương lực:
Bệnh thường xuất hiện cấp tính, giai đoạn đầu biểu hiện thay đổi tính tình,
ít nói, ít hoạt động. Rồi xuất hiện triệu chứng kích động dữ dội có tính chất xung
động, định hình, bối rối, hoạt động không có mục đích không chịu ảnh hưởng các
kích thích bên ngoài. Sau đấy chuyển sang bất động sững sờ, cứng như gỗ,
không nói, không ăn, chống đối.
Các dáng điệu và tư thế không tự nhiên có thể duy trì trong một thời gian

dài, tạo hình (người bệnh duy trì chân tay và thân hình do những tư thế do người
ngoài áp đặt) hoặc vâng lời tự động (tự động làm theo những chỉ dẫn của người
14

khác) hoặc phủ định (chống đối với tất cả những chỉ dẫn của người khác, có khi
bệnh nhân làm ngược lại)
Hội chứng căng trương lực có thể kết hợp với một trạng thái ý thức giống
mê mộng với những ảo giác sinh động.
(4). F20.3. Tâm thần phân liệt thể không biệt định:
Thể này bao gồm các trạng thái đáp ứng các tiêu chuẩn chung của bệnh
TTPL, nhưng không tương ứng với bất cứ thể nào đã mô tả ở trên.
Bệnh cảnh biểu hiện đồng thời các nhóm triệu chứng mà không có một
nhóm nào đặc trưng cho chẩn đoán nào chiếm ưu thế rõ rệt.
(5). F20.4 Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt:
Biểu hiện một trạng thái trầm cảm kéo dài xuất hiện sau một quá trình phân
liệt, đồng thời một số triệu chứng phân liệt vẫn còn tồn tại nhưng không còn
chiếm ưu thế trong bệnh cảnh. Các triệu chứng phân liệt có thể là dương tính hoặc
âm tính nhưng thường gặp các triệu chứng âm tính hơn.
Hội chứng trầm cảm không trầm trọng và mở rộng đến mức đáp ứng một
giai đoạn trầm cảm nặng trong rối loạn cảm xúc. Nhiều trường hợp khó xác định
trạng thái trầm cảm do bệnh với trầm cảm do các thuốc an thần kinh.
Trạng thái trầm cảm sau phân liệt thường đáp ứng kém với các thuốc chống
trầm cảm và kèm theo nguy cơ tự sát ngày càng tăng.
(6). F20.5. Tâm thần phân liệt thể di chứng:
Thể này là một giai đoạn mãn tính trong tiến triển bệnh TTPL, các triệu
chứng dương tính của giai đoạn toàn phát gồm một hay nhiều thời kỳ mất đi hay
mờ nhạt không ảnh hưởng cảm xúc và hành vi của người bệnh nữa.
Những triệu chứng âm tính nổi bật lên biểu hiện hoạt động kém, cảm xúc
cùn mòn, bị động trong cuộc sống, thiếu sáng kiến, ngôn ngữ nghèo nàn, kém
chăm sóc bản thân và hoạt động xã hội, nhưng không có trạng thái mất trí.

(7). F20.6. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần:
15

Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng âm tính, giảm sút dần khả năng học tập
và công tác, không thích ứng với các yếu tố của xã hội, cảm xúc cùn mòn, ý chí
giảm sút dần, các triệu chứng dương tính như hoang tưởng và ảo giác không rõ
ràng, lẻ tẻ và các biểu hiện loạn thần không rõ bằng các thể thanh xuân, hoang
tưởng và căng trương lực của bệnh TTPL.
Các triệu chứng âm tính ngày càng sâu sắc, tiếp xúc xã hội ngày càng nghèo
nàn, người bệnh trở thành sống lang thang, thu mình lại, ăn không ngồi rồi và
sống không có mục đích.
*> Các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt
Tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL theo ICD - 10 năm 1992 [20]:
a/ Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị
phát thanh.
b/ Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan rõ rệt
với vận động thân thể hay các chi, hoặc có liên quan với những ý nghĩ hành vi hay
cảm giác đặc biệt. Tri giác hoang tưởng.
c/ Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo
luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất hiện từ một bộ phận
nào đó của thân thể.
d/ Các hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá và hoàn
toàn không thể có được như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặc những
khả năng và quyền lực siêu nhân. Thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết hoặc
đang tiếp xúc với những người của thế giới khác.
e/ Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng
qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý
tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng.
f/ Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan
hay lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt.

16

g/ Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp,
phủ định, không nói hay sững sờ.
h/ Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp
ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay
giảm sút hiệu xuất lao động, phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do trầm
cảm hay thuốc an thần gây ra.
i/ Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính
cá nhân biểu hiện như là mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải
suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
* Yêu cầu chẩn đoán bệnh TTPL theo ICD-10 [20]:
Phải có ít nhất một triệu chứng rõ ràng hoặc phải có hai triệu chứng hay
nhiều hơn nữa (nếu triệu chừng ít rõ ràng) thuộc vào các nhóm từ a đến d (kể
trên).
+ Nếu là các nhóm từ e đến i (kể trên) thì phải có ít nhất là hai nhóm triệu
chứng.
+ Thời gian của các triệu chứng phải tồn tại ít nhất là 1 tháng hay lâu hơn.
+ Không được chẩn đoán TTPL nếu có các triệu chứng trầm cảm hay hứng
cảm mở rộng xuất hiện trước các triệu chứng nói trên.
+ Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh nhân đang
ở trong trạng thái nhiễm độc ma tuý.
+ Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh động kinh và các bệnh tổn
thương thực thể não.

1.2. ĐIỀU TRỊ
Cho đến nay điều trị TTPL vẫn là điều trị triệu chứng và phục hồi chức
năng tâm lý xã hội vì nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chưa thực sự rõ ràng. Do
có sự kết hợp giữa các nhân tố sinh học và môi trường trong cơ chế sinh bệnh, nên
17


việc điều trị phải kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau [26],[28],[27]. Các liệu pháp
này có thể được chia thành 2 nhóm liệu pháp chính là liệu pháp tâm lý- xã hội và
liệu pháp sinh học.
1.2.1. Liệu pháp tâm lý- xã hội.
Liệu pháp tâm lý: là phương pháp tác động của thầy thuốc lên tâm lý bệnh
nhân nhằm mục đích chữa bệnh thông qua lời nói, tổ chức môi trường sống thuận
lợi, giải quyết nhu cầu và mâu thuẫn của người bệnh với gia đình và môi trường
[27], [28].
Liệu pháp phục hồi chức năng tâm thần: là các phương pháp lao động, nghỉ
ngơi, điều dưỡng nhằm phục hồi chức năng cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe
tâm thần và tâm lý người bệnh [27], [28]
1.2.2. Liệu pháp sinh học:
1.2.2.1. Liệu pháp sốc điện và liệu pháp sốc insulin
Chỉ được sử dụng trong một số trường hợp, liệu pháp sốc điện được chỉ
định trong các trường hợp trầm cảm nặng , căng trương lực bất động đáp ứng ít
với hóa dược.
Liệu pháp sốc insulin hiện nay chỉ định rất hạn chế, cơ chế tác dụng
không rõ ràng [27], [28].
1.2.2.2. Liệu pháp hóa dược
Là liệu pháp thông dụng nhất và có hiệu lực nhất trong điều trị trạng thái
loạn thần cấp, chống lại khuynh hướng mạn tính và chống tái phát của bệnh
[26],[27]. Điều trị sớm, tích cực, năng động, hợp lý đã giảm tỷ lệ bệnh nhân TTPL
tự sát, tiên lượng bệnh tốt hơn, các thể tiến triển nặng ít gặp thay thế là những thể
trung bình dạng cơn tạo điều kiện điều trị ngoại trú. Liệu pháp hóa dược là liệu
pháp cơ bản nhất hiện nay trong tâm thần học [29].
Thuốc an thần kinh làm thay đổi một cách kỳ diệu việc điều trị bệnh tâm
thần phân liệt. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của tâm thần phân liệt vẫn rất cao. Hai

×