Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính, thành phố thuận an, tỉnh bình dương năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 135 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC THUY

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
TẠI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ BỆNH PHỔI MẠN TÍNH,
THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC THUY

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN


Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
TẠI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ BỆNH PHỔI MẠN TÍNH,
THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2021

NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ VĂN DŨNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực, khách quan. Luận văn này không có bất kỳ số liệu,
văn bản, tài liệu đã được Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh hay trường đại học khác
chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn
bản, tài liệu đã được công bố.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên
cứu y sinh học số 656/HĐĐĐ ngày 24/11/2021 của Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
HỌC VIÊN

NGUYỄN NGỌC THUY


.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN..............................................................................5
1.1 Lịch sử và định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...........................................5
1.2 Tiêu chuẩn chuẩn đốn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .........................................6
1.3 Chất lượng cuộc sống ..........................................................................................10
1.4 Đo lường chất lượng cuộc sống .........................................................................13
1.5 Nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...................................................................................18
1.6 Thực trạng quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam .......25
1.7 Giới thiệu về đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính tại Trung tâm Y tế thành phố
Thuận An ...................................................................................................................29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................31
2.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................31
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................31
2.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................31
2.4 Thu thập dữ kiện ................................................................................................33
2.5 Liệt kê, định nghĩa biến số ..................................................................................34
2.6 Xử lý và phân tích số liệu ...................................................................................40
2.7 Vấn đề y đức .......................................................................................................40
Chương 3. KẾT QUẢ ...............................................................................................42

3.1 Đặc điểm chung...................................................................................................42
3.2 Điểm số chất lượng cuộc sống ban đầu và sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc
sống ...........................................................................................................................46

.


.

3.3 Các yếu tố liên quan đến lĩnh vực chất lượng cuộc sống trước khi tham gia quản
lý, điều trị tại đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính .....................................................48
3.4 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chất lượng cuộc sống với các yếu tố liên
quan ...........................................................................................................................54
3.5 Sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ....................66
3.6 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống
với các yếu tố liên quan.............................................................................................72
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................80
4.1 Đặc điểm chung...................................................................................................80
4.2 Điểm số chất lượng cuộc sống ở thời điểm ban đầu tham gia quản lý, điều trị tại
đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính ............................................................................84
4.3 Điểm trung bình của sự thay đổi chất lượng cuộc sống ......................................87
4.4 Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ..................................................88
4.5 Sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ....................93
4.6 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài........................................................................94
4.7 Tính mới và tính ứng dụng của nghiên cứu ........................................................96
KẾT LUẬN ...............................................................................................................97
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


.


.

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CLCS:

Chất lượng cuộc sống

CNTK

Chức năng thơng khí

ĐLC:

Độ lệch chuẩn

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HĐTL

Hoạt động thể lực

KTC:


Khoảng tin cậy

MTS:

Mơi trường sống

NTC:

Nhóm tham chiếu

PHCNCĐ

Phục hồi chức năng cộng đồng

QHXH:

Quan hệ xã hội

SKTC:

Sức khỏe thể chất

SKTT:

Sức khỏe tâm thần

TB:

Trung bình


TTYT:

Trung tâm Y tế

TIẾNG ANH
CMU

Chronic pulmonary disease Management Unit
(Đơn vị Quản lý Bệnh phổi mạn tính)

COPD:

Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

GOLD:

Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease

mMRC:

modified Medical Research Council

WHOQOL-BREF: World Health Organization Quality of Life short version list
WHO:

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


.


.

ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD ...................................7
Bảng 1.2 Bảng đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo bảng điểm mMRC ......8
Bảng 1.3 Thang điểm CAT .........................................................................................8
Bảng 1.4 Phân nhóm bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................................9
Bảng 1.5 Một số công cụ thường được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống trên
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................................................................14
Bảng 1.6 Chỉ số Cronbach’s alpha cho từng lĩnh vực theo thang đo WHOQOL-BREF
...................................................................................................................................18
Bảng 2.1: Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................................32
Bảng 2.1: Giá trị của thang đo Likert 5 mức độ ở từng biến số................................39
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số xã hội (n=109) ................................................................42
Bảng 3.2 Tình trạng bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (n=109) ...........................43
Bảng 3.3 Các bệnh kèm theo (n=109 )......................................................................44
Bảng 3.4 Thói quen sinh hoạt trước và sau tham gia quản lý, điều trị (n=109) .......45
Bảng 3.5 Chất lượng cuộc sống và sức khỏe tự đánh giá trước và sau khi tham gia
quản lý, điều trị (n=109)............................................................................................46
Bảng 3.6 Điểm trung bình chất lượng cuộc sống ban đầu và sự thay đổi điểm số chất
lượng cuộc sống (n=109) ..........................................................................................47
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa điểm từng lĩnh vực của thang đo WHOQOL-BREF với
các yếu tố dân số xã hội trước khi tham gia quản lý, điều trị (n=109) .....................48
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa điểm từng lĩnh vực của thang đo WHOQOL-BREF với
các bệnh kèm theo trước khi tham gia quản lý, điều trị (n=109) ..............................49

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa điểm từng lĩnh vực của thang đo WHOQOL-BREF với
tình trạng bệnh COPD trước khi tham gia quản lý, điều trị (n=109) ........................51
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa điểm từng lĩnh vực của thang đo WHOQOL-BREF với
thói quen sinh hoạt trước khi tham gia quản lý, điều trị (n=109) .............................53
Bảng 3.11 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa sức khỏe thể chất với các yếu tố
liên quan ....................................................................................................................54

.


.

iii

Bảng 3.12 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa sức khỏe tinh thần với các yếu tố
liên quan ....................................................................................................................56
Bảng 3.13 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa quan hệ xã hội với các yếu tố liên
quan ...........................................................................................................................58
Bảng 3.14 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa môi trường sống với các yếu tố
liên quan ....................................................................................................................60
Bảng 3.15 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chất lượng cuộc sống chung với
các yếu tố liên quan ...................................................................................................62
Bảng 3.16 Tóm tắt các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ..........................64
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa các yếu tố dân số xã hội với sự thay đổi điểm số chất
lượng cuộc sống ........................................................................................................66
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa các yếu tố các bệnh kèm theo với sự thay đổi điểm số
chất lượng cuộc sống .................................................................................................67
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa các yếu tố tình trạng bệnh, tuân thủ điều trị với sự thay
đổi điểm số chất lượng cuộc sống .............................................................................69
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa các yếu tố thói quen sinh hoạt với sự thay đổi điểm số

chất lượng cuộc sống .................................................................................................71
Bảng 3.21 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chỉ số tăng về sức khỏe thể chất
với các yếu tố liên quan.............................................................................................72
Bảng 3.22 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chỉ số tăng về sức khỏe tinh thần
với các yếu tố liên quan.............................................................................................73
Bảng 3.23 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chỉ số tăng về quan hệ xã hội với
các yếu tố liên quan ...................................................................................................74
Bảng 3.25 Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chỉ số tăng về môi trường sống
với các yếu tố liên quan.............................................................................................75
Bảng 3.25 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chỉ số tăng về chất lượng cuộc
sống chung với các yếu tố liên quan .........................................................................77
Bảng 3.27 Tóm tắt các yếu tố liên quan đến sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống
...................................................................................................................................78

.


.

iv

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1: Mơ hình hoạt động của đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính ..................29

.


.

1

MỞ ĐẦU
Chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan đến sức khỏe là một biến số kết quả
quan trọng khi đánh giá bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 1. COPD
là một trong những bệnh mà CLCS bị ảnh hưởng và tiếp tục là một gánh nặng sức
khỏe quan trọng, với những tác động có thật trên cuộc sống bệnh nhân 2,3. Theo báo
cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ 3 với khoảng 3,2 triệu người chết và 329 triệu người mắc trên toàn thế giới.
Theo dự đoán, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong sẽ còn tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ
tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ COPD và tình trạng già đi của dân số 3-5. Do
đó, COPD đặt các hệ thống chăm sóc sức khỏe dưới áp lực cao do gánh nặng kinh tế
và xã hội của nó 6,7. Tại Việt Nam, có 8,1% mắc bệnh COPD 8, 4,2% dân số trên 40
tuổi bị COPD do tỷ lệ hút thuốc cao và tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác
9

. Ngay cả ở những người không hút thuốc, tỷ lệ mắc COPD ở nông thôn và thành thị

của Việt Nam là 6,9%, cao hơn các nước trong khu vực 8. Vì vậy, bệnh nhân COPD
chiếm khoảng 25% số giường bệnh tại các khoa hô hấp của bệnh viện 9, cho thấy
CLCS liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COPD
8

. COPD ảnh hưởng đến bệnh nhân theo nhiều cách và dẫn đến suy giảm đáng kể

CLCS của họ 10. Trong đó các yếu tố liên quan dẫn đến sự suy giảm dần của CLCS
như: mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh, tác động của các triệu chứng
đến việc giảm các hoạt động hàng ngày, không tuân thủ điều trị và ảnh hưởng tâm lý
xã hội

2,3,11-13


. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng CLCS thấp gây tăng tỉ lệ dùng thuốc

điều trị, tăng tỷ lệ tái nhập viện, kéo dài thời gian điều trị và tỷ lệ thuận với tỷ lệ tử
vong ở người COPD14.
COPD là bệnh có liên quan tới mơi trường sống, có thể phịng và điều trị được.
Phòng và quản lý bệnh sẽ làm chậm tiến trình bệnh, giảm biến chứng, giảm chi phí
chăm sóc y tế và nâng cao CLCS của người bệnh. Ở tầm nhìn cộng đồng, các chương
trình phịng và quản lý bệnh phổi mạn tính sẽ giúp giảm gánh nặng cho ngành y tế,
cho xã hội và làm tăng chất lượng dân số 15. Nhiều địa phương trên phạm vi toàn quốc
đã xây dựng một hệ thống quản lý hen/COPD toàn diện từ tỉnh đến tuyến cơ sở, trong

.


.

2
đó điển hình là xây dựng Đơn vị Quản lý Bệnh phổi mạn tính (Chronic pulmonary
disease Management Unit - CMU), đây là mơ hình khá độc đáo, kết nối điều trị nội
trú với ngoại trú của người bệnh hen và COPD, cung cấp dịch vụ khép kín từ tư vấn,
quản lý điều trị và phục hồi chức năng hô hấp, dự phòng đợt cấp. Tại đây người bệnh
được được quản lý lâu dài, được tư vấn đầy đủ, được sinh hoạt tại câu lạc bộ để chia
sẻ kinh nghiệm và được cung cấp các thông tin cần thiết 16.
Dự án phịng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tỉnh Bình Dương đã triển
khai Đơn vị Quản lý Bệnh phổi mạn tính tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An từ
năm 2016. Năm 2019 đơn vị tham gia chương trình “Vì lá phổi khỏe” tại Việt Nam
“2017-2020” và tiếp tục duy trì cho đến thời điểm hiện tại. Bệnh nhân được điều trị
và quản lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về
CLCS của bệnh nhân tại đây nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý, điều trị
tại Đơn vị Quản lý Bệnh phổi mạn tính trong việc cải thiện CLCS, trong khi CLCS

là một thước đo quan trọng để đánh giá tác động của một căn bệnh và ảnh hưởng của
can thiệp y tế. Sự cải thiện CLCS được coi là kết quả chính thiết yếu và là yếu tố
quyết định lợi ích điều trị, đó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD có tốt hay không và các yếu tố
ảnh hưởng đến CLCS là gì ? Sau khi bệnh nhân tham gia quản lý, điều trị tại Đơn vị
Quản lý Bệnh phổi mạn tính trong vịng 3 tháng, CLCS của bệnh nhân có cải thiện
hay không ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Xác định các yếu tố liên quan đến điểm CLCS và đánh giá sự thay đổi của
điểm CLCS của bệnh nhân COPD đến tham gia quản lý, điều trị tại Đơn vị Quản lý
Bệnh phổi mạn tính, Trung tâm Y tế thành phố Thuận An năm 2022.
Mục tiêu cụ thể:

.


.

3
1. Xác định điểm trung bình CLCS ở bệnh nhân COPD ở thời điểm ban đầu tham
gia quản lý, điều trị tại đơn vị CMU trong từng lĩnh vực của thang đo WHOQOLBREF.
2. Xác định trung bình của sự thay đổi điểm số CLCS ở bệnh nhân COPD tại 2 thời
điểm bắt đầu tham gia và 3 tháng sau khi tham gia quản lý, điều trị tại đơn vị
CMU, Trung tâm Y tế thành phố Thuận An.
3. Xác định mối liên quan giữa điểm CLCS trong từng lĩnh vực của thang đo
WHOQOL-BREF với đặc điểm dân số xã hội, tình trạng bệnh COPD, các bệnh
kèm theo và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân COPD tại đơn vị CMU, Trung tâm
Y tế thành phố Thuận An.

4. Xác định mối liên quan giữa thay đổi CLCS với các đặc điểm dân số xã hội, tình
trạng bệnh COPD, các bệnh kèm theo và thói quen sinh hoạt của người bệnh
COPD tại đơn vị CMU, Trung tâm Y tế thành phố Thuận An.

.


.

4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm dân số xã hội:
-

Tuổi
Giới tính
Học vấn
Tình trạng đi làm
Tình trạng hơn nhân

Điểm CLCS trước tham gia quản
lý, điều trị tại đơn vị CMU

Tình trạng bệnh lý và thói quen sinh
hoạt:
-

Thời gian mắc bệnh
Tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng khó thở
Mức độ khó thở
Giai đoạn bệnh
Tn thủ điều trị
Bệnh lý kèm theo
Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc,
hoạt động thể lực.

Sự thay đổi điểm CLCS sau tham
gia quản lý, điều trị tại đơn vị CMU

Hoạt động đơn vị CMU:
-

Dự phịng và năng cao sức khỏe: Truyền thơng giáo dục sức khỏe, sinh hoạt
câu lạc bộ bệnh nhân, tư vấn hướng dẫn phục hồi chức năng
Khám chữa bệnh ngoại trú
Quản lý điều trị
Đo chức năng hô hấp, X-quang.
Tư vấn dinh dưỡng, thuốc, chế độ luyện tập.

.


.

5
Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Lịch sử và định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Một số tài liệu sớm nhất miêu tả khí phế thũng là sự căng phồng của phổi

(Bonet 1679, Morgagni 1769). Badham (1814) đã sử dụng từ bệnh nhiều đờm
(Catarrh) để chỉ cho ho mạn tính và đờm nhầy là những triệu chứng chính. Laenec
(1821) đã mơ tả mối liên quan giữa khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. John
Hutchinson đã phát minh ra máy hơ hấp ký, là chìa khố để chẩn đốn COPD, tuy
nhiên hồi đó cịn ít được sử dụng, phải 100 năm sau Tiffeneau thêm khái niệm đo
luồng khí thở theo thời gian và máy hô hấp ký mới là dụng cụ để chẩn đoán. Gaensler
đưa ra khái niệm về FEV1 và FEV1/FVC phần trăm (Gaensler 1950, 1951). Barach
và Bickerman (1956) đã biên soạn cuốn sách đầu tiên về bệnh khí phế thũng và mơ
tả biện pháp điều trị thời bấy giờ. Hai cuộc họp quan trọng: Hội nghị chuyên đề CIBA
(1959) và ATS (1962) đã thống nhất đưa ra định nghĩa viêm phế quản mạn tính và
khí phế thũng. William Briscoe được cho là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ
"COPD" tại Hội nghị Khí phế thũng Aspen lần thứ 9 17.
Viện Huyết học, Tim mạch và Hô hấp Hoa Kỳ (National Heart, Lung and
Blood Institute - NHLBI) phối hợp với WHO đề ra chương trình khởi động tồn cầu
về phịng chống COPD viết tắt là GOLD. Định nghĩa của GOLD 2001: Bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự giảm lưu lượng thở không
hồi phục. Sự giảm lưu lượng thở này thường tiến triển và đi kèm đáp ứng viêm bất
thường của phổi với các chất và khí độc hại 18. Hàng năm GOLD đưa ra các bản cập
nhật dựa trên tài liệu khoa học về huớng dẫn chẩn đoán và điều trị COPD. GOLD đã
mang lại cho các nhà lâm sàng một cái nhìn tồn diện về bệnh và đưa ra các huớng
dẫn chẩn đoán sớm dựa trên cơ sở các hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh đã
đuợc phát hiện 3,6,19.
GOLD 2014 định nghĩa COPD là bệnh thường gặp, có thể dự phịng và điều
trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản
ứng viêm bất thường ở đường hơ hấp bởi các phần tử và khí độc hại 20. GOLD 2017
định nghĩa COPD là một bệnh thường gặp, dự phịng và điều trị được, có đặc điểm là

.



.

6
triệu chứng hơ hấp và giới hạn luồng khí dai dẳng do bất thường ở đường thở và/hoặc
phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc 21.
1.2 Tiêu chuẩn chuẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.2.1 Triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Các triệu chứng chính của COPD là ho, khạc đờm, khó thở, nặng ngực và tiếng
thở rít. Giai đoạn nặng thường suy kiệt, nói ngắn hơi, co kéo cơ hơ hấp, dễ bị kích
thích, thiếu tập trung do thiếu oxy não. Lồng ngực căng giãn cả chiều ngang và chiều
dọc, xương sườn nằm ngang, hạn chế di động khoang liên sườn, thời gian thở ra dài
hơn bình thường, tiếng thở giảm đều, tiếng tim mờ, có thể thấy ran rít, ran ngáy nhất
là trong đợt cấp 6,16.
R. Graham Barr (2009) khảo sát qua điện thoại 1.003 người mắc COPD ở Mỹ
cho thấy 61% trong số họ có khó thở vừa hoặc nặng; 63% có ho kéo dài; 55% có khạc
đờm kéo dài; 41% phải nhập viện; 30% khám bác sĩ 3-5 lần trong năm qua 22. Peter
Kjeldgaard (2015) nghiên cứu ở Đan Mạch trên 4.049 người 35 tuổi trở lên có các
yếu tố nguy cơ mắc COPD có ít nhất một triệu chứng như ho, khó thở, khị khè, khạc
đờm, nhiễm trùng đường hô hấp và chưa được đo chức năng thơng khí (CNTK) phổi
hoặc chẩn đốn COPD thấy tỷ lệ mắc COPD là 17%. Biểu hiện các triệu chứng trong
số người bệnh là: ho chiếm 73%; khó thở 58%; thở khò khè 27%; khạc đờm 41% 23.
M.Sh. Badway nghiên cứu ở Ai Cập cho thấy những người mắc COPD có triệu chứng
khó thở chiếm 93,7%; ho khạc đờm 67,8%; thở khị khè 52,5% 24.
1.2.2 Thăm dị chức năng thơng khí
Đo CNTK dùng để chẩn đốn xác định và theo dõi COPD. Để giúp phát hiện
bệnh ở giai đoạn sớm cần đo CNTK cho tất cả đối tượng có triệu chứng cơ năng hơ
hấp như ho, khạc đờm mạn tính, khó thở hoặc có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy
cơ 16,20,25, người mắc COPD đo CNTK có thể thấy FEV1 giảm, mức độ giảm tuỳ theo
mức độ nặng của bệnh. FVC giai đoạn đầu có thể bình thường nhưng sẽ giảm khi
bệnh tiến triển nặng, thể tích khí cặn (RV) tăng lên. Chỉ số FEV1/FVC < 70% và đây

cũng là yếu tố xác định chẩn đoán COPD. Khảo sát đường cong lưu lượng thể tích để
phân biệt rối loạn thơng khí tắc nghẽn với rối loạn thơng khí hạn chế. Đường cong

.


.

7
lưu lượng thể tích giúp xác định vị trí tắc nghẽn đường thở, nếu giảm phần xa của
đường biểu diễn thở ra là tắc nghẽn đường thở nhỏ, nếu giảm toàn bộ đường biểu
diễn thở ra là tắc nghẽn cả đường thở lớn và đường thở nhỏ 3.
1.2.3 Chẩn đoán và đánh giá mức độ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đốn COPD cần được đặt ra ở những bệnh nhân có ho, khạc đờm mạn
tính, khó thở tiến triển theo thời gian và/hoặc tiền sử có tiếp xúc với các yếu tố nguy
cơ. Đo CNTK phổi (spirometry) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định, nhất là
chẩn đoán sớm, xác định mức độ nặng nhẹ và theo dõi tiến triển của bệnh. Biểu hiện
rối loạn thơng khí tắc nghẽn khơng hồi phục hồn tồn sau test hồi phục phế quản
(400 µg salbutamol hoặc 80 µg ipratropium hoặc 400 µg salbutamol và 80 µg
ipratropium khí dung hoặc phun hít với buồng đệm): chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) <
0,7 sau test hồi phục phế quản 3.
Thông thường bệnh nhân COPD sẽ có kết quả test hồi phục phế quản âm tính
(chỉ số FEV1 tăng < 12% và < 200ml sau test hồi phục phế quản). Nếu bệnh nhân
thuộc kiểu hình chồng lấp hen và COPD có thể có test hồi phục phế quản dương tính
(chỉ số FEV1 tăng ≥ 12% và ≥ 200ml sau test hồi phục phế quản) hoặc dương tính
mạnh (FEV1 tăng ≥ 15% và ≥ 400ml) - FEV1 dùng để đánh giá mức độ nặng nhẹ của
COPD và để theo dõi tiến triển lâm sàng cũng như đánh giá đáp ứng điều trị và tiên
lượng ở bệnh nhân COPD. Cần lưu ý rằng mối tương quan giữa FEV1 và triệu chứng
lâm sàng; tình trạng sức khỏe suy giảm là khơng tương xứng. Vì vậy, đánh giá triệu
chứng (thang điểm mMRC hoặc CAT) và đánh giá nguy cơ đợt cấp là rất quan trọng

26,27

.
Bảng 1.1 Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 3
Giai đoạn GOLD

Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản

Giai đoạn 1 (nhẹ)

FEV1 ≥ 80% chỉ số lý thuyết

Giai đoạn 2 (trung bình)

50% ≤ FEV1 < 80% chỉ số lý thuyết

Giai đoạn 3 (nặng)

30% ≤ FEV1 < 50% chỉ số lý thuyết

Giai đoạn 4 (rất nặng)

FEV1 < 30% chỉ số lý thuyết

.


.

8

Đánh giá triệu chứng: Thường sử dụng hai công cụ để đánh giá triệu chứng
phổ biến là bộ câu hỏi sửa đổi của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh (mMRC modified Medical Research Council) và Bộ câu hỏi đánh giá COPD (CAT - COPD
Assessment Test).28,29.
+ Bộ câu hỏi mMRC được đánh giá là khá đầy đủ để đánh giá các triệu chứng,
có mối liên quan chặt chẽ với các đo lường về tình trạng sức khỏe khác và có khả
năng dự đoán nguy cơ tử vong trong tương lai 27.
Bảng 1.2 Bảng đánh giá COPD theo bảng điểm mMRC 30
Bảng điểm đánh giá khó thở mMRC

Điểm

Điểm khó thở khi gắng sức mạnh

0

Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ

1

Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở

2

khi cùng tốc độ với người cùng tuổi trên đường
Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường

3

bằng
Khó thở nhiều đến nỗi khơng thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo


4

+ Bộ câu hỏi CAT được sử dụng trên toàn thế giới để đánh giá tình trạng sức
khỏe ở bệnh nhân mắc COPD, gồm 8 câu hỏi tổng điểm 40 và nó có mối tương quan
chặt chẽ với bộ câu hỏi đánh giá CLCS – sức khỏe (SGRQ) 31,32.
Bảng 1.3 Thang điểm CAT
Tơi hồn tồn khơng ho
Tơi khơng có chút đàm nào
trong phổi
Tơi khơng có cảm giác nặng
ngực
Tơi khơng bị khó thở khi lên
dốc hoặc lên một tầng lầu

.

0 1 2 3 4 5
0 1 2 3 4 5

0 1 2 3 4 5

0 1 2 3 4 5

Tơi ho thường xun
Trong phổi tơi có rất nhiều
đàm
Tơi có cảm giác rất nặng
ngực
Tơi rất khó thở khi lên dốc

hoặc lên một tầng lầu


.

9
Tôi không bị hạn chế trong
các hoạt động ở nhà
Tôi n tâm ra khỏi nhà dù
tơi có bệnh phổi

Tơi rất bị hạn chế trong các

0 1 2 3 4 5

hoạt động ở nhà
Tôi không yên tâm chút nào
khi ra khỏi nhà bởi vì tơi có

0 1 2 3 4 5

bệnh phổi

Tôi ngủ ngon giấc

0 1 2 3 4 5

Tôi cảm thấy rất khỏe

0 1 2 3 4 5


Tôi không ngủ ngon giấc vì
có bệnh phổi
Tơi cảm thấy khơng cịn chút
sức lực nào

Đánh giá nguy cơ đợt cấp: Dựa vào tiền sử đợt cấp trong năm trước (số đợt
cấp và mức độ nặng của đợt cấp). Số đợt cấp/năm: 0 - 1 (đợt cấp nhẹ không phải nhập
viện, không sử dụng kháng sinh và/hoặc corticosteroid) được định nghĩa là nguy cơ
thấp. Số đợt cấp ≥ 2 hoặc có từ 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc đợt cấp mức độ
trung bình phải sử dụng kháng sinh và/hoặc corticosteroid được định nghĩa là nguy
cơ cao 3.
Phân loại giai đoạn COPD theo ABCD kết hợp giữa đánh giá mức độ tắc nghẽn
đường thở, số đợt cấp trong năm, điểm CAT và mMRC có sự thay đổi trước năm
2017 và từ năm 2017 nhằm khắc phục những hạn chế của sự phân loại trước đây 20,21.
Bảng 1.4 Phân nhóm bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh
nhân
A

B

C

Đặc điểm
Nguy cơ thấp, triệu
chứng ít
Nguy cơ thấp, triệu
chứng nhiều
Nguy cơ cao, triệu

chứng ít

.

Phân độ

Số đợt kịch

GOLD

phát/năm

GOLD 1-2

mMRC

CAT

≤1

0-1

< 10

GOLD 1-2

≤1

≥2


≥ 10

GOLD 3-4

≥2

0-1

< 10


.

10

D

Nguy cơ cao, triệu
chứng nhiều

GOLD 3-4

≥2

≥2

≥ 10

1.3 Chất lượng cuộc sống
1.3.1 Định nghĩa chất lượng cuộc sống

WHO định nghĩa CLCS là nhận thức của một cá nhân về vị trí của họ trong
cuộc sống, trong bối cảnh văn hóa và giá trị mà họ sống và liên quan đến các mục
tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ. Đây là một khái niệm phạm vi rộng
bị ảnh hưởng một cách phức tạp bởi sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý, niềm tin cá
nhân, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ của họ với các đặc điểm nổi bật của môi
trường sống 33.
Như vậy, CLCS là một khái niệm đa chiều rộng mà thường bao gồm những
đánh giá chủ quan của cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc sống. Thuật ngữ
"CLCS" đối với mọi người và mọi ngành có thể quan niệm rất khác. Mặc dù sức khỏe
là một trong những lĩnh vực quan trọng của chất lượng tổng thể của cuộc sống, nhưng
các lĩnh vực khác chẳng hạn, việc làm, nhà ở, trường học, mối quan hệ với người
xung quanh. Các khía cạnh của văn hóa, các giá trị và tâm linh cũng là lĩnh vực quan
trọng của chất lượng tổng thể của cuộc sống. Do đó, đo lường CLCS là rất phức tạp.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính
Trong những thập kỷ qua, sự gia tăng các rối loạn mạn tính ngày càng tăng,
do điều kiện sống được cải thiện, phòng ngừa tốt hơn, quản lý bệnh truyền nhiễm, cải
thiện cơng nghệ y tế và già hóa tồn bộ dân số. Do đó, ngày càng có nhiều người sống
chung với các bệnh mạn tính và nó có thể ảnh hưởng xấu đến CLCS của họ. Nói
chung, các bệnh mạn tính tiến triển chậm và kéo dài thời gian điều trị. Phần lớn các
bệnh mạn tính có khả năng làm xấu đi sức khỏe tổng thể của bệnh nhân bằng cách
hạn chế khả năng sống tốt, hạn chế các chức năng hoạt động, năng suất làm việc,
CLCS và là yếu tố chính làm tăng chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe 34,35.
Đặc điểm dân số xã hội:

.


.


11
Một số biến số nhân khẩu học liên quan đến CLCS ở những người mắc COPD
trong dân số nói chung. Cụ thể, đàn ơng dường như có CLCS tốt hơn phụ nữ, trình
độ học vấn thấp có điểm số CLCS thấp hơn so với người có trình độ học vấn cao 13,3642

. Mối tương quan giữa CLCS và tuổi đã được tìm thấy tại nhiều nghiên cứu, tuổi

càng cao thì CLCS càng giảm, đa số nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SGRQ, SF-36
và EQ-5D điểm số thấp thường trên đối tượng người già, cho thấy sự suy giảm chức
năng xã hội và rối loạn tâm lý xã hội nhiều hơn khi lão hóa, điều này có thể được làm
rõ bởi thực tế là lão hóa thường liên quan đến các hoạt động bị suy giảm, tăng các
triệu chứng trầm cảm và lo lắng 11,43-50.
Gần đây, các biến mới được nghiên cứu đã được thảo luận như một yếu tố
tương quan với CLCS, chẳng hạn như: loại công việc được báo cáo trong hai nghiên
cứu của Đặng Ngọc Minh Thy 51 và Bonsaksen 52, tình trạng kinh tế xã hội trong năm
nghiên cứu của Hye-Young Kwon, Acharya Pandey, Shah, Pati S, Đặng Ngọc Minh
Thy 11,38,47,51,53, tình trạng làm việc trong nghiên cứu của Lê Thị Vân 54, sự giúp đỡ và
hỗ trợ của gia đình cũng có mối liên quan với CLCS của bệnh nhân COPD được đề
cập trong ba nghiên cứu của Pati S, Đặng Ngọc Minh Thy, Lê Thị Vân 38,51,54.
Thói quen sinh hoạt:
Hành vi hút thuốc và gói thuốc/năm là các biến số lâm sàng có mối tương quan
với CLCS 11,14,26,37,47,48,55-57. Hai nghiên cứu mới cho thấy những người hút thuốc hiện
tại có CLCS kém hơn so với những người hút thuốc trước đó 36,51. Nghiên cứu của C.
Esteban cho thấy hoạt động thể chất có mối liên quan đến điểm số CLCS tại 3 thang
đo SGRQ, CRQ và SF-36. Hoạt động thể lực càng cao thì có điểm số CLCS càng
tăng 14,58. Nghiên cứu của Randi Andenaes trên thang đo SF-12 cho thấy lĩnh vực sức
khỏe tinh thần có mối liên quan với hoạt động thể chất 59. Nghiên cứu của Henoch
cũng tìm ra mối liên quan giữa CLCS với hoạt động thể lực 14.
Tình trạng bệnh COPD:
Đánh giá mức độ bệnh được coi là yếu tố chính để đánh giá tiến triển của bệnh

và hiệu quả điều trị. Đơi khi nó được liên kết với tình trạng thuốc và loại thuốc được
đưa cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Các yếu tố chỉ báo mức độ nghiêm trọng

.


.

12
là dự đốn FEV1%, giai đoạn vàng (GOLD), tiêu chí ABCD, điểm CAT, điểm
mMRC và % FEV1/ FVC. Các nghiên cứu đều chỉ ra mối tương quan giữa các triệu
chứng khó thở, mức độ khó thở, phân loại giai đoạn bệnh theo GOLD liên quan đến
CLCS 14,43,46,49,51,60-65. Nghiên cứu tại Ấn Độ, sử dụng thang đo WHOQOL-BREF cho
thấy có mối tương quan nghịch giữa mMRC và CLCS

66

, nghiên cứu của La Văn

Luân cũng cho kết quả tương tự với mức dự đoán tốt nhất về CLCS của người bệnh
COPD là mức độ khó thở 49. Thật vậy, đa số phân tích tổng hợp về mối tương quan
giữa các yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh cụ thể được đo bằng bảng câu hỏi về
hô hấp của St George ở những bệnh nhân COPD cho thấy khó thở là một trong những
tương quan chính của CLCS 60,67, và mối quan hệ chung giữa khó thở và CLCS có đã
được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khác nhau, từ các nghiên cứu dọc kết hợp
thang đo do người phỏng vấn thực hiện cũng như mMRC và các thang đo tự báo cáo
khác 68-70. Nghiên cứu sử dụng 3 bộ công cụ khác nhau bao gồm CAT, EQ-5D, SGRQ
cũng cho thấy CLCS bị suy giảm đáng kể ở bệnh nhân COPD có phân loại giai đoạn
càng cao 71.
Trong các nghiên cứu cũng cho thấy thời gian mắc bệnh có mối tương quan

với CLCS. Người bệnh có thời gian mắc bệnh càng lâu thì CLCS càng thấp 47,48,51,66.
Nghiên cứu của Đặng Ngọc Minh Thy cho thấy có mối tương quan nghịch với CLCS
của thang đo WHOQOL-BREF

51

. Nghiên cứu của Seema Aziyakath Shavro, cho

thấy mối tương quan nghịch với CLCS 66, Malik Shanawaz Ahmed sử dụng thang đo
SGRQ, thì mối tương quan là tương quan thuận 72.
Các nghiên cứu mô tả để điều tra CLCS, người ta thấy rằng CLCS của bệnh
COPD có liên quan đến tuân thủ điều trị

2,73

. Mối tương quan có ý nghĩa giữa tuân

thủ điều trị và CLCS cũng đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây 74-76.
Các bệnh kèm theo:
Đa số nghiên cứu đều phát hiện mối liên quan giữa các bệnh kèm theo với
CLCS 11,14,51,77-79. Nghiên cứu của Đặng Ngọc Minh Thy trên thang đo WHOQOLBREF cho kết quả bệnh nhân COPD có bệnh lý đi kèm có điểm số CLCS sức khỏe
thể chất, sức khỏe tinh thần và CLCS chung thấp hơn so với những bệnh nhân không

.


.

13
có bệnh lý đi kèm 51. Bệnh tăng huyết áp có liên quan đến CLCS trên thang đo EQ5D 11. Bệnh tiểu đường có liên quan đến CLCS tồi tệ hơn trong tất cả các nghiên cứu

sử dụng các bộ công cụ khác nhau bao gồm EQ-5D-VAS
82

11,77

, SF-12

78,80,81

, SF-36

, 15D 83, HRQOL- 4 79 và CCQ 14. Bệnh cơ xương cũng có liên quan đáng kể với

CLCS tồi tệ hơn trong hai nghiên cứu 84,85. Tăng lipid máu có mối liên quan đáng kể
với điểm SGRQ-C cao ở mức độ bệnh nhân COPD nhẹ-vừa phải 86. Lỗng xương có
mối liên quan với điểm CCQ 14. Trong các phân tích đa biến BMI thấp, bệnh mạch
vành cũng được liên kết độc lập với tổng điểm SGRQ, nhưng đóng góp của họ chỉ ở
mức khiêm tốn 45,54. Một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn 2734 người bệnh COPD tại Hàn
Quốc cho thấy bệnh tim mạch có liên quan đến CLCS của bệnh nhân trong nghiên
cứu 11. A. Frei và cs 87 đã xác định trong 12 bệnh đồng mắc có 5 bệnh làm giảm chất
luợng sống của bệnh nhân có ý nghĩa quan trọng, gồm: trầm cảm, lo lắng, bệnh mạch
máu não, bệnh tim, bệnh mạch máu ngoại vi. Tuy nhiên có ba nghiên cứu

40,44,66

khơng tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa các bệnh đi kèm và CLCS kém. Shavro
và cộng sự (2012) 66 đề cập đến phát hiện này là đáng ngạc nhiên và có thể bắt nguồn
từ cỡ mẫu nhỏ (n = 58) hoặc các khía cạnh của văn hóa Ấn Độ. Mối liên hệ giữa các
bệnh đi kèm và điểm kém hơn đối với điểm WHOQOL-BREF hoặc SGRQ khơng
được tìm thấy trong nghiên cứu của họ. Xiang và cộng sự (2014) 40 nhận thấy một số

bệnh đi kèm có liên quan đến kết quả SGRQ kém hơn nhưng khơng phải với SF-12.
Bentsen và cộng sự (2014)

44

tìm thấy mối quan hệ tương tự cho CLCS và SF-12.

Trong một nghiên cứu khác tổng điểm SGRQ tăng ở những đối tượng có BMI thấp,
lo lắng hoặc trầm cảm, nhưng khơng tăng ở những đối tượng mắc bệnh tim mạch
hoặc tiểu đường. Nghiên cứu Lê Thị Vân cho thấy có mối liên quan giữa chỉ số BMI
với điểm số CLCS, cụ thể điểm CLCS chung tăng 4,5 điểm ở nhóm người bệnh có
chỉ số BMI dưới 18,5 kg/ m2 so với ≥ 18,5kg/m2 54.
1.4 Đo lường chất lượng cuộc sống
CLCS là một khái niệm rộng, do đó cần được đo lường một cách khoa học và
chuẩn xác. Có hai cách tiếp cận cơ bản để đo lường CLCS: Các thang đo tổng quát
về CLCS và các thang đo cụ thể tập trung vào các vấn đề liên quan đến tình trạng

.


.

14
bệnh đơn lẻ, nhóm bệnh nhân. Có thể sử dụng bảng câu hỏi do người phỏng vấn tự
phỏng vấn để đo lường sự khác biệt giữa các phần về CLCS giữa các bệnh nhân tại
một thời điểm. Đối với công cụ đặc hiệu, ưu điểm là đánh giá chính xác đối với một
bệnh. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển một công cụ đặc hiệu riêng cho một loại
bệnh lý khá khó khăn và phức tạp. Cơng cụ đặc hiệu thường dùng để đánh giá một
bệnh trên khía cạnh chuyên môn lâm sàng và điều trị. Công cụ chung có đánh giá
khía cạnh ảnh hưởng sức khỏe theo quan điểm của bệnh nhân. Mặt khác, một cơng

cụ chung có thể đo lường được nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến sức khỏe
trong cuộc sống, do đó có thể sử dụng để đánh giá và so sánh CLCS trên nhiều đối
tượng khác nhau, nhiều điều kiện sức khỏe khác nhau, trên các quần thể khác nhau
88

. Một nghiên cứu khác cho thấy, dù sử dụng công cụ nào, đều cho kết quả có sự suy

giảm CLCS của bệnh nhân COPD theo sự gia tăng mức độ của bệnh 71.
Bảng 1.5 Một số công cụ thường được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc
sống trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 50,89
Cơng cụ

STT
1

2

3

4

5

6

7

Đặc điểm

The Chronic Respiratory


Gồm 23 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang

Questionnaire (CRQ)

đo Likert 7 mức độ

St. George Respiratory

Gồm 76 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang

Questionnaire (SGRQ)

đo Likert 5 mức độ và Có/Khơng

Airway Questionnaire 20/30

Gồm 20 hoặc 30 câu hỏi. Đánh giá dựa trên

(AQ 20/30)

3 lựa chọn: có, khơng, khơng áp dụng

Airway Questionnaire 20

Gồm 20 câu hỏi. Đánh giá trên 4 lựa chọn:

Revised (AQ 20-R)

có, khơng thể, khơng, khơng áp dụng


COPD assessment Test (CAT)

Gồm 8 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang đo
Likert 5 mức độ

Clinical COPD Questionnaire

Gồm 10 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang

(CCQ)

đo Likert 7 mức độ

Maugeri Respiratory Failure

Gồm 28 câu hỏi. Đánh giá dựa trên 2 khả

Questionnare-28 (MRF28)

.

năng: Đúng/Sai


.

15

8


9

10

11

Severe Respiratory

Gồm 49 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang

Insufficiency (SRI)

đo Likert 5 mức độ

Linear Analogue Scale/Visual Gồm 8 câu hỏi. Đánh giá dựa trên một
Analogue Scale (LAS/VAS8)

Visual Simplified Respiratory Gồm 8 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang đo
Questionnaire (VSRQ)

gồm 10 mức độ

Respiratory Quality of Life

Gồm 20 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang

Questionnaire (RQLQ)

đo Likert 5 mức độ


Living with Chronic
12

Obstructive pulmonary disease
questionnaire (LCOPD)

13

14

15

đường thẳng 10cm biểu diễn các mức độ

Gồm 22 câu hỏi. Đánh giá dựa trên 2 lựa
chọn: Đúng/Sai

McGill COPD Quality of Life Gồm 29 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang
Questionnaire McGill-(COPD) đo Likert 5 mức độ
Short-Form Health Survey-36 Gồm 36 câu hỏi. Đánh giá trên 5 mức độ
chọn lựa

(SF-36)

Short-Form Health Survey-12 Gồm 12 câu hỏi. Đánh giá trên 5 mức độ
chọn lựa

(SF-12)
The Dartmouth Northern New

England Primary Care

16

Cooperative Information
Project chart system

Gồm 9 câu hỏi. Đánh giá bằng cách cho
điểm theo 5 mức độ

(Dartmouth COOP)
17

18

Sickness Impact Profile (SIP)

Gồm 136 câu hỏi. Đánh giá dựa trên 2 lựa
chọn: Có/Khơng

Nottingham Health Profile

Gồm 45 câu hỏi. Đánh giá dựa trên 2 lựa

(NHP)

chọn: Có/Khơng

.



.

16
World Health Organization
19

Quality of Life short version
list (WHOQOL-BREF)

20

21

đo Likert 5 mức độ

Quality of Well Being Self

Gồm 10 câu hỏi. Đánh giá dựa trên cách

Administered (QWBSA)

cho điểm từ 0-1

Hyland Scale

Measure Yourself Medical

22


Gồm 26 câu hỏi. Đánh giá dựa trên thang

Outcome Profile (MYMOP)

Có 1 câu hỏi. Đánh giá theo thang điểm 0100
Gồm 3 câu hỏi. Đánh giá dựa trên việc lựa
chọn các triệu chứng và thang đo ADL/7
điểm
Gồm 15 câu hỏi. Đánh giá dựa trên 3 mức

23

EuroQol 5D (EQ5D)

độ: Không vấn đề, một vài vấn đề, nhiều
vấn đề

Trong số những công cụ trên, SGRQ là bộ câu hỏi về CLCS được biết đến và
sử dụng nhiều nhất đối với các bệnh lý hơ hấp mạn tính. Tuy nhiên, SGRQ được sử
dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu thử nghiệm và chỉ trong lĩnh vực thực hành lâm
sàng 90.
Năm 2008, Wen-Miin Liang và cộng sự tiến hành một nghiên cứu so sánh hai
bộ câu hỏi SGRQ và WHOQOL-BREF trên bệnh nhân COPD, kết quả cho thấy cả
hai bộ câu hỏi đều có tính tin cậy và tính giá trị tương đương nhau. SGRQ có khả
năng phân biệt cao hơn WHOQOL-BREF trong việc dự đoán suy giảm chức năng
phổi của bệnh nhân COPD, trong khi WHOQOL-BREF phản ánh nhiều hơn các điều
chỉnh tâm lý, xã hội ở bệnh nhân 91.
Carri Hand- Bác sĩ gia đình tại Canada đã thực hiện một nghiên cứu về đánh
giá 3 bộ cụ đo lường CLCS của bệnh nhân COPD (SF-36, WHOQOL-BREF, The
DUKE). Ba thang điểm đều đề cập đến các lĩnh vực thể chất, tinh thần và xã hội,

trong khi WHOQOL-BREF đề cập đến các lĩnh vực môi trường (ví dụ: điều kiện
sống, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giao thơng, cơ hội giải trí, tài chính, thơng

.


×