Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.3 MB, 61 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO
TỒN VÀ LAN TỎA GIÁ TRỊ DI SẢN THƠ HỒ
XUÂN HƯƠNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN
QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:..................................................................................1
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài........................................................4
PHẦN HAI: NỘI DUNG............................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................5
1.1 Cơ sở lý luận............................................................................................................5
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................19
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP................................................................................21
2.1. Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho học
sinh THPT về giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương........................................................21
2.2. Tăng cường hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THPT tại di tích Hồ
Xuân Hương.................................................................................................................22
2.3. Đổi mới, lồng ghép giáo dục chủ đề bình đẳng giới qua di sản thơ Hồ Xuân
Hương...........................................................................................................................26
2.4. Đổi mới dạy học chủ đề về giá trị di sản Hồ Xuân Hương thông qua các tiết
học môn Ngữ Văn, môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục địa phương trong
trường THPT................................................................................................................26


2.5. Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi nhằm bảo tồn và lan
tỏa giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương cho học sinh THPT..........................................27
2.6. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh THPT nhằm
bảo tồn, lan tỏa giá trị di sản Hồ Xuân Hương............................................................38
2.7. Lan tỏa giá trị thơ Hồ Xuân Hương qua các lễ hội...............................................38
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................39
3.1. Tiến hành thực nghiệm:........................................................................................39
3.2. Thời gian thực nghiệm: Được tiến hành từ tháng 10 năm học 2022-2023...........39
3.3. Kết quả thực nghiệm:............................................................................................39
PHẦN BA – KẾT LUẬN..........................................................................................44


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................46
PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................................



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
STT

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

HXH

Hồ Xn Hương


2

THPT

Trung học phổ thơng

3

DSVH

Di sản văn hóa

4

HS

Học sinh

5

NXB

Nhà xuất bản

6

UBND

Uỷ ban nhân dân


1


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã có hướng dẫn về việc sử dụng di sản văn hóa (DSVH) trong dạy học tại các
trường phổ thơng. Điều này góp phần giáo dục tồn diện học sinh (HS), giữ gìn và
phát huy giá trị của DSVH truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.Việc giáo dục ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc có thể thơng qua nhiều
cách, nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau. Trong đó thơng qua việc giáo dục
các kĩ năng cơ bản và nâng cao là một trong những cách giáo dục hữu dụng.
Trước ảnh hưởng của thời kì hội nhập và xu thế tồn cầu hóa hiện nay dù học
sinh thuộc địa bàn nông thôn, hay miền núi đều sớm có điều kiện tiếp xúc với nền
kinh tế thị trường. Các em học sinh chịu ảnh hưởng lớn từ văn hoá mạng, nhạy bén
song dễ bị chi phối bởi cái mới làm mai một đi những giá trị văn hoá truyền thống
tốt đẹp. Quá trình mở cửa, hội nhập làm khơng ít người lo lắng về sự xâm nhập ồ
ạt của các luồng văn hóa ngoại lai, trong số đó có những văn hóa khơng phù hợp
với truyền thống, phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục của dân tộc; về sự
xuống cấp của những giá trị đạo đức, và những biểu hiện lệch lạc trong lối sống
của một bộ phận trong giới trẻ học sinh.
Trong xu thế chung của một nền giáo dục hiện đại - giáo dục toàn diện đòi hỏi
phát triển năng lực người học ở mọi mặt đức, trí, thể, mỹ và nghề nghiệp. Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất
và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập, hoạt
động trải nghiệm. Từ đó giúp học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để
phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề đặt ra trong học tập và thực tiễn
cuộc sống.
Bởi vậy, việc tuyên truyền, vận động, giáo dục cho học sinh hiểu và nâng cao
ý thức giữ gìn, phát huy DSVH dân tộc, nhất là di sản văn hóa của các danh nhân

văn hóa nhân loại được thế giới tơn vinh là một vấn đề mang tính thời sự và cấp
thiết đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước ta.
Nghị quyết 41C/15 ngày 23/11/2021 của Đại hội đồng UNESCO thống nhất
vinh danh và cùng tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm mất của Nữ sĩ
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - "Bà Chúa thơ Nôm" của Việt Nam đã khẳng định
sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị về văn học nghệ thuật và đặc biệt
là tư tưởng về bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, xứng
tầm là một Danh nhân văn hóa nhân loại, nhà thơ mang tầm vóc một thi hào.
Đó thực sự là một niềm tự hào vô cùng to lớn không chỉ với Nhân dân cả
nước mà nhất là với Nhân dân xứ Nghệ, đặc biệt với Nhân dân làng Quỳnh Đôi,
huyện Quỳnh Lưu - nguyên quán của “Bà Chúa thơ Nôm”.
Tuy nhiên, để học sinh của các trường THPT huyện Quỳnh Lưu hiểu thực sự
2


về thơ bà, yêu thơ bà và tôn vinh, lan tỏa những giá trị thơ Hồ Xuân Hương quả là
không nhiều. Điều này cũng khơng phải là điều khó hiểu, khó thấy bởi các hoạt
động liên quan tới vấn đề giúp học sinh nắm rõ về những nhà thơ, nhà văn lớn
trong trường học chưa thực sự phong phú và hiệu quả. Ngay với bộ môn Ngữ Văn
- bộ môn trực tiếp giúp học sinh nắm rõ được điều này cũng chỉ dành một thời
lượng tiết rất “khiêm tốn” (bài Tự tình chỉ có vỏn vẹn 2 tiết trong chương trình
Ngữ Văn lớp 11).
Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung và giá trị di
sản của “Bà Chúa thơ Nơm” góp phần xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh
con người Việt Nam. Bảo tồn di sản văn hóa đi đơi với phát triển kinh tế – xã hội,
khi di sản được bảo tồn và lan tỏa sẽ thúc đẩy du lịch phát triển sẽ tạo ra sự chuyển
đổi cơ cấu kinh tế của địa phương, tỉnh nhà, tạo động lực phát triển kinh tế, thực
hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Chúng tôi tự nhận thấy là những người làm trong ngành giáo dục nên rất băn

khoăn, trăn trở mong muốn có những giải pháp thiết thực để giúp các em học sinh
THPT huyện nhà thấy được tầm quan trọng của việc tơn vinh, học tập và góp phần
bảo vệ, lan tỏa giá trị văn hóa của một nữ danh nhân văn hóa đặc biệt là người con
của q hương mình. Chính vì vậy, chúng tơi mạnh dạn đưa ra đề tài: Một số giải
pháp nâng cao ý thức bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương cho
học sinh THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức về giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương,
nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ, lan tỏa những giá trị di sản của nữ sĩ Hồ
Xuân Hương ra cộng đồng trong và ngoài nước. Qua đó hình thành những kĩ năng
thiết yếu như: phân tích, đánh giá, giao tiếp, sáng tạo từ đó hồn thiện, phát triển
nhân cách toàn diện để trở thành những con người có ích cho cộng đồng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí lí luận: Khái niệm di sản (di sản văn hóa, di sản thơ). Tìm
hiểu, nghiên cứu những giá trị về văn học nghệ thuật và đặc biệt là tư tưởng về
bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Khảo sát mức độ, thái độ nhận thức của học sinh
đối với giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao ý thức bảo vệ, lan tỏa giá trị di sản
thơ Hồ Xuân Hương.
- Thực nghiệm các giải pháp để thấy được tính hiệu quả của đề tài.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Ý thức của học sinh THPT huyện Quỳnh Lưu trong vấn đề bảo
vệ, lan tỏa giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương.
- Phạm vi: thơ Hồ Xuân Hương.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh THPT

huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái
quát.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, thống kê toán học, điều
tra, phỏng vấn,…
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài
Về lý luận:
+ Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về con người và giá trị di sản thơ Hồ Xuân Hương.
Về thực tiễn:
+ Đề tài góp phần đánh giá được mức độ nhận thức, hiểu biết của học sinh
THPT về giá trị di sản văn hóa của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương - danh nhân văn hóa.
+ Đánh giá được nguyên nhân dẫn đến sự nhận thức của vấn đề.
+ Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác giảng dạy và
hình thành phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh.
+ Đề ra được một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, lan tỏa giá trị di sản thơ
Hồ Xuân Hương. Góp phần đổi mới các hoạt động giáo dục trong nhà trường
THPT.

4


PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Di sản văn hóa, cơng tác giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa trong nhà trường.
* Di sản văn hóa là gì?
Di sản văn hóa là tài sản quý báu mang đậm nét đặc trưng của từng quốc gia,

dân tộc. Di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển,
là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời
sống tinh thần của con người. Để hướng tới sự phát triển bền vững và nhân văn,
chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc về di sản văn hóa và những giá trị mà nó mang lại,
từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị cao đẹp của di sản văn hóa.
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Di sản văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các di sản truyền
thống và các loại hình văn hóa do cha ông để lại (như các di tích, hiện vật, các loại
hình văn học, nghệ thuật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, tri thức và kỹ
năng liên quan đến sản xuất nơng nghiệp, nghề thủ cơng,...) cịn tồn tại đến ngày
nay, đang được thực hành và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng.
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
* Di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia. Di sản văn hóa vật thể được dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, gồm: Di tích lịch sử - văn hóa; Danh lam thắng cảnh; Di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
* Di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái hiện và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức khác. Các di sản văn hóa phi vật thể cụ thể như sau: Tiếng nói,
chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín
ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian.
* Giá trị của di sản văn hóa.
Di sản văn hóa có vai trị quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
5



hội và cộng đồng, tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đem
đến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước trong quá trình
hội nhập và phát triển.
Di sản văn hóa là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của thế hệ cha ông,
tạo tiền để để các thế hệ sau lưu giữ, tái tạo và phát triển. Bên cạnh đó, đây cịn là
nền tảng để chúng ta tiếp cận với những nền văn hóa trên tồn thế giới mà khơng
bị mất đi bản sắc dân tộc, hịa nhập nhưng khơng hịa tan.
Di sản văn hóa tham gia và thể hiện sự đang dạng của văn hóa thế giới nói
chung, góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng. Di sản văn hóa
ln có sự đa dạng sinh thái, đa dạng tộc người và đa dạng cách biểu đạt văn hóa.
Sự đa dạng ấy làm nên sức sống và sự giàu có cho văn hóa nhân loại.
Di sản văn hóa là động lực để phát triển ngành CN khơng khói (ngành du lịch).
Hệ thống di sản văn hóa trải khắp đất nước chính là nguồn lực to lớn cho công
cuộc xây dựng đất nước thông qua phát triển du lịch. Di sản văn hóa đã góp phần
tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch Việt Nam; kết nối và đa dạng
hóa các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế.
Một trong những di sản nổi tiếng thế giới của Việt Nam là vịnh Hạ Long, đây
là di sản được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Thiên nhiên thế giới bởi
giá trị đặc biệt về địa chất - địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa - lịch
sử,.... Khơng chỉ vậy, vịnh Hạ Long cịn được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan
thiên nhiên mới của thế giới. Với những điều kiện tự nhiên ưu đãi và những danh
hiệu của mình, ngày nay, vịnh Hạ Long đã trở thành trung tâm du lịch thu hút
lượng khách đông đảo hàng đầu tại nước ta.
Sức hấp dẫn của di sản văn hóa đã tạo động lực cho phát triển du lịch mang lại
nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Tính
đến năm 2020, cả nước có 28 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO
ghi danh, trở thành tài sản chung của văn hóa nhân loại. Khơng chỉ vậy, nó cịn có
301 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3.500 di tích quốc gia, 122 di tích quốc gia

đặc biệt.
* Pháp luật Việt Nam đối với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Di sản văn hóa được xem là kết tinh những giá trị vật chất, tinh thần được
truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy việc bảo tồn các di sản là điều quan trọng
và cần thiết. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, hệ thống pháp luật
qua các thời kỳ đều đề cập đến yêu cầu bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của các
di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh của đất nước.
Ngày 23/11/1945, chỉ hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, dù cịn
bộn bề các cơng việc cấp bách cần giải quyết, nhưng với tầm nhìn minh triết, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên tồn đất nước
Việt Nam. Với ý nghĩa lịch sử to lớn này, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ
6


đã ký Quyết định số 36/QĐ - TTg lấy ngày 23 tháng 11 hàng năm là ngày Di sản
văn hóa Việt Nam nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của tổ chức,
các nhân hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa, đồng thời khuyến khích mọi
người tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
dân tộc.
Năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra đời và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 điều chỉnh về cả di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương con ông Hồ Phi Diễn (1703-1786) ở làng Quỳnh Đơi, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ơng thi đậu tú tài năm 24 tuổi, triều đại Lê Bảo Thái và dạy
học ở Hải Hưng, Hà Bắc. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh họ Hà làm vợ thứ,
sinh ra Hồ Phi Mai (1772-1822), nghĩa là hoa mai bay trên hồ, bút hiệu Xuân
Hương. Lúc Xuân Hương 13 tuổi thân phụ mất, bà rời làng Khán Xuân theo mẹ về
làng Thọ Xương gần hồ Hoàn Kiếm đi học tiếp. Một thời gian sau đó bà ở nhà
giúp việc. Xuân Hương tự học thêm, nhờ thông minh, làm thơ hay nên tiếng tăm
lẫy lừng. Bà để lại cho đời các tác phẩm Xuân Hương Thi tập (Tập thơ chữ Nôm)
và Lưu Hương ký (tập thơ văn gồm 31 bài viết bằng chữ Hán và 28 bài thơ Nơm).

Tìm hiểu cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trước hết, Dương Quảng Hàm trong
Việt văn giáo khoa thư năm 1940 cho rằng “Hồ Xuân Hương là con gái ông Hồ
Phi Diễn người làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, xứ Nghệ An”. Cụ đồ Diễn đậu
tú tài năm 24 tuổi; ra Hải Dương dạy học. Tại đây cụ lấy lẽ một cô gái họ Hà ở
Bắc Ninh. Hồ Xuân Hương là con của cụ đồ Diễn và người vợ thứ này. Lúc này cụ
đồ Diễn đã chuyển về sống tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ
Tây - Hà Nội bây giờ). Về sau, gia đình lại chuyển về thơn Tiên Thị, Tổng Tiên
Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư). Tại đây, Hồ Xn Hương có một
ngơi nhà riêng dựng gần hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt đường.
Hồ Phi Tiến căn cứ các gia phả của họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An
cho rằng kể từ Hồ Hồng là người khai cơ lập nên họ Hồ ở Quỳnh Đơi thì đến Hồ
Phi Phúc là đời thứ 11. Hồ Phi Phúc (đổi họ Nguyễn) sinh Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Lữ.
Cũng đời thứ 11 này : Hồ Phi Diễn sinh Hồ Xuân Hương. Vậy nếu xem Hồ
Hồng là thủy tổ (đời thứ nhất) ở Quỳnh Đôi thì đến Hồ Xuân Hương là thuộc đời
thứ 12; Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng thuộc đời thứ 12. (Hồ Xuân Hương và
Nguyễn Huệ cùng chung ông tổ 5 đời là Hồ Thế Anh).
Về năm sinh năm mất: Nhiều tài liệu cho rằng Hồ Xuân Hương sinh năm 1772,
mất năm 1822. Vậy nhưng căn cứ vào: Xuân đường đàm thoại của Tam ngun
Trần Bích San thì Hồ Xn Hương lại sinh vào đầu triều Nguyễn và mất vào năm
1869. Điều này khiến ta băn khoăn khơng ít bởi vì trong Thương sơn thi tập của
Nguyễn Phúc Miên Thẩm - tức Tùng Thiên vương có bài Long biên trúc chi từ
7


được viết năm 1842 khi Tùng Thiên vương hộ giá vua Thiệu Trị ra Bắc tiếp sứ
thần nhà Thanh, có tới viếng mộ Hồ Xuân Hương cạnh hồ Tây. Căn cứ bài thơ này
có thể khẳng định Hồ Xuân Hương đã qua đời từ lâu trước 1842.
Vì những phức tạp trên, hôm nay về thời gian sinh trưởng của Hồ Xuân
Hương, nhiều tài liệu chỉ xác định mơ hồ trong một khoảng thời gian khá rộng:

cuối Lê - đầu Nguyễn, cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820). Suy cho cùng: có lẽ
vì những định kiến khắt khe của cộng đồng xã hội xưa, Hồ Xuân Hương vốn dĩ đã
bị người đời đương thời xem là phóng túng, lại là phận nữ nhi nên tác phẩm cũng
như thân thế của Bà đã không được các nho sĩ trân trọng ghi chép cẩn thận như
nhiều văn - thi sĩ khác. Cũng như thơ, những cuộc tình dun của Hồ Xn Hương
đầy sóng gió với biết bao huyền thoại: Hồ Xuân Hương đã từng chung sống với
những ai? Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu chủ yếu luận đoán qua văn
thơ. Gần đây nhờ gia phả họ tộc của Xuân Hương ở Quỳnh Đôi cùng những ghi
chép những bậc cao niên vùng Tứ xã ở Phú Thọ là nơi Bà đã từng sống một thời
vàng son với Tổng Cóc, những đồn đốn lệch lạc từ trước mới được cải chính…
Hồ Xn Hương là nhà thơ có ý thức sâu sắc đấu tranh cho quyền sống của
người phụ nữ. Bà lên tiếng bênh vực những người phụ nữ lao động bình thường đã
từng "đêm ngày lăn lóc đám cỏ hơi", "Bảy nổi ba chìm với nước non", "Chịu đấm
ăn xơi, xơi chắng có - Cầm bằng làm mướn, mướn khơng xong" Bà kịch liệt lên án
chế đô đa thê: "Chém cha cái kiếp lấy chồng chung" và phê phán mọi thành kiến
xã hội đối với phụ nữ. Thơ của bà mang tính chiến đấu sắc bén.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ kiệt xuất, một tài năng văn học độc đáo. Châm
biếm, trào lộng là vũ khí đấu tranh của bà. Nhà thơ tiếp thu truyền thống văn học
dân gian phong phú và vận dụng rất tài tình ngơn ngữ bình dân với giá trị gợi tả dồi
dào về nhạc điệu và hình tượng của nó.
Sách Những trang sử họ Hồ - Hồ tộc ở Việt Nam có ghi về bà Hồ Xuân Hương:
Nữ sĩ, nhà thơ lỗi lạc, được đời sau ca ngợi là "Bà chúa thơ Nôm", đời 12 (1772 1822). Người con trai thứ hai của Tam trường Hội thí Hồ Thế Anh là Hồ Phi Cơ là
cụ nội nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ông Hồ Phi Cơ sinh năm 1654, đậu Sinh đồ (Tú tài)
đầu phủ năm 17 tuổi (1670), đậu Hương cống thứ 2 (Á nguyên) năm 22 tuổi
(1675) và thường đứng đầu hàng Giám khoa, đậu Tam trường Hội thí năm 1680.
Có nhiều cơng về ngạch võ: Giữ chức Phụng thị Chưởng tế phủ, sau thăng lên là
Tri thủy binh phiên Tán trị thừa Chánh sứ, tước tử, Chánh ngũ phẩm. Ông nội Hồ
Xuân Hương là Hồ Phi Gia, sinh năm 1679, năm 18 tuổi đậu Sinh đồ đầu huyện
(1696), năm 21 tuổi đậu Hương cống (1699) và 2 lần đậu Tam trường Hội thí
(1703; 1710), làm Huấn đạo phủ Đức Quang. Ông Hồ Phi Gia có 2 người con đều

đậu Sinh đồ: Hồ Phi Diễn sinh năm 1703, đậu Sinh đồ năm 1723 là cha Hồ Xuân
Hương; Hồ Phi Lãng sinh năm 1705, đậu Sinh đồ năm 1725 là chú ruột Hồ Xuân
Hương.
8


Sách Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (NXB Hồ Chí Minh, 2005), do
Hồ Sĩ Giàng biên soạn có căn cứ vào Hồ gia hợp tộc phả ký để ghi chép về thế thứ
các danh nhân của họ Hồ, trong đó có vẽ phả hệ và ghi thế thứ vua Quang Trung
và Hồ Xuân Hương:
Đời thứ mười ba: Vua Quang Trung (Hồ Thơm 1752-1792: Anh hùng dân tộc,
lập nên triều đại Tây Sơn, đánh tan các tập đoàn phong kiến Đàng Trong, Đàng
Ngoài và đánh tan quân xâm lược nhà Thanh (Trung Quốc).
- Hồ Xuân Hương (1772-1822) nữ sĩ.
Theo phả hệ, vua Quang Trung và Hồ Xuân Hương cùng gốc ông tổ 4 đời là
Hồ Sĩ Anh. Sĩ Anh sinh ra Hồ Thế Viêm, Hồ Phi Liễu, Hồ Doan và Hồ Phi Tích.
Thế Viêm sinh ra Phi Khang. Phi Khang sinh ra Phi Phúc, Phi Huống, Phi Trù, Phi
Thọ, Phi Phú. Hồ Phi Phúc sinh ra 3 anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Lữ (họ Hồ di cư vào Bình Định và đổi sang họ Nguyễn). Nhánh em
Hồ Phi Cơ sinh ra Phi Gia. Phi Gia sinh ra Phi Diễn và Phi Lãng. Hồ Xuân Hương
là con gái của Hồ Phi Diễn.
Gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi. Quyển 2: Gia phả tiểu chi 7, trung chi 2 họ Hồ
Quỳnh Đôi (Cháu đời 19 - Hồ Đình Tá biên soạn vào Xuân Đinh Sửu - 1997). Gia
phả này được soạn tóm lược có 4 phần:
Phần 1: Văn bia họ Hồ Quỳnh Đôi (giới thiệu khái quát dòng họ)
Phần 2: Sơ đồ thế thứ:
Bảng 1: Từ cụ Thủy Tổ đến các cụ Tổ Trung chi
Bảng 2: Từ cụ Tổ Trung chi 2 đến các cụ Tổ Tiểu chi
Bảng 3: Danh sách các tộc trưởng, tự tôn các Tiểu chi, Trung chi 2
Bảng 4: Danh khoa Tiểu chi 7

Phần 3: Danh bạ Tổ tiên và con cháu Tiểu chi 7, Trung chi 2
Phần 4: Phần gia đình (Từng gia đình tự biên soạn)
Tổ đời 3. Tổ Trung chi 2, cụ Hồ Khắc Kiệm:
Cụ là con thứ của Tiến sĩ Hồ Ước Lễ, sinh năm 1478. Học giỏi nổi tiếng. Đậu
Giám sinh năm 1496 (đồng khoa với anh và em. Sau đó đậu Tam trường thi Hội
(Phó bảng), giữ chức Tri phủ phủ Lâm Yên, rồi làm Đồng Tri châu Quỳ Hợp. Bà
họ Dương, hiệu Từ Huệ, sinh 3 trai:
- Hồ Phi Chiêu (Ông Pháp), Tổ chung các Tiểu chi 1,2,3,4
- Hồ Khắc Triết (Ơng Hóa), Tổ chung các Tiểu chi 5,6,7,8
- Hồ Hân, sinh con gái.

9


Trung chi 2 là một trong các Trung chi có con cháu phát triển rực rỡ. Có những
danh nhân quốc gia như Hồ Thơm, tức Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ; Hồ
Nhạc, tức Nguyễn Nhạc, lãnh tụ Nghĩa quân Tây Sơn; Hồng giáp Thượng thư Bồi
tụng Quỳnh Quận cơng Hồ Phi Tích; Hồ Xuân Hương (đều thuộc Tiểu chi 3).
Theo Phả đồ vẽ trong Gia phả, xin ghi lại thế thứ nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
Đời 8: Hồ Thế Anh
Đời 9: Hồ Phi Doan - Hồ Danh Liễu - Hồ Thế Viêm - Hồ Phi Tích - Hồ Phi
Cơ.
Đời 10: Hồ Phi Khang [con Hồ Thế Viêm], Hồ Phi Gia [con Hồ Phi Cơ]
Đời 11: Phi Huống - Phi Phúc - Phi Trù - Phi Thọ - Phi Phú [con Hồ Phi
Khang]. Phi Diễn - Phi Lãng [con Hồ Phi Gia]
Đời 12: Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) - Nguyễn Lữ [con Hồ Phi
Phúc]. Hồ Xuân Hương [con Hồ Phi Diễn]…
Trong sách Tác gia Quỳnh Đôi.VH-TT, 1998, do Song Nguyệt (tức Hồ Sĩ
Bằng) biên soạn, có ghi: Hồ Xuân Hương (1772-1822). Tiểu sử tóm tắt:
Con gái Hồ Phi Diễn, dịng dõi gia đình khoa bảng thế phiệt.

Q gốc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trú tại phường Khán
Xuân, huyện Vĩnh Thuận, sau dời đến thôn Tiên Thị, thành Thăng Long, nay ở vào
quãng phố Lý Quốc Sư, thành phố Hà Nội.
Có người nói húy là Mai, theo Lưu Hương ký thì có hiệu là Cổ Nguyệt Đường.
Bà thông minh, tài hoa, nhạy cảm, học rộng nhưng lại hết sức gần gũi quần chúng
và hay đi du ngoạn ở nhiều nơi. Theo sự đánh giá của Nham Giác Phu họ Phan,
người cùng quận với nữ sĩ thì bà "học rộng mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ,
từ mới lạ mà đẹp đẽ, thơ đúng phép mà văn hoa, thực là một bậc tài nữ".
Bà là bạn thơ của Dương Trí Tản, một danh sĩ của làng Quỳnh Đôi và Nguyễn
Du (theo tài liệu của Vũ Ngọc Khánh và Thái Kim Đỉnh). Bà là một phụ nữ Việt
Nam có khí phách và là một nhà thơ lớn của thế giới (theo lời một bà giáo sư Mỹ).
Bà lớn lên ở Thăng Long và đã chịu nhiều chuyện chua chát của cảnh góa chồng,
kiếp lẽ mọn và những thành kiến khắt khe của xã hội. Bà là nhà thơ phụ nữ tiêu
biểu, là đỉnh cao của thơ Nôm (Bà Chúa thơ Nôm).
Hồ Xuân Hương được tôn vinh đưa vào sách Từ điển nhân vật xứ Nghệ do
Ninh Viết Giao chủ biên (NXB Tổng hợp Tp. HCM, 2008.- Tr. 249-250) như sau:
Tên của Bà chúa thơ Nôm đã được đặt cho một con đường ở Thủ đô Hà Nội và
thành phố Vinh (đường Hồ Xuân Hương, thuộc phường Cửa Nam, thơng giữa hai
đường lớn là Phan Đình Phùng và Đặng Thái Thân).
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương còn được dựng bia đá tôn vinh tại xã Quỳnh Đôi quê
hương. Bia ghi: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bia tưởng niệm Hồ Xuân Hương (177210


1822). Bà người xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là một nhà thơ
nữ kiệt xuất nổi tiếng về những bài thơ không công thức chống phong kiến ở thế
kỷ 18 - 19. Tác phẩm: Xuân Hương thi tập; Lưu Hương ký; Đồ Sơn bát vịnh…
Qua nhiều tư liệu quý mà chúng tôi đã kể trên, rõ ràng nữ sĩ Hồ Xuân Hương là
con người có thật. Bà quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh Nghệ An đã cho lập Hội đồng để lập hồ sơ trình lên UNESCO để xét
duyệt vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới. Kết quả: Lúc 16h35 (giờ Việt

Nam), ngày 23/11/2021, tại Phiên họp toàn thể kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần
thứ 41 diễn ra buổi sáng ở Paris (Pháp), Chủ tịch Đại Hội đồng UNESCO đã chính
thức gõ búa thơng qua Nghị quyết về danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên
khóa 2022-2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm
mất, theo đó UNESCO sẽ cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất
của hai thi sĩ Việt Nam là Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu.
Đây là thành quả của sự phối hợp chặt chẽ của UBND tỉnh Bến Tre, UBND
tỉnh Nghệ An với Ủy ban quốc gia UNESCO, Bộ Ngoại giao, các chuyên gia và
nhà khoa học của Việt Nam… Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi
tiếng của VN, được biết đến như "Bà Chúa thơ Nôm". Thơ bà là biểu hiện của sự
vận động, lạc quan. Với tư tưởng mới mẻ cùng lối làm thơ phá cách, ngơn ngữ
bình dị và sáng tạo, các tác phẩm của bà đã đem lại nhiều ý nghĩa, giá trị và sức
sống lâu bền từ quá khứ đến hiện tại. Các tác phẩm thơ của bà cũng mang nhiều
nội dung về bình đẳng giới, đấu tranh cho việc giải phóng phụ nữ ở Việt Nam. Ủy
ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá, việc thông qua Nghị quyết cùng kỷ
niệm năm sinh/năm mất của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và nữ sĩ Hồ Xuân
Hương lần này khẳng định sự đánh giá cao của Quốc tế đối với những giá trị về
văn hóa, giáo dục của Việt Nam, đồng thời góp phần quảng bá cho các mục tiêu
phát triển tự do, bình đẳng và đặc biệt là bình đẳng trong giáo dục cho tất cả mọi
người mà UNESCO đang thúc đẩy.
Đại diện Hội đồng họ Hồ Việt Nam, ông Hồ Huy nhấn mạnh, việc nữ sĩ Hồ
Xuân Hương được UNESCO vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất là
niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung, bà con họ Hồ nói riêng. Từ đây, bà
con họ Hồ cùng với đơng đảo nhân dân càng ý thức sâu hơn việc bảo vệ và phát
huy di sản mà Hồ Xuân Hương để lại.
Hội thảo khoa học quốc tế là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa trong chuỗi
các hoạt động vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh, 200 năm mất của nữ sĩ Hồ
Xuân Hương; đồng thời, nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam khi trình hồ sơ
lên UNESCO để cùng tôn vinh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm
năm mất danh nhân Hồ Xuân Hương.

Sáng 3/12, tại thành phố Vinh (Nghệ An), tỉnh Nghệ An phối hợp Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa
11


học quốc tế Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772- 1822) – Danh nhân văn hóa và giá trị di
sản.
1.1.3. Những giá trị di sản văn hóa của thơ Hồ Xuân Hương.
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua các Văn bản, Quyết định liên quan của
Hội đồng Chấp hành và Nghị quyết số 41C/15: UNESCO vinh danh và tham gia
kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-1822) nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Việt Nam vào
năm 2022.
Nghị quyết 41C/15 của UNESCO đã xác định bảy điểm cốt lõi về danh nhân
Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương có tư tưởng nhân văn mang tính nhân loại sâu
sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người - con người với tư cách
là những thực thể tồn tại trên mặt đất với mọi nhu cầu, khát vọng sống trần thế; Hồ
Xuân Hương là hiện tượng văn hóa - thẩm mỹ đặc biệt với hệ thống quan niệm độc
đáo qua các tác phẩm thi ca.
Hồ Xuân Hương có đóng góp lớn cho nữ quyền, cho sự bình đẳng của phụ nữ;
di sản của Hồ Xuân khơng chỉ là thơ ca, mà cịn là hệ ứng xử - tinh thần - ý thức vì
một sự tiến bộ tốt đẹp.
Hồ Xuân Hương không chỉ đấu tranh, bảo vệ mà cịn có ý thức cảnh báo, phê
phán, chống lại, phủ định những gì ngăn cản sự tiến bộ của con người.
Hồ Xuân Hương và di sản của bà có sức sống mãnh liệt, có sức lan tỏa, truyền
cảm hứng đến nhiều dân tộc, nhiều quốc gia; tác phẩm của Hồ Xuân Hương đã
được giới nghiên cứu nhiều nước thừa nhận và dịch sang tiếng nước mình.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng
Đạo Cương nhấn mạnh, trải qua hơn 200 năm xuất hiện trên văn đàn, nữ sĩ Hồ
Xuân Hương vẫn là một hiện tượng văn học tài năng nhưng ẩn chứa rất nhiều bí ẩn

chưa có lời giải đáp.
Phong cách với cá tính sáng tạo độc đáo của Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ còn
là vấn đề hấp dẫn cho những cơng trình nghiên cứu trong tương lai.
Với tấm lòng yêu mến nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tâm huyết với việc tôn vinh và
bảo vệ, phát huy di sản văn hóa gắn với nữ sĩ, hội thảo được kỳ vọng sẽ tổng hợp,
đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về tầm vóc nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong lịch
sử văn học Việt Nam và thế giới.
Đồng thời, hội thảo cũng được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều phát hiện mới, có giá
trị về cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân, cũng như đề xuất thêm nhiều ý tưởng,
sáng kiến hay giúp tỉnh Nghệ An bảo tồn và phát huy di sản văn hóa về nữ sĩ Hồ
Xuân Hương trên quê hương bà.

12


Cho đến nay, tác phẩm của Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 12 thứ tiếng trên
thế giới. Các nghiên cứu cũng đã đặt Hồ Xuân Hương trong các mối liên hệ với
văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực và văn hóa nhân loại.
Những vấn đề về thi pháp, phong cách nghệ thuật và sức hấp dẫn, lan toả của
thơ Hồ Xuân Hương. Từ đó đặt ra vấn đề tiếp nhận và phát huy giá trị di sản của
danh nhân Hồ Xuân Hương trong bối cảnh hiện nay.
Phát biểu tại hội thảo, ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại
Việt Nam nhấn mạnh, Hồ Xuân Hương là nhà hoạt động vì bình đẳng giới, những
tư tưởng của bà mãi về sau trở thành những tư tưởng, nguyên tắc của UNESCO
sau này. Việc tổ chức hội thảo cũng là cơ hội để xúc tiến, quảng bá di sản của bà
trên tồn thế giới.
*Tầm vóc một Danh nhân văn hóa thế giới
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức
Trung nhấn mạnh, Nghị quyết 41C/15 ngày 23/11/2021của Đại hội đồng UNESCO
thống nhất vinh danh và cùng tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh 200 năm mất

của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - “Bà chúa thơ Nôm” của Việt Nam đã
khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị về văn học nghệ thuật
và đặc biệt là tư tưởng về bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ của Nữ sĩ Hồ Xuân
Hương, xứng tầm là một Danh nhân văn hóa mang tầm vóc nhân loại, nhà thơ
mang tầm vóc một Thi hào. Cũng từ đây, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được UNESCO
trao sứ mệnh vinh quang: sứ mệnh truyền cảm hứng và lan tỏa ảnh hưởng tích cực
đến mọi người trên thế giới.
“Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương (1772- 1822) nguyên quán ở làng Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), là nữ thi sĩ nổi tiếng và tiêu biểu của văn học
Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa cuối thế kỷ XIX. Nữ sĩ Hồ Xuân
Hương là một trong 6 danh nhân được UNESCO vinh danh cùng với Nguyễn Trãi,
Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Biện Minh Điền, giảng viên cao cấp Trường Đại học
Vinh cho rằng: Hồ Xuân Hương qua các thi tập đa dạng, độc đáo, tài hoa của bà
như "Thơ nôm truyền tụng" (mảng thơ viết bằng chữ Nôm, được truyền tụng phổ
biến trong dân gian, khoảng trên 100 bài), Lưu hương ký (gồm 24 bài thơ chữ hán
và 28 bài thơ Nơm), Hương đình cổ nguyệt thi tập (gồm 9 bài thơ chữ Hán), Đồ
Sơn bát vịnh (gồm 8 bài thơ chữ Hán), Đề Vịnh Hạ Long (gồm 5 bài thơ chữ Hán)
… đã khẳng định tài năng thơ ca và cái tôi rất riêng của nữ sĩ. Cho đến năm 2021,
thơ Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 13 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, trong đó
"Tiếng Việt qua thơ Hồ Xuân Hương" là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật đa nghĩa,
nhiều hàm ý, sắc sảo, độc đáo và tài hoa, đầy thách thức đối với các “tài tử”, “văn
nhân” đương đại khi chuyển ngữ, dịch thơ bà sang tiếng nước mình.

13


Thơ bà đấu tranh đòi quyền sống, quyền yêu đương, hạnh phúc cho con người,
trước hết là người phụ nữ. Con người trong thơ bà là con người với tư cách là
những thực thể tồn tại trên mặt đất với mọi nhu cầu trần thế, nhu cầu hiện sinh

chính đáng. Có thể nói tiếng nói vang dội nhất trong thơ Hồ Xn Hương là tiếng
nói đấu tranh địi nữ quyền (quyền bình đẳng, quyền được yêu thương, hạnh phúc,
quyền được công khai hiện diện trong cuộc sống) với tất cả những gì mà tạo hóa
ban cho họ. Điều này được thể hiện trong các bài thơ của bà như Bánh trôi nước,
Thiếu nữ ngủ ngày, Đèo Ba Dội, Động Hương Tích, Vịnh cái quạt, Dệt cửi, Đánh
đu.
“Song song với tiếng nói đánh thức, khơi gợi diệu kỳ khó ai có thể làm được ấy
là tiếng nói phê phán mạnh mẽ các thế lực (chế độ phong kiến, giáo lý Nho giáo,
các giới, loại người “phàm phu, tục tử”) đã tạo ra những ràng buộc vô lý đối với
con người, tạo ra sự bất bình đẳng giới giữa nam và nữ, tạo ra những lề thói, hủ tục
cản trở sự tiến bộ (Lấy chồng chung, Không chồng mà chửa, Thân phận người đàn
bà). Bà cũng phê phán không khoan nhượng tệ tham nhũng, giả dối, lọc lừa của
mọi hạng người vô liêm sỉ trong xã hội..., Phó Giáo sư, Biện Minh Điền nhấn
mạnh.
Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Sử (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng
thơ Hồ Xuân Hương rất đa dạng, nhiều loại, mà thơ truyền tụng chỉ là một loại
trong đó. Thơ Hồ Xuân Hương trong tập Lưu hương ký rõ ràng là thơ trữ tình đặc
sắc cả chữ Hán và chữ Nôm thể hiện một tư tưởng nhân văn, nhân bản mang tính
nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người, một
quan niệm văn hóa, thẩm mỹ độc đáo chưa từng có về các nhu cầu cơ bản của con
người như tính dục, đời sống bản năng, trần tục dưới chế độ phong kiến với tư
tưởng Nho giáo kiềm tỏa nặng nề.
Đặc sắc nghệ thuật của thơ Hồ Xuân Hương dù là vịnh người, vịnh vật, vịnh
phong cảnh, vịnh hoạt động làm ăn, đều là vừa ẩn dụ, vừa biểu tượng, vừa có chút
tả thực. Ví như bài Quả mít. Những từ như da nó xù xì, múi nó dày, đóng cọc, măn
mó, nhựa ra tay,...đều có ý tả thực.
Điều khác biệt trong thơ Hồ Xuân Hương là có yếu tố sắc dục, là một bộ phận
trong thơ truyền tụng và luôn luôn đậm đà chất thơ. Điều này tuyệt đối không được
lầm lẫn. Thơ của bà không chuyên về một phương diện nhục cảm, mà trước hết bà
là một nhà thơ trữ tình với cái tơi cơ đơn, số phận thiệt thịi, khát khao hạnh phúc.

Bà cịn có những bài nói về cuộc sống gia đình, số phận người làm lẽ, chế nhạo kẻ
dốt nát, những bài thơ khóc chồng, nhữngbài thơ bỡn cợt, những bài thơ thù tạc,
đối đáp với các bạn trai.
“Hồ Xuân Hương là nhà thơ đa tài, thơ Hán đã hay mà thơ Nôm càng hay, có
phần lấn lướt thơ chữ Hán. Bà có thể làm rất nhiều loại thơ khác nhau, mà thơ nào
cũng điêu luyện, đọc lên rung động cả tâm hồn. Riêng loại thơ diễm tình có truyền
14


thống lâu đời trong thơ Đơng Á, nhưng vẫn có nét riêng thể hiện cá tính của nhà
thơ ViệtNam”, Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Sử nói.
*Phát huy di sản văn học nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương có tư tưởng nhân văn mang tính nhân loại sâu sắc với hạt
nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người, con người với tư cách là những
thực thể tồn tại trên mặt đất với mọi nhu cầu, khát vọng sống trần thế; thơ Hồ Xuân
Hương là một hiện tượng văn hóa - thẩm mỹ đặc biệt với cả một hệ thống quan
niệm độc đáo qua các tác phẩm thi ca; có đóng góp lớn cho nữ quyền, cho sự bình
đẳng của phụ nữ.
Bên cạnh đó, Di sản của Hồ Xn khơng chỉ là thơ ca, mà cịn là hệ ứng xử,
tinh thần, ý thức vì một sự tiến bộ tốt đẹp. Hồ Xn Hương khơng chỉ có đấu tranh,
bảo vệ mà cịn có ý thức cảnh báo, phê phán, chống lại, phủ định những gì ngăn
cản sự tiến bộ của con người. Di sản của bà để lại có một sức sống mãnh liệt, lan
tỏa, truyền cảm hứng đến nhiều dân tộc, nhiều quốc gia.
“Hơn 200 năm qua, Hồ Xuân Hương, một tài năng văn học gắn với nhiều bí ẩn
đã khơng ngừng thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và giới nghiên cứu
ở cả trong và ngồi nước. Phong cách thơ Hồ Xn Hương khống đạt, sáng tạo,
độc đáo bậc thầy, với hệ thống các phương thức, phương tiện nghệ thuật được vận
dụng và thực thi đầy linh hoạt, biến hóa, nhiều bài đạt tầm kiệt tác, xứng đáng là
đỉnh cao của thơ Nôm (tiếng Việt). Về tư tưởng, thông qua các tác phẩm của mình,
Hồ Xn Hương đã nói lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống cho con người,

trước hết là nữ quyền và quyền bình đẳng”. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồng Đạo Cương cho rằng, đã từ lâu, Nghệ An
luôn được biết đến là vùng địa linh nhân kiệt và là địa phương có mật độ di sản văn
hóa đậm đặc trải rộng khắp từ khu vực đồng bằng đến miền núi. Năm 2022, cùng
với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trịn 35 năm được UNESCO vinh danh, Nghệ An tự
hào có thêm nữ sĩ Hồ Xuân Hương được UNESCO ban hành Nghị quyết vinh danh
và cùng tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất.
1.1.4. Quyền con người và Quyền bình đẳng giới.
Bình đẳng giới với phát triển và quyền con người
- Ở nước ta, quyền con người nói chung, quyền của nữ giới và bình đẳng giới
đã được Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam ta tôn trọng. Điều này thể hiện
trong Cương lĩnh thông qua Đại hội XI và trong Hiến pháp 2013.
Để làm rõ mối quan hệ giữa bình đẳng giới với phát triển và quyền con người
chúng ta cần nhận thức đúng khái niệm phát triển. Theo quan niệm chung của cộng
đồng quốc tế, “phát triển là một q trình tồn diện về chính trị, văn hóa, xã hội và
kinh tế nhằm cải thiện một cách liên tục và vững chắc sự phồn vinh của toàn thể
dân chúng và của mọi cá nhân, dựa trên sự tham gia có ý nghĩa, tự do và tích cực
của họ vào sự phát triển và vào việc phân phối một cách cộng công bằng những lợi
15


ích phát sinh từ sự phát triển đó”.
Như vậy khái niệm “phát triển” theo “Tuyên bố về về quyền phát triển” bao
gồm các yếu tố sau: là một quá trình (hoạt động) tồn diện về “chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hóa.”, nhằm hướng tới “sự phồn vinh cho toàn thể dân chúng và của
mọi cá nhân”; dựa trên sự tham gia của mọi người…vào những hoạt động đó bao
gồm cả sự phân phối cơng bằng lợi ích phát sinh từ sự sự phát triển.
Có thể nhận thấy khái niệm phát triển không chỉ đề cập tới mục tiêu, nội dung
mà còn đề cập tới phương thức hoạt động của cá nhân và tổ chức xã hội trên các
lĩnh vực. Trong khái niệm phát triển, đáng chú ý là quan điểm về sự tham gia của

tất cả mọi người vào quá trình phát triển.
Về khái niệm giới, khác với giới tính (sex) chỉ các đặc điểm sinh học của nam,
nữ, giới (gender) chỉ vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã
hội, cộng đồng và gia đình. “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển
của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đó” (Luật bình đẳng giới)
Mối quan hệ giữa bình đẳng giới với phát triển có thể nghiên cứu trên hai mặt
cắt: mặt cắt về cấp độ (cá nhân và xã hội); mặt cắt về các lĩnh vực (chính trị, kinh
tế, xã hội và văn hóa). Về nội hàm của mối quan hệ giữa bình đẳng giới và phát
triển chúng ta cần nghiên cứu về thể chế, chính sách, văn hóa và pháp luật.
Đương nhiên chủ thể của những tương tác này trong chế độ xã hội ta hiện nay
không chỉ là cá nhân và nhà nước (cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp) mà cịn
là các tổ chức xã hội (Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính
phủ) và doanh nghiệp. Để đi sâu vào mối quan hệ giữa bình đẳng giới với phát
triển chúng ta cần nhận thức nội dung, bản chất của khái niệm bình đẳng giới.
Theo quan điểm quốc tế, quyền phát triển của con người không thể tách rời
phát triển bền vững. Tuyên bố Viên và Chương trình hành động tái khẳng định
quyền được phát triển, trong Phần I, Điều 11 đã nhấn mạnh rằng: “Quyền được
phát triển cần được thực hiện theo hướng đáp ứng một cách cân bằng các nhu cầu
về phát triển và về môi trường của cả thế hệ hiện tại và tương lai”.
Trong Tuyên bố về quyền phát triển, định nghĩa quyền phát triển được nêu khá
rõ ràng tại Điều 1 Theo định nghĩa này có thể hiểu quyền phát triển là một quyền
con người, vì vậy nó gắn với quyền của mỗi cá nhân. Song điểm đặc biệt của
quyền phát triển – quyền con người thế hệ thứ 3 này đó là nó quy định rất cụ thể
quyền của mọi dân tộc được tham gia vào, đóng góp cho và hưởng thụ thành quả
từ sự phát triển kinh tế xã hội. Quyền được phát triển gắn chặt với quyền tự quyết
của dân tộc trong mọi lĩnh vực chính trị, dân sự cũng như kinh tế, xã hội và văn
hóa. Rõ ràng ở đây, quyền phát triển đã mang đến cho khái niệm quyền con người
một diện mạo mới: nói đến quyền con người khơng chỉ là chủ thể cá nhân, mà cịn

16



×