Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 108 trang )


i


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ THỊ HUYỀN ANH



GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN
TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ



Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp




NĂM - 2012


ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTB&DHMT: Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
BQC : Bình quân chung
BVTV : Bảo vệ thực vật
ĐT & XNK : Đầu tƣ và xuất nhập khẩu
ĐVT : Đơn vị tính
GO : Giá trị sản xuất
IC : Giá trị trung gian
KTCB : Kiến thiết cơ bản
LĐ : Lao động
SL : Sản lƣợng
TC: Tổng chi phí
TDMNPB: Trung Du Miền Núi Phía Bắc
TĐHV : Trình độ học vấn
UBND : Uỷ ban nhân dân
VA : Giá trị gia tăng



iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lƣợng cao su của một số nƣớc trên thế giới từ năm 2002-2005 20
Bảng 1.2:Tình hình diện tích trồng cao su của các nƣớc giai đoạn 2009-2011 23
Bảng 1.3 Tình hình năng suất mủ cao su của các nƣớc trong giai đoạn 23
Bảng 1.4: Tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên của các khu vực trên thê
giới năm 2009 – 2010 26
Bảng 1.5: Tình hình xuất khẩu cao su của các nƣớc trên thế giới năm
2009 -2011 27
Bảng 1.6: Diện tích, sản lƣợng và năng suất cao su trong nƣớc giai đoạn

2003-2005 29
Bảng 1.7: Diện tích trồng cao su theo vùng miền giai đoạn 2006-2010 29
Bảng 1.8: Diện tích và sản lƣợng cao su Việt Nam năm 2001-2011 30
Bảng 1.9: Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2001-2006 32
Bảng 1.10: Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam trong 3 năm 2009-2011 . 32
Bảng 1.11:Thị trƣờng xuất khẩu chính của cao su Việt nam giai đoạn
2009-2011 33
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Nghĩa Đàn năm 2011 . 42
Bảng 2.2: Tình hình dân số của huyện Nghĩa Đàn năm 2011 43
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cao su tại huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn
2009-2011 47
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cao su tiểu điền của huyện Nghĩa Đàn trong
gian đoạn 2009-2011 48
Bảng 2.5: Phƣơng án chuyển đổi các loại đất khác sang trồng cao su 50
Bảng 2.6: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra tại huyện Nghĩa Đàn năm 201152
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất của các hộ điều tra năm 2011 54
Bảng 2.8: Chi phí bình quân 1 ha giai đoạn KTCB 55

iv
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra
năm 2011 57
Bảng 2.10: Doanh thu và chi phí hàng năm của 1 ha cao su 60
Bảng 2.11: Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau 61
Bảng 2.12: Ảnh hƣởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất của các hộ
điều tra 62
Bảng 2.13: Thống kê đánh giá của ngƣời dân đối với các dịch vụ đƣợc
cung cấp 64
Bảng 2.14: Một số khó khăn chính của các hộ điều tra 2011 65


















v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Sản lƣợng cao su của các nƣớc trên thế giới trong hai năm
2009 và 2010 21
Biểu đồ 1.2: Năng suất và diện tích trồng cao su của một số nƣớc trong
năm 2011. 25
Biểu đồ 1.3: Sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ cao su của thế giới trong khoảng
thời gian 2000 -2011. 29
Biểu đồ 1.4: Diện tích và sản lƣợng cao su của Việt Nam trong giai đoạn
2001-2011 31
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động trong các khu vực tại huyện Nghĩa Đàn . 44
Biểu đồ 2.2: Quy hoạch diện tích trồng cao su huyện Nghĩa Đàn tới năm
2020 51
Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung cao su và tỷ lệ khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ qua

các kênh 69


vi
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN 6
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CAO SU
TIỂU ĐIỀN 7
1.1 Khái niệm về cao su tiểu điền 7
1.1.1 Đặc điểm của cao su tiểu điền 7
1.1.2 Vai trò của cao su tiểu điền 8
1.2 Đặc điểm của cây cao su có ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất cao su 9
1.2.1 Đặc điểm sinh học của cây cao su 9
1.2.2 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất cao su 10
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển sản xuất cao su 13
1.3.1 Các nhân tố tự nhiên 13
1.3.2 Các nhân tố xã hội 14
1.4 Quan niệm về phát triển cao su 16
1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 17
1.5.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh các yếu tố sản xuất chủ yếu của các hộ 17
1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức đầu tƣ của các hộ 17
1.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ 17
1.5.4 Các chỉ tiêu chi phí 17
1.5.5 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 17

1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới và tại Việt Nam 19
1.6.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới. 19
1.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tại Việt Nam 28

vii
1.7 Một số vấn đề tồn tại trong phát triển cao su tiểu điền 33
1.7.1 Phát triển diện tích cao su tiểu điền 33
1.7.2. Năng suất của cao su tiểu điền 35
1.7.3. Khả năng tiếp cận thông tin của các hộ trồng cao su tiểu điền 36
1.7.4. Việc thu mua mủ cao su đối với các hộ trồng cao su tiểu điền 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN 38
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 38
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
2.1.1.1 Vị trí địa lý 38
2.1.1.2 Địa hình 38
2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu 39
2.1.1.4 Thổ nhƣỡng 39
2.1.1.5 Tài nguyên rừng 40
2.1.1.6 Thủy văn 40
2.1.1.7 Tài nguyên thiên nhiên 41
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41
2.1.2.1 Tình hình đất đai 41
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 43
2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng 45
2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn 47
2.2.1 Tình hình sản xuất cao su tại huyện Nghĩa Đàn 47
2.2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn 48
2.3 Tình hình sản xuất cao su của các hộ điều tra 51
2.3.2 Kết quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2011 54

2.3.2.1 Kết quả sản xuất cao su của các hộ điều tra năm 2011 54
2.3.2.2 Chi phí bình quân 1 ha giai đoạn kiến thiết cơ bản 55
2.3.3 Hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2011 56

viii
2.5.1 Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đầu vào tới giá trị sản xuất của các hộ
điều tra 61
2.5.2 Phân tích các mức độ đánh giá của ngƣời dân về các dịch vụ. 63
2.5.3 Một số khó khăn chính của các hộ cần đƣợc giúp đỡ. 65
2.5.3.1 Vốn đầu tƣ 66
2.5.3.2 Sâu Bệnh . 66
2.5.3.3 Kỹ thuật chăm sóc, khai thác và cung cấp vật tƣ 66
2.5.3.4 Thiếu công cụ sản xuất 67
2.6 Phân tích chuỗi cung mủ cao su tại địa phƣơng 67
2.6.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm mủ cao su 67
2.6.2 Phân tích chuỗi cung sản phẩm 70
2.7 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn
huyện Nghĩa Đàn. 71
* Thuận Lợi 71
* Khó Khăn 72
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH
NGHỆ AN 74
3.1 Định hƣớng phát triển sản xuất cao su ở huyện Nghĩa Đàn 74
3.2 Một số giải pháp phát triển cao su tiểu điền ở huyện Nghĩa Đàn 74
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai 75
3.2.2 Giải pháp về vốn và tín dụng 76
3.2.3 Giải pháp về lao động 77
3.2.4 Giải pháp về khuyến nông 77
3.2.5 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 79

3.2.6 Giải pháp về giống 79
3.2.7 Giải pháp về bảo vệ thực vật 80
3.2.8 Giải pháp về thông tin 81
3.2.9 Giải pháp về tiêu thụ 81

ix
PHẦN THỨ III 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
I. KẾT LUẬN 83
II. KIẾN NGHỊ 84
PHỤ LỤC 89
PHỤ LỤC 1:MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CAO SU 90
PHỤ LỤC 2: ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN GIÁ TRỊ
SẢN XUẤT 98

1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chính là
mủ cao su – nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, ngành vận tải.
Do tính chất đặc biệt của cao su tự nhiên mà cao su nhân tạo không thể thay thế để
sản xuất một số sản phẩm kỹ thuật có giá trị kinh tế cao. Hết chu kỳ kinh doanh,
khi thanh lý cây cao su cho một khối lƣợng gỗ rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu
ổn định để sản xuất ra những sản phẩm đang đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng trong
nƣớc và thế giới.
Việt Nam là một nƣớc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có diện tích đất
đỏ bazan rộng lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày,
trong đó có cây cao su. Hiện nay, chủ trƣơng chính phủ là mở rộng diện tích trồng
cao su tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, và các tỉnh ở vùng Tây Bắc. Cây

cao su không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, tạo thêm việc làm, thu hút nhiều lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế xã hội mà con tăng
cƣờng củng cố xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn, giữ vững an ninh quốc phòng
đặc biệt là các vùng biên giới Tây Bắc và Tây Nguyên – nơi có nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống, chấm dứt tình trạng du canh du cƣ và phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, cải tạo môi trƣờng sinh thái.
Nghệ An là một tỉnh thuộc miền Trung với hơn 13 nghìn ha đất đỏ bazan và
nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp, trong đó cây cao su đƣợc khẳng
định là cây trồng chính góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Phát triển cao
su tiểu điền là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp cho các hộ nông
dân nghèo có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình
sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, làm động lực
phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững ở khu vực miền núi của Tỉnh.

2
Nghĩa Đàn là một huyện có diện tích cao su lớn của Tỉnh, là cây đƣợc đánh giá
là thế mạnh của huyện cùng với các loại cây khác nhƣ cam, mía, dứa…Tuy nhiên,
đa số cao su tiểu điền phát triển một cách tự phát, với quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu
khoa học kỹ thuật, việc tiếp cận với thị trƣờng và trao đổi sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ còn nhiều khó khăn. Lao động chủ yếu là lao động gia đình, ngƣời dân trình độ
học vấn còn thấp, trình độ tay nghề và trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản
xuất cao su còn hạn chế. Vì vậy, năng suất vƣờn cây còn kém, hiệu quả kinh tế thấp,
việc sản xuất cao su chƣa thực sự bền vững so với tiềm năng hiện có của địa
phƣơng và so với địa bàn cả nƣớc.
Sản xuất cao su tiểu điền là một trong những mô hình chủ yếu sản xuất hiện
nay mang lại cho ngƣời dân tại vùng miền núi một cuộc sống mới. Vì vậy việc
nghiên cứu một cách có hệ thống để đánh giá đúng đắn sự tồn tại và phát triển cao
su tiểu điền trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy
hết tiềm năng sẵn có của địa phƣơng, tăng thu nhập ổn định cho ngƣời dân và góp
phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững là vấn đề có ý

nghĩa sâu sắc với huyện Nghĩa Đàn nói riêng cũng nhƣ với tỉnh Nghệ An nói chung.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phát triển
cao su tiểu điền huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng sản xuất
cao su tiểu điền, phân tích các kênh tiêu thụ mủ cao su. Từ đó đề xuất phƣơng
hƣớng, giải pháp thúc đẩy phát triển cao su tiểu điền tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An
- Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cao su tiểu điền.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cao su tiểu điền trên địa
bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích chuỗi cung mủ cao su trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.

3
- Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển cao
su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất cao su
của các hộ sản xuất cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
thông qua ý kiến đánh giá của các hộ trồng cao su tiểu điền trên địa bàn huyện
Nghĩa Đàn để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm phát triển cao su tiểu điền.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài tập trung cứu trên phạm vi huyện nghĩa đàn : Ba
xã đƣợc chọn có nhiều cao su tiểu điền nhiều nhất và cũng đƣợc trồng lâu nhất trên
toàn huyện( từ năm 1993 đến nay) theo dự án 327. Từ đặc điểm nổi bật trên, tác giả
quyết định chọn mẫu điều tra các hộ cao su tiểu điền theo ba địa điểm trên để chọn
ra các hộ cao su tiểu điền có tính chất đại diện cho từng điểm nghiên cứu.
+ Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc xem xét trong giới hạn thời
gian từ năm 2009 đến 2011; Nguồn số liệu sơ cấp đƣợc điều tra từ các hộ trồng cao

su tiểu điền đƣợc thực hiện từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các nguồn tài liệu
của các cơ quan chức năng địa phuơng, thông tin từ các nghị quyết, báo cáo của
UBND các xã điều tra, báo cáo của UBND, phòng thống kê huyện Nghĩa Đàn, các
văn kiện đại hôi Đảng của huyện Nghĩa Đàn, của tỉnh Nghệ An. Các nghị định,
quyết định của tỉnh Nghệ An, của Chính phủ. Ngoài ra còn thu thập từ các báo cáo
tổng kết của ngành cao su, các báo cáo khoa học, các kết quả nghiên cứu của nhiều
tác giả công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành, từ mạng internet nhƣ số liệu từ
Hiệp Hội Cao Su Việt Nam; Số liệu của tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG)
và một số trang web khác đƣợc sử dụng làm nguồn tham khảo khi thực hiện luận
văn.

4
+ Số liệu sơ cấp: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi
điều tra có sẵn. Mẫu điều tra đƣợc thiết kế theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Số mẫu điều tra là 90 hộ trồng cao su tiểu điền và 5 hộ thu gom mủ cao su trên địa
bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Nội dung phỏng vấn bao gồm:
 Các thông tin về hộ, các thông tin về chi phí sản xuất, lợi nhuận, những
thuận lợi, khó khăn, hạn chế đối với hộ trồng cao su tiểu điền. Những thông tin là
cơ sở để tính toán các chỉ số về kết quả, hiệu quả và chi phí sản xuất cao su nhằm
đƣa ra giải pháp cụ thể.
 Hiện nay, thống kê về giá mua, chi phí chế biến, đầu tƣ ban đầu, chi phí
vận chuyển và giá bán của các hộ thu gom chế biến còn rất hạn chế nên việc điều tra
các hộ này là rất cần thiết. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập
những thông tin để có thể đánh giá hiệu quả của các cơ sở, việc khảo sát các hộ thu
gom cho phép cập nhập đƣợc những vấn đề liên quan đến tình hình thực tế của địa
phƣơng.

- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp số liệu:
+ Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Dùng các chỉ số tƣơng đối, số tuyệt đối, số
bình quân để phân tích đánh giá sự biến động cũng nhƣ mối quan hệ của các hiện
tƣợng nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán cho
từng hộ, đề tài sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu tƣơng ứng, từ đó
thấy đuợc những ƣu, nhƣợc điểm, lợi thế và khó khăn để làm cơ sở đề xuất các giải
pháp phát triển.
+ Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phƣơng pháp thu thập thông tin từ
các chuyên gia, các nhà quản lý tại sở nông nghiệp, sở kế hoạch; Cán bộ khuyến
nông của phòng nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn; Cán bộ tại trung tâm khuyến
nông; Cán bộ phòng kinh tế huyện và một số cán bộ trong các phòng ban liên

5
quan đến cao su tiểu điền. Từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao,
phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng.
+ Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính: Căn cứ vào số liệu điều tra
và số liệu thu thập đƣợc từ các bảng tính toán, báo cáo của chuyên ngành cao su,
để tính các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả của dự án trồng cao su tiểu điền,
bao gồm : NPV, IRR, GO/IC, VA/IC
+ Phƣơng pháp phân tích hồi quy :
Trong phạm vi đề tài chúng tôi sử dụng mô hình hàm sản xuất cobb-douglas
đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS) trên phần mềm
SPSS, để phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất của các hộ cao
su tiểu điền. Mô hình có dạng tổng quát nhƣ sau :
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
i
u
e

Y AX X X X X X X
      


Trong đó :
Y: Năng suất vƣờn cây cao su của các hộ điều tra
X1: Lƣợng phân chuồng sử dụng (kg/ha)
X2: Lƣợng phân đạm sử dụng(kg/ha)
X3: Lƣợng phân lân sử dụng(kg/ha)
X4: Lƣợng phân kali sử dụng(kg/ha)
X5: Lƣợng thuốc BVTV(kg/ha)
X6: Tuổi cây cao su (năm)
X7: Trình độ học vấn của chủ hộ
Ui: Sai số ngẫu nhiên
Lấy logarit cơ số e hai vế ta có :
1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7
()
i
Ln Y
LnA LnX LnX LnX LnX LnX LnX LnX u
      
        

i

: là các hệ số ảnh hƣởng của các biến độc lập Xi đến giá trị sản xuất của các
hộ điều tra.




6
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần đặt vấn đề, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3
chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cao su tiểu điền
Chương 2:Thực trạng phát triển cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.






















7
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN

1.1 Khái niệm về cao su tiểu điền
Trong ngành cao su Việt Nam và trên thế giới có nhiều hình thức trồng khác
nhau. Xét trên quy mô diện tích thì có cao su “đại điền” và cao su “tiểu điền”. Cao
su đại điền là cao su có quy mô diện tích lớn, tập trung chủ yếu ở các công ty, các
doanh nghiệp, các nông lâm trƣờng… có diện tích vài trăm đến vài chục ngàn ha.
Còn cao su tiểu điền là cao su có quy mô diện tích nhỏ, phân tán từ một đến vài
chục ha, đƣợc trồng chủ yếu ở các hộ nông dân.
Cao su tiểu điền là vƣờn cao su thuộc sở hữu của nông dân, do nông dân tự bỏ
vốn ra đầu tƣ hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn phát triển cao su nhân dân.
1.1.1 Đặc điểm của cao su tiểu điền
Hộ cao su tiểu điền mang đầy đủ các đặc điểm cơ bộ bản của một nông hộ,
ngoài ra cây cao su là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm là hàng hóa 100% nên
còn mang một số đặc trƣng khác nhƣ sau:
- Mục đích sản xuất của cao su tiểu điền là sản xuất hàng hóa với quy mô
tƣơng đối lớn.
- Mức độ tập trung và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao
hơn so với các nông hộ khác, thể hiện ở quy mô đất đai, lao động, giá trị hàng hóa
do cao su không thể sản xuất đƣợc với quy mô quá nhỏ và phân tán.
- Cao su là cây kinh tế - kỹ thuật, vì vậy đòi hỏi chủ hộ phải luôn học hỏi để
nâng cao trình độ về kỹ thuật chăm sóc và khai thác cao su, sử dụng lao động có kỹ
thuật của gia đình và lao động kỹ thuật thuê ngoài để sản xuất.
- Quy mô diện tích tƣơng đối lớn, tài sản của các hộ cao su tiểu điền chủ yếu là
các vƣờn cây cao su, đƣợc phân bố trên một vùng rộng lớn, bị ảnh hƣởng nhiều bởi
điều kiện thời tiết, khí hậu nên tính rủi ro cao.


8
- Thời kì kiến thiết cơ bản (KTCB) của cây cao su kéo dài hơn so với cây trồng
khác (từ 7-8 năm), vốn đầu tƣ ban đầu lớn và trải dài qua nhiều năm, chu kỳ kinh
doanh kéo dài 30-40 năm.
- Quá trình khai thác mủ cao su và cho thu nhập trải dài gần cả năm: từ tháng 4
đến hết tháng 1 năm sau.
Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy, việc đầu tƣ trồng cao su của các
nông hộ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan nhƣ: đất đai, khí hậu thời tiết,
thị trƣờng tiêu thụ,vốn đầu tƣ và dàn đều qua các năm. Do đó, mức độ rủi ro cao
hơn so với các loại cây trồng khác.
1.1.2 Vai trò của cao su tiểu điền
- Tạo việc làm và tăng thu nhập
Trong điều kiện hiện nay phát triển cao su tiểu điền là giải pháp hữu hiệu để
giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định cho ngƣời lao động ở nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Ở các vùng nông thôn, khi
dân số và lao động tăng nhanh, diện tích đất canh tác bình quân đầu ngƣời thấp và
ngày càng bị thu hẹp, việc canh tác một số cây trồng ngắn ngày (nhƣ cây sắn)
không đúng kỹ thuật nhất là đối với đất dốc, làm đất bạc màu và bị xói mòn, năng
suất cây trồng giảm, thu nhập của ngƣời lao động thấp, thời gian nông nhàn hay tỷ
lệ thất nghiệp cao. Cao su là cây công nghiệp lâu năm, đồng thời cũng là loại cây
rừng, vì vậy canh tác cao su đúng kỹ thuật sẽ góp phần cải tạo đất, cải tạo môi
trƣờng sinh thái, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cao, bền vững cho các hộ
cao su tiểu điền.
- Phát triển cao su tiểu điền góp phần làm tăng lượng cao su cho tiêu dùng và
xuất khẩu
Phát triển cao su tiểu điền là giải pháp quan trọng nhằm huy động tối đa các
nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa nhƣ đất đai, lao
động… nhằm tạo ra khối lƣợng sản phẩm cao su nguyên liệu ngày càng nhiều cho
sản xuất trong nƣớc và cho xuất khẩu. Trƣớc năm 1975 cao su tiểu điền chiếm tỷ lệ
rất nhỏ 4% so với tổng số diện tích cao su, tuy nhiên từ năm 1986 sau khi có chính


9
sách về đất đai, khuyến khích kinh tế hộ phát triển thì cao su tiểu điền đã phát triển
nhanh chóng, đến năm 2007 đã chiếm gần 46,1% so với tổng diện tích và cho
33,8% sản lƣợng.
- Phát triển cao su tiểu điền làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phát triển cao su tiểu điền có vai trò quan trọng đối với quá trình dịch chuyển
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời cao su tiểu điền cũng đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ
sản xuất nhỏ, độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Phát triển
cao su tiểu điền cũng là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển các trang trại
cao su, đây là bƣớc trung gian từ sản xuất mang tính thuần nông sang sản xuất hàng
hóa, thực hiện sự phân công lao động tại chỗ, là nơi sản xuất ra nguyên liệu tập
trung và ổn định giúp cho ngành công nghiệp chế biến ở nông thôn phát triển.
Sau năm 1986, khi có chính sách mới của nhà nƣớc về chủ trƣơng giao đất,
giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận và khuyến khích kinh
tế hộ phát triển. Do đó các hộ nông dân có điều kiện về đất đai đã mạnh dạn vay
vốn đầu tƣ để trồng cao su. Ƣu điểm của mô hình này là tạo điều kiện cho các chủ
hộ trồng cao su tận dụng và sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động và nguồn vốn
hiện có. Từ đó giảm chi phí quản lý, giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đƣợc
nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời dân, đặc biệt đối với địa bàn vùng
sâu, vùng xa, trung du và miền núi. Nhƣ vậy trong giai đoạn hiện nay, phát triển cao
su tiểu điền là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, phù hợp với chính sách
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, đặc biệt là trung du và miền núi.
1.2 Đặc điểm của cây cao su có ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất cao su
1.2.1 Đặc điểm sinh học của cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon khi
đƣợc nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 -571 cây/ha và chu kỳ sống đƣợc
giới hạn lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:


10
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB):
Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây. Đây là
khoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1m.
Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng
duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm. Tuy nhiên, với
điều kiện chăm sóc, quản lý vƣờn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng
thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm.
- Thời kỳ kinh doanh (TKKD):
Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su đƣợc khai thác khi có trên
50% tổng số cây có vành thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài
từ 25 - 30 năm. Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trƣởng nhƣng ở mức thấp
hơn nhiều so với giai đoạn KTCB. Sản lƣợng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó
cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tƣ đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất
đạt cao dần và ổn định. Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18
trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hƣởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mƣa
bão, bệnh… làm giảm mật độ vƣờn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng
giảm sút. Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su.
1.2.2 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất cao su
Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về
kỹ thuật trồng. Các yêu cầu đó là:
Đất đai: cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng
nhiệt đới ẩm. Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tƣơng đối thấp :
dƣới 200m. Bình độ lý tƣởng đƣợc khuyến cáo để trồng cao su là : vùng xích đạo,
trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500-600m.
Độ dốc: cây cao su thƣờng đƣợc trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với
độ dốc 8-30% thì vẫn trồng đƣợc nhƣng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn.
Độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh,
khiến các chất dinh dƣỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng.

Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói

11
mòn rất tốn kém nhƣ đê, mƣơng, đƣờng đồng mức.v.v Hơn nữa, các diện tích cao
su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu
mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tƣởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong
thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8-2m thì vẫn có thể trồng đƣợc, độ PH trong đất
thích hợp cho cây cao su là 4,5 – 5,5, giới hạn PH đất có thể trồng cao su là 3,5 –
7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt(0-30cm) tối thiểu là 20%, ở
lớp đất sâu hơn(>30cm) tối thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành
phần đất sét phải đạt 30-40%. Ở các vùng khí hậu khô, đất có tỷ lệ sét từ 20-
25%(đất cát pha sét) đƣợc xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt
khô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su.
Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hƣởng
bất lợi đến khả năng dự trữ nƣớc của đất.
Khí hậu, nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trƣởng
bình thƣờng trong khoảng nhiệt độ 22-30°C và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-
28°C( Nhiệt độ 25°C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ
này, môi trƣờng sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1 giờ đến 5 giờ), giúp cây sản xuất
mủ cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí
hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20 -28°C.
Nhiệt độ thấp hơn 18°C, sẽ ảnh hƣởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh
trƣởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10°C, hạt mất sức nảy mầm hoàn
toàn, đối với cây ngoài vƣờn bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ
này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 5°C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh
trƣởng bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 30°C, sẽ gây hiện tƣợng mủ chảy
dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 40°C, gây ra hiện
tƣợng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến chết.
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thƣờng đƣợc trồng trong những vùng có

lƣợng mƣa 1800-2500mm/năm, số ngày thích hợp là 100-150 ngày/năm. Ẩm độ
không khí bình quân thích hợp cho sự phát triển của cây cao su trên 75%, đồng thời

12
độ ẩm không khí cũng thể hiện tƣơng quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai
thác. Bên cạnh lƣợng mƣa thì sự phân bố mƣa và tính chất cơn mƣa cũng rất quan
trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mƣa vào buổi sáng
nhiều thì năng suất càng giảm.
Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công
nghiệp khác nhƣ tiêu, cà phê,.v.v Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở
xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chƣa đƣợc phát triển đầy đủ, cao su trong
vƣờn ƣơm không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhƣng cao su trồng mới trên 6 tháng có
thể chịu hạn trên 4-5 tháng.
Khả năng chịu úng: cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng rất tốt. Tuy
nhiên tùy thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị
ngập sâu khoảng 30-40 ngày, thì 75% số cây trên vƣờn sẽ chết, số còn lại tăng
trƣởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không thể cạo mủ đƣợc.
* Kỹ thuật khai thác mủ của cây cao su
- Kỹ thuật cạo mủ: Trƣớc kia, khi khai thác cao su rừng, ngƣời ta thƣờng rạch
hoặc chém lên vỏ để lấy mủ hoặc cạo theo kiểu xƣơng cá, hình chữ V Ngày nay,
ngƣời ta cạo theo vòng xoắn, hoặc một phần của vòng xoắn quanh thân cây; mỗi lần
cạo lấy một lát cao su và một lớp cao su nút kín miệng các mạch mủ. Những năm
gần đây, nhiều địa phƣơng đang thử nghiệm phƣơng pháp mới – chích lên vỏ một
mũi nhọn thành nhiều lỗ nhỏ xếp theo một đƣờng thẳng hoặc đƣờng cong. Phƣơng
pháp này còn gọi là phƣơng pháp “cạo chậm”. Kỹ thuật cạo phải tuân theo các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt về độ nghiêng, sâu, độ dài, dày, hình dạng lát cạo, nhịp độ, thời
gian…
- Miệng cạo: thƣờng nghiêng từ trái qua phải 30-35 độ hoặc 20-25 độ so với
đƣờng nằm ngang nhằm mục đích cắt các mạch chủ theo tiết diện lớn nhất, đồng
thời để mủ chảy ra dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên nghiêng quá nhiều,

làm miệng cạo trở nên dài hơn, cây sẽ mất sức.
- Lát cạo: Phải đủ sâu để cắt đƣợc các lớp ống mủ hoạt động mạnh, chỉ chừa
lại 1-1,2mm gần thƣợng tầng, vì đây là phần sinh sản gỗ và vỏ. Cạo càng gần

13
thƣợng tầng càng cắt đƣợc nhiều ống mủ. Tuy nhiên, nếu thƣợng tầng bị phạm sẽ
gây nên vết thƣơng làm rối loạn sự hoạt động của vỏ, tạo nên u, bƣớu
- Độ dày lát cạo và độ cao mặt cạo: Mỗi lát cạo chỉ nên dày 1,2-1,5mm. Nếu
quá dày sẽ tiêu thụ nhiều vỏ( còn gọi hao dăm) và cạo hết vỏ nhanh chóng. Nếu mỗi
năm cạo 100 lần, vòng xoắn quanh thân sẽ tiêu thụ chừng 20cm vỏ; 6-7 năm cạo hết
một lớp vỏ trên thân dài 100-110cm( thƣờng gọi là bề dài của mặt cạo), sau đó quay
lại cạo ở chỗ cũ đã có vỏ tái sinh đủ dày. Nếu cạo nửa vòng thì thời gian quay trở lại
sẽ là 12-14 năm. Thƣờng cạo từ trên xuống, trừ khi cây già đã cạo hết lớp vỏ bên
dƣới phải cạo ngƣợc lên. Mặt cạo ở cây ghép từ 1,25m xuống đến 10-15cm trên mối
ghép( 12-17cm), ở cây trồng hạt là 1,05m xuống đến 8-10cm trên gốc, vì cạo cây
trồng hạt càng xuống thấp, sức sản xuất mủ càng cao, còn ở cây ghép sức sản xuất ít
biến thiên theo chiều cao.
- Hình dạng và bề dài lát cạo: Ngƣời ta thƣờng cạo theo hình chữ S, tức là
theo đƣờng vòng xoắn, từ trái qua phải, toàn vòng( ký hiệu S/1 hoặc S), nửa
vòng(S/2) hay 1/3, ¼ vòng( S3,S4). Lát cạo càng dài, mủ thu đƣợc càng nhiều,
nhƣng không tăng theo tỉ lệ thuận với chiều dài; cạo S/4 thì lƣợng mủ trên mỗi
centimet cao hơn khi cạo S/2 hoặc S. Cạo toàn vòng sẽ cắt đứt toàn bộ mạch libe –
mạch vận chuyển nhựa luyện nuôi cây nên có ảnh hƣởng xấu đến sinh lý cây.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển sản xuất cao su
1.3.1 Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên ảnh hƣởng rất lớn và có thể ảnh hƣởng trực tiếp hay gián
tiếp tới năng suất và sản lƣợng cây trồng nói chung và cây cao su nói riêng, các
nhân tố tự nhiên bao gồm:
- Thời tiết, khí hậu
* Nhiệt độ: cây cao su cần nhiệt độ trung bình cao và đều, với nhiệt độ thích

hợp nhất từ 25C - 30C; Nhiệt độ trên 40C cây khô héo; dƣới 10C cây có thể chịu
đựng đƣợc một thời gian tƣơng đối ngắn; Ở nhiệt độ 25C năng suất cây đạt mức tối
đa, nhiệt độ mát dịu vào buổi sáng sớm(1-5h sáng)giúp cây cho mủ cao nhất.

14
* Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở vùng đất có lƣợng mƣa từ 1500-2000
mm/năm. Tuy vậy, đối với các vùng đất có lƣợng mƣa thấp < 1500mm/năm thì
lƣợng mƣa cần phân bố đều trong năm, đất có khả năng giữ nƣớc tốt, có thành phần
sét khoảng 25%. Ở những nơi không có điều kiện thuận lợi,cây cao su cần lƣợng
mƣa 1800-2000mm/năm. Mƣa buổi sáng có ảnh hƣởng lớn đến việc cạo mủ : nếu
mƣa từ 5h sáng kéo dài đến 12h giờ trƣa thì coi nhƣ mất ngày cạo; mƣa sớm làm
chậm trễ việc cạo mủ vì vỏ cây bị ƣớt, hoặc mƣa trôi mất mủ.
* Gió: gió nhỏ từ 1-2m/giây có lợi cho cây cao su, vì gió giúp cho cây thông
thoáng, hạn chế đƣợc bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mƣa. Gió ở tốc độ
8-13,8m/giây( gió cấp 5-cấp 6) làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách làm ảnh hƣởng đến
tăng trƣởng, nếu gió quá mạnh dễ làm cao su bị gãy đỏ.
* Giờ chiếu sáng: giờ chiếu sáng đƣợc ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân
từ 1800-2800 giờ/năm.
- Đất đai
Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau, ở vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm ƣớt, nhƣng hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lƣu ý khi trồng cao su
trên quy mô diện tích lớn. Do vậy, việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây cao
su là một vấn đề cơ bản cần đƣợc đặt ra.
* Cao trình: cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tƣơng đối thấp;
càng lên cao càng bất lợi, vì càng lên cao càng bất lợi, vì càng lên cao nhiệt độ càng
thấp và gió càng mạnh. Độ cao thích hợp nhất là 200-300m.
* Độ dốc: Đất càng dốc thì độ xói mòn càng lớn. Khiến cho chất dinh dƣỡng ở
trong đất nhất là lớp đất mặt bị mất đi. Khi trồng cây cao su ở vùng đất dốc nên
trồng theo đƣờng đồng mức hoặc có hệ thống chống xói mòn, do vậy nên trồng cao
su ở khu đất ít dốc.

1.3.2 Các nhân tố xã hội
Đây là các yếu tố hết sức phức tạp, nó tạo ra môi trƣờng sống cho toàn bộ
cộng đồng dân cƣ của một vùng, một địa phƣơng; Là điều kiện, là cơ sở để tiến
hành sản xuất. Cho nên nó chi phối tới quy trình kỹ thuật, phƣơng thức sản xuất và

15
đến việc phân phối sản phẩm. Chính vì vậy, nó ảnh hƣởng đến năng suất và kết quả
sản xuất. Những yếu tố xã hội bao gồm:
- Lao động: là một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong các ngành sản xuất. Quy
mô của ngành sản xuất phụ thuộc một phần vào số lƣợng lao động và trình độ lao
động. Với các ngành có số lƣợng lao động đông, lực lƣợng lao động có tay nghề
cao, sử dụng máy móc và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều thì chắc chắn ở
ngành đó có quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên việc sản xuất có hiệu quả hay không
còn phụ thuộc vào trình độ quản lý. Ở nƣớc ta tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm gần
80%, đa số là lao động thủ công do đó ảnh hƣởng rất lớn đến việc sử dụng các yếu
tố đầu vào một cách có hiệu quả.
- Tập quán canh tác và phong tục từng địa phương: Đây là một yếu tố ảnh
hƣởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và ảnh hƣởng đến năng suất sản lƣợng mủ
cao su. Tập quán canh tác và phong tục lạc hậu sẽ hạn chế trong việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế hiệu quả việc đầu tƣ thâm canh. Việc tăng cƣờng
công tác khuyến nông, khuyến lâm giúp ngƣời dân thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của
đầu tƣ thâm canh, quy trình kỹ thuật và việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất
để tăng năng suất, sản lƣợng là điều rất cần thiết.
- Thị trường: Đối với ngƣời nông dân sản xuất nông sản, ngoài việc họ sản
xuất ra để tiêu dùng trong gia đình thì họ còn phải bán ra thị trƣờng một lƣợng nông
sản của mình để mua các mặt hàng tiêu dùng khác và mua các yếu tố đầu vào trên
thị trƣờng để đầu tƣ cho sản xuất. Ở đây, các hộ nông dân sản xuất mủ cao su với
mục tiêu là bán ra thị trƣờng, chính vì thế giá cả của sản phẩm cao su cũng nhƣ giá
cả của sản phẩm cao su cũng nhƣ giá sản phẩm đầu vào trên thị trƣờng, quyết định
rất lớn đến hành vi ngƣời sản xuất. Trên cơ sở giá cả, khả năng của mình về vốn,

lao động, đất đai…mà hộ nông dân, họ tự quyết định sản xuất cây gì, con gì với quy
mô và đầu tƣ cho sản xuất nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Các chính sách kinh tế:
Các chính sách kinh tế là những tác động ở tầm vĩ mô của nhà nƣớc đối với
sản xuất kinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay kìm

16
hãm nền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Chính
sách đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngƣợc lại. Mỗi chính sách chỉ phù
hợp trong một thời gian nhất định. Vì vậy các chính sách kinh tế luôn phải đƣợc
điều chỉnh cho phù hợp. Đối với phát triển cao su tiểu điền, cần có những chính
sách chung và chính sách riêng phù hợp với từng địa phƣơng và đặc điểm sản xuất
của nó nhƣ : chính sách về đất đai, chính sách đầu tƣ, chính sách thuế, chính sách
tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính sách tiêu thụ sản phẩm để cho các
hộ tiểu điền yên tâm đầu tƣ sản xuất.
1.4 Quan niệm về phát triển cao su
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, chúng ta có quan niệm phát triển
cây cao su là sự gia tăng về quy mô, số lƣợng và sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ
cấu chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội. Nhƣ vậy, phát triển cây cao su
bao hàm cả sự biến đổi về diện tích, năng suất, sản lƣợng, kỹ thuật.
- Sự phát triển về diện tích trong sản xuất cao su thông qua khai hoang, phục
hóa đất chƣa sử dụng hoặc đất cằn cỗi. Diện tích trồng cao su tăng lên khiến gia
tăng khối lƣợng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia
tăng lƣợng hàng hóa cao su, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.v.v.
- Sự phát triển sản xuất cao su về năng suất mủ khai thác là nâng cao hiệu quả
của hoạt động sản xuất, tăng lƣợng mủ khai thác của từng ha. Từ đó làm tăng sản
lƣợng sản xuất cao su, tăng tổng giá trị sản xuất cao su, đồng thời gia tăng sự đóng
góp sản xuất cao su cho kinh tế xã hội của địa phƣơng.
- Phát triển các khoa học công nghệ ứng dụng trong chăm sóc và khai thác
vƣờn cao su. Sử dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến sẽ làm giảm thời gian lao

động của ngƣời dân đồng thời khả năng sinh trƣởng và phát triển của vƣờn cây đạt
mức tốt nhất, rút ngắn thời gian KTCB và vƣờn cây sẽ đạt mức năng suất cao. Điều
này tác động trực tiếp sản lƣợng cao su và tổng giá trị sản xuất cao su.
- Tăng chất lƣợng lao động tại vƣờn cây tức là đào tạo lao động chăm sóc và
khai thác vƣờn cây. Lao động trực tiếp có thể hiểu đƣợc tập tính sinh trƣởng, phát
triển của cây cao su, nắm bắt đƣợc kỹ thuật về chăm sóc và khai thác sao cho trong

×