Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giáo trình nghiệp vu kinh doanh du lịch lữ hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.07 KB, 60 trang )

CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH
I. KHÁI NIỆM KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH
Kinh doanh du lịch lữ hành là nghề kinh doanh đặc trưng của kinh
tế du lịch. Nó có chức năng: sản xuất, lưu thông (mua bán) và có tổ
chức thực hiện các chương trình du lịch trên thị trường để thu lợi ích
kinh tế. Đồng thòi bảo đảm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
an toàn xã hội, an ninh quốc gia và giao lưu quốc tế…
Khái niệm trên đây chỉ rõ những thuộc tính:
Thứ nhất, kinh doanh du lịch lữ hành cũng như mọi loại kinh doanh
khác phai có hàng hóa và thi trường , vận động theo cung cầu. Hàng hóa
ở đây là hệ thống các chương trình du lịch vói những chủng loại, chất
lượng khác nhau . Còn thị trường chính là thị trường du lịch vói các loại
du lịch khác nhau. Thuộc tính này nói rõ kinh doanh du lịch lữ hành cũng
giống như mọi loai kinh doanh khác không vượt ra khỏi khuôn khổ của
quy luật kinh tế thi trường. Nó bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh, quy
luật giá trị quy luật cung cầu. Người bán hàng hóa “chương trình” hay
còn goi là bán “Tour du lịch” là những nhà kinh doanh du lịch lữ hành ,
còn người mua là du khách , tao thành thị trường mua – bán cung - cầu
chặt chẽ như mọi hoạt động kinh té khác. Đồng thời nó nói nên nhà kinh
doanh du lịch cũng như mọi doanh nhân khác phải lao tâm khổ tứ, phai
có tri thức, bản lĩnh nghị lực mói có hiệu quả. Nhà kinh doanh không có
chiến lược kinh doanh , không am hiểu thị trường, không am hiểu hàng
hóa và hành lang pháp luật thì chắc chắn quá trình kinh doanh sẽ thất
bại… Người ta thương nói thương trường là chiến trường, thành đạt trên
thương trường là bắt đầu mồ hôi, nước mắt rồi mới đến nụ cười. Nhà
kinh doanh du lịch lữ hành cũng giống như mọi nhà kinh doanh khac
phai là một doanh nhân thực thụ. Đối với sinh viên du lịch càng phải
nhấn mạnh điều này. Bởi lẽ như đã phân tích ở môn Tổng quan du lịch :
đối với du khách, một chuyến du lịch thực chất là một chuyến du ngoạn
để thưởng thức cái đẹp. Còn đối với nhà kinh doanh du lịch phải luôn


tính đến lợi ích kinh tế, phải hạch toán nghiêm ngặt, phải nhạy bén với
thị trường. Đặc biệt là phải có năng lực trinh phục thị trường mà người ta
thương gọi là năng khiếu kinh doanh. Không dược đánh đồng giữa hai
lĩnh vực du lịch và kinh doanh du lịch. Càng không nên ảo tương giữa
học du lịch để thỏa mãn đam mê cá nhân là dược đi du lịch nhiều nơi.
Điều đó chỉ đúng một phần. Thực tiễn không phải là như vậy. Ví dụ để
thục hiện chương trình du lịch Hà Nội – Van Lý Trường Thành – Hà Nội:
7 ngày/ 6 đêm , du khách chỉ cần bỏ một lượng tiền nhất định để mua
chương trình và được phục vụ chu đáo đi lại ăn , ngủ ,nghi, tham quan …
theo lịch trình cua chương trình. Còn về phía công ty du lịch mà tiêu biểu
là hướng dẫn viên phải tiến hành rất nhiều công đoạn vất vả khác nhau để
đảm bảo cho chuyến du lịch an toàn và có lợi nhuận. Hướng dẫn viên
phải có ngoại ngữ, phải là một nhà tổ chức , phải chiu trách nhiệm đưa
khách đi và về an toàn. Nói tóm lại, khái niệm kinh doanh du lich lữ hành
chỉ rõ thuộc tính thứ nhất của nó là tính tương đồng với mọi loại kinh
doanh khác, bị chi phối chạt chẽ bởi các quy luật kinh tế thị trường.
Muốn thành đạt bền vững phải có những phẩm chất cần thiết của một
doanh nhân.
Thứ hai, tuy nhiên kinh doanh du lịch lữ hành còn có những đặc thù
riêng. Tính đặc thù của loại hình kinh doanh còn thể hiện ở: 1- Tính đăc
thù của hàng hóa chương trình du lịch, cách thức sản xuất nó . 2- Đăc thù
ở nhu cầu của khách du lịch (người mua). 3 – Đặc thù ở phương thức tiếp
thị. Đặc thù ở cách thuwcr thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các đối tác.
Đây cũng chính là ranh giới để phân biệt giữa nghành kinh tế du lịch với
ngành kinh tế khác. Ví dụ là kinh doanh hàng hóa là xe ô tô, xe gắn máy,
hàng điện tử nông sản áo quần ….thì kinh doanh các loai “chương trình
du lịch” được sản xuất theo quy trình riêng ; nhu cầu khách mua ( khách
du lịch ) cũng mang tính đặc thù. Vi vậy phương thức tiếp thị cũng mang
tính chuyên nghiệp riêng. Đặc biệt khâu giao nhận hàng hóa – tổ chức
thực hiện hợp đồng thì hoàn toàn không đơn giản như khi giao nhận hàng

nông sản, hàng may mặc ô tô, xe gắn máy . Phải thông qua chuyến hành
trình du lịch trên thưc tê mới hoàn thành việc “ giao nhận”, Hoàn thành
trách nhiệm giữa người bán và người mua.Nếu giao nhận 100 tấn gạo
giữa bên mua và bên bán chỉ co thể mất từ 5-8 giờ . Song giao nhận một
chương trình du lịch như chương trình “ Hà Nội – Cố đô Huế - phố cor
hội an – Hà Nội “ 10 ngày/ 9 đêm thì phải mất 10 ngày/ 9 đêm mới hoàn
thành. Chất lượng hàng hóa phải sau chuyến du lịch mooowis đánh giá
được môt cách chính xác. Nói cách khác, ngoài những thuộc tính chung
của kinh doanh trên thương trương kinh doanh du lịch lluwx hành còn có
nhưng đặc thù riêng về nghề nghiệp. Vì vậy muốn tiến hành kinh doanh
du lịch bền vừng bắt buộc phải có tay nghề - phải có nghiệp vụ chuyên
môn.
Thứ ba, Kinh doanh du lịch lữ hành ngoai mục đích lợi nhuận kinh
tế , phải luôn luôn đặt trong mối quan hệ rang buộc với an ninh quốc gia,
an toàn và xã hội giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc . Nó là
nghề không đơn thuần chỉ vì mục đich lợi nhuận kinh tế. Bởi kinh doanh
du lịch lư hành ngoai khách nội địa, còn đươc phép trực tiếp nhập “khẩu
khách”, “xuất khẩu” khách du lịch quốc tế ( đưa khác các nước vào nước
mình và đưa khách nước minh đến các nước khác ) cho nên rất bị lợi
dụng con đừơng du lịch để buôn bán ma túy cổ vật vật phẩm phi văn hóa
cũng như du nhập lối sống phi văn hóa ảnh hương đến an ninh quốc gia,
an toàn xã hội thuần phong mĩ tục. Đây cũng là một điểm khác biệt cần
nhấn mạnh giữa kinh doanh du lịch với các nghành khác. Đối với các
nghành kinh doanh hầu hết hàng hóa là những vật phẩm cụ thể, thông qua
thương nhân để đưa đến tay người tiêu dùng. Ví dụ các loai xe gắn máy
được nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam. Từ đó người tiêu dùng được mua
trực tiếp mua qua các cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Nhưng loại hàng hóa
dược nhập khẩu hoặc nhập khẩu đã được quy định rất chặt chẽ theo luật
pháp. Đối với kinh doanh du lịch lữ hành , người mua là du khách phải di
chuyển theo chương trình đi mua. Nếu là khách du lịch quốc tế phải qua

xuất nhập cảnh. Công dân nước này đi đến các nước khác ngoài con
đương học tập công vụ, học tập , buôn bán … thì hầu hết đi qua con
đường du lịch. Vì thế kinh dooanh du lịch lữ hành là kinh doanh các
chương trình du ngoạn của con người chứ không phải là vật phẩm hàng
hóa đơn thuần. Đoàn khách ở đây. Đoàn khách ở đây ngoài danh nghĩa
chung là khách du lịch còn phải tính dến riêng mục đích của họ. tong đó
không loại trừ khả năng lợi dụng con đường du lịch để tiên hành các hoat
động khác như : buôn bán ma túy , cổ vật quy hiếm , vật phẩm phi văn
hóa ….Thậm chí là hoat đông gian điệp quân sự kinh tế . Vì vậy tronh
kinh doanh du lịch lữ hành phải coi trọng yếu tố an ninh quốc gia, an toan
xã hội và thuần phong mĩ tục của dân tộc mình. Không làm rõ điều này
sẽ dẫn tới tinh trạng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh mất lâu dài của
quốc gia. Thậm chí gây nên hậu quả rất khó khắc phục : như du lịch sẽ,
nạn buôn bán ma túy. Đây là điều đối với các nghành kinh doanh khác có
thể chỉ được đặt ra ở mức độ nhất định vì ít liên đới nhưng đối với kinh
doanh du lịch lữ hành phải luôn đăt thành vấn đề thường trực.
Thứ tư, Khái niệm trên đây còn phân định rõ rệt giữa học vấn bậc
đại học chuyên nghành du lịch với các nghành đại học khác. Như chúng
ta đã biết mỗi chuyên ngành đại học đêu có hệ thống kiến thức chuyên
ngành của mình. Đối với chuyên ngàh du lịch – kiến thức chuyên ngành
thể hiện rõ nhất ở nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành. Bởi kinh doanh
du lịch thực chất là kinh doanh lữ hành. Do đó không được trang bị hoặc
trang bị không đầy đủ loại hình kiến thức này, sẽ không có tay nghề du
lịch ở bậc đại học. Học vấn du lịch sẽ lẫn lộn với các loại học vấn
chuyên ngành khác; hoặc chị là sự vay mượn, áp đặt mà thôi. Vì vậy, bất
cứ cơ sở nào đào tạo về du lịch ở bậc đại học đều phải lấy ‘nghiệp vụ
kinh doanh du lịch lữ hành’ làm trọng tâm. Nếu không, chương trình
đào tạo sẽ rơi vào phiến diện và không định hướng được tay nghề.
Tóm lại, khái niệm kinh doanh du lịch lữ hành vừa chỉ rõ thực tính
chung của kinh doanh du lịch với các nghành kinh doanh khác vừa chỉ

rõ tính đặc thù chuyên biệt của nó đòi hỏi có trình đô tay nghề tương
ứng , nghĩa là phải có học vấn và năng khiếu nghề nghiệp.
II. VAI TRÒ CỦA KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH TRONG
NGHÀNH KINH TẾ DU LỊCH
Có thể nói đối với nghành kinh tế du lịch, kinh doanh du lịch lữ
hành là nghề đặc trưng, mang tính quyết định đối với sự thành bại của
hoạt động du lịch
Bởi lẽ :
1 - Kinh doanh du lịch lữ hành là điều kiện hàng đầu để thu hút
du khách. Bởi vì, trong bốn nghề cơ bản của kinh tế du lịch gồm: Kinh
doanh du lịch lữ hành, Kinh doanh khách sạn- nhà hàng du lịch, Kinh
doanh vận chuyển khách du lịch, Kinh doanh các dịch vụ bổ sung thì
lượng khách nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực kinh doanh
của các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Và lượng khách này sẽ là nguồn
cung cấp khách hàng ổn định cho các doanh nghiệp vận chuyển cũng
như các khách sạn- nhà hàng. Vì vậy, sự tăng trưởng hay yếu kém của
kinh doanh du lịch lữ hành sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nghành
kinh tế du lịch. Trong thực tế ở các quốc gia có nghành du lịch phát triển,
cũng như ở nước ta đã hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa các doanh
nghiệp kịnh doanh du lịch lữ hành với với các doanh nghiệp vận chuyển
và các doanh nghiệp khách sạn- nhà hàng. Giữa ba loại kinh doanh này
có mối liên hệ ràng buộc như sau: Doanh nghiệp lữ hành tìm nguồn
khách. Doanh nghiệp vận chuyển đảm nhận chuyên chở.Doanh nghiệp
khách sạn-nhà hàng dảm bảo khâu ăn, ngủ, nghỉ. Phân tích như vậy ta sẽ
thấy rõ vị trí của nghề kinh doanh du lịch lữ hành.Nhiều khách sạn du
lịch thường buôn bán quỹ phòng cho các hãng lữ hành có nguồn khách
ổn định. Ví dụ trong những năm gần đây, hầu hết các khách sạn 2-3 sao ở
bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô… số phòng đã được ký đặt chỗ với
các hãng lữ hành từ các tháng đầu năm. Vào mùa hè các khách sạn này
không còn quỹ phòng để bán lẻ cho du khách. Qua tiến hành khảo sát

các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội như công ty điều hành-hướng dẫn du
lịch, Công ty du lịch Công đoàn, Công ty du lịch Thanh niên, Công ty du
lịch Hữu nghị, Công ty du lịch Sơn Lâm… và chúng ta thấy: chính các
doanh nghiệp này tạo một nguồn khách ổn định cho nhiều khách sạn ở
các điểm du lịch trong cả nước như tại Hạ Long, Cửa Lò, Huế, Nha
Trang… Ngược lại, ở đâu kinh doanh du lịch lữ hành kém phát triển. Đây
là mối quan hệ hai chiều. Song quyết đinh vẫn là kinh doanh lữ hành để
tìm ra nguồn khách
2 - Kinh doanh du lịch lữ hành chính là nghề hàng đầu của
nghành kinh tế du lịch và để phân biệt với các nghành nghề khác.
Bởi vì, nói đến du lịch là nói đến các cuộc du ngoạn của du khách theo
một lịch trình nhát định đến các điểm du lịch. Vận chuyển, khách sạn,
nhà hàng và mọi dịch vụ khác đều nhằm đáp ứng cho các chuyến du
ngoạn mà thôi. Khảo sát để hình thành các tuyến- điểm du lịch, cũng như
tổ chức các chuyến du lịch đều do nghề du lịch lữ hành đảm nhận
Trên thực tế, mọi quốc gia muốn phát triển kinh tế, lịch đều phải bắt
đầu từ kinh doanh lữ hành. Đó là đầu tư để tao ra tuyến-điểm hấp dẫn,
đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực sản suất chương trình và hướng
dẫn viên. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút du khách. Tích
cực quảng bá về hình ảnh đất nước mình. Đồng thời có cơ chế chính sách
thích ứng để tạo ra những doanh nghiệp du lịch lữ hành đủ mạnh, đủ sức
tham dự “cuộc chơi” với các quốc gia khác trong xu thế hội nhập và toàn
cầu hóa. Đây cũng là quy luật phát triển của du lịch. Không phải ngẫu
nhiên mà du lịch Trung Quốc, du lịch Italia, du lịch Hoa Kỳ, du lịch Ai
Cập… phát triển. Trước hết các nước đó có những tuyến điểm rất hấp
dẫn du khách như Vạn Lý Trường Thành , Cố Cung, Thiên An Môn, Kim
tự tháp… dể tạo ập các chương trình du lịch đủ sức cạnh tranh trên thị
trường. Từ đó họ đầu tư để xây dựng cơ sơ hạ tầng: đường sá, khách sạn
nhà hàng và các dịch vụ bổ sung , tạo thành những trung tâm du lịch để
thu hút khách du lịch. Ở nước ta cũng vậy , tạo lập những tuyến đỉểm hấp

dẫn như Hà Nội, Hạ Long , Huế, Hội An, Lăng Cô, bản làng Tây
Nguyên… chính là điều kiên hàng đầu để phát triển du lịch. Tất cả những
công việc trên đây xét đến cùng đều do các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch lữ hành đảm nhận ở khâu trọng yếu nhất.
Tóm lại, đối với ngành linh tế du lịch, kinh doanh du lịch lữ hành vừa
mang tính đặc trưng, vừa mang tính quyết định đối với sự phát triển bền
vững.
III-LƯỢC SỬ KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH
Hiện tượng du lịch lữ hành nghĩa là hiện tượng đi du lịch theo đoàn
xuất hiện từ thời cổ đại. Song trong một thời gian dài chủ yểu do khách
du lịch tự tổ chức đi di lịch. Nghề king doanh du lịch lữ hành mới xuất
hiện giữa thế kỷ 19 do một người Anh là Tômátcuc sáng lập năm 1841
Tômátcuc bắt đầu tổ chức các chuyến du lịch đông người ở nước Anh
những người khách du lịch chỉ cần đóng số tiền ít hơn số tiền mình tự tổ
chức đi du lịch, nhưng được hưởng những dịch vụ đi lại , ăn ở, tham quan
tốt hơn. Từ đó nghề kingh doanh du lịch lữ hành ra đời. Tomátcuc thành
lập công ty du lịch lữ hành, bàn vé đi tham quan theo các điển du lịch của
nước Anh và các nước Châu Âu. Năm 1865 Tômátcuc tiết tục mở rộng
kinh doanh du lịch lữ hành theo tuyến du lịch đến nước Mỹ và du lịch từ
Mỹ sang Châu Âu. Trong dó cos những chuyến du lịch kéo dài 5 tháng
trên tàu Quâycơ` City vào năm 1877. Năm 1882 Tômátcuc đã tổ chức
chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Công ty của Tômátcuc đã tiến hành
ký kiết hợp đồng với các công ty đường sắt, đương thủy, khách sạn và
xây dựng các chương trình du lịch gồm các điểm danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sửvăn hóa để tạo thành những chương trình du lịch hoàn chỉnh
thu hút khách du lịch, tăng nhanh hiệu quả kinh doanh. Sau Tômátcuc,
lần lượt các tổ chức kinh doanh du lịch lữ hành ra đời như Phòng giao
dịch Plâyxơ và của Henrylian. Cuối thế kỷ 19 nghề kinh doanh du lịch lữ
hành phát triển khá nhanh ở Nga. Năm 1891, ở Nga đã ra đời các câu lạc
bộ du lịch, như câu lạc bộ miền núi Crưm. Những câu lạc bộ này tổ chức

những chuyến du lịch lữ hành cho khách du lịch. Năm 1990 Hiệp hội du
lịch Nga ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
doanh du lịch lữ hành ở Nga. Cùng với nước Nga, hoạt động du lịch lữ
hành phát triển manh mẽ ở các nước Châu Âu, rồi vươn tới các châu lục
khác. Ngày nay, nghề kinh doanh du lịch lữ hành phát triển mạnh mẽ
khắp thế giới. Trên toàn cầu có hàng chục ngàn hang lữ hành. Riêng khu
vực châu Á trong những thập kỷ 80, 90 thế kỷ 20 nghề kinh doanh du
lịch lữ hành rất phát đạt. Trung Quốc có gần 3000 hãng lữ hành, Nhật
Bản có hơn 11000 hãng lữ hành, Malaixia có tới 2000 hãng lữ hành. Việt
nam có trên 70 hãng lữ hành kinh doanh các chương trình du lịch quốc tế
chủ động ( Inbound Tourism) và quốc tế bị động ( Outbound Tourism),
cùng với hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa
IV. CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH LỮ
HÀNH
Để thực hiện kinh doanh du lịch lữ hành,trên thế giới cũng như ở nước ta
đã tổ chức thành các doanh nghiệp. Nếu xét theo nghề nghiệp kinh
doanh thì có 3 loại doanh nghiệp cơ bản
1. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế ; với 2 chức
năng chủ yếu :
Kinh doanh các chương trình du lịch đón khách từ các nước vào
nước mình ( gọi là du lịch lữ hành quốc tế chủ động Inbound
Tourism)
Kinh doanh các chương trình du lịch đưa khách du lịch nước minh
đi các nước khác (gọi là du lịch lữ hành bị động Outbound Tourism)
Đối với nước ta, loại doanh nghiệp kinh doanh du lịc lữ hành quốc
tế được thành lập theo những quy định chặt chẽ của pháp luật. Ví dụ:
Nghị định 27/2001/NĐ-CP của chính phủ nêu rõ muốn thành lập một
doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế.
- Ký quỹ 250(hai trăm năm mươi) triệu đông việt nam.

- Đăng ký kinh doanhtheo đúng quy định của pháp luật.
- Có ít nhất 3 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hướng dẫn
viên.
2. Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Là những doanh nghiệp kinh
doanh các chương trình du lịch đua khach trong nước đi du lịch trong
phạm vi nước mình. Ở nước ta, muốn thành lập một doanh nghiệp kinh
doanh du lịch nội địa cũng phải tuân thủ theo những điều kiện chặt chẽ
của pháp luật.
3. Nhưng đại lý kinh doanh du lịch lữ hành: kinh doanh theo
phương thức làm đại lý cho các hang du lịch quốc tế hoặc nội địa, nghĩa
là thực hiện một công đoạn hoặc nhiều công đoạn do các hang du lịch
quốc tế hay nội địa ủy thác thực hiện.
Tóm lại, quá trình kinh doanh du lịch lữ hành được tổ chức thành
các doanh nghiệp. Và muốn thành lập một doanh nghiệp lữ hàn, đặc biệt
là doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải tuân thủ những nguyên tắc, quy
định chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế và hoàn cảnh thực tiễn của tùng
quốc gia. Nhũng tiêu chuản đó được thể chế hóa thành những quy định
của mỗi nước.
4. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lữ hành: một doanh nghiệp
du lịch lữ hành thường có cơ cấu tổ chức như sau:
- Giám đốc hoặc tổng giám đốc điều hành chung nắm khâu tổ
chức và chủ tài khoản.
- Các phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành từng mảng việc cụ
thể.
- Thư kí giám đóc chủ yếu giúp giám đốc tổng hợp các công việc
hàng ngày.
- Phòng tổ chức hành chính: chủ yếu theo dõi nhân sự và công
việc hành chính, quản trị.
- Phòng nghiệp vụ: tổ chức chương trình du lịch.
- Phòng thị trường: khảo sát thị trường và tiếp thị.

- Phòng điều hành – hướng dẫn: tổ chức thực hiện các hợp đồng
chương trỉnh du lịch trên thực tế.
- Phòng tài chính – kế toán: giải quyết khâu tài chính doanh
nghiệp.
- Ngoai ra một doanh nghiệp lữ hành có thể có hệ thống khách
sạn nhà hàng, đội xe vận chuyển và các chi nhánh, các dịch vụ khác như
vé máy bay, khu vui chơi giải trí…
V . CHU TRÌNH KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH
Cũng như mọi loại hình kinh doanh khác, kinh doanh du lịch lữ hành
diễn ra theo một quy trinh chặt chẽ gồm 4 bước lien hoàn – còn được gọi
là công nghệ kinh doanh du lịch lữ hành:
- Bước 1: Sản xuất chương trình du lịch.
- Bước 2: Tiếp thị và ký kết hợp đồng chương trình du lịch.
- Bước 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng.
- Bước 4: Thanh quyết toán hợp đồng.
Mỗi bước như vậy bao gồm những công đoạn, nhưng thao tác nghiệp
vụ nghiêm ngặt, chặt chẽ, khoa học. Liên kết tất cả các thao tác, các công
đoạn chính là nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành. Muốn kinh doanh du
lịch lữ hành thành đạt, bắt buộc phải nắm được tay nghề, nghĩa là phải nsm
được các thao tác nghiệp vụ của công nghệ du lịch lữ hành để vận dụng
trong thực tiễn kinh doanh.
Câu hỏi ôn tập chương 1
Câu 1 : phân tích khái niệm kinh doanh du lịch lữ hành
Câu 2 : Phân tích cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp kinh doanh du
lịch lữ hành
Câu 3 : phân tích vị trí của kinh doanh du lịch lữ hành trong tổng thể
các nghề kinh doanh du lịch (khách sạn-nhà hàng, vận chuyển khách du
lịch, các loại dịch vụ khác)

CHƯƠNG II

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
VÀ TIẾP THỊ-KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Nghiệp vụ kinh doanh lữ hành tương ứng với chu trình kinh doanh gồm
4 bước cơ bản: 1- Sản xuất chương trình du lịch, 2- Tiếp thị-ký kết hợp
đồng, 3- Tổ chức thực hiện hơp đồng, 4- Thanh quyết toán hợp đồng. Bốn
bước này đan cài vào nhau và quy định với nhau rất chặt chẽ.
I . BƯỚC 1: SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
1. Chương trình du lịch là gì?
Chương trình du lịch là loại hàng hóa đặc trưng của kinh doanh du
lịch lữ hành. Đồng thời nó cũng là hàng hóa du lịch đặc trưng của
nghành kinh tế du lịch. Giống như các loại hàng hóa khác, chương trình
du lịch có những thuộc tính cơ bản: đa chủng loại, đa chat lượng và giá
cả. ví như, về chủng loại thì có chương trình du lịch di tích lịch sử, di tích
văn hóa ; chương trình du lịch đảo biển ; chương trình du lịch bãi biển…
Mỗi chủng loại như vậy tương ứng với một mức độ chất lượng và giá cả
nhất định. Đối với kinh doanh du lịch lữ hành , bước sản xuất chương
trình du lịch, nghĩa là bước sản xuất hàng hóa, có ý nghĩa tiên quyết định
đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có hệ thống chương trình
chất lượng chất lượng cao, giá cả hợp lý thì doanh nghiệp đó sẽ có thj
phần lớn. Ngược lại, nghèo nàn về chương trình sẽ ách tắc về kinh doanh.
Nói cách khác, hệ thống chương trình có ý nghĩa đầu tiên đối với sự
thành bại của doanh nghiệp.
2 . Các yếu tố tạo thành một chương trình du lịch
Một chương trình du lịch được cấu tạo bởi các yếu tố sau :
- Hệ thống các điêm du lịch
- Hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển để đến được từng
địa điểm du lịch
- Hệ thống dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ trên đường du lịch
- Bản thuyết minh chương trình
- Hệ thống cấp cứu y tế, nơi đổi tiền và các dich vụ khác như

dịch vụ báo chí, bán hàng lưu niệm…
- Hệ thống giá cả
Tất cả các thành tố trên đây đươc sắp sếp theo một trình tự chặt chẽ,
hỗ trợ cho nhau, đan cài vào nhau theo nguyên tắc của vận trù học để tìm ra
tính hợp lý tối ưu nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Tuy nhiên trong các
thành tố đó phải lấy hạt nhân là các điểm du lịch . Nói cách khác không có
điểm du lịch sẽ không có các chương trình du lịch. Ví dụ không có Cố Đô
Huế, phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp-
Ai Cập…thì sẽ không có các chương trình du lịch đến các điểm kể trên
3.phân loại chương trình du lịch
Cũng như các loại hàng hóa khác, chương trình du lịch gồm nhiều chủng
loại , chất luợng và giá cả khác nhau. Tuy nhiên, nếu phân loại theo các tiêu
chí cơ bản ta sẽ có nhũng loại chủ yếu sau đây :
a. Chương trình du lịch văn hóa : là chương trình mà các điểm du lịch
cơ bản mang giá trị văn hóa như chương trình du lịch di tích lịch sử , di tích
văn hóa, phong tục tập quán , lễ hội , làng nghề truyền thống, văn học nghệ
thuật , kiến trúc hội họa, âm nhạc… Ví dụ , chương trình du lịch Hà Nội –
Huế - Phố cổ Hội An ; chương trình du lịch Hà Nội- lễ hội Phủ Dầy, chương
trình du lịch làng gốm Bát Tràng ; chương trình du lịch “ Truyện Kiều” của
Nguyễn Du…
b. Chương trính du lịch sinh thái : là chương trình mà các điểm du lịch
chủ yếu mang giá trị thiên nhiên như bãi biển đảo biển, lặn biển, rừng núi,
rừng nguyên sinh, kênh rạch dòng sông, thác nước… Ví dụ chương trình du
lịch Hạ Long, du lịch phong nha, du lịch bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò…du lịch
kênh rạch Nam Bộ…
c. Chương trình du lịch tiếp thị: là chương trình du lịch mà các điểm
điểm du lịch chủ yếu giúp du khách tìm hiểu thị trường buôn bán đầu tư…
như chương trình du lịch các siêu thị, hội trợ triển lãm thương mại khu phố
sầm uất…
d. Chương trình du lịch thăm thân: là chương trình du lịch mà các điểm

du lịch chủ yếu giúp du khách ở xa về thăm quê hương bản quán… như các
chương trình đón việt kiều về thăm đất nước.
đ. Chương trình du lịch thể thao: là chương trình du lịch mà các điểm
du lịch chủ yếu giúp du khách được trực tiếp tham du các hoạt động thể thao
như xem các giải bóng đá, các Olympic, trượt tuyết…
e. Chương trình du lịch vũ trụ: là chương trình du lịch mà những điểm
du lịch nằm ngoài trái đất như du lịch mặt trăng, du lịch sao hỏa ( trong
tương lai)
Trên đây là những chủng loại chương trình du lịch chủ yếu được lưu
thông trên thị trường du lịch. Tuy nhiên phân loại như vậy để dễ nhận biết
tính trội của nó. Còn trong thực tế, các chủng loại đó đan xen nhau và tạo
thành những chương trình du lịch hỗn hợp. Đặc biệt là du lịch văn hóa, du
lịch sinh thái. Ví dụ du lịch chùa hương, tính trội thuộc về lễ hội. Song nó
gôm những hang động, đỉnh núi, lưng đèo…hoặc du lịch kênh rạch Nam Bộ,
tính trội thuộc về kênh rạch, cây trái song nó bao gồm cả sắc thaí văn hóa
của vùng dân cư sông nước, các món ăn Nam Bộ.
4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
Để sản xuất một chương trình du lịch có chất lượng cần trải qua các
công đoạn:
a. công đoạn thiết kế chương trình
Công đoạn này tựa như lao động của một kiến trúc sư hoặc tác giả viết
một kịch bản- gọi là kịch bản du lịch. Nó bao gồm các thao tác:
- Thao tác thứ nhất, chọn điểm và thiết kế sơ bộ. Căn cứ vào nhu cầu
và dự báo nhu cầu của khách du lịch, cùng với hệ thống nhân lực của đất
nước mình, nhà sản xuất chương trình lựa chọn các điểm du lịch thỏa mãn
nhu cầu của du khách. Từ đó thiết kế thành những tuyến du lịch hợp lý, tối
ưu. Đây là những bài toán vật trù, đòi hỏi phải tính toán nhiều lần của những
chuyên gia có tay nghề thực thụ mới tim ra đáp số đúng. Chúng ta biết rằng
mỗi điểm du lịch hàn chứa những giá trị nguyên thủy và không phải điểm du
lịch nào cũng có thể đưa vào khai thác. Ví dụ điểm A có giá trị văn hóa

nguyên thủy rất lớn, nhưng ở một nơi cách biệt không có hệ thống giao
thông, nhà hàng, khách sạn cho khách ăn nghỉ thì điểm A không thể trở
thành một điểm văn hóa du lịch để đưa vào chương trình du lịch, Muốn A
trở thành một điểm du lịch bắt buộc phải có hệ thống đường sá, để đến được
điểm A. Ngay bản thân văn hóa giá trị du lịch của A cũng không thể khai
thác hết cùng một lúc, mà phải bóc tách từng lớp giá trị của A để thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch. Nhu cầu này rất đa dạng. Hơn thế nữa, mỗi vùng,
mỗi tỉnh, mỗi quốc gia có rất nhiều điểm du lịch khác nhau. Mỗi điểm như
vậy có giá trị riêng của nó. Vì vậy phải lựa chọn thế nào để đạt tới tối ưu
theo nguyên tắc khai thác theo chiều sâu lãnh thổ, nghĩa là khai thác có kế
hoạch , khai thác có cơ sở khoa học, khai thác “thâm canh” chứ không phải
“quảng canh”. Nói cách khác, thao tác lựa chọn các điểm văn hóa du lịch để
đưa vào sản xuất một chương trình du lịch –thiết kế một tour du lịch cũng
giống như một tác giả viết kịch bản, phải hình dung được hoàn cảnh của vở
kịch. Đâu là cao trào, đâu là điểm nhấn, đâu là điểm thắt nút, mở nút? Trên
thực tế thiết kế một chương trình du lịch cũng giống như vậy. Nó phải trả lời
được các câu hỏi: trong một chương trình. Tại điểm nào làm cho khách hồi
hộp, chờ đợi? Tại điểm nào làm cho khách du lịch hứng khởi nhất. Cả
chương trình du lịch phải mang đến cho khách du lịch đi từ bất ngờ này đến
bất ngờ khác…Nói tóm lại thao tác thứ nhất của công đọa sản xuất chương
trình du lịch là lựa chọn các điểm du lịch để phác thảo thành những chương
trình du lịch sơ bộ. Hạt nhân của một chương trình du lịch chính là các điểm
du lịch. Một chương trình du lịch có thể bao gồm nhiều điểm khác nhau.
Song nhà sản xuất chương trình phải xác định đâu là điểm chính, đâu là
điểm phụ để đưa vào sản xất chương trình. Ví dụ, từ các điểm du lịch sau
đây : Hà Nội, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cố Đô Huế, Thánh Địa Mĩ
Sơn, Phố cổ Hội An… là những điểm du lịch riêng lẻ.Từ đó có thể lựa chọn
và đưa vào thiết kế thành nhiều chương trình du lịch khác nhau:
- Chương trình 1: Hà Nội - quê hương Chủ tịch Hồ Chi Minh – Cố Đô
Huế - Hà Nội.

- Chương trình 2: Hà Nội – Cố Đô Huế - Hà Nội.
- Chương trình 3: Hà Nội – Thánh Địa Mỹ Sơn – Phố cổ Hội An – Hà
Nội.
Bằng cách này ta có thể thiết kế thành nhiều chương trình du lịch khác
nhau từ các điểm du lịch đang ở dạng nguyên liệu, đơn lẻ. Muốn lựa chọn
được điểm văn hóa du lịch chuẩn xác để đưa vào chương trình du lịch,
nhưng nhà sản xuất chương trình du lịch phải am hiểu các quy luật của văn
hóa du lịch. Đặc biệt là quy luật giá trị của từng điểm văn hóa du lịch theo
hệ thức đẫ được học ở môn tổng quan:
Hàm lượng T + ĐĐ+NB+HT+TL+BS
CTDL =
________________________________________________________
Điểm du lịch
Trong đó : T là giá trị thời gian. ĐĐ là giá trị độc đáo. ĐN là giá trị đơn
nhất. NB là giá trị nguyên bản. HT là giá trị huyền thoại. TL là giá trị tâm
linh. BS là dịch vụ bổ sung
Tóm lại, thao tác thứ nhất là chọn điểm để dựng tuyến sơ bộ. Yêu cầu
của thao tác này là phải lựa chọn được những điểm thỏa mãn nhu cầu của du
khách, đồng thời từ các điểm đó dựng được nhiều tuyến khác để tránh tình
trạng đơn điệu, rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây cũng chính là cái góc
để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Thao tác thứ hai: tính toán để cài các chi tiết bổ sung vào tuyến du
lịch đã thiết kế sơ bộ. hệ thống dịch vụ bổ sung gồm:
+ Yếu tố thứ nhất: Phương tiện đi lại để đưa khách du lịch đến điểm du
lịch. Bao gồm : đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, cáp
vận chuyển, kể cả phương tiện vận chuyển truyền thống như thuyền nan,
thuyền rồng, tứ mã, song mã, voi… Các nhà sản xuất chương trình phải vận
trù để tìm ra phương án vận chuyển tốt nhất, rẻ nhất. Để đến các điểm du
lịch, người ta có thể sử dụng nhiều loại hình vận chuyển khác nhau. Ví dụ để
thực hiện chương trình du lịch Hà Nội – Tây Nguyên – Hà Nội, có thể vận

chuyển khách như sau: Từ Hà Nội đến Diệu Trì đi bằng tàu hỏa. Từ Diệu Trì
đi Buôn Ma Thuật bằng ô tô.Từ Buôn Ma Thuật đến huyện lỵ đi bằng xe
ngựa. Từ huyện lỵ đến các bản đi bằng voi. Con đường khứ hồi thì từ bản về
huyện lỵ vận chuyển bằng voi. Từ huyện lỵ về Buôn Ma Thuật bằng ô tô, từ
Buôn Ma Thuật về Nha Trang bằng ô tô, từ Nha Trang về Hà Nội bằng máy
bay. Đây là những bài toán mang tính sáng tạo của các nhà sản xuất chương
trình. Đặc biệt chú ý tới phương tiện truyền thống ở cự ly ngắn để tạo nên độ
gấp khúc về tâm lý cho du khách. Như vậy chất lượng chuyến du lịch sẽ
được nâng cao. Một ví dụ khác: để đến được các năng tẩm của Cố Đô Huế,
người ta tổ chức du thuyền trên sông Hương. Đi thuyền vừa ngắm được đôi
bờ Hương Giang, vừa tạo nên cảm giác thích thú cho du khách. Chính vì vậy
ở các vùng xa mạc, người ta tổ chức các tour du lịch bằng lạc đà. Trong
phương tiện vận chuyển du lịch, thì phương tiện hiện đại là yếu tố cần,
phương tiện truyền thống là yếu tố đủ để kinh doanh thành đạt. Phương tiện
truyền thống tạo nên sắc thái của từng vùng, từng quốc gia mà khách du lịch
rất ưa thích.
+ Yếu tố thứ hai của hệ thống dịch vụ bổ xung là khác sạn – nhà hàng,
kể cả motel, camping… đảm bảo cho du khách được lưu trú, ăn uống dọc
đường cũng như tại điểm du lịch trong một thời gian nhất định. Loại hình
này cũng có vô số loại phòng, thực đơn khác nhau. Vì vậy đòi hỏi nhà sản
xuất chương trình phải lựa chọn phòng tốt, thực đơn tốt nhất, giá cả hợp lý
nhất theo yêu cầu của từng loại khách. Trong đặc biệt chú ý các phòng ngủ,
nhgir, các món ăn, thức uống mang sắc thái dân tộc. Bởi yếu tố này rất hấp
dẫn khách du lịch mà người ta gọi là văn hóa phòng, văn hóa ẩm thực. Văn
hóa phòng đặt lên hàng đầu yếu tố trang trí nội thất như tranh ảnh, bàn ghế,
giương tủ, ga đệm….Còn văn hóa ẩm thực đặt lên hàng đầu hương vị, màu
sắc cách chế biến, cách trình bày. Đồ ăn thức uống hợp vệ sinh, đủ calo mà
vẫn có sắc thái riêng của từng nơi khách đến như: phở Hà Nội, chả cá Lã
Vọng, bún bò giò heo Huế, cơm lam rượu cần…cùng với văn hóa nhân ứng
xử của nhân viên phục vụ.

+ Hệ thống dịch vụ thông tin gồm: điện thoại, fax, điện tín kể cả
internet Nhà sản xuất chương trình phải tính toán để khách du lịch muốn
tiến hành liên lạc thoonh tin thì đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, tốt nhất, giá cả
hợp lý nhất.
+ Hệ thống cấp cứu y tế: Nhà sản xuất chương trình phải cài hệ thống
này vào chương trình du lịch để chủ động đối phó với các tình huông bất
trắc xảy ra.
+ Hệ thống bảo hiểm, đặc biệt là nhưng chương trình du lịch mạo hiểm
như leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động… Đối với những loại chương
trình này, nhà sản xuất chương trình cần lưu ý đến phương tiện bảo đảm an
toàn cho đoàn khách du lịch.
Tóm lại, thao tác thứ hai của công đoạn thiết kế một chương trình du lịch
là thao tác cài đặt các dịch vụ bổ sung vào bản thiết kế sơ bộ nhằm trả lời
được câu hỏi: vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện nào? Khách du
lịch lưu trú tại đâu? Nghỉ dọc đường ở điểm nào? Khách du lịch ăn uống ở
đâu? Hệ thống thông tin dịch vụ khách du lịch ở đâu? Dịch vụ đổi tiền ở
đâu? Dịch vụ cấp cứu y tế và các dịch vụ khác ở đâu?
Đây là những bài toán vận trù kinh tế để tìm ra xác suất tối ưu. Những bài
toán vật trù này có rất nhiều lời giải khác nhau. Mỗi lời giải như vậy tùy
thuộc vào những điều kiện cụ thể. Ví dụ, với tuyến du lịch Hà Nội – Huế -
Hà Nội có thể đưa ra các phương án:
- Phương án 1: Vận chuyển bằng cả ô tô cả đi và về dọc quốc lộ 1A.
Theo phương án này, nhà sản xuất phải tính toán nghỉ ngủ, ăn dọc đường.
Chăng hạn xuất phát từ Hà Nội lúc 7h thì có thể nhỉ lại ở vinh để ăn trưa,
ngủ qua đêm ở thị xã Đồng Hới, đến Huế lưu trú ở khách sạn Hương Giang.
Các tuyến tham quan Cố đô bằng ô tô, thuyền rồng trên sông Hương…
Trở về: xuất phát từ Huế 7h, nghỉ ăn trưa tại Đồng Hới, nghỉ qua đêm
tại Vinh, sáng hôm sau quay về Hà Nội.
-Phương án 2: Vận chuyển băng tàu hỏa. Theo phương án này, nhà sản
xuất chương trình phải tính toán ô tô đưa đón khách tại sân ga. Còn ăn, ngủ

nghỉ đã được hang vận chuyển lo liệu tại cố đô Huế như phương án 1
- Phương án 3: Vận chuyển bằng máy bay. Phương án này, nhà sản
xuất chương trình phải tính toán kết hợp phương án 2 và phương án 1.
- Phương án 4: đi bằng máy bay, về bằng ô tô. Theo phương án này,
nhà sán xuất chương trình phải tín toán kết hợp phương án 3 và phương án
1.
- Phương án 5: Đi bằng tàu hỏa, về bằng máy bay. Theo phương án
này nhà sản xuất chương trình phải tính toán kết hợp phương án 1 và
phương án 3.
Toàn bộ thao tác 1 và 2 được thể hiện trên bản vẽ gọi là bản vẽ thiết
kế đầy đủ một chương trình du lịch. Để có một bản thiết kế chương trình du
lịch chất lượng cao, cũng giống như các kiến trúc sư, nhà sản xuất chương
trình du lịch phải vẽ đi vẽ lại, tính đi tính lại tỉ mỉ để tìm ra bản thiết kế hợp
lý nhất. Ví dụ: từ các điểm du lịch của nội, ngoại thành Hà Nội như Lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, Phủ Tây
Hồ, thành Cổ Loa…,các nhà sản xuất chương trình du lịch có thể thiết kế
nhiều chương trình du lịch cuối tuần.
Vinh Đ. Hới
Hà Nội
Huế
Vin
h
Đ. Hới
+ Chương trình 1: Xuất phát từ khách sạn Thắng Lợi → Lăng Chủ Tịch
Hồ Chí Minh → khu di tích Phủ Chủ Tịch → Bảo Tàng Hồ Chí Minh →
Phủ Tây Hồ → Khách Sạn Thăng Lợi.
+ Chương trình 2: Xuất phát từ khách sạn Thắng Lợi → đến khách sạn
Cổ Loa → Văn Miếu – Quốc Tử Giám → khách sạn Thắng Lợi.
+ Chương trình 3: Xuất phát từ khách sạn Thắng Lợi → Văn Miếu –
Quốc Tử Giám → chùa Một Cột → Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh → khu di

tích Phủ Chủ Tịch → bảo tàng Hồ Chí Minh → Phủ Tây Hồ → khách sạn
Thăng Lợi…
Như vậy cùng với một hệ thống điểm du lịch, nhà sản xuất chương
trình du lịch có thể sản xuất ra nhiều chương trình du lịch khác nhau tùy
thuộc vào chọn điểm và cài dịch vụ bổ xung.
- Thao tác thứ 3: Cụ thể hóa bằng đơn vị thời gian. Một chương trình
du lịch bao giờ cũng phải được cụ thể hóa bằng đơn vị thời gian. Ví dụ
chương trình 2 ngày 1 đêm, 10 ngày 9 đêm, 15 ngày 14 đêm…Thao tác này
đòi hỏi nhà sản xuất chương trình du lịch sau hki lựa chọn được hệ thống các
điểm du lịch để tạo tuyến và cài dịch vụ bổ xung phải tiến hành phân bố thời
gian. Từ một tuyên có thể tạo thành nhiều tour khác nhau theo yêu cầu của
du khách. Ví dụ tuyến Hà Nội → quê Hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh → Cố
Đô Huế → phố cổ Hội An → Hà Nội có thể phân thành các loại tour: 7 ngày
6 đêm, 12 ngày 11 đêm, 15 ngày 14 đêm… Đây không phải là một thao tác
lắp ráp thời gian đơn giản. Nó cũng là một bài toán vận trù du lịch. Lượng
thời gian của chương trình du lịch phụ thuộc vào:
+ Lượng thời gian của du khách.
+ Cự ly và khả năng vận chuyển giữa các điểm trong tuyến.
+ Khả năng đáp ứng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, thông tin…
+ Độ phong phú của điêm du lichjvaf năng lực của hướng dẫn viên.
Nói cách khác cùng một tuyến điểm có thể tạo ra những chương trình
du lịch với nhiều “thời lượng” khác nhau như 5 ngày 4 đêm, 6 ngày 5 đêm,
15 ngày 14 đêm, 30 ngày, 29 đêm… Điều này phụ thuộc vào năng lực tổ
chức, sự phong phú của từng điểm văn hóa du lịch và năng lực của hướng
dẫn viên du lịch. Chính thao tác này của nhà sản xuất chương trình du lịch
và năng lực thực hiện của nhân viên điều hành và hướng dẫn mà giữ được
khách và kéo dài thời gian du lịch của du khách.
Trên đây là 3 thao tác cơ bản của công đoạn thiết kế chương trình du
lịch. Ba thao tác đó liên hoàn nhau và tương tác với nhau rất chặt chẽ. Trong
kinh doanh du lịch lữ hành còn gọi là bước “mở tuyến” tạo ra sản phẩm. Nó

là một công việc lao động khoa học nghiêm túc, đồng thời rất cực nhọc trong
thực tế. Bởi lẽ nhà sản xuất chương trình phải khảo sát thực địa để thu thập
tư liệu.Muốn có một chương trình du lịch hang động, leo núi, đảo biển…
Trước nhất chính nhà sản xuất chương trình phải khảo sát mới có được
những bản vẽ, bản thiết kế mang tính khả thi. Hiểu như vậy chúng ta mới
hình dung được công việc lao động cực nhọc của công đoạn thiết kế chương
trình du lịch.
b. Công đoạn viết thuyết minh cho chương trình du lịch.
- Vì sao phải thuyết minh cho chương trình du lịch?
Chúng ta biết rằng nếu chỉ dừng lại ở bản thiết kế thì hướng dẫn viên du
lịch khó hiểu hết được ý đồ sản xuất của nhà sản xuất chương trình để sang
tạo trong quá trình hướng dẫn du lịch. Vì vậy khi sản xuất một chương trình
du lịch bắt buộc phải viết thuyết minh cho chương trình. Hơn thế nữa trong
quá trình đào tạo hướng dẫn viên, những kiến thức cụ thể về lịch sử, địa lý,
văn hóa thuộc chương trình du lịch chưa đủ để hướng dẫn viên hoạt động
độc lập. Hướng dẫn viên du lịch chủ yếu chỉ nắm được quy trình hướng dẫn
và kiến thức tổng quát. Do vậy công việc viết thuyết minh cho chương trình
là một công đoạn bắt buộc.
- Yêu cầu của một bản thuyết minh chương trình du lịch.
Một bản thuyết minh chương trình du lịch đòi hỏi phải đảm bảo những
yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, nêu bật giá trị của toàn tuyến du lịch. Bộ phận này thường gọi
là thuyết minh tuyến hoặc thuyết minh trên đường hành trình. Ví dụ tuyến du
lịch Hà Nội – Vịnh Hạ Long – Hà Nội. Tuyến du lịch này đi bằng ô tô dọc
quốc lộ 5, qua Hải Phòng rồi đến Vịnh Hạ Long. Trên Tuyến này du khách
có nhu cầu thẩm nhận cảnh quan thiên nhiên, đời sống xã hội diễn ra trên
quốc lộ 5, hoặc hình ảnh của thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng…
khi đoàn khách lướt qua. Vì vậy nhà sản xuất chương trình phải lựa chọn
những giá trị đặc sắc của toàn tuyến để đưa vào bản thuyết minh chương
trình. Điều này còn giúp hướng dẫn viên tiếp tục sang tạo trên đường hành

trình.
Thứ hai, thuyết minh những điểm đã có trong chương trình. Thuyết
minh điểm bao gồm những giá trị độc đáo, đặc sắc khác lạ của từng điểm du
lịch. Ví dụ tuyến du lịch Hà Nội - Huế - Thánh Địa Mĩ Sơn – Phố Cổ Hội
An – Hà Nội thì thuyết minh điểm là những giá trị của Cố Đô Huế, Thánh
địa Mĩ Sơn và phố cổ Hội An. Để viết được một bản thuyết minh điểm đòi
hỏi nhà sản xuất chương trình phải rất am hiểu giá trị văn hóa du lịch của
từng điểm đó.
Thứ ba, kiến thức phải chính xác, đảm bảo tính chính trị. Nếu từng
điêm còn có tranh cãi về mặt học thuật thì phải lấy quan điểm chính thống
để đưa vào bản thuyết minh. Tuyệt đối không đưa vào bản thuyêt minh
những ý kiến chủ quan của bản than mình.
Thứ tư, văn phong của bản thuyết minh phải mạch lạc, hấp dẫn câu
chữ phải tinh luyện, viết có hình ảnh.
Thứ năm, nếu chuyên đổi ra tiếng nước ngoài thì phải ngang bằng
lượng thông tin. Tuyệt đối không dược lệch thông tin trong quá trình chuyển
đổi.
Thứ sáu, phải có hồ sơ, tư liệu, tranh ảnh làm căn cứ cho bản thuyết
minh. Tài liệu, tư liệu, tranh ảnh phải ghi rõ xuất xứ để tránh tình tgtrangj
không có căn cứ khoa học. Sau khi hoàn thiện, bản thuyết minh cần được
đánh máy và cài vào hồ sơ của chương trình cùng với bản thiết kế.
Sau đây là một bản thuyết minh cụ thể của chương trình du lịch: “
Vinh – quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Vinh” (bằng tiếng Việt) để tham
khảo.
“ Xin thưa quý khác, chúng ta bắt đầu từ thành phố Vinh ngược đường
quốc lộ 46. Xe của chung ta đã đến Thái Lão quê hương của tô tiên anh
hung Nguyễn Huệ. Qua cầu Mượu men theo chân núi Độc Lôi chúng ta
bước vào điaạ phận Nam Đàn. Kia là Kim Liên – Quê hương của Bác Hồ
kính yêu. Xin mời quý khách chầm chậm bước vào mảnh đất lịch sử này.
Kim Liên trước đây thuộc xã chung cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam

Đàn, Timhr Nghệ An gồm làng Kim Liên quê cha, làng
Hoàng Trù quê mẹ của chủ Tịch Hồ Chí Minh, cùng năm làng nữa là Ngọc
Đình, Vân Hội, Tỉnh Lý, Cường Kị, Khoa Cử. Tất cả 5 làng đều ở quanh núi
Chung.
Kia là núi Chung một thắng cảnh trong vùng và cũng là một di tích lịch
sử đã được nhà nước xếp hạng. Với phong cảnh núi Chung nguyễn Thiếp đã
từng viết:
“Chung sơn tại đỉnh hình Vương Tự
Kế thế anh hung vượng tử tôn”
Nghĩa là trên đỉnh núi Chung có hình chữ Vương – đất này đời đời con
cháu sẽ rộ lên những anh hùng.
Năm 1886, khi thực dân pháp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng này,
tú tài Vương Thúc Mậu người làng Kim Liên đã lập đội” chung nghĩa binh”
để đánh giặc bảo vệ quê hương.
Núi Chung tuy không cao nhưng đứng trên đỉnh núi ta có thể thấy một
vùng nước non rộng lớn. Phía Tây có Hùng Sơn còn gọi là Hùng Lĩnh Sơn
đồ sộ từ xưa đã được liệt vào hàng “danh lam mây khói tụ”. Ở đó có đền
thờ vua Mai Hắc Đế và thành Vạn An, một di tích từ thời Mai Thúc Loan
quật khởi chống quân xâm lược nhà Đường năm 772 mà ngày nay còn lưu
truyên 4 câu thơ ca ngợi công lao của ông:
“Hùng cứ Hoan Châu đất bốn phương
Vạn An thành cổ Vạn An Vương
Trăm trận xuất binh át Lý Đường”
Phía Tây Nam có dãy núi Thiên Nhẫn trùng trùng điệp điệp:
“NÚI THIÊN NHẪN ĐỨT RỒI LẠI NỐI
Trông như dàn ngựa ruổi chạy quanh”
Ở đó có thành Lục Niên là đại bản doanh của các anh hùng Lê Lợi –
Nguyễn Trãi trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh giải phóng đất nước.
Phía Tây Nam có núi Lam Thành với 3 ngọn triều khẩu, Phượng
Hoàng, Nghĩa Liệt đứng kề ngã ba Tam Chế của sông Lam một thời trước

đây đã từng làm chỗ cho lỵ sở Hoan Châu. Nơi đây còn có dấu tích của
Nguyễn Biểu, một danh nhân thời hậu Trần khi đối đầu với quân giặc
Trương Phụ đã để lại cho đời sau một tấm gương oanh liệt với kỳ tích “ăn
cỗ đầu người”.
Phía bắc là dãy núi Đạ Huệ, thế núi nguy nga đẹp như tranh vẽ.Ở đây
có thành Hồ Quý Ly và Hồ Hns Thương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ
nền độc lập dân tộc trước họa xâm lăng.
Phía trước Đại Huệ là dãy núi Đại Hải, thế núi như bức tường thành
chống chọi với phong ba biển cả. Mảnh đất này có mộ tổ Quang Trung –
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải cờ đào, dừng chân ở Nghệ An lấy
thêm 5 vạn quân để giữa tết Kỷ Mậu 1789, đập tan 20 vạn quân Thanh,
mang lại thái bình cho đất nước. Khi thắng lợi trở về Quang Trung dự định
chọn thế Đất Đai ở Trung Đô – Dũng Quyết để dựng “Phượng Hoàng
Trung Đô”.
Cách Kim Liên 4 Km về phía Tây là làng Đan Nhiệm nơi chon rau cắt
rốn của nhà yêu nước nhiệt thành Phan Bội Châu – người đã dương cao lá
cờ chống thực dân Pháp trong 20 năm đầu thế kỷ 20. Đứng trên núi Chung
phóng tầm mắt ra xa, ta còn thấy lang Thông Lạng quê hương Lê Hồng
Phong , xã Hưng Nhân quê hương Phạm Hồng Thái, làng Xuân Hồ quê
hương Lê Hồng Sơn, làng Tùng Ảnh quê hương Trân Phú, làng Đông Thái
quê hương Phan Đình Phùng, thành phố Vinh quê hương Nguyễn Thị Minh
Khai. Xa xa nữa, dưới chân hồng lĩnh là quê hương Nguyễn Công Trứ và
Đại thi hào Nguyễn Du.
Kim Liên có phong cảnh hữu tình, nhân dân ở đây rất tự hào với mảnh
đất Hoa Sen Vàng, niềm tự hào đó đúc kết thành những câu cao dao:
“Nhất vui là cảnh quê mình
Kim Liên sen tốt, Ngọc Đình chuông kêu”
Hoặc
“Nhất vui là cảnh Kim Liên
Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người”


Song, khí hậu, thổ nhưỡng và địa hình Kim Liên đòi hỏi con người ở
đất này phải đoàn kết với nhau giành giật với thiên nhiên từng củ khoai hạt
lúa.
Về sinh hoạt văn hóa tinh thần ở Kim Liên có những nét độc đáo
riêng. Những đêm hát phường vải gái trai Kim Liên, Hoàng Trù, Ngọc
Đình, Tình lý, Nguyệt Quả, Bố Ân, Bố Đức…cùng hát. Đây là một loại hình
sinh hoạt đối đáp giữa nam và nữ bằng nhưng làn điệu văn thơ để có được
làn điệu ví dặm đậm nghĩa, đậm tình, đậm chất Nghệ. Thân mẫu Chủ tịch
Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan và dì của Người là bà Hoàng Thị An
một thời là những người hát hay nổi tiếng của quê hương Châu Cự. Những
đêm gió mát trăng thanh, điệu hát đò đưa từ mặt nước sông Lam vọng lên
hòa cùng với tiếng hát dặm phường vải ở tronh thôn xóm, hai bên bờ sông
đã gợi lên trong long người mối tình quyến luyến quê hương và bồi đắp cho
con người một vốn văn nghệ dân gian phong phú, một cuộc sống lành mạnh
lạc quan yêu đời. Ngoài những buổi hát phường vải, hát dặm, hát ví, đò
đưa, tâm hồn người dân Kim Liên còn được nuôi dưỡng bằng những truyện
cổ tích, thần thoại. Những nhân vật như ông Bợ, ông Đùng, ông Bát Ngạo,
những truyện cổ tích như “ Bắt chín mặt trời” , “ Phá cây nước trời” cũng
đã góp phần làm cho con người ở đây có một tâm hồn lãng mạng tích cực,
coi thường hiểm nguy vật chất tầm thường hằng ngày trong cuộc sống.
Nhân dân Kim Liên từ xưa nổi tiếng là có thuần phong mĩ tục và có truyền
thống hiếu học. Những năm đầu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 vùng Nam Đàn
có 4 người học giỏi nổi tiếng được mệnh danh là “ Tứ Hổ Nam Đàn” thì
làng Kim Liên chiếm tới 3 người đó là Vương Thúc Qúy, Trần Văn Lương,
Nguyễn Sinh Sắc. Chỉ có cụ Phan Bội Châu là ở làng Đan Nhiệm.
Thưa quý khách, có thể nói rằng Chung Cự ngày xưa, Kim Liên ngày nay-
quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống , cần cù
lao động, hiếu học, anh dũng đánh giặc xây dựng quê hương. Vị thế địa lý
và truyền thống vẻ vang ấy của Kim Liên đã sinh ra cho dân tộc một người

con vĩ đại.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh đất nước đắm chìm
trong nô lệ, dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hai chữ “mất nước”
dang ngày đêm dày vò trong tâm can của hàng chục triệu người Việt Nam
yêu nước. Hàng chục, hàng chục triệu người dân Việt Nam đã anh dũng
đứng lên đánh giặc cứu nước. Cùng với phong trào chống Pháp đầu tiên
của cả nước, năm 1874 trên đất Nghệ Tĩnh có Trần Tấn và Đặng Như Mai
cờ Bình Tây mà chiến trận xảy ra rất ác liệt ngay trên đất Nam Đàn. Năm
1885, hưởn ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, cùng với nhân dân
cả nước, Nghệ Tĩnh có phong trào Lê Ninh hoạt động mạnh ở Đức Thọ,
Nguyễn Xuân Ôn, Đinh Nhật Tân hoat động ở Yên Thành, Diễn Châu, Lê
Doãn Nhạ hoạt động ở Anh Sơn, Nguyễn Nguyên Thành ở Đô Lương, Đinh
Văn Chất ở Thanh Chương. Tất cả đều sôi sục một phong trào đứng lên
đánh xâm lược Pháp cứu nước. Tại Kim Liên trong 2 năm 1886-1887 dưới
sự lãnh đạo của tú tài Vương Thúc Mậu, nhân dân đã anh dũng tham gia
đánh giặc Pháp. Nỗi đau mất nước và âm vang của những phong trào yêu
nước trên mảnh đất sứ Nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi thơ Chủ Tịch
Hồ Chí Minh.
Thưa quý khách, chúng ta đang bước nhẹ vào làng Hoàng Trù, xã Kim
Liên – quê ngoại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Đây là ngôi nhà tranh 3 gian
nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Còn kia là ngôi nhà cụ Hoàng Đường va
bà NguyễnTthị Kép- ông bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và kia nữa là
ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân.
Tất cả đều nằm gọn trong mảnh đất rộng bảy sào trung bộ. Chúng ta bắt
đầu thăm ngôi nhà tranh rất mực giản dị là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chào
đời. Ngôi nhà do cụ Hoàng Đường dựng năm 1883 vào dịp làm lễ thành hôn
của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan, người con gái đầu của cụ.
Bà Hoàng thị Loan – thân mẫu Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nho
học. Ông ngoại của bà là cụ Nguyễn Văn Giáp ở làng Kẻ Sữa xã hưng Đạo,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đã đậu bôn khoa tú tài. Ông nội của bà

là một nhà nho uyên thâm. Cụ bà Nguyễn Thị Kép thân mẫu của bà là
người phụ nữ có nhiều hiểu biết. Các cụ đêu giàu lòng nhân ái, được nhân
dân yêu mến và kính trọng. Tại ngôi nhà 3 gian này gia đình đã dành 2 gian
ngoài để làm nơi học tập và nơi nghỉ cho ông Sắc. Ỏ đây có một bộ phản
nơi ông nằm nhỉ, một chiếc án thư, 2 cái ghế kê sát cửa sổ là nơi cụ Đường
dậy cho ông Sắc học hành. Sau khi có người con gái đầu lòng, hoàn cảnh
kinh tế có nhiều khó khăn, ông Nguyễn Sinh Sắc không thể dành tất cả thời
giờ cho việc học tập, nên 1885 ông phải mở lớp dạy học tại quê mẹ của
mình là làng Mậu Tài để vừa có điều kiên giúp vợ, nuôi con, vừa tự học rèn
luyện văn chương.
Năm 1891 ông Nguyễn Sinh Sắc lần đầu tiên dự thi Hương, nhwnh kỳ thi
này ông chỉ vào đến nhị trường. Hai năm sau đó, cụ Hoàng Đường qua đời.
Đây là một tổn thất cho gia đình, cho ông Sắc. Ong hết sức băn khoăn là
chưa đậu đạt để thỏa lòng mong ước của người đã phát hiện, vun xới tài
năng của mình – người thầy và là người bố vợ kính yêu. Từ đó ông càng
quyết tâm khổ học và kết quả là kỳ thi Hương năm Giáp ngọ 1894 ông đậu
cử nhân trương Nghệ. Tất cả những kỷ vật trong ngôi nhà này còn ghi dấu
sự miệt mài khổ học của thân phụ Bác Hồ.
Thưa quý khách, kề bên là nơi nghỉ của bà Hoàng Thị Loan. Sau tấm vải
màn nhuộm nâu là chiếc giường nhỏ, đơn sơ. Nơi đây làn lượt 3 người con
của ông Sắc và bà Loan đã cất tiếng chào đời.
- Năm 1884 sinh người con gái đầu lòng là bà Nguyễn Thị Thanh
- Năm 1888 sing người con thứ hai là cậu Nguyễn Sinh Khiêm
- Năm 1890 cậu Nguyễn Sinh Cung tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này
cũng được bà sinh ra trên chiếc giường nhỏ này.
Gian cuối cùng là nơi để bộ khung cửi. Sau những buổi lao động ngoài
đồng về, bà Loan thường tranh thủ tần tảo sớm khuya dệt vải, dệt lụa để
trang trải những khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Kế bên là chiếc
võng cói minh chứng cho một thời cùng tiếng thoi dệt vải là cánh võng đung
đưa của bà đưa các con vào những giấc ngủ ngon lành. Tuổi thơ của các

con, trong đó có tuổi thơ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lớn lên trong tiếng
ru và tiếng thoi đưa nhịp nhàng của khung cửi. Những kỷ vật trong gian
nhà này phản ánh sinh động sự lao động cần cù, tần tảo ngày đêm củ bà
Hoàng Thị Loan. Đồng thời cũng chứng kiến bước đi chập chững, tiếng bi
bô tập nói, những biểu lộ tình cảm bình minh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Thưa quý khách, năm 1895 ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế dự kỳ thi Hội.
Khoa này ông không đậu. Sau đó ông được trường Quốc Tử Giám nhận vào
học. Bà Loan gửi cô Thanh ở lại với bà ngoại rồi cùng chồng vượt gần 400
km vào kinh đô Huế nuôi chồng, nuôi con ăn học. Với nghề canh cửi truyền
thống, không quản khó khăn vất vả, túng thiếu bà vẫn gắng sức mình nuôi
chồng, nuôi con ăn học. Năm Canh Tý bà qua đời. Cha con ông Sắc đón tết
Tân Sửu trong nỗi dau vô hạn, rồi cùng nhau từ biệt cố đô Huế tiếp tục về
sống trong ngôi nhà tranh 3 gian này. Kỳ thi hội lại đến, ông Nguyễn Sinh
Sắc quyết định gửi con cho bà ngoại, rồi lần nữa vào Huế dự kỳ thi. Khổ
luyện ắt thành công . Niềm vinh dự đã đến. Kỳ thi hội này ông đỗ Phó Bảng
trở về, theo tập quan địa phương và nguyện vọng bà con làng Sen, ông Sắc
cùng các con tạm biệt làng Hoàng Trù về sinh sống ở quê nội. Ngày 9-12-
1961 sau hơn 60 năm xa cách Chủ Tịch Hồ Chí Minh mới về thăm ngôi nhà
tranh nơi người cất tiếng chào đời và sống nhưng năm đầu của tuổi ấu thơ.
Người vô cùng xúc động nhìn thấy những kỷ vật gia đình ngày trước nay
vẫn còn nguyên như cũ. Sau những phút giây bồi hồi xúc động, Người ra
ngồi trước thềm nhà để nói chuyện thân mật với bà con làng xóm. Thưa
quý khách, chúng ta tiếp tục thăm ngôi nhà 5 gian của cụ Hoàng Đường-
nơi ghi lại những kỷ niệm thời thơ ấu của Bác Hồ. Chuyện kể rằng được sự
đồng ý của gia đình ông Nguyễn Sinh Trợ, anh ruột ông Sắc, cụ Hoàng
Đường nhận ông Sắc về nuôi cho ăn học. Lúc ấy ông Sắc đã là thiếu niên 15
tuổi. Tại 3 gian nhà ngoài của cụ Hoàng Đường, chàng thiếu niên Nguyễn
Sinh Sắc đã bắt đầu cuộc đời Nho học. Nhờ sự dạy dỗ tận tình của cụ
Đường, ít lâu sau Nguyễn Sinh Sắc đã tỏ rõ là một học trò thông minh hiếu
học. Ngoài sự thông minh hiếu học Nguyễn Sinh Sắc còn là người hăng say

lao động, nề nếp trong sinh hoạt, lễ phép, kính cẩn trong giao tiếp, được
ông ba Hoàng Đường rất quý mến. Hai năm làm môn sinh của cụ Đường,
Nguyễn Sinh Sắc đã tích lũy được một số kieens thức nho học, có thể đam
đạo thơ văn với nhưng học sinh giỏi khóa trước. Cụ Đường đã gửi Nguyễn
Sinh Sắc theo học với cụ đồ nổi tiếng cả vùng Nghệ Tĩnh là Nguyễn Thúc Tự
quê làng Đông Chữ xã Thịnh Tường ( nay là xã Nghi Trường, huyện Nghi
Lộc – Nghệ An). Năm Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, cụ Đường có ý định tôt đẹp
là muốn chọn làm con rể của gia đình. Vượt qua quan niệm “môn đăng hộ
đối” “tao tơ phải lứa, gieo cầu đúng nơi”, cuối năm 1881 lễ hứa hôn giữa
Nguyễn Sinh Sắc với Hoàng Thị Loan được tổ chức trong ngôi nhà gỗ 5
gian này. Hai năm sau, năm 1883 lễ thành hôn của 2 người được tiến hành.
Cụ Hoàng Đường cắt đất vườn phía Tây dựng ngôi nhà tranh 3 gian cho đôi
vợ chồng mới cưới ở riêng nơi ta vừa ghé thăm.
Tại ngôi nhà cụ Hoàng Đường, tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được
sự nâng niu bồng bế của ông bà ngoại, được sống trong tiếng du của ông bà
ngoại bằng những làn điệu dân ca,ví dặm, hát ví đò đưa…
Cũng chính nơi đây tuổi thơ của Người đả được chứng kiến sự dạy dỗ
tận tình của ông bà ngoại với học trò, sự tiếp thu những điều lành, ý đẹp
của cha mẹ qua những buổi đàm đạo trao đổi với ông bà ngoại. Ngay từ bé
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã cảm nhận được sự dạy bảo ân cần của ông bà
ngoại đối với mình. Ngôi nhà này không những là tổ ấm của ông bà Hoàng
Đường mà cũng là nơi thân mẫu của Người được sinh ra và lớn lên, là lớp
học khai tâm ươm mầm tài năng của ông Sắc, là nơi bố mẹ xây dựng hạnh
phúc, là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm êm đẹp của tuổi ấu thơ của Người. Còn
bây giờ mời quy khách thăm nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân – cũng là
nơi ghi lại thời thơ ấu của Bác Hồ. Theo dòng chữ khắc trên xà nhà gian
gian chính giữa “ Tự Đức Tam Thập tứ niên tạo hoàn” (nghĩa là năm Tự
Đức thứ 34 làm xong). Cụ Hoàng Đường dựng nhà thờ này để thờ cố nội là
Hoàng Xuân Miệu, ông Nội là Hoàng Xuân Lý, thân sinh là cụ Hoàng Xuân
Cẩn. Khởi thủy đầu tiên là ngôi nhà gỗ lợp tranh, xung quanh thung phêm

lứa. Đên năm 1930 bà con trong chi họ tu sưa và lợp mái ngói như hiện nay.
Khởi nguyên dòng họ Hoàng là ở làng Hoàng Vân –Kim Động – Hưng Yên.
Vì thế trong nhà thờ tổ có đôi câu đối:
“ Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ”
Chung cự hùng thanh chấn ức niên”.
Họ Hoang là một dòng họ có nhiều người làm quan to. Dưới thời Lê có
Hoàng Liễu Giai được phong Văn trường hầu, Hoàng Nghĩa Giá được
phong Hiệp trung hầu, Hoàng Nghĩa Thành được phong Thái Bảo chúa
quận công. Khi Mạc Đăng Dung chiếm ngôi, Hoàng Nghĩa Giá cùng con là
Hoàng Nghĩa Thành được vua giao cho một cánh quân kéo vào Nghệ Tĩnh.
Sau khi chống Mạc thắng lợi hai người không về Hoàng Vân mà ở lại làng
Dương Xá tổng Phú Long, Hưng Nguyên, Nghệ An.
Đến thế hệ thứ 9 thì có ông Hoàng Phúc Cần chuyển lên Hoàng Trù, lập
ra họ Hoàng ở đây. Sau Hoàng Phúc Cần có 5 thế hệ, có Hoàng Xuân Cẩn
đậu 3 khoa tú tài và sinh ra Hoàng Xuân Đường.
Thưa quý khách, ngày 9 tháng 12 năm 1961 sau khi thăm ngôi nhà
tranh nơi sinh ra và gắn bó quãng đời thơ ấu đầu tiên của mình, chủ Tịch
Hồ Chí Minh đã vào thăm viếng ngôi nhà thờ họ. Đồ cúng tế trên bàn thờ
vẫn được giữ nguyên sạch sẽ, hương khói trang nghiêm, Bác vui vẻ hoi
người bên cạnh: “ngôi nhà được lợp ngói từ bao giờ?”. Bước ra khỏi nhà
thờ thấy cây mít xanh lá xum xuê người nói “ Chà, cây mít ngày xưa nay
vẫn còn”. Bà con trong họ thưa vói người: “ Cây mít ngày xưa thân bị gãy,
thân mít này là trồi mới mọc trên gốc cũ ngày trước”. Người nói tiếp: “cây
mít này thường nhiều quả, cùi mỏng nhưng rất ngọt “. Thấy cảnh cũ, nhớ
người xưa, Người vô cùng bồi hồi xúc động, lưu luyến tạm biệt bà con trong
họ trở về thăm làng sen nơi Người lớn lên trong quãng đời niên thiếu.
Thưa quý khách tạm biệt Hoàng Trù – quê ngoại Bác Hồ, chúng ta về
thăm làng Sen – quê nội. Kia là ngôi nhà cụ Phó Bảng. Nguyễn Sinh Sắc
thân sinh ra Chủ Tịch Hồ Chí Minh ngôi nhà nằm trọn trong mảnh vườn 4
sào 14 thước Trung Bộ thuộc làng Kim Liên xưa – xã Chung Cự, tổng Lâm

Thịnh. Huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
Khoa thi hội năm 1901 ông Sắc đậu phó bảng. Theo tục lệ địa phương
ông Sắc cùng các con rời quê ngoại về sống tại làng Sen nơi chôn rau cắt
rốn cuẩ mình. 15 năm ở với cụ Đường, 38 tuổi dậu phó Bảng, thương cảm
trước cảnh ngộ riêng của ông bà với vinh dự lớn đầu tiên coa người đậu đại
khoa, làng quyết định xuất quỹ công sang tận Xuân La (nay là Xuân Lâm )
mua một ngôi nhà gỗ 5 gian dựng trên đất công mừng ông Phó bảng. Cây
cối trong vườn dân làng cũng trồng cho. Ông Nguyễn Sinh Trợ dỡ lẫm thóc
của mình làm ngôi nhà mừng em đỗ đạt.
Về sống ở đây ông Sắc Phó bảng dùng 2 gian nhà ngoài làm nơi thờ tự
và tiếp khách. Đồ đạc thật đơn sơ mộc mạc. Năm 1957, khi về thăm quê Bác
Hồ xúc động nói: “ xưa nhà Bác nghèo, bàn thờ chỉ làm bằng tre. Không có
chân mà dung 2 miếng gỗ đóng gá vào hai bên cột, để bàn thờ lên, liếp bằng
lứa, trên trải chiếu mộc”.
Bộ phản lớn nhất là nơi tiếp khách đàm đạo của các danh sĩ lúc bấy
giờ như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân, Đặng Nguyên
Cẩn… nay trở thành chứng nhân lịch sử. Bác Hồ thường được cha cho hầu
thuốc nước các cụ. Chính nhưng lúc đó Bác nghe được những câu chuyện
về thời cuộc của xã hội Việt Nam và những việc làm cứu nước của các cụ.
Từ đó mà nhận thức xã hội và lòng yêu nước của Bác được nhen nhóm lên.
Gian thứ ba là nơi nghỉ cô Nguyễn Thị Thanh (chị Bác Hồ). 2 gian còn
lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia đình. Khi về đây ông Nguyễn Sinh Sắc
và các con sông rất thanh đạm, hòa mình với quần chúng nhân dân, được
mọi người thương mến và hết sức giúp đỡ.
Với học vị Phó bảng, trở về Kim Liên ông Sắc có điều kiện để suy
nghĩ về vận mệnh đất nước mà bấy lâu nay thường ấp ủ trong lòng . Ông
còn chăm lo giáo dục con trưởng thành, nối chí của mình. Một mặt ông cho
cậu Nguyễn Sinh Cung học với cử nhân Vương Thúc Quý, mặt khác thường
cho cậu đi cùng khi giao du đây đó. Cho nên mỗi việc làm, lời nói cử chỉ
hàng ngày của ông đều tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới Người.

Những buổi bình văn của các cụ, những buổi bàn luận thời thế để rút
ra sự thất bại trong phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng, Nguyễn
Xuân Ôn dã hướng suy nghĩ của cậu Cung về con đường hưng vong của đất
nước….
Trong “Phan Bội Châu niên biểu”, cụ Phan kể lại: thời kỳ này cậu
Cung đã cảm nhận được hai câu thơ cụ ngâm:
“ Tuc dạ bất vong duy truc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương”
Từ đó mở ra đường hướng mới trong suy nghĩ và hành động của
Nguyễn Sinh Cung.
Đầu năm 1905, PhanBội Châu xuất dương sang Nhật, khởi xướng
phong trào yêu nước rộng khắp cả nước. Sớm mẫn cảm với con đường
chính trị, Nguyễn Sinh Cung đã từ chối con đường đông du và bắt đầu có
những hoạt động yêu nước khác.
Theo Trần Dân Tiên: “khi Chủ Tịch Hồ chi Minh còn là người thiếu
niên 15 tuổi, người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất dau xót trước cảnh
thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ anh đã có chí đuổi thực dân Pháp,
giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên
lạc”.
Ngôi nhà ông Phó bảng đã gắn bó với một giai đoạn hết sức quan
trọng trong cuộc đời niên thiếu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Là kỷ vật chứng
kiến quá trình lao động, học tập và trưởng thành thời niên thiếu của Bác
Hồ, ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước về nhận thức xã hội
và bước đầu có những hoạt động yêu nước của Người. Thưa quý khách sáng
16-6-1957, cả xã Kim Liên hân hoan đón Chủ Tịch Hồ Chí Minh về thăm
quê sau 50 năm xa cách. Xe ô tô đưa Bác vào nhà khách, Người vui vẻ nói:
“Nhà khách để đón khách còn Bác là chủ thì để Bác về thăm nhà”. Nói rồi
Người đi về nhà mình, thấy cánh cổng tre mở rộng, nhưng Bác giơ tay chỉ “
Cổng ngày xưa ở đầu kia”. Bàn chân của Người lần theo dấu chân thuở
niên thiếu đi vào nhà. Sau khi thăm lại những kỷ vật gắn bó thân thiết thuở

thơ ấu, Người hỏi thăm giếng Cốc, lò rèn cố Điền là những nơi một thời
Người thường gánh nước, thổi bễ, rèn đồ chơi thuở nhỏ…
Ngày 9-12-1961, cả xã Kim Liên lại vinh dự đón Người về thăm lần
thứ hai. Ngôi nhà ông phó bảng từ đó còn là nơi chứng kiến hai lân Người
về thăm “quê hương nghĩa nặng tình cao”. Bây giờ chung ta đến thăm lò
rèn Cố Điền và Giếng Cốc. Lò rèn của cố Hoàng Xuân Luyến ( nhân dân
thường gọi là cố Điền) cách nhà Bác chừng 100m. Nơi đây, thuở nhỏ Bác
thường ghé chơi và chứng kiến cảnh ông Điền đập đe, dát sắt để rèn nên
những công cụ lao động nghề nông cho dân làng. Còn đây là giếng Cốc
cũng từng ghi lại những kỷ niệm thời niên thiếu của Bác. Nước Giếng trong
và ngọt dân làng nhớ ơn người đào ra giếng nên gọi là giếng Cốc. Những
năm 1886-1887 khởi nghĩa Vương Thúc Mậu bị đàn áp, Vương thúc mậu bị
hi sinh, một số người phải giấu vũ khí xuống đây để khỏi phải rơi vào tay
giặc. Thuở nhỏ cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra giếng Cốc gánh nước cho
gia đình dùng. Năm 1957 khi về thăm lần đầu, Chủ Tịch Hồ Chí Minh hỏi
bà con “giếng Cốc nay còn nũa không?” và Người nói tiếp “ nước giếng
Cốc trong và ngọt, nấu chè xanh và làm tương ngon nổi tiếng cả vùng”.
Bây giờ quý khách thăm nhà thầy cử Vương. Cụ Cử Vương là thầy đồ
nổi tiếng cả vùng Kim Liên lúc bấy giờ và là người thầy giáo đầu tiên của
Chủ Tịch Hồ Chí Minh thuở niên thiếu. Thầy cử Vương Thúc Quý là con
trai của tú tài Vương Thúc Mậu người có công kháng Pháp ở Kim Liên.
Thầy là người học nổi tiếng, được phong là tứ hổ của Nam Đàn – “uyen bác
bất như San, tài hoa bất như Quý, Cường kí bất như Lương, thông minh như
Sắc” nghĩa là: không ai hiểu biết rộng như Phan Văn San, không ai tai hoa
như Vương Thúc Qúy, không ai nhớ giỏi như Trần Văn Lương, không ai
thông minh như Nguyễn Sinh Sắc. Ngưỡng mộ trước đức tính nghĩa hiệp và
tài danh của bạn, năm 1901 khi trở về làng Sen ít lâu, ông Nguyễn Sinh Sắc
đã cho Nguyễn Sinh Cung theo học vơi thầy . Phương pháp học của thầy là :
“tiên học lễ, hậu học văn”. Trước hết phải học làm người, rồi sau mới học
tri thức. Thầy thường lấy những sự tích lịch sử đông, tây, kim, cổ để răn

dạy, khích lệ tinh thần yêu nước, kêu gọi hợp quần, ái quốc. Tới lớp học
Nguyễn Sinh Cung chăm chú, say mê nghe thầy cử Vương giảng bài. Một
hôm thắp đèn đốt hương để tưởng niệm cụ Tú Mậu, thầy lỡ tay lam dầu trên
đĩa đền chảy xuống đế đèn. Nhân sụ việc đó thầy ra một vế đối: “Thắp đèn
lên, dầu vương ra đế” để thăm dò ý kiến học trò. Một học trò nhanh ý lấy
ngay cây hương thầy đốt trên bàn thờ để đối “ đốt hương rồi, gió tạt bay
tàn”. Thầy cử Vương chê câu này ý chí yếu ớt. Nguyễn Sinh Cung đối theo
ý của mình đang suy nghĩ: “Cưỡi ngựa dong thẳng tấn lên Đường” được
thầy rất chú ý vì nó vượt ra ngoai ý nghĩ thông thường của một cậu bé mới

×