Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đồ án môn học Tài chính tiền tệ Hutech 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.38 KB, 24 trang )

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
VẤN ĐỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM
Ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Trần Thị Trúc Sơn
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Lâm Phương Dung 121119027512DTC06
Trần Mộng Nghi121119066912DTC06
Vũ Thị Mỹ Hạnh121119036412DTC06
Lê Hoàng Phúc121119079012DTC06
TP. Hồ Chí Minh, 2014
1
2
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là bài làm của riêng nhóm, được xuất phát từ
yêu cầu phát sinh trong việc học để hình thành hướng nghiên cứu. Các thông tin,
tài liệu trích dẫn trong đồ án đã được ghi rõ nguồn gốc và kết quả trình bày được
thu thập trong quá trình làm là trung thực.
TP.HCM, ngày 14 tháng 04 năm 2014
(Ký và ghi rõ họ tên)
3
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại học Công nghệ TPHCM, đặc biệt là cô Trần Thị Trúc Sơn đã
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đồ án môn học này.
Trong quá trình làm đồ án môn học, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các
Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn
còn hạn chế nên bài đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để học thêm được nhiều kinh nghiệm
và sẽ hoàn thành tốt hơn bài đồ án môn học sắp tới.
Trân trọng.


TP.HCM, ngày 14 tháng 04 năm 2014
(Ký và ghi rõ họ tên)
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTW Ngân hàng trung ương
NHTM Ngân hàng thương mại
CNTT Công nghệ thông tin
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
PTTT Phương tiện thanh toán
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
POS Point of Sale - Hệ thống tính tiền
ATM Automated teller machine - Máy rút tiền tự động
5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1: Thị phần tổng số lượng thẻ năm 2010. Nguồn: Hội Thẻ ngân hàng Việt
Nam.
Biểu đồ 2: Số lượng máy ATM và POS đến 30/6/2011. Nguồn: Tạp chí Ngân hàng
số tháng 9/2011 .
Sơ đồ 1: Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt. Nguồn: BCVN News Sưu
tầm và tổng hợp.
6
MỤC LỤC
TÓM TẮT
1
1. GIỚI THIỆU
1
2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3

Biểu đồ 1: Thị phần tổng số lượng thẻ năm 2010
6
Biểu đồ 2: Số lượng máy ATM và POS đến 30/6/2011
6
Sơ đồ 1: Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt
7
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8
4.1. KẾT LUẬN
8
4.2. KIẾN NGHỊ
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7
10
8
VẤN ĐỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI VIỆT NAM
TÓM TẮT
Bài viết này phân tích tình hình và biến động của thanh toán không dùng
tiền mặt trong dân cư. Cả hai phương pháp định tính và định lượng được sử dụng
để phân tích và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm gia tăng việc thanh toán
không dùng tiền mặt trong khu dân cư. Từ những kết quả tìm được giúp chúng ta
thấy được sự phát triển cùng với những lợi ích của việc đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt trong nền kinh tế hiện nay.
Từ khóa: thanh toán, tiền mặt, ATM, POS, TTKDTM
1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, hòa chung vào nhịp độ tăng trưởng và phát triển
của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã từng bước đổi mới và phát triển
nhanh chóng. Chúng ta đã từng bước tạo lập được hệ thống Ngân hàng lớn mạnh cả

về năng lực hoạch định chính sách, năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh
doanh, mạnh cả về trình độ công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tạo điều kiện cho hoạt
động của Ngân hàng bắt kịp với tốc độ phát triển của cơ chế thị trường. Trong sự
hình thành của các hoạt động Ngân hàng nói chung, chúng ta không thể phủ nhận
vai trò to lớn của hoạt động thanh toán qua Ngân hàng đặc biệt là thanh toán không
dùng tiền mặt. Kết quả của hoạt động này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu
hết mọi lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Thực tế cho thấy, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt đã thật sự
mang đến nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia: thu hút nhiều hơn các khoản tiền nhàn rỗi
trong xã hội; tăng nguồn vốn cho đầu tư, mở rộng sản xuất; tăng khả năng kiểm soát
khối lượng tiền trong nền kinh tế của Ngân hàng Trung ương, góp phần thúc đẩy
điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường
công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế, nâng cao lòng tin của nhân
9
dân vào Ðảng và Nhà nước. Ðặc biệt, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
còn góp phần tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng một cách thiết thực và hiệu quả
thông qua việc đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng được các yêu cầu ngày
càng cao của xã hội trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Ngoài ra, việc không sử
dụng tiền mặt trong lưu thông còn là một trong những thước đo quan trọng của việc
ứng dụng công nghệ thông tin đối với các dịch vụ ngân hàng thương mại.
Trên nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet, hoạt động thương mại
điện tử ở Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ. Theo kết
quả điều tra của Bộ Công thương cuối năm 2009 cho thấy, gần như 100% doanh
nghiệp được điều tra đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy
mô và mức độ khác nhau và phát triển trên hầu khắp các tỉnh thành của cả nước.
Cùng với đó, hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trên internet đã từng
bước phát triển và dần trở nên quen thuộc. Nhờ đó, hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt đã có những bước phát triển đáng kể và đang ngày càng thể hiện vai
trò và lợi thế vượt trội so với các phương tiện thanh toán truyền thống trước đây.

Từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương tiện TTKDTM đã được phát
triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT như internet banking,
mobile banking, ví điện tử,… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh
toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Các dữ liệu định tính và định lượng được tham khảo từ những trang web đã
thống kê trước đây, cùng với những trang web đưa tin về vấn đề TTKDTM của các
Ngân hàng tại Việt Nam. Dữ liệu định tính được sử dụng để đưa ra tính chất và diễn
giải cho những vấn đề mà dữ liệu định lượng đã thể hiện trên biểu đồ.
Kết quả tìm được dựa trên cơ sở dùng các phương pháp như: phương pháp
thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng; phương pháp mô tả nhằm
đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng nghiệp vụ TTKDTM đối với khách hàng cá
nhân; phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để
thể hiện khả năng phát triển của TTKDTM.
10
Phương pháp nghiên cứu của đồ án đi từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, từ đó
đưa ra những phân tích, so sánh, nhận xét. Với mong muốn thanh toán không dùng
tiền mặt sẽ phát triển và được chấp nhận rộng rãi, chúng tôi chỉ tập trung vào hình
thức thanh toán bằng thẻ thanh toán. Nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về sự
phát triển và tầm quan trọng của TTKDTM, chúng tôi đã tìm và trình bày dữ liệu
theo bố cục sau:
- Thông tin thực trạng sự phát triển TTKDTM.
- Các cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho TTKDTM.
- Hoạt động thanh toán thẻ tại ĐVCNT.
- Sự cần thiết của việc phát triển TTKDTM.
3. Kết quả nghiên cứu
Thanh toán không tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại
nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Bỉ, Pháp, Canada với giá trị chi tiêu
không dùng tiền mặt của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng
ngày. Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ sử dụng tiền mặt

trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004
xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%.
Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM)
phát triển khá nhanh. Số lượng tài khoản cá nhân tăng trung bình mỗi năm từ 130%
- 150% về số tài khoản và 120% về số dư. Có được kết quả như trên là do nhiều yếu
tố tác động như: môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những
thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch của các ngân hàng
được mở rộng, thanh toán điện tử liên ngân hàng được triển khai có hiệu quả,…
Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành PTTT phổ biến tại VN, được các NHTM
chú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng. Đến cuối tháng 6/2011,
lượng thẻ phát hành đạt khoảng 36 triệu thẻ với khoảng 234 thương hiệu thẻ, trong
đó thẻ ghi nợ chiếm tới 95%. Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh
huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài
khoản tại ngân hàng; cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện
ích khác nhau.
11
Cùng với việc phát hành thẻ đa tiện ích và đầu tư thêm POS/EDC tại các
Đơn vị chấp nhận thẻ, các NHTM cũng bắt đầu quan tâm đến độ an toàn, bảo mật
đối với thẻ thanh toán. Một số NHTM đã phát hành các loại thẻ chip có độ bảo mật,
an toàn cao và có khả năng tích hợp đa tiện ích, mạng lại nhiều tiện lợi cho khách
hàng. Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip là phù hợp với xu thế chung, có ý
nghĩa quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán và mở rộng các
dịch vụ dùng thẻ.
- Internet banking: năm 2004, mới chỉ có sự tham gia của 3 NHTM thì đến năm
2008, con số này đã lên tới 25 và đến nay thì hầu hết các NHTM đều tham gia cung
cấp dịch vụ internet banking cho khách hàng. Ngoài các tiện ích cơ bản như truy
vấn thông tin tài khoản, xem tỷ giá, lãi suất, sao kê tài khoản, thông tin giao dịch,
dịch vụ internet banking còn cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn
dịch vụ như tiền điện, nước, cước viễn thông, phí bảo hiểm, phí giao dịch chứng
khoán, tiết kiệm online…

- Mobile banking: xuất hiện ở Việt Nam năm 2003 nhưng cho đến nay các NHTM
hầu hết chỉ sử dụng kênh SMS để truy vấn thông tin chung của ngân hàng và thông
tin tài khoản. Mặc dù chức năng thanh toán/chuyển khoản trên kênh mobile banking
được phát triển từ năm 2006 nhưng đến nay chỉ có một vài ngân hàng cung cấp.
Nhìn chung mobile banking chưa là kênh thanh toán phổ biến trong dân cư.
- Kênh thanh toán qua ví điện tử: xuất hiện và sử dụng tại VN từ cuối năm 2008, Ví
điện tử cho phép người dùng có thể giao dịch, thanh toán trực tuyến các hàng hóa,
dịch vụ tại các wesite thương mại điện tử và thực hiện nhiều dịch vụ tiện ích khác.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép 1 NHTM và 8 tổ chức không
phải ngân hàng được thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử. Các tổ chức này đã chủ
động, tích cực triển khai hợp tác với các NHTM, đơn vị kinh doanh thương mại
điện tử để cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện tích như: thanh toán cho các giao
dịch mua bán trên các website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện
thoại di động, thanh toán hóa đơn, tiền mua hàng…
- Kênh thanh toán qua www.paypal.com: hiện đã có một số ngân hàng liên kết với
Paypal để cung cấp dịch vụ xác nhận, rút tiền. Hiện tại, số lượng và giá trị giao dịch
qua kênh này chưa lớn.
* Cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ TTKDTM đã được thiết lập
12
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã hoàn thành kết nối
63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thống
thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,
hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu
cầu thanh, quyết toán tức thời và số lượng giao dịch thanh toán ngày càng cao của
nền kinh tế. Đây là hệ thống thanh toán tạo ra bước phát triển đột phá về nền tảng
cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển các phương tiện TTKDTM mới.
Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM cũng có sự phát triển vượt bậc,
nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ
cho hoạt động thanh toán. Hầu hết các NHTM đã thiết lập được hệ thống core
banking, hệ thống thanh toán nội bộ với công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTM

cung ứng các dịch vụ, PTTT hiện đại và khả năng kết nối trực tuyến, mang lại nhiều
tiện ích cho khách hàng.
Nhìn chung hạ tầng kỹ thuật trang bị cho dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ
thanh toán nói chung đã được cải thiện đáng kể. Số lượng ATM và POS có tốc độ
tăng trưởng rất nhanh. Tính đến cuối tháng 6/2011, trên 12.800 ATM và 63.400
POS/EDC đã được lắp đặt. Sau khi 3 liên minh thẻ Banknet - Smartlink - VNBC
hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, chủ thẻ của 3
liên minh này đã có thể thực hiện các giao dịch trên hệ thống ATM của nhau. Hệ
thống POS của 8 NHTM ở Hà nội, 15 NHTM ở Tp.HCM và Đà nẵng đã liên thông
nên chủ thẻ của một số ngân hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán tại POS của các
ngân hàng khác, tạo tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm cho
phí đầu tư mở rộng mạng lưới POS và góp phần giảm tải hệ thống ATM của từng
ngân hàng. Sự kiện kết nối liên thông ATM và hệ thống POS là bước phát triển đầu
tiên trong việc triển khai xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử hiện đại, mang lại các
tiện ích và văn minh thanh toán đến đông đảo tầng lớp dân cư. Ngoài việc cung cấp
các dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, các ngân hàng còn chủ động
nghiên cứu và triển khai nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanh
toán hóa đơn dịch vụ (điện, nước, viễn thông, bảo hiểm…), góp phần mang lại tiện
ích cho khách hàng, các ngân hàng đã rất tích cực trong việc mở rộng phạm vi
ngành hàng phối hợp lắp đặt mạng lưới POS, trong đó chú trọng các ngành kinh
13
doanh bán lẻ, các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng ngày như dịch vụ taxi, dịch vụ bán
vé tàu xe,… qua đó giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
Biểu đồ 1: Thị phần tổng số lượng thẻ năm 2010
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
Biểu đồ 2: Số lượng thẻ ATM và POS đến 30/6/2011
Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số tháng 9/2011
* Hoạt động thanh toán thẻ tại ĐVCNT
Với nỗ lực mở rộng mạng lưới, doanh số thanh toán thẻ của các NHTM đã
không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2010, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của

toàn thị trường đạt gần 1.500 triệu USD, cao gấp 3 lần năm 2006. Mạng lưới thanh
toán thẻ tại VN đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mang thương hiệu Visa,
MasterCard, Amerrican Express, JCB, Dinners Club, CUP và DiscoverCard là các
thương hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất thế giới hiện nay. Đối với hoạt động
thanh toán thẻ nội địa, thời gian gần đây, các NHTM đã chú trọng đầu tư và tích cực
14
mở rộng mạng lưới ĐVCNT nội địa, trong đó chú trọng các ĐVCNT trong các lĩnh
vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, các sản phẩm
thời trang và một số dịch vụ tiện ích hàng ngày khác nhằm tạo cơ sở thuận lợi và dễ
dàng cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
Với lợi thế đặc thù xuất phát từ tính chất phổ biến rộng rãi dịch vụ thanh toán
thẻ ghi nợ nội địa đang dần thể hiện các đóng góp quan trọng trong việc tạo thói
quen và nâng cao nhận thức của người dân về PTTT hiện đại, đẩy mạnh hoạt động
TTKDTM trong dân cư. Năm 2010, doanh số thanh toán thẻ nội địa tại ĐVCNT của
các ngân hàng đã đạt hơn 2.000 tỷ đồng và thẻ quốc tế đạt gần 1.370 triệu USD,
tăng 29% so với năm 2009. Cùng với việc tích cực kết nối mạng lưới POS nội địa
và sự hiểu biết, thói quen dùng thẻ ngày càng tăng trong đại bộ phận dân cư, doanh
số này chắc chắn sẽ gia tăng mạnh hơn rất nhiều trong thời gian tới.
* Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TTKDTM đang từng bước hoàn thiện
Nghị định 35/2007/NĐ-CPP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động
ngân hàng; Chỉ thị 20/2007/CT-TTg, Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN về việc trả lương
qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước; Quyết định
20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế về phát hành, sử dụng, thanh toán và cung
cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng cộng với những sửa đổi bổ sung về lĩnh vực thanh
toán trong Luật NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 đã và đang từng
bước xác lập và hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại,
tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng và các hoạt động thương mại điện tử,
cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến
trên mạng trong phạm vi toàn xã hội.
Ngoài ra, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định các tội

danh cụ thể liên quan đến công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc đấu tranh phòng
chống tội phạm trong thanh toán, là chế tài quan trọng nhằm tạo niềm tin của người
dân trong sử dụng các phương tiện TTKDTM. Điều này đặc biệt quan trọng bởi lẽ
hiện nay, đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán trong khu vực dân cư
không còn giới hạn ở các ngân hàng mà còn có các công ty cung cấp dịch vụ trung
gian thanh toán, vì thế mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn.
* Những hạn chế
15
- Các dịch vụ, PTTT chưa phong phú và tiện ích chưa cao
Mặc dù thời gian qua, NHNN đã triển khai một số chương trình mang tính
định hướng thị trường nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển mạng lưới POS thẻ nội
địa, tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nội địa vẫn gặp rất nhiều khó
khăn, trở ngại. Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người Việt Nam, vốn
quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng
tiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các ATM, nên việc sử dụng các phương tiện
TTKDTM còn rất hạn chế.
Các PTTT hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu
thanh toán trong nền kinh tế. Các PTTT này còn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn
người dân; tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với
các PTTT mới. Các thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt,
ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện
TTKDTM, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến.
Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sự
chuyển biến thực sự về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanh toán
hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt nhưng thực tế là 83% giao dịch thực hiện
tại hệ thống ATM là để rút tiền mặt, việc chuyển khoản chủ yếu được thực hiện
trong nội bộ từng ngân hàng; dịch vụ đi kèm ATM đã có nhưng chưa nhiều. Hệ
thống POS chưa phát triển rộng, thanh toán qua POS còn hạn chế; số lượng giao
dịch qua POS còn ít (chỉ đạt chưa đến 5% doanh số bán hàng).
- Phí chưa thỏa đáng

Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí
ngân hàng, một phải là phải công khai doanh thu. Vì thế, một số ĐVCNT dù đã ký
hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao
dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng
trả tiền mặt,…
Thực tế các ngân hàng chạy đua hạ mức phí chiết khấu cho các ĐVCNT
khiến cho việc phát triển mạng lưới POS không có hiệu quả do các ngân hàng
16
không có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự để
phát triển ĐVCNT.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán còn hạn chế
Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa
đồng bộ, bởi đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nên thường chỉ có các NHTM có
tiềm lực về tài chính mới có khả năng đầu tư các trang thiết bị phục vụ hoạt động
thanh toán, mở rộng các PTTT mới. Mặc dù số lượng ATM, POS được lắp đặt tăng
đều qua các năm nhưng thực tế là tỷ trọng so với số dân vẫn còn thấp, chưa phân bố
đều (chủ yếu tập trung tạo các đô thị lớn, khu công nghiệp). Hoạt động của hệ thống
phục vụ thanh toán chưa đảm bảo, còn tiềm ẩn nguy cơ về bảo mật; sự hợp tác giữa
các nhà cung cấp dịch vụ với các ngân hàng gặp trở ngại do sự khác biệt về hệ
thống quản lý, cơ sở dữ liệu…
- Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch vụ
thanh toán mới ra đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập. Các cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy TTKDTM chưa thật đồng bộ, chưa khuyến khích đầu tư
mạnh cho cơ sở hạ tầng; sự phối kết hợp giữa những biện pháp hành chính và biện
pháp kích thích kinh tế chưa đủ mạnh đề đưa chủ trương đi vào cuộc sống.
Đối với dịch vụ thẻ, cho đến nay, các cơ quan quản lý vĩ mô như Chính phủ,
NHNN, Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành chính sách nhằm tạo một bước đột phá đối
với dịch vụ thanh toán thẻ như: quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải
thanh toán qua thẻ, giảm thuế/hoàn thuế cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ,

miễn/giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị thanh toán thẻ EDC…
* Các nguyên nhân chủ yếu
- Thói quen và nhận thức của người dân
Tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở
thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen
sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển
TTKDTM. Theo tính toán của Hiệp hội thẻ ngân hàng VN, lượng tiền mặt được rút
ra qua ATM mỗi năm khoảng 550.000 tỷ đồng.
- Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM
17
Đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ TTKDTM không
chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với thanh toán bằng tiền mặt.
- Kinh tế không chính thức
Đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo
quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện TTKDTM là
rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là
kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, Đối
với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện TTKDTM có
thuận tiện thì đó vẫn không phải là PTTT được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che
dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia.
- Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện
Mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán
đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Hệ thống văn
bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục
được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của
người sử dụng.
Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về CNTT và sự ra đời của hàng loạt
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn chỉnh gấp để bao
hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng,

các tổ chức CNTT cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng,
các tổ chức làm dịch vụ thanh toán,…
- Vốn đầu tư vào hoạt động này kém hiệu quả
Từ giác độ các NHTM, vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán
là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn, thời gian thu hồi
vốn dài hạn mà hiệu quả đầu tư lại thấp. Vì vậy, chỉ có những ngân hàng có tiềm
lực mạnh về tài chính mới có khả năng tập trung đầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động thanh toán. Các ngân hàng nhỏ chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng lưới
với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật
18
khác giữa các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói
chung để đi đến thoả thuận kết nối thống nhất.
Nhưng ngay cả đối với các ngân hàng lớn, việc phát triển và duy trì hoạt
động của mạng lưới ATM vẫn rất khó khăn. Cũng bởi chi phí đầu tư cho ATM khá
lớn (bao gồm chi phí mua máy, lắp đặt, bảo trì, chăm sóc, vận hành, lắp đặt camera,
…) trong khi các ngân hàng không có nguồn thu đối với hệ thống ATM. Hơn nữa
số tiền duy trì trong tài khoản của khách hàng chỉ tương ứng với số tiền các ngân
hàng phải nạp sẵn vào máy ATM cũng như để dự trữ cho việc tiếp quỹ ATM, do đó
ngân hàng không được hưởng lợi nhiều từ các khoản tiền này. Trong khi đó, các
ngân hàng vẫn chưa được thu phí giao dịch ATM nội mạng để bù đắp một phần chi
phí đầu tư cho hệ thống ATM. Riêng chi phí ban đầu một máy ATM đã lên tới
20.000 USD. Hiện nhiều doanh nghiệp đang phải bù lỗ cho dịch vụ ATM với số
tiền bù lỗ khoảng 10-30 tỷ đồng/năm. Trong tình hình huy động khó khăn như hiện
nay thì các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có mạng ATM lớn, còn phải chịu
áp lực rất lớn trong việc đảm bảo tiền mặt đầy đủ, kịp thời phục vụ cho các giao
dịch của khách hàng tại các máy ATM. Khó khăn ngày càng gia tăng hơn vào các
dịp nghỉ lễ, Tết khi nhu cầu rút tiền mặt tăng đột biến.
- Tội phạm trong lĩnh vực thanh toán gia tăng
Gian lận phát sinh chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả,
tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc… Trong đó, gian lận tài

khoản thẻ thường xảy ra với các giao dịch không xuất trình thẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao
hơn đáng kể so với gian lận thẻ giả. Gần đây, thị trường xuất hiện rủi ro cực kỳ
nguy hiểm là hiện tượng kẻ xấu đập phá máy ATM để lấy tiền. Ngoài ra, còn có
một số rủi ro khác gây thiệt hại tài chính khá lớn đối với các ngân hàng như:
- Ăn cắp dữ liệu thẻ tại ATM.
- Các ĐVCNT thông đồng thực hiện các giao dịch gian lận và bỏ trốn sau khi đã
nhận được tiền tạm ứng của ngân hàng.
- Gần đây đã xuất hiện hiện tượng chủ thẻ thường xuyên sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế
để thực hiện các giao dịch rút tiền mặt bằng USD tại Campuchia nhằm trục lợi từ
chênh lệch tỷ giá. Bên cạnh đó cũng xuất hiện loại hình giao dịch chuyển tiền từ tài
khoản thẻ tín dụng sang tài khoản ảo sau đó chuyển tiền từ tài khoản ảo sang tài
19
khoản ngoại tệ và thực hiện rút ngoại tệ, gây thiệt hại về chênh lệch tỷ giá đối với
các ngân hàng…
20
* Sự cần thiết phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Sơ đồ 1: Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn: BCVN News Sưu tầm và tổng hợp
Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Đồng
thời nó cũng là khâu mở đầu và là khâu kết thúc của quá trình tái sản xuất xã hội.
Tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tiến hành một cách trôi chảy nhịp nhàng. Ngược lại việc thanh
toán bị trục trặc, ách tắc thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ lâm vào trì trệ. Chính
vì thế mà TTKDTM có vai trò rất lớn.
- Đối với nền kinh tế nói chung:
• Thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ phục vụ cho các hoạt động của các
tổ chức, cá nhân mà nó còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế khác trong
nền kinh tế quốc dân.
• Thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá, vật tư, tăng nhanh tốc độ lưu
chuyển vốn trong nền kinh tế.

- Đối với ngân hàng:
• Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng tập chung được các nguồn
vốn trong dân cư.
• Giúp cho ngân hàng có được khoản thu từ phí cung cấp dịch vụ thanh toán ổn
định và an toàn.
21
• Tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước kiểm soát và điều tiết lượng tiền đi vào
lưu thông, từ đó có các chính sách phù hợp tác động vào nền kinh tế.
• Với vai trò là các trung gian tài chính việc thanh toán qua ngân hàng giúp cho
việc thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và sự chuyển dịch vốn trong
nền kinh tế. Tạo điều kiện cho việc thẩm định các dự án đầu tư được tốt hơn.
- Đối với xã hội:
• Tạo môi trường thanh toán văn minh, lịch sự, thuận tiện và nhanh chóng.
• Giúp người dân có thói quen thanh toán qua ngân hàng và sử dụng các dịch vụ
ngân hàng.
• Hạn chế nạn tiền giả, rửa tiền, thành lập các quỹ đen…
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Những con số này là kết quả của những nỗ lực không ngừng của các NHTM
trong việc mở rộng phạm vi và tăng tiện ích cho các dịch vụ TTKDTM ở Việt Nam.
Lợi thế của VN trong việc phát triển TTKDTM hiện nay là chúng ta đang có một
“tháp dân số vàng” với 56,3% dân số đang trong độ tuổi lao động, tầng lớp trung
lưu và cư dân đô thị tăng lên nhanh chóng cùng với quá trình đô thị hóa - đây chính
là khách hàng tiềm năng của hoạt động TTKDTM. Không những thế, nền kinh tế
VN hiện cũng đã vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình (>1000USD/người/năm)
nên nhu cầu đối với TTKDTM sẽ tăng lên nhiều. Theo đánh giá của các chuyên gia
thuộc Công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Research and Markets thì
VN sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 18,5% trong giai đoạn từ nay đến năm 2014.
Đi kèm với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của các giao dịch mang tính
chất thương mại, mà kết quả là dẫn đến sự gia tăng trong lĩnh vực thanh toán. Sự

phát triển của kinh tế không bao giờ ngừng nên nhu cầu của thanh toán cũng vì thế
mà tăng mãi. Điều này đòi hỏi công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân
hàng phải đổi mới liên tục để nhanh chóng hoàn thiện các hình thức thanh toán làm
cho cơ chế thanh toán trở nên sống động hơn, đáp ứng được yêu cầu đa dạng và
phức tạp của nền kinh tế. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Ngân hàng
mà là của cả Chính phủ, các tổ chức kinh tế cũng như từng người dân trong toàn xã
hội.
22
4.2. Kiến nghị
* Đối với ngân hàng trung ương
Trước yêu cầu hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, đòi hỏi sự chính xác và
nhanh chóng trong công tác thanh toán, chủ yếu là thanh toán qua mạng điện tử thì
nhất thiết Ngân hàng Nhà nước cần phải sớm bổ sung và hoàn thiện các văn bản có
liên quan đến các chứng từ điện tử. Ngoài ra, cần phải đề ra các quy chế bảo mật,
đảm bảo an toàn trong quá trình thanh toán, cũng như cải tiến các quy trình kỹ thuật
có liên quan đến quá trình thanh toán điện tử để công tác thanh toán luôn an tòa,
chính xác và thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải ban hành một số quy chế đồng bộ toàn
diện về việc dân cư mở tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng và thanh toán qua Ngân
hàng, đồng thời xác định các hình thức, thủ tục mở tài khoản và thanh toán của dân
cư với phương châm đơn giản, nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp.
Ngân hàng Nhà nước nên có các chính sách chế độ hợp lý đối với NHTM.
Thật sự trong giai đoạn hiện nay các NHTM các cạnh tranh với nhau rất khốc liệt,
để tồn tại và phát triển thì các NHTM phải cố gắng không ngừng trong chiến lược
kinh doanh của mình. NHTW nên có chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng chính
sách quản lý giúp các NHTM thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.
NHTW nên tạo điều kiện cho các NHTM áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại,
có chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên có năng lực, cử cán bộ nghiệp vụ đi
tham quan ngân hàng bạn trong khu vực và trên thế giới…để NHTM có thể học hỏi
và tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là sử dụng thanh toán

không dùng tiền mặt ma các nước khác đang áp dụng.
* Đối với Ngân hàng thương mại
Các NHTM nên tăng cường quan hệ với khách hàng. Khách hàng đóng vai
trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của NHTM, nên việc
mở rộng quan hệ với khách hàng là một vấn đề mà ngân hàng luôn phải quan tâm
và thực hiện theo phương châm “khách hàng là thượng đế”, “vui lòng khách đến
vùa lòng khách đi”, muốn làm tốt công tác này thì ngân hàng phải bố trí đội ngũ cán
bộ tiếp cận phổ biên với khách hàng, hướng dẫn họ tận tình chu đáo về phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt, và những lợi ích của phương tiện này mang lại,
23
dần dần xoá đi tâm lý ưa chuộng tiền mặt của người dân, giúp họ tiếp cận và làm
quen với hình thức thanh toán mới.
NHTM nên phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước để thúc đẩy sự
chấp nhận hình thức thanh toán không dùng tiền mặt một cách rộng rãi trong dân
chúng. Đồng thời đòi hỏiw pháp luật phải chặt chẽ, cụ thể công bằng và bảo vệ
quyền lợi của khách hàng khi tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Về phía
ngân hàng khi phát hiện các sai sót hay vi phạm trong thanh toán ảnh hưởng đến lợi
ích của khách hàng thì phải bồi thường cho khách hàng hoặc nặng hơn là chịu trách
nhiệm trước pháp luật. có như vậy mới tạo niềm tin cho khách hàng thu hút khách
hàng đến với ngân hàng.
Đối với khách hàng đến ngân hàng giao dịch, cán bộ ngân hàng tiếp tục đổi
mới hình thức giao tiếp, tiếp đón khách niềm nỡ, chu đáo, nhiệt tình, tác phong
nhanh nhẹn khoa học là cho khách hàng vừa lòng. Khi khách hàng tín nhiệm ngân
hàng thì khách hàng chính là người quảng cáo và tuyên truyền tốt nhất và hiệu quả
nhất cho ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mạng internet: những trang web sau
[1] />mat/126/12916700.epi
[2] />nam-4883669p149c165.news
[3] />the-thanh-toan-o-Viet-Nam/32149.tctc

[4] />tang.htm
[5]
[6] http:/tailieu.vn
[7]
24
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]
TP.HCM, ngày 14 tháng 04 năm 2014
Nhóm thực hiện
Nguyễn Lâm Phương Dung
Trần Mộng Nghi
Vũ Thị Mỹ Hạnh
Lê Hoàng Phúc

×