Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm nến thơm từ một số loại tinh dầu nhằm mục đích cải thiện đời sống của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN HỒNG TRUNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM NẾN THƠM TỪ
MỘT SỐ LOẠI TINH DẦU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Đại học (Chính quy)

Chun ngành : Cơng nghệ thực phẩm
Khoa

: CNSH & CNTP

Khóa học

: 2018 - 2022

Thái Nguyên - năm 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN HỒNG TRUNG
Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM NẾN THƠM TỪ
MỘT SỐ LOẠI TINH DẦU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Đại học (Chính quy)

Chun ngành

: Cơng nghệ thực phẩm

Lớp

: K50 - CNTP

Khoa

: CNSH & CNTP

Khóa học

: 2018 - 2022

Giảng viên hướng dẫn : GV.TS. Phạm Bằng Phương

Thái Nguyên - năm 2022


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài
“nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm nến thơm từ một số loại tinh dầu “ tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô và các bạn.
Đầu tiên tôi gửi lời cảm ơn đến thầy phạm bằng phương đã hướng dẫn tơi tận
tâm trong q trình tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin cảm ơn tất cả các thầy cơ trong khoa công nghệ sinh học và công nghệ
thực phẩm đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Ngồi ra tơi xin cảm ơn các bạn lớp K50-CNTP đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Xin chân thành cảm ơn.


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hóa chất sử dụng ...................................................................................... 15
Bảng 3.2. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu .................................................................... 16
Bảng 3.3. Kết quả thu được thời gian cháy của hai loại sáp ..................................... 24
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá cảm quan tỉ lệ sáp ......................................................... 26
Bảng 3.5. xếp hạng chất lượng theo điểm tổng số .................................................... 29
Bảng 3.6: Mức độ quan trọng cho các chỉ tiêu đánh giá………....……...…...…….25
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá cảm quan tỉ lệ tinh dầu…..………………...…………27
Bảng3.8: kết quả đánh giá chất lượng theo điểm tổng số……………………….…28
bảng3.9: Mức độ quan trọng cho các chỉ tiêu đánh giá………………....………...28
Bảng 4.1: Kết quả thu được thời gian cháy của hai loại sáp……………………….30
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá cảm quan tỉ lệ sáp ......................................................... 31
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá cảm quan tỉ lệ tinh dầu ................................................. 32
Bảng 4.4: Bảng mô tả sản phẩm................................................................................ 39



iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thiết bị chưng cất bằng nước...................................................................... 8
Hình 3.1. Sơ đồ sản xuất tinh dầu ............................................................................. 19
Hình 3.2. Thiết bị chưng cất tinh dầu........................................................................ 21
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình dự kiến sản xuất nến thơm từ một số loại tinh dầu ......... 22
Hình 3.4. Nến thơm thành phẩm ............................................................................... 23
Hình 3.5. Sơ đồ nghiên cứu thời gian cháy của hai loại sáp ..................................... 24
Hình 3.6. Sơ đồ nghiên cứu tỉ lệ sáp ......................................................................... 25
Hình 3.7: Sơ đồ nghiên cứu tỉ lệ phối trộn tinh dầu trong nến thơm ........................ 28
Hình 4.1: Thí nghiệm đánh giá thời gian cháy của hai loại sáp ong (bên trái) và sáp
đậu nành (bên phải) ................................................................................. 32
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình sản xuất nến thơm ........................................................... 36
Hình 4.3: sơ đồ quy trình sản xuất nến thơm từ một số loại tinh dầu………...……35


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 3
2.1.1. Tổng quan về tinh dầu ....................................................................................... 3
2.1.2. Tổng quan về nến ............................................................................................ 10
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước ....................................... 13
2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 13
2.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 15
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu ................................................. 15
3.1.2. Hóa chất sử dụng ............................................................................................. 15
3.1.3. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu ....................................................................... 15
3.2. Phạm vi địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 17
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 17


v

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 17
3.2.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp chưng cất tinh dầu ..................................................................... 17
3.4.2. Phương pháp sản xuất nến thơm ..................................................................... 20
3.4.3. Đề xuất quy trình sản xuất nến thơm .............................................................. 21

3.4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 23
3.4. Các phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 31
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 32
4.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nến thơm từ nguyên liệu
tự nhiên ........................................................................................................ 32
4.1.1. Kết quả nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện trong quy trình sản xuất nến
thơm từ nguyên liệu tự nhiên .................................................................................... 32
4.1.2. Xây dựng quy trình sản xuất nến thơm ........................................................... 35
4.2. Kết quả phát triển các sản phẩm nến thơm từ nguyên liệu tự nhiên .................. 39
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 43
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 43
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 44
PHẦN PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nến là một vật liệu rắn, thường là tổ hợp những vật liệu làm nến và có tim ở
giữa, được thắp sáng để cung cấp ánh sáng và đôi khi để làm ấm. Nến ngày nay hầu
hết được làm bằng parafin. Nó cũng có thể được làm từ sáp ong, sáp thực vật, và
gel. Cùng với sự sự tiến bộ về nền kinh tế thế giới, nến cũng có lịch sử phát triển
hàng năm. Từ xa xưa, con người sử dụng các loại dầu dừa và các loại mỡ, bò, dê và
các loại động vật khác nhau để làm nến. Trọng giới quý tộc, người ta sử dụng Sáp
ong. Nến được biết đến với nguồn gốc từ Trung Quốc vào khoảng năm 200 trước
Công nguyên và được lấy từ mỡ cá voi. Đến thế kỷ 19, mỡ động vật là nguyên liệu

chính để làm nến
Sự tiến bộ về nguyên liệu sản xuất là năm 1820 khi chất stearin được khai
thác, stearin là một hợp chất hóa học được tạo ra từ mỡ tinh lọc và được sử dụng
trong việc làm nến.
Trước kia ở Việt Nam, nến thường được dùng để thờ ông bà tổ tiên và để thắp
sáng, đám cưới đám hỏi. Trong thời điểm xã hội phát triển hiện đại như thời điểm
hiện tại, khi mà đời sống của mọi người càng ngày càng được cải thiện thì việc sử
dụng nến ngày càng phổ biến.
Mùi hương của sự kết hợp hài hòa giữa nến và hoa tạo cho con người ta cảm
giác lãng mạn và ấm cúng. Nhờ vào mức độ tinh xảo mà nến không chỉ đơn giản là
vật thắp sáng đơn thuần mà còn được coi như là một sản phẩm nghệ thuật. Mặc dù
sở hữu một kích thước nhỏ bé nhưng một cây nến có thể tạo điểm nhấn cho cả một
không gian nội thất, thậm chí là cả căn phịng một khung cảnh tráng lệ, tuyệt vời.
Trên cơ sở đó tơi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và sản xuất các sản
phẩm nến thơm từ một số loại tinh dầu nhằm mục đích cải thiện đời sống của con
người”. Nhằm mục đích tối ưu hóa và nâng cao quy trình sản xuất nến thơm từ một
số loại tinh dầu và đem lại lợi ích thiết thực nhất cho người tiêu dùng.


2

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm nến thơm từ một số loại tinh dầu
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nội dung 1: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nến thơm từ nguyên liệu
tự nhiên.
A. Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện trong quy trình sản xuất nến thơm từ
nguyên liệu tự nhiên.
Thí nghiệm 1: nghiên cứu đánh giá thời gian cháy của sáp ong và sáp đậu nành

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu tỉ lệ phối trộn giữa sáp ong và sáp đậu nành.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu tỉ lệ phối trộn tinh dầu trong nến thơm
B. Xây dựng quy trình sản xuất nến thơm
Nội dung 2: Phát triển các sản phẩm nến thơm từ nguyên liệu tự nhiên.
- Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm nến thơm từ một số loại tinh dầu
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu khoa học mới về: các
thành phần có trong sáp nến
- Phương pháp bảo quản nến thơm trong thời gian dài, hiệu quả.
- Xây dựng được quy trình sản xuất ra sáp nến với các điều kiện tối ưu nhất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp sinh viên nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng trong việc thực hành
nghiên cứu khoa học, củng cố lại kiến thức lý thuyết, ứng dụng vào thực tế để từ đó
hồn thiện hơn bản thân.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần cơng sức vào việc nghiên
cứu quy trình sản xuất nến thơm và quy trình chiết xuất tinh dầu, lợi ích về mặt sức
khỏe và kinh tế cho cộng đồng.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tổng quan về tinh dầu
2.1.1.1. Khái niệm về tinh dầu
Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ
(hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu, nhựa cây…) hay động vật (túi tinh dầu). Hệ thực
vật có tinh dầu khoảng 3000 lồi, trong đó có 150-200 lồi có ý nghĩa cơng nghiệp.

Tinh dầu có trong các nguồn nguyên liệu trên với nồng độ rất khác nhau, có thể thay
đổi từ phần triệu đến phần trăm và tinh dầu tương đối dễ bay hơi [1], [3], [4].
Tinh dầu phân bố tập trung trong một số họ như họ hoa tán, học cúc, họ hoa
môi, họ long não, họ sim, học cam, họ gừng,… Tinh dầu được chiết từ một số bộ
phận của cây như cánh hoa, lá, cành, rễ, vỏ trái, cuống hạt, vỏ cây,…
- Lá: bạc hà, tràm, bạch đàn, hương nhu, khuynh diệp, húng chanh, tía tô, cúc
tần, lá tràm, lá sả, long não, cam, chanh, gừng gió…
- Bộ phận trên mặt đất: bạc hà, hương nhu…
- Hoa: hoa hồng, hoa nhài, hoa bưởi, hoa hồi, hoa inh hương…
- Quả: sa nhân, hồi, bưởi, cam, chanh, quất, xuyên tiêu, thảo quả…
- Vỏ quả: cam, chanh, bưởi, gừng gió…
- Vỏ thân: quế..
- Gỗ: long não, vù hương, trầm hương…
- Thân rễ: gừng, nghệ, hành, tỏi, xuyên khung, bạch chỉ, đương quy…
Hàm lượng tinh dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, di truyền, đất
trồng, phân bón, thời tiết, ánh sáng, thời điểm thu hoạch…Tinh dầu là sản phẩm
cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử dụng trở lại cho hoạt động
sống của cây…


Tinh dầu quế

Tạo mùi hương xơng phịng, chống nấm mốc, Thành phần trong tinh dầu quế có
cinnamaldehyde, eugenol, safrol, furfurol...Trong đó thành phần chính là


4

cinnamaldehyde (70-80%), là thành phần quyết định đặc tính kháng lại các vi sinh
vật của tinh dầu quế. Ngoài ra, eugenol cũng là một thành phần có khả năng kìm

hãm sự phát triển của vi khuẩn và nấm sợi. Khuếch tán tinh dầu quế bằng đèn xông
tinh dầu hoặc máy khuếch tán để thanh lọc khơng khí. Điều này sẽ giúp tạo nên
không gian tràn ngập mùi hương thư giãn. Nhỏ vài giọt tinh dầu quế để xông hơi
truyền thống hoặc kết hợp với máy xông, hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng cảm lạnh,
cảm cúm, lợi cho sức khỏe làn da… Ngâm trị liệu: nhỏ vào bồn tắm hoặc nước
ngâm chân 5-10 giọt tinh dầu. Điều này giúp thúc đẩy tuần hồn lưu thơng, thư
giãn, xua tan mệt mỏi,… Dùng tại chỗ: lấy vài giọt tinh dầu quế pha loãng với nước
hoặc dầu nền (dầu dừa, dầu jojoba,…) rồi xoa lên các vùng cơ, khớp, đau nhức,…
Xịt lượng tinh dầu quế đã pha loãng vào vật dụng để lưu hương kéo dài. Chẳng hạn
như như gối, túi vải, quần áo,…


Tinh dầu sả

Tạo mùi hương với một số hoạt chất có tác dụng đuổi muỗi là citral,
geranial... Có tác dụng xua đuổi côn trùng, đặc biệt là chống muỗi và kiến.
Mùi hương của tinh dầu sả gây khó chịu cho nhiều loại côn trùng, khiến
chúng tránh thật xa. Nhỏ vài giọt tinh dầu sả (thường là 5 -8 giọt tinh dầu tùy vào
độ rộng của phịng và sở thích mùi hương đậm nhạt có thể điều chỉnh số giọt tinh
dầu cho phù hợp) vào đèn xông tinh dầu hoặc máy khếch tán tinh dầu. Cách này
giúp khuếch tán mùi hương nhanh nhất và giúp tiết kiệm tinh dầu nhất.
Vuốt trực tiếp vài giọt tinh dầu sả vào chăn, màn hoặc quần áo của trẻ. Pha loãng
tinh dầu sả với các loại dầu nền như dầu dừa hoặc dầu oliu…. theo tỉ lệ 1- 35 hoặc 1
– 40 rồi xoa trực tiếp lên vùng da cần chống muỗi đốt, cách này cần kiểm tra trên
một vùng da nhỏ vì tinh dầu sả có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm. Dùng để
lau nhà: Pha vài giọt tinh dầu sả vào xô nước cuối để lau nhà, giúp khử mùi, làm
sạch sàn nhà và xua đuổi côn trùng. Pha tinh dầu sả với nước theo tỉ lệ 1-10, 1- 20,
1-30 tùy sở thích mùi đậm hay nhạt, lắc đều(vì tinh dầu không tan trong nước) rồi
xịt lên các khu vực cần chống muỗi. Pha với cồn theo tỉ lệ 1:1 để góc nhà, tinh dầu
sả có tác dụng đuổi muỗi trong diện tích từ 15-20m2 (cách này tác dụng chậm hơn 2



5

cách trên). Chú ý những nhà có con nhỏ khơng nên dùng cách này, cách này cũng k
được khuyến khích khi dùng cho gia đình.


Tinh dầu cam

Tinh dầu cam được chiết xuất từ vỏ của quả cam ngọt. Tinh dầu cam có một
số cơng dụng sau có hoạt tính kháng khuẩn và có thể giúp giảm đau, giảm cân, diệt
cơn trùng. Trên thế giới, Cam được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới
châu Á, châu Mỹ, châu Phi và cả châu Âu. Cam là một loại cây ăn quả quan trọng
nên trong quá trình trồng trọt, người ta đã lai tạo ra nhiều vùng trồng khác nhau.
Ở Việt Nam, Cam được trồng ở trên khắp các tỉnh thành. Do đó, Việt Nam
được coi là một trong những trung tâm đa dạng với nhiều giống Cam bản địa quý
như Cam Bố Hạ - Cam sành ở Bắc Giang, Cam bù ở Hà Tĩnh, Cam Vinh ở Nghệ
An, Cam xã Đoài ở Nghi Diễn, Nghệ An, cam Bắc Quang ở Hà Giang…
Đặc điểm chung của những giống Cam trồng ở Việt Nam là loại câu ưa sáng,
ưa nơi đất cao, có pH từ trung tính đến Lá và vỏ Cam còn xanh chứa I-stachydrin,
hesperdin, surantin, acid aurantinic, tinh dầu cam (petitgrain). Tinh dầu vỏ cam có
thành phần chính là D-limonen (90%) decyelicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol
như linalool, D, L- terpineol, alcol nonylic, cịn có acid butyric, authrannilat methyl
và ester caprylic.
Ngồi ra, tinh dầu Cam cịn bao gồm: Alcol ethylic, alcol isoamylic, alcol
phenylethylic, aceton, acetadehyd, acid formic và ester của các acid formic, acid
acetic và caprylic, geraniol, terpineol. Bên cạnh đó, vỏ Cam cũng chứa nhiều chất
xơ, vitamin và các hợp chất chống oxy hóa.
2.1.1.2. Tính chất của tinh dầu

Tính chất chung của tinh dầu:
Tinh dầu là hợp chất hữu cơ bị hịa tan trong dung mơi khơng phân cực có mùi
hương đặc trưng, tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ phịng. Nó có khối
lượng riêng không lớn hơn 1 (trừ một vài trường hợp đặc biệt như tinh dầu quế,
đinh hương có khối lượng riêng lớn hơn 1). Thông thường, để xác định tính chất vật


6

lý của tinh dầu người ta tiến hành xác định các chỉ số như tỷ trọng, chiết suất, tỷ lệ
hòa tan trong cồn 90o ở 25oc, nhiệt độ sôi, năng suất quay cực, màu sắc… Tinh dầu
khơng hịa tan được hoặc hịa tan rất ít trong nước, nhưng hịa tan rất tốt trong hầu
hết các dung môi hữu cơ như este, ethanol...
Tinh dầu thường khơng màu hoặc có màu vàng nhạt. Một số ít có màu ví dụ
như tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nâu sẫm… đó là do có
sự góp mặt của các hợp chất có màu được lơi kéo theo tinh dầu trong q trình chiết
xuất ví dụ như màu xanh do có Chlorophyll, màu vàng do có Carotenoid,... Cịn
mùi và vị của tinh dầu chủ yếu ảnh hưởng bởi các cấu tử thành phần bị oxy hóa.
Mỗi một loại tinh dầu có thành phần hóa học là khơng giống nhau, tuy nhiên
nhìn chung, chúng có nhiệt độ sơi khoảng 100oc - 200oc, dễ bay hơi và có mùi thơm
đặc trưng.
Thành phần hóa học chủ yếu trong tinh dầu là các hợp chất Terpenoid (tức các
hydrocarbon không no) nên chúng dễ bị thủy phân (nhất là ở nhiệt độ cao) và bị
phân hủy bởi ánh sáng thành các hợp chất khác.
Vì vậy, người ta thường đựng tinh dầu trong những chai tối màu, có nắp nhỏ
và đậy kín. Tinh dầu có các thành phần không ổn định, thay đổi khi cây phát triển,
cũng như theo điều kiện khí hậu, thời tiết ... Và lượng tinh dầu khác nhau ở các bộ
phận khác nhau của cây. Mỗi loại tinh dầu có hằng số vật lý như trạng thái (d), chiết
suất (n), và độ quay cực (α), cũng như các chỉ số hóa học như axit, chỉ số iôt và giá
trị este. Chỉ số xà phịng hóa… Qua các tiêu chí này, chúng ta bước đầu có thể đánh

giá được chất lượng của tinh dầu [5], [4]
2.1.1.3. Phân loại các thành phần có trong tinh dầu
● Phân loại theo hàm lượng:[6]

- Thành phần chính: là thành phần có hàm lượng trên 1%. Thành phần chính
là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá chất lượng tinh dầu.

- Thành phần phụ: là thành phần có hàm lượng từ 0,1-1% .
- Thành phần vết: là thành phần có hàm lượng khơng q 0,1% trong tồn
bộ tinh dầu.
● Phân loại theo tính chất vật lý:


7

Tinh dầu của mỗi loài thực vật là một hỗn hợp bao gồm hàng trăm hợp chất
thuộc các nhóm hữu cơ khác nhau.Theo tính chất vật lý, các hợp chất có trong tinh
dầu thường được phân thành hai nhóm chính:

- Nhóm thành phần dễ bay hơi: chiếm tới 90 - 95% tổng lượng tinh dầu.
- Nhóm cịn lại: gồm các hợp chất ít bay hơi chỉ chiếm 1 - 10%.
● Phân loại theo bản chất hóa học:
Các hợp chất trong tinh dầu được chia thành các nhóm:

- Monoterpen mạch hở (ví dụ: myrcene, oximen).
- Monoterpen mạch vịng (ví dụ: p-cymene, pinen, sabinen) .
- Monoterpen mạch hở bị oxy hóa (như farnesol, linalool, neral).
- Monoterpen mạch vịng bị oxy hóa (như terpineol, geraniol).
- Sesquiterpen mạch hở (ví dụ: farnesene).
- Sesquiterpen mạch vịng (ví dụ: copaen, humulen).

- Sesquiterpen mạch hở bị oxy hóa (như nerolidol).
- Sesquiterpen mạch vịng bị oxy hóa (như nootkaton, spathulenol).
- Các hợp chất thơm (ví dụ: indol).
- Các hydrocacbon mạch dài (như tetradecanoic, dodecanal) [7]
2.1.1.4. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu
Có rất nhiều phương pháp để chiết rút tinh dầu nhưng dù có sử dụng phương
pháp chiết nào thì quy trình sản xuất đều có những điểm chung sau đây:
- Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên như nguyên liệu.
- Quy trình khai thác phải phù hợp với đặc tính của nguyên liệu.
- Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi nguyên liệu với chi phí thấp nhất.
Các phương pháp ly trích tinh dầu đều dựa vào các đặc tính sau của tinh dầu:
- Dễ bay hơi.
- Lôi cuốn theo hơi nước ở nhiệt độ dưới 100oc.
- Hịa tan dễ dàng trong dung mơi hữu cơ.
- Dễ bị hấp thu khi ở thể khí.
Sau đây, chúng ta đi tìm hiểu về một số phương pháp thường hay sử dụng để
ly trích tinh dầu thực vật [1], [2].


8

Có 4 phương pháp được áp dụng để chiết xuất tinh dầu:
a) Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước:
Đây là phương pháp đầu tiên được dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu
thực vật. Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hịa tan, khuếch tán và lơi cuốn theo
hơi nước của những chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với hơi
nước ở nhiệt độ cao. Chưng cất có thể định nghĩa là: “Sự tách rời các cấu phần của một
hỗn hợp nhiều chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất hơi của chúng”.
● Nguyên tắc:
Dựa trên nguyên tắc chưng cất một hỗn hợp hai chất lỏng bay hơi được

không trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hịa bằng áp suất
khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh dầu.
● Các bộ phận của một thiết bị chưng cất tinh dầu:

Hình 2.1: Thiết bị chưng cất bằng nước

- Nồi chưng cất:
Hình trụ, làm bằng thép khơng gỉ, tơn mạ kẽm, đồng. Điều kiện cất thủ cơng
có thể sử dụng thùng phuy đựng xăng.
Với nồi cất công nghiệp, hơi nước được đưa vào bằng các ống dẫn hơi, ở quy
mô thủ công, nước chứa sẵn trong nồi và dược liệu được đặt trên một tấm vỉ, tránh
tiếp xúc với đáy nồi.

- Ống dẫn hơi (thường được gọi là vòi voi):


9

Ống dẫn hơi có nhiệm vụ dẫn hơi nước và hơi tinh dầu qua bộ phận ngưng
tụ. Ngoài ra dưới tác dụng của khơng khí lạnh bên ngồi làm ngưng tụ một phần hơi
nước và hơi tinh dầu thành thể lỏng. Vì vậy ống dẫn hơi nên có độ dốc nghiêng về
phía bộ phận ngưng tụ.

- Bộ phận ngưng tụ:
Bộ phận ngưng tụ có nhiệm vụ hóa lỏng hơi nước và hơi tinh dầu từ nồi cất
chuyển sang. Gồm 2 bộ phận: thùng chứa nước làm lạnh và ống dẫn hơi. Ống dẫn
hơi được ngâm trong thùng nước lạnh và được làm lạnh theo quy tắc ngược dòng.
+ Kiểu ống xoắn ruột gà: Diện tích làm lạnh lớn nhưng khó làm vệ sinh,
nước và tinh dầu hay đọng lại ở các đoạn gấp khúc.
+ Kiểu ống chùm: Là kiểu thông dụng nhất.

+ Kiểu hình đĩa: Là sự kết hợp giữa ống chùm và ống xoắn ruột gà

- Bộ phận phân lập:
Bộ phận phân lập có nhiệm vụ hứng chất lỏng là nước và tinh dầu và tách
riêng tinh dầu ra khỏi nước: tinh dầu nặng hơn nước ở phía dưới, tinh dầu nhẹ hơn
nước ở phía trên. Có nhiều kiểu bình (hay thùng) phân lập khác nhau nhưng đều có
cùng một nguyên tắc theo kiểu bình florentin.
b) Phương pháp ướp
Cơ sở của phương pháp dựa trên hiện tượng hấp phụ chất thơm bởi các chất
béo dạng lỏng hay rắn (vaselin, parafin, dầu oliu hoặc mỡ động vật) đã tinh chế.
Người ta dùng các khay sâu 8cm, rộng 60cm, dài 100cm đáy là mặt kính có
phủ lớp chất béo để hấp phụ chất thơm. Ở giữa đặt tấm thủy tinh được phết mở lợn
cả hai mặt, mỗi lớp dày 3mm. Đặt lên trên bề mặt chất béo một lớp lụa mỏng, rải
lên trên 30-80g hoa tươi, khô ráo, không bị giập nát, đã loại bỏ lá đài. Khoảng 3540 khuôn gỗ được xếp chồng lên nhau rồi để trong phịng kín, trên mặt khay xếp
đều nguyên liệu để trích hương và để yên trong khoảng từ 12-72 giờ tùy từng loại
nguyên liệu, sau đó thay lớp nguyên liệu mới và để hấp phụ từ 10-15 lần cuối cùng
thu được chất béo có mùi thơm. Có thể dùng mỡ chứa tinh dầu, hoặc tách riêng tinh
dầu bằng alcohol và từ dịch chiết alcohol có thể điều chế thành dạng “Absolute oil”


10

như đã nêu ở trên. Kỹ thuật này thường được dùng để chiết hương thơm của các loài
hoa để thu sản phẩm dưới dạng tinh dầu cô đặc (“essence concentrée”) dùng trong
mỹ phẩm.
c) Phương pháp ép:
Phương pháp này chỉ áp dụng để điều chế tinh dầu ở quả các loài Citrus. Có
thể dùng các tác nhân sau:
Cơ học: Chia nhỏ dược liệu.
Hóa học: Dung dịch acid clohydric hoặc acid oxalic lỗng.

Enzym.
Dịch ép có chứa nhiều pectin, sau khi ép phải lọc, li tâm và bảo quản tinh
dầu ở nhiệt độ thấp.
2.1.2. Tổng quan về nến
2.1.2.1. Giới thiệu chung về nến thơm [8]
Nến thơm là một khối rắn của nhiên liệu, thường là sáp và có tim ở giữa để
thắp sáng đôi khi sử dụng nhiệt. Ngày nay nến thường được làm từ sáp parafin ngời
ra cũng có thể được làm từ sáp đậu nành, sáp ong, mỡ động vật.
Từ khi con người tìm ra và tinh lọc được dầu mỏ từ tự nhiên thì nến mới
được sản xuất đại trà để phục vụ cho con người. Trong quá trình lọc ngồi những
sản phẩm chính là dầu khống, cịn có vơ số sản phẩm dùng trong các ngành công
nghiệp khác nhau, parafin và gel là sản phẩm phụ của dầu mỏ nhưng nó lại là
ngun liệu chính trong ngành cơng nghiệp sản xuất nến. Ngoài parafin và gel hiện
nay người ta còn dùng một số loại nguyên liệu khác để sản xuất nến như sáp đậu
nành, là một loại nguyên liệu màu trắng đục có nguồn gốc từ thiên nhiên, có hương
thơm tự nhiên và không gây hại đến sức khỏe con người.
Nến parafin và sáp đậu nành gồm nến cây, nến trụ, nến đèn trà, nến hoa, nến
thả nước. Nến đựng được có mật độ gel cao, nến khơng đựng được có mật độ gel
thấp. Để tăng tính thẩm mỹ cho nến người ta thường cho thêm màu và những vật
trang trí, thêm tinh dầu để tạo hương thơm cho nến. Vì vậy ngồi vai trị thắp sáng
nến cịn dùng để trang trí ở những nơi trang trọng và vào những ngày đặc biệt.


11

Mùi hương thoang thoảng của nến hiện nay đang được rất nhiều hộ gia đình
ưa chuộng. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Viện
nghiên cứu khoa học Việt Nam cho biết nguyên nhân gây độc của các loại nến thơm
là do tim nến làm bằng lõi trì, nhất là các loại vật liệu khơng có nguồn gốc xuất sứ
rõ ràng. Đặc biệt rất nhiều chất có chứa trong nến thơm gây độc hại cho cơ thể con

người như toluene (C6H5CH3), aceton (CH3COCH3), formandehid (HCHO),
metylen clorur (CH2CL2). Trong đó có rất nhiều chất đã được chứng minh là có khả
năng gây ung thư, vơ sinh, gây tổn thương hệ thần kinh,… Sử dụng nến thơm q
nhiều có thể gây kích thích các cơn hen suyễn, các loại nến có mùi thơm tổng hợp
từ hóa chất có khả năng gây bệnh rất cao.
Viện khoa học cơng nghiệp việt nam cho biết mùi càng thơm thì càng gây
độc hại đặc biệt là các loại nến có mùi thơm tổng hợp từ hóa chất.
2.1.2.2. Thành phần của nến thơm
- Sáp đậu nành: Để làm được sáp đậu nành ta cần một số nguyên vật liệu như
bếp, nồi đun, cốc đựng, bột cao su, dầu parafin, dầu đậu nành.
Các bước làm sáp đậu nành
Bước1: Pha trộn bột cao su với dầu paraffin theo đúng tỷ lệ để tránh việc hỗn
hợp bị vón cục và giúp hịa tan ngun liệu hiệu quả nhất.
Bước 2: Đổ hỗn hợp vào nồi , đun hỗn hợp ở lửa nhỏ và khuấy đều tay liên tục.
Bước 3: Vừa khuấy vừa đổ dầu đậu nành vào hỗn hợp
Bước 4: Vừa khuấy vừa giữ cho hỗn hợp được đun sôi vừa phải ở mức nổi
bọt lăn tăn, tiếp tục khuấy đều để tránh bị cháy. Chú ý khơng để nước rơi vào vì nếu
nước rơi vào sẽ dẫn đến tình trạng bùng lửa, cháy nổ.
Bước 5: Sau 30 phút nấu hỗn hợp, kiểm tra hỗn hợp nếu sáp đã trong lại là
đạt yêu cầu.
Bước 6: Đổ sáp ra cốc và để nguội.
- Sáp ong: Sáp ong là chất lỏng không màu được tạo ra từ con ong thợ khi
chúng xây vách trong tổ, sáp ong nằm ở bên dưới lớp màng bao quanh bên ngoài
của tổ ong chúng có dạng khối bao gồm nhiều ơ hình lục giác trên bề mặt. Đối với


12

lồi ong sáp ong đóng vai trị như một chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ tổ của
chúng khỏi sự xâm nhập của các sinh vật khác, để có thể làm ra được 1 kg sáp ong

chúng cần phải tiêu tốn 3kg mật ong và phấn hoa vì vậy sáp ong được đánh giá có
nhiều thành phần dinh dưỡng khơng kém gì mật ong.
- Tinh dầu: Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ
phận của cây cỏ (hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu, nhựa cây…) hay động vật (túi
tinh dầu). Hệ thực vật có tinh dầu khoảng 3000 lồi, trong đó có 150-200 lồi có ý
nghĩa cơng nghiệp. Tinh dầu có trong các nguồn nguyên liệu trên với nồng độ rất
khác nhau, có thể thay đổi từ phần triệu đến phần trăm và tinh dầu tương đối dễ bay
hơi Tinh dầu phân bố tập trung trong một số họ như họ hoa tán, học Cúc, họ hoa
môi, họ Long Não, họ Sim, học Cam, họ Gừng…Tinh dầu được chiết một số bộ
phận của cây như cánh hoa, lá, cành, rễ, vỏ trái, cuống hạt, vỏ cây.
- Tim nến: Tim nến được làm từ các loại vật liệu khác nhau nhưng thường
được làm từ sợi bơng, giấy, sợi tơ ,… Kích thước của tim nến phải cân đối với
lượng sáp nến, nếu tim q nhỏ thì nến sẽ khó cháy hoặc khơng cháy, nếu tim q
to thì sẽ cháy nhanh và có thể sẽ tạo nhiều khói đen. Độ dài của tim nến cũng ảnh
hưởng khơng ít đến tốc độ cháy của nến, để duy trì tốc độ cháy và ngọn lửa ổn định
cần thường xuyên quan sát và cắt tim nến còn khoảng 0,4cm để nến cháy chậm và
hạn chế khói.
- Khn nến: Khn nến thường được người ta làm bằng kim loại hoặc bằng
thuỷ tinh với các hình dạng khác nhau nhưng đa số mọi người hay dùng khuôn hình
trụ, khn nhơm thì rất nhẹ, bề mặt mịn khơng để lại vết khi đổ sáp và có thể tái sử
dụng.
- Phẩm màu: Trong đời sống sinh hoạt của chúng ta thuốc nhuộm được sử
dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thuốc nhuộm là tên những hợp
chất hữu cơ có màu rất đa dạng về màu sắc và chủng loại, chúng có khả năng
nhuộm màu nghĩa là bám màu hay là gắn màu trực tiếp cho vật liệu khác. Thuốc
nhuộm được dùng chủ yếu để nhuộm vật liệu từ thiên nhiên. Ngồi ra chúng cịn
dùng để nhuộm cao su, chất dẻo, chất béo, sáp, xà phòng. Để tạo màu cho sáp người


13


ta dùng pigment và các loại thuốc nhuộm không tan trong nước trong trường hợp
này pigment được gắn vào sáp nhờ chất tạo màng .
2.1.2.3. Phương pháp làm nến
Để tạo ra sản phẩm từ sáp chủ yếu dựa vào quy trình làm nên cơ bản và
những lưu ý khi làm nến
Quy trình làm nên cơ bản: Cho một lượng sáp nhất định vào cốc thủy tinh
được đặt trong nồi nước trên bếp điện ở nhiệt độ khoảng 50-60°C để sáp chảy ra
hồn tồn. Sau đó, cho thêm một lượng hợp chất phụ gia vừa phải vào, khuấy nhẹ
đều chánh trường hợp tạo bọt khí, tắt bếp và cho một lượng tinh dầu vào hỗn hợp.
Chuẩn bị khuôn, cố định tim nến vào khuôn, đổ sáp đã chảy vào khuôn, để nguội.
Nên làm lạnh nến trước khi đốt nến sẽ cháy được lâu hơn.
Làm nến bằng sáp ong, sáp đậu nành và tinh dầu: sáp ong là nguyên liệu
được lấy trực tiếp từ tổ ong còn sáp đậu nành được làm từ dầu đậu nành đây là hai
loại nguyên liệu có nguồn gốc hồn tồn từ tự nhiên đảm bảo khơng gây hại đối với
sức khỏe con người. Đặc biệt khi đun chảy sáp đậu nành nhỡ có rơi vào da người thì
cũng khơng gây bọng.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đun cách thuỷ một lượn sáp ong và sáp đậu nành, thi thoảng khuấy
đều để chúng có thể tan chảy hồn toàn.
Bước 2: thêm vào một lượng tinh dầu vừa đủ nếu muốn tạo màu cho sản
phẩm có thể cho thêm vài giọt sau đó khuấy đều để chúng hồ lẫn vào nhau
Bước 3: Cố định tim nến vào khuân rồi tiến hành đồ hỗn hợp vào khuân, đợi
hỗn hợp đông cứng lại là có thể đem đi đốt
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Trong quá trình tìm kiếm thơng tin và tài liệu tham khảo thì hiện nay vẫn chưa
có cơng bố nào mơ tả chính xác tỉ lệ khối lượng các nguyên liệu cấu thành nến thơm.
Điều này có thể giải thích bởi tính bảo mật cơng thức thương mại của nến thơm.



14

Hiện nay thì người ta sản xuất các sản phẩm nến thơm với quy mô nhỏ hoặc
quy mô vừa và lớn nhưng vẫn sử dụng nhân công để sản xuất sản phẩm
2.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới văn hóa nến với hàng nghìn năm lịch sử, thói quen sử dụng nến
đã đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng, ngoài việc tạo sự sang trọng bằng nến
cịn có tác dụng thanh lọc khơng khí tạo lên sự lãng mạn. Người tiêu dùng ở châu âu
và hoa kỳ và các khu vực khác có văn hóa nến phát triển, bước vào siêu thị, đầu tiên
là quầy trưng bày và bán các sản phẩm từ nến. Ở nhà, thắp nến trong vườn, ngoài
hành lang, cầu thang, trong bếp, trong phòng ngủ. Về sản xuất, chỉ trong một xưởng
sản xuất nhỏ với diện tích 500 mét vuông công ty của anh ở hong kong sản xuất 500
tấn sản phẩm/năm, còn nhà máy của nhật bản tại Việt Nam sản xuất 3 container 40
tẫn mỗi tháng, không có sản phẩm nào bán tại Việt Nam. Về giá thành, nến sản xuất
ở nước ngoài đắt gấp 3 lần nến được sản xuất ở Việt Nam.


15

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu là:

- Quy trình sản xuất và chế biến tinh dầu với các điều kiện (nhiệt độ, nồng
độ muối, thời gian trưng cất,.v.v..) Tác động đến quy trình.

- Quy trình sản xuất nến thơm từ một số loại tinh dầu.

● Vật liệu: các loại tinh dầu, sáp đậu nành, tim nến, khuân nến, sáp ong.
3.1.2. Hóa chất sử dụng
Các hóa chất sử dụng cho các thí nghiệm và quy trình sản xuất được thể hiện
trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Hóa chất sử dụng
STT

Tên hóa chất

Nguồn gốc

1

Ethanol thực phẩm

Việt Nam

2

Acid Citric

Trung Quốc

3

Acid Acetic

Trung Quốc

4


Nacl

Trung Quốc

5

Na2SO4

Trung Quốc

3.1.3. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu
Các thiết bị và dụng cụ sử dụng để thực hiện cho nghiên cứu được thể hiện
trong bảng 3.2 dưới đây:


16

Bảng 3.2. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu
Stt
Dụng cụ (sử dụng chung cho các thí nghiệm|)
Nguồn gốc
1
Nồi áp suất 20 lít
Việt nam
2
Ống sinh hàn 30cm
Trung quốc
3
Bếp gas đơi

Việt nam
4
Bộ bình gas 13kg và van an tồn
Việt nam
5
Bình quả lê 500ml
Trung quốc
6
Bình tam giác 250ml
Trung quốc
7
Buret thủy tinh 50ml
Đức
8
Buret thủy tinh 25ml
Đức
9
Bình định mức thủy tinh khơng màu 50ml
Trung quốc
10 Bình định mức thủy tinh khơng màu 100ml
Trung quốc
11 Bình định mức thủy tinh không màu 500ml
Trung quốc
12 Micropipette 100-1000 ul
Trung quốc
13 Pipet thủy tinh 5ml
Trung quốc
14 Pipet thủy tinh 2ml
Trung quốc
15 Pipet thủy tinh 1ml

Trung quốc
16 Pipet thủy tinh 10ml
Trung quốc
17 Phễu thủy tinh fi 7,5cm
Trung quốc
18 Bếp điện
Trung quốc
19 Đũa thủy tinh
Trung quốc
20 Cốc đong có mỏ (50-150ml)
Trung quốc
21 Cốc đong có mỏ (200-500ml)
Trung quốc
22 Nồi đun sáp
Trung quốc
23 Thìa gỗ
Trung quốc
24 Bình thủy tinh 500ml
Đức
25 Xơ nhựa 50 lít
Việt nam
26 Rổ nhựa
Việt nam
27 Giấy lau
Việt nam
28 Ống eppendof (2,0ml) (500 cái/túi)
Trung quốc
29 Giấy lọc
Việt nam
30 Găng tay

Việt nam
31 Màng bọc thực phẩm
Việt nam
Cùng các trang thiết bị, dụng cụ khác phục vụ nghiên cứu ở phịng thí nghiệm
khoa cnsh-cntp.


17

3.2. Phạm vi địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu quy mơ phịng thí nghiệm
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: Phịng thí nghiệm của khoa cnsh-cntp.
3.2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Từ 12/2021 – 6/2022
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện trong quy trình sản xuất nến thơm.
Thí nghiệm 1: Nghiên đánh giá cứu thời gian cháy của sáp ong và sáp đậu
nành
Thí nghiệm 2: Kết quả nghiên cứu tỉ lệ phối trộn giữa sáp ong và sáp đậu nành
Thí nghiệm 3: Kết quả nghiên cứu tỉ lệ phối trộn tinh dầu trong sản phẩm nến thơm.
Nội dung 2: Kết quả đánh giá và hoàn thiện quy trình sản xuất nến thơm
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chưng cất tinh dầu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước khơng có nồi hơi riêng:
Xây dựng quy trình chiết xuất tinh dầu:
Các cơng đoạn của q trình chưng cất tinh được thực hiện với các bước như sau.
Bước 1: xử lý nguyên liệu thô:

Nguyên liệu được rửa sạch, khi rửa vỏ cần phải được rửa sạch loại bỏ những
vết bẩn các tạp chất dính trên vỏ. Nghiền nhỏ đối với một số loại nguyên liệu và
một số loại nguyên liệu thì đem đi chưng cất ngay.
Bước 2: nghiền, ngâm nguyên liệu:

- Nghiền: nguyên liệu sau khi được sơ chế sỡ được đem đi nghiền cùng với nước sao
cho tỷ lệ nước/nguyên liệu là 5/1 (v/w). Nghiền nguyên liệu trong vịng 1 phút.
Vì tinh dầu trong thực vật thường nằm trong các mơ tế bào,vì thế nghiền nhằm
mục đích để giải phóng tinh dầu ra khỏi mơ để khi tiến hành chưng cất thì tinh dầu


18

dễ thốt ra ngồi, từ đó rút ngắn thời gian quy trình chưng cất giúp đạt hiệu quả cao.
Nghiền càng nhỏ thì hiệu suất phá vỡ các mơ tế bào càng cao nhưng dễ gây tắc ống
dẫn hơi (tinh dầu + nước) và độ xốp bé làm ảnh hưởng đến quá trình chưng cất. Vì
vậy cần nghiền nguyên liệu với kích thước phù hợp để đạt được hiệu suất cao nhất.

- Ngâm nguyên liệu: nguyên liệu.
- Sau khi được đem đi nghiền sẽ được ngâm vào dung dịch nacl (6%) trong 5
giờ đồng hồ. Mục đích của cơng đoạn này làm cho tinh dầu thẩm thấu đi từ trong tế
bào ra bên ngồi, giúp cho q trình chưng cất tinh dầu được triệt để hơn.
Bước 3: chưng cất:
Nguyên liệu sau khi được ngâm sẽ được đưa vào thiết bị chưng cất. Khi nạp
nguyên liệu xong cần phải đậy nắp nồi thật kín để tránh sự bay hơi, thất thốt của
tinh dầu trong quá trình chưng cất.

- Tiến hành chưng cất và thu hỗn hợp tinh dầu:
- Ngưng tụ: hỗn hợp hơi nước và tinh dầu thoát ra được đi vào ống sinh hàn
của thiết bị chưng cất, dưới tác dụng của nước có trong ống sinh hàn có nhiệt độ

thấp, sẽ chuyển hóa hỗn hợp trên từ dạng hơi sang dạng lỏng và sau đó chảy vào bộ
phận ngưng tụ của thiết bị.

- Phân ly: để yên cho hỗn hợp thu được trong bộ phận ngưng tụ đến khi tách
hoàn toàn thành hai pha, tinh dầu nhẹ hơn nước sẽ ở phía trên, nước sẽ ở phía dưới.
Mở van xả trong bình chiết để tinh dầu chảy vào bình hứng để thu tinh dầu thô.
Bước 4: Tinh sạch tinh dầu

- Làm khan: lượng Na2SO4 là dư để có thể hấp thụ hồn tồn nước có trong
tinh dầu thơ thu được ban đầu.

- Lọc và thu hồi tinh dầu: để lắng hỗn hợp trên. Cho phần tinh dầu đã làm khan
bên trên chảy qua phễu thủy tinh đã để lớp giấy lọc ở trên, đổ từ từ qua phễu, tránh
để tinh dầu trào ra ngồi, ở dưới có lọ thủy tinh hứng để chứa tinh dầu.
Bước 5: Bảo quản


×