Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 58 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÁC NHÀ VỆ SINH
CÔNG CỘNG TẠI MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG




Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Diệp
MSSV: 0811080007 Lớp: 08CMT




TP. Hồ Chí Minh, 2011




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Đồ án khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân.
Được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực
tiễn, dưới sự dẫn dắt của giáo viên hướng dẫn.
Các số liệu và kết quả trong đồ án là hoàn toàn trung thực
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.




Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc Diệp
08CMT - MSSV: 0811080007


Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC HÌNH SƠ ĐỒ 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
1. Đặt vấn đề 6
2. Mục đích đề tài 7
3. Phạm vi nghiên cứu 7
4. Nội dung nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7

a. Phương pháp luận 7
b. Phương pháp cụ thể 8
6. Ý nghĩa của đề tài 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH 9
1.1 Đặc điểm tự nhiên 9
1.1.1 Vị trí địa lí 9
1.1.2 Điều kiện khí tượng 10
1.1.3 Địa hình – địa chất 11
1.1.4 Đ
iều kiện thủy văn 12
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 13
1.2.1 Tình hình kinh tế 13
1.2.2 Tình hình xã hội 14
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp

2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ VỆ SINH 17
2.1 Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng 17
2.2 Phân loại nhà vệ sinh 17
2.2.1 Bể tự hoại 18
2.2.2 Bể tự thấm 19
2.2.3 Nhà vệ sinh dạng khô 19
2.3 Tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh đạt chuẩn 19
2.4 Một số quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ
sinh công cộng 20
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG
TẠI KHU VỰC MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH 22
3.1 Vị trí, số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công cộng 22
3.1.1 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại Quận 1 22
3.1.2 Hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại quận 3 25
3.1.3 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 5 27

3.1.4 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 6 29
3.1.5 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 10 31
3.2 Hiện trạng trang thiết bị của các nhà vệ sinh công cộng tại các quận được
khảo sát 33
3.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng và vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ
sinh công cộng tại các quận khảo sát 42
3.3.1 Hiện trạng qu
ản lý và sử dụng các nhà vệ sinh công cộng 42
3.3.2 Vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ sinh công cộng thuộc khu vực
khảo sát 44
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 50
4.1 Đánh giá chung 50

Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
3
4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng 50
4.2.1 Đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn 50
4.2.2 Tổ chức lại hình thức quản lý nhà vệ sinh công cộng hiện có 51
4.2.3 Cụ thể hóa các tiêu chí về nhà vệ sinh công cộng trong các văn bản, quy
chuẩn, quy định của các Bộ, Ngành liên quan 52
4.2.4 Nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường về nhà vệ sinh công cộ
ng cho dân
cư đô thị 52
4.2.5 Quy hoạch – xây dựng – chính sách đầu tư 53
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56














Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên tắc xử lý phân
Bảng 2.2. Các điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng
Bảng 3.1. Thống kê số lượng nhà vệ sinh trên địa bàn quận 1
Bảng 3.2. Thống kê số lượng nhà vệ sinh trên địa bàn quận 3
Bảng 3.3. Thống kê số lượng nhà vệ sinh trên địa bàn quận 5
Bảng 3.4. Thống kê số lượng nhà vệ sinh trên địa bàn quận 6
Bảng 3.5. Thố
ng kê số lượng nhà vệ sinh trên địa bàn quận 10








Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
5
DANH MỤC CÁC HÌNH SƠ ĐỒ

Hình 3.1. Vị trí các nhà vệ sinh tại quận 1 – TP Hồ Chí Minh

Hình 3.2. Vị trí các nhà vệ sinh tại quận 3 – TP Hồ Chí Minh
Hình 3.3. Vị trí các nhà vệ sinh tại quận 5 – TP Hồ Chí Minh
Hình 3.4. Vị trí các nhà vệ sinh tại quận 6– TP Hồ Chí Minh
Hình 3.5. Vị trí các nhà vệ sinh tại quận 10 – TP Hồ Chí Minh
Hình 3.6. Thùng rác tại nhà vệ sinh công cộng trong công viên 23/9, Q1
Hình 3.7. Bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh ở công viên Quách Thị Trang, Q1
Hình 3.8. Bồn rửa tay của nhà vệ sinh trên đường An Dươ
ng Vương, Q5
Hình 3.9. Bàn cầu ngồi trong nhà vệ sinh tại chợi Nguyễn Văn Trỗi, Q10
Hình 3.10. Bồn tiểu tự động ở nhà vệ sinh trên đường Lý Thái Tổ, Q10
Hình 3.11. Bồn cầu bệt ở nhà vệ sinh công cộng trong công viên Văn Hóa Phú
Lâm, Q6
Hình 3.12. Nhà vệ sinh do công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong quản lý
trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q5
Hình 3.13. Nhà vệ sinh trên đường Ngô Nhân Tịnh, Q6
Hình 3.14. Nhà vệ sinh công cộng trên đường Lê Quang Sung, Q6
Hình 3.15. Nhà vệ sinh công cộng trên
đường An Dương Vương, Q5
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong mỗi gia đình – công trình phụ là một phần không thể thiếu và tại các
thành phố lớn – nhà vệ sinh công cộng có vai trò rất quan trọng. Là công trình phụ
nhưng không hề phụ trong việc phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên,
ở một số nơi, công trình phụ và nhà vệ sinh công cộng chưa được đầu tư, quan tâm
đúng mức. Chưa nói đến sự kém ý thức, coi thường việc bảo v
ệ môi trường sống

của một số người.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của nước ta nhưng
hiện trạng nhà vệ sinh công cộng vẫn còn nhiều bất cập về cả số lượng lẫn chất
lượng. Để cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị ngoài việc nâng cao các điều kiện
ăn, ở thì cũng không thể quên việ
c xây dựng mới và cải thiện các nhà vệ sinh công
cộng đã có tạo điều kiện để người dân thể hiện lối sống văn minh, lịch sự. Tuy
nhiên, không phải cư dân nào cũng có điều kiện tiếp cận được với nhà vệ sinh công
cộng để chứng tỏ sự văn minh của mình, bởi trên địa bàn thành phố còn quá thiếu
nhà vệ sinh công công và không ít người dân còn e ngại khi bước chân vào một nhà
vệ
sinh công cộng chưa thực hợp vệ sinh môi trường.
Rõ ràng chất lượng cuộc sống đô thị chưa thể nâng cao nếu cư dân đô thị đi ra
đường mà không có nơi giải quyết “chuyện tế nhị hàng ngày”. Vả lại phải ngửi mùi
hôi từ các điểm có đặt nhà vệ sinh công cộng trên một số nẻo đường thì khó nói chất
lượng cuộc sống được nâng cao. Trên thực tế, từ nhiề
u năm qua Tp Hồ Chí Minh đã
nổ lực gia tăng số lượng nhà vệ sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như ý muốn.
Nằm trong nổ lực chung để nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng
tại đô thị lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, trước hết cần có bức tranh
tổng thể về tình trạng các nhà vệ sinh công cộng tại toàn thành phố và ít nh
ất là tại
các quận nội thành tập trung đông dân cư của thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “khảo
sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
7
thành phố Hồ Chí Minh” đã ra đời với mong muốn phản ánh kịp thời và đầy đủ về
tình hình thực tế của các nhà vệ sinh công cộng hiện nay.

2. Mục đích đề tài
Khảo sát hiện trạng nhà vệ sinh công cộng tại một số quận thuộc khu vực nội
thành của thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá công tác quản lý và xử lý chất
thải từ các nhà vệ sinh công cộng nói trên, đồng th
ời đề xuất một số phương án cải
thiện chất lượng vệ sinh môi trường của hệ thống nhà vệ sinh công cộng của khu
vực nội thành thành phố.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống nhà vệ sinh công
cộng tại một số quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
quận 1, quậ
n 3, quận 5, quận 6 và quận 10.
- Thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 09/05/2011 đến ngày 04/07/2011.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công công.
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng sử dụng và chất lượng vệ sinh môi trường của
nhà vệ sinh công cộng trong khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các phương án cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ
thống nhà
vệ sinh công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp luận
Dựa vào hiện trạng môi trường và hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại khu vực
Tp Hồ Chí Minh, các dữ liệu cơ sỡ phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
8
quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thực hiện việc quản lý
xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt hiệu quả.

b. Phương pháp cụ thể
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn
Tp Hồ Chí Minh.
- Khảo sát, đánh giá, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến nhà vệ sinh công
cộng.
6. Ý nghĩ
a của đề tài
Khảo sát, đánh giá tác động của nhà vệ sinh công cộng đến người dân. Từ đó,
đưa ra phương án quản lý tốt hơn cho nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội
thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh và góp phần cải thiện cảnh quan đô thị
cho thành phố.















Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH
1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10
0
10

– 10
0
38

Bắc và 106
0
22

– 106
0
54


Đông, nằm ở khu vực trung tâm nam bộ. Phía bắc giáp Bình Dương, phía tây giáp
Tây Ninh, phía đông và đông bắc giáp Đồng Nai, phía đông nam giáp Bà Rịa –
Vũng Tàu, tây và tây nam giáp Long An, Tiền Giang. Nam giáp biển Đông với
đường bờ biển dài 15km.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Tp Hồ Chí Minh

Hiện nay. TP có 12 quận nội thành, gồm các quận: 1,3,4,5,6,8,10,11, Gò Vấp,
Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình với 182 phường; và 6 huyện ngoại thành: Củ
Chi, Hooc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ với 100 xã và thị trấn.

Diện tích tự nhiên TP: 209.100 ha, trong đó nội thành 14.030 ha, chiếm 6,7%, ngoại
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
10
thành 195.070 ha chiếm 69,9%. Dân số TP năm 1995 có 7.162.864 người ( chiếm
8,345 dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/ km
2

TP. Hồ Chí Minh là thành phố Cảng, một đầu mối giao thông lớn, nối liền với
các địa phương trong nước và quốc tế.
Hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn nối liền với các Cảng trong nước và
thế giới, có thể tiếp nhận tàu từ 15-20 ngàn tấn, với năng lực 10 triệu tấn/ năm và có
thể mở rộng, nâng cấp lên đến 17 – 20 triệu tấn/ năm
H
ệ thống đường bộ có: quốc lộ 1A nối liền TP với các tỉnh phía Bắc, với các
tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, quốc lộ 22 đi Tây Ninh, nối liền với Campuchia,
quốc lộ 13 qua Bình Dương nối liền với quốc lộ 14 kéo dài suốt Tây Nguyên, quốc
lộ 51 nối liền với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, quốc lộ 50 đi Long An, Tiền
Giang và nhiều tỉnh lộ nối trực tiế
p với các tỉnh xung quanh.
TP là đầu mối cuối cùng của đường sắt thống nhất Bắc – Nam, sân bay Tân
Sơn Nhất là một trong các sân bay quốc tế lớn trong khu vực Đông Nam Á. Hiện tại
có 12 đường bay trong nước, 20 đường bay quốc tế với khoảng 3 triệu hành khách
và 50 tấn hàng hóa/ năm.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông
Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xu
ống Nam và từ Đông sang Tây.
Vùng cao nằm ở phía Bắc-Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25
mét. Xen kẽ một số gò đồi, cao nhất lên đến 32 mét nhưng đồi Long Bình ở quận 9.

Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố, có độ
cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một
phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hooc Môn và quận 12 có độ cao
trung bình khoảng 5 – 10 mét.
1.1.2 Đi
ều kiện khí tượng
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ
tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình,
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
11
thành phố Hồ Chí Minh lên tới 40
0
C, thấp nhât xuống 13,8
0
C. Hàng năm, thành phố
có 330 ngày nhiệt độ trung bình tới 25 – 28
0
C. Lượng mưa trung bình của thành phố
đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718mm thấp nhất xuống
1.392 mm vào năm 1958. Một năm,ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập
trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 đến 11, chiếm khoảng 90%. Đặc biệt hai tháng
6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh
hướng tăng theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía
Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn l
ại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ

trung bình 3,6 m/s vào mùa mưa. Gió Bắc – Đông Bắc từ biển Đông tốc độ trung
bình 2,4 m.s, vào mùa khô. Ngoài ra, còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông
Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ
Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở
thành phố lên cao vào mùa mưa là: 80% và xuống thấp vào mùa khô là: 74,5%.
Trung bình, độ
ẩm không khí đạt bình quân/ năm 79,5%.
1.1.3 Địa hình – địa chất
Địa chất thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai hướng trầm tích
Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần
Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và
hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng:
đất xám. Với hơn 45 nghìn ha, tức khoảng 23,4% diệ
n tích thành phố, đất xám ở
thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đát xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng
và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều
nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi hình thành nhiều loại đất khác
nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất
phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra, còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là giồng
cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ s
ỏi đá ở vùng đồi gò.
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
12
1.1.4 Điều kiện thủy văn
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, thành
phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Đồng Nai
bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn
khoảng 45.000 km

2.
. Với lưu lượng bình quân 20 – 500m
3
/s, hàng năm cung cấp 15
tỷ m
3
nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông
Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua thủ Dầu Một đến thành phố Hồ
Chí Minh, với chiều dài 200km và chảy doc trên địa phận thành phố dài 80km.
Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m
3
/s, bề rộng tại thành phố dài
80km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m
3
, bề rộng tại thành
phố khoảng 225m đến 370m, độ sâu tới 20m. Nhờ hệ thông kênh Rạch Chiếc, hai
con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông
nữa của thành phố Hồ Chí Minh là Sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông
Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái.
Trong đó, ngả Gành rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến Cảng Sài
Gòn. Ngoài các con sông chính, thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh
rạch ch
ằng chịt: Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương,
Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghe, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hủ, Kênh
Đôi Hệ thống sông, kênh rạch giúp thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu,
nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông, thủy triều thâm
nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc
tiêu thoát nước ở khu vực nộ
i thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh có được

lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen,
nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước
ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba
tầng: 0 – 20 m, 60 – 90 m và 170 – 200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại quận 12,
các huyện Hooc Môn và Củ Chi, chất lượ
ng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường
được khai thác ở tầng 60 – 90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
13
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
1.2.1 Tình hình kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành
phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số cua Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2%
tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào
năm 2005. Tp Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài
độ tuổi lao động nhưng vấn đang tham gia làm việc. Năm 2010, thu nhập bình quân
đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/ nă
m, cao hơn nhiều so với trung bình cả
nước là 1168USD/ năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng đạt 11.8%
Nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ,
thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biên, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ
cấu kinh tế của thành phố: khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm
44,6%, ph
ần còn lại là khu vực có vốn đầu từ nước ngoài. Về các ngành kinh tế,
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng
chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,2%
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Tp Hồ Chí

Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu từ, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư h
ơn 1,9 tỷ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng
đứng đầu Việt Nam tổng lượng vôn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án
FDI, tổng vốn 16,6 ti USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố
thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỉ USD.
Tuy vậy nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiệ
n
đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở
ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ
sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Cơ sỡ hạ tậng của thành
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
14
phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp
cũng gây khó khăn cho nền kinh tế.
1.2.2 Tình hình xã hội
¾ Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Tp Hồ Chí Minh có dân số
7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó 1.509.930 hộ tại thành thị và
314.892 hộ tại nông thông, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có
3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Dân số
thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009, dân s
ố tăng thêm 2.125.709
người, bình quân tăn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54% /năm chiếm 22,32% số
dân tăng thêm hàng năm của cả nước trong vòng 10 năm. Với 572.12 người tương
đương với số dân một số tỉnh như : Quảng Trị, Ninh Thuận- quận Bình Tân có dân
số lớn nhất trong số các quận của cả nước. Tương tự, huyện Bình Chánh với

402.109 dân là huyện có dân số lớn nhất trong số
các huyện của cả nước. Khi đó
huyện Cần Giờ với 68.846 người, có dân số thấp nhất trong sô các quận, huyện của
thành phố. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam quy mô dân số Tp Hồ
Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở Châu Âu ngoại trừ Moscow và London.
Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị.
Thành phố Hồ Chí Minh có một phần ba là dân nhập cư từ các tỉ
nh khác. Cơ cấu
dân tộc, người Kinh 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới
người Hoa với 414.045 người chiểm 5,78%, còn lại các dân tộc Chăm 7.819 người.
Khmer 24.268 người Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được công nhân tại Việt
Nam có người cư trú tại thành phố. Ngoài ra, còn có 1.128 người được phân loại là
người nước ngoài có nguồn gốc từ các quốc gia khác nhau ( India, Pakistan,
Indonesia, Pháp ). Những người Hoa ở Tp Hồ Chí Minh cư trú khắp các quận
huyệ
n nhưng tập trung nhiều nhất ở quận 5,6,8,10,11 và có những đóng góp đáng
kể cho nền kinh tế thành phố. Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2009,
1.983.048 người ( 27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôm giáo; trong đó
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
15
những tôn giáo có nhiều tín đồ là : Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công
giáo có 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0.44%, Tin lành
27.016 người chiếm 0,37%. Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.
Sự phân bố dân cư ở TP Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô.
Trong khi các quận 3,4,5 hay 10, 11 có mật độ lên tới 40.00 người/km
2
thì các quận
2, 9,12 chỉ khoảng 2.00 tới 6.000 người/km

2
. ở các huyện ngoại thành, mật độ dân
số rất thấp như Cần Giờ chỉ có 96 người/km
2
. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi
tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm
2005, trung bình một ngày có khoảng 1 triệu khách vãn lai tại Tp Hồ Chí Minh. Đến
năm 2010 con số này lên đến 2 triệu
Mặc dù Tp Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức
bình quân của cả Việt nam nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những
tác động của nền kinh tế thị
trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương
mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khac biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ
giữa các quận nội ô so với các huyện ngoại thành.
¾ Y tế
Thành phố Hồ Chí minh vơi dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng
thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức
kh
ỏe. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường gây
ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở
các nước đang phát triển như: sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn hay các bệnh
của những quốc gia công nghiệp phát triễn như : tim mạch, tăng huyết ao, ung thư,
tâm thần, bệnh nghề nghiệp
đều xuất hiện ở Tp Hồ Chí Minh. Tuổi thọ trung bình
của nam giới là 71,19 còn ở nữ giới là 75.
¾ Giáo dục
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố.
Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn
huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở
Tp Hồ

Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
16
dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng việt cho người
nước ngoài. Tp Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự
quán, cpp ty giáo dục đầu tư.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường
Đại Học Sài Gòn và Trường
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố
quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm
giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất cùng với Hà Nội, đại học Quốc Gia Thành Phố
Hồ Chí Minh với năm đại học thành viên. Nhiều đai học lớn khác của thành phố
như: đại học Kiến Trúc, đại học Y Dược, đại học Ngân Hàng, đại họ
c Luật, đại học
Bách Khoa, đại học Kinh Tế đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong
số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố,
40% đến từ các tỉnh khác của cả nước.
















Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
17
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ VỆ SINH
2.1 Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng
Theo Bách khoa toàn thư mở: “ công trình vệ sinh là nơi mà trong đó có hệ
thống thải dành cho các chất thải cơ thể như phân, nước tiểu.”
Bộ luật về sức khỏe môi trường của Singapore định nghĩa: nhà vệ sinh công
cộng là nhà vệ sinh ở siêu thị, chợ búa, nơi ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cà
phê ), các trung tâm hội nghị, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên, trạm đổ xăng,
sân vận
động, hồ bơi công cộng
2.2 Phân loại nhà vệ sinh
Có 3 dạng nhà vệ sinh chủ yếu được sử dụng hiện nay gồm: nhà vệ sinh tự
hoại, nhà vệ sinh tự thấm, nhà vệ sinh dạng khô. Ưu nhược điểm của mỗi loại nhà
vệ sinh được trình bày ngắn gọn trong bảng 2.1 như sau
Bảng 2.1 phân loại nhà vệ sinh theo nguyên tắc xử lý phân
Dạng
nhà vệ
sinh
Nguyên lý xử lý phân
Tính chất
Ưu điểm Nhược điểm
Tự hoại

Vi khuẩn yếm khí sẽ
phân hủy các chất thải
người sau một thời gian
trong bể tự hoại
Sạch sẽ, gọn gàng,
không hoặc ít gây rò
rỉ mùi hôi
Chi phí cao

Tự thấm
Chất thải thấm qua các
tầng đất và tự làm sạch
Thích hợp cho các
vùng đất thấm nước
tốt
Có thể ảnh hưởng
phần nào đến nền đất
nơi đặt nhà vệ sinh.
Dạng
khô
Dạng này không dùng
nước, thường dùng tro
-Rẻ tiền
-Phân người sau khi
-Không vệ sinh và
thẩm mỹ, gây mùi hôi
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
18

bếp, tro trấu hoặc cát
mịn để phủ lấp phân
được ủ có thể trộn với
tro bếp làm phân bón
cây
-Là nơi sinh sống của
các loài gâybệnh
2.2.1 Bể tự hoại
Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một ( xử lý sơ bộ) đồng thời thực
hiện hai chức năng: lắng nước và lên men cặn lắng. Bể tự hoại có dạng hình chữ
nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng, xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép, hoặc chế
tạo bằng vật liệu compozit. Bể được chia làm hai hoặc ba ngăn. Do phần l
ớn cặn
lắng nằm trong ngăn thứ nhất nên dung tích ngăn này chiếm 50 -75% dung tích toàn
bể. Các ngăn thứ hai hoặc thứ ba của bể có dung tích bằng 25 – 35% dung tích toàn
bể. Bể thường sâu từ 1,5 – 3 mét, chiều sâu lớp nước trong bể tự hoại không bé hơn
0,75 m và không lớn hơn 1,8 m, chiều rộng của bể tối thiểu là 0,9 m và chiều dài tối
thiểu là 1,5 m. Thể tích bể tự hoại không nhỏ hơn 2,8m
3
trong đó thể tích phần lắng
không nhỏ hơn 2m
3
. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn được nêu ở hình II.1
Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phía trên)
và phần lên men cặng lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu lại trong bể
từ 1 đến 3 ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại.
Hiệu quả lắng cặn trong bể tự ho
ại từ 40 – 60% phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ
quản lý, vận hành bể,Qua thời gian từ 3 – 6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí,Quá
trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Các chất khí tạo

nên trong quá trình phân giải như CH
4
, CO
2
, H
2
S nổi lên kéo theo các hạt cặn
khác có thể làm cho nước thải nhiễm bẩn lại và tạo nên một lớp váng nổi trên mặt
nước. Chiều dày lớp váng này có thể từ 0,3 đến 0,5m
Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể người ra thường dùng các phụ kiện tê với
đường kính tối thiểu làm 100mm với một đầu đặt ống dưới lớp màng nổi, đầu khác
được nhô lên phía trên để tiện kiểm tra và tẩy rửa. C
ặn trong bể tự hoại được lấy ra
định kì, mỗi lần phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men để làm giống men
cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn.
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
19
Bể tự hoại là dạng bể được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
2.2.2 Bể tự thấm
Là kiểu nhà vệ sinh mà chất thải được xử lý bằng cách tự thấm qua màng đất
và tự làm sạch. Kiểu nhà vệ sinh này thích hợp cho các vùng đất thấm nước tốt như
các vùng cao, vùng đồi núi, vùng gồng cát ven biển và kiểu nhà vệ sinh này được
UNICEF đề xuất xây dựng khá nhiều ở các vùng khô hạn. Mặ
c khác, kiểu nhà vệ
sinh này cũng có ảnh hưởng phần nào đến nền đất nơi đặt nhà vệ sinh.
2.2.3 Nhà vệ sinh dạng khô
Nhà vệ sinh khô khác với nhà vệ sinh thông thường là nhà vệ sinh này không
cần dùng nước. Phân được gom trực tiếp bên dưới bồn cầu bằng một hố đào nông

hay một thùng chứa, một khoang chứa. Nhà vệ sinh khô gồm một bồn cầu xổm hoặc
bệt có bề mặt nhẵn với di
ện tích nhỏ để hạn chế bị làm bẩn. Một nhà vệ sinh khô có
thể được làm bằng xi măng, vật liệu gia cố dạng sợi, hoặc loại nhựa bền và cứng, gỗ
được sơn hoặc vật liệu gốm sứ.
Nhà vệ sinh khô chỉ nên áp dụng ở những vùng nông thôn, nơi có đất rộng tại các
hộ gia đình để chứa , xử lý và sử dụng lấy phân bón. Nhà vệ sinh khô phù h
ợp với
những nơi thiếu nước, những nơi dể ngập lụt và những nơi có đất cứng.
2.3 Tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh đạt chuẩn
Dựa theo quy định vệ sinh của nhà vệ sinh do Bộ y tế ban hành ( số
08/2005/QĐ – BYT) và QCVN về các công trình hạ tầng đô thị được ban hành
ngày 05 tháng 02 năm 2010 do Hội Môi Trường Xây Dựng Việt Nam biên soạn đưa
ra được tiêu chuẩn chính cho một nhà vệ sinh đạt chuẩn là:
-
Phải đảm bảo vệ sinh môi trường, khoảng cách từ nhà vệ sinh đến các nguồn
nước từ 8 – 30 mét, cách chổ ở phải đủ xa từ 4 – 6 mét.
- Không để mùi hôi, xú uế thoát ra xung quanh.
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
20
- Nước từ hầm nhà vệ sinh khi thoát ra ngoài phải sạch, đảm bảo yêu cầu
nguồn nước loại B (theo quy chuẩn Việt Nam), về lý thuyết không có vi
khuẩn gây bệnh.
- Hầm cầu đảm bảo chắc chắn, an toàn cho người sử dụng.
- Đối với các dạng nhà vệ sinh cần có một áp lực nước đủ mạnh để tống sạch
các chất thải xuống bể chứa.
- Trong nhà vệ sinh cần có đủ các vật dụng vệ sinh cần thiết như thùng rác,
giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay

- Kích thước hố chứa phân phải đủ lớn để ít nhất có thời gian sử dụng trên 3
năm ( đối với vùng nông thôn) và trên 5 năm (đối với các khu dân cư, đô thị)
mới đầy và phải thuê các xe hút hầm cầu đến rút các chất cặn bã.
- Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ
, thoáng khí và phần nào tạo sự thỏa mái,
tiện lợi cho người sử dụng
2.4 Một số quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng
Các địa điểm đô thị phải xây dựng các nhà vệ sinh công cộng được quy định
theo bảng 2.2 Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị hoặc quỹ đất
hạn chế thì phả
i xây nhà vệ sinh công cộng ngầm. Khoảng cách giữa các nhà vệ
sinh công cộng trên đường phố chính của đô thị phải ≤ 500m và trên các tuyến
đường vành đai đô thị phải ≤ 800m

Bảng 2.2 Các điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng
STT Danh mục các điểm trong đô thị
1
Quảng Trường
2
Công viên, vườn hoa, vườn thú
3
Ga tàu hóa, tàu điện
4
Bến xe khách, bến xe buýt đầu và cuối, các trạm xăng nằm ngoài đô thị
5
Ga hàng không
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
21

6
Bãi đỗ xe
7
Trung tâm thương mại – chợ
8
Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống – giải khát
9
Các tuyến đường vành đai của đô thị
10
Các trục phố chính của đô thị













Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
22
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH
CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH
CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

3.1 Vị trí, số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công cộng
Khu vực các quận trung tâm thành phố : quận 1, quận 3, quận 5, quận 6, quận
10 có khoảng 69 công trình vệ sinh công cộng. Các công trình phân bố ở những địa
điểm khác nhau của các quận.
3.1.1 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại Quận 1
Bảng 3.1: thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 1 do công ty
Dịch Vụ Công Ích Quận 1 Quản lý
STT Địa ch
ỉ nhà vệ sinh công cộng
1
Chợ Tân Định - Bên hông TTYT Tân Định, Q1
2
Trong CV Lý Tự Trọng, Q1
3
Trong chợ Bến Thành – góc Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn, Q1
4
Trong chợ Bến Thành – góc Phan Châu Trinh – Lê Thánh Tôn, Q1
5
Bến chờ xe buýt Quách Thị Trang – đối diện công viên, Q1
6
Góc đường Nguyễn Thái Học, Q1
7
Số 109 Phạm Ngũ Lão, Q1
8
Ngoài lồng chợ Thái Bình – bên góc đường Phạm Ngũ Lão, Q1
9
Trong chợ Dân Sinh – sau hàng sắt, Q1
10
Vào hẻm 100 Cô Giang, Q1
11

Mé sau chợ Cầu Kho, Q1
12
Trên đường Nguyễn Cư Trinh, góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Đình Xu, Q1
13
Trên công viên mũi tàu đường Lê Lai – Nguyễn Trãi, Q1
14
Trên công viên Phong Châu bên hông nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành
của Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
23
15
Trên Nguyễn Du bên hông BV Nhi Đồng 2, Q1
16
Trên Nguyễn Trung Trực – bên hông thư viện Quốc Gia, Q1
17
Góc đường Công Chúa Huyền Trân – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
18
Trên đường Hoàng Sa – gần chân cầu Nguyễn Hữu Nghĩa, Q1
19
Gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Huỳnh Thúc Kháng, Q1
20
Góc Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
21
Trên Nguyễn Thị Minh Khai – bên hông BV Phụ Sản, Q1
22
Góc đường Nguyễn Thái Bình – Phó Đức Chính, Q1
23
Góc đường Nguyễn Chảnh Chân – Trần Hưng Đạo, Q1
24

Chợ Nguyễn Văn Cừ, Q1
25
Góc đường Điện Biên Phủ - phùng Khắc Khoan, Q1
26
Góc đường Trần Cao Vân – Phùng Khắc Khoan, Q1
27
Góc đường Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1
28
Góc đường Lê Lai – Nguyễn Thị Nghĩa, Q1
29
Góc đường Hàm Nghi – công trường Quách Thị Trang, Q1
30
Góc đường Nguyễn Công Trứ - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1
31
Góc đường Nguyễn Tự Trọng – Hai Bà Trưng, Q1
32
Góc đường Trần Đình Xu – Trần Hưng Đạo, Q1
33
Góc đường Hoàng Sa – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
34
Góc đường Chu Mạnh Trinh – Nguyễn Du, Q1
35
Góc đường Nguyễn Văn Tráng – Nguyễn Trãi, Q1
36
Đường Phạm Ngũ Lão – trên CV 23/9, Q1
37 Góc đường Cô Bắc – Nguyễn Thái Học, Q1
38
Góc đường Nguyễn Trung Trực – Nguyễn Du, Q1
39
Góc 116 Nguyễn Du – gần cửa sau sấn khấu Trống Đồng, Q1

40
Trên Nguyễn Văn Chiêm – đối diện nhà văn hóa Thanh Niên, Q1
41
Công Trường Mê Linh – Đoạn Giữa Thi Sách – Hai bà Trưng, Q1
(Nguồn: công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong,

×