Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
Phiếu giao đề tài KLTN
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các sơ đồ, hình ảnh vii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu 4
7. Cấu trúc đồ án 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ
KINH NGHIỆM VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
1.1Khái niêm cơ bản về chất thải rắn 6
1.1.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn 6
1.1.2 Nguồn gốc chất thải rắn 6
1.1.3 Phân loại chất thải rắn 7
1.2Quản lí chất thải rắn ở Việt Nam 8
1.2.1 Quản lí chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh 8
1.2.2 Hiện trạng tổ chức quản lí 8
1.3Giới thiệu một số kinh nghiệm phân loại rác thải tại nguồn ở một số nước trên
thế giới 9
1.4Đánh giá tác động môi trường của chương trình phân loại rác tại nguồn 12
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
1
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
1.4.1 Đánh giá tác động tích cực 13
1.4.2 Đánh giá tác động tiêu cực 19
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 4 VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU VỰC
2.1Giới thiệu chung về Quận 4 22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
2.1.3 Hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 4 26
2.2Quy hoạch phát triển trên địa bàn Quận 4 27
2.3Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 4 29
2.3.1 Nguồn phát sinh 29
2.3.2 Khối lượng 31
2.3.3 Thành phần 31
2.4Hiện trạng hệ thống kỹ thuật và quản lí chất thải rắn đô thị Quận 4 40
2.4.1 Hệ thống lưu trữ 40
2.4.2 Hệ thống quét dọn và thu gom 41
2.4.3 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển 43
2.4.4 Thu hồi - tái sử dụng chất thải rắn và chôn lấp 47
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ CẦN ĐÁP ỨNG CHO DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC
TẠI NGUỒN
3.1Sự cần thiết và mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn 49
3.1.1 Sự cần thiết 49
3.1.2 Mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn 47
3.2Trách nhiệm của những người thanh gia chương trình phân loại rác tại nguồn 50
3.3Khối lượng và thành phần chất thải rắn cần thu gom 50
3.3.1 Thành phần cần thu gom 50
3.3.2 Dự đoán sự gia tăng dân số của Quận 4 đến năm 2020 50
3.3.3 Dự đoán khối lượng chất thải rắn 51
3.4Các yếu tố cần đáp ứng 53
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
2
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
3.4.1 Phương án 1 53
3.4.2 Phương án 2 55
3.4.3 Phương án 3 56
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ CHO DỰ ÁN PHÂN
LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
4.1Chuẩn hóa trang thiết bị tồn trữ và thu gom chất thải rắn 58
4.1.1 Túi nilon 58
4.1.2 Thùng chứa rác hộ gia đình 59
4.1.3 Xe thu gom 60
4.2Nghiên cứu phương án phân loại và lưu trữ chất thải rắn tại nguồn 60
4.2.1 Tại hộ gia đình 60
4.2.2 Trường học 62
4.2.3 Tại công sở - văn phòng 62
4.2.4 Chợ 63
4.2.5 Siêu thị 63
4.2.6 Quán ăn, nhà hàng, khách sạn 64
4.2.7 Các cơ sở kinh doanh 64
4.2.8 Xí nghiệp, nhà máy trong khu dân cư 64
4.2.9 Các cơ sở khám chữa bệnh 64
4.2.10 Đường phố và nơi công cộng 64
4.3Hình thức đầu tư trang thiết bị lưu trữ và thu gom 65
4.3.1 Hình thức đầu tư túi PE và thùng chứa chất thải rắn còn lại cho hộ gia đình65
4.3.2 Hình thức đầu tư thùng 240l và thùng 660l chứa chất thải rắn còn lại 66
4.4Nghiên cứu cải tiến hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn hiện hữu phù
hợp với chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn 66
4.4.1 Quy trình thu gom – vận chuyển hiện hữu 66
4.4.2 Phương án cải tiến hệ thống thu gom – vận chuyển 66
4.4.3 Hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn thực phẩm 68
4.4.4 Hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn còn lại 69
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
3
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
4.4.5 Tính toán trang thiết bị cần đầu tư 73
4.5Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn 81
4.5.1 Tổ chức triển khai tuyên truyền phân loại rác tại nguồn 81
4.5.2 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn cho các
hộ gia đình 83
4.5.3 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn trong
trường học 84
4.5.4 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn cho các
xí nghiệp 86
4.5.5 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn cho chợ 86
4.5.6 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn cho nhà hàng,
khách sạn, siêu thị 87
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HOÀN
THIỆN DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 4
5.1Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án phân loại rác tại nguồn 88
5.2Đánh giá hiệu quả dự án 88
5.2.1 Đánh giá về công cụ pháp lí 88
5.2.2 Đánh giá về hiện trạng thu gom – vận chuyển 89
5.2.3 Đánh giá về trang thiết bị đầu tư 90
5.2.4 Đánh gía về công tác tuyên truyền 91
5.2.5 Đánh giá về nhận thức của người dân 91
5.2.6 Đánh giá về các nhà máy xử lí phục vụ cho việc phân loại rác tại nguồn 92
5.2.7 Đánh giá về việc thu lượm phế liệu từ rác dân lập và ngoài dân lập 92
5.3Xây dựng mô hình phân loại rác thải tại nguồn 93
5.4Các biện pháp hoàn thiện dự án phân loại rác tại nguồn 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
Tài liệu tham khảo 98
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
4
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DVCI : Dịch vụ công ích
CTR : Chất thải rắn
CTRĐT : Chất thải rắn đô thị
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
PLCTRĐTTN : Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn
PLRTN : Phân loại rác tại nguồn
TTC : Trạm trung chuyển
BCL : Bãi chôn lấp
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
5
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Khối lượng compost – vật liệu che phủ được tạo ra từ CTR thực phẩm 16
Bảng 2.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số từng phường của Quận 4 năm 2010 25
Bảng 2.2 Số lượng phát sinh CTRĐT trên địa bàn Quận 4 30
Bảng 2.3 Thành phần rác theo khối lượng (%) tại trạm trung chuyển (TTC) và bãi chôn
lấp Đa Phước 32
Bảng 2.4 Thành phần chất thải rắn hộ gia đình 33
Bảng 2.5 Thành phần chất thải rắn phát sinh trong trường học 34
Bảng 2.6 Thành phần chất thải rắn phát sinh từ công sở 35
Bảng 2.7 Thành phần CTR phát sinh từ nhà máy, xí nghiệp 35
Bảng 2.8 Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ 36
Bảng 2.9 Thành phần chất thải rắn phát sinh từ cơ sở thu mua phế liệu 37
Bảng 2.10 Thành phần chất thải rắn phát sinh từ khu thương mại 38
Bảng 2.11 Thành phần chát thải rắn phát sinh tại khu công cộng 38
Bảng 2.12 Thành phần chất thải rắn phát sinh tại các nhà hàng, khách sạn 39
Bảng 2.13 Số điểm hẹn trên địa bàn Quận 4 43
Bảng 3.1 Dự đoán dân số Quận 4 đến năm 2020 51
Bảng 3.2 Dự đoán khối lượng CTRĐT của Quận đến năm 2020 52
Bảng 3.3 Dự đoán khối lượng rác sinh hoạt và rác còn lại của Quận đến năm 2020 52
Bảng 4.1 Số lượng thùng 660l thu gom các thành phần rác còn lại trong trường hợp thuận
lợi nhất khi đầu tư đồng bộ năm 2011 – 2020 77
Bảng 4.2 Số lượng thùng 660l thu gom rác còn lại trong trường hợp bất lợi nhất khi đầu
tư đồng bộ 2011 – 2020 78
Bảng 4.3 Khối lượng chất thải còn lại cần vận chuyển đến trạm phân loại tập trung đến
năm 2020 79
Bảng 4.4 Số xe vận chuyển chất thải rắn còn lại khi đầu tư đồng bộ đến năm 2020 81
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
6
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lí chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh 9
Sơ đồ 2.1 Quy trình thu gom , vận chuyển , xử lí chất thải rắn đô thị Quận 4 45
Sơ đồ 4.1 Phương án thu gom , vận chuyển, xử lí rác thực phẩm đã phân loại hiện hữu 68
Sơ đồ 4.2 Phương án thu gom , vận chuyển , xử lí chất thải rắn còn lại đã phân loại 70
Sơ đồ 5.1 Mô hình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 93
Hình 2.1 Bản đồ Quận 4 22
Hình 2.2 Sơ đồ điểm hẹn và trạm trung chuyển trên địa bàn Quận 4 44
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
7
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xử lí chất thải là một tất yếu khách quan về mặt hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay
của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các nguy cơ
gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của con người.
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhìn chung công tác thu gom chất
thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rác thải được thu gom
rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lí tùy theo từng thành phần của rác thải. Do yêu cầu
giải quyết vấn đề về quỹ đất ngày càng hạn hẹp và tận dụng các chất tái chế, tái sử
dụng nên việc quản lí rác thải trên địa bàn thành phố nên tập trung vào việc giải
quyết yêu cầu “hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới
mức tối đa lượng rác thải đem tái chế, tái sử dụng”. Chính vì thế chúng ta nên tiếp
cận với một cách làm hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng
như là một cách thức quản lí hiệu quả nhất đối với chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
đó là việc thực hiện thu gom rác sinh hoạt tại nguồn.
Ở Việt Nam trước đây, việc quản lí rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình
thức: thu gom – vận chuyển – xử lí chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Vài năm gần
đây, một số tỉnh thành ở nước ta đã bước đầu thực hiện thí điểm việc phân loại rác
tại nguồn (PLRTN) và cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thí điểm
tại một số quận nhưng nhìn chung dự án phân loại này vẫn chưa đạt được kết quả
mong muốn và chưa thể tiến hành thực hiện đồng bộ.
Hiện nay, cụ thể nhất là trên địa bàn Quận 4, tình trạng rác tại đường phố, khu dân
cư còn đổ bừa bãi xuống sông, ao, hồ, các khu đất trống, đất vườn đã gây nên tình
trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa đến nguy cơ suy thoái tài nguyên đất, nước,
không khí và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Vì vậy, cần có giải pháp
kịp thời để ngăn chặn mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng như hiện nay. Trước
những thực tế trên, hiện trạng quản lí chất thải rắn (CTR) và công tác tuyên truyền
cho người dân nhanh chóng thực hiện công tác PLRTN theo chủ trương của nhà
nước đang là một vấn đề khó khăn. Do đó, nhằm giải quyết những khuất mắc trên,
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
8
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
tôi quyết định chọn đề tài “đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại
nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn” với hy vọng
việc thực hiện PLRTN đạt hiệu quả và mang lại ý nghĩa lớn khi hằng năm có hàng
ngàn tấn rác được tận dụng để tái chế, tái sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao lợi
ích kinh tế, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta các khu đô thị mặc dù chỉ chiếm 25% trên tổng số 82 triệu người nhưng
phát thải trên 6 triệu tấn, chiếm 50% lượng chất thải sinh hoạt trong cả nước. Trước
đây, việc quản lí rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận
chuyển – chôn lấp. Những năm gần đây, ở một số nơi chu trình quản lí này đã có sự
chuyển biến theo chiều hướng tích cực ở công đoạn cuối, đó là rác thải sinh hoạt đô
thị đã được tập trung và xử lí tại các nhà máy xử lí rác. Tuy nhiên số lượng các nhà
máy này trong cả nước không nhiều, hiện chỉ vài nơi có nhà máy xử lí một phần rác
đô thị, còn lại hầu hết vẫn phải xử lí theo hình thức chôn lấp. Rác thải không được
phân loại tại nguồn đã gây khó khăn trong khâu xử lí không những ở các nhà máy
mà còn đối với cả hình thức chôn lấp. Mặt khác, chính vì không được phân loại nên
khả năng tận dụng để tái chế, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rác cũng bị hạn chế và
trên hết là nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi. Vài năm gần đây
một số nơi đã bắt đầu thí điểm việc PLRTN. Các hộ gia đình, cơ quan, trường
học, được hướng dẫn cách phân loại rác thành hai loại, một loại có thể làm phân
compost và loại còn lại, được phát túi nilon hai màu để phân loại rác tại nhà. Tuy
nhiên, hiệu quả của chương trình chưa cao. Có thể nhận thấy sự thành công của việc
sử dụng lại và tái chế rác thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan với nhau: một là
quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền, cưỡng chế người dân thực hiện phân loại
rác tại nguồn; hai là sự đầu tư thỏa đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái
chế rác thải đủ năng lực để tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được
phân loại sơ bộ tại nguồn; ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế,
nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lí tái chế
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
9
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải.
Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái chế, tái sử dụng chất thải khó thành công.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, thu thập và biên hội các thông tin về hệ thống thu gom, vận
chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 4.
- Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn Quận 4 (nguồn, thành phần, thu gom, vận chuyển, )
- Đánh giá những mặt thuận lợi và hạn chế khi thực hiện dự án phân loại
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn để dự án được thực hiện lâu dài và đạt
hiệu quả như mong muốn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu về chất thải rắn trên địa bàn Quận 4.
- Tìm hiểu các dự án PLRTN ở một số nơi trong nước và trên thế giới.
- Tìm những mặt hạn chế cũng như thuận lợi qua việc đánh giá hiệu quả dự
án.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc PLRTN cho Quận 4 nói riêng
và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Mục tiêu của đề tài nhằm thu thập đầy đủ thông tin về khối lượng chất thải rắn và
các quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 4 để đặt ra mô
hình phân loại rác tại nguồn cho phù hợp với địa bàn Quận 4 nói riêng và thành phố
nói chung. Bên cạnh, rút ra những bài học kinh nghiệm từ các dự án phân loại rác
tại nguồn ở một số nơi nhằm mục đích đưa ra các giải pháp để hoàn thiện dự án
phân loại.
Vì vậy, cần nghiên cứu để tối ưu hóa mô hình phân loại rác tại nguồn cho Quận 4
để đảm bảo lượng rác được phân loại cách có hiệu quả, đem lại nguồn nguyên liệu
tái sử dụng, góp phần đem lại mỹ quan đô thị cho Quận 4 nói riêng và lợi ích môi
trường nói chung.
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
10
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ các nguồn sẵn có như: từ
Công ty Dịch vụ công ích Quận 4, phòng tài nguyên môi trường, Cục thống kê
Quân 4, phòng Quản lí đô thị Quận 4
- Phương pháp tham khảo tài liệu: sưu tầm và tham khảo tài liệu là bước không
thể thiếu trong quá trình điều tra, đánh giá và nghiên cứu. Do giới hạn về phạm vi
cũng như thời gian nghiên cứu nên cũng chỉ thu thập được một số tài liệu được
công bố rộng rãi liên quan đến phân loại rác tại nguồn. Các tài liệu tham khảo này
được ghi trong mục tài liệu tham khảo.
- Phương pháp đánh giá: từ những kinh nghiệm thực hiện phân loại rác tại
nguồn ở một số nơi trong và ngoài nước mà ta có thể rút ra các bài học thành công
và thất bại khi thực hiện phân loại rác tại nguồn để áp dụng cho Quận 4 nói riêng và
thành phố nói chung.
- Phương pháp tính toán: được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc
độ phát sinh chất thải rắn từ nay đến năm 2020 dựa trên số liệu dân số liệu dân số
hiện tại và tốc độ gia tăng dân số.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác trên địa bàn Quận
4 để thấy được những hiệu quả hữu ích từ mô hình phân loại, đồng thời có những
đánh giá khách quan về dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp thực hiện
một cách có hiệu quả nhất.
Đối với đề tài này, tôi giả định rằng kết quả thu được là các cấp chính quyền địa
phương sẽ tiếp tục tuyên truyền và mở rộng thực hiện việc PLRTN đến từng người
dân sẽ tích cực tham gia phân loại rác, từ đó có thể hạn chế được lượng rác thải đem
chôn lấp, gia tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra và lượng sản phẩm tái chế.
7. Cấu trúc đồ án
- Chương mở đầu:
+ Lí do chọn đề tài
+ Tình hình nghiên cứu
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
11
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
+ Mục đích nghiên cứu
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn và giới thiệu một số kinh nghiệm về
phân loại rác tại nguồn
- Chương 2: Tổng quan về Quận 4 và hiện trạng môi trường tại khu vực
- Chương 3: Các yếu tố cần đáp ứng cho dự án phân loại rác tại nguồn trên địa
bàn Quận 4
- Chương 4: Phương án kỹ thuật và công nghệ cho dự án phân loại rác tại nguồn
- Chương 5: Đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện pháp hoàn thiện dự án phân
loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 4
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
12
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ KINH
NGHIỆM PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN
1.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
1.1.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (Soild Waste) là toàn bộ các loại vật chất
được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các
hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ).
Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động sản
xuất
và hoạt động sống
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định
nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà
không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi
là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận một thứ mà Thành phố phải
có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất
thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường
ngày của con người.
1.1.2 Nguồn gốc chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở quan
trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất
thải rắn.
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).
- Từ các trung tâm thương mại.
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng.
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay.
- Từ các hoạt động công nghiệp.
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
13
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị.
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của Thành phố.
Chất thải rắn đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải
trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp. Chất thải
rắn đô thị phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm của chất thải
rắn có thể phân chia thành 3 nhóm lớn nhất là: Chất thải sinh hoạt, công nghiệp và
nguy hại.
1.1.3 Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải rắn giúp xác định các loại khác nhau của chất thải rắn được
sinh ra. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng tái
chế và tái sử dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ
môi trường.
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân loại
theo nhiều cách khác nhau như:
1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ xử lý – quản lý
Phân loại chất thải rắn theo dạng này người ta chia ra các thành phần như sau:
- Các chất cháy được: giấy, rác thải, gỗ, cỏ, da, cao su,…
- Các chất không cháy được: kim loại sắt, thủy tinh, đá, sành sứ,…
- Các chất hỗn hợp : bao gồm các chất còn lại mà không nằm ở hai
thành phần trên
1.1.3.2 Phân loại theo vị trí hình thành
Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố,
chợ,
1.1.3.3 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Chất thải rắn được phân thành các loại sau:
Chất thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành
sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
14
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động
vật, vỏ rau quả,
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt
động phá dỡ, xây dựng công trình,
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông
nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phầm thải ra.
1.1.3.4 Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng,
độc hại, chất thải sinh học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các
chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan, có nguy cơ đe
dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh
chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và
nông nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp
chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương
tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe
cộng đồng.
1.2 Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
1.2.1 Quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và
dịch vụ lớn của cả nước, cùng với tốc độ phát triển như vũ bảo của thành phố thì tốc
độ của rác thải cũng tăng theo. Trung bình mỗi ngày Thành phố Hồ Chí Minh thải
ra khoảng 6.000 tấn rác sinh hoạt. Con số này dự báo sẽ còn tăng khoảng 10%/năm
theo đà tăng trưởng của thành phố.
Cho đến thời điểm này, trên toàn địa bàn thành phố có 4 bãi rác: Đông Thạnh
(huyện Hóc Môn), Gò Cát (quận Bình Tân), Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa
Phước (huyện Bình Chánh). Trong số này, 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát đã đóng
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
15
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
cửa, không tiếp nhận rác nữa. Toàn bộ 6.000 tấn rác hiện hữu của thành phố được
chia đều cho 2 bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước xử lý.
1.2.2 Hiện trạng tổ chức quản lý
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí
Minh
1.3 Giới thiệu một số kinh nghiệm phân loại rác thải tại nguồn ở một số
nước trên thế giới
Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại
nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia như
Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt
chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nền nếp và người dân chấp hành rất
nghiêm quy định này.
Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp
được thu gom vào các thùng chứa riêng. Đặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần
hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
16
Ủy ban nhân dân Thành phố
Sở Tài nguyên & Môi trường
Lực lượng rác dân lập
Ủy ban nhân dân quận, huyện
Công ty dịch vụ công ích quậnỦy ban nhân dân phường, xã
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost. Đối
với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định
trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải
thanh toán phí thông qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng.
Đối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại
riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu
gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác, chính
quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến nơi
chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính đến
chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải.
Ở Nhật Bản, trong 37 đạo luật về bảo vệ môi trường có 7 đạo luật về quản lý
và tái chế chất thải rắn. Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những
năm 1970, tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Nhật đạt rất cao. Hiện nay tại các thành phố
của Nhật chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý phần rác khó phân hủy. Các hộ
gia đình được yêu cầu phân loại rác thành 3 dòng: Rác hữu cơ dễ phân hủy để làm
phân hữu cơ sinh học được thu gom hàng ngày đưa đến nhà máy sản xuất phân
compost; Rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp sẽ được đưa đến nhà
máy phân loại để tái chế; Loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả không cao nhưng cháy
được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu
đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra
điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện
cụm dân cư. Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận
chuyển đi. Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư
nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền. Đối với những loại rác có kích thước lớn như
tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường, bàn ghế… thải loại phải đăng ký và đúng ngày
quy định đem đặt trước cổng, có xe của bộ phận chuyên trách đến chở đi. Điển hình
về phân loại rác triệt để là ở thành phố Minamata thuộc tỉnh Kumamoto. Ở đây vào
những năm 60 - 70 thế kỷ trước đã xảy ra thảm họa môi trường khủng khiếp: ô
nhiễm nước thải công nghiệp đã gây ra cái chết của trên 13.600 người dân thành
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
17
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
phố này. Ngày nay, người dân nơi đây đã có ý thức rất cao về bảo vệ môi trường,
rác thải sinh hoạt đã được người dân phân ra 22 loại khác nhau rất thuận tiện cho
việc tái chế.
Ở Hàn Quốc, quản lý chất thải rắn đô thị có phần tương tự như của Nhật
nhưng cách xử lý hơi khác. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được dùng để làm giá thể
nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí
biogas từ hố chôn lấp cung cấp cho phát điện, sau khi rác tại hố chôn phân hủy hết
tiến hành khai thác mùn bãi chôn làm phân bón và tái chôn lấp cho chu kỳ sau.
Như vậy, có thể thấy tại các nước phát triển, quá trình phân loại rác tại nguồn đã
diễn ra cách đây trên 30 năm và đến nay về cơ bản là thành công tuy ở các mức độ
khác nhau. Ở mức độ thấp, việc tách rác thành hai dòng hữu cơ dễ phân hủy được
thu gom xử lý hàng ngày và các loại khó phân hủy, có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp
an toàn được thu gom hàng tuần. Quá trình tái chế rác thực sự diễn ra tại các nhà
máy tái chế, công việc tiếp theo ở đây là dùng thiết bị chuyên dụng, kết hợp lao
động thủ công để tiếp tục phân loại rác thành nhiều dòng riêng biệt, ví dụ đối với vỏ
chai thủy tinh đã phải chia ra 6 loại khác nhau: loại có thể làm sạch và sử dụng lại,
loại này lại phải chia ra theo mỗi màu sắc và kích thước, thường là 3 - 4 loại; loại bị
sứt mẻ hay không thể sử dụng lại phải nghiền nhỏ để làm nguyên liệu nấu thủy tinh.
Ở mức độ thành công cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều hơn nữa các dòng
rác ngay từ hộ gia đình hoặc ở điểm tập kết trong khu dân cư, nhờ đó công tác tái
chế rác thải sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn, thậm chí người dân không
phải nộp phí xử lý rác cho chính quyền, mà còn được nhận lại tiền bán phế liệu cho
nhà máy tái chế, tuy số tiền này không lớn. Người dân thành phố Minamata rất hài
lòng và tự hào vì đã đi đầu về bảo vệ môi trường trong việc quản lý chất thải rắn.
Hiện ở châu Âu đang vận động phân loại rác thành 9 loại.
Có thể nhận thấy sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là
kết quả của ba yếu tố có liên quan hữu cơ, một là quá trình kiên trì vận động, tuyên
truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn; hai là sự đầu tư
thỏa đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
18
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn; ba
là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật
chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng
ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải. Thiếu một trong ba yếu tố này
thì việc tái chế, tái sử dụng chất thải khó thành công. Tại Hàn Quốc, quá trình vận
động phân loại rác tại nguồn diễn ra hàng chục năm và chỉ thành công khi hội đủ ba
yếu tố trên và khi đó mức GDP bình quân đầu người đạt trên 7.000 USD/năm.
Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong quản lý chất thải rắn trên khía cạnh
bảo vệ môi trường vì Nhà nước chi rất nhiều cho công tác này, nhưng tỷ lệ tái chế
chất thải chưa cao. Hiện nay, Chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế để
giảm chi ngân sách cho xử lý chất thải theo công nghệ đốt và chôn lấp đang thực
hiện. Các quốc gia còn lại đều đang trong quá trình tìm kiếm hoặc mới triển khai
mô hình quản lý chất thải rắn, chưa có bài học thành công nào được ghi nhận. Tại
Băng Cốc (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại một
số trường học và vài quận trung tâm, để tách ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng
rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để giảm thể tích và quấn
nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm.
Ở Việt Nam cũng đã và đang từng bước thực hiện việc thí điểm PLRTN.
Đây là dấu hiệu đáng mừng, một mặt chúng ta hy vọng các dự án này thành công,
nhưng mặt khác phải có sự nhận xét chung là các dựu án này đều do các tổ chức
quốc tế tài trợ và chỉ đóng vai trò phát động, kích hoạt phong trào tái chế, tái sử
dụng rác, thúc đẩy PLRTN để tái chế rác đạt kết quả tốt. Phong trào chỉ thực sự
thành công khi chính cá nhà đầu tư, các nhà quản lí, các nhà khoa học và tất cả
người dân Việt Nam có sự thay đổi tích cực về nhận thức và sẵn sàng tham gia hành
động phân loại, tái chế rác.
1.4 Đánh giá tác động môi trường của chương trình phân loại rác tại nguồn
Chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn được thực hiện với các mục
tiêu sau:
- Hoàn thiện hệ thống quản lí chất thải rắn của Quận cũng như toàn thành phố.
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
19
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
- Theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại khu vực diễn ra chương trình phân
loại rác.
- Đánh giá hệ sinh thái đô thị phát triển bền vững.
Trước khi thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cần quan tâm
đến các hoạt động hiện tại xem có ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào.
2.1.1 Đánh giá các tác động tích cực
Từ bài học kinh nghiệm cảu nhiều nước trên thế giới đã triển khai chương trình
PLRTN cho thấy chương trình đã đem đến nhiều tác động tích cực đến môi trường
sống và các điều kiện kinh tế, xã hội của người dân, cụ thể trong các lĩnh vực sau:
- Làm sạch môi trường sống: tại hộ gia đình, trong quá trình vận chuyển, tại bãi
chôn lấp và tại các nhà máy tái chế.
- Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề môi
trường nói chung.
- Chủ động trong toàn bộ hệ thống quản lí chất thải rắn của Quận và của thành
phố.
- Giảm chi phí cho công tác quản lí chất thải rắn.
- Tái sử dụng triệt để nguồn chất thải có khả năng tái sử dụng đồng thời giảm
thiểu mức độ ô nhiễm ở các trạm phân loại và các nhà máy tái chế.
- Thu hồi nguồn tài nguyên từ rác hữu cơ (300 – 400 tấn/ngày): để sản xuất phân
compost, thu khí năng lượng biogas.
- Giảm diện tích chôn lấp (giảm 70 – 80 % lượng chất thải).
- Giảm lượng khí metan gây “hiệu ứng nhà kính” và các loại khí tại bãi chôn lấp
khác gây ô nhiễm môi trường do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu
cơ.
- Giảm lưu lượng và nồng độ của nước rò rỉ.
2.1.1.1Lợi ích môi trường
Tại nguồn phát sinh: khi thực hiện chương trình PLRTN, rác từ các hộ gia đình sẽ
được phân loại và được chứa trong các thùng chứa rác đúng quy cách, đặc biệt đối
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
20
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
với rác hữu cơ, hạn chế tối thiểu khả năng phát tán ô nhiễm (nước rò rỉ, mùi, ruồi,
…)
Trong quá trình vận chuyển: rác được phân loại và thu gom riêng, rác hữu cơ được
thu gom bằng thùng 660l có nắp đậy tránh rỉ nước, mùi và rơi vãi dọc tuyến thu
gom. Các công nhân vệ sinh trong quá trình thu gom không còn thời gian thu lượm
rác tái chế nên thời gian của một tuyến thu gom sẽ nhanh hơn và hạn chế được các
vấn đề về môi trường, mỹ quan đô thị.
Tại các nhà máy, cơ sở tái chế: rác tái chế không còn bị nhiễm bẩn bởi các thành
phần hữu cơ phân hủy nên đã giảm thiểu một lượng nước đáng kể dùng để rửa
nguyên liệu, mùi hôi giảm hẳn.
Tại bãi chôn lấp – nhà máy sản xuất phân compost/ biogas: tại bãi chôn lấp lượng
chất thải giảm, công nghệ chôn lấp thay đổi, chất hữu cơ được chôn riêng nên thành
phần nước rò rỉ thay đổi, ít bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại. Tại các nhà máy sản
xuất compost và biogas, công đoạn phân loại được thu gọn do rác đã được phân loại
tại nguồn, chất lượng compost tốt do ít bị lẫn lộn các thành phần độc hại: thủy tinh,
kim tiêm, nhựa,…
2.1.1.2Lợi ích xã hội
Nhận thức của người dân
Một trong những vấn đề nan giải quyết định sự thành công của chương trình phân
loại chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình là sự tham gia của người dân. Với thói
quen đổ chung rác đã có thói quen từ lâu đời và nhận thức không cao về công tác
bảo vệ môi trường, việc thực hiện chương trình này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó
khăn trong giai đoạn đầu thực hiện và cần có một thời gian dài để có thể triển khai
trên phạm vi toàn địa bàn Quận.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế có thể quy đổi thành tiền, chương trình phân loại rác
đô thị tại nguồn còn mang lại những lợi ích to lớn khác mà chúng ta hoàn toàn
không thể quy đổi thành tiền cũng như không thể nhìn thấy một cách cụ thể được.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này trước tiên sẽ nâng cao
nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi đã phân loại tại
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
21
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
nguồn, chất thải rắn tại các bãi chôn lấp, các điểm tập trung sẽ không còn các thành
phần có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động của
người dân nhặt rác với một số lượng lớn, nhờ đó giảm được các bệnh tật do rác thải
gây ra đối với những người nhặt rác này.
Chương trình xã hội hóa công tác quản lí chất thải rắn
Cũng như nhiều quốc gia và đô thị khác trên thế giới, Việt Nam và thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và Quận 4 nói riêng đang phải chi trả những khoảng tiền khổng
lồ cho công tác quản lí đô thị, trong đó có quản lí chất thải rắn. Số tiền này ngày
càng tăng và tỉ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, mỗi
năm Nhà nước phải chi trả 300 – 400 tỉ cho công tác vệ sinh đường phố, thu gom,
vận chuyển và xử lí chất thải rắn đô thị. Số tiền này ngày càng tăng nhanh hằng
năm và ngày càng vượt quá khả năng chi trả của ngân sách thành phố.
Với chương trình PLCTRĐTTN, hệ thống quản lí chất thải rắn được tách ra thành
các thành phần rõ ràng hơn, đặc biệt lợi ích kinh tế của các thành phần tăng rõ rệt,
hấp dẫn sự đầu tư và quản lí của người dân. Bên cạnh đó, khi nhận thức của người
dân được nâng cao họ sẽ tự giác hơn trong công tác đóng góp phí thu gom và xử lí
chất thải rắn, giảm gánh nặng cho ngân sách của Quận cũng như của thành phố.
Hơn nữa muốn chương trình này hoàn thành, Nhà nước phải ban hành lại các quy
định và chính sách trong công tác quản lí, phí thu gom, chế độ thưởng phạt,…giúp
cho việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, nâng cao lòng tin của người dân.
2.1.1.3Lợi ích kinh tế
Tính kinh tế từ phế liệu có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế
Chất thải rắn đô thị bao gồm 14 – 16 thành phần riêng biệt, trong đó có khoảng 10 –
12 thành phần có khả năng tái sinh với giá trị kinh tế và môi trường cao. Với khối
lượng chất thải rắn đô thị sinh ra hằng ngày của Quận trên 200 tấn, lượng chất thải
thực phẩm chiếm 70 – 80%, lượng chất thải rắn có khả năng tái sinh chiếm 25%.
Tính kinh tế từ việc tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp nhờ giảm khối lượng chất thải
chôn lấp
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
22
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
Tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp nhờ chôn lấp riêng chất thải rắn thực phẩm dễ
phân hủy:
Sức chứa thực của bãi chôn lấp là dung tích của bãi chôn lấp được tính toán trên cơ
sở có kể đến phần thể tích tăng thêm do quá trình phân hủy chất thải rắn cũng như
độ nén ép của bản thân khối chất thải rắn của các lớp bên trên đối với các lớp phía
dưới. Nếu chôn lấp riêng chất thải rắn thực phẩm, sức chứa thực của bãi chôn lấp sẽ
tăng gấp 1,7 lần so với dung tích thiết kế.
Tính kinh tế từ việc tái sử dụng rác thực phẩm làm phân compost và vật liệu che
phủ:
Bằng cách chôn lấp riêng rác thực phẩm, sản phẩm tạo thành sau quá trình phân hủy
kỵ khí (do ủ trong hố chôn lấp) có thể sử dụng làm chất cải tạo đất (mùn) hoặc làm
vật liệu che phủ hàng ngày ở bãi chôn lấp không có sẵn đất. Để sản xuất thành sản
phẩm compost, tỷ lệ compost thu được từ rác ban đầu là 10% (theo khối lượng ướt).
Như vậy, với khối lượng CTR thực phẩm của Quận, hàng năm từ các ô chôn lấp
chất thải rắn thực phẩm có thể tạo được 13 – 18 tấn compost/năm.
Bảng 1.1: Khối lượng compost – vật liệu che phủ được tạo ra từ CTR thực phẩm
Năm Rác thực phẩm
(tấn/năm)
Phân compost
(tấn/năm)
2011 203,7 23,37
2012 213,9 21,39
2013 224,6 22,46
2014 235,6 23,56
2015 247,6 24,76
2016 260,0 26,00
2017 272,9 27,29
2018 286,5 28,65
2019 300 30,00
2020 315,8 31,58
Tính kinh tế từ việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại các lợi ích thiết thực đối với việc tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là:
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
23
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng sản xuất nguyên liệu
- Tiết kiệm tài nguyên nước.
- Tiết kiệm năng lượng.
Tính kinh tế từ việc xử lí nước rò rỉ
Tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, vấn đề nan giải nhất của
công tác vận hành và quản lí các bãi chôn lấp là xử lí nước rò rỉ.Mặc dù lưu lượng
không lớn,với khối lượng chôn lắp khoảng 2000-3000 tấn/ngày,vào mùa khô lưu
lượng khoảng 300-400 m
3
/ngđ, và vào mùa mưa lưu lượng khoảng 400m
3
/ngđ (tùy
theo bãi chôn lấp đang hoạt động), nhưng nồng độ các chất ô nhiễm rất cao nên
nước rò rỉ có khả năng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh, cả nguồn
nước mặt, nước ngầm, đất và đặc biệt là không khí do mùi hôi thối nặng nề sinh ra
từ nước rò rỉ.
Cho đến nay, chưa có nơi nào của Việt Nam xử lí được nước rò rỉ với nồng độ cao
từ bãi chôn lấp mới một cách triệt để, thậm chí cả bãi chôn lấp Gò Cát là nơi ứng
dụng công nghệ hiện đại nhất do Hà Lan viện trợ. Tại bãi chôn lấp Đông Thạnh,
một số công ty và trung tâm môi trường đã thành công trong việc xử lí nước rò rỉ cũ
bằng phương pháp sinh học kết hợp với hóa lí, hoặc bằng phương pháp hóa học ,
nhưng với nồng độ COD chỉ ở mức 2000-3000mg/l và thành phần nitơ vẫn chưa đạt
mà giá thành lên đến mức cao 24000-35000đ/m
3
. Đã có nơi nghiên cứu xử lí nước
rò rỉ của bãi chôn lấp Gò Cát với nồng độ COD đến 48000mg/l, nhưng giá thành xử
lí đến 300.000đ/m
3
. Nếu mỗi bãi chôn lấp sinh ra từ 70.000-100.000m
3
nước rò rỉ/
năm và với giá thành xử lí như trên, mỗi năm thành phố phải chi ra một số tiền
khoảng 2.1- 3.0 tỉ đồng để xử lí nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm thấp (COD =2000-
3000mg/l) và khoảng 21-30 tỉ đồng để xử lí nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao
(COD= 33000=52000mg/l). Đặc biệt, số tiền này phải chi liên tục trong nhiều năm,
ngay cả khi các bãi chôn lấp đóng lại. Phải nhận thấy rằng kinh phí xử dụng nước rò
rỉ là quá lớn, khó có thể chấp nhận trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng chắc chắn là
phải chấp nhận trong các xự cố môi trường xảy ra.Thực tế cũng cho thấy khi chưa
tìm được phương pháp khác thích hợp để làm sản lượng nước rò rỉ , làm giảm giá
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
24
Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hơn.
thành xử lí, thì rác vẫn cứ phải chôn lấp, nước rò rỉ vẫn cứ tiếp tục sinh ra và các
khó khăn vẫn phải tìm công nghệ thích hợp để giải quyết.Vì vậy, nếu giảm lượng
chất thải rắn sinh hoạt đổ lên bãi chôn lấp, chi phí xử lí nước rò rỉ sẽ giảm đáng kể.
2.1.1.4Hiệu quả của hệ thống quản lí chất thải rắn
Với hệ thống kỹ thuật quản lí chất thải rắn của Quận có thể nhận thấy các giải pháp
hiện tại của Quận với chi phí có thể rất cao nhưng hiệu quả thấp. Trong khi đó,
chúng ta đang bỏ qua những giải pháp đáng được ưu tiên thực hiện trong quy trình
quản lí chất thải rắn, đó là ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh.
Kinh nghiệm của Thái Lan, Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ, Nhật,…cho thấy phân loại chất
thải rắn tại nguồn là một trong những biện pháp không những hỗ trợ cho việc giảm
thiểu lượng chất thải cần phải xử lí mà còn góp phần giảm thiểu các tác động môi
trường do chất thải gây ra.
Hiện tại chúng ta chưa có những bằng chứng thực tế cụ thể, nhưng cũng không quá
khó để có thể chứng minh được rằng phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn có ý
nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng lực của hệ thống quản lí chất thải rắn đô thị,
nâng cao đáng kể hiệu quả của hệ thống tái sinh, tái chế và tái sử dụng các phế liệu
và nhờ đó kéo theo nhiều lợi ích khác như tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng,
giảm các tác động do chất thải rắn sinh hoạt gây ra đối với môi trường và tiết kiệm
quỹ đất làm bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị khi một lượng khổng lồ chất thải rắn
thực phẩm được tái sử dụng làm phân compost hoặc vật liệu che phủ…
Với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên 200 tấn/ngày, Quận đang đối mặt
với những thách thức rất lớn về các vấn đề môi trường liên quan đến các chất thải
rắn sinh hoạt. Trong khi quỹ đất dành để chôn lấp chất thải rắn đô thị cho toàn
thành phố hầu như đã cạn kiệt. Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn đặt ra nhầm
góp phần khắc phục những nhược điểm của hệ thống kỉ thuật quản lí chất thải rắn
đô thị hiện tại bao gồm:
Khâu thu gom và vận chuyển: trang bị thêm và cải tiến hệ thống thu gom-vận
chuyển hiện tại. Quy trình thu gom, trung chuyển-vận chuyển , cần được tải tiến và
quản lí chặc chẽ hơn.
GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Hoàng Thiên Thư
25