Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

một số xu hướng phát triển của công nghệ truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.39 KB, 23 trang )

Một số xu hướng phát triển của công nghệ truyền hình
Bài vi t này cung cp mt cái nhìn khái quát v s phát trin ca mt s k
thut truyn hình th    c d  oán s phát trin mnh trong thi gian ti.
Đi cùng với sự phát triển này là sự gia tăng tốc độ bit và các yêu cầu về phân phối dịch vụ
trong tương lai. Bài viết này sẽ tập trung vào hai kỹ thuật có tiềm năng phát triển nhanh đó là
stereoscopic TV (3D TV) và UHDTV (Ultra Hight Definition Television). Một số kỹ thuật cải
tiến như: tăng tốc độ frame, tỉ lệ kích thước khung hình rộng hơn, độ sâu bit lớn hơn, cải tiến
độ phân giải màu… cũng được quan tâm. Ngoài ra, việc phát sóng quảng bá của stereoscopic
TV (3D TV) và UHDTV trên các đường truyền vệ tinh, mặt đất và các yêu cầu của nó sẽ
được xét đến cùng với xu thế phát triển của công nghệ truyền dẫn.
1. TRUYỀN HÌNH 3D.
1.1. Các kỹ thuật stereoscopic và hiển thị 3D.
1.1.1. Khái quát kỹ thuật hiển thị.
Hệ thống nhìn của người không phân tích được trực tiếp bản chất 3 chiều của một cảnh, chiều
thứ ba được suy ra từ các thông tin khác nhau phân phối đến hai mắt trong hệ thống nhìn của
người. Quan trọng nhất của các thông tin này là thị sai (parallax), đó là sự khác nhau giữa các
góc nhìn giữa mắt trái và mắt phải, và sự khác biệt này sẽ càng lớn khi vật thể càng ở gần hai
mắt.
Một hiệu ứng stereoscopic có thể được hình thành từ video của một màn hình phẳng 2 chiều
bằng cách dùng một số màn lọc để đảm bảo các thông tin ở các góc nhìn khác nhau được hiển
thị đúng cho mỗi mắt. Các màn lọc này có thể là các kính đeo mắt (lọc bởi màu, phân cực,
hoặc cửa chập) hoặc thể hiện trên chính màn hình hiển thị (phương pháp auto-stereoscopic).
Mỗi phương pháp này có các ưu điểm và nhược điểm riêng, phần sau sẽ trình bày rõ hơn.
Việc hiển thị stereoscopic trên mặt phẳng được xem như hiển thị “3D” nhưng điều này thật ra
chưa chặt chẽ vì việc hiển thị đúng 3 chiều của một cảnh còn phụ thuộc vào vị trí của người
xem và sẽ có nhiều thay đổi khi người xem di chuyển. Tuy nhiên, thuật ngữ “3D” theo cách
hiểu này vẫn được chấp nhận và sử dụng trong bài viết này.
Trong thực tế, thị sai không chỉ gồm thông tin nhìn theo khoảng cách đến vật thể, mà các
thông tin khác như điểm hội tụ của mắt cũng tạo nên độ sâu đáng kể cho hình ảnh. Khi sử
dụng thị sai để tạo ra độ sâu hình ảnh cần chú ý đến việc người xem có thể bị mỏi mắt, và
trong một số trường hợp có thể tạo ra cảm giác tương tự say tàu xe ở người xem.


1.1.2. Stereoscopic TV sử dụng kính màu.
Các ảnh anaglyph có thể được sử dụng để cung cấp hiệu ứng stereoscopic khi người xem sử
dụng các cặp kính màu với mỗi mắt kính là các màu tương phản nhau (thường là red/green
hoặc red/cyan). Khi nhìn qua các mắt kính, mỗi mắt sẽ nhìn thấy một ảnh khác nhau và não sẽ
điều tiết sự khác nhau về màu để tạo ra một ảnh stereograph màu chuẩn.
Hệ thống chiếu stereoscopic ra đời sớm nhất vào năm 1922 dùng ảnh anaglyph kết hợp kính
red/green. Trong các rạp chiếu khi đó, ảnh cho mắt trái và mắt phải được chiếu riêng thông
qua hai bộ lọc màu. Ngày nay, người ta có thể dùng các phần mềm xử lý ảnh để tạo ra các
hiệu ứng cần thiết và cho phép hiển thị trên nhiều thiết bị sử dụng.
Một vấn đề cần quan tâm đối với ảnh anaglyph là sự cân nhắc giữa hiệu ứng stereoscopic và
khả năng tái tạo lại chính xác các màu. Với loại anaglyph red/cyan thường dùng thì thường
xảy ra sự suy hao về sự bão hòa của màu đỏ. Một kỹ thuật bù màu như Anachrome làm giảm
sự suy hao này bằng các bộ lọc cyan trong suốt hơn. Dù vậy, phương pháp anaglyph dùng
kính red/cyan lại đơn giản và có ưu điểm là có thể thực hiện ngay mà không buộc người xem
phải chi thêm nhiều kinh phí mua kính vì giá kính rẻ nhất <1 bảng Anh (< 30.000 VND) và
dùng được nhiều lần.
1.1.3. Stereoscopic TV dùng kính phân cực.
Hiệu ứng stereoscopic cũng được tạo bởi việc phân cực trực giao của ảnh và hiển thị tương
ứng cho mỗi mắt theo cách đồng thời hoặc theo thứ tự. Các mắt kính với các bộ lọc phân cực
trực giao giúp cho mỗi mắt sẽ chỉ cho nhận được hình ảnh phân cực tương ứng của ảnh.
Kỹ thuật này đã được ứng dụng trong các rạp phim từ năm 1930 bằng cách sử dụng hai máy
chiếu đồng thời kết hợp với các bộ lọc phân cực và chiếu lên màn hình bạc (để duy trì sự phân
cực của ánh sáng phản xạ). Có hai loại phân cực trực giao là phân cực trực giao tuyến tính
(linear) và phân cực trực giao vòng (circular). Phân cực trực giao tuyến tính (nghĩa là phân
cực ngang/dọc hoặc +450/-450) yêu cầu người xem phải nhìn ở góc thích hợp, khi các kính
lọc bị nghiêng theo một số mức độ có thể xảy ra sự thâm nhập hình ảnh của phân cực khác
gây nên hiệu ứng “bóng ma”. Phân cực vòng (theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim
đồng hồ) loại bỏ được hiệu ứng này và được sử dụng phổ cập hiện nay. Kính phân cực cũng
tương đối rẻ từ khoảng 1 bảng Anh đến 10 bảng Anh.
1.1.4. Stereoscopic TV dùng kính cửa chập.

Kính cửa chập được sử dụng như bộ lọc thời gian và tạo ra hiệu ứng stereoscope bằng cách
trình chiếu cho mỗi mắt các góc nhìn của hình ảnh khác nhau thông qua sự thay đổi của chuỗi
frame; việc hiển thị sự thay đổi của hình ảnh giữa mắt trái và mắt phải dựa trên việc chập
(đóng, mở) kính ở mỗi mắt và đồng bộ với hình ảnh.
Các kính cửa chập thường dùng các vật liêu tinh thể lỏng mà sẽ trở nên tối ở một mức điện áp
cung cấp thích hợp, và trong suốt ở các mức điện áp khác. Không giống như kính màu hoặc
kính phân cực, loại kính này là các thiết bị tích cực và cần đồng bộ với việc hiển thị nhờ
thông tin truyền qua wireless hoặc dùng tia hồng ngoại. Vì lý do này, kính cửa chập LCD
thường đắt hơn các loại kính màu đơn giản và kính phân cực rất nhiều (giá thông thường là 80
bảng Anh).
1.1.5. Auto-stereoscopic TV.
Việc hiển thị auto-stereoscopic sẽ cung cấp hiệu ứng stereoscope mà không cần sử dụng kính.
Bản thân của quá trình hiển thị đã được thiết kế để biểu diễn thông tin khác nhau khi xem từ
sự sai biệt rất nhỏ của các góc nhìn, vì thế nếu vị trí người xem và góc nhìn đúng thì họ sẽ
nhận được hình ảnh khác nhau cho mỗi mắt để tạo ảnh stereo.
Khác với những hệ thống dựa trên kính, việc trải nghiệm xem với hiển thị auto-stereoscopic
tại rạp phim khó thực hiện và kỹ thuật này được định hướng để phát triển cho các hiển thị tại
nhà. Đã có một số nỗ lực để phát triển hệ thống chiếu auto-stereoscope dùng cho rạp phim từ
năm 1930 nhưng đều không thành công.
Có hai kỹ thuật auto-stereoscopic hiện đang sử dụng cho hiển thị trên các mặt phẳng là:
parallax barrier (rào chắn thị sai) và lenticular len (thấu kính hột đậu). Trong cả hai hệ thống,
độ phân giải theo không gian hiển thị 2D sẽ bị giảm đi trong quá trình tạo hiệu ứng
stereoscope.
Trong hệ thống rào chắn thị sai, một số dạng mặt chắn được đặt trên màn hiển thị làm thay
đổi ánh sáng trực tiếp từ các cột pixel đến mỗi mắt. Việc hiển thị dựa trên rào chắn thị sai có
thể cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa cơ chế hiển thị 2D và 3D nếu lớp rào chắn được thiết
kế từ một lớp tinh thể lỏng có thể trở nên trong suốt hoàn toàn, và cho phép hiển thị như một
màn hình hiển thị 2D thông thường. Ngoài ra, việc hiển thị auto-stereoscopic cho chỉ một
người xem có thể dùng các hệ thống theo dõi mắt để tự động điều chỉnh hai ảnh hiển thị theo
mắt của người xem khi đầu của họ di chuyển.

Hiệu quả nhất của việc hiển thị auto-stereoscope hiện nay là dùng hệ thống ống kính hột đậu.
Trong hệ thống này, một mảng của các thấu kính hình trụ sẽ hướng ánh sáng thay đổi từ các
cột pixel đến một vùng xem xác định. Thông thường, vùng hiển thị là vùng xem trung tâm có
độ rộng khoảng từ 100 đến 150. Vùng xem này cho phép nhiều người dùng cùng xem nếu vị
trí của họ là phù hợp. Nó cũng có thể cung cấp mức độ giới hạn của thị sai chuyển dịch theo
chiều ngang (hình ảnh thay đổi khi người xem chuyển dịch theo chiều ngang), với các lưu ý
về khoảng cách giữa những người xem.
1.2. Phát sóng quảng bá stereoscopic TV.
1.2.1. Khái quát về quảng bá stereoscopic TV.
Một số phương pháp dùng để phát sóng quảng bá tín hiệu stereoscopic TV đã được đề xuất,
mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp sử
dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
• Tối ưu chất lượng kỹ thuật của nội dung với phiên bản stereoscope,
• Tối ưu chất lượng kỹ thuật của nội dung với phiên bản 2D,
• Tối ưu chất lượng nghệ thuật của nội dung với phiên bản stereoscope,
• Tối ưu chất lượng nghệ thuật của nội dung với phiên bản 2D,
• Tối thiểu tốc độ bit,
• Tối thiểu chi phí đối với nhà quảng bá,
• Tối thiểu chi phí đối với khách hàng,
• Khả năng sử dụng của bộ decoder hiện có đối với nội dung stereoscope,
• Khả năng sử dụng của bộ decoder hiện có đối với nội dung 2D,
• Khả năng triển khai dịch vụ nhanh,
• Hỗ trợ diện rộng các chuẩn quốc tế,
• Giao tiếp được với tất cả các hiển thị stereoscope,
• Hỗ trợ hiển thị cho nhiều người xem.
Có lẽ phải mất thời gian dài để số người xem có thiết bị hiển thị stereoscopic đủ lớn khiến cho
nhà quảng bá chuyển sang phát 3D hoàn toàn phục vụ cho người xem. Phương pháp đơn giản
là nhà quảng bá sẽ phát cả nội dung 2D và 3D, và người xem sẽ lựa chọn nội dung phù hợp
với thiết bị của họ. Tuy nhiên, trong nhiều hệ thống quảng bá và với riêng đường truyền mặt
đất thì tốc độ bit là tài nguyên đắt giá. Bản thân tín hiệu 3D gồm hai tín hiệu phục vụ cho việc

hiển thị cho mắt trái và mắt phải sẽ dẫn đến tốc độ bit yêu cầu lớn hơn tín hiệu 2D, nên người
ta tìm cách giảm tốc độ bit của tín hiệu 3D sao cho gần với tốc độ bit yêu cầu của tín hiệu 2D,
và điều này có thể được trả giá bằng việc giảm chất lượng hình ảnh. Ví dụ, cách đơn giản nhất
của của quảng bá 3D là phát hai stream dữ liệu độc lập cho mắt trái và mắt phải. Để giảm tốc
độ bit thì người ta sẽ phát quảng bá dữ liệu video 2D cộng thêm thông tin metadata (có tốc độ
nhỏ hơn nhiều so với một stream dữ liệu video 2D) và phía thu sẽ tổng hợp hai thông tin này
để khôi phục lại hai stream dữ liệu cho hai mắt.
Khi xét đến năng lực xử lý tín hiệu hiện có của bộ giải mã (ví dụ: thiết kế xử lý cho một tín
hiệu video với chất lượng HDTV 720p/50 hoặc 1080i/25) thì việc phát sóng quảng bá của tín
hiệu 3D sẽ phải giảm chất lượng tín hiệu cho mỗi mắt (khi đó set top box thiết kế cho xử lý 1
tín hiệu HDTV mới có thể có năng lực xử lý hai tín hiệu video với chất lượng giảm đi một
nửa so với tín hiệu HDTV). Cụ thể với trường hợp dùng kính cửa chập thì tốc độ frame cho
mỗi mắt có thể giảm đi một nữa, hoặc trong trường hợp dùng kính phân cực thì độ phân giải
hình ảnh của mỗi mắt sẽ giảm đi một nửa. Đối với người xem, việc giảm chất lượng đi một
nửa không thực sự gây cho họ cảm giác chất lượng hình ảnh giảm theo tỉ lệ ½, do hiệu ứng
thông tin khác nhau từ mỗi mắt được tổng hợp và xử lý bởi não, với cảm nhận về mặt tâm lý
của người xem thì độ phân giải hình ảnh vẫn đạt yêu cầu.
Trong ngắn hạn và trung hạn, việc truyền dẫn stereoscopic TV có thể phát sinh nhiều định
dạng quảng bá khác nhau và liên quan trực tiếp đến các định dạng hiển thị. Phần sau giới
thiệu một số dạng phát sóng quảng bá tín hiệu 3D.
1.2.2. Phát quảng bá dữ liệu riêng cho mỗi mắt.
Cách đơn giản nhất để phát quảng bá video stereoscope là phát độc lập, nhưng đồng bộ hai
stream HDTV, mỗi stream được sử dụng để hiển thị cho mỗi mắt. Với giải pháp này, các giải
thuật nén không loại bỏ được thông tin dư thừa dựa trên sự tương quan của hai stream nên tốc
độ bit tổng sẽ gấp đôi tốc độ bit của tín hiệu 2D HDTV có cùng độ phân giải.
Cơ sở hạ tầng quảng bá để truyền tín hiệu theo cách này không cầp phải có sự thay đổi đáng
kể, chỉ đơn giản xem như truyền hai tín hiệu HDTV thông thường. Giả sử thông tin SI
(Service Information) được cấu hình phù hợp, khi đó người xem với thiết bị hiển thị 2D chỉ
cần sử dụng một stream (ví dụ, stream dùng cho mắt trái). Với người xem muốn xem nội dung
stereoscope thì cần có bộ giải mã hai kênh HDTV tương ứng cho việc hiển thị 3D.

1.2.3. Phát quảng bá tín hiệu stereoscope chèn theo thời gian.
Một biến thể của phương pháp phát riêng biệt ở trên là mã hóa tín hiệu stereoscope luân phiên
frame cho mỗi mắt. Tín hiệu khi đó được mã hóa như là một tín hiệu HDTV 2D thông thường
nhưng với tốc độ 100Hz. Giải thuật nén dùng cho tín hiệu này có thể loại bỏ bớt thông tin dư
thừa từ tương quan dữ liệu của các frame dùng cho mỗi mắt. Kết quả là tốc độ bit cần để
truyền tải tín hiệu stereoscope dù vẫn lớn hơn tín hiệu 2D HDTV với tốc độ 50Hz nhưng sẽ
nhỏ hơn hai lần tín hiệu 2D HDTV 50Hz. Một ước tính cho thấy tín hiệu stereoscope dùng
giải pháp truyền dẫn này chỉ yêu cầu tốc độ bit gấp khoảng 1.7 đến 1.9 tốc độ bit sử dụng cho
tín hiệu 2D HDTV với cùng độ phân giải.
Cơ sở hạ tầng cho quảng bá HDTV hiện có sẽ phải cần nâng cấp để truyền tải được tín hiệu
này, tín hiệu sẽ có độ phân giải như HDTV thông thường, nhưng tốc độ frame là 100Hz. Có
thể dùng mã hóa SVC (Scalable Video Coding) linh hoạt về thời gian, stream dữ liệu cho mắt
trái xem như lớp cơ bản và mã hóa như tín hiệu HDTV 50Hz, stream này được dùng như tín
hiệu 2D HDTV 50Hz đối với các bộ decoder 2D. Để xem nội dung stereoscope, người xem
cần bộ decoder hoạt động ở tốc độ frame 100Hz, cùng với khả năng hiển thị video 100Hz
đồng bộ với kính cửa chập.
Trong trường hợp không yêu cầu phải đạt chất lượng HDTV, có thể dùng giải pháp chèn theo
thời gian dựa trên cấu trúc frame của HDTV để phát sóng quảng bá tín hiệu stereoscope. Điều
này cho phép dùng cơ sở hạ tầng quảng bá HDTV hiện có cho việc truyền tín hiệu, tuy nhiên
tín hiệu này không tương thích ngược với bộ decoder 2D thông thường. Ví dụ, truyền tín hiệu
stereoscope với chất lượng 720p/50 và dùng kính cửa chập đồng bộ frame, khi đó mỗi mắt sẽ
nhìn thấy video với chất lượng 720p/25. Một tùy chọn khác là là phát quảng bá tín hiệu
stereoscope với chất lượng 1080i/25 và dùng kính cửa chập đồng bộ theo field. Các dòng lẻ sẽ
nhìn thấy bởi 1 mắt và các dòng chẵn sẽ nhìn thấy bởi mắt còn lại, điều này sẽ dẫn đến độ
phân giải theo chiều dọc giảm đi một nữa, mỗi mắt sẽ nhìn thấy video với chất lượng 540p/25
nhưng đầy đủ độ phân giải theo chiều ngang.
1.2.4. Phát quảng bá tín hiệu stereoscope chèn theo không gian.
Chèn theo không gian được hiểu là giải pháp giảm chất lượng của ảnh hiển thị đối với mắt
phải và mắt trái để có thể truyền tín hiệu stereoscope như một tín hiệu HDTV thông thường.
Có nhiều giải pháp khác nhau để dữ liệu stereoscope có thể được tổ chức hiển thị trên một

monitor phù hợp với cơ chế của kính phân cực, nhưng khi đó phải trả giá bởi độ phân giải
hình ảnh giảm đi một nửa. Một số giải pháp thường sử dụng như sau:
• Với giải pháp “side-by-side”, nửa phía trái của màn hình hiển thị dữ liệu video cho mắt
trái, nửa phía phải hiển thị dữ liệu video cho mắt phải, độ phân giải theo chiều ngang trong
trường hợp này giảm đi một nửa.
• Với giải pháp “top-and-bottom”, nửa trên của màn hình hiển thị dữ liệu video cho một
mắt, nửa dưới màn hình hiển thị ảnh cho mắt còn lại, độ phân giải theo chiều dọc trong trường
hợp này giảm đi một nửa.
• Với giải pháp “line interleaved”, các dòng dữ liệu cho mỗi mắt được chèn xen kẽ trong
màn hình, độ phân giải cũng giảm đi một nửa theo chiều dọc.
• Với giải pháp “checkerboard”, còn được gọi là “mosaic” các pixel dữ liệu cho mỗi mắt
được chèn xen kẽ (xem hình), độ phân giải suy giảm cả theo chiều dọc và chiều ngang.
Việc chuyển đổi giữa các giải pháp là có thể nhưng điều này sẽ dẫn đến suy hao về chất
lượng. Ví dụ, nếu chuyển từ “side-by-side” sang “top-anh-bottom” độ phân giải sẽ giảm đi
25% so với chất lượng HDTV gốc.
Trong trường hợp muốn truyền tín hiệu stereoscopic đạt độ phân giải của tín hiệu HDTV cho
mỗi mắt thì độ phân giải không gian của tín hiệu truyền phải lớn gấp đôi độ phân giải của tín
hiệu HDTV (hướng mở rộng theo không gian của hình ảnh sẽ tùy thuộc vào giải pháp chọn).
Một ước tính cho rằng tín hiệu stereoscope để đạt chất lượng HDTV cho mỗi mắt phải có tốc
độ bit gấp 1.7 đến 1.9 lần tốc độ bit cần thiết cho tín hiệu HDTV với cùng độ phân giải.
1.2.5. Phát quảng bá 2D cộng thêm thông tin metadata.
1.2.5.1. Dữ liệu 2D cộng thêm thông tin sai biệt.
Trong giải pháp này, dữ liệu video của mắt trái hoặc mắt phải được chọn là dữ liệu video 2D
và được mã hóa như thông thường. Giả sử thông tin SI được cấu hình đúng, người xem với bộ
decoder 2D có thể xem video 2D bình thường. Với bộ decoder stereoscopic, tín hiệu sai biệt
được xử lý kết hợp với video 2D để tạo ra dữ liệu video cho mắt phải và mắt trái. Ngõ ra của
bộ decoder cho hiển thị sẽ gồm một cặp dữ liệu video có độ phân giải HDTV, hoặc có thể
chuyển đến một định dạng chèn (theo thời gian hoặc không gian) theo yêu cầu của thiết bị
hiển thị.
Tín hiệu sai biệt có thể được nén dùng bộ encoder video chuẩn (ví dụ dùng MPEG-4 Stereo

High Profile) hoặc một số định dạng dữ liệu nén khác. Một ước tính cho thấy tốc độ dữ liệu
tổng sẽ gấp khoảng 1.4 đến 1.8 lần so với tốc độ bit dùng cho dữ liệu video 2D.
1.2.5.2. Dữ liệu 2D cộng độ sâu (Depth).
Trong phương pháp dữ liệu 2D cộng độ sâu (còn gọi là 2D+Z), dữ liệu video 2D thông
thường được phát sóng quảng bá kết hợp với bản đồ độ sâu (depth map). Giả dử thông tin SI
được cấu hình đúng, người xem với bộ decoder 2D sẽ xem được dữ liệu video 2D thông
thường. Với bộ decoder cho stereoscope, bản đồ độ sâu được kết hợp với ảnh 2D để tạo ra
ảnh cho mắt trái và mắt phải cho stereoscopic TV.
Hình sau sẽ minh họa một frame video và bản đồ độ sâu tương ứng. Các pixel màu đen trong
bản đồ độ sâu cho biết đó là vùng nền (background), các pixel màu sáng hơn cho biết đó là
các vùng cận cảnh (foreground).
Ưu điểm của phương pháp 2D+Z này đối với người xem stereoscope là khả năng điều chỉnh
mức độ cảm nhận độ sâu theo theo sở thích của người xem giúp giảm tối thiểu sự mỏi mắt.
Một nhược điểm của phương pháp này là bản đồ độ sâu khó tạo được với độ chính xác cao
nhất là với các sự kiện trong thời gian thực. Mặt khác, hình ảnh 3D dùng độ sâu trông không
thực do ảnh hưởng của lượng tử. Tuy nhiên, việc lượng tử cũng giúp giảm dung lượng dữ liệu
dùng để thể hiện thông tin độ sâu. Một ước tính cho thấy phương pháp 2D+Z yêu cầu tốc độ
bit từ 1.2 đến 1.6 lần so với tốc độ bit cần cho dữ liệu 2D HDTV phụ thuộc vào độ phân giải
của thông tin độ sâu.
2. GIA TĂNG ĐỘ PHÂN GIẢI HÌNH ẢNH.
2.1. HDTV và 1080p.
Hiện nay, truyền hình có độ phân giải cao HDTV ở Châu Âu theo chuẩn mã hóa video và
audio của DVB dùng một trong hai định dạng sau:
• “720p” nghĩa là: 1280 pixel × 720 dòng với tốc độ frame là 50 frame/s (quét liên tục).
• “1080i” nghĩa là: 1920 pixel × 1080 dòng với tốc độ frame là 25 frame/s (quét xen kẽ).
Có nhiều tranh luận liên quan đến việc lựa chọn một trong hai định dạng này xảy ra trong
nhiều năm, một số cho rằng 720p thể hiển các cảnh chuyển động tốt hơn và đạt hiệu quả nén
cao hơn, trong khi số khác cho rằng 1080i có độ phân giải tĩnh đẳng cấp hơn. Theo quan điểm
của nhà cung cấp nội dung thì sự tồn tại của hai định dạng sẽ gây ra thêm nhiều phức tạp
không đáng có. Cách tốt nhất là cung cấp nội dung cho truyền dẫn theo một định dạng tổng

hợp sau:
• “1080p” nghĩa là: 1920 pixel × 1080 dòng với tốc độ frame là 50 frame/s (quét liên tục).
1080p hỗ trợ tốt cho cả việc giảm mẫu xuống 720p hay 1080i, và đảm bảo được việc lưu trữ
nội dung chất lượng cao. Phiên bản gần đây về đặc tính kỹ thuật audio và video của DVB đã
cho phép truyền trực tiếp video 1080p để cung cấp dịch vụ HDTV chất lượng cải tiến nhưng
hiện chưa có nhà quảng bá nào cung cấp dịch vụ với cấp chất lượng này.

Gần đây, nhiều màn hình đã cho phép hiển thị 1080p, nhưng sự giới hạn của các bộ decoder
đã hạn chế việc sử dụng 1080p trong truyền dẫn phát sóng. Một bộ decoder 1080p cần băng
thông bộ nhớ gấp đôi so với 1080i, và đây cũng là vấn đề kỹ thuật đáng kể cần khắc phục do
sự kế thừa từ các chuẩn HDTV hiện hành. Mặc dù đây không phải là thách thức kỹ thuật hiện
nay, nhưng điều này là khó khắc phục với các set top box đã được cung cấp trên thị trường để
phục vụ cho các định dạng HDTV đang cung cấp.
2.2. UHDTV (Ultra High Definition TV).
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến các độ phân giải cao hơn 1080p như là
độ phân giải siêu nét UHDTV (còn được gọi với các tên khác như SHV – Super Hi-Vision,
Extreme Definition Video,…).
Hai độ phân giải siêu cao được quan tâm dự kiến sẽ có độ phân giải gấp 4 lần và 16 lần so với
độ phân giải 1080p như sau:
• “4K×2K”, nghĩa là 3840 pixel × 2160 dòng,
• “8K×4K”, nghĩa là 7680 pixel × 4320 dòng.
Định dạng 4K×2K được đề xuất trước tiên trong Digital Cinema Initiative (DCI) và có độ
phân giải tương đương với phim 35mm. Định dạng 8K×4K được giới thiệu lần đầu bởi NHK
của Nhật cho hệ thống “Super Hi-Vision” và có độ phân giải tương tương phim IMAX.
Cũng có một số phiên bản của các định dạng này như “4K×2K” được định nghĩa với độ phân
giải 4096 pixel × 2048 dòng, 4096 pixel × 2304 dòng, hoặc 4112 pixel × 2168 dòng. Tuy
nhiên, không có dự kiến sẽ sử dụng đặc tính quét xen kẽ cho các định dạng UHDTV.
3. MỘT SỐ HƯỚNG CẢI TIẾN KHẢ NĂNG HIỂN THỊ.
3.1. Gia tăng tốc độ frame.
Tốc độ filed 50Hz (nghĩa là tốc độ frame 25Hz) dùng cho truyền hình tương tự ở Châu Âu là

lựa chọn ban đầu vì nó tương thích với tần số của nguồn điện hơn là xét đến sự tối ưu cho cơ
chế nhìn của con người. Mặc dầu tần số này không quan trọng đối với truyền hình số, nhưng
tốc độ frame này vẫn được duy trì và vì thế trên thế giới giờ chia thành các vùng có tốc độ
frame lấy theo các tần số 50Hz và 60Hz.
Khi chuyển từ định dạng SDTV quét xen kẽ thành HDTV quét liên tục như 720p hoặc 1080p,
tốc độ frame được tăng gấp đôi từ 25Hz đến 50Hz do loại bỏ quét xen kẽ. Điều này giúp hiển
thị ảnh chuyển động trung thực hơn nhất là với các nội dung liên quan đến thể thao.
Khi hướng đến độ phân giải UHDTV thì tốc độ frame có thể được nâng lên gấp đôi đến
100Hz. Hiện nay, nhiều máy thu hình HDTV đã sẵn sàng để hỗ trợ cho việc hiển thị với tốc
độ frame 100Hz (dùng các frame nội suy bên trong) để giảm hiệu ứng flicker (nhấp nháy). Kỹ
thuật này rất tốt với các vùng hình ảnh tĩnh và chuyển động chậm, tuy nhiên với một chuỗi
trọn vẹn từ sản xuất chương trình đến phát sóng quảng bá dùng tốc độ 100Hz sẽ cải thiện
đáng kể chất lượng hình ảnh chuyển động.
Ngoài ra, UDTV cũng có thể đưa ra các loại tốc độ frame mới như 75Hz, 150Hz, và 300Hz
hướng đến là điểm hội tụ của các loại tốc độ frame 50Hz và 60Hz.
3.2. Gia tăng tỉ lệ khung hình.
Tỉ lệ khung hình 4:3 cũ dùng cho truyền hình tương tự được thay bởi tỷ lệ màn hình rộng 16:9
khi sử dụng truyền hình số và HDTV. Tuy nhiên, tỉ lệ 16:9 tương ứng với giá trị 1.78 trong
khi phim thường sử dụng tỉ lệ màn hình siêu rộng 2.33 hoặc 2.35. Khi xem phim với tỉ lệ màn
hình siêu rộng trên tỉ lệ HDTV 16:9 thì sẽ xuất hiện các vệt đen trên và dưới đáy của màn
hình, hoặc phim sẽ bị cắt đi một phần ở bên cạnh trái và phải của hình ảnh.
Về nguyên tắc, không có ràng buộc nào trong tương lai yêu cầu phải chuyển từ tỉ lệ 16:9 sang
màn hình siêu rộng. Cần có một thời gian thích hợp để chuyển dịch từ HDTV đến UHDTV và
các nội dung phim màn hình siêu rộng sẽ đóng vai trò đáng kể trong quá trình chuyển dịch
này.
3.3. Gia tăng độ phân giải màu.
Trong phát sóng quảng bá, thông tin màu của video thường chỉ được dùng một nửa so với
thông tin chói (theo cả chiều dọc và chiều ngang của độ phân giải), và vì một số lý do, định
dạng 4:2:0 được chọn sử dụng cho phát sóng quảng bá. Để lưu trữ nội dung hay sử dụng cho
biên tập video trong studio thì định dạng 4:2:2 được sử dụng. Trong khi đó, nội dung phim

thường được sử dụng với định dạng 4:4:4.
Về nguyên tắc, chuẩn phát sóng quảng bá có thể gia tăng độ phân giải của thông tin màu lên
định dạng 4:2:2 hoặc thậm chí là 4:4:4. Tuy nhiên, định dạng hiện đang sử dụng đảm bảo
được yêu cầu về thông tin màu và chói phù hợp với đặc tính của mắt người.
3.4. Gia tăng độ sâu bit (số bit lượng tử).
Thông tin video trong truyền dẫn phát sóng số hiện đang sử dụng với độ chính xác 8 bit, dù
độ chính xác 10 hoặc 12 bit đã được sử dụng trong việc sản xuất chương trình. Việc sử dụng
lượng tử 8 bit có thể dẫn đến việc hiển thị màu không trung thực trong một số trường hợp
như: vùng bầu trời trong dưới ánh hoàng hôn…
Các hiệu ứng sai số do quá trình lượng tử sẽ giảm đi khi độ phân giải video được gia tăng.
Việc hướng đến chất lượng UHDTV sẽ kết hợp đồng thời với sự gia tăng độ sâu bit. Ngoài ra,
một số dạng lượng tử thích nghi cũng có thể được áp dụng. Với những đường contour, quá
trình lượng tử thường để lại những suy giảm có thể nhìn thấy rõ khi mã hóa video, việc sử
dụng lượng tử thích nghi sẽ gia tăng chất lượng hình ảnh nhưng không yêu cầu phải gia tăng
đáng kể tốc độ bit.
4. LƯU TRỮ.
4.1. Đĩa cứng.
Lưu trữ sử dụng ổ cứng là một thành phần cốt yếu trong PVR (Personal Video recoder) cho
phép người dùng ghi lại các chương truyền hình số để xem vào thời điểm thích hợp. Với
người dùng thông thường, dung lượng ghi các chương trình được yêu cầu từ khoảng 20 đến
40 giờ là đạt yêu cầu không kể nội dung là SDTV, HDTV hoặc UHDTV.
Hiện nay, dung lượng đĩa cứng gia tăng rất nhanh trong khi giá giảm rất nhanh, 1 TB hiện nay
giá bán lẻ dưới 100 bảng Anh. Xu hướng gia tăng dung lượng trong khi chí phí giảm được kỳ
vọng sẽ diễn ra tiếp tục trong tương lai. Một số lưu ý cho rằng tốc độ gia tăng dung lượng có
thể bắt đầu giảm sau năm 2015 khi các giới hạn vật lý của lưu trữ từ tính bắt đầu trở nên tới
hạn, nhưng các kỹ thuật mới có thể sẽ được giới thiệu để khắc phục các giới hạn này.
4.2. Lưu trữ quang.
Lưu trữ quang có ý nghĩa quang trọng trong lưu trữ các phim đơn lẻ hoặc các sự kiện hình ảnh
âm thanh cho mục đích đóng gói và phân phối. Nhiều phiên bản cho phép ghi của đĩa quang
có thể dùng cho các mục đích lưu trữ cá nhân.

Yêu cầu về dung lượng tương ứng cho một phim thường vào khoảng 2 đến 3 giờ (nhiều đĩa sẽ
được sử dụng để lưu trữ đối với trường hợp hãn hữu phim dài…).
Có nhiều kỹ thuật đĩa quang dùng cho mục đích thương mại đã được triển khai mà bắt đầu là
đĩa CD (Compact Disc) với các sản phẩm của Philip và Sony vào năm 1982, có dung lượng
khoảng 700MB. Thế hệ thứ hai là DVD (Digital Versatile Disc) giới thiệu lần đầu vào năm
1996. DVD có sự thay đổi lớn về các phiên bản với sự khác nhau về dung lượng, ví dụ, DVD-
9 là đĩa một mặt, 2 lớp (dual-layer) có dung lượng khoảng 8.5GB. Thế hệ thứ ba của lưu trữ
quang là đĩa Blu-Ray và HD-DVD. Du lượng chuẩn của đĩa Blu-Ray hai lớp là 50GB. Các
đầu đọc Blu-Ray được cung cấp ra thị trường bắt đầu từ 2006, nhưng việc bán ra chậm vì giá
cao và khách hàng chưa sẵn sàng để mua khi vẫn còn diễn ra “cuộc chiến” về định dạng với
HD-DVD. Từ 2/2008, Toshiba chính thức thôi hỗ trợ định dạng HD-DVD thì việc bán đầu
đọc Blu-Ray mới gia tăng đáng kể.
Các nghiên cứu hiện nay bắt đầu hướng đến đĩa quang thế hệ thứ tư với mục tiêu dung lượng
ít nhất là 1TB vào năm 2015. Vào tháng 4/2009, General Electric (GE) thông báo đã đạt được
bước đột phá về kỹ thuật đĩa holographic. Các holographic pattern có thể tận dụng chiều thứ
ba của đĩa bằng cách mã hóa thông tin trong các lớp ảo, do đó sẽ lưu trữ được mật độ dữ liệu
cao hơn rất nhiều so với các kỹ thuật trước. Thông tin lưu trữ trong đĩa quang thông thường
dùng laser công suất tương đối cao để tạo ra các vi hốc (microscopic pit) và có hệ số phản xạ
nhỏ. Kỹ thuật holographic của GE sử dụng media sẽ gia tăng độ phản xạ khi ghi, sinh ra 50
lớp ảo trên đĩa. GE dự kiến đĩa quang 500GB dùng kỹ thuật holographic sẽ xuất hiện vào cuối
năm 2011.
Việc lưu trữ theo kỹ thuật holographic chỉ là một kỹ thuật mới được giới thiệu. ISOM
(Tnternational Symposium on Optical Memory) định nghĩa mục tiêu của đĩa quang thế hệ thứ
tư có dung lượng 1TB và tốc độ ghi ít nhất là 1Gb/s. ISOM cũng dẫn ra 4 kỹ thuật có thể đạt
được mục tiêu này vào năm 2015 là: holograpgic, multi-layer, near-filed, và Super RENS
(Super Resolution Near-field Structure).
4.3. Bộ nhớ flash.
Bộ nhớ flash là một loại đặc biệt của bộ nhớ không khả biến (non-volatile memory) có thể
xóa điện và tích hợp thành các block lớn. Bộ nhớ flash có thể thay thế đĩa cứng trong PVR
như ổ đĩa bán dẫn. So với đĩa cứng, đĩa bán dẫn có thời gian truy cập nhanh hơn, tốc độ

truyền lớn hơn nhiều, công suất tiêu thụ thấp và có độ tin cậy cao hơn. Yếu điểm của nó là chi
phí cao.
Các thẻ nhớ USB có thể là giải pháp khác (không bị trầy xước như với đĩa quang) khi phân
phối media theo gói. Trở ngại chính là chí phí dù tốc độ giảm giá hiện nay khá nhanh. Vào
thời điểm này, thẻ nhớ 16GB có giá bán lẻ khoảng 16 bảng Anh và dung lượng lớn hơn đến
256GB cũng đã có mặt trên thị trường.
5. MẠNG IP BĂNG RỘNG.
5.1. Khái quát của mạng IP.
Phân phối IP băng rộng (dùng mạng có dây hoặc không dây) đã gia tăng nhanh và là lựa chọn
khác so với mạng quảng bá trong việc phân phối nội dung media. Mạng có dây IP được thiết
kế chủ yếu trên các kỹ thuật DSL đối với mạng viễn thông và theo kỹ thuật DOCSIS trong
các hệ thống cáp. Trong tương lai, các kỹ thuật này có thể bị thay thế bởi cơ sở hạ tầng dựa
trên cáp quang.
Nhiều đặc tính kỹ thuật gần đây có xu hướng gia tăng gia tăng hiệu quả phổ tầng và linh hoạt
hơn trong việc thay đổi phổ tần hoạt động tùy theo sự sẵn có của đường truyền. Với những kỹ
thuật này, tốc độ bit thực tế mà khách hàng nhận được thường kém hơn chỉ số “tốc độ bit tối
đa” theo qui định của nhà điều hành mạng. Tốc độ bit thực tế phụ thuộc vào một số nhân tố
sau:
• Khoảng cách từ thiết bị cuối của khách hàng đến thiết bị cuối của nhà điều hành mạng.
• Số người dùng chia xẻ cùng dung lượng, còn gọi là tỉ số tranh chấp (contention ratio).
Điều này được xác định từ các đặc tính thiết kế của mạng, ví dụ: kích thước cell, hoặc số thuê
bao cho mỗi node.
• Hiệu quả kinh tế khi chọn các thuộc tính kỹ thuật cho mỗi cell hoặc node. Nhìn chung, xu
hướng là chi phí sẽ cao đối với các cell nhỏ, vì thế các nhà điều hành thường phát triển cell
vượt hơn với thông số thiết kế.
Thường rất khó để so sánh một kỹ thuật này có ưu điểm nhiều hơn so với kỹ thuật khác khi
mà các tiêu chuẩn hoạt động của các mạng hiếm khi là đồng nhất.
5.2. Mạng băng rộng.
5.2.1. Mạng viễn thông.
Các mạng viễn thông, dựa trên cáp đồng xoắn đôi, được thiết kế ban đầu để truyền các tần số

phục vụ cho thoại trên khoảng cách vài km từ các tổng đài địa phương đến thuê bao. Chúng
cũng có thể được dùng để cung cấp các dịch vụ dữ liệu băng rộng thường là sử dụng theo các
chuẩn DSL bằng cách sử dụng modem ở phía khách hàng kết nối với DSLAM (Digital
Subscriber Line Access Multiplexer) ở tổng đài. Các kỹ thuật xDSL dùng các tầng số cao hơn
các dịch vụ thoại, nên tín hiệu sẽ suy giảm nhanh hơn theo khoảng cách đến tổng đài.
Một minh họa về mạng băng rộng tại nước phát triển như ở Anh. Các thuê bao ở nước này
hầu hết sử dụng modem ADSL với tốc độ thấp nhất 2Mb/s. Tuy nhiên, tốc độ này không đủ
cho dịch vụ streaming video với chất lượng quảng bá. ADSL2, ADSL2+ và VDSL đã được
mở rộng dựa trên đặc tính kỹ thuật của ADSL cơ bản để cải thiện tốc độ bit, mặc dù việc cải
thiện này sẽ dẫn đến khoảng cách sử dụng có thể ngắn hơn. Nhà cung cấp dịch vụ BT của
nước này đã có kế hoạch nâng cấp tất cả các tổng đài để hỗ trợ ADSL2+ vào năm 2011. Tốc
độ bit tối đa có thể đạt được của các thuê bao là 24Mb/s trong khoảng cách 1km. Việc gia
tăng thêm tốc độ bit cho khách hàng cần chuyển sang mạng cáp quang để khắc phục độ suy
giảm so với dùng cáp đồng xoắn đôi. Người ta dự đoán sẽ có 40% thuê bao sử dụng cáp
quang vào năm 2012.
Về mục tiêu, các hệ thống FTTH (Fiber To The Home) hoặc FTTB (Fiber To The Building)
sẽ thay thế cho tất cả các mạng cáp đồng xoắn đôi. Điều này sẽ cho phép nhà điều hành mạng
hỗ trợ tốc độ tải dữ liệu lên trên 100Mb/s, nhưng việc phát triển hạ tầng vẫn còn khá đắt.
5.2.2. Mạng cáp đồng trục.
Mạng cáp dựa trên cáp đồng trục được thiết kế ban đầu để truyền tải các dịch vụ truyền hình
tương tự. Tuy nhiên, hệ thống mạng này cũng có thể được dùng để cung cấp các dịch vụ dữ
liệu băng rộng dựa trên các chuẩn DOCSIS hoặc EuroDOCSIS thông quan các modem cáp ở
phía khách hàng và CMTS (Cable Modem Termination System) ở headend của nhà điều hành
mạng cáp.
Hiện nay, mạng cáp thiết kế dựa trên mạng HFC (Hybrid Fiber Coax) sẽ sử dụng cáp quang
kéo đến node để phục vụ cho từ 500 đến 2000 thuê bao. Kết nối từ node đến thuê bao sẽ dùng
cáp đồng trục.
EuroDOCSIS 2.0 sử dụng phổ băng tần 8MHz (tương đương độ rộng băng thông cấp phát cho
một kênh truyền hình tương tự truyền thống) để cung cấp dịch vụ downstream. EuroDOCSIS
3.0 tăng dung lượng băng rộng downstream bằng ghép nối phổ tần 4 kênh với nhau. Vào

tháng 4/2009, một công ty ở Anh là Virgin Media đã bắt đầu thử nghiệm cung cấp dịch vụ với
tốc độ 200Mb/s cho 100 khách hàng ở Ashford, Kent. Trong gói dịch vụ này có bao gồm cả
các dịch vụ có độ phân giải cao và truyền hình 3D.
5.3. Mạng băng rộng không dây.
5.3.1. Điện thoại di động.
Hiện nay, có nhiều kỹ thuật dùng cho mạng điện thoại di động trên thế giới và những kỹ thuật
này không tương thích nhau. GSM/UMTS (Global System for Mobile Communications /
Universal Mobile Telecomunications System) là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất có
nguồn gốc từ Chấu Âu và được sử dụng bởi 80% thuê bao toàn cầu, kỹ thuật CDMA (Code
Division Multiple Access) được sử dụng bởi 10% thuê bao toàn cầu và phần lớn thuê bao này
ở Mỹ. Nhật và Trung Quốc cũng đã đưa ra các chuẩn kỹ thuật tương đương của họ nhưng
không được chấp nhận ở ngoài lãnh thổ của họ.
Mỗi kỹ thuật này được chia thành các thế hệ phát triển (ví dụ 3G hiện nay) mặc dù các định
nghĩa phát triển chưa đươc xác định rõ. Bên cạnh đó, việc cải tiến các tiêu chuẩn kỹ thuật của
hệ thống hiện hành cũng liên tục được nghiên cứu giúp cho các nhà điều hành cải tiến được
dịch vụ cung cấp và khi chuyển sang các thế hệ kế tiếp thì chi phí đầu tư thấp, ví dụ thêm khả
năng EDGE (Enhanced Data-rates for GSM Evolution) cho mạng GSM. Tương tự, mạng 3G
cũng tiếp tục được phát triển bằng cách thêm các khả năng như HSPA (High-Speed Packet
Access).
Với việc thêm khả năng HSPA vào hệ thống 3G (cập nhập thành “3.5G”), tốc độ đỉnh của các
dịch vụ dữ liệu gia tăng đến 14Mb/s với downlink và 5.8Mb/s với uplink. Tuy nhiên, tốc độ
thực tế của thuê bao khi sử dụng sẽ nhỏ hơn so với tốc độ “lý tưởng” này.
Việc streaming video chất lượng quảng bá thông qua mạng điện thoại di động hiện nay là
chưa khả thi và điều này chỉ được thực hiện khi mạng 4G được triển khai. Mặc dầu vẫn chưa
được định nghĩa thống nhất, nhưng tốc độ dữ liệu hướng đến của mạng này 100Mb/s giữa hai
điểm bất kỳ, và vẫn còn thời gian để xem điều này có đạt được hay không.
5.3.2. Wi-Fi.
Kỹ thuật Wi-Fi (IEEE 802.11) đã được phát triển rất nhanh, đặc biệt là với những mạng trong
nhà. Các nhà điều hành mạng (gồm nhà điều hành mạng cáp và điện thoại di động) cũng đã
hỗ trợ các dịch vụ hostpot trong các khu vực công cộng như sân bay, khách sạn trong nhiều

năm. Khởi đầu các hệ thống này phân phối dịch vụ từ các access point / backhaul (các điểm
truy cập) và đã nhanh chóng phát triển thành các mạng lưới, với nhiều điểm truy cập truyền
dữ liệu gói đến các node có kết nối backhaul.
Tháng 11/2009, nhóm triển khai dự án IEEE 802.11 cũng đã công bố chuẩn cải tiến IEEE
802.11n với sự gia tăng tốc độ dữ liệu đáng kể từ tốc độ tối đa 54Mb/s lên 600 Mb/s. Nhiều tổ
chức cũng đã sử dụng dịch vụ Wi-Fi để bổ sung cho các dịch vụ dữ liệu trên mạng 3G, trong
đó, Wi-Fi cung cấp tốc độ dữ liệu tốt hơn trong vùng phủ sóng giới hạn khi người dùng ở
những vị trí cố định, còn các hệ thống 3G có thể cung cấp khả năng truy cập trên vùng phủ
sóng lớn hơn, đặc biệt là trong khu vực nông thôn, vùng hẻo lánh…
Ngoài ra, có thể dùng Wi-Fi để cung cấp dịch vụ băng rộng trên nhiều khu vực bằng cách
phát triển theo tọa độ nhiều điểm truy cập trong một vùng công cộng. Tuy nhiên, việc cung
cấp các dịch vụ không dây băng rộng trên một diện rộng được định hướng sử dụng cho
WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) tốt hơn là dùng kỹ thuật Wi-Fi,
phần sau sẽ giới thiệu thêm về kỹ thuật WiMAX.
5.3.3. WiMAX.
WiMAX Forum là tổ chức tiên phong về công nghệ trong việc đưa ra các sản phẩm không
dây băng rộng dựa trên chuẩn kỹ thuật IEEE 802.16. Đặc tính kỹ thuật IEEE 802.16 xuất bản
vào năm 2001 được ứng dụng cho dữ liệu viễn thông theo cấu hình truyền thẳng (line-of-
sight) dùng phổ tần trên 10GHz. Sau đó, các phiên bản mở rộng thêm khả năng sử dụng cho
phổ tần dưới 10GHz và gồm các cải tiến để thích ứng với khả năng truyền bị che chắn (non-
line-of-sight). Một phiên bản khác của chuẩn này là IEEE 802.16e xuất bản năm 2005 đã hỗ
trợ thêm khả năng di động. WiMAX Forum kỳ vọng sẽ phát triển được các mạng di động có
bán kính cell khoảng 3km, và mạng cố định có bán kính cell khoảng 10km.
Các thiết bị cho thuê bao WiMAX cố định sẽ gồm phiên bản trong nhà (indoor) và ngoài trời
(outdoor). Thiết bị trong nhà có kích thước giống như modem cáp hoặc modem xDSL, trong
khi thiết bị ngoài trời có kích thước tương đương một chiếc laptop, việc cài đặt chúng giống
như cài đặt một chiếc đĩa vệ tinh. Với WiMAX di động, sẽ có sự đa dạng về thiết bị di động
gồm các thiết bị tương tự điện thoại di động, các thiết bị ngoại vi dùng cho PC như USB và
các thiết bị gắn trong máy tính. Các thiết bị WiMAX di động thường gồm các anten đẳng
hướng có độ lợi thấp hơn anten định hướng dùng trong thu sóng cố định.


Đặc tính kỹ thuật của 802.16 được ứng dụng cho dải rộng của phổ tần RF, và WiMAX có thể
dùng cho bất kỳ tần số nào dưới 66GHZ. Không có phổ tần cấp phép chung cho WiMAX,
việc bố trí phổ tần hài hòa phụ thuộc vào mỗi quốc gia. Trong nỗ lực gia tăng khả năng liên
hoạt và giảm chi phí, WiMAX Forum đã xuất bản 3 profile cho các phổ tần là: 2.3GHz,
2.5GHz, và 3.5GHz.
6. PHÁT SÓNG QUẢNG BÁ.
6.1. Sơ lược về quảng bá số.
Việc truyền dữ liệu số trực tiếp đến thuê bao đã phát triển trên 15 năm, với ban đầu từ vệ tinh
và sau đó vào năm 1990 là từ các máy phát mặt đất.
Các hệ thống này có cách cung cấp dịch vụ như các hệ thống truyền dẫn tương tự trước đó
nhưng chúng có thể cho phép truyền nhiều kênh chương trình hơn trên cùng một băng thông,
và cường độ tín hiệu yêu cầu cho máy thu cũng thấp hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của các hệ
thống này cũng không hoàn toàn tối ưu do ràng buộc về năng lực xử lý tín hiệu và chi phí cho
thiết bị thu dân dụng.
Gần đây, thế hệ thứ hai của những hệ thống này cũng đã được phát triển nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng cho các hệ thống. Vẫn còn là câu hỏi để ngõ sau khi cải tiến về khả năng của hệ
thống đã đạt đến giới hạn (về lý thuyết) hoặc có khả năng cải tiến tiếp tục cho thế hệ thứ ba.
Các giới hạn về mặt lý thuyết
Trong một kênh với một băng thông xác định, có một giới hạn biên trên về tốc độ dữ liệu
không lỗi tối đa có thể được truyền trong kênh. Đây là một đặc tính phụ thuộc vào băng thông
kênh và tỉ số tín hiệu/nhiễu (signal-to-noise ratio) ở phía thu và được gọi là giới hạn Shannon
(được khám phá bởi Claude Shannon). Ví dụ, với tỉ số tín hiệu/nhiễu là 0dB (công suất tính
hiệu và nhiễu bằng nhau) thì tốc độ dữ liệu tối đa có thể truyền được không xảy ra lỗi là 1bit/s
trong mỗi Hertz của băng thông. Giới hạn này chỉ đúng với một kênh lý tưởng với định nghĩa
chặt chẽ về băng thông, và ảnh hưởng chỉ bởi nhiễu trắng AWGN (Additive White Gaussian
Noise). Các kênh vệ tinh được xấp xỉ tương ứng với một kênh AWGN, nhưng kênh mặt đất
thì không xấp xỉ như thế được (nhiễu ảnh hưởng từ kênh mặt đất phức tạp hơn).
Các hệ thống vệ tinh phân phối tốc độ dữ liệu kém hơn tốc độ tối đa về mặt lý thuyết cho
phép trong một băng thông do hai lý do chính. Thứ nhất, các hệ thống mã hóa và điều chế đạt

một hiệu suất nhất định (theo khoảng cách) từ giới hạn Shannon. Thứ hai, tốc độ symbol của
dữ liệu truyền sẽ thấp hơn băng thông lý tưởng cho phép.
Trong trường hợp của các hệ thống mặt đất, việc định nghĩa những giới hạn về mặt lý thuyết
là khó hơn do sự phụ thuộc rất lớn vào đặc tính kênh truyền.
6.2. Các chuẩn quảng bá vệ tinh.
6.2.1. DVB-S.
DVB-S là chuẩn quảng bá vệ tinh đầu tiên dùng điều chế QPSK và sự kết hợp giữa mã chập
và mã Reed Solomon cho việc sửa lỗi. Hệ thống cũng cho phép các tùy chọn về tốc độ bit của
kênh (tương ứng với khả năng kháng nhiễu của tín hiệu) dựa vào tỉ lệ của mã chập (tỉ lệ của
tổng dung lượng dữ liệu dùng cho sửa lỗi).
Ví dụ, một bộ phát đáp vệ tinh 36MHz điển hình hoạt động ở EIRP là 51dBW có thể dùng:
• Tốc độ symbol là 27.5Mbaud
• Điều chế QPSK
• Tỉ lệ mã FEC là 2/3
Việc chọn lựa này sẽ cho phép truyền một tốc độ dữ liệu hữu dụng là 33.8Mb/s.
Ngay sau khi phát triển DVB-S, các đặc tính kỹ thuật của DVB-SNG cũng đã được phát triển.
Chuẩn này được định hướng dùng cho các ứng dụng chuyên dụng như Satellite News
Gathering và cho phép truyền tốc độ dữ liệu cao hơn trong một băng thông xác định nhưng
yêu cầu các đĩa thu sóng phải lớn hơn nhiều. Điều này đạt được bằng cách sử dụng các điều
chế cấp cao hơn (8PSK và 16QAM) và được xem như một mở rộng của chuẩn DVB-S.
Việc mã hóa và điều chế được theo chuẩn DVB-S được thực thi ở kém nhất là 3dB dưới giới
hạn Shannon, và sẽ lớn hơn ở các tỉ lệ mã cao hơn. Ngoài ra, có những ảnh hưởng không
mong muốn khác do phổ tần thực tế của tín hiệu truyền không vuông (dạng lý tưởng) mà theo
dạng cong với một hệ số cosine roll-off, nên băng thông chiếm bởi tín hiệu lớn hơn nhiều so
với mức tối thiểu về mặt lý thuyết.
6.2.2. DVB-S2.
Ngay sau khi phát triển DVB-S, có nhiều khám phá mới về mã sửa lỗi mà một trong đó đó là
mã Turbo. Mã này dựa vào việc ghép của hai mã chập tương đối đơn giản với nhau và dùng
mức interleaver lớn, và hiệu suất yêu cầu lớn hơn 2dB so với DVB-S, nghĩa là trong khoảng
1dB của giới hạn Shannon. Các thực nghiệm ứng dụng của mã này ban đầu gặp một số vấn đề

ở các trường hợp tỉ lệ lỗi bit với phần dư rất thấp (dùng trong truyền hình số), dầu vậy những
vấn đề này cũng đã được khắc phục sau đó.
Mã Turbo đã mở lối cho việc phát triển mã sửa sai nói chung, và theo đó một lớp mã khác đã
được đề xuất là mã LDPC (Low Density Parity Check) hỗ trợ một số khả năng hữu dụng cho
quá trình cải tiến. Mã LDPC đã được khám phá vào năm 1960 nhưng đã bị lãng quên, có lẽ
theo thời gian công suất xử lý và bộ nhớ cần để thực thi mã dài đã đạt hiệu quả tốt nên đã
khắc phục được các hạn chế khi sử dụng.
Vào năm 2003, DVB đã khởi động đề án thế hệ thứ hai cho mã hóa và điều chế số dùng cho
vệ tinh là DVB-S2. DVB-S2 đã thay đổi điều chế 16QAM dùng bởi DVB-DSNG bằng cách
dùng chòm sao đa mức vòng (một minh họa tương tự là chòm sao 32 trạng thái) và dùng mã
sửa lỗi LDPC. Nó cũng giảm các bộ lọc cosine roll-off từ 35% đến 20%. Tất cả những thay
đổi này giúp cải thiện thêm khoảng 35% dung lượng dữ liệu hoặc hiệu suất tỉ lệ tín hiệu/nhiễu
tăng thêm 2.4dB so với các hệ thống trước đây.
Ví dụ, một bộ phát đáp 36MHz điển hình hoạt động ở EIRP là 51dBW có thể dùng:
• Tốc độ symbol là 30.9 Mbaud
• Điều chế QPSK
• Tỉ lệ mã FEC ¾
Sự kết hợp này cho tốc độ dữ liệu hữu dụng là 46Mb/s, nghĩa là dung lượng tăng 36% so với
DVB-S với cùng yêu cầu về C/N.
6.2.3. DVB-S3?
Tổ chức DVB đã tuyên bố DVB-S2 đã quá tốt và DVB-S3 sẽ không được phát triển trong
thời gian dài. Thực tế, sẽ xuất hiện các yêu cầu cho hệ thống với các thông số vượt qua khả
năng hỗ trợ của DVB-S2. Ví dụ, yêu cầu về khả năng phân phối các tốc độ bit cao hơn trong
một kênh bù lại đĩa thu lớn hơn hoặc công suất vệ tinh cao hơn, hoặc khả năng thu với anten
nhỏ nhưng bù lại tốc độ bit thấp hơn…
Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn là cải tiến hiệu quả so với DVB-S2. Tùy thuộc mode hoạt động,
cơ chế mã hóa và điều chế tương lai có thể hỗ trợ lại một mức dB đặc biệt hoặc gia tăng về
hiệu suất. Cơ chế sửa lỗi DVB-S2 hiện nay dùng kích thước block là 64Kbit. Trong nghiên
cứu, các bộ mã với kích thước block hàng triệu bit đã được khảo sát và cũng đạt được hiệu
quả nhất định về mức dB so với giới hạn về lý thuyết. Mặc dù, yêu cầu về bộ nhớ lớn sử dụng

cho một mã dài không phải là hạn chế về mặt kỹ thuật hiện nay, nhưng công suất xử lý sẽ gia
tăng để có thể giải mã được các mã dài. Hơn nữa, thời gian trễ vốn có trong quá trình mã hóa
cũng trở nên là vấn đề lớn đối với việc sử dụng mã dài trong việc sửa lỗi.

Hệ thống DVB-S ban đầu dùng bộ lọc Nyquist với băng thông lớn hơn 35% so với bộ lọc chữ
nhật lý tưởng cho cùng một tốc độ symbol. Hiện nay, đường truyền DVB-S2 dùng điều chế
8PSK chỉ dùng băng thông lớn hơn ở mức 25%. Nếu thông số này có thể giảm xuống gần
zero và kết hợp với các cải tiến đạt đến ngưỡng về mã hóa và điều chế, DVB-S3 có thể đạt
hiệu quả cao hơn DVB-S2 như DVB-S2 đã đạt được so với DVB-S. Một giải pháp để điều
này có thể đạt được là dùng các hệ thống đa sóng mang (ví dụ: OFDM), tối ưu hiệu quả băng
thông so với hoạt động của các kênh multipath (nghĩa là không dùng khoảng bảo vệ). Tuy
nhiên, thách thức có thể xảy ra là điều chế mới sẽ không tương thích với các bộ phát đáp vệ
tinh dùng để phát DTH (Direct-to-Home) hiện có, nhưng điều này có thể giải quyết được.
Theo thời gian, các kỹ thuật mới có thể được phát minh để khắc phục những vấn đề còn chưa
đạt được trong hệ thống truyền. Tuy nhiên, DVB dường như đúng khi cho rằng việc cải tiến
DVB-S2 là công việc của tương lai.
6.3. Quảng bá mặt đất.
6.3.1. DVB-T.
DVB-T được phát triển vào nửa cuối năm 1990, và được hình thành dựa trên những nghiên
cứu của một số phòng thí nghiệm ở Châu Âu từ thập kỷ trước đó. Giống như hệ thống DAB
(Digital Audio Broadcasting), DVB cũng sử dụng cơ chế điều chế đa sóng mang COFDM
(Coded Orthogonal Frequency Division Multiplexing). DVB-T hỗ trợ rất tốt với môi trường
thu gồm nhiều sóng phản xạ (multipath), có khả năng kháng xen nhiễu từ các hệ thống truyền
hình tương tự. Hệ thống định nghĩa 2 mode điều chế là 2K hoặc 8K tương ứng với số sóng
mang cho mỗi mode là 1,705 hoặc 6,817 sóng mang. Ngoài ra, DVB-T cũng đạt hiệu quả tốt
hơn với thu sóng di động và hỗ trợ thiết lập mạng đơn tần SFN.
DVB-T dùng cơ chế sửa lỗi như DVB-S, điều này có nghĩa các máy thu thế hệ thứ nhất có thể
sử dụng các vi mạch đã được phát triển cho các máy thu vệ tinh, đây cũng là ưu điểm quan
trọng để các thiết bị theo chuẩn DVB-T phát triển nhanh chỉ trong một thời gian ngắn sau khi
phiên bản cuối về các đặc tính kỹ thuật DVB-T được công bố

Trong mỗi sóng mang, chòm sao điều chế được tùy chọn đến 64QAM, đồng nghĩa với hệ
thống có thể gia tăng đáng kể dung lượng dữ liệu trên một đơn vị băng thông so với DVB-S,
bù lại khả năng kháng nhiễu của tín hiệu lại giảm đi. Ngoài ra, DVB-T cũng chèn thêm các
thông tin khác cũng góp phần làm giảm dung lượng hữu dụng được truyền như các thông tin
về đồng bộ, khoảng bảo vệ, pilot. Dung lượng cấp phát để truyền thông tin pilot là đáng kể so
với yêu cầu tối thiểu về mặt lý thuyết, bù lại điều này lại góp phần quan trọng trong việc đơn
giản hơn thiết kế trong máy thu
Một điểm yếu của DVB-T là khả năng kháng nhiễu xung. Điều này có thể khắc phục bằng
cách cộng thêm thời gian interleave, nhưng thời gian này lại phụ thuộc vào bộ nhớ gắn trong
máy thu dùng cho interleave.
Một ví dụ cho tập thông số hiện đang sử dụng với Multiplex A ở Anh là:
• Điều chế 64QAM
• Khoảng bảo vệ 1/32
• Tỉ lệ mã FEC 2/3
• Mode 2K
Tốc độ dữ liệu truyền tương ứng cho tập thông số này là 24.1 Mb/s.
6.3.2. DVB-T2.
DVB-T2 là chuẩn kỹ thuật thế hệ thứ hai của hệ thống truyền hình số mặt đất. Giống như
DVB-T, hệ thống này dùng điều chế OFDM nhưng hỗ trợ mode điều chế lên đến 32K. Dù sử
dụng nhiều sóng mang hơn nhưng hệ thống vẫn chấp nhận được các echo xảy ra có độ dài
như đã được chấp nhận trong DVB-T, tuy nhiên khoảng bảo vệ sẽ ngắn hơn và điều này cũng
giúp cho dung lượng dữ liệu truyền dẫn đạt hiệu quả cải tiến cao. Mặt khác, thông tin pilot
cũng ít hơn và gần với mức tối thiểu về mặt lý thuyết.
DVB-T2 cho phép giản đồ chòm sao lên đến 256QAM trên mỗi sóng mang, do đó dung lượng
dữ liệu truyền sẽ có mức tăng khá lớn trong cùng băng thông kênh. DVB-T2 cũng như DVB-
T kế thừa cơ chế sửa lỗi từ các hệ thống vệ tinh tương ứng, cụ thể trường hợp của DVB-T2 là
kế thừa co chế sửa lỗi của DVB-S2. Mặc dù mã LDPC rất tốt với kênh AWGN (trong đường
truyền vệ tinh), nhưng mã này lại không tốt khi ứng dụng trong COFDM đối với kênh truyền
chịu tác động lớn của các kênh sóng phản xạ (multipath) của đường truyền mặt đất. Để khắc
phục phần nào vấn đề này, DVB-T2 định nghĩa và sử dụng các chòm sao xoay (rotated

constellation). Ngoài ra, DVB-T2 cũng giới thiệu kỹ thuật gọi là mã Alamouti, là một ví dụ
của đường truyền MIMO (Multiple Input Multiple Output).
Hiệu quả thực tế của DVB-T2 hiện vẫn đang được khảo sát nhưng với kênh truyền gần thẳng
(near line-of-sign) như truyền đến các anten đặt trên mái nhà thì hiệu quả cải tiến được kỳ
vọng sẽ tương tự như DVB-S2 so với DVB-S. Đối với kênh truyền có sự có mặt của các kênh
phản xạ hoặc xen nhiễu thì hiệu quả cải tiến sẽ khó dự đoán hơn và sẽ cần có các thử nghiệm
từ thực tế.
Một khảo sát của BBC với kênh truyền tương đương kênh Gauss và các thông số DVB-T2
như sau:
• Điều chế 256QAM
• Khoảng bảo vệ 1/128
• Tỉ kệ mã FEC LDPC 3/5
• Mode 32K
Dung lượng dữ liệu truyền đạt được với các thông số này là 39.5Mb/s, nghĩa là dung lượng
lớn hơn 50% so với Multipex A của Anh dùng DVB-T (đánh giá dựa trên kênh truyền tương
đương kênh Gauss).
6.3.3. DVB-T3?
DVB-T2 đã đạt được tốc độ bit và hiệu quả cao chỉ trong một giai đoạn ngắn cải tiến. Tuy
nhiên, đặc tính của kênh truyền mặt đất khá khác biệt với đặc tính của kênh truyền Gauss, nên
việc dự đoán chính xác mức độ cải tiến cần có một thời gian đánh giá dài. Mặt khác, một kỹ
thuật có khả năng dùng cho cả thu sóng cố định và di động đã không được khảo sát nhiều
trong họ các chuẩn DVB-T đó là MIMO (Multiple Input Multiple Output).
MIMO thích hợp với việc dùng hai hoặc nhiều anten cho việc truyền và thu sóng. Một giải
pháp đơn giản của hệ thống MIMO hai anten là sử dụng một anten dùng theo phân cực dọc và
một anten dùng phân cực ngang. Cả máy phát và máy thu đều cần có các anten phân cực này
để phát sóng và thu sóng. Khi thu sóng, dù máy thu phải xử lý tín hiệu để tách riêng hai
đường truyền thì vẫn có những thành phần của tín hiệu xáo trộn với nhau. Tuy nhiên, với kỹ
thuật xử lý tín hiệu hiện nay thì điều này không khó để khắc phục. Kỹ thuật này rất mạnh và
có thể gia tăng gần gấp đôi dung lượng dữ liệu trong một băng thông xác định (hoặc sẽ cải
tiến lớn về sức mạnh của tín hiệu bằng cách cho phép tỉ lệ bit sửa lỗi lớn hơn trong mã sửa

lỗi). Thách thức chính cần xem xét ở đây là cần có sự thay đổi đáng kể về hạ tầng truyền dẫn.
Với hiện trạng hiện có, việc sử dụng anten đẳng hướng để có thể hoạt động tốt cho cả hai
phân cực là rất khó và tốn chi phí.
Một khả năng khả thi khi ứng dụng MIMO là sử dụng nhiều anten ở cả máy phát và máy thu.
Điều này sẽ rất phù hợp với các tầng số cao (ví dụ lớn hơn 5GHz) vì cấu trúc anten khi đó
không quá lớn. Nhìn chung, kỹ thuật MIMO có thể gia tăng tốc độ dữ liệu cho băng thông
kênh và là một hướng cải tiến quan trọng đối với chuẩn DVB-T2 hiện đang được triển khai tại
một số khu vực.
6.4. Quảng bá dùng cáp.
Các hệ thống quảng bá DVB cũng đã công bố chuẩn thế hệ thứ hai cho môi trường truyền cáp
là DVB-C2 vào tháng 3/2009. Nếu đặc tính kỹ thuật DVB-C ban đầu là một hệ thống điều chế
đơn sóng mang với chòm sao cao nhất là 256QAM thì DVB-C2 dùng COFDM với chòm sao
điều chế cao nhất là 4096QAM trên mỗi sóng mang. Cơ chế điều chế COFDM không nhạy
với echo gây ra từ mạng cáp đồng trục trong nhà và cũng không nhạy với nhiễu xung.
DVB-C2 cho phép cải thiện đến 30% hiệu quả sử dụng phổ trong cùng điều kiện so với chuẩn
DVB-C (đang sử dụng), và có khả năng gia tăng lên 60% đối với mạng HFC tối ưu sau khi
chấm dứt phát tín hiệu tương tự. Sơ đồ sau đây minh họa khả năng cải tiến của DVB-C2 so
với DVB-C (khảo sát trên một số tùy chọn điều chế có trong DVB-C2). Có thể thấy trong
hình vẽ này hiệu quả của DVB-C2 tiệm cận với giới hạn Shannon.
7. KẾT LUẬN.
Công nghệ truyền hình gồm nhiều lĩnh vực từ biên tập, sản xuất chương trình, lưu trữ, phân
phối nội dung,… đến truyền dẫn phát sóng, máy thu là tổng hợp của nhiều qui trình kỹ thuật
để có thể mang một chương trình truyền hình đến với người xem. Trong khuôn khổ bài viết
này, chỉ một số hướng phát triển về kỹ thuật được chọn để giới thiệu. Đây cũng là những kỹ
thuật dự đoán sẽ được chú ý trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Với mỗi kỹ thuật cần có
những điểm “cân nhắc” sau:
Với kỹ thuật 3D: các phương pháp xem truyền hình 3D bằng kính thực ra vẫn chưa đáp ứng
được mong muốn của người xem, hướng phát triển phải là các giải pháp xem không cần
kiếng. Tuy nhiên, việc hiển thị auto-stereoscope dựa trên kỹ thuật thấu kính hạt đậu hoặc rào
chắn thị sai vẫn chưa đủ tốt cho người xem tại nhà và vẫn còn nhiều nghi ngại về khả năng

phát triển tiếp tục của kỹ thuật này (khi Philip đi tiên phong về kỹ thuật này nhưng hiện đã
ngưng các nghiên cứu phát triển). Một số giải pháp hiển thị khác cũng đã được đề xuất (như:
light field based display device) nhưng hiện nay chi phí cho các giải pháp này là quá cao đối
với thị trường dân dụng. Về phát sóng quảng bá 3D, cần có một khoảng thời gian để cho các
thiết bị STB dân dụng phổ biến trên thị trường và được dự đoán vào khoảng năm 2020 việc
phát sóng quảng bá 3D sẽ trở nên phổ cập.
Với UHDTV: Từ 1995 đến 2005 truyền hình số SDTV được phân phối trên các đường truyền
mặt đất, cáp, vệ tinh được cung cấp cho các thuê bao. Từ 2005 đến nay HDTV đã có những
thành công trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho khách hàng, và các khảo sát cho
rằng HDTV sẽ còn thỏa mãn được yêu cầu khách hàng đến năm 2015. Theo suy luận logic,
UHDTV 4K×2K sẽ được quan tâm từ 2015 đến 2025. Tuy nhiên, điều này cần được kiểm
chứng theo thời gian vì hiện giờ khách hàng đang hài lòng với chất lượng HDTV, và khách
hàng đang hướng đến trải nghiệm với truyền hình 3D. Mặt khác, các kỹ thuật lưu trữ, xử lý
media hiện vẫn chưa đủ tốc độ cho việc triển khai UHDTV. Hơn nữa, với dung lượng lớn của
các gói media thì tốc bộ bit cần để phân phối media thông qua các mạng có dây và không dây
với chất lượng UHDTV vẫn chưa sẵn sàng.
Về cải tiến khả năng hiển thị: việc cải tiến khả năng hiển thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
thiết bị ghi hình, thiết bị hiển thị. Tuy nhiên, nếu UHDTV được triển khai thì các cải tiến hiển
thị giới thiệu ở trên sẽ phải được phát triển đồng thời.

Về lưu trữ: dung lượng của ổ cứng, đĩa quang và bộ nhớ flash liên tục tăng trong khi giá vẫn
tiếp tục giảm. Một số quan sát cho thấy tốc độ việc cải tiến nhanh nhất đối với bộ nhớ bán
dẫn, theo sau lần lược là đĩa quang và đĩa cứng. Các cải tiến này sẽ phải đủ nhanh, đủ dung
lượng hướng đến phục vụ cho các chương trình UHDTV.
Về mạng IP băng rộng: có một số lượng lớn các kỹ thuật khác nhau để phục vụ cho việc truy
cập mạng băng rộng có dây và không dây (cố định hoặc di động). Tốc độ bit nhanh nhất hiện
đạt được dựa trên các kỹ thuật băng rộng có dây đã đủ để phục vụ cho HDTV thậm chí là
UHDTV. Các mạng IP băng rộng có dây còn được kỳ vọng sẽ có các cải tiến quan trọng và
đóng vai trò của mạng quảng bá trong việc phân phối nội dung media, gồm cả phân phối nội
dung cho riêng từng khách hàng như dịch vụ VOD. Các kỹ thuật không dây có tốc độ nhanh

nhất hiện nay có khả năng phân phối HDTV nhưng chỉ trong những trường hợp hạn chế
(nghĩa là chỉ có thể phục vụ cho một ít khách hàng khi các khách hàng khác trong cell không
dùng dịch vụ) mà điều này thì không đạt yêu cầu về tính kinh tế. Mặc dù, các kỹ thuật sẽ được
cải tiến theo thời gian, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục để có thể cung cấp được
dịch vụ HDTV (chưa kể UHDTV) và đặc biệt là chi phí phải khả dĩ chấp nhận được đối với
khách hàng. Có lẽ, việc cung cấp các dịch vụ này trên mạng không dây chỉ được sử dụng
trong những trường hợp thay thế khi mạng có dây khó triển khai (như vùng nông thôn).
Về mạng quảng bá: Đã có nhiều cải tiến đáng kể trong thế hệ thứ hai so với thế hệ thứ nhất
của các chuẩn DVB trong ba môi trường truyền dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều khả năng
các chuẩn thế hệ này sẽ được cải tiến trong thời gian tới. Bảng sau là một số thông số cải tiến
được kỳ vọng sẽ đạt được tính đến năm 2020 của hai môi trường truyền dẫn vệ tinh và mặt
đất.
Tóm lại, việc phát triển của mỗi kỹ thuật không độc lập mà chịu ảnh hưởng của những kỹ
thuật liên quan. Ngược lại, sự phát triển vượt bậc của mỗi kỹ thuật cũng là tác nhân thúc đẩy
các kỹ thuật khác cải tiến để tham gia vào chuỗi qui trình. Trên đây chỉ là một số kỹ thuật
được chọn giới thiệu và chưa đầy đủ, một vài kỹ thuật mới sẽ được người viết giới thiệu trong
các bài báo tiếp theo.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Ken McCann, “Beyond HDTV: Implications for Digital Delivery”, An Independent
Report by ZetaCast Ltd Commissioned by Ofcom, 7/2009.
[2]. EN 302 307 V1.1.2: “Second generation framing structure, channel coding and
modulation.systems for Broadcasting, Interactive Services, News Gathering and other
broadband satellite applications” (DVB-S2).
[3]. DVB BlueBook A122 Rev.1: “Frame structure channel coding and modulation for a
second generation digital

×