Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Sưu tầm 1 tình huống vụ việc có thật hoặc xây dựng 1 tình huốngvụ việc giả định về HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. Nếu là tình huốngvụ việc giả định, hãy nêu cách giải quyết và căn cứ pháp lý theo các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.66 KB, 14 trang )

Sưu tầm 1 tình huống/ vụ việc có thật hoặc xây dựng 1 tình
huống/vụ việc giả định về HỢP ĐỒNG CĨ YẾU TỐ NƯỚC
NGỒI. Nếu là tình huống/vụ việc giả định, hãy nêu cách giải quyết
và căn cứ pháp lý theo các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam.

MỤC LỤC
TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH.....................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
1. Hợp đồng có yếu tố nước ngồi.......................................................................1
2. Thẩm quyền của Tịa án Việt Nam.................................................................2
3. Năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể..........................................3
4. Luật áp dụng đối với nội dung hợp đồng.......................................................4
5. Luật áp dụng đối với hình thức hợp đồng.....................................................5
KẾT LUẬN...............................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................6
PHỤ LỤC..................................................................................................................7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS
Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015


TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH
Năm 2018, thương nhân A (quốc tịch Hoa Kỳ) cư trú tại Hoa Kỳ, ký kết hợp
đồng mua 100 tấn gạo của thương nhân B (quốc tịch Việt Nam) cư trú tại Hà Nội.
Hợp đồng được ký kết tại Việt Nam. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Việt Nam
để điều chỉnh nội dung hợp đồng cũng như giải quyết tất cả tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng. Đến thời hạn giao hàng, thương nhân A phát hiện chất lượng gạo không


đúng với thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, thương nhân A đã khởi kiện thương
nhân B tại Tòa án Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngồi phát sinh ngày càng nhiều, giao lưu dân sự và thương mại quốc tế
cũng vì thế mà phát triển nhanh chóng. Một cơng cụ pháp lý được sử dụng phổ biến
khi các chủ thể cá nhân hoặc pháp nhân các nước thực hiện các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi là hợp đồng. Đây là cơ chế hữu hiệu về mặt pháp lí để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngồi. Nhận thấy được vai trị quan trọng đó, bởi vậy, trong bài tiểu luận
này em xin được xây dựng một tình huống giả định về hợp đồng có yếu tố nước
ngồi, từ đó nêu cách giải quyết và căn cứ pháp lý theo các quy định của Tư pháp
quốc tế Việt Nam.
NỘI DUNG
1. Hợp đồng có yếu tố nước ngồi.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Khái niệm Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 2
Điều 663 BLDS, trong khi đó hợp đồng có yếu tố nước ngồi là một loại quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi. Do vậy, chúng ta có thể hiểu hợp đồng có yếu tố nước
ngồi là hợp đồng có một trong ba yếu tố sau: (1) Có ít nhất một trong các bên
tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (2) Các bên tham gia đều là công dân
Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm
dứt quan hệ hợp đồng đó xảy ra tại nước ngoài; (3) Các bên tham gia đều là công
1


dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ hợp đồng đó ở
nước ngồi.1
Trong tình huống trên: thương nhân A có quốc tịch Hoa Kỳ là người nước
ngồi, thương nhân B là cơng dân Việt Nam, đã thỏa mãn yếu tố thứ nhất là có ít

nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Như vậy, hợp
đồng mua bán tài sản ký kết giữa thương nhân A và thương nhân B là Hợp đồng có
yếu tố nước ngồi.
2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.
Cơ sở pháp lý: Điều 35, 37, 469 BLTTDS năm 2015.
 Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam
đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi được
xác định tại Điều 469 của BLTTDS. Thương nhân B là bị đơn, cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài tại Việt Nam, căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 469 BLTTDS nên ở tình
hình huống trên Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết theo dấu hiệu lãnh thổ.
Như vậy, tranh chấp trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam theo
thủ tục TTDS.
 Thẩm quyền của tòa án theo cấp. Thương nhân A là đương sự ở nước ngoài vì
pháp luật quy định đương sự ở nước ngồi bao gồm trường hợp Đương sự là người
nước ngồi khơng định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc
khơng có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.2 Căn cứ
Khoản 3 Điều 35 BLTTDS quy định: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều này.” Do đó, vụ án khơng thuộc thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp huyện. Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 37 BLTTDS quy định: “Tịa án
nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc
1

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam.
2
Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012.


2


Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.” Vụ án trên có
đương sự ở nước ngồi là thương nhân A, vì vậy thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án cấp tỉnh.
 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS
năm 2015 quy định Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân
hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật
này. Ta thấy, thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án theo lãnh thổ là nơi bị đơn B
cư trú.
 Như vậy, Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án trên là Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội.
3. Năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể.
Cơ sở pháp lý: Điều 673, 674 BLDS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hiện tượng có hai
hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để
điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Cần phải giải quyết xung đột này để xác định tính
hợp pháp của hợp đồng đó dưới ba góc độ: hình thức của hợp đồng, nội dung của
hợp đồng và năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể.
Việc xác định năng lực giao kết hợp đồng của chủ thể được dựa trên các quy
định pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của chủ thể đó.
Việc một chủ thể khi xác lập một quan hệ hợp đồng có được cơng nhận là hợp pháp
hay khơng sẽ hồn tồn phụ thuộc vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi của
chủ thể có phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh hay khơng. Theo đó việc
xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân nước ngoài được quy định tại Điều

673 BLDS năm 2015 như sau: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác
định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Người nước ngồi tại Việt
Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp
3


luật Việt Nam có quy định khác. Đối với năng lực hành vi dân sự của người nước
ngoài được quy định tại Điều 674 BLDS năm 2015: Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường
hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng
lực hành vi dân sự của người nước ngồi đó được xác định theo pháp luật Việt
Nam. Ngoài ra việc xác định năng lực hành vi ký kết hợp đồng có yếu tố nước
ngồi còn được xác định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
các nước. 3
Áp dụng vào tình huống trên, hiện nay giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có
hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề này. Hợp đồng giữa thương nhân A và
thương nhân B được giao kết và thực hiện tại Việt Nam nên năng lực giao kết hợp
đồng của họ sẽ xác định theo pháp luật Việt Nam.
4. Luật áp dụng đối với nội dung hợp đồng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 4, 5, 6 Điều 683 BLDS.
Trên cơ sở tự do ý chí, các hệ thống luật hiện nay đều ghi nhận nguyên tắc
pháp luật điều chỉnh nội dung của hợp đồng là pháp luật mà các bên lựa chọn. Việc
cho các bên lựa chọn pháp luật điều chỉnh hợp đồng tạo an tồn pháp lý và phù hợp
với lợi ích của các bên. Theo khoản 1 Điều 683 BLDS, các bên trong quan hệ hợp
đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp
quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Như vậy, có thể thấy pháp luật do các
bên lựa chọn sẽ là pháp luật được ưu tiên áp dụng để xem xét tính hợp pháp của
hợp đồng có yếu tố nước ngồi. Nếu các bên có tranh chấp sẽ giải quyết tranh chấp
theo những quy định nội dung của pháp luật được chọn. Tuy nhiên, sự lựa chọn đó
bị giới hạn trong một số trường hợp.4

Trong tình huống trên, Thương nhân A và B đã thỏa thuận chọn pháp luật
Việt Nam để điều chỉnh nội dung hợp đồng cũng như giải quyết tất cả tranh chấp

3
4

Nguyễn Hồng Bắc (2021), Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế, Nxb. Lao động.
khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

4


phát sinh từ hợp đồng. Như vậy, pháp luật Việt Nam sẽ là luật được áp dụng với
nội dung hợp đồng.
5. Luật áp dụng đối với hình thức hợp đồng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 7 Điều 683 BLDS.
Khoản 7 Điều 683 BLDS năm 2015 quy định: Hình thức của hợp đồng được
xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của
hợp đồng khơng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với
hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi
giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được cơng
nhận tại Việt Nam. Như vậy, có thể thấy hình thức của hợp đồng có yếu tố nước
ngồi theo pháp luật Việt Nam sẽ được coi là hợp pháp nếu hình thức của hợp đồng
phù hợp với quy định của pháp luật do các bên lựa chọn, trừ những trường hợp
khác theo quy định của pháp luật. Về hình thức của hợp đồng, pháp luật Việt Nam
quy định một số loại hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản mới có
giá trị pháp lý.
Trong tình huống trên, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một bên là
thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngồi thì hình thức của nó
phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý

tương đương (khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005) và được xác định theo pháp
luật Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sau khi phân tích tình huống giả định về Hợp đồng có yếu tố nước ngồi
trên, có thể rút ra một số kết luận sau: Khi ký kết hợp đồng thì thương nhân A và
thương nhân B phải có năng lực giao kết phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Do các bên thỏa thuận chọn pháp luật Việt Nam để điều chỉnh nội dung hợp đồng
cũng như giải quyết tất cả tranh chấp phát sinh nên Luật áp dụng điều chỉnh hình
thức và nội dung hợp đồng là theo pháp luật Việt Nam. Thương nhân A khởi kiện
thương nhân B ở Việt Nam và Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án trên là Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội.
5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015 (sủa đổi, bổ sung năm 2017)
2. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
3. Luật Thương mại năm 2005.
4. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ nhất “những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ
sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 03
tháng 12 năm 2012.
5. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
6. Trần Minh Ngọc, Vũ Thị Phương Lan, Nguyễn Thái Mai (2019), Giáo trình Tư
pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp.
7. Nguyễn Hồng Bắc (2021), Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế, Nxb.
Lao động.
8. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2021), Luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước
ngồi theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh Châu Âu, Nxb. Đại học

Huế.
9. Phan Hoài Nam, Nguyễn Lê Hoài (2020), Tư pháp quốc tế Câu hỏi và tình huống
(kèm theo văn bản pháp luật), Nxb. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
10.Võ Thị Thanh Linh (2018), Một số vấn đề cơ bản về tư pháp quốc tế, Nxb. Tư
pháp.

6


PHỤ LỤC
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
Điều 663. Phạm vi áp dụng
1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi.
Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi khơng trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật
này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm
của Bộ luật này được áp dụng.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ dân sự thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngồi;
b) Các bên tham gia đều là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.
Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước
mà người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngồi tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt
Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Điều 674. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
7


1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt
Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngồi đó được xác định theo pháp
luật Việt Nam.
3. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo
pháp luật Việt Nam.
Điều 683. Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của
nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn
bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu
là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi
thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành
lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển
nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối
với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại
nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xun
thực hiện cơng việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp


8


đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá
nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu
tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng
là pháp luật của nước đó.
4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối
với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản,
thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng
tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu
dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng
việc thay đổi đó khơng được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ
ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba
đồng ý.
7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng
đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng khơng phù hợp với hình thức hợp đồng
theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp
đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì
hình thức hợp đồng đó được cơng nhận tại Việt Nam.

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

những tranh chấp sau đây:
9


a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28
của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật
này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của
Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hơn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10
và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của
Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngồi hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan
đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ
quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn
trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công
dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư
trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định
khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những

vụ việc sau đây:
10


a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và
khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy
định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4
Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy
định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tịa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để
giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định
như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ
sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án
nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở
của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp
về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại
các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có

thẩm quyền giải quyết.
11


Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi
1. Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ
chức có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan
đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt
Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các
đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy
ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc
công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra
ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan,
tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương
này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm
quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.

12




×