Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sữa vinamilk đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 113 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Đề tài
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK ĐẾN NĂM 2025
Nhóm sinh viên thực hiện:
Bùi Thị Hoài Ngọc

Lê Thị Kim Loan

Trần Thanh Trúc

Hồ Thị Kim Thoa

Bùi Thị Khánh Huyền

Võ Ngọc Phường Tuyền

Phạm Thanh Thúy

Phạm Thị Ngọc Hân
Khóa 11

Lớp: 11DHQT

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023



BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Đề tài
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK ĐẾN NĂM 2025
Nhóm sinh viên thực hiện:
Bùi Thị Hoài Ngọc

Lê Thị Kim Loan

Trần Thanh Trúc

Hồ Thị Kim Thoa

Bùi Thị Khánh Huyền

Võ Ngọc Phường Tuyền

Phạm Thanh Thúy

Phạm Thị Ngọc Hân
Khóa 11

Lớp: 11DHQT

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tiểu luận: “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ Phần Sữa
Việt Nam – Vinamilk đến năm 2025 ” là cơng trình nghiên cứu khoa học của nhóm 5 lớp
11DHQT07 khóa 11 tại trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM do thầy Đỗ
Văn Thắng hướng dẫn.
Các số liệu, thống kê và kết luận nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực
và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và khơng sao chép bất cứ tiểu luận nào khác.

Nhóm 5 xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

TPHCM , ngày 21 tháng 05 năm 2023
(Ký và ghi rõ họ tên)

BÙI THỊ HOÀI NGỌC


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài học tập, trao dổi kiến thức, tìm tịi và nghiên cứu, nhóm chúng tơi đã
hồn thành đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2025 cho công ty Cổ phần
sữa Việt Nam - Vinamilk".
Nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Đỗ Văn Thắng, thầy đã tận tinh chỉ dạy,
truyền đạt những kiến thức nền tảng cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để giúp
nhóm hồn thành tốt để tải này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 05 năm 2023
Nhóm thực hiện đề tài


Nhóm 5


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên:
(1). Bùi Thị Hoài Ngọc

MSSV: 2013205429

(2). Trần Thanh Trúc

MSSV: 2013201439

(3). Bùi Thị Khánh Huyền

MSSV: 2013205476

(4). Phạm Thanh Thuý

MSSV: 2013201460

(5). Lê Thị Kim Loan

MSSV: 2013205385

(6). Hồ Thị Kim Thoa

MSSV: 2036210036

(7). Võ Ngọc Phương Tuyền


MSSV: 2013201207

(8). Phạm Thị Ngọc Hân

MSSV: 201320111

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Khoá: 11
TPHCM, ngày … tháng … năm 2023
(Ký và ghi rõ họ tên)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế
Hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân hay tổ chức nước

FDI

ngồi


KCN

Khu cơng nghiệp

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

FED

Cục dự trữ liên bang

CIP

Cước phí và bảo hiểm trả tới

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (Food

FSSC

Safety System Certification)

NXH

Mạng xã hội


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1 Một số chỉ số kinh tế, Việt Nam, 2020-2025 ..................................................... 13
Bảng 0.2 Dự báo dân số Việt Nam .................................................................................... 20
Bảng 0.3 Chỉ số thể hiện Sức mạnh tài chính 2022........................................................... 55
Bảng 0.4 Chỉ số thể hiện Hiệu quả quản lý 2022 .............................................................. 56
Bảng 0.5 Lợi nhuận sau TNDN của Vinamilk trong giai đoạn 2019 - 2022 .................... 56
Bảng 0.6 Các chỉ số tài chính Vinamilk trong năm 2022 .................................................. 66
Bảng 0.7 SBU tiêu biểu và đánh giá mức độ tăng trưởng ................................................. 85
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 0.1 Dự báo của nhóm nghiên cứu từ mơ hình NiGEM ...................................................... 10
Biểu đồ 0.2 Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, 2020- 2023 ......... 14
Biểu đồ 0.3 Mức tăng trưởng của doanh số bán hàng trong ngành ................................................ 85

Hình 0.1 Thương hiệu sữa Dutch Lady đối đầu cạnh tranh với Vinamilk ........................ 28
Hình 0.2 TH True Milk...................................................................................................... 29
Hình 0.3 Bộ sản phẩm sữa đặc của Dutch Lady ................................................................ 30
Hình 0.4 Sữa đặc Moi nhập khẩu Malaysia....................................................................... 31
Hình 0.5 Khách hàng mục tiêu của Vinamilk ................................................................... 34
Hình 0.6 Bà Mai Kiều Liên, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Vinamilk. . 42
Hình 0.7 Ma trận SPACE .................................................................................................. 54
Hình 0.8 Hệ thống phân phối của Vinamilk trên cả nước ................................................. 57
Hình 0.9 Hệ thống các bồn chứa sữa 150.000 lít hiện đại tầm cỡ thế giới được đầu tư tại
nhà máy .............................................................................................................................. 58
Hình 0.10 Hệ thống robot đóng gói hàng vận hành hoàn toàn tự động tại Nhà máy sữa
nước Việt Nam................................................................................................................... 58

Hình 0.11 Giấy chứng nhận FSSC 22000 Nhà máy sữa Đà Nẵng .................................... 59
Hình 0.12 Giấy chứng nhận FSSC 22000 Nhà máy sữa Dielac ........................................ 59
Hình 0.13 Giấy chứng nhận ISO 9001 – Nhà máy sữa Lam Sơn ..................................... 60
Hình 0.14 Giấy chứng nhận VSATT ................................................................................. 60
Hình 0.15 Giấy chứng nhận VSATTP Nhà máy sữa Thống Nhất .................................... 60
Hình 0.16 Vòng đời sản phẩm ........................................................................................... 61
Hình 0.17 Sữa bột Optimum Mama .................................................................................. 61
Hình 0.18 Phần mềm DMS................................................................................................ 62
Hình 0.19 Chăn ni bị sữa .............................................................................................. 63
Hình 0.20 Sữa bột trẻ em ................................................................................................... 64
Hình 0.21 TH True Milk.................................................................................................... 64
Hình 0.22 Nutifood ............................................................................................................ 64
Hình 0.23 Thiên đường sữa tại Mộc Châu ........................................................................ 66
Hình 0.24 Sữa hộp ColosGold ........................................................................................... 68


Hình 0.25 Sữa bột Kenko Haru ......................................................................................... 68
Hình 0.26Ma trận vị thế và xu thế hành động chiến lược của VINAMILK trên ma trận
SPACE ............................................................................................................................... 69
Hình 0.27Hộp sữa Yoko .................................................................................................... 86
Hình 0.28 Hộp sữa Vinamilk ............................................................................................. 87


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................ 1
1. Lý do nghiên cứu:........................................................................................................................ 1
2.Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................................................... 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:................................................................................................ 2

4.Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................................. 3
5.Đóng góp của nghiên cứu: ............................................................................................................ 3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ................... 4
2.1 Cơ sở lý luận: ............................................................................................................................ 4
2.2 Tổng quan về Cơng ty: .............................................................................................................. 5

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ .................. 10
3.1. Môi trường vĩ mơ: .................................................................................................................. 10
3.2. Phân tích mơi trường vi mơ của cơng ty .................................................................................. 21
3.3. Phân tích chuỗi giá trị của công ty .......................................................................................... 41

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN
CHIẾN LƯỢC ........................................................................................................ 53
4.1. Xác định mục tiêu dài hạn của công ty .................................................................................... 53
4.2 Xây dựng chiến lược cho cơng ty............................................................................................. 53

-

Phân tích ma trận BCG ................................................................................... 79

Ưu điểm và nhược điểm của ma trận BCG .......................................................... 80
Ưu điểm của ma trận ..................................................................................................................... 81
Nhược điểm của ma trận................................................................................................................ 81

Cách xây dựng ma trận BCG ................................................................................ 81
Phân tích và đưa ra giải pháp đối với từng SBU ........................................................................ 85

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP GỢI Ý ......................................................................... 98
5.1 Định hướng của công ty:.......................................................................................................... 98

5.2 Giải pháp gợi ý ........................................................................................................................ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 101


MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu:
Từ lâu, sữa biết đến như một loại thực phẩm hoàn chỉnh và lý tưởng chứa gần như
đầy đủ các yếu tố của một bữa ăn cân bằng, ngoài ra sữa cịn có giá trị dinh dưỡng
cao giúp hồn thiện hệ thống dinh dưỡng cho cộng đồng, từ trẻ sơ sinh đến người lớn
tuổi. Xã hội ngày càng tiến bộ về đời sống vật chất, tinh thần lẫn nhận thức. Vì vậy
nhu cầu dùng sữa và các sản phẩm từ sữa để nâng cao sức khỏe, trí tuệ ngày càng
được chú trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu của hầu hết mọi người. Chính vì
thế mà hàng loạt các công ty lớn nhỏ lần lượt dấn thân vào thị trường. Nhất là trong
bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và sức ép từ việc hội nhập này cũng đang trở
nên rõ nét, mạnh mẽ hơn đối với các ngành, các cấp. Khi mà các nước phát triển có
đời sống cao như Mỹ, châu Âu, châu Úc, ngành công nghiệp sữa đã phát triển vững
mạnh từ nhiều thập kỷ trước. Hiện nay các nước này đang tập trung hướng vào xuất
khẩu do thị trường trong nước đã bão hòa. Nắm bắt được điều này, nhiều nhà kinh tế
có tầm nhìn chiến lược đã quyết định tham gia thị trường sữa. Trong thị trường hiện
nay số lượng các hãng sữa khơng ngừng tăng, các cơng ty nước ngồi chiếm khoảng
22% thị phần. Trong đó phải kể đến những cường quốc về chăn ni bị sữa như Hà
Lan với nhãn hiệu Dutch Lady quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt, New Zealand
với sản phẩm sữa Dumex, Hoa Kì với Abbott, Mead Johnson, Nestle,...và các công
ty trong nước cũng ồ ạc gia nhập ngành như Hà Nội Milk, Ba Vì, TH True Milk,...
Và theo sự đánh giá của các chuyên gia thì thị trường sữa Việt Nam chưa bao giờ sơi
động như thế trong nhiều năm qua. Đây là thị trường có tiềm năng tăng trưởng và
phát triển rất cao với biên lợi nhuận khá hấp dẫn. Với tốc độ tăng trưởnh bình quân
hàng năm khoảng 20%. Do vậy các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài đang

chạy đua khốc liệt để cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả, chiến dịch
marketing,...với mục đích giành lấy lịng tin của khách hàng. Quay trở lại với con
chiên đầu đàn của ngành công nghiệp sữa trong nước, Vinamilk, hơn 40 năm qua
ln làm tốt vai trị của người dẫn đầu. Cơng ty đã từng bước lựa chọn cho mình
những hướng đi đúng đắn, những chiến lược chủ động sắc bén và cả giải pháp hợp
lý, kịp thời. Vinamilk đã đưa nguồn dinh dưỡng thiết yếu đến tay hàng triệu người
1|Page


dân Việt. Những nghĩa cử cao đẹp đó góp phần giúp Vinamilk xây dựng một hình
ảnh tốt đẹp nhất trong lịng cơng chúng, một thương hiệu khơng những bảo đảm về
chất lượng mà cịn đầy ấp tình thân. Để có được thành tựu như ngày hôm nay,
Vinamilk đã phải phấn đấu hết mình để vượt qua những rào cản từ phía thị trường lẫn
từ nội bộ bên trong doanh nghiệp. Và một trong những khó khăn lớn mà cơng ty đang
phải đối mặt là nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước bao gồm sữa bột, sữa tươi chỉ
mới đáp ứng được khoảng 28% tổng nhu cầu cho sản xuất. Hơn 70% nguyên liệu còn
lại phải nhập từ Châu Âu, New Zealand, Mỹ, Úc,..dưới dạng sữa bột. Việc phụ thuộc
khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đã khiến cho các công ty sản xuất sữa nói chung
và Vinamilk nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, bởi trong giai đoạn hiện nay giá nguyên
liệu đầu vào tăng mạnh rồi lại giảm đột ngột với biến động rất khó dự đốn trước.
Với hy vọng giúp ngành công nghiệp sữa nước nhà mà Vinamilk là một đại diện có
thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong nước đồng thời thành công
trên thương trường quốc tế; để Vinamilk luôn là niềm tin, niềm tự hào của thương
hiệu Việt, nhóm chúng tơi quyết định thực hiện đề tài “Xây dựng chiến lược kinh
doanh đến năm 2026 cho công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk”.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản trị chất lượng Phân tích thực trạng hoạt động của
Tổng công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Đề xuất chiến lược phát triểng Tổng
công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk từ năm 2023 đến năm 2026.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược phát triển Tổng công ty Cổ phần sữa Việt
Nam Vinamilk từ năm 2023 đến năm 2025
 Phạm vi nghiên cứu:
 Thời gian: 2023– 2025
 Không gian: Tổng công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có trụ sở
chính đặt tại Số 10, đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam..

2|Page


4.Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tìm hiểu về những tổng quan của cơng
ty và thực trạng hoạt động truyền thông qua MXH của công ty hiện nay như
thế nào.
 Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với người hướng dẫn mình trong
để trao đổi những điều mình cần hỏi về cơng ty.
 Phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp: Thu thập thêm những thông tin cần
nghiên cứu từ những nguồn bên ngồi khác (như sách, báo...).
5.Đóng góp của nghiên cứu:
 Trên phương diện lý luận: Phân tích những nội dung lý thuyết về các chiếc
lược, các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh.
 Trên phương diện thực tiễn: Từ việc phân tích chiến lược tìm ra những bất
cập, hạn chế cịn tồn tại của hoạt động phân phối sản phẩm, hoạt động kinh
doanh hiện tại, tìm hiểu ngun nhân... qua đó kiến nghị các giải pháp nhằm
hồn thiện chiếc lược kinh doanh của Cơng ty cổ phần Sữa Việt nam –
Vinamilk.

3|Page



CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh:
- Quản trị chiến lược là sự tác động của các chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị và
khách thể quản trị một cách thường xuyên, liên tục nhằm xác định mục tiêu, con
đường mà doanh nghiệp cần hướng đến trong tương lai trên cơ sở phát huy những
tiềm năng, thế mạnh, hạn chế những yếu kém, tranh thủ cơ hội, đẩy lùi nguy cơ, biến
nổ lực của mỗi người thành nổ lực chung của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra trong những điều kiện môi trường nhất định.
- Theo Fred R. David (2003), chiến lược kinh doanh là tập hợp những quyết định và
hành động kinh doanh hướng mục tiêu để các nguồn lực của công ty đáp ứng được
những cơ hội và thách thức từ bên ngoài.
2.1.2 Lý luận về quản trị chiến lược:
Vai trị:


Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược,

sứ mạng và mục tiêu của mình. Thật vậy, muốn quản trị chiến lược cso hiệu quả, các
tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin môi trường kinh doanh. Căn cứ vào đó, các
nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng biến động của môi trường kinh doanh
và xác định nơi nào mà doanh nghiệp cần đi đến trong tương lai, những gì cần phải
làm để đạt được những thành quả lâu dài. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục
đích trong tương lai giúp cho nhag quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc
gì cần làm để đạt được thành công, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà quản trị với
nhân viên và cùng nỗ lực để đạt được các mong muốn. Như vậy sẽ khuyến khích cả
hai đối tượng trên đạt được những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn lợi ích
lâu dài của các doanh nghiệp.



Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp ln có các chiến lược tốt, thích nghi

với mơi trường.


Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm

khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong mơi trường
bên ngồi, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp.
4|Page




Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với khơng

quản trị.
Ý nghĩa:


Gíup tổ chức xác định được rõ hướng đi của mình trong tương lai.



Giúp các nhà quản trị gia thấy rõ được các điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, cơ

hội của tổ chức.



Giúp các quản trị gia đưa ra các quyết định đúng đắn, các chiến lược kinh

doanh đúng đắn hơn.


Giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.

2.2 Tổng quan về Công ty:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam
VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY – VINAMILK
Mã chứng khốn: VNM
Lĩnh vực kinh doanh chính:


Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa

đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm khác từ sữa;


Kinh doanh thực phẩm cơng nghiệp, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và

nguyên liệu;


Kinh doanh nhà, mơi giới và cho th bất động sản, kinh doanh kho bãi, bến

bãi, kinh doanh vận tải hàng bằng ơ tơ, bốc, xếp hàng hóa;


Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cafe rang


- xay – phin – hịa tan;


Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì, sản xuất và mua bán sản phẩm

nhựa.
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và
sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt uống, kem và phô mai.
5|Page


Vinamilk cung cấp cho thị trường một trong những danh mục các sản phẩm, hương
vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Phần lớn sản phẩm của Cơng ty cung cấp cho thị trường dưới dạng thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “thương hiệu nổi tiếng” và là
một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm
2006. Vinamilk cụng được bình chọn trong nhóm “Top 100 hàng Việt Nam chất
lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện nay công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ
năm 1997 đến năm 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại 09 nhà máy với tổng
công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sỡ hữu một mạng lưới phân phối
rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để Vinamilk đưa sản phẩm đến số
lượng người tiêu dùng.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng được
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Philippine và Mỹ.
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk:
-


Năm 1978: Công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và

nhà máy Cafe Biên Hịa. Cơng ty được chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản
lý và công ty được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa cafe và bánh kẹo I.
-

Năm 1989: Nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột, bột

dinh dưỡng lần đầu ra mắt tại Việt Nam.
-

Năm 1991:Cuộc “cách mang trắng” khởi đầu hình thành chương trình xây

dựng vùng nguyên liệu sữa tươi. Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa
chua tại thị trường Việt Nam.
-

Năm 1992: Chính thức đổi tên thành Cơng ty Sữa Việt Nam và thuộc quản lý

trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ.
-

Năm 1996: Liên doanh với Công ty cổ phần đơng lạnh Quy Nhơn để thành lập

Xí nghiệp liên doanh sữa Bình Định, đưa nhà máy sữa Hà Nội đi vào hoạt động.

6|Page



-

Năm 2001: Khánh thành và đưa nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây đi vào

hoạt động.
-

Năm 2003: Chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 11 năm

2003 và đổi tên thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt
động của Công ty.
-

Năm 2012: Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động và chính thức sản xuất

thương mại.
-

Năm 2013: Vinamilk là một trong những nhà máy hiện đại hàng đầu thế giới,

tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hecta tại khu CN Mỹ Phước 2. Vinamilk khởi
công xây dựng trang trại bò sữa Tây Ninh (dự kiến khánh thành quý 2 năm
2017).Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Hà Tĩnh.
-

Năm 2014: Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng

trong và ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển. Vinamilk đã và
đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần ln cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới
để công ty ngày càng lớn mạnh. Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Như Thanh tại

Thanh Hóa.
-

Năm 2015: Vinamilk tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ

19,3% lên 22,8%. Vinamilk khởi cơng xây dựng trang trại bị sữa Thống Nhất - Thanh
Hóa (dự kiến khánh thành quý 3 năm 2017).
-

Năm 2016: Cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình thành và phát triển của

Vinamilk (1976 – 2016) để hiện thực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và khẳng định vị thế
của sữa Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới.
-

Năm 2017: Tiên phong trong xu hướng dinh dưỡng tiên tiến – Organic,

Vinamilk đầu tư và khánh thành trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên
tại Đà Lạt, Việt Nam. Ra mắt Sữa tươi 100% Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên được
sản xuất tại Việt Nam. Một trong 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới và là công
ty hàng tiêu dùng nhanh duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, với doanh thu
và vốn hóa lần lượt là 2,1 tỷ USD và 9,1 tỷ USD.

7|Page


Năm 2018: Với quy mơ 4.000 con bị với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, thiết

-


kế trên diện tích 2.500 ha, trong đó 200 ha xây dựng các trang trại chăn ni bị sữa.
Với việc đầu tư nhập gần 200 "cơ bị” sữa thuần chủng A2 từ New Zealand.
Năm 2019: Với quy mơ 8000 con bị bê sữa, trên diện tích gần 700ha và được

-

đầu tư cơng nghệ 4.0 toàn diện. Dự án liên doanh của Vinamilk và các doanh nghiệp
của Lào, Nhật Bản, có quy mơ 20.000 con trên diện tích 5.000ha trong giai đoạn 1.
Dự kiến có thể phát triển lên 100.000 con trên diện tích 20.000ha. Danh sách do tạp
chí Forbes Châu Á lần đầu tiên cơng bố. Trong đó, Vinamilk là đại diện duy nhất của
Việt Nam trong ngành thực phẩm, "sánh vai” cùng những tên tuổi lớn của nền kinh
tế khu vực.
Năm 2020: Vinamilk chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của Cơng ty Cổ phần

-

GTNfoods, đồng nghĩa với việc Công ty Cổ phần Giống Bị Sữa Mộc Châu chính
thức trở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.
Năm 2021: Kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty

-

dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương
hiệu Quốc gia trên bản đồ ngành sữa tồn cầu. Cơng ty đã tiến vào top 40 cơng ty sữa
có doanh thu cao nhất thế giới (Thống kê Plimsoll, Anh). Tháng 8/2021, Vinamilk
công bố đối tác liên doanh tại Philippines là Del Monte Philippines, Inc. (DMPI) công ty con của Del Monte Pacific Limited và là một doanh nghiệp thực phẩm và đồ
uống hàng đầu tại Philippines. Tháng 4/2021, mơ hình trang trại sinh thái thân thiện
mơi trường được Vinamilk chính thức ra mắt. Đây là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu
sữa tươi cao cấp làm nên sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm thanh nhẹ, thuần
khiết.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ
phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành
viên và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một
cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một
Vinamilk vững mạnh.

8|Page


2.2.3 Ngành nghề kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh chính của công ty này bao gồm chế biến, sản xuất và mua
bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành,
thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.
2.2.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu:
-

Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm

dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
-

Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và

chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao
của mình với cuộc sống con người và xã hội”.
-

Mục tiêu: Vinamilk tiếp tục theo đuổi các giá trị bền vững và xác định đó chính


là mục tiêu chiến lược với 6 khía cạnh trọng tâm là: an toàn - chất lượng sản phẩm;
đảm bảo điều kiện lao động; phát triển kinh tế địa phương; giảm phát thải khí nhà
kính; quản lý chất thải và phúc lợi dành cho động vật; cam kết hướng tới các mục tiêu
phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.

9|Page


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ
3.1. MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ:
3.1.1. Mơi trường kinh tế:
 Bối cảnh thế giới:
Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng
trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn, lạm phát cao...
Trong năm 2023, nhìn chung, rủi ro lớn nhất vẫn là xung đột giữa Nga - Ukraine và
hoạt động kinh tế chậm lại do thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, áp
lực lạm phát và giá cả hàng hóa có thể giảm do nhu cầu tồn cầu tăng chậm lại. Bên
cạnh đó, việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 nhằm tiến
tới mở cửa nền kinh tế trong nửa cuối năm 2023 hoặc năm 2024 dự báo sẽ ảnh hưởng
tích cực tới tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
Tăng trưởng tồn cầu dự báo giảm khoảng 0,5 điểm %, còn khoảng 2,49% so với
năm 2022. Các nền kinh tế lớn khác, như: Nhật Bản, EU, Mỹ sẽ chỉ phục hồi từ đầu
năm 2024.Với các nền kinh tế châu Âu, giá tăng lượng cũng ảnh hưởng lớn. Tin tốt
là giá các mặt hàng năng lượng gần đây đã giảm so với mức đỉnh hồi tháng 3 năm
ngoái, nhưng châu lục này vẫn đang đối mặt nhiều bất ổn.

Biểu đồ 0.1 Dự báo của nhóm nghiên cứu từ mơ hình NiGEM
Các dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng
kinh tế thế giới năm 2023. IMF (2022) dự báo, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm từ
3,19% năm 2022 xuống còn 2,66% năm 2023, chủ yếu do suy giảm tăng trưởng của

10 | P a g e


các nền kinh tế phát triển (từ 2,43% năm 2022 xuống cịn 1,11% năm 2023), trong
khi khơng có thay đổi lớn ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (3,73% so với
3,74%).
Triển vọng kinh tế EU gặp nhiều rủi do, đặc biệt cao khi cuộc chiến của Nga chống
lại Ukraine tiếp diễn và khả năng nền kinh tế vẫn tiếp tục bị gián đoạn. Mối đe dọa
lớn nhất đến từ những diễn biến bất lợi trên thị trường khí đốt và nguy cơ thiếu hụt
nguồn cung năng lượng, đặc biệt là vào mùa Đơng 2023-2024. Ngồi nguồn cung cấp
khí đốt, EU vẫn trực tiếp và gián tiếp phải hứng chịu những cú sốc tiếp theo đối với
các thị trường hàng hóa khác do căng thẳng địa - chính trị gây ra. Tăng trưởng kinh
tế EU dự báo giảm xuống 0,59% năm 2023 so với 3,24% năm 2022
Triển vọng kinh tế Trung Quốc có thể cải thiện trong năm 2023 nhờ các biện pháp hỗ
trợ tài khóa của Chính phủ (giảm thuế, thúc đẩy đầu tư cơng) và các biện pháp kiểm
soát dịch Covid-19 được nới lỏng hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm
2023 có khả năng tăng tốc lên 4,4% so với 3,2% năm 2022
Kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2022 đầy biến động, thách thức và dự báo tiếp
tục đối mặt với những cơn gió nghịch trong năm 2023. Tuy nhiên, một số điểm sáng
đối với kinh tế thế giới trong năm 2023 có thể giúp giảm bớt áp lực đối với điều hành
vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam, bao gồm áp lực lạm phát giảm và Trung Quốc nới
lỏng chính sách Zero-Covid.
Trong bối cảnh đó, để duy trì được tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục kiên
trì các biện pháp nhằm ổn định vĩ mơ và kiểm soát lạm phát, đồng thời đẩy mạnh xuất
khẩu và thu hút FDI để đảm bảo cân đối ngoại tệ, thúc đẩy tăng trưởng cũng như tạo
dựng các tấm đệm bảo vệ nền kinh tế trước các biến động của thế giới.
-

Tỉ lệ lạm phát :


Lạm phát là một trong những câu chuyện chính và chi phối nhất với kinh tế thế giới
năm 2022. Năm 2023, lạm phát vẫn đang tiếp tục diễn ra với những điều tiết chính
sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn được cho sẽ chưa dừng lại, tới chừng nào đáp ứng
được mục tiêu kiểm sốt lạm phát. Cùng với đó, là câu hỏi về diễn biến trên thị trường
năng lượng, cùng những kỳ vọng vào động lực từ khu vực châu Á, với Ấn Độ, Trung
Quốc và Đông Nam Á.

11 | P a g e


Lạm phát cao do giá năng lượng tăng là một phép thử với tăng trưởng GDP tồn cầu.
Cùng với đó, chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ, với lãi suất tăng từ gần 0% lên hơn
4% trong năm 2022, báo hiệu một cuộc suy thoái xảy ra trong 1-2 năm nữa.
Dù IMF cho rằng lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh vào cuối năm 2022 (8,8%), tỷ lệ lạm
phát tại nhiều nền kinh tế được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong năm nay.
Tổ chức này dự báo lạm phát toàn cầu năm 2023 là 6,6% và năm 2024 là 4,3%, theo
báo cáo cập nhật mới nhất vào tháng 1/2023.

12 | P a g e


-

Fed – tổ chức tài chính:

Sức tăng trưởng mạnh mẽ hơn và lạm phát dai dẳng hơn, do đó, FED có thể sẽ tăng
lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6, nâng lãi suất ký quỹ lên phạm vi 5,25% 5,5%.
Trong khi đó, các thị trường tiền tệ hiện xác định ở mức lãi suất cuối cùng của FED
là 5,3% vào tháng 7 tới. Dự báo mức lãi suất mà FED sẽ điều chỉnh lên 5,1% vào
cuối tháng 6/2023.

Bảng 0.1 Một số chỉ số kinh tế, Việt Nam, 2020-2025

Ngoài ra, ngân hàng đầu tư châu Âu UBS nêu dự đoán, FED sẽ tăng lãi suất thêm 25
điểm cơ bản vào tháng 3 và tháng 5 năm nay, đưa lãi suất lên mức 5%-5.25%. Song,
UBS cũng cho rằng FED sẽ nới lỏng lãi suất vào tháng 9 tới.


Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2023

-Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ dần được cải thiện vào quý II/2023 và 2 năm tiếp
theo (2024-2025), với dự báo tăng trưởng lên mức 6,5% mỗi năm
-Cùng với sự cải thiện về tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 có
thể ở mức 4,5% và sẽ giảm dần xuống mức 3,5% vào năm 2024 và 3,0% vào năm
2025. Tăng trưởng dự kiến sẽ lên 6,5% vào năm 2024 khi các nền kinh tế đang là thị
trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phục hồi.


Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, đây là tốc độ tăng trưởng

đáng tự hào của Việt Nam. Nền kinh tế liên tục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho
13 | P a g e


các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước và tranh thủ cơ hội vươn ra thị
trường thế giới.
- Tỉ lệ lạm phát:
Dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2023 của kinh tế Việt Nam có thể ở mức 4,5%-5%, lạm
phát Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt trong mức mục tiêu, lạm phát có xu hướng
tăng và đạt khoảng 4% trong năm 2024 và khoảng 3,8% trong năm 2025.



Lạm phát tăng cao và lan rộng, không chỉ với năng lượng, lương thực, thực

phẩm mà còn thâm nhập vào các loại hàng hóa và dịch vụ khác. Tình trạng lạm phát
quá nóng, đặc biệt tại các thành phố lớn khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều
khó khăn, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng xấu đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Lao động thiếu việc làm:
Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý I năm 2023 là khoảng 885,5 nghìn người,
giảm 12,4 nghìn người so với quý trước và giảm 443,1 nghìn người so với cùng kỳ
năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 1,94%, giảm
0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp
hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 1,31% và 2,34%). Như vậy, tình hình
thiếu việc làm của người lao động giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước

Biểu đồ 0.2 Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo
quý, 2020- 2023

14 | P a g e


- Thu nhập bình quân tháng của người lao động
Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2023 là 7,0 triệu đồng, tăng
197 nghìn đồng so với quý trước và tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân
tháng của lao động nữ (8,0 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng). Thu nhập bình quân của
lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thơn (8,6 triệu đồng so
với 6,1 triệu đồng).
Tính chung quý I năm 2023 thu nhập bình quân của người lao động tăng ở cả ba khu

vực kinh tế. Tuy vậy, sự gia tăng thu nhập của người lao động trong quý này không
diễn ra ở tất các ngành kinh tế, trong khi thu nhập bình quân của người lao động một
số ngành kinh tế tăng, một số ngành kinh tế khác có sự sụt giảm thu nhập bình qn
so với quý trước.
Trong ba khu vực kinh tế, lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thu
nhập cao nhất. So với cùng kỳ năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm
việc trong dịch vụ là 8,3 triệu đồng, tăng 10,1%, tương ứng tăng 766 nghìn đồng. Lao
động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình qn là
4,1 triệu đồng, tăng 9,2%, tương ứng tăng khoảng 345 nghìn đồng. Lao động làm việc
trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,9 triệu đồng, là khu vực có tốc độ tăng
thấp nhấp trong ba khu vực kinh tế, tăng 9,0%, tương ứng tăng khoảng 655 nghìn
đồng so với cùng kỳ năm trước.
 Với việc tỷ lệ lao động thiếu việc làm giảm so với quý trước cũng như thu nhập
của người dân ngày càng được nâng cao và cải thiện thì người dân có:
Xu hướng tiêu dùng của dân cư:
+ Chuyển sang các hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm
+ Chuyển từ hàng ngoại sang hàng nội

Xu hướng tiêu dung hàng nội của người dân đang là cơ hội vô cùng thuận lợi
cho doanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng định thương hiệu.
3.1.1. Mơi trường chính trị - Pháp luật :
Mơi trường chính trị- pháp luật ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Mơi trường chính trị - pháp luật có thể tác động kinh doanh theo 2
hướng : khuyến khích hoặc kìm hãm.
Mơi trường chính trị pháp luật bao gồm :


Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của Chính phủ:

Đây được xem là 1 điểm mạnh của mơi trường kinh doanh Việt Nam. Tình hình an

ninh chính trị của Việt Nam tương đối ổn định do ở Việt Nam chỉ có tồn tại 1 Đảng
15 | P a g e


lãnh đạo, khơng có tình trạng đa Đảng như nước khác. Các cơ chế điều hành của
Chính phủ cũng tương đối rỏ ràng và ổn định.


Hệ thống pháp luận và các văn bản pháp luật đặc biệt là các chính sách

kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương
mại
-

Về các thủ tục hành chính ở Việt Nam : cịn q rườm rà, gây nhiều cản trở

cho hoạt động kinh doanh.
-

Đăng kí doanh nghiệp ở Việt Nam: mặc dù kể từ khi luật doanh nghiệp 2005

chính thức có hiệu lực, số ngày cấp giấy phép đăng kí kinh doanh có gỉam xuống tuy
nhiên thủ tục vẫn còn rườm rà, phức tạp.
-

Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt

động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước
trong khu vực
-


Về việc đóng thuê: Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu

tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu
khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng chú ý.
Việt Nam chưa có cơ chế bảo về nhà kinh doanh và người tiêu dùng: Ví dụ, trong vụ
sữa nhiễm melamine, các cơng ty sữa trong đó có Vinamilk bị oan và đã được Bộ Y
Tế chính thức giải oan nhưng thiệt hại của họ thì khơng ai bồi thường, nơng dân đổ
sữa đi cũng khơng biết kêu ai. Giả sử doanh nghiệp có khởi kiện yêu cầu Bộ Y tế bồi
thường thiệt hại và thắng kiện đi chăng nữa thì cũng khó có thể nhận được tiền bồi
thường vì Luật bồi thường nhà nước chưa được ban hành.
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và chống độc quyền đã có nhưng chưa đi vào cuộc
sống vì thiếu các quy định cụ thể để thực hiện quyền và bảo vệ quyền của người tiêu
dùng. Đặc biệt là các hình thực độc quyền gây thiệt hại lớn cho quyền tiêu dùng thực
tế đang tồn tại. Khi tăng giá xăng, giá cước vận tại thì lấy lý do thị trường thế giới
tăng.
Các quyền dân sự của công dân, nhất là quyền kinh doanh và quyền sở hữu tài sản là
các quyền hiến định. Do đó, bảo đảm các quyền này phải là nghĩa vụ của nhà nước.
Hiện nay, nhà nước đã có các quy định pháp lý về các quyền này nhưng chưa có được
đảm bảo hồn chỉnh. Cụ thể, để đảm bảo quyền thì phải xây dựng được ba cơ chế bao
gồm: cơ chế xác lập quyền, cơ chế thực hiện quyền và cơ chế bảo vệ quyền . Hiện
16 | P a g e


×