Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bạo lực thể chất trong gia đình đối với phụ nữ có thu nhập thấp tại phường Phương Đông – Thị xã Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.98 KB, 15 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
1. Trần Thanh Lịch
2. Hà Ngọc Lan
3. Lê Thị Thu Hằng
4. Đỗ Thị Vàng
5. Phạm Lan Anh
6. Bùi Văn Dương
7. Nguyễn Thị Quyên
8. Vũ Thị Cảnh
9. Lưu Thị Lan Phương
10. Hoàng Thị Hồng Thu
11. Trần Thị Hải Yến
LỜI MỞ ĐẦU
Trong vài năm trở lại đây, bạo lực gia đình - một vấn đề có tính toàn
cầu - được xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn.
Đối với những nước kém hoặc đang phát triển, những vùng nông
thôn, thì nạn bạo hành đối với người phụ nữ trở nên phổ biến hơn nhiều lần,
do những nguyên nhân như nhận thức của cả người bạo hành và nạn nhân
bạo hành, do văn hoá, hoặc cơ chế xử phạt còn chưa nghiêm minh…
Đối tượng của các hành vi bạo lực trong gia đình thường là những
người yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ,
làm tổn hại cả về thể chất và tinh thần của người phụ nữ và làm mất ổn định
cuộc sống, hạnh phúc gia đình. Nạn bạo lực đối với phụ nữ gây nên nhiều
tổn thất nghiêm trọng. Nó không chỉ hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào đời
sống xã hội, gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với
cả trẻ em, gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, những nỗ lực xóa bỏ nạn bạo lực
trên cơ sở giới, trong đó có thiết lập một khuôn khổ pháp lý quốc gia là hết
là sức cần thiết.
Từ những vấn đề trên, nhóm 1 – Lớp Đ3CT5 xin dành một phần nhỏ
những công sức của mình vào nghiên cứu thực trạng bạo lực đối với phụ nữ


tại địa phương mình đang sinh sống. Qua việc nghiên cứu thực trạng của
một khía cạnh bạo lực gia đình, đã nói lên tính bức thiết của vấn đề và tính
trách nhiệm của những nhà công tác xã hội tương lai. Chúng em xin được
chọn nội dung: “Bạo lực thể chất trong gia đình đối với phụ nữ có thu nhập
thấp tại phường Phương Đông – Thị xã Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh” làm đề
tài nghiên cứu.

Nhóm 1 – Đ3CT5 xin chân thành cảm
ơn!
NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Các khái niệm
- Bạo lực gia đình: là sự ngược đãi về tinh thần, thể xác hay tình dục
đối với một thành viên trong gia đình bởi một thành viên khác trong gia đình
gây nên. Mục đích của kẻ dùng bạo lực gia đình là nhằm kiểm soát và khống
chế nạn nhân. Như vậy, bạo lực gia đình là hiện tượng không bình thường
trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
- Bạo lực trên cơ sở giới: là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong
đó phụ nữ thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ
quyền lực bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Bạo lực thường nhằm vào
phụ nữ vì họ là phụ nữ, hoặc ảnh hưởng lớn đến phụ nữ. Bạo lực trên cơ sở
giới bao gồm, những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý (bao gồm cả sự
đe doạ, gây đau khổ, cưỡng bức, và/hoặc tước đoạt sự tự do xảy ra trong gia
đình hoặc trong cộng đồng), nhưng nó không hạn chế chỉ ở những dạng này.
Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm cả bạo lực do Nhà nước gây ra hoặc bỏ qua.
Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA)
- Bạo lực gia đình đối với người phụ nữ: là tất cả các hành động bạo
lực , kể cả sự đe dọa, dẫn đến hoặc có khả năng gây ra những tổn hại về tinh
thần, thân thể và tình dục, hay sự ép buộc, xâm phạm quyền tự do của phụ
nữ, dù xảy ra trong cuộc sống riêng tư hay ở nơi công cộng. (Tuyên bố của

Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, 1993)
II. Hình thức bạo lực thể chất
Trong bộ luật của Liên Hợp Quốc về bạo lực gia đình đã xác định:
+ Bạo lực về thể chất: đây là hình thức bạo lực bao gồm bất cứ hành
vi bạo lực thể chất gây ra thương tích về thể chất hoặc tổn thương thân thể ở
bất kỳ mức độ nào.
+ Bạo lực về thể chất đối với người phụ nữ: là sự bất bình đẳng trong
mối quan hệ trong hôn nhân, ngoài hôn nhân hoặc trong những mối quan hệ
liên quan tới hôn nhân đối với người phụ nữ, gây ra những thương tích về
thân thể, xa hơn là gây nên các hậu quả về tinh thần, hoặc tính mạng.
III. Các dấu hiệu giúp phát hiện bạo hành thể xác
• Thờ ơ
• Ngắt véo gây đau
• Đánh đau, gây thương tích ở khu vực khó phát hiện
• Xô đẩy, kềm xiết
• Giật, kéo, lắc mạnh; kéo, rứt tóc
• Tát, cắn
• Đấm đá
• Bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân
• Đánh đập nặng, gây thương tích (gãy xương, chấn thương nội
tạng)
• Quăng ném nạn nhân
• Đánh đá vùng bụng gây sẩy thai hoặc sinh non
• Sử dụng hung khí có sẵn trong nhà tấn công nạn nhân
• Gây thương tích nặng, không cho nạn nhân chữa trị
• Dùng phương tiện có dự định (dao, súng,… )
• Hủy hoại, làm biến dạng hình thể (acid, cắt xẻo…)
• Giết
PHẦN II. TỔNG QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. Tình hình kinh tế xã hội tại phường Quang Trung – Thị xã

Uông Bí
- Vị trí địa lý: là một trong những phường có nền kinh tế phát triển của
thị xã. Vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là vành đai giữa của tuyến phát triển
toàn tỉnh, giáp với Huyện Đông Triều, Huyện Yên Hưng và TP. Hạ Long.
Quốc lộ 18A và các tuyến đường được kiên cố hoá tạo điều kiện cho việc
tham gia giao thông, buôn bán giữa các tỉnh lân cận (như Thái Bình, Hải
Phòng… )
- Dịch vụ xã hội: bên cạnh những công viên đáp ứng nhu cầu giải trí
cá nhân, cộng đồng, thì các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ, y tế, dịch vụ
truyền thông khác cũng đang trên đà phát triển.
- Trình độ dân trí: Đại bộ phận là làm việc trong các cơ quan, công ty,
xí nghiệp với vai trò cán bộ công nhân viên chức (chiếm đến 60 %), lực
lượng lao động còn lại hành nghề tự do, hoặc buôn bán nhỏ. Số lượng các
học sinh tham gia học cao đẳng, đại học cao, tại khu 4 theo điều tra được
đánh giá lá khu vực dân cư có tỷ lệ dân trí cao nhất so trong toàn thị xã
(chiếm đến 40%).
- Kinh tế: các công ty tư nhân lập nên nhiều bên cạnh hoạt động các
cơ quan nhà nước, năm 2010 có đến 5 công ty tư nhân hoạt động trong các
ngành nghề khác nhau thành lập (xăng dầu, nội thất và sửa chữa ô tô…).
Đây là cơ hội lớn cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa
bàn phường. Kinh tế ngày càng phát triển đa dạng các ngành nghề, trên mọi
mặt. Bên cạnh đó là các xưởng ngành nghề ngày càng được mở rộng.
II. Dân cư và gia đình
Với tổng số nhân khẩu là 3358 người, với 802 hộ dân. Trong đó có
346 khẩu là dân nhập cư.
Số gia đình hạt nhân là 654 hộ (có nhiều hộ là công nhân mỏ chuyển
đến nhập cư sống tại gia đình các chủ trọ). Số lượng các gia đình nhiều thế
hệ ngày càng giảm, có lối sống hiện đại và nhiều tiện nghi hơn.
Thu nhập dân cư ở mức ổn định, có mức sống trung bình và khá. Đa
phần là phụ thuộc nhiều vào điều kiện thu nhập của nam giới.

Có 112 gia đình có 3 con trở lên.
Số phụ nữ đã kết hôn (có giấy đăng kí kết hôn) là 578/802 hộ dân, số
còn lại sống chung không có hôn thú, hoặc goá chồng.
PHẦN III. THỰC TRẠNG
I. Thực trạng về thu nhập của phụ nữ tại thị xã Uông Bí – Tỉnh
Quảng Ninh
(Số liệu điều tra từ hội phụ nữ thị xã Uông Bí năm 2009, rút gọn
nghiên cứu đối với phụ nữ trong hôn nhân và sống chung không hôn thú là
622 người)
1. Công việc
Công việc thực tại Tỉ lệ(%)
Công nhân viên chức 21,03%
Buôn bán 26,01%
Nội trợ 9,19%
Công nhân xí nghiệp 18,24%
Làm ruộng 5,34%
Thất nghiệp 4%
Khác 16.19%

Như vậy, tỉ lệ bạo hành tuy không phải tuyệt đối nhưng có nguy cơ
cao nhất trở thành nạn nhân là các phụ nữ bị phụ thuộc kinh tế (chiếm
khoảng 15%). 15% tỷ lệ phụ nữ này đã được xác nhận là từng bị đánh đập,
hoặc ít nhất là đã bị đe dọa bạo hành từ chính người chồng gắn bó với họ.
Những người phụ nữ đang bị thất nghiệp, không muốn kiếm tìm việc
làm do những nguyên nhân như nhận thức muốn hưởng thụ, dựa vào lời hứa
của chồng trước khi kết hôn (cho vợ một cuộc sống sung túc không phải làm
việc), hoặc thậm chí là bị chồng ép buộc ở nhà nội trợ. Có một vài nguyên
nhân khác như công việc không ổn định, làm đồng áng tạo ra thu nhập thấp
nên không chia sẻ được kinh tế với gia đình cũng là một trong số những
nguyên nhân dẫn đến bạo hành về thể chất.

2. Đặc điểm cuộc sống gia đình của phụ nữ thu nhập thấp
Những phụ nữ bị hoặc phụ thuộc một phần kinh tế vào gia đình
thường có tâm lí mặc cảm tự ti, dù biết mình không có thu nhập sẽ là gánh
nặng cho chồng, nhưng họ thường trốn tránh nhìn nhận vào sự thật, và thậm
chí có tâm lí muốn kéo dài cuộc sống như vậy.
Xuất phát từ việc mặc cảm vào chính bản thân mình, người phụ nữ đa
số thường bị nép vế hơn, cam chịu hoàn cảnh. Một số khác thì thường xuyên
nảy sinh nghi ngờ với chồng, tính tình trở nên khó chịu trong tất cả các mối
quan hệ. Những người phụ nữ này thường hay ghen tuông, kiểm soát các
mối quan hệ của chồng ngoài xã hội, nghi ngờ chồng ngoại tình. Chính vì
vậy họ vô tình đẩy các ông chồng vào chán nản, tức giận với các hành vi sai
lầm của vợ, và gây ra bạo hành.
Chị Đặng Thị M. mới bị bệnh tim, bác sĩ chỉ định phải mổ gấp. Người
chồng mắng chửi chị, bảo “bệnh tim do bố mẹ mày đẻ ra, tao không chịu
trách nhiệm,sao bao nhiêu năm qua mày không đi kiếm tiền mà mổ?” và
nhất định không chịu ký vào đơn để bệnh viện phẫu thuật. “Anh ta ngang
nhiên đi cặp bồ, có lần còn vác dao đuổi chém đứa con trai lớn vì nó dám
bênh mẹ. Thậm chí anh ta còn mua quan tài về đặt giữa nhà đòi phải giết vợ
hoặc con cho vào đó”, chị M. nấc nghẹn kể.
Theo thống kê của Chi hội Phụ Nữ phường Quang Trung, trong 6
tháng đầu năm 2010 phát hiện 48 vụ bạo lực gia đình trong đó nạn nhân là
phụ nữ. Con số này mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ của thực trạng bạo
lực gia đình bởi đa số nạn nhân vẫn im lặng, không tố cáo tội phạm.
PHẦN IV. GIẢI PHÁP
I. Các biện pháp phòng ngừa
1. Mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành dựa vào y tế và cộng
đồng
Với mục tiêu cơ bản mà nhóm đưa ra trong mô hình này là: nâng cao
nhận thức về giới, bình đẳng giới và hỗ trợ người bạo hành tuân thủ theo
năm nguyên tắc: An toàn tính mạng của người bị bạo hành được đặt lên

hàng đầu; tôn trọng sự lựa chọn của người bạo hành về phương pháp, cách
thức giải quyết tình trạng của bản thân họ; đảm bảo bảo mật thông tin cá
nhân của người bị bạo hành; đặt quyền lợi của người phụ nữ và bình đẳng
giới là định hướng cho nội dung hỗ trợ; căn cứ vào các quy định của pháp
luật Việt nam khi hỗ trợ người bị bạo hành.
* Để làm được điều này, cần tiến hành các lớp nâng cao kiến thức về
giới, bình đẳng giới cho người phụ nữ. Quan niệm trọng nam khinh nữ ở
Việt Nam tuy không còn quá nặng nề nhưng nó vẫn tác động một phần tới
suy nghĩ là "phái yếu" của họ, đôi khi họ quan niệm rằng trụ cột đàn ông
trong gia đình cần phải thể hiện được uy quyền của mình, vì vậy, người phụ
nữ thường chấp nhận những tư tưởng và hành vi áp đặt họ từ lâu.
Đảm bảo một tư tưởng tiến bộ và đúng đắn cho chính thân chủ là
những người phụ nữ là điểm trọng yếu. nhưng bên cạnh đó một điều hết sức
quan trọng là đối tác (tức là những đối tượng bạo hành) cũng cần có những
nhận thức đầy đủ về giới, sự tôn trọng cần có trong cùng một gia đình.
* Truyền thông các vấn đề về giới và bạo lực gia đình rộng rãi trên
toàn bộ các phương tiện đại chúng (tờ rơi, áp phích, truyền thanh truyền
hình… )
* Thành lập một số trung tâm tư vấn cho người phụ nữ (VD các tổ
phụ nữ cơ sở) sẽ làm rất tốt vai trò là thành viên của tổ hòa giải cơ sở, kịp
thời tư vấn, hòa giải về các vụ bạo lực nảy sinh tại địa phương, cũng như các
vấn đề dưới dạng nguy cơ nảy sinh bạo lực.
* Cộng đồng cần chung tay phòng chống bạo lực gia đình, sự tham gia
của những người hàng xóm, gia đình hai bên vợ/chồng, CA viên… Sự giám
sát và khuyên giải kịp thời của họ sẽ làm giảm đáng kể các hành vi bạo lực
của người chồng.
* Sự can thiệp và phát hiện kịp thời của các nhân viên y tế phường,
khu. Các nhân viên y tế thường là những người phát hiện sớm nhất, tiếp xúc
đầu tiên với phụ nữ bị bạo hành khi họ bị đánh đập dẫn đến thương tích. Vì
vậy, cần có các lớp tập huấn cho cán bộ y tế, để họ có những kĩ năng cơ bản

như một nhân viên xã hội khi phát hiện ra dấu hiệu bạo hành trên thân thể
người phụ nữ.
2. Mô hình phòng chống bạo hành tự lực.
Ng phụ nữ là người hiểu rõ nhất những nguyên nhân mà họ bị bạo
hành, vì vậy công việc cần thiết là khuyến khích người phụ nữ học hỏi, tìm
việc làm ổn định cuộc sống
* Đối với gia đình
Những người phụ nữ trong gia đình tự chăm sóc bản thân, học tập và
nâng cao hiểu biết về văn hóa và pháp luật, đồng thời độc lập về kinh tế
tránh phụ thuộc vào chồng
Khi chồng có hành vi bạo lực thì cần mạnh dạn thông báo với chính
quyền địa phương để kịp thời can thiệp và xử lý.
Đối với các thành viên khác trong gia đình cần quan tâm, tạo điều
kiện để người phụ nữ được phát huy khả năng và quyền lợi cá nhân.
* Đối với các tổ chức chính quyền địa phương
Triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ chương
chính sách liên quan đến bạo lực gia đình tới mọi người dân.
Nhất là hội phụ nữ cần tạo thêm nhiều hoạt động để người phụ nữ có
cơ hội được tham gia và phát huy năng lực.
Các tổ chức pháp luật như công an, toà án…cần kịp thời can thiệp bảo
vệ quỳên lợi cho người phụ nữ thoát khỏi bạo lực.
Chính quyền địa phương cũng phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của
tổ hoà giải và tập huấn nâng cao kỹ năng hoà giải, kỹ năng tuyên truyền vận
động, kỹ năng thương thuyết, tư vấn cho cán bộ cơ sở.
thành vấn đề của xã hội của quốc gia. Hiện nay các cấp lãnh đạo, các
chuyên gia và những người có liên quan đang và ra sức tìm hướng giải quyết
nhằm giảm mức độ bạo hành trong gia đình của nước ta. Các biện pháp được
xem là hữu hiệu như : các dịch vụ hỗ trợ, trung tâm tư vấn, trung tâm y tế và
các cấp chính quyền đã được điều động tham gia nhằm làm giảm tình trạng
bạo hành trong gia đình.

Đối với các dịch vụ hỗ trợ và trung tâm tư vấn đưa ra các biện pháp giúp đỡ
cho người phụ nữ biết cách ứng phó với những tình huống bạo hành do
chồng gây ra, và xa hơn nữa là giúp đỡ họ học cách “lấy lòng” chồng để
ngăn ngừa hành động bạo lực có nguy cơ xảy ra bên cạnh giúp đỡ thân chủ
(người bị bạo hành) biết cách ứng phó và giải quyết, ngoài ra còn giáo dục ý
thức cho người chồng, để người đàn ông có thể hiểu được bạo hành là việc
làm sai trái và là nguyên nhân dẫn đến sự đỗ vỡ của gia đình.
Đối với trung tâm y tế : với chức năng chữa trị, phục hồi thể chất cho người
phụ nữ, bởi khi bị chồng đánh dập, hành hạ thì người phụ nữ có thể bị những
chấn thương, tổn hại đến sức khoẻ, thể xác.
Đối với các cấp chính quyền : dùng pháp luật để cưỡng chế việc đánh đập,
xâm phạm thân xác người vợ, người phụ nữ do người chồng, người đàn ông
gây ra. Bên cạnh biện pháp cưỡng chế (răn đe) thì các cấp chính quyền còn
có thể giáo dục ý thức cho người chồng nhận thức được hành động bạo hành
của họ là sai trái.
Điều quan trọng mà các dịch vụ hỗ trợ, trung tâm tư vấn, y tế và các cấp
chính quyền cần quan tâm đó là : giáo dục cho người phụ nữ, người vợ
(những người bị hại) ý thức được việc họ bị đánh đập, hành hạ là trái với
pháp luật, họ có thể nhờ người khác giúp đỡ. Bởi việc bạo hành không còn
là vấn đề riêng tư của gia đình họ nữa.
Biện pháp kế tiếp là gián tiếp gây ý thức cho người đàn ông, người chồng
bằng cách tuyên dương, khen thưởng những gia đình gương mẫu, gia đình
văn hoá. Qua việc những gia đình này đã có ý thức giữ gìn trật tự khu phố,
làng xóm; bầu khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, vợ chồng con cái sống hoà
thuận … Để qua việc khen hưởng đó mà người đàn ông, người chồng
thường có hành vi bạo hành với vợ con hiểu được việc làm của anh ta là sai
trái, không được làng xóm, xã hội chấp nhận.
Biện pháp cuối cùng cần đặt ra đó là sự can thiệp của các tổ chức xã hội, các
ban ngành chính quyền địa phương cần tích cực và chính xác hơn.
Nói tóm lại, vấn đề bạo hành đói với phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện

nay không còn là vấn đề riêng tư của cá nhân hay một gia đình nào cả mà nó
đã trở thành mối bận tâm của toàn xã hội. Những hệ luỵ do tình trạng bạo
hành gây ra là rất lớn và rộng khắp. Hậu quả do bạo hành để lại không chỉ
biểu hiện ở khía cạnh quy mô mà cả về mức độ.


×