Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912 KB, 149 trang )

GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 1
MSSV: 09B1080181


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP




NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ DÁN NHÃN SINH
THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CHO
SẢN PHẨM NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HẠT VIỆT -TỈNH BÌNH
DƢƠNG

Ngành : MÔI TRƢỜNG
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG


Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. LÊ THANH HẢI
Th.S: HỒ THỊ NGỌC HÀ
Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ HÕA VIÊN
MSSV: 09B1080181 Lớp: 09HMT03




TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2011
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 2
MSSV: 09B1080181

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển và trở
thành xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa
đang làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nền kinh tế thế giới, trong đó có sự thay đổi về
thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh nhu cầu ngày càng cao về những
sản phẩm hữu dụng nói chung, đặc biệt là tại các nước phát triển, người tiêu dùng
còn chú ý đến những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nhãn sinh thái là một trong các biện pháp nhằm thông tin và giáo dục người
tiêu dùng về các lợi thế môi trường của sản phẩm, đồng thời có thể tạo ra các áp lực
đòi hỏi và khuyến khích đổi mới dẫn tới việc giảm các tác động môi trường trong
sản xuất và tiêu thụ. Liệu nhãn sinh thái có thể đóng góp cho việc giảm thiểu sự
căng thẳng về môi trường hay không và giảm được bao nhiêu là việc cần được đặt
ra trước khi triển khai chương trình. Các tác động của chương trình cấp nhãn sinh
thái còn phụ thuộc rất nhiều vào sự liên quan và tầm quan trọng của các tiêu chí cấp
nhãn sinh thái cũng như thị phần của sản phẩm được cấp nhãn sinh thái. Nhãn sinh
thái ở một chừng mực nhất định còn được dùng như một hình thức quảng cáo, một
công cụ marketing có hiệu quả cho sản phẩm.
Trước tình hình trên, nhiều quốc gia nhiều công ty, đã thay đổi chiến lược sản
xuất, tạo ra những sản phẩm xanh, ít gây độc hại đến môi trường. Cùng với đó là sự
ra đời của các tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng tiêu chí, giám định và cấp nhãn sinh

thái cho những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Để quản lý và bảo vệ môi trường, bên cạnh các công cụ pháp luật, truyền
thông, nhiều quốc gia đã sử dụng các công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo hơn,
trong đó sử dụng nhãn sinh thái được xem là một biện pháp thuộc nhóm công cụ
kinh tế nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sản xuất bảo vệ môi trường
thông qua việc khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi
trường. Việc tiếp cận trên nhiều quốc gia đã có những quy định về nhãn sinh thái
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 3
MSSV: 09B1080181

riêng cho mình và trên thực tế, nhãn sinh thái đã trở thành một trong những công cụ
kinh tế quan trọng để quản lý môi trường trong các doanh nghiệp có định hướng sản
phẩm góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Được biết đến như một vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương là một
trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo
hướng phát triển công nghiệp và các dịch vụ đi kèm. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng
trưởng kinh tế, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự
phát triển lâu dài, cân đối, bền vững trong tương lai.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng
áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh
Bình Dương’’ sẽ góp phần nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho Công ty cổ
phần Hạt Việt nói riêng và tạo tiền đề cho việc áp dụng đại trà cho các doanh
nghiệp khác có cùng ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng
thời góp phần vào công tác bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng tiêu chí và đánh giá

tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm hạt điều nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đăng ký xin cấp nhãn sinh thái của các doanh nghiệp khi nhà nước tiến
hành đánh giá chứng nhận. Xa hơn nữa là nhằm nâng cao uy tín và giá trị thương
hiệu của các công ty nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung. Khuyến khích
việc sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý
thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa nhãn sinh thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế - môi trường
chủ yếu có thể được nhận qua việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của
người tiêu thụ sản phẩm.
3. Nội dung nghiên cứu
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 4
MSSV: 09B1080181

- Tổng hợp, tham khảo, kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan về công cụ
nhãn sinh thái và đánh giá vòng đời sản phẩm.
- Đánh giá vòng đời sản phẩm cho sản phẩm đối tượng
- Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) cho sản phẩm hạt điều.
- Đề xuất các tiêu chí đánh giá cho sản phẩm hạt điều.
- Khảo sát thực tế và thu thập dữ liệu về Công ty đối tượng và đánh giá thử
nghiệm theo tiêu chí đã đưa ra.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan từ
các sách, giáo trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, trang thông tin điện tử.
 Phương pháp quan sát: Khảo sát thực tế tại một số nhà máy chế biến hạt
điều để đánh giá vòng đời sản phẩm.
 Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Đánh giá vòng đời sản phẩm là
phân tích đầu vào, đầu ra cũng như tác động môi trường tiềm ẩn của hệ thống sản
phẩm/dịch vụ trong suốt chu trình sống của nó để tìm hiểu rõ hơn mức độ tác động

của nó đối với môi trường. Phương pháp này được áp dụng để đề xuất các tiêu chí
cụ thể của nhãn sinh thái cho sản phẩm hạt điều.
 Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi tiến hành việc khảo sát thực tế để
thu thập số liệu cụ thể và phân tích tổng hợp các số liệu, tài liệu đã thu thập được từ
đó đánh giá khả năng xây dựng chương trình dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
 Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia: Trao đổi ý kiến với các chuyên
gia có kinh nghiệm về nhãn sinh thái, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Sản phẩm ngành chế biến hạt điều được lựa chọn làm đối tượng cho việc
nghiên cứu đánh giá tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái vì:
- Đây là loại dản phẩm được khá nhiều người biết đến trên thị trường.
- Thương hiệu được gắn nhãn sinh thái sẽ có nhiều thuận lợi trong việc quảng
bá hình ảnh cho doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh. Dễ dàng hòa nhập thị trường
quốc tế.
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 5
MSSV: 09B1080181

6. Ý nghĩa thực tiễn
Việc áp dụng nhãn sinh thái đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới. Tuy
nhiên, tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẽ. Cho đến thời điểm này, tại
Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, việc nghiên cứu xây dựng các
tiêu chí liên quan đến việc áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm ngành chế biến hạt
điều vẫn chưa được thực hiện.
Đề tài nghiên cứu giúp sản phẩm của các công ty có bước chuẩn bị tốt, đáp
ứng phần nào các yêu cầu của tiêu chuẩn cấp nhãn sinh thái của các cơ quan chức
năng khi ban hành và đánh giá. Các sản phẩm của công ty dễ dàng đạt được tiêu
chuẩn để được cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình. Đáp ứng được xu thế
phát triển chung của thế giới. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng thị phần tại thị

trường nội địa, cũng như có thể xâm nhập vào những thị trường khó tính, đòi hỏi
những sản phẩm hàng hóa không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng mà còn
đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, tạo tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng
loại của các nước.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể tham khảo
mô hình này để xây dựng chương trình nhãn sinh thái cho doanh nghiệp mình.
7. Kết cấu đồ án
Gồm 4 chương, phần mở đầu và phần kết luận – kiến nghị
Chương 1: Tổng quan về nhãn sinh thái
Chương 2: Tổng quan về ngành chế biến hạt điều tại Việt Nam và Bình Dương
Chương 3: Đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái cho sản phẩm ngành chế biến hạt
điều
Chương 4: Áp dụng dán nhãn sinh thái cho sản phẩm nhân hạt điều của Công ty Cổ
Phần Hạt Việt
Chương 5: Đề xuất các giải pháp nhằm tiến tới đạt được nhãn sinh thái cho Công ty
Cổ Phần Hạt Việt
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 6
MSSV: 09B1080181

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NHÃN SINH THÁI
1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÃN SINH THÁI
Từ những năm 1990, người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng từ các nước
Châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi đã ra quyết định
mua một sản phẩm nào đó, và họ bắt đầu đặt ra yêu cầu về các sản phẩm mang tính
“thân thiện với môi trường”. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản xuất chú
tâm đến việc tạo ra các sản phẩm “xanh” và dấy lên làn sóng nhãn sinh thái trên
toàn thế giới.

Nhãn sinh thái (hay cũng gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) có thể được hiểu
là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về
sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nói một
cách khác nhãn sinh thái là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hay sơ đồ nhằm chỉ rõ
các thuộc tính môi trường của sản phẩm và dịch vụ. Qua đó, người tiêu dùng và
khách hàng nắm bắt được nhiều thông tin hơn về các tác động của sản phẩm hoặc
dịch vụ đối với môi trường và sức khoẻ con người và họ ngày càng có nhận thức
cao hơn đối với những vấn đề môi trường. Những lý do này làm cho ngày càng có
nhiều người tiêu dùng muốn chuyển tải những nhận thức của họ sang sự thay đổi về
ý thức mua hàng cái mà người ta vẫn dùng là “người tiêu dùng xanh”.
Trong những năm gần đây, con người không khỏi lo lắng về những tác động
tiêu cực đối với môi trường trong quá trình tạo sản phẩm như cạn kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí và các vấn đề tiềm ẩn
mang tính toàn cầu như mưa axit, lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng lớn, sự biến đổi lớn
của khí hậu mà con người không thể lường trước được. Các nhân tố này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, sức lao động của con người.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà tiêu dùng đã có những hành động thiết thực để
bảo vệ môi trường, làm giảm các tác động xấu đến môi trường bằng cách đưa ra yêu
cầu và chỉ mua những sản phẩm mà họ cho rằng ít có hại cho môi trường và không
hại đến sức khỏe của họ. Ví dụ như nhãn sinh thái châu Âu với biểu tượng bông hoa
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 7
MSSV: 09B1080181

ra đời vào năm 1992, được áp dụng rộng rãi tại 27 nước thành viên liên minh Châu
Âu và một số nước khác, ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của hơn 340 triệu
người ở châu Âu. Một cuộc nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 2004 cho thấy,
người dân sẵn sàng trả thêm từ 10-17% để mua giấy vệ sinh và bột giặt có dán nhãn
sinh thái thân thiện với môi trường. Một dạng nhãn sinh thái rất phổ biến khác mà

chúng ta có thể thấy rất nhiều ở thiết bị sử dụng điện như máy vi tính, ti-vi, tủ lạnh,
máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng cho đến đèn huỳnh quang, đó là nhãn tiết
kiệm năng lượng Energy star. Để đạt được chuẩn này, các sản phẩm phải có một
mức độ tiết kiệm năng lượng nhất định so với các sản phẩm thông thường. Ví dụ
đối với ti-vi là 30%, tủ lạnh là 15%, đèn huỳnh quang 75% so với đèn dây tóc…
Các tòa nhà đạt chuẩn Energy star phải tiết kiệm ít nhất 15% so với các tòa nhà
thông thường. Một cuộc khảo sát khác tại Mỹ năm 2007 cho thấy có đến 62% người
dân sẵn lòng trả tiền để mua sản phẩm có biểu tượng Energy star.
Việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng được thể hiện dưới
hình thức nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì. Để đảm bảo uy tín, các nhà sản xuất
thường đưa sản phẩm của mình cho bên thứ ba cấp nhãn. Các nước trên thế giới đã
thành lập chương trình cấp nhãn, chuyên cấp nhãn hiệu theo yêu cầu này của nhà
sản xuất, từ đó chương trình nhãn sinh thái ra đời.
1.2. KHÁI NIỆM NHÃN SINH THÁI
Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không
gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử
dụng các sản phẩm đó.
Nhãn sinh thái là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên,
khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường của
hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu tương đối phổ
biến như sau:
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới (WB)
thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số
tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 8
MSSV: 09B1080181

nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối

với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn
sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ.
Cũng có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng
cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v…
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa: Nhãn sinh thái là
nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các
sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm.
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu
thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản
công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu
về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác.
Dù hiểu theo phương diện nào, nhãn sinh thái là danh hiệu dành cho các sản
phẩm ít có tác động tiêu cực đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong
một giai đoạn vòng đời từ lúc khai thác nguyên nhiên liệu, đến sản xuất, đóng gói,
sử dụng và loại bỏ các sản phẩm đó. Về bản chất, nhãn sinh thái là thông điệp
truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm nhằm khuyến khích nhu cầu
tiêu thụ và cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ ít gây tác động tiêu cực đến môi
trường, do đó thúc đẩy các quá trình cải thiện chất lượng môi trường.
Mục tiêu chung của nhãn sinh thái là nhằm khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và
cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ ít gây tác động xấu đến môi trường, do đó có
vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc cải thiện môi trường.
1.3. PHÂN LOẠI NHÃN SINH THÁI
Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, có thể chia nhãn sinh
thái thành 3 loại gọi tắt là loại I, loại II, loại III với các yêu cầu cụ thể được nêu
trong bộ tiêu chuẩn ISO 14024:1999; ISO 14021: 1999; ISO 14025: 2000.
1.3.1.Chƣơng trình nhãn sinh thái loại I (ISO 14024):
Là chương trình tự nguyện, dựa trên các tiêu chí của bên thứ ba nhằm cấp
chứng nhận uỷ quyền sử dụng nhãn môi trường cho các sản phẩm thể hiện được sự
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 9
MSSV: 09B1080181

thân thiện với môi trường nói chung theo loại hình cụ thể dựa trên việc xem xét chu
trình sống của sản phẩm.
Việc dán nhãn phải được bên thứ ba công nhận (không phải do nhà sản xuất
hay các đại lý bán lẻ thực hiện), dựa trên phương pháp đánh giá chu trình sống của
sản phẩm (Chu trình sống là các giai đoạn kế tiếp và liên kết với nhau của một hệ
thống sản phẩm, từ khi tiếp cận nguyên liệu thô hoặc từ khi phát sinh của các nguồn
tài nguyên thiên nhiên cho đến khi thải bỏ cuối cùng). Theo tiêu chuẩn này thì các
sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu khác nhau và thường phụ thuộc vào mức
độ khắt khe của tiêu chuẩn và vào cơ quan quản lý tiêu chuẩn.
Đến nay, Nhãn loại I là loại được áp dụng phổ biến hơn cả, với khoảng trên 40
quốc gia tham gia với các tên gọi khác nhau như: Dấu Xanh (Green Seal) ở Mỹ; Sự
lựa chọn Môi trường (Environmental choice); Biểu trưng sinh thái ở Canada;
Oxtrâylia, Niu Di Lân ; Dấu sinh thái (Ecomark) ở Nhật; Ấn Độ ; Nhãn xanh
(Green Mark/Label) ở EU; Hàn Quốc, Sigapo; Thái Lan
Bảng 1.1- Một số nƣớc trên thế giới áp dụng chƣơng trình nhãn sinh thái loại I
TT
Tên nƣớc
Tên nhãn
Năm ban hành
1
Đức
Thiên thần xanh
1977
2
Canada
Sự lựa chọn của môi trường
1988

3
Nhật Bản
Nhãn sinh thái
1989
4
Các nước Bắc Âu
Thiên nga trắng
1989
5
Mỹ
Con dấu xanh
1989
6
Thụy Điển
Sự lựa chọn tốt cho môi trường
1990
7
Ấn Độ
Nhãn sinh thái
1991
8
Hàn Quốc
Nhãn sinh thái
1992
9
Liên minh Châu Âu
Bông hoa Châu Âu
1993
Nguồn: www.ecolabelindex.com
Tại 4 nước dẫn đầu là Mỹ, Canada, Nhật và Hàn Quốc, có khoảng 20 - 30% sản

phẩm có hoạt động môi trường tốt nhất được cấp giấy chứng nhận nhãn môi trường
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 10
MSSV: 09B1080181

loại I. Tại Việt Nam, khái niệm "Nhãn môi trường" vẫn còn khá xa lạ với người sản
xuất và người tiêu dùng.
1.3.2.Chƣơng trình nhãn sinh thái loại II (ISO 14021):
Nhãn môi trường kiểu II là sự tự công bố về môi trường mang tính chất thông
tin. Là giải pháp môi trường do các nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc bất cứ ai khác
được lợi nhờ công bố môi trường không có sự tham gia của cơ quan chứng nhận.
Do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho
mình, đôi khi còn được gọi là “Công bố xanh”, có thể công bố bằng lời văn, biểu
tượng hoặc hình vẽ lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định.
Công bố loại này phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như: phải chính xác và
không gây nhầm lẫn, được minh chững và được kiểm tra, xác nhận, tương ứng với
sản phẩm cụ thể và chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp hoặc đã định,
không gây ra sự diễn giải sai… Còn đối với việc lựa chọn biểu tượng đặc trưng dựa
trên cơ sở chúng đã được thừa nhận hoặc sử dụng rộng rãi, ví dụ như vòng Mobius,
dùng cho các công bố về hàm lượng tái chế hoặc tái chế được.
1.3.3.Chƣơng trình nhãn sinh thái loại III (ISO 14025):
Nhãn môi trường kiểu III là chương trình tự nguyện được lượng hoá bằng các
dữ liệu về sản phẩm dưới các loại chỉ tiêu do Bên thứ ba có trình độ chuyên môn về
sản phẩm định trước và dựa trên sự đánh giá chu trình sống của sản phẩm và được
một bên thứ ba có trình độ chuyên môn khác xác nhận.
Bao gồm các thông tin định lượng về sản phẩm dựa trên đánh giá chu trình
sống của sản phẩm. Mục đích chính là cung cấp dữ liệu môi trường được định
lượng và có thể được dùng để thể hiện sự so sánh giữa các sản phẩm. Cũng giống
với nhãn kiểu I là việc công bố phải được bên thứ ba công nhận nhưng các thông số

môi trường của sản phẩm còn phải được thông báo rộng rãi trong báo cáo kỹ thuật.
 Điểm chung của ba loại này là đều phải tuân thủ các nguyên tắc được nêu
trong tiêu chuẩn ISO 14020: 1998 (TCVN ISO 14020:2000), trong đó kiểm soát
mấu chốt các thông tin đưa ra phải khoa học, chính xác và dựa trên kết quả của quá
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 11
MSSV: 09B1080181

trình đánh giá vòng đời sản phẩm, các thủ tục phải không cản trở cho hoạt động
thương mại quốc tế.
 Trong cả ba loại nhãn sinh thái trên, thì nhãn sinh thái loại I có ưu thế hơn
cả, do có khả năng phổ biến rộng rãi, minh bạch, và độ tin cậy cao, dễ tạo ra thúc
đẩy việc bảo vệ môi trường. Trong thực tế, nhãn sinh thái loại I ngày càng chiếm ưu
thế và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
1.4. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ÁP NHÃN SINH THÁI
1.4.1. Mục đích chung
Nhằm đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng thế giới, tạo nên môi trường
sinh thái trong sạch, lành mạnh, từ đó tạo đà cho phát triển sản xuất, nâng cao chất
lượng sống cộng đồng.
1.4.2. Mục đích cụ thể
Nhãn sinh thái cung cấp các thông tin rõ ràng về đặc tính môi trường, khía
cạnh môi trường cụ thể của các sản phẩm hoặc dịch vụ. Người tiêu dùng có thể sử
dụng các thông tin trên trong việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, từ
những thông tin môi trường giới thiệu, cộng đồng có thể thay đổi nâng cao kiến
thức của mình về môi trường, về sự biến đổi thành phần tính chất môi trường dưới
tác động của con người, đến hoạt động của hệ thống kinh tế, từ đó có những hành
động đúng đắn để bảo vệ môi trường.
Mục đích của việc áp nhãn sinh thái là khuyến khích sản xuất và tiêu dùng
những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường

trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Điều đó có ý nghĩa nhãn
sinh thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế, môi trường chủ yếu có thể được
nhân qua việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sản phẩm.
Nhãn sinh thái ra đời giúp cho người tiêu dùng nhận biết được những tính
năng thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, để từ đó đưa ra sự lựa
chọn của mình. Nếu sản phẩm được cấp nhãn sinh thái càng ngày càng được người
tiêu dùng lựa chọn thì điều đó chứng tỏ nó đã khuyến khích các công ty thay đổi
quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường và yêu cầu của
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 12
MSSV: 09B1080181

người tiêu dùng, hay nói một cách khác là đạt được kết quả sản xuất và tiêu dùng
bền vững.
1.5. CÁC NGUYÊN TẮC KHI CẤP NHÃN SINH THÁI
Khi tiến hành một chương trình dán nhãn môi trường cho một sản phẩm, cần
phải đảm bảo theo các nguyên tắc chung là:
- Chương trình cấp nhãn sinh thái phải được xây dựng và quản lý theo nguyên
tắc tự nguyện.
- Công bố môi trường và nhãn sinh thái phải chính xác có thể kiểm tra xác
nhận được, thích hợp không hiểu lầm.
- Nhãn sinh thái không được gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Do đó nhãn sinh
tái phải đơn giản, dễ hiểu những điểm về nội dung khi được công bố phải rõ ràng,
biểu tượng biểu đồ không được phức tạp.
- Việc công bố phải dựa trên phương pháp luận khoa học hoàn chỉnh, để
chứng minh cho các công bố và tạo kết quả chính xác.
- Thông tin về chuẩn cứ, phương pháp luận để chứng minh nhãn phải sẵn có
và cung cấp khi có yêu cầu từ bên hữu quan.
- Tính đến các khía cạnh môi trường liên quan đến chu trình sống của sản

phẩm khi công bố.
- Không gây kìm hãm sự đổi mới về việc cải thiện kết quả hoạt động về môi
trường.
- Hạn chế tối thiểu các yêu cầu mang tính hành chính hoặc các đòi hỏi không
hợp lý trong việc sử dụng nhãn.
- Quá trình xây dựng chuẩn cần có sự tham gia của các bên hữu quan.
- Bên đưa ra nhãn môi trường hoặc công bố môi trường phải sẵn có cho khách
hang về khía cạnh môi tường của sản phẩm và dịch vụ tương ứng với nhãn môi
trường hoặc công bố môi trường đó.
1.6. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CẤP NHÃN SINH THÁI
1.6.1. Lợi ích đối với môi trƣờng
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 13
MSSV: 09B1080181

Việc áp dụng nhãn sinh thái đã phả ánh những lợi ích với môi trường gắn với
quá trình sản xuất phân phối, tiêu dung và loại bỏ sản phẩm. Điều này thể hiện ở
chỗ, nhãn sinh thái cho phép tạo điều kiện phát triển nguyên liệu thân thiện hơn với
môi trường và quá trình phân phối, tiêu dùng sẽ tự loại bỏ những sản phẩm chưa
dán nhãn sinh thái, góp phần làm cho môi trường ngày càng cải thiện hơn.
1.6.2. Lợi ích đối với chính phủ
Chính phủ với tư cách là một chủ thể tiêu dùng, đặc biệt trong nền kinh tế
cũng có những lợi ích do việc dán nhãn sinh thái mang lại. Đối với quy định mua
sắm của chính phủ phải đáp ứng yêu cầu “xanh’’, thì việc áp nhãn sinh thái đối với
các sản phẩm sẽ giúp cho việc thực hiện các chương trình mua sắm của chính phủ
được thực hiện hữu hiệu và dễ dàng hơn.
Trường hợp khác, khi chính phủ với tư cách là một cơ quan hành pháp hay một
cơ quan pháp lý nhà nước, thì việc dãn nhãn có ý nghĩa rất lớn. Giúp chính phủ
quản lý tốt hơn về vấn đề môi trường quốc gia, quản lý tình hình lưu thông phân

phối hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, theo dõi việc chăm sóc sức khỏe của
người dân, thực hiện tốt các mục tiêu mà nhà nước đề ra.
1.6.3. Lợi ích đối với các ngành
Khi áp nhãn sinh thái, doanh nghiệp có được uy tín và hình ảnh tốt về việc
thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với môi trường. Thông qua việc áp dụng
nhãn sinh thái doanh nghiệp có thể quảng bá được những khía cạnh, lợi ích môi
trường của sản phẩm.
Hiện nay khách hàng ngày càng quan tâm và có nhiều hiểu biết tới môi trường
các sản phẩm có nhãn sinh thái sẽ được ưu tiên lựa chọn so với những sản phẩm
cùng loại mà không đáp ứng hay không có nhãn sinh thái.
1.6.4. Lợi ích đối với ngƣời tiêu dùng
Nhãn sinh thái chính là một nguồn cung cấp thông tin mới cho khách hàng,
giúp họ có những nhận biết, hiểu rõ hơn về môi trường, về những lợi ích do việc sử
dụng sản phẩm có nhãn sinh thái mang lại. Thông qua đó họ dần có thể ý thức được
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 14
MSSV: 09B1080181

rằng những sản phẩn không in ấn họa tiết cầu kỳ lại mang những ý nghĩa lớn lao đối
với môi trường, đối với sức khỏe con người.
1.6.5. Lợi ích đối với doanh nghiệp
Một sản phẩm hoặc dịch vụ được cấp nhãn sinh thái tức là nó được công nhận
ở một mặt nào đó có ý nghĩa với môi trường. Như vậy nó sẽ tác động vào người tiêu
dùng. Người tiêu dùng thông minh sẽ hiểu rằng sản phẩm được cấp nhãn sinh thái
có lợi cho môi trường và cho sức khỏe, do đó người ta sẽ có xu hướng sử dụng
những sản phẩm này nhiều hơn. Như vậy, nhãn sinh thái một mặt giúp cho doanh
nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa trên thị trường, có cơ hội hội nhập cao hơn
vào thị trường thế giới. Đồng thời, nhãn sinh thái cũng giúp cho người tiêu dùng
nhận ra rằng đây là sản phẩm tốt cho chính họ. Cả hai bên người tiêu dùng và doanh

nghiệp cùng có lợi. Và như thế, đương nhiên về mặt xã hội thì nền kinh tế quốc gia
được phát triển khi các doanh nghiệp phát triển tốt.
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập hiện nay nhãn sinh thái càng có ý nghĩa khi
chúng tham gia vào các thị trường lớn và mạnh trên thế giới với những hàng rào kỹ
thuật chặt chẽ. Nhãn sinh thái làm cho các doanh nghiệp nhận thức ra được yêu cầu
của việc nâng cao chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn theo
hướng phát triển bền vững.
1.7. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI
1.7.1. Trên thế giới
Vào những năm 90, người tiêu dùng trên thế giới, đặc biệt là người tiêu dùng ở
nước Mỹ và các nước Châu Âu ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường và họ
bắt đầu có nhu cầu về các sản phẩm xanh, sản phẩm được quảng bá là thân thiện với
môi trường. Điều này làm cho các nhà sản xuất quan tâm hơn đến sản phẩm xanh.
Từ đó, sản phẩm xanh phát triển rộng khắp thế giới.
Chương trình nhãn sinh thái ra đời do nhu cầu của người tiêu dùng trong nước
về những sản phẩm thân thiện với môi trường và nhằm cung cấp cho người tiêu
dùng những thông tin về sản phẩm đó. Ví dụ: Chương trình nhãn sinh thái của EU,
“Thiên thần xanh’’ của Đức, “Sự lựa chọn môi trường” của Canada
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 15
MSSV: 09B1080181

 Tại Đức
Đức được xem là một quốc gia đầu tiên thực hiện dán nhãn sinh thái cấp quốc
gia cho các sản phẩm hàng tiêu dùng.
Chương trình nhãn sinh thái “Thiên thần xanh” tại Đức đã được khởi xướng từ
năm 1977 nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng các sản phẩm hàng
hóa. Các sản phẩm nằm trong chương trình được Ban giám khảo độc lập xem xét,
xác nhận về sự phù hợp với môi trường so với các sản phẩm khác.

Ở Đức việc gắn nhãn hiệu môi trường lên các sản phẩm dệt may đang trở nên
rất quan trọng. Nhãn hiệu quan trọng nhất là Oko – Tex Standar 100. Nhãn hiệu
Oko – Tex được đưa vào sử dụng để đánh dấu các sản phẩm dệt có tác động tốt đến
môi trường xét về hàm lượng nguyên liệu có nguy cơ độc hại. Các sản phẩm phải
thoả mãn giới hạn dành cho kim loại nặng, thuốc trừ sâu, Phooc-man-đe-hit và
pentachlorophenon. Đồng thời có thể không được phép sử dụng biôxit, carcinogenic
hay thuốc nhuộm gây dị ứng. Đối với nhãn hiệu này, khác hẳn với các nhãn hiệu
khác được nhắc đến ở trên, tiêu chuẩn chỉ áp dụng với thành phẩm.
 Tại Pháp
Nhãn “ NF Environnement ’’ là nhãn sinh thái của Pháp được thiết lập từ năm
1992, đặc trưng là biểu tượng chiếc lá phủ lên trái đất.
Nhãn hiệu này thể hiện sản phẩm có những tác động tới môi trường thấp hơn
những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Những nhà công nghiệp mong muốn
những cố gắng của họ về môi trường được nêu bật có thể tự nguyện sử dụng nhãn
sinh thái trên sản phẩm của họ.
Quá trình cấp phép được thực hiện trên cơ sở sự tiếp cận đa tiêu chuẩn, trong
phạm vi một số nhóm sản phẩm: sơn, túi rác có thể tái chế, nhớt ô tô.
 Tại Mỹ
Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 69 nhãn sinh thái cấp cho hàng hóa và dịch vu gắn
với bảo vệ môi trường, trong đó chỉ có chương trình nhãn sinh thái với tên gọi
“Con dấu xanh” thực hiện việc cấp nhãn cho nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 16
MSSV: 09B1080181

như máy vi tính, sơn, giấy, Các nhãn sinh thái khác chỉ cấp cho một sản phẩm cụ
thể, ví dụ: nhãn xanh của sản phẩm ô tô, nhãn sinh thái của sản phẩm máy tính,
“Con dấu xanh” là chương trình của một tổ chúc độc lập và phi lợi nhuận, với
mục tiêu làm cho môi trường trong lành và sạch hơn thông qua việc xác định và

thúc đẩy những sản phẩm và dịch vụ ít thải ra chất độc hại, tiết kiệm tài nguyên và
bảo vệ môi trường.
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, sau nhiều năm không đạt kết quả trong
việc bảo vệ môi trường, các thành viên của chiến dịch trách nhiệm xã hội và cộng
đồng đối với môi trường đã nghiên cứu kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại một số
nước như Đức, Canada và đã đưa ra một cách tiếp cận mới trong việc bảo vệ môi
trường. Họ đã khởi xướng một chương trình cấp nhãn sinh thái. Do đó “Con dấu
xanh” được chính thức thành lập vào năm 1989, có chức năng cấp nhãn sinh thái
cho những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường.
 Tại Châu Âu (EU)
Thị trường Châu Âu có tiềm năng rất lớn về sản phẩm xanh, vì họ rất quan
tâm đến việc quảng bá cũng như cung cấp thông tin, kiến thức về môi trường cho
người dân của họ nói chung và người tiêu dùng nói riêng. Theo kết quả nghiên cứu
có khoảng 40% người tiêu dùng tại Châu Âu trung thành với sản phẩm xanh và
75% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm chi phí cho sản phẩm xanh. Cũng giống như
nước Mỹ người tiêu dùng Châu Âu cũng không tin tưởng nhiều vào nhãn sinh thái
hay những nhãn được công bố là thân thiện với môi trường, vì sản phẩm có nhãn
sinh thái tràn ngập trên thị trường mà người tiêu dùng không biết nhãn nào thật sự
là nhãn thân thiện môi trường, không gây tác động xấu đến môi trường.
Tháng 12 năm 1991, Hội đồng Bộ Trưởng môi trường của EU đã thông qua
chương trình cấp nhãn sinh thái EU theo quyết định số 880/92(EEC) của hội đồng
pháp luật để thúc đẩy việc thiết kế, sản xuất, bán và sử dụng sản phẩm xanh là
những sản phẩm có những tác động đến môi trường được giảm nhẹ trong toàn bộ
vòng đời sản phẩm và cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về những sản phẩm
xanh này. Chương trình đã thu hút sự tham gia của 18 nước, trong đó có 15 nước là
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 17
MSSV: 09B1080181


thành viên của EU bao gồm: Bỉ, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Đan Mạch,
Ireland, Vương Quốc Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Áo,
Phần Lan và 03 nước Nauy, Iceland, Liechtenstein. Trong đó Đức là nước đầu tiên
khởi việc dán nhãn sinh thái vào năm 1977.
Nhãn sinh thái Châu Âu hay còn gọi là (nhãn sinh thái EU hay Nhãn hoa) là
một nhãn hiệu sinh thái chính thức của Châu Âu, cấp cho những hàng hóa và dịch
vụ không bao gồm thực phẩm, đồ uống và dược phẩm. Các sản phẩm có gắn biểu
tượng hình bông hoa là dấu hiệu nhận biết sản phẩm mà những tác động đến môi
trường được giảm hơn so với các sản phẩm cùng loại do những sản phẩm này đã
đáp ứng được tập hợp tất cả các tiêu chí môi trường được công bố bởi các quốc gia
thành viên EU.
Càng ngày, người tiêu dùng càng quan tâm đến việc tiêu thụ các sản phẩm
thân thiện với môi trường, nhưng việc xác định các sản phẩm nào thật sự mang bản
chất “xanh” thì hoàn toàn không dễ dàng chút nào. Nhãn môi trường với mục đích
đem lại thông tin tốt hơn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các xí nghiệp
vừa và nhỏ ở các quốc gia đang phát triển, chương trình dùng sản phẩm xanh nhằm
thu hút các ngành công nghiệp khác áp dụng vào chương trình này.
 Tại Nhật
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ở nước Nhật nhận thức rất cao về
sự phát thải các chất thải ra môi trường, vì thế nhu cầu về sản phẩm có nhãn sinh
thái có xu hướng tăng cao. Theo thông kê, khoảng 60% người tiêu dùng có ý thức
về việc bảo vệ môi trường và nhiều công ty đã sử dụng sản phẩm xanh hay nhãn
sinh thái để tạo hình ảnh tốt cho công ty của mình.
 Tại Canada
Năm 1988, Canada bắt đầu một chương trình gọi là “Biểu trưng sinh thái’’.
Chính phủ nước này đã lựa chọn các loại sản phẩm quan trọng dành cho việc đánh
giá môi trường. Tiêu chuẩn các nhóm sản phẩm này được xây dựng bởi ngành công
nghiệp, các cơ quan của chính phủ và các tổ chức môi trường. Tiêu chuẩn được xây
dựng đảm bảo cho các sản phẩm giảm được những ảnh hưởng xấu đến môi trường ở
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải

Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 18
MSSV: 09B1080181

mức tối thiểu. Để có được “Biểu trưng sinh thái”, các sản phẩm phải đáp ứng được
các tiêu chuẩn mà chương trình đưa ra.
 Tại Öc
Hiệp hội cấp nhãn môi trường Úc đã xây dựng chương trình bao gồm nhãn
môi trường và dịch vụ định giá sản phẩm với xu hướng tăng lợi nhuận thị trường
cho các loại hàng hóa thân thiện môi trường. Khẩu hiệu của chương trình: “Khuyến
khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp hàng hóa nhằm giảm bớt áp lực cho môi trường
cho toàn bộ vòng đời sản phẩm”.
 Tại Thái Lan
Chương trình “Nhãn sinh thái xanh” do Hội đồng doanh nghiệp phát triển bền
vững của Thái Lan thành lập năm 1993 đến tháng 4 năm 1994, Viện môi trường
Thái Lan hợp tác với Bộ công nghệ tiến hành thực hiện chương trình.
Chương trình nhãn xanh Thái Lan áp dụng cho những sản phẩm và dịch vụ (
không bao gồm những lĩnh vực thực phẩm, nước uống và dược phẩm) đạt được các
tiêu chuẩn đề ra.
 Tại Sigapore
Chương trình nhãn xanh của Singapore do Bộ thương mại Singapore thực
hiện, bắt đầu từ tháng 5 năm 1992. Hiện nay Singapore đã chọn được 21 sản phẩm
để cấp nhãn xanh theo các tiêu chuẩn tương ứng.
Nhãn sinh thái “Green Label’’ là một phần của kế hoạch quản lý môi trường
toàn quốc của Singapore có tên gọi “Green Plan”. Chương trình nhãn sinh thái
“Green Label” là một chương trình dán nhãn tự nguyện và được áp dụng đối với tất
cả những công ty của Singapore và công ty nước đạt được các tiêu chuẩn về sản
phẩm đã công bố.
Theo Bộ Môi trường Singapore: Nhãn sinh thái “Green Label” được thiết kế
để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về những sản phẩm có tác động tới môi

trường ở mức thấp hơn những sản phẩm cùng loại. Thêm vào đó nhãn sinh thái
khuyến khích các nhà sản xuất trả tiển cho những tác động môi trường mà sản phẩm
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 19
MSSV: 09B1080181

của họ gây ra, đồng thời khuyến khích các nhà sản xuất thiết kế và cung cấp những
sản phẩm thân thiện với môi trường.
Khi chương trình nhãn sinh thái được bắt đầu vào năm 1992, tiêu chuẩn công
bố được ban hành chỉ cho 5 loại sản phẩm. Đến tháng 6 năm 1997, chương trình đã
xây dựng tiêu chuẩn cho 26 loại sản phẩm chia thành 10 nhóm. Tháng 3 năm 1977,
đã có 702 sản phẩm của 137 nhà sản xuất khác nhau được dán nhãn sinh thái“Green
Label”.
Bảng 1.2 - Nhãn sinh thái của một số nƣớc trên thế giới
stt
Logo nhãn
Quốc gia
Tên Nhãn
stt
Logo nhãn
Quốc gia
Tên
Nhãn
1

Germany
Thiên
Thần
Xanh

11

Nordic 5
countries
Thiên
Nga
trắng
2

Ustralia
Sự lựa
chọn của
môi
trƣờng
12

New
Zealand

Sự lựa
chọn của
môi
trƣờng
3

Brazil
Nhãn sinh
thái
13


France
Nhãn môi
trƣờng
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 20
MSSV: 09B1080181

4

USA
Con dấu
xanh
14

Ukraine
Nhãn môi
trƣờng
5

Croatia
Nhãn môi
trƣờng
15

Sweden

Sự lựa
chọn tốt
của môi

trƣờng
6



Czech
Republic
Nhãn sinh
thái Sản
phẩm thân
thiện với
môi
trƣờng
16


Taiwan

Nhãn
xanh
7

Union of
Europe
Nhãn hoa
17

Hong
kong
Nhãn

xanh
8

China
Nhãn môi
trƣờng
18

Japan
Nhãn
sinh thái
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 21
MSSV: 09B1080181

9

Korea
Nhãn sinh
thái
19


Philippine

Sự lựa
chọn
xanh
10


Idian
Nhãn sinh
thái
20


Singapore

Nhãn
xanh
Nguồn: www.ecolabelindex.com
1.7.2. Tại Việt Nam
1.7.2.1. Mức đô quan tâm đến nhãn sinh thái
 Ngƣời tiêu dùng
Theo kết quả điều tra của đề tài nghiên cứu khoa học “ Đánh giá hiệu quả của
nhãn sinh thái tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy số người tiêu dùng
chưa từng biết về nhãn sinh thái chiếm 54%, số người tiêu dùng biết nhưng không
nắm rõ lắm về nhãn sinh thái chiếm 34%, số người không quan tâm chiếm 2% và số
người tiêu dùng biết rõ chiếm 10%. Qua kết quả điều tra trên chúng ta có thể thấy
được sự quan tâm của người tiêu dùng đến nhãn sinh thái còn rất ít. Điều này có thể
lý giải là do thị trường Việt Nam các sản phẩm có dán nhãn môi trường hầu hết
được nhâp từ các nước Châu Âu và Châu Mỹ, các sản phẩm được dán nhãn không
được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác do mức sống
ở nước ta còn thấp mới được nâng lên trong vài năm gần đây nên khi mua sản phẩm
họ quan tâm về chất lượng và giá cả là trên hết.
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 22
MSSV: 09B1080181




Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thông tin về nhãn sinh thái ( Nguồn: [1] )
 Doanh nghiệp
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê đã có 100 tổ chức doanh nghiệp được
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:1998, nhưng khái niệm “nhãn môi
trường” vẫn còn quá xa lạ với người sản xuất và tiêu dùng, hiện nay vẫn còn 100%
các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa nộp đơn xin cấp nhãn môi trường
bởi nhiều lý do như: tiêu chí cấp nhãn đưa ra quá cao, mức phí tham gia tương đối
lớn, chương trình không mang tính bắt buộc Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến
vấn đề này để quá trình phát triển kinh tế của nước ta không phải trả giá cao cho các
hủy hoại môi trường do chính chúng ta gây nên.
Việc áp dụng nhãn môi trường đang trong giai đoạn khuyến khích chứ chưa
bắt buộc. Hơn nữa do tính chất phức tạp của vấn đề cũng như trình độ phát triển sản
xuất hàng hóa trên cơ sở công nghệ của từng nhóm quốc gia còn có sự cách biệt,
nên việc áp dụng các loại nhãn này cần nghiên cứu thận trọng và xem xét đầy đủ
mọi khía cạnh.
1.7.2.2. Tình hình sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường
Có thể nói, việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang là xu
hướng chủ đạo của tiêu dùng thế giới. Và hiện nay đang dần triển khai tại Việt
54%
34%
10%
2%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Chöa bieát
Bieát nhöng khoâng roõ
Bieát roõ
Khoâng quan taâm

GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 23
MSSV: 09B1080181

Nam. Người tiêu dùng (NTD) hiện đại không chỉ muốn sử dụng sản phẩm chất
lượng tốt mà còn muốn sản phẩm đó an toàn và thân thiện với môi trường. Vì vậy,
ngày càng có nhiều NTD sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho một sản phẩm cùng loại
nhưng được sản xuất bằng công nghệ xanh từ nguồn nguyên liệu xanh. Thực tế cho
thấy, sản phẩm xanh có thể mắc hơn một chút trước mắt nhưng lại rẻ hơn nếu sử
dụng lâu dài và sức khỏe được bảo vệ. Ví dụ như khi mua một chiếc tivi có khả
năng tiết kiệm điện chắc chắn sẽ mắc hơn tivi thường nhưng về lâu dài, số tiền điện
phải đóng hàng tháng cũng sẽ được giảm đáng kể. Hoặc như thay vì chọn nước
uống đóng chai bằng nhựa thì họ cũng dần ưu tiên cho loại đựng trong chai thủy
tinh bởi vừa có thể tái sư dụng vỏ chai, vừa bảo vệ sức khỏe.
Xu hướng “người tiêu dùng xanh” (green consumer) đã hình thành nhận thức
và quan niệm mới trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi
trường. Khái niệm “người tiêu dùng xanh” được hiểu là NTD thân thiện với môi
trường và thông qua xu hướng tiêu dùng, họ đang tạo ảnh hưởng tích cực làm thay
đổi nhận thức về môi trường. Ở Việt Nam, các nhà sản xuất và nguời tiêu dùng
cũng đang hướng đến các sản phẩm xanh như: Chiến dịch xanh do Báo Sài Gòn Gải
phóng phối hợp với Sở Công Thương TPHCM, Hợp tác xã Thương mại TPHCM
(Saigon Co.op) thực hiện nhằm khuyến khích cộng đông mua và sử dụng sản phẩm
của doanh nghiệp xanh, qua đó, thể hiện vai trò của mình trong công tác bảo vệ môi
trường đang được triển khai rộng rãi trên khắch thành phố. Đây là một trong những
yếu tố quan trọng giúp NTD tiếp xúc được với các sản phẩm an toàn và chất lượng
hơn từ phía các doanh nghiệp (DN). Ngoài ra, với “Giải thưởng Doanh nghiệp
xanh” (do Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND TPHCM chủ trì, Báo SGGP phối
hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM tổ chức) sẽ làm cho NTD an tâm khi
sử dụng sản phẩm do DN làm ra. Nếu giữ ổn định và ngày càng làm tốt hơn để

xứng đáng với giải thưởng đó thì uy tín của DN sẽ nâng cao.
Một trong những thuận lợi mà các doanh nghiệp (DN) triển khai sản xuất các
sản phẩm xanh chính là được NTD cũng như các nhà nhập khẩu tin tưởng hơn. Khi
DN cam kết sản xuất sản phẩm xanh cũng có nghĩa là tăng cơ hội cạnh tranh so với
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 24
MSSV: 09B1080181

sản phẩm khác khi xuất khẩu, góp phần nâng cao vi thế của sản phẩm Việt Nam ra
thế giới. Đối với các sản phẩm sử dụng trong nhà bếp ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe NTD, nhà sản xuất phải tự áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất để cho ra đời
những sản phẩm xanh. Và dĩ nhiên sản phẩm xanh không chỉ được NTD trong nước
lựa chọn mà còn gây được nhiều thiện cảm đối với các nước nhập khẩu, đặt biệt là
sự tin tưởng của các nhà bán lẻ tầm cỡ thế giới khi nhập hàng bán tại các kênh siêu
thị.
Bên cạnh đó, để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường quốc tế, bắt buộc DN Việt
Nam phải có các chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thế nhưng, để có
thể trụ vững và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì ngoài ra việc sản phẩm
phải đảm bảo chát lượng, giá thành thấp, việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
trường, sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường là một yếu
tố rất quan trọng.
1.7.2.3. Sự quan tâm và chính sách của nhà nước
Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính Trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng
ban hành chỉ thị 36/CT-TW về “ tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước’’. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của
Đảng và cam kết của chính phủ. Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến năm
2011 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định số 256/2003 QĐ-
TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính Phủ. Trong mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020 thì có 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt

tiêu chuẩn ISO 14001. Đồng thời, 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50%
hàng hóa nội địa được cấp nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14024.
Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong đó có EU đã yêu cầu có
nhãn sinh thái đối với hàng nhập khẩu.
Ngày 5/3/2009, Bộ tài nguyên và Môi trường ra quyết định số 253/QĐ-
BTNMT về chương trình cấp nhãn sinh thái hay chương trình nhãn môi trường
xanh Việt Nam ( gọi tắt là nhãn xanh Việt Nam).
GVHD: PGS.TS.Lê Thanh Hải
Đồ án tốt nghiệp Th.S Hồ Thị Ngọc Hà
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 25
MSSV: 09B1080181

Ngày 13/12/2010, Bộ tài nguyên và Môi trường ra quyết định số 2322/QĐ-
BTNMT về việc phê duyệt tiêu chí nhãn xanh Việt Nam cho nhóm sản phẩm: Bột
giặt (mã tiêu chí : NXVN 01:2010), Bóng đèn huỳnh quang (mã tiêu chí : NXVN
02:2010) và Bao bì nhựa tự phân hủy sinh học dùng gói hàng khi mua sắm (mã tiêu
chí : NXVN 03:2010). Việc ban hành này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản
xuất những nhóm sản phẩm này sớm xúc tiến để thực hiện đăng ký và lấy chứng
nhận nhãn xanh Việt Nam, cũng như tạo tiền đề thực hiện cho các nhóm ngành
hàng sản phẩm khác.
Tính đến nay, Việt Nam đã có 02 doanh nghiệp được cấp thí điểm “ Nhãn
xanh Việt Nam”. Đó là sản phẩm: “Bột giặt Tide” của công ty Công ty TNHH
Procter&Gamble Đông Dương và “Bóng đèn Huỳnh quang” của công ty Điện
Quang đã được tổ chức công bố quyết định cấp thí điểm “ Nhãn xanh Việt Nam ’’
vào ngày 27/1/2011 tại Hà Nội.“ Nhãn xanh Việt Nam ’’ của 02 công ty này có giá
trị đến ngày 18/01/2014. Việc cấp thí điểm Nhãn xanh Việt Nam cho hai doanh
nghiệp đầu tiên cho hai doanh nghiệp rất có ý nghĩa vì nó liên quan đến khía cạnh
cuộc sống thông qua sản phẩm thân thiện môi trường.
Sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam Công ty TNHH Procter&Gamble
Đông Dương và công ty Điện Quang đã đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng

và những tiêu chí về môi trường. Sử dụng sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam
chính là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và thể hiện trách
nhiệm với xã hội.
Việc cấp thí điểm Nhãn xanh Việt Nam cho hai doanh nghiệp đầu tiên cho hai
doanh nghiệp rất có ý nghĩa vì nó liên quan đến khía cạnh cuộc sống thông qua sản
phẩm thân thiện môi trường
Mục tiêu của Nhãn xanh Việt Nam là tăng cường sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích các mẫu
hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường và xây dựng
Nhãn xanh Việt Nam trở thành một thương hiệu mạnh, có uy tín trong hệ thống cấp
chứng nhận trong nước, được nhìn nhận trong khu vực và thế giới [2]

×