Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải biển quốc tế của công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.2 KB, 62 trang )


Chuyờn tt nghip GVHD: PGS.TS. Nguyn Nh Bỡnh
trờng đại học kinh tế quốc dân
viện thơng mại và kinh tế quốc tế

CHUYÊN Đề THựC TậP TốT
NGHIệP
Đề t ài:
đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh
vận tải biển quốc tế của công ty cổ phần
vận tải biển vinaship
Giáo viên hớng dẫn : pgs. ts nguyễn nh bình
Sinh viên thực hiện : vơng thanh tùng
Mã sinh viên : cq524180
Lớp : kinh tế quốc tế b
Hệ : CHíNH QUY
Sinh viờn: Vng Thanh Tựng Lp: Kinh t quc t 52B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
2
Hµ Néi - 2013
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả là Vương Thanh Tùng – Sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 52B –
Mã số sinh viên CQ524180 xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải biển quốc tế của công ty cổ
phần vận tải biển VINASHIP” là công trình nghiên cứu của tác giả dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Như Bình, không có sự sao chép các luận văn,
chuyên đề của các khóa trước.
Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2013


Sinh viên thực hiện
VƯƠNG THANH TÙNG
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian ba năm học tập và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân, Viện Thương mại và kinh tế Quốc tế, với kiến thức tích lũy được, tác giả
đã chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải biển quốc tế
của công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP” để nghiên cứu. Trong quá trình
nghiên cứu với sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, tác giả đã hoàn thành tốt chuyên đề
thực tập tốt nghiệp.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân, đặc biệt là các thầy cô giáo của Viện Thương mại và kinh tế Quốc tế. Nhờ sự
định hướng và hướng dẫn của các thầy cô, tác giả đã tích lũy được những kiến thức
bổ ích, làm nền tảng để tác giả thực hiện chuyên đề. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Như Bình. Thầy đã định hướng,
hướng dẫn và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập, giúp
tác giả tiếp thu được các kĩ năng, nhận ra những mặt hạn chế và đúc kết kinh
nghiệm viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
VƯƠNG THANH TÙNG
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
MỤC LỤC
2. Công đoàn TCT.2013. Công ty Cổ phần Vận tải biển
VINASHIP tổ chức tổng kết sản xuất kinh doanh
năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013 và Hội
nghị người lao động.Địa chỉ :
/>van-tai-bien-VINASHIP-to-chuc-tong-ket-san-xuat-

kinh-doanh-nam-2012-trien-khai-nhiem-vu-nam-
2013-va-hoi-nghi-nguoi-lao-dong/ 53
3. Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP (VNA:
HOSTC). Địa chỉ:
/>nghiep/vna.shtml#VINASHIP 53
4. K.s Dương Ngọc Tú.2010.Một số giải pháp nhằm phát
triển đội tàu của công ty cổ phần vận tải biển
VINASHIP.Luận văn thạc sỹ kinh tế 53
5. Nghị định của chính phủ về quản lý mua bán tàu biển số
99/1998/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 1998 53
6. Nghị định số 49/2006/NĐ-CP về đăng ký, quản lý và mua
bán tàu biển ngày 18 tháng 5 năm 2006 53
7. Thủ tướng chính phủ (2004), Quyết định số 206/2004/QĐ-
TTg ngày 10 thắng 12 năm 2004 về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển giao thông vận tải biển đến
năm 2020, Hà Nội 53
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
8. Thủ tướng chính phủ (2009). Quyết định số
1601/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2009 quy
hoạch phát triển đội tàu biển Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nọi 53
9. Vương Toàn Thuyên (1996), Kinh tế vận tải biển –
Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam 53
10. Website: vinalines.com.vn 53
11. Website: VINASHIP.com.vn 54
PHỤ LỤC 54
Phụ lục 1: Thương hiệu VINASHIP: 54
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
6

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
2
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
3
CP
Cổ phần
4
DN
Doanh nghiệp
5
HĐQT Hội đồng quản trị
6
SXKD Sản xuất kinh doanh
7
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
8
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG:

2. Công đoàn TCT.2013. Công ty Cổ phần Vận tải biển
VINASHIP tổ chức tổng kết sản xuất kinh doanh
năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013 và Hội
nghị người lao động.Địa chỉ :
/>van-tai-bien-VINASHIP-to-chuc-tong-ket-san-xuat-
kinh-doanh-nam-2012-trien-khai-nhiem-vu-nam-
2013-va-hoi-nghi-nguoi-lao-dong/ 53
3. Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP (VNA:
HOSTC). Địa chỉ:
/>nghiep/vna.shtml#VINASHIP 53
4. K.s Dương Ngọc Tú.2010.Một số giải pháp nhằm phát
triển đội tàu của công ty cổ phần vận tải biển
VINASHIP.Luận văn thạc sỹ kinh tế 53
5. Nghị định của chính phủ về quản lý mua bán tàu biển số
99/1998/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 1998 53
6. Nghị định số 49/2006/NĐ-CP về đăng ký, quản lý và mua
bán tàu biển ngày 18 tháng 5 năm 2006 53
7. Thủ tướng chính phủ (2004), Quyết định số 206/2004/QĐ-
TTg ngày 10 thắng 12 năm 2004 về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển giao thông vận tải biển đến
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
năm 2020, Hà Nội 53
8. Thủ tướng chính phủ (2009). Quyết định số
1601/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2009 quy
hoạch phát triển đội tàu biển Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nọi 53
9. Vương Toàn Thuyên (1996), Kinh tế vận tải biển –
Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam 53
10. Website: vinalines.com.vn 53

11. Website: VINASHIP.com.vn 54
PHỤ LỤC 54
Phụ lục 1: Thương hiệu VINASHIP: 54
2. Công đoàn TCT.2013. Công ty Cổ phần Vận tải biển
VINASHIP tổ chức tổng kết sản xuất kinh doanh
năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013 và Hội
nghị người lao động.Địa chỉ :
/>van-tai-bien-VINASHIP-to-chuc-tong-ket-san-xuat-
kinh-doanh-nam-2012-trien-khai-nhiem-vu-nam-
2013-va-hoi-nghi-nguoi-lao-dong/ 53
3. Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP (VNA:
HOSTC). Địa chỉ:
/>nghiep/vna.shtml#VINASHIP 53
4. K.s Dương Ngọc Tú.2010.Một số giải pháp nhằm phát
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
triển đội tàu của công ty cổ phần vận tải biển
VINASHIP.Luận văn thạc sỹ kinh tế 53
5. Nghị định của chính phủ về quản lý mua bán tàu biển số
99/1998/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 1998 53
6. Nghị định số 49/2006/NĐ-CP về đăng ký, quản lý và mua
bán tàu biển ngày 18 tháng 5 năm 2006 53
7. Thủ tướng chính phủ (2004), Quyết định số 206/2004/QĐ-
TTg ngày 10 thắng 12 năm 2004 về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển giao thông vận tải biển đến
năm 2020, Hà Nội 53
8. Thủ tướng chính phủ (2009). Quyết định số
1601/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2009 quy
hoạch phát triển đội tàu biển Việt Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nọi 53
9. Vương Toàn Thuyên (1996), Kinh tế vận tải biển –
Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam 53
10. Website: vinalines.com.vn 53
11. Website: VINASHIP.com.vn 54
PHỤ LỤC 54
Phụ lục 1: Thương hiệu VINASHIP: 54
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn 25 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu
đáng khích lệ về cả kinh tế lẫn xã hội. Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành
hàng hải Việt Nam nói chung, vận tải biển nói riêng đã phát triển mạnh và có nhiều
đóng góp nổi bật trong thời gian qua.
Vận tải biển là một mắt xích quan trọng trong chuỗi vận tải, hơn 70% tổng
khối lượng hàng hóa thương mại trên thế giới hàng năm được vận chuyển bằng
đường biển. Với ưu thế của mình là giá cước vận chuyển rẻ, an toàn, vận chuyển
được khối lượng hàng hóa lớn cùng một lúc, vận tải biển Việt Nam đã và đang phát
triển mạnh mẽ.
Là một quốc gia có bờ biển dài trên 3260km, chạy suốt từ Bắc đến Nam, lại
nằm ở trung tâm Châu Á, gần tuyến vận tải biển chính từ Ấn Độ Dương sang Thái
Bình Dương, mặt khác nước ta cũng nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển
nhất Châu Á và giữa hai trung tâm chuyển hàng hóa lớn vào bậc nhất thế giới là
Singapore và Hồng Kông, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho ngành hàng hải của
nước ta phát triển.
Là một trong những công ty lớn của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, trong
những năm gần đây Công ty Cổ phần vận tải biển VINASHIP đã có nhiều cố gắng
trong việc thúc đẩy mạnh hoạt động vận tải biển quốc tế. Mặc dù đã nâng cao tổng

trọng tải, giảm tuổi tàu bình quân tuy nhiên do hạn hẹp về tài chính, Công ty chưa
thể thực hiện công cuộc trẻ hóa đội tàu trong thời gian ngắn, một trong những
nguyên nhân cản trở sức cạnh tranh cũng như tăng chi phí sửa chữa so với các đội
tàu khác trong khu vực.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 kéo dài đã và
đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam, làm giảm nhu cầu vận chuyển
hàng hóa, giá cước giảm, chi phí xăng dầu biến động gây không ít khó khắn cho
ngành vận tải biển.
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Xuất phát từ yêu cầu mang tính cấp thiết và khách quan trên tác giả chọn đề
tài “Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải biển quốc tế của công ty
cổ phần vận tải biển VINASHIP”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
- Thông qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động vận tải biển của công ty cổ
phần vận tải biển VINASHIP từ năm 2008 đến 2012 để tìm ra những giải pháp tiếp
tục thúc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản xuất vận tải biển của công ty.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hoạt động SXKD vận tải biển của công ty cổ phần
vận tải biển VINASHIP
- Đối tượng nghiên cứu: Đẩy mạnh hoạt động SXKD vận tải biển của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu như thống
kê, so sánh,tư duy biện chứng, phương pháp tổng hợp và phân tích…
5. Kết cấu đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu gồm 3 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải biển quốc tế

của CTCP vận tải biển VINASHIP
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vận tải
biển quốc tế của Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP đến năm 2015
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN
TẢI BIỂN VINASHIP
1.1 Khái quát về lịch sử phát triển của Công ty cổ phần vận tải biển
VINASHIP
1.1.1 Khái quát về công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
Ngày 24 tháng 10 năm 2006, Bộ Giao Thông Vận Tải ký quyết định số
2264/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty vận tải biển III,
đơn vị thành viên của Tổng công ty hàng hải Việt nam thành công ty cổ phần vận
tải biển VINASHIP.
Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP đã tiến hành Đại hội đồng cổ
đông thành lập công ty ngày 21 tháng 12 năm 2006, được Sở Kế hoạch đầu tư
thành phố Hải phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203002740
ngày 27/12/2006, với tổng số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước
nắm giữ 51%.
+ Tên Công ty viết băng tiếng nước ngoài: VINASHIP JOINT STOCK
COMPANY
+ Tên Công ty viết tắt: VINASHIP
+ Địa chỉ trụ sở chính : Số 01 Hoàng Văn Thụ, Phường Minh Khai, Quận
Hồng Bàng,Thành phố Hải Phòng.
+Điện thoại : (031).3842151 3823803, 3842185 + Fax: (031)3842271,
Telex: 311214 VSHIP VT
+ E-mail: :
+ Website:
 Ngành nghề kinh doanh

- Kinh doanh vận tải biển
- Khai thác cầu cảng,kho bãi và dịch vụ giao nhận kho vận
- Dịch vụ đại lý tàu
- Dịch vụ đại lý vận tải nội địa, đại lý
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
- Dịch vụ cung ứng tàu biển
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá
- Dịch vụ khai thuế hải quan
- Dịch vụ hợp tác lao động
- Cho thuê văn phòng
- Dịch vụ xuất nhập khẩu
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá
 Các chi nhánh
- Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh công ty tại thành phố Đà Nẵng
- Chi nhánh công ty tại thành phố Hạ Long
 Các xí nghiệp trực thuộc
- Xí nghiệp Dịch vụ vận tải (TRANSE)
- Xí nghiệp Xếp dỡ - dịch vụ và vận tải (STS)
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP - tức Công ty vận tải biển III
(VINASHIP) trước đây vốn là một DNNN hạng I được thành lập theo Quyết định
số 694/QĐ-TCCB ngày 10/3/1984 của Bộ giao thông vận tải, và sau đó được thành
lập lại theo Quyết định số 463/QĐ-TCCB ngày 23/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải với nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hàng hoá nội địa, vận tải biển pha
sông, kết hợp với vận tải vùng Đông Nam Á và vận chuyển hành khách tuyến Bắc
Nam và ngược lại. Ngày 24/ 10/ 2006 Bộ giao thông vận tải đã ký quyết định số
2264/ QĐ-BGTVT về việc phê duyệt và chuyển Công ty vận tải biển III, đơn vị

thành viên của Công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty cổ phần với tổng số vốn
điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước nắm giữ 51%. Ngày 21/ 12/ 2006,
Công ty đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty. Công ty chính thức đi
vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 27/ 12/ 2006.
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, đội tàu của Công
ty phần lớn là tàu chạy dầu DO, do các sà lan tàu kéo, các tàu cũ do Liên Xô viện
trợ với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nước. Luôn
biết phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành vận tải đường biển, đội tàu Công ty
trong thười gian này không những hoàn thành tốt các nhiệm nêu trên mà còn đảm
nhận xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho như mở luồng
mới tuyến biển pha sông Hải Phòng – Hà Nội, cảng Thuận An- Bình Trị Thiên, giải
quyết kịp thời những thiếu thốn về hàng hóa, lương thực thực phẩm cho thủ đô và
vùng sâu, vùng xa trong thời kỳ bao cấp gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
Trong lịch sử hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty đã luôn nỗ lực
phấn đấu đạt được những thành tích cao trong SXKD và góp phần đáng kể vào sự
nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, đội tàu của Công
ty phần lớn là tàu chạy dầu DO, các sà lan tàu kéo, các tàu cũ do Liên Xô viện trợ
với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hoá và hành khách trong nước. Luôn biết
phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành vận tải đường biển, đội tàu của Công ty
trong thời gian này không những hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên mà còn đảm
nhận xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho như mở luồng
mới tuyến biển pha sông Hải Phòng – Hà Nội, cảng Thuận An – Bình Trị Thiên,
giải quyết kịp thời những thiếu thốn về hàng hoá, lương thực thực phẩm cho thủ đô
và vùng sâu vùng xa trong thời kỳ bao cấp trước đây.
Đặc biệt để bảo vệ vùng hải đảo, biên cương của Tổ quốc trong các năm
1987-1988 các tàu của Công ty đã tham gia với hàng chục chuyến hàng chở vật liệu

xây dựng , lương thực phục vụ xây dựng các đảo Trường Sa trong đó tàu Hoà Bình
đã được chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tặng bằng khen. Năm 1988 Hải đoàn tự vệ
của Công ty được tặng danh hiệu là đơn vị Quyết thắng và nhận lá cờ đầu của Bộ
Tư lệnh hải quân trong 4 hải đoàn tự vệ.
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Giai đoạn 1991-1995
Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển dịch từ mô hình kinh tế tập trung –
bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong giai đoạn này Nhà nước xác định lại vốn và
giao vốn cho các DN. Do chưa có sự chuẩn bị kỹ về con người và tri thức quản lý,
Công ty đã gặp không ít khó khăn về thị trường, về đầu tư đổi mới phương tiện, về
phương pháp quản lý nên hiệu quả chưa đạt được yêu cầu và có năm chưa thực hiện
được kế hoạch.
Giai đoạn 1996-2000
Trong giai đoạn này, được sự chỉ đạo giúp đỡ của Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam cùng với sự quyết tâm cao trong việc đổi mới DN, VINASHIP đã dần
từng bước thoát khỏi những yếu kém, trì trệ, bước đầu đã đạt được những thành tựu
quan trọng.
Công ty đã chủ động sắp xếp tổ chức lại một cách hệ thống bộ máy điều
hành, bố trí cán bộ chủ chốt có năng lực vào các phòng ban nghiệp vụ quan trọng.
Kiện toàn được cơ cấu tổ chức bố trí cán bộ phù hợp là tiền đề tạo thế ổn định, gây
được niềm tin, sự hứng khởi và đoàn kết trong nội bộ, để từ đó Công ty khẩn trương
đi sâu vào từng khâu quản lý then chốt như Kinh doanh - Kỹ thuật - Vật tư – Tài
chính kế toán quyết định đến sự thành bại của DN. Trong thời gian này bằng cách
mua hoặc chuyển nhượng tài sản trong nội bộ Tổng công ty, VINASHIP đã có thêm
hàng loạt các tàu như Hùng Vương 03, Thắng Lợi 01, 02, Hà Tây, Nam Định, Ninh
Bình, Hưng Yên, Hà Giang, nâng tổng trọng tải đội tàu lên nhanh chóng so với
những năm trước đây. Năm 1999, trọng tải đội tàu đạt 72.987 dwt.
Giai đoạn 2001- 2007

Công ty vận tải biển III( Nay là Công ty CP vận tải biển VINASHIP ) trong
giai đoạn này đã đặc biệt chú trọng đến việc phát triển đội tàu, Công ty đã bổ sung
thêm vào danh sách đội tàu của Công ty những cái tên mới như Hà Nam, Hà Đông,
Hà Tiên, Bình Phước, Mỹ An, Mỹ Thịnh, Mỹ Vượng mua tại thị trường nước ngoài,
Chương Dương mua trong nước và Mỹ Hưng đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Bạch
Đằng. Điểm nổi bật trong khâu phát triển đội tàu mang “thương hiệu” VINASHIP
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
có thể kể đến ở đây là ngoài việc chú ý đến khả năng tài chính, nhịp độ đầu tư để
không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, Công ty đã tích luỹ được kinh nghiệm
trong nhiều năm về việc mua bán tàu nên các bước mua bán luôn được tiến hành
một cách thận trọng và kỹ lưỡng. Nhờ thế mà các tàu mua về đều đảm bảo chất
lượng và hoạt động có hiệu quả cao. Việc đầu tư đúng hướng không những phát
triển được đội tàu về số lượng mà còn trẻ hoá được đội tàu. Tuổi tàu bình quân liên
tục được giảm, từ trên 22 tuổi trong những năm đầu thành lập Công ty cho đến 22
tuổi (năm 1999), 20 tuổi (năm 2001) và 19,4 tuổi (năm 2003).
Giai đoạn 2008- nay
Hiện tại Đội tàu của Công ty gồm 13 tàu chở hàng khô với tổng trọng tải
khoảng 189.730 DWT. Công ty sẽ tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực vận tải Đội tàu
thông qua hình thức đóng tàu mới, mua tàu đã qua sử dụng; tập trung vào đầu tư
Đội tàu chở hàng rời, hàng bách hóa; tiếp tục thực hiện chiến lược trẻ hóa Đội tàu
thông qua việc bán những tàu già, cũ, hiệu quả khai thác kém.
Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư Đội tàu hàng rời, theo chủ trương của Tổng
Công ty Hàng Hải Việt Nam là phát triển đa dạng các loại tàu, trong thời gian tới
Công ty cũng sẽ xem xét việc phát triển các loại tàu hàng khác như tàu Container,
tàu hàng lỏng, tàu chuyên dụng… tại thời điểm xét thấy có hiệu quả nhất.
Luôn đề cao vai trò nguồn vốn con người là một trong những nhân tố quan
trọng có tính chất quyết định đến sự thành bại của DN, Công ty đã luôn cố gắng
hoàn thành tốt công tác tổ chức cán bộ, coi trọng nhân tài, bố trí đúng người đúng

việc. Hàng năm ngoài việc tuyển dụng bổ sung lực lượng lao động trẻ từ các trường
Đại học, Cao đẳng ;công ty đã đào tạo và đào tạo lại về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, lý luận chính trị cho CBCNV, sỹ quan thuyền
viên phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển sản xuất.
Hơn hai mươi năm qua, Công ty vận tải biển III nay là Công ty cổ phần vận
tải biển VINASHIP đã phấn đấu không ngừng để tồn tại ổn định và phát triển. Qua
mỗi giai đoạn Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để từng bước khẳng
định bản lĩnh và vị thế của mình trong ngành vận tải biển. Nhà nước, Chính phủ đã
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
tặng cho cá nhân và tập thể Công ty các Huân chương Lao động và nhiều phần
thưởng cao quý khác.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
1.2.1 Bộ máy quản lý Công ty
Sơ đồ 1.1 : Bộ máy quản lý công ty
a, Hội đồng quản trị : gồm 07 thành viên
b, Ban điều hành gồm 01 Tổng giám đốc và 02 Phó Tổng giám đốc
c, Các phòng ban chức năng và văn phòng đại diện gồm:
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Khoa học kỹ thuật
- Phòng Vật tư
- Phòng Tổ chức cán bộ- lao động
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
- Phòng Đầu tư phát triển tàu
- Phòng Đối ngoại và đầu tư tài chính
- Phòng Pháp chế - An toàn Hàng hải

- Phòng Hành chính
- Phòng bảo vệ quân sự
- Ban thi đua khen thưởng
- Ban quản ký an toàn và an ninh
- Đội giám sát- kiểm tra
- Đội sửa chữa
- Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh, TP Hạ Long
- Xí nghiệp dịch vụ vận tải
- Xí nghiệp xếp dỡ và dịch vụ vận tải
- Chi nh¸nh t¹i TP Hå Chi Minh, TP H¹ Long
d) Phương tiện vận tải
Công ty quản lý và khai thác đội tàu gồm 13 tàu.
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
1.2.2 Lực lượng lao động, cơ sở vật chất và kỹ thuật của Công ty.
 Lực lượng lao động của Công ty
Bảng 1.1 Bảng kê tình hình lao động Công ty tại thời điểm 31/12/2012
(Nguồn : Tổ chức lao động – Công ty CP vận tải biển VINASHIP)
 Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Bảng 1.2 Tình hình tài sản của Công ty đến ngày 31/ 12/ 2012
(Đơn vị: Đồng)
Tài sản Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại
Tài sản cố định hữu hình 1.756.342.921.978 583.755.253.380 1.172.587.668.598
Nhà cửa, vật kiến trúc 27.594.201.494 10.210.311.275 17.383.890.219
Máy móc, thiết bị 157.030.048 139.617.379 17.412.669
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 1.727.428.889.649 572.438.602.005 1.154.990.287.644
Thiết bị quản lý 1.162.808.787 966.722.721 196.078.066
Tài sản cố định vô hình 291.699.500 188.138.556 0.3.560.944
Chi phí XD cơ bản dở dang 10.000.000 10.000.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2012- Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP)
1.3 Tình hình hoạt động
1.3.1 Vận tải đường biển
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hoá, trong quá trình hoạt
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
động, Công ty luôn coi trọng việc đầu tư phát triển đội tàu, trang thiết bị sản xuất,
đào tạo bổ sung nguồn nhân lực. Vì thế trong những năm vừa qua, Công ty đã
không những giữ vững mà còn phát triển thị phần vận tải trong nước và khu vực,
mở thêm những lĩnh vực kinh doanh mới.
Xét về phương diện quy mô vốn, số tấn trọng tải Đội tàu và thị phần vận tải
thì VINASHIP được coi là một trong các doanh nghiệp vận tải biển lớn thuộc Tổng
Công ty Hàng hải Việt Nam. Xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh, với mô hình tổ
chức hiện có, được thừa hưởng đội ngũ thuyền viên có bề dày kinh nghiệm, đội ngũ
cán bộ quản lý có năng lực, VINASHIP cũng luôn nằm trong top những doanh
nghiệp thành viên có hiệu quả sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận cao trong
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Công ty cũng đã xác lập được thương hiệu
"VINASHIP" trong thị trường vận tải trong nước cũng như thị trường vận tải quốc
tế, đặc biệt là hoạt động vận tải hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước Khu
vực Đông Nam Á và Bắc Á. Các đối tác và bạn hàng chiến lược của Công ty là các
tập đoàn, nhà kinh doanh, nhà nhập khẩu lớn của khu vực như: nông sản (Tổng
Công ty Lương thực Miền Nam - VINAFOOD II, Thoresen Indochina SA, Bulog,
NFA, Toepfer, Cargill, Samsung Logistic, Chayaporn Rice Co., Thailand…), than đá
(Thailand Anthracite Coal Co., Ltd, Teparak SA…), Clinker, thạch cao (SCT, SCCC,
Larfarge, DIC, ITC, …), sắt thép (Vinakyoe, Lee Metal Group Singapore, Green Pacific
Jakarta…); phân bón (Philippine Phosphata Fertilizer Corporation, Mekatrade Asia Pte Ltd,
MITCO Petronas Malaysia…).
1.3.2 Hoạt động dịch vụ logistics và đại lý vận tải đa phương thức
Song hành với kinh doanh vận tải biển, VINASHIP đã tích cực phát triển

ngành dịch vụ logistics và đại lý vận tải đa phương thức để khai thác thế mạnh về
kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên thị trường vận tải. VINASHIP đã đưa ra thị
trường sản phẩm dịch vụ logistics có uy tín và chất lượng cao được các khách hàng
trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam tin cậy.
Các dịch vụ vận chuyển nguyên liệu cung cấp tận nhà máy cho nhà sản xuất,
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới tận kho của các nhà phân phối đang là
những sản phẩm dịch vụ vận tải có chất lượng cao được thị trường tin dùng và thị
phần ngày càng mở rộng. Hiện tại VINASHIP đã đạt sản lượng dịch vụ logistics và
vận tải đa phương thức mỗi tháng hàng ngàn Container nội địa và xuất nhập khẩu.
Trong tương lai, tỷ trọng của sản phẩm này trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của VINASHIP ngày càng tăng, góp phần đáng kể trong doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp.
1.3.3 Hoạt động kho bãi, bốc xếp hàng hóa và dịch vụ
VINASHIP đang quản lý khai thác 01 bãi Container, 01 bãi CFS và 01 bãi
Container hậu phương có vị trí địa lý rất thuận lợi. Với mục tiêu vừa khai thác kho
bãi vừa làm dịch vụ kho vận giao nhận kết hợp với lực lượng nhân lực bốc xếp có
kinh nghiệm, VINASHIP sẽ đưa ra một dịch vụ forwarding hoàn hảo nhằm phục vụ
khách hàng chu đáo nhất. Hiện tại công việc này đã mang lại việc làm cho hơn một
trăm lao động và một nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Trong những
năm tới, khu vực này sẽ là một bộ phận kinh doanh quan trọng góp phần đa dạng
hoá hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Công tác quản lý tài chính của Công ty luôn giữ vững truyền thống là đơn vị
quản lý tài chính nề nếp, vốn và tài sản luôn được bảo toàn, phát triển. Hệ thống tài
chính kế toán trong Công ty luôn làm tốt công tác phân tích thông tin, số liệu kế
toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý và quyết định trong
sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo Công ty và đây cũng chính là điểm khác biệt giúp

cho Công ty luôn được đánh giá là một trong ít Công ty đứng đầu so với các công ty
cùng ngành nghề.
So với các đối thủ trên thị trường, VINASHIP là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong ngành vận tải biển và dịch vụ hàng hải.
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN
VINASHIP
2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải biển quốc tế
2.1.1 Thời kỳ 2008-2009
2.1.1.1 Doanh thu và lợi nhuận
Bảng 2.1 Chỉ tiêu kế hoạch thời kỳ 2008-2009
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
1
Tổng doanh thu 869.072.000.000 đ 694.797.000.000 đ
2
Lợi nhuận trước thuế 80.500.000.000 đ 25.000.000.000 đ
3
Nộp ngân sách 6.200.000.000 đ 12.000.000.000 đ
4
Chỉ tiêu cổ tức (dự kiến) 20% / năm 10% / năm
(Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty CP vận tải biển VINASHIP 2008- 2009)
Trong 9 tháng đầu năm 2008, giá cước vận tải quốc tế và khu vực duy trì ở
mức cao (giá cước hàng gạo tăng 50% - 60%, các loại hàng khác cũng tăng 25% -
30% so với năm 2007, nguồn hàng tương đối đảm bảo đã giảm được thời gian tàu
chạy không hàng ( thời gian tàu chạy không hàng chiếm khoảng 9% tổng thời gian,
giảm 0.5% so với năm 2007. Chỉ số giá cước vận tải BDI đạt gần 12.000 điểm đã
có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất chính của Công ty. Tổng doanh thu

đạt 110,71% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 100,63% kế hoạch.
Bước sang năm 2009, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã trải qua
nhiều biến động bất lợi cho sự phát triển kinh tế. Chỉ số lạm phát và chỉ số giá tiêu
dùng tăng cao. Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 dẫn tới giá
nguyên vật liệu và nhu cầu tiêu dùng giảm, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giữa
các nước trong khu vực và trên thế giới giảm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến ngành
vận tải biển. Thị trường cho thuê tàu định hạn giảm sút mạnh, giá thuê tàu giảm,
mức giá thuê chỉ bằng 40 - 45% năm 2008. Thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đều
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
biến động tuy có giảm nhưng tốc độ giảm không tương ứng với mức giảm giá cước
và từ tháng 7 lại tiếp tục tăng. Mặc dù tổng doanh thu đạt 106.89% kế hoạch và lợi
nhuận trước thuế đạt 125% kế hoạch nhưng sự sụt giảm rõ rệt đã được thể hiện qua
các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 từ tổng doanh thu 896 tỷ năm 2008 xuống còn 695
tỷ và lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 80 tỷ xuống còn 25 tỷ.
2.1.1.2Tỷ trọng và giá trị dịch vụ
Bảng 2.2 Giá trị dịch vụ thời kỳ 2008-2009
Sản phẩm
Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
(triệu
đồng)
Tỷ trọng
trên tổng
giá trị
dịch vụ
(%)
Giá trị
(triệu

đồng)
Tỷ trọng
trên tổng
giá trị dịch
vụ (%)
Hoạt động vận tải 791.405 87,98 567.560 86,07
Hoạt động kinh doanh khác 108.106 12.02 91.823 13,93
Dịch vụ hàng container 102.172 11,36 69.340 10,52
Dịch vụ khác 5.934 0,66 22.483 3,41
Tổng cộng 899.511 100 659.383 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty CP vận tải VINASHIP 2008-2009)
Đơn vị :Triệu đồng
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng doanh thu công ty thời kỳ 2008-2009
Hoạt động vận tải biển vẫn giữ vị trí quan trọng trong tổng giá trị dịch vụ,
luôn đạt trên 85 %. Qua số liệu thống kê, doanh thu trong lĩnh vực vận tải biển năm
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
2009 sụt giảm mạnh so với năm 2008, chỉ bằng 71% so với năm 2008. Trước
những khó khăn của thị trường vận tải, Hội đồng quản trị của Công ty đã có những
chỉ đạo kịp thời trong quản lý kinh doanh, các hoạt động khai thác và các phương án
sửa chữa đội tàu Công ty, cắt giảm chi phí, thực hành tiết kiệm. Do đó, trong bối
cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, Công ty đã hoàn thành các
chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 đã đề ra. Công ty cũng đã
phát triển thêm được 03 tàu đưa trọng tải đội tàu tăng thêm 76.000 DWT tham gia
kế hoạch, góp phần làm tăng sản lượng và doanh thu.
2.1.1.3Mở rộng tuyến khai thác vận tải
Trước đây đội tàu biển của Công ty chủ yếu hoạt động trên tuyến Đông Nam
Á và Đông Bắc Á. Sang năm 2009, sau khi đầu tư mua 03 tàu với trọng tải lớn kể
trên, Công ty đã mở rộng tuyến khai thác vận tải, thực hiện chuyên chở trên cả khu

vực châu Phi, châu Mỹ , châu Âu. Đây là bước ngoặt có ý nghĩa to lớn đối với đội
tàu biển Công ty trong việc mở rộng thị trường, thị phần kinh doanh đồng thời nâng
cao tay nghề và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ sỹ quan thuyền viên và đội ngũ
quản lý của Công ty.
Biểu đồ 2.2: Vị thế của VINASHIP trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - tỷ
trọng theo trọng tải
Sinh viên: Vương Thanh Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế 52B
VOSCO
VITRANSCHAT
VINASHIP
VTB VINALINE
FALCON
VT BI?N B?C
?ÔNG ?Ô
GEMADEPT
CÁC CÔNG TY KHÁC
CÁC CÔNG
TY KHÁC 26%
VOSCO
21%
VITRANSCHAT
11%
VINASHIP
9%
VTB
VINALINE 7%
FALCON
14%
VT BI?N
B?C 8%

25

×