Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

File 20210924 082147 2 chuyen de 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.86 KB, 6 trang )

Chuyên đề 2
DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
***
I. Dạy học tích cực và tác dụng của nó đối với chất lượng, hiệu quả dạy học
1. Định nghĩa, đặc trưng, đặc điểm, phương pháp của dạy học tích cực
a. Định nghĩa của dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực chính là một phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ
đóng vai trị là người đưa ra những gợi ý mở về một vấn đề nào đó, sau đó sẽ thảo luận
cùng với học sinh để tìm được ra mấu chốt của vấn đề này và những thứ liên quan.
Nền tảng của phương pháp này là sự sự chủ động tìm tịi, sáng tạo, tư duy của học
sinh, giáo viên hoặc gia sư chỉ là một người gợi mở ra vấn đề và dẫn dắt học sinh.
Nói theo một cách khác, với phương pháp dạy học này giáo viên sẽ không truyền
đạt hết tất cả kiến thức mà mình có cho sinh viên mà sẽ chỉ truyền đạt kiến thức thông
qua những dẫn dắt sơ khai để kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá những kiến thức
đó.
Muốn dạy học theo phương pháp này thì giáo viên phải là những người thực sự có
bản lĩnh, giỏi chun mơn và có cả sự nhiệt tình, hoạt động hết cơng suất trong cơng tác
giảng dạy.
b. Đặc trưng của dạy học tích cực ( nguyên tắc)
Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực hay cịn gọi là ngun tắc của
phương pháp này chính là:
- Dạy học chủ yếu thông qua các hoạt động của học sinh
Điều này có nghĩa là trong những tiết học, học sinh chính là những đối tượng chủ
yếu tiến hành khai phá kiến thức. Do đó, giáo viên cần phải làm như thế nào để gợi mở
vấn đề cho học sinh ở một mức độ nhất định tác động đến tư duy và khuyến khích học
sinh trong lớp tìm hiểu và bàn luận về vấn đề đó.
- Chú trọng đến những phương pháp tự học

1



Nếu bạn muốn chủ động áp dụng phương pháp dạy học tích cực thì bạn sẽ cần
phải loại bỏ được suy nghĩ cầm tay chỉ việc học đọc cho học sinh chép… như những
phương pháp giảng dạy thông thường khác.
Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh những
phương pháp tự học và rèn luyện để tìm ra một phương pháp học tốt nhất để học sinh có
thể tự mình nắm bắt những kiến thức mới. Và đương nhiên những kiến thức mới được
tiếp thu sẽ được giáo viên kiểm định lại để chắc chắn rằng những kiến thức đó đã là kiến
thức chuẩn hay chưa?
- Ưu tiên những phương pháp học nhóm và học tập thể
Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ phải biết cách chia lớp thành
những nhóm nhỏ và giúp đỡ các học sinh phối hợp với nhau để tìm ra phương pháp học
tốt nhất.
- Chốt lại tất cả những kiến thức đã học
Sau mỗi buổi học, giáo viên sẽ là người chịu trách nhiệm tổng hợp lại tất cả những
kiến thức mà học sinh đã tìm hiểu được, đồng thời giải đáp những vấn đề mà học sinh
vẫn còn thắc mắc, cùng trao đổi và chốt lại kiến thức cho cả buổi học ngày hơm đó.
Chính vì thế, điều quan trọng nhất ở đây vẫn chính là giáo viên phải biết cách vận dụng
phương pháp dạy học tích cực để giúp cho học sinh có thể nhanh chóng thích nghi với
phương pháp học tích cực, chủ động này.
c. Đặc điểm của dạy học tích cực
- Dạy và học thông qua các hoạt động học tập của HS
- Dạy và học coi trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò
d. Một số phương pháp dạy học tích cực phổ biến
- Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp hay cịn được gọi là đàm thoại. Đây chính là phương pháp mà giáo viên
sẽ là người đặt ra câu hỏi và sinh viên sẽ trả lời trực tiếp hoặc có thể cùng nhau tranh luận
để hiểu được vấn đề của nội dung bài học.
- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề


2


Trong một xã hội đang phát triển rất nhanh theo xu hướng thị trường và mức độ
cạnh tranh ngày càng gay gắt thì phát hiện sớm và đưa ra những phương pháp giải quyết
vấn đề hợp lý chính là một kỹ năng đảm bảo cho sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt
là trong kinh doanh.
Chính vì thế cần phải tập dượt trước cho học sinh biết các phát hiện và đưa ra
phương pháp giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá trình học tập hoặc cuộc sống
hàng ngày. Đây khơng cịn đơn giản là một phương pháp dạy học đơn thuần mà đã trở
thành một mục tiêu cao cả của giáo dục và đào tạo.
- Phương pháp hoạt động nhóm
Giáo viên sẽ chia lớp học ra làm những nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ khoảng 4 đến 6
người. Tùy theo mục đích, yêu cầu của bài học và các nhóm sẽ được phân chia một cách
ngẫu nhiên hoặc có chủ đích, các nhóm sẽ được duy trì ổn định hoặc sẽ thay đổi trong
từng tiết học, được giao khác nhiệm vụ hoặc cùng một nhiệm vụ.
- Phương pháp đóng vai
Đóng vai chính là một phương pháp tổ chức cho học sinh trong lớp thực hành
những cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định mà giáo viên đưa ra.
2. Tác dụng của dạy học tích cực đến chất lượng, hiệu quả dạy học
a. Lợi ích đối với người dạy
Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên trở
nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm nhưng vai trị, uy tín của
người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chun mơn của người thầy sẽ tăng
lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được
cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở.
Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trị. Nếu thầy chỉ thuyết trình,
có gì nói nấy thì những gì thầy giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể người học đã biết
những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung khơng hữu ích đối với cuộc sống hiện tại

và tương lai của họ. Người thầy phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng
lớp. Như vậy, người dạy sẽ học được từ học trị của mình rất nhiều kiến thức và kinh
nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các
tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người học.

3


b. Lợi ích đối với người học
Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp giảng dạy tích cực, người học thấy
họ được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm
của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm khơng chỉ từ người
thầy mà cịn từ chính các bạn trong lớp. Họ hạnh phúc khi được học, được sáng tạo,
được thể hiện, được làm. Nhờ học theo hướng tích cực mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và
tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều.
Dạy bằng phương pháp giảng dạy tích cực chính là tìm mọi cách giúp người học
được chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năng của
chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân
để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.
Charles Handy, nhà triết lý kinh doanh nổi tiếng người Anh, đã nói: “Để làm cho
tương lai trở thành hiện thực, chúng ta cần phải tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính
mình. Đó là điều mà các trường học phải dạy cho mọi người”. Và muốn người học có
được sự tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình, họ cần được học theo phương pháp
chủ động. Chỉ khi người học được tự khám phá kiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung
cho nhau thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học, chuyển thành hành động,
thành thói quen hàng ngày của họ.
c. Mối quan hệ thầy - trò trong việc dạy và học
Với cách dạy đọc - chép, giáo viên là người rót kiến thức vào đầu học sinh và
người dạy giữ vai trò trung tâm. Nhưng kiến thức từ thầy có thể trở thành kiến thức của
trị khơng? Chắc chắn là khơng nhiều. Theo nhiều nghiên cứu khoa học về giáo dục thì

cách dạy đọc - chép chỉ giúp người học tiếp thu được 10-20% kiến thức.
Khi áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, người học giữ vai trò trung tâm,
người thầy chỉ đóng vai trị hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủ động tìm kiếm tri thức và
có thể thu nhận kiến thức khơng chỉ từ thầy mà cịn từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Như vậy, vai trị của người thầy có giảm đi không? Xin khẳng định ngay là không.
Ngược lại, vai trò người thầy càng trở nên quan trọng. Giữa biển thông tin mênh mông,

4


điều gì cần gạn lọc, cách sử dụng ra sao và ứng dụng chúng vào cuộc sống như thế nào…
Tất cả những điều ấy đều cần đến sự chỉ dẫn của người thầy.
Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải dạy và học như thế nào? Với người học, các
bạn cần hiểu rõ mình là ai và mình muốn là người như thế nào, điều gì mình cần học và
mình muốn học cái gì. Với người dạy, mỗi thầy/cơ càng phải phấn đấu, tu dưỡng nhiều
hơn, tự học, tự sáng tạo nhiều hơn để xứng đáng trong vai trò mới.
Nhìn chung, dạy học tích cực tác dụng của đến chất lượng, hiệu quả dạy học:
- Là phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo
- Khi áp dụng dạy học tích cực giờ dạy của GV sinh động hơn
- Người học chủ động tìm kiếm tri thức
- Là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò
II. Hoạt động của thầy và trị trong dạy học tích cực
1. Những hoạt động của thầy
- GV tạo cơ hội cho HS thực hành, tương tác, trao đổi, thảo luận
- GV áp dụng kiểu dạy tích cực – phân hóa
- Hướng dẫn cho HS tự khám phá kiến thức mới
- Tìm hiểu vấn đề cặn kẽ
- GV cần tạo điều kiện để HS chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng...
2. Những hoạt động của trò
- Cùng nhau làm việc, cùng nhau học tập.

- HS tự giác, chủ động trong việc học tập.
- Có động cơ học tập đúng đắn.
- Chăm chỉ, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

5


- Phải biết lập kế hoạch phù hợp.
- Luôn tự đánh giá việc học của mình.
3. Ý nghĩa và tác dụng của dạy học tích cực ở Tiểu học
a. Ý nghĩa
- Là phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo.
- Giờ dạy trở nên sinh động hơn khi áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực của HS.
- Người học giữ vai trị trung tâm, tự tìm kiếm tri thức.
b. Tác dụng
- Lợi ích đối với người dạy:
+ Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên
trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa.
+ Vai trị, uy tín của người thầy được đề cao hơn
+ Khả năng chuyên môn sẽ được nâng lên nhờ áp lực của phương pháp dạy học
tích cực...
- Lợi ích đối với người học:
+ Học sinh sẽ cảm thấy được học khi học bằng phương pháp dạy học tích cực chứ
khơng phải là bị học
+ Được chủ động, sáng tạo trong lúc học sẽ khắc sâu kiến thức hơn
+ Người học giữ vai trò trung tâm...
III. Thực hành
Lập kế hoạch bài dạy theo tinh thần dạy học phát huy tính tích của học sinh (1 bài
về Đạo đức, 1 bài về Tự nhiên – Xã hội, 1 bài về Tiếng Việt)./.

* KIỂM TRA (1 TIẾT)
6



×