BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 1
MỤC LỤC
Mục lục 1
Nhận xét của công ty vào giáo viên 3
Lời mở đầu 5
Chương 1: Giới thiệu VMS Mobifone T.P Hồ Chí Minh 6
Chương 2: Sơ đồ vị trí các trạm BTS của Mobifone T.P Hồ Chí Minh 8
1. Giới thiệu 8
2. Sơ đồ trạm BTS Mobifone khu vực quận 4 9
3. Hệ thống truyền dẫn BTS khu vực quận 4 11
Chương 3: Cấu trúc trạm BTS của Mobifone T.P Hồ Chí Minh 12
I. Thiết bị RBS 2206 15
1. Giới thiệu 15
2. Cấu trúc RBS 2206 16
2.1. Power Supply Unit (PSU) 16
2.2. Distribution Unit (DXU) 17
2.3. Internal Distribution Module (IDM) 18
2.4. Double Transceiver Unit (dTRU) 18
2.5. Configuration Switch Unit (CXU) 19
2.6. Combining and Distribution Unit (CDU) 19
2.7. AC/DC connection unit and DC filter 20
2.8. Fan Control Unit (FCU) 20
2.9. Tower Mounted Amplifier (TMA) 21
2.10. Đặc điểm RBS 2206 21
3. Các thông số kỹ thuật 22
3.1. Thông số vật lý 22
3.2. Trọng lượng 22
3.3. Yêu cầu năng lượng 22
3.4. Công suất tiêu thụ 22
3.5. Màu sắc 22
3.6. Tiêu chuẩn trường điện từ (EMC) 22
3.7. Các cảnh báo ngoài 23
3.8. Acquy dự phòng 23
3.9. Truyền dẫn 23
4. Đặc tính kỹ thuật GSM 900 của RBS 2206 25
4.1. Thông số hệ thống 25
4.2. Loại CDU sử dụng cho GSM 900 26
4.3. Các cấu hình vô tuyến GSM 900 28
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 2
5. Đặc tính kỹ thuật GSM 1800 của RBS 2206 29
5.1. Thông số hệ thống 29
5.2. Loại CDU sử dụng cho GSM 1800 30
5.3. Các cấu hình vô tuyến cho GSM 1800 32
II. Thiết bị truyền dẫn viba Pasolink V4 33
1. Tổng quan về thiết bị Pasolink 33
1.1. Sơ đồ tổng quát của 1 tuyến Pasolink 33
1.2. Đặc điểm 33
2. Các thành phần của thiết bị Pasolink V4 34
2.1. IDU (Indoor Unit) 34
2.2. Nguồn DC vào 34
2.3. Sơ đồ chân port traffic 35
2.4. Sơ đồ dây ra trên Krone 36
2.5. ODU (Outdoor Unit) 36
2.6. Các băng tần hoạt động của Pasolink V4 38
3. Quản lý cấu hình và hoạt động của Pasolink V4 bằng cách sử
dụng phần mềm PNMT 38
III. Hệ thống nguồn của trạm BTS 45
1. Giới thiệu về hãng Delta 45
2. Giải pháp nguồn viễn thông Delta ESAA155-ABC07 và
ESAA150-ABC 47
2.1 Hệ thống ESAA150-ABC07 47
2.2 Hệ thống ESAA150-ABC09 48
2.3 Cấu trúc module chỉnh lưu DP 2700 49
2.4 Lắp đặt và chạy thử hệ thống nguồn Delta 53
Chương 4: Quy trình lắp đặt, bảo dưỡng và phát sóng trạm BTS 55
1. Lắp đặt nhà trạm 55
2. Quy trình phát sóng 56
3. Quy Trình bảo dưỡng 61
Chữ viết tắt 62
Tài liệu tham khảo 63
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 3
NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, thông tin liên lạc đặc biệt là thông tin di động
là một lĩnh vực quan trọng và không ngừng phát triển. Nó là nền tảng để các
ngành khác trong nền kinh tế quốc gia phát triển. Để đáp ứng được nhu cầu
ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng thuê bao như hiện nay của quốc
gia đòi hỏi ngành thông tin và truyền thông phải mở rộng, nâng cấp và phát
triển mạng di động ngày một rộng lớn và đáp ứng các kỹ thuật tiên tiến, hiện
đại. Và với việc phát triển như vậy, GSM vẫn là nền tảng cực kỳ quan trọng để
mạng thông tin di động phát triển lên 3G và xa hơn nữa, chính vì vậy cốt lõi
của mạng GSM là hệ thống trạm BTS là điều cốt yếu mà các mạng di động
phải quan tâm, xây dựng, bảo dưỡng, phát triển nhiều nhất cả trong hiện tại
và tương lai.
Với đề tài về hệ thống trạm BTS của Mobifone, em đã được phân công
về Tổ viễn thông 4 – Trung Tâm Thông Tin Di Động Khu Vực 2, cùng
với sự giúp đỡ của các anh trong Tổ viễn thông 4, các thầy cô hướng dẫn em
đã hoàn thành đề tài này.
N
ộ
i dung c
ủ
a bài báo cáo g
ồm 4 chương:
- Chương 1: Giới thiệu VMS Mobifone T.P Hồ Chí Minh
- Chương 2: Sơ đồ vị trí các trạm BTS của Mobifone T.P Hồ Chí Minh
- Chương 3: Cấu trúc trạm BTS của Mobifone T.P Hồ Chí Minh
- Chương 4: Quy trình lắp đặt, bảo dưỡng và phát sóng trạm BTS
Nhân đây, em xin gử
i l
ờ
i c
ảm ơn sâu sắc đế
n:
- Các thầy, các cô Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông cơ sở tp
Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm, kiến thức để
hoàn thành đề tài này.
- Ban giám đốc Trung Tâm Thông Tin Di Động Khu Vực 2, Đài Vô Tuyến
TT TTDĐ Khu Vực 2, và Tổ Viễn Thông 4 đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt
nghiệp của mình.
Do thời gian, khuôn khổ báo cáo không nhiều cũng như những hạn chế
về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót, hạn chế
trong báo cáo này. Vì giới hạn báo cáo và quá trình thực tập nên phần 3G em
không đề cập tới trong bài báo cáo này. Em rất mong được sự hướng dẫn,
dạy bảo thêm của các thầy cô của trường, các cô chú, anh chị của Trung
Tâm. Đó là những kinh nghiệm quí báu giúp em trưởng thành hơn trong công
việc.
Em xin chân thành c
ảm ơn!
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VMS
MOBIFONE TP HỒ CHÍ MINH
Công ty thông tin di động (VMS) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Được thành lập vào ngày
16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác
dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu Mobifone, đánh dấu
cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động
của Mobifone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai
cung cấp dịch vụ mới về thông tin.
- 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông
Đinh Văn Phước.
- 1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực I và II.
- 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) thành lập Trung tâm
Thông tin di động Khu vực III.
- 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik. Nhà nước và Bộ Bưu chính
Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính
thức về việc cổ phần hóa Công ty Thông tin di động. Ông Lê Ngọc Minh
lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh Văn Phước
(về nghỉ hưu).
- 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV.
- 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15
năm thành lập Công ty Thông tin di động, Thành lập Trung tâm Dịch vụ
Giá trị Gia tăng.
- Tính đến tháng 4/2008, Mobifone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần
thuê bao di động tại Việt Nam.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 7
Hình 1: Tăng trưởng thuê bao qua các năm 1993-2010
Hình 2: Biểu đồ phân chia thị phần (Tính đến quí I/2009)
Mobifone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất
tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải
thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam
Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt là trong năm 2009,
MobiFone vinh dự nhận giải thương Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do
Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam trao tặng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 8
CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ VỊ TRÍ TRẠM BTS
MOBIFONE KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH
Với hệ thống rộng lớn hơn một ngàn trạm BTS trên toàn thành phố Hồ
Chí Minh của trung tâm thông tin di động khu vực 2, được chia thành nhiều
khu vực tương ứng với mỗi quận huyện của thành phố. Tổ Viễn Thông 4 của
trung tâm TTDĐ Khu Vực 2 được phân công quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng,
phát triển các trạm BTS tại các khu vực: quận 4, quận 7, quận 8, huyện Nhà
Bè, huyện Cần Giờ. Trong giới hạn đề tài và sự cho phép của ban lãnh đạo
Mobifone, em xin phép được trình bày sơ đồ cơ bản các trạm BTS trong khu
vực quận 4 của Mobifone thành phố Hồ Chí Minh.
1. Giới thiệu:
Quận 4 là một quận nằm ở giữa quận 1 và quận 7 thành phố Hồ Chí
Minh. Với diện tích chỉ khoảng 4,2 km
2
. Quận 4 là quận có diện tích nhỏ nhất
của thành phố Hồ Chí Minh. Quận 4 có hình dạng như một cù lao tam giác,
xung quanh đều là sông và kênh rạch. Phía Đông Bắc là sông Sài Gòn, bờ bên
kia là Quận 2; phía Tây Bắc là kênh Bến Nghé, bờ bên kia là Quận 1; phía
Nam là kênh Tẻ, bờ bên kia là Quận 7. Quận gồm có 15 phường: 1-6; 8-10;
12-16 và 18.
Mạng lưới giao thông của Quận 4, chủ yếu dựa vào 6 trục đường chính:
Nguyễn Tất Thành, Hoàng Diệu, Khánh Hội, Bến Vân Đồn, Tôn Đản và Đoàn
Văn Bơ. Con đường lớn và quan trọng nhất ở quận là đại lộ Nguyễn Tất
Thành xuyên suốt địa phận phí đông quận, trải dài trên 2 km, qua Quận 1 và
Cảng Sài Gòn, chếch theo hướng Tây Nam đi Nhà Bè. Bắt đầu từ cầu Khánh
Hội và kết thúc là cầu Tân Thuận 1 và 2.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 9
Hình 3: Quận 4
2. Sơ đồ trạm BTS của VMS Mobifone tại quận 4:
Hình 4: Sơ đồ trạm BTS quận 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 10
Với hơn 30 trạm BTS, mạng lưới BTS tại quận 4 của VMS Mobifone
được sắp xếp theo cấu trúc hình sao với nhiều tuyến truyền dẫn viba số và
cáp quang đã phủ rộng khắp khu vực quận 4. Mỗi trạm BTS cấu hình theo 3
sector (gồm 3 anten 120
o
) sử dụng các kênh tần số không trùng lấp nên có
thể ứng cứu, thay thế nếu trạm xung quanh gặp sự cố.
Hai node quang chính tại Nguyễn Tất Thành (H04014) và Hoàng
Diệu (H04000) chịu trách nhiệm tập trung các luồng viba số và luồng quang
đưa về BSC, những trạm BTS không có kết nối như trong hình sẽ sử dụng
tuyến quang để đưa luồng về node.
Ký hiệu trạm BTS: H04xxx
- H: Hồ Chí Minh
- 04: quận 4
- xxx: số thứ tự trạm BTS
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 11
3. Hệ thống truyền dẫn BTS tại quận 4:
Ta có thể thống kê các tuyến truyền dẫn những trạm BTS của VMS
Mobifone quận 4 như sau:
Hình 5: Hệ thống truyền dẫn quận 4
Các trạm BTS dùng hệ thống truyền dẫn vi ba số đưa những luồng E1
về 2 node quang, sau đó 2 node quang này sẽ ghép các luồng trên thành
luồng quang STM-1 đưa về BSC.
Có 2 dạng truyền dẫn Viba: dùng thiết bị truyền dẫn Minilink của
Ericsson hoặc dùng thiết bị Pasolink của NEC. Ta sẽ tìm hiểu về thiết bị truyền
dẫn Pasolink trong phần sau.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 12
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC TRẠM BTS CỦA
MOBIFONE THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong quá trình thực tập tại Tổ Viễn Thông 4 được đi khảo sát nhiều
trạm BTS trong khu vực, em đã biết qua cấu trúc cơ bản của một nhà trạm
BTS Mobifone gồm những phần sau:
- Thiết bị nguồn: tủ nguồn AC, DC của hãng Delta.
- Tủ GSM 900/1800: dùng tủ RBS 2206/2216 của Ericsson
- Tủ 3G: dùng tủ RBS 3418 của Ericsson
- Thiết bị truyền dẫn: truyền dẫn quang Metro 100 hoặc Pasolink của
NEC, Minilink của Ericsson.
- Nhà trạm: ổn áp, 2 máy điều hòa, hệ thống feeder, anten.
Hình 6: tủ RBS 2216, hệ thống nguồn, truyền dẫn viba số
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 13
Hình 7: Thiết bị 3G RBS 3418
Hình 8: Thiết bị truyền dẫn quang Metro 100
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 14
Hình 9: Hệ thống anten và feeder
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 15
I. Thiết bị RBS 2206:
1. Giới thiệu:
Hình 10: Tủ RBS 2206
- RBS 2206 là thiết bị mới của họ thiết bị RBS 2000 của Ericsson. RBS 2206
có thể vận hành và hoạt động chung với các thiết bị RBS khác trong họ
RBS 200 hoặc RBS 2000.
- Ưu điểm của RBS 2206 là với cùng kích thước cabinet RBS 2202 nhưng có
thể tăng gấp đôi về số lượng transceiver và các kết nối do RBS 2206 hỗ trợ
lên đến 6 dTRU tương ứng với 12 Transceiver cho mỗi cabinet.
- dTRU dùng trong tủ RBS 2206 có khả năng hỗ trợ EDGE (công nghệ di
động thế hệ 2,5G tiếp theo của GPRS) đáp ứng giải pháp giao tiếp số liệu
với tốc độ cao. RBS 2206 có khả năng hỗ trợ EDGE trên cả 12 Transceiver.
- RBS 2206 sử dụng 2 loại bộ kết hợp mới (combiner) rất linh hoạt do đó tủ
RBS 2206 có thể hoạt động với cấu hình 1 sector, 2 sector hay 3 sector, có
thể sử dụng kết hợp cả băng tần GSM 900/1800, GSM 800/1900 hay GSM
1800/1900.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 16
2. Cấu trúc RBS 2206:
RBS 2206 bao gồm những bộ phận chính sau:
- Bộ hỗ trợ nguồn (Power Supply Unit PSU)
- Bộ chuyển mạch phân phối (Distribution Switch Unit DXU)
- Module phân phối nội (Internal Distribution Module IDM).
- Bộ thu phát đôi (Double Transceiver Unit dTRU).
- Bộ cấu hình chuyển mạch (Configuration Switch Unit CXU)
- Bộ phân phối và kết hợp (Combining and Distribution Unit CDU)
- Bộ kết nối AC và DC (AC or DC Connection Unit ACCU/DCCU)
- Bộ điều khiển quạt (Fan Control Unit FCU)
- Bộ lọc DC (DC filter).
Hình 11: RBS 2206
2.1. Power Supply Unit (PSU):
PSU dùng để chỉnh lưu và biến đổi điện áp cung cấp sang điện áp hệ
thống là +24 VDC.
Những PSU được kết nối song song trên phía phụ và có thể được cấu
hình dự phòng N+1.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TU
Ấ
N
Page
17
Khi sử dụng một ăcquy dự phòng, một PSU bổ sung được khuyến nghị
để sạc cho nguồn ăcquy. Nếu RBS được trang bị với PSU dự phòng thì không
cần thiết phải có PSU bổ sung để sạc ăcquy.
RBS 2206 được trang bị với sự bảo vệ điện áp có giới hạn. Vì vậy một
bộ giám sát điện áp chuyển tiếp khi đột biến và bảo vệ sét rất được yêu cầu.
2.2. Distribution Switch Unit (DXU):
DXU cung cấp một giao diện cho hệ thống tới kết nối 2 Mbit/s hay 1.5
Mbit/s và kết nối chéo các time slot riêng lẻ cho bộ thu phát. DXU cũng tách
thông tin đồng bộ từ kết nối PCM và tạo ra đồng hồ chuẩn cho RBS.
DXU hỗ trợ chức năng LAPD Multiplexing, LAPD Concentration và Multi
Drop.
Một tủ RBS 2206 có một khối DXU-21 với các đặc điểm sau:
- Có 4 cổng truyền dẫn (cả E1 và T1)
- Phần cứng sẵn sàng hỗ trợ chức năng EDGE trên cả 12 TRX
- Hỗ trợ một mạng vô tuyến đồng bộ với sự trợ giúp của một giao diện để
giao tiếp với bộ thu tín hiệu GPS bên ngoài.
- Hỗ trợ chức năng định vị di động với sự trợ giúp của 1 giao diện giao tiếp
với 1 bộ LMU bên ngoài.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TU
Ấ
N
Page
18
- Phần cứng sẵn sàng hỗ trợ tính năng bổ sung “site LAN” thông qua 1 bus
External O&M (EOM). Bus này được thiết kế theo tiêu chuẩn cổng
Ethernet.
- Hỗ trợ đồng bộ TG.
- Tích hợp chức năng ECU.
2.3. Internal Distribution Module (IDM):
IDM gồm 2 chức năng:
- Phân phối điện áp hệ thống 24 VDC tới các bộ phận của tủ RBS và đóng
vai trò là một cầu chì với điện áp tải là 24 VDC.
- Có 1 điểm kết nối trên IDM để kết nối vòng xuyến ESD với thiết bị tiếp đất
về điện.
2.4. Double Transceiver Unit (dTRU):
Mỗi tủ RBS 2206 có thể gắn tối đa 6 dTRU (tương đương với 12 TRX).
Có nhiều loại dTRU khác nhau được phân biệt bởi băng tần hoạt động
và khả năng hỗ trợ EDGE. Tất cả các loại dTRU đều hỗ trợ về phần cứng cho
các chức năng HSCSD và GPRS, riêng EDGE dTRU hỗ trợ về phần cứng để
nâng cấp lên các chức năng ECSD và EGPRS.
dTRU hỗ trợ nhiều chuẩn mã hóa khác nhau, dTRU có thể dùng chuẩn
A5/1 hoặc A5/2. Quá trình mã hóa được điều khiển thông qua phần mềm.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TU
Ấ
N
Page
19
Một bộ ghép lai (hybrid combiner) được gắn bên trong dTRU. Bộ ghép
này có thể được sử dụng là chức năng lựa chọn kết hợp với CDU-G để tăng số
lượng TRX cho mỗi ănten. Cũng có thể bỏ qua bộ ghép lai này bằng cách nối
cáp vào mặt trước của dTRU.
dTRU sẵn sàng về phần cứng để tăng cường hiệu năng hoạt động
thông qua việc nâng cấp phần mềm. Ví dụ: phân tập 4 nhánh thu và quá trình
triệt tiêu nhiễu mở rộng EIS.
2.5. Configuration Switch Unit (CXU):
Nhiệm vụ của CXU là kết nối chéo giữa CDU và dTRU tại đường thu,
CXU giúp việc nâng cấp hoặc cấu hình lại một tủ RBS được thuận lợi hơn, hạn
chế việc di chuyển hay thay thế cáp RX
Các đầu vào và ra RX trên dTRU và CDU được đặt ở những vị trí để tối
thiểu hóa số loại cáp được sử dụng để kết nối giữa CXU với dTRU/CDU.
2.6. Combining and Distribution Unit (CDU):
CDU kết hợp các tín hiệu phát đi từ các TRX và phân chia các tín hiệu
mà nó thu được từ ănten.
Các bộ lọc song công được đặt bên trong CDU. Một bộ nối đo đạc
(measuring coupler) đặt bên trong CDU cung cấp các phép đo công suất tới
và công suất phản xạ phục vụ cho việc tính toán hệ số sóng đứng điện áp
(VSWR).
Có 2 loại CDU khác nhau dùng cho GSM 900 và 1800 (CDU-F và CDU-
G) và có một loại CDU dùng cho GSM 800 và GSM 1900 (CDU-G).
- CDU-G có tính năng ghép lai hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản và nhảy tần
kết hợp.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TU
Ấ
N
Page
20
- CDU-F có tính năng kết hợp lọc hỗ trợ các cấu hình lớn hỗ trợ nhảy tần
băng cơ bản. CDU-F được tối ưu hóa cho các cấu hình lớn với công suất
đầu ra tối đa trên số lượng anten tối thiểu.
Các bộ lọc song công cho phép cả đường thu lẫn đường phát kết nối tới
cùng 1 anten. Các cấu hình song công cũng cho phép giảm thiểu số lượng
anten và feeder cần thiết cũng như hạn chế suy hao tại các bộ kết hợp trên
đường truyền.
Cả CDU-G và CDU-F đều sẵn sàng về phần cứng để hỗ trợ EDGE.
2.7. AC/DC connection unit and DC filter:
ACCU/DCCU dùng phân chia và kết nối điện áp cung cấp 120-250 VAC
(ACCU) hay -48/-60 VDC (DCCU) của nguồn vào tới các PSU.
Bộ lọc điện 1 chiều dùng kết nối bộ cấp nguồn vào +24 VDC (PSU) với
bộ ắcquy dự phòng.
Khối accu dự phòng chỉ có khi điện áp nguồn cung cấp là 120-250VDC.
2.8. Fan Control Unit (FCU):
Khối FCU điều khiển các quạt gió bên trong tủ thiết bị. Môi trường làm
việc bên trong tủ được duy trì trong một khoảng giới hạn của nhiệt độ nhờ
vào việc điều khiển các quạt gió. Môi trường làm việc được điều khiển bởi
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 21
DXU thông qua FCU với sự hỗ trợ của các bộ cảm biến nhiệt đặt bên trong
các khối RU.
2.9. Tower Mounted Amplifier (TMA):
Mỗi bộ khuếch đại nhiễu tối thiểu TMA là một lựa chọn có thể được sử
dụng theo yêu cầu để bù lại suy hao do anten-feeder và tăng cường hiệu
năng cho tất cả các bộ thu. Với mọi cấu hình, CDU-G và CDU-F đều sẵn có
các bộ TMA song công kép như là một tính năng lựa chọn. Để hỗ trợ các bộ
khuếch đại TMA, trong các tủ BTS còn có thêm bộ phận là module điều khiển
TMA và có bộ phun điện thế hiệu dịch (Bias Injector). Bộ phun điện thế hiệu
dịch được sử dụng để cung cấp cho khối TMA điện năng 1 chiều từ khối TMA-
CM rồi đưa lên RF feeder.
2.10. Đặc điểm tủ RBS 2206:
- Là tủ đặc dụng dùng cho trạm indoor (lắp đặt trong nhà).
- Hỗ trợ tối đa 6 bộ thu phát kép (tương đương 12 TRX) trên 1 tủ.
- Với một tủ, ta có thể thiết lập được cấu hình của trạm là 1 sector, 2
sector, hay 3 sector.
- Tủ RBS 2206 đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về địa chấn.
- Cửa tủ có thể xoay sang trái hoặc phải.
Tất cả các bộ phận trong tủ có thể dễ dàng tiếp xúc phía trước mặt tủ.
Không có bất cứ thao tác nào với các khối chức năng đòi hỏi kỹ thuật viên
phải thực hiện từ mặt trái, phải hay phía sau của tủ, điều này cho phép chúng
ta có thể đặt các tủ sát cạnh nhau với mặt sau sát tường mà vẫn đảm bảo
thao tác kỹ thuật một cách dễ dàng, lại vừa tiết kiệm diện tích.
Các cổng vào của feeder, cáp truyền dẫn, và cáp điện cung cấp nguồn đều
được đặt tại đỉnh tủ.
Acquy dự phòng được đặt bên ngoài tủ RBS 2206. Các acquy dự phòng
được đặt trong các tủ nguồn lắp ngoài của Ericsson với thời gian lưu trữ khác
nhau.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 22
3. Các thông số kỹ thuật:
3.1. Thông số vật lý:
Thiết bị Độ rộng mặt
trước (mm)
Độ rộng mặt
bên (mm)
Chiều cao
(mm)
Tủ có khung đỡ 600 400 1850
Tủ không có khung đỡ 600 400 1800
Khung đỡ 600 400 50
3.2. Trọng lượng:
Thiết bị Trọng lượng (kg)
Tủ gắn đầy đủ thiết bị và
có khung đỡ
230
3.3. Yêu cầu năng lượng:
Các tùy chọn nguồn
-(48/60) VDC
+24 VDC
120-250 VAC
3.4. Công suất tiêu thụ:
Điện năng tiêu thụ tối đa của RBS 2206 là 3855 W (đối với nguồn cung
cấp là 120-250 VAC).
Nếu dùng acquy dự phòng thì điện năng tiêu thụ để nạp acquy đầy có
thể lên đến mức tạm thời là 5780 W.
Các thông số trên được tính trong chế độ hoạt động với mức tải tối đa
với điều kiện tiêu chuẩn. Sự tiêu thụ điện năng trong quá trình hoạt động còn
tùy thuộc vào cấu hình trạm.
3.5. Màu sắc:
Màu sắc Thông số chuẩn Số Ericsson
Trắng NCS 1002-R MZY 3820/985
3.6. Tiêu chuẩn trường điện từ (EMC)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 23
Theo một số tiêu chuẩn của châu Âu và công nghệ GSM:
- ETS 300 342-2.
- 1999/5/EC Radio and TTE directive.
- EN 55022 Class B.
- GSM: 11.21
- FCC part 15.
3.7. Các cảnh báo ngoài:
RBS 2206 cung cấp các điểm kết nối cho các cảnh báo ngoài. Các cảnh
báo ngoài được định nghĩa bởi người sử dụng và được thông báo tới BSC
thông qua hệ thống báo hiệu lớp LAPD trên giao diện Abis O&M.
Có tổng cộng là 16 loại cảnh báo ngoài. Các cảnh báo ngoài này được
định nghĩa bằng cách sử dụng hệ thống đầu cuối vận hành và bảo dưỡng
(OMT - Operation and Maintenance Terminal) hoặc hệ thống OMT từ xa.
3.8. Acquy dự phòng:
Các acquy dự phòng có bên trong các tủ nguồn lắp ngoài (giống kiểu tủ
SAFT của Alcatel), có tên là BBS 2000, với cùng kích thước như tủ RBS 2206,
thời gian chịu tải khi mất điện lên tới 8 tiếng.
Bên trong tủ BBS 2000 có một đơn vị cầu chì acquy được gọi là BFU
(Batteru Fuse Unit). BFU có chức năng giám sát, nối hay ngắt hệ thống khỏi
acquy khi điện áp tụt thấp tới một mức nhất định. Có thể cung cấp nguồn
điện cho thiết bị truyền dẫn bên ngoài với điện áp hệ thống + 24 VDC. Điện
áp này có thể được cung cấp từ tủ RBS hoặc acquy dự phòng.
Có thể chia sẻ acquy dự phòng giữa RBS 2206 và RBS 2202/200.
3.9. Truyền dẫn:
Tất cả các model RBS 2000 đều hỗ trợ chức năng multi-drop bypass.
Mỗi một RBS có thể được cấu hình để hoạt động độc lập hoặc hoạt động ở
chế độ tầng tuyến tính (nối với nhau theo chuỗi). Cấu hình hoạt động được
tạo ra bởi hệ thống OMT.
Giao thức tập trung và ghép kênh LAPD có thể được dùng để tài
nguyên truyền dẫn được hiệu quả hơn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 24
DXU-21 được trang bị với 4 port ra hỗ trợ lên tới 8Mbit/s.
Giao diện:
T1 1.5Mbit/s 100 Ohm.
E1 2Mbit/s 120 Ohm.
E1 2Mbit/s 75 Ohm.
Các giao diện được hỗ trợ trên cùng cổng vật lý.
Kết nối:
E1/120 Ohm và T1/100 Ohm được kết nối vào RBS 2206 thông qua một
connector DSUB 15 chân. E1/75 Ohm được kết nối vào RBS 2206 thông qua
một adapter (có chứa một bộ biến đổi trở kháng) có các connector BNC.
Truyền dẫn E1/120 Ohm và T1/100 Ohm hỗ trợ “Long Haul” (Đoạn
truyền dẫn dài). Các chuẩn E1/G.703 và T1/DS1 cho phép tương thích với các
thiết bị truyền dẫn của các nhà cung cấp khác nhau đối với một mức phân
cấp truyền dẫn (ở đây là mức truyền dẫn E1 - chuẩn châu Âu hoặc T1 - chuẩn
Mỹ). Thông thường các chuẩn E1/G.703 và T1/DS1 chỉ đưa ra các giao diện
“short haul” (đoạn truyền dẫn ngắn) với mức suy hao do khoảng cách truyền
dẫn tối đa là 6dB (mà chưa cần thiết bị lặp bù suy hao). Tính năng long haul
cho phép mức suy hao khoảng cách lên tới 30dB và do đó cấu hình mạng
truyền dẫn sẽ đạt hiệu quả cao hơn về việc giảm giá thành.
Kết nối cho cáp đồng trục (75 Ohm) chỉ hỗ trợ giao diện luồng E1
(không hỗ trợ T1) và không hỗ trợ tính năng long haul. Khoảng cách cho
phép giữa 2 phần tử trên mạng truyền dẫn được xác định bởi suy hao cáp
truyền dẫn và phụ thuộc vào độ nhạy đầu thu 6 dB được mô tả trong tiêu
chuẩn G.703.
Thiết bị truyền dẫn bổ sung:
Tủ RBS 2206 có sẵn vị trí cho thiết bị truyền dẫn bổ sung trên khối mở
rộng tuỳ chọn (Optional Expansion Unit - OXU) được đặt bên cạnh khối DXU.
Trên khối OXU có 2 vị trí cắm card DXX. Hai card này là cổng kết nối số
bao gồm 4 cổng theo tiêu chuẩn G.704 và một khe cho từ 2 đến 4 giao diện
bổ sung có thể là G.703, HDSL, LTE hoặc cáp sợi quang.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2010
HOÀNG ANH TUẤN Page 25
Trên khối OXU có 1 vị trí cắm card DXX là một cổng kết nối số bao gồm
4 cổng G.703.
Trên khối OXU có 1 vị trí cắm card Mini-DXC là một cổng kết nối số bao
gồm 5 cổng G.703.
4. Đặc tính kỹ thuật GSM 900 của RBS 2206:
4.1. Thông số hệ thống:
Băng tần thu: 880 tới 915 MHz (E-GSM)
Băng tần phát: 925 tới 960 MHz (E-GSM)
Độ rộng băng tần sóng mang: 200 kHz.
Số kênh mỗi sóng mang: 8 kênh toàn tốc
Phương pháp điều chế: GMSK, EDGE-dTRU xử lý cả GMSK và 8-PSK
Khoảng cách giữa 2 tần số của cặp thu phát song công: 45 MHz
Công suất phát của RBS được điều khiển một cách linh hoạt. Ta có thể
giảm công suất phát đi tối đa là 30 dB (kể từ mức phát tối đa) với mỗi nấc
giảm là 2dB.