Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Luận án tiến sĩ tư tưởng hồ chí minh về quyền phụ nữ tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 220 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----

TRẦN QUỐC CƢỜNG

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ
- TIẾP CẬN TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2019

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----

TRẦN QUỐC CƢỜNG

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ
- TIẾP CẬN TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số
: 62 31 02 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyễn Linh Khiếu


XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐHQG
Cán bộ hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án tiến sĩ

PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu

GS.TS Đỗ Quang Hƣng

Hà Nội - 2019

z


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận án là cơng trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn
mới của tác giả; luận án không trùng lặp, sao chép bất kỳ công trình khoa
học nào, nếu sao chép, trùng lặp tơi xin chịu trách nhiệm trước tổ chức!

NGHIÊN CỨU SINH

Trần Quốc Cƣờng

z


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Bình đẳng giới

BĐG

2

Chính trị quốc gia

CTQG

3

Chính phủ

CP

4

Cán bộ

CB

5


Đảng Cộng sản

ĐCS

6

Giáo dục - Đào tạo

GD - ĐT

7

Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam

HLHPNVN

8

Khoa học - công nghệ

KH - CN

9

Khoa học xã hội nhân văn

KHXHNV

10


Nhà xuất bản

NXB

11

Nghị định



12

Nghiên cứu khoa học

NCKH

13

Phụ nữ

PN

14

Quân đội nhân dân

QĐND

15


Trang

Tr.

16

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

z


MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
8
Chƣơng 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1.
Tình hình nghiên cứu về nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền
8
1.2.
Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ
26
1.3.
Đánh giá tổng quan nghiên cứu và những nội dung luận
31

án cần tiếp tục nghiên cứu
37
Chƣơng 2 CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ PHƢƠNG PHÁP
TIẾP CẬN TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
2.1.
Chủ nghĩa nữ quyền
37
2.2.
Tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền
56
2.3.
Sự cần thiết phải tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền trong
65
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ
70
Chƣơng 3 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN
PHỤ NỮ - TIẾP CẬN TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
3.1.
Khái niệm và cấu trúc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ
70
3.2.
Nguồn gốc hình thành nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
81
quyền phụ nữ
3.3.
Nội dung quyền phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
98
128
Chƣơng 4 GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƢỚNG VẬN DỤNG TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ Ở

NƢỚC TA HIỆN NAY
4.1.
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ
128
4.2.
Tình hình thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
157
4.3.
Định hướng vận dụng và giải pháp thực hiện quyền phụ
172
nữ ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
190
KẾT LUẬN
194
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
196
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
213
PHỤ LỤC

z


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ là nội dung quan trọng trong
hệ thống tư tưởng của Người, đã có giá trị to lớn góp phần vào sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người nói chung
và giải phóng lực lượng phụ nữ nói riêng. Suốt cuộc đời cách mạng, dù trong

bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh ln đặc biệt quan tâm và tích cực đấu
tranh giành quyền cho phụ nữ. Trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển
của đất nước hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền phụ nữ là rất cần thiết, đó là tất yếu khách quan để thúc đẩy và thực
hiện có hiệu quả quyền phụ nữ trong thời kỳ mới.
Quyền phụ nữ là nhu cầu, phẩm giá vốn có của con người, là thành quả
đấu tranh và động lực phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, là một
trong những giá trị tinh thần quý báu, cao cả nhất của nền văn minh nhân loại
trong thời đại ngày nay. Thực hiện đầy đủ, triệt để quyền con người của phụ
nữ ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây là một vấn đề trọng tâm của quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như tiến trình hội nhập và phát triển
tồn diện của đất nước.
Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số thế giới, họ có ảnh hưởng to lớn đến
hạnh phúc, ổn định của gia đình và là thước đo để đánh giá sự phát triển của xã
hội. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ (MDG) mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, đó cũng là cơ sở quan
trọng cho Đảng, Nhà nước hoạch định ra đường lối, chủ trương trong lãnh đạo,
chỉ đạo công tác phụ nữ và thực hiện quyền của phụ nữ ở nước ta hiện nay:
“Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện
tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng” [61, tr. 163].
Công ước CEDAW Liên Hợp quốc (Cơng ước về xóa bỏ tất cả các hình
thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ) chính thức được cam kết và thực hiện ở
Việt Nam (từ 1982), đã làm cho các cấp, các ngành, các địa phương thay đổi
3

z


cách nhìn nhận về quyền phụ nữ. Phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội thể hiện và
khẳng định vị trí vai trị của mình trong gia đình cũng như các hoạt động chính

trị - xã hội; tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước tăng
lên, hoạt động giao lưu đối ngoại Giới trong khu vực và quốc tế ngày càng được
mở rộng theo tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa. Hiện nay, quyền phụ nữ
được thực hiện ngày càng đầy đủ và được pháp luật thừa nhận.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, nước ta còn tồn tại nhiều rào cản và những vấn đề bất cập
trong thực hiện quyền phụ nữ vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Tình
trạng phân biệt đối xử chống lại phụ nữ vẫn còn tồn tại; còn nhiều hạn chế trong
bảo đảm các quyền nhân thân của phụ nữ; nhiều phụ nữ bị xâm hại đến quyền,
sức khỏe, thân thể và chịu những định kiến về giới trong xã hội. Số liệu của tổng
cục thống kê năm 2014 cho biết: 58,3% số phụ nữ tiến hành điều tra đã thừa
nhận bản thân bị ít nhất một hình thức bạo hành, 27% phụ nữ phải chịu một
trong các hình thức bạo hành ở thời điểm 12 tháng gần nhất. Và con số 3% là số
phụ nữ đã bị lạm dụng tình dục khi bản thân họ chưa đủ 15 tuổi [193, tr. 46].
Quyền tham chính của phụ nữ cịn gặp nhiều rào cản, tỷ lệ phụ nữ tham
gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 ở cấp xã chỉ đạt 19,69%; cấp huyện là
14,3%, cấp tỉnh là 13,3%, cấp trung ương chỉ đạt 10% [193, tr.82]. Nhiều cơ
quan, tổ chức chưa coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt cán bộ nữ,
chưa hình thành tổ chức bộ máy, việc phân cơng, bố trí cán bộ nữ lãnh đạo,
quản lý phần lớn cịn mang nặng định kiến giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ cho tới nay đã có nhiều nhà khoa
học, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ và phạm vi
khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ tiếp
cận dưới khung lý thuyết chính trị nữ quyền thì chưa có cơng trình nào nghiên
cứu với tính chất chuyên biệt, độc lập. Tác giả luận án nhận thấy, nhiều cơng
trình khơng sử dụng cách tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền, nên chưa có cách nhìn
nhận và đánh giá tổng quát từ nhiều chiều, do đó chưa đưa ra được đầy đủ những
nội dung mới, phương thức, điều kiện để thực hiện quyền phụ nữ hiện nay.
4


z


Với những lý do trên, tác giả lựa chọn chủ đề Tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền phụ nữ - tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền làm đề tài luận án tiến sĩ
Khoa học Chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và áp dụng khung lý thuyết
chủ nghĩa nữ quyền, luận án làm rõ nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh về quyền phụ nữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Tổng quan, khái quát kết quả tình hình nghiên cứu về quyền phụ nữ và
tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ trong các nghiên cứu trước.
Xây dựng khung lý thuyết chủ nghĩa nữ quyền và phương pháp tiếp cận
từ chủ nghĩa nữ quyền.
Làm rõ nội hàm khái niệm và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
phụ nữ khi tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền.
Luận giải một số giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đối tượng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung và giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ đầu năm 1920 cho đến cuối năm 1969.
4. Phƣơng pháp luận của luận án và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời
kỳ về công tác phụ nữ và thực hiện quyền phụ nữ.
5

z


4.2. Phương pháp chính trong nghiên cứu luận án
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích hệ thống tài liệu có liên quan đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ, đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền
phụ nữ, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
triết học Mác - Lênin cùng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Nghiên cứu tổng quan các cơng trình có liên quan đến luận án và những
vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
Nghiên cứu về chủ nghĩa nữ quyền và tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền,
tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính trị học.
Nghiên cứu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của phụ nữ, tác
giả sử dụng phương pháp logic - lịch sử.
Nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của phụ nữ, tác giả
sử dụng phương pháp thống kê, khái quát hoá, điều tra, so sánh và phương
pháp tư vấn của chuyên gia .v.v..
Các phương pháp nói trên được kết hợp, vận dụng linh hoạt trong từng
nội dung của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
phụ nữ từ cách tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền.
Phân tích nội hàm và khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền phụ nữ từ phương pháp tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền.
Làm rõ giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền

phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
Tiếp tục khẳng định và phát triển các quan điểm của Hồ Chí Minh về
đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền phụ nữ và sự tiến bộ của phụ nữ
ở Việt Nam hiện nay.
6

z


Góp phần khẳng định tính khoa học, tồn diện của di sản Hồ Chí Minh
cũng như sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ ở
Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu học tập trong
các nhà trường, cơ quan, đơn vị về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Luấn án kết cấu gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chương 2: Chủ nghĩa nữ quyền và phương pháp tiếp cận từ chủ nghĩa
nữ quyền.
Chương 3: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ - tiếp cận
từ chủ nghĩa nữ quyền.
Chương 4: Giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.

7

z



Chƣơng 1
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu về nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền
Cùng với sự phát triển của xã hội, chủ nghĩa nữ quyền cũng có lịch sử
hình thành và phát triển qua các thời kỳ, q trình đó gắn liền với đời sống
kinh tế, chính trị, văn xóa, xã hội của phụ nữ. Những cơng trình khoa học
nghiên cứu về nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền bắt nguồn và có mối quan hệ
chặt chẽ với hệ tư tưởng chính trị, văn hóa, pháp luật, tơn giáo của xã hội
đương thời.
* Tiếp cận nghiên cứu từ thuyết nữ quyền tự do
Thuyết nữ quyền tự do có căn nguyên từ Làn sóng nữ quyền thứ nhất,
nó đề cập đến những vấn đề quan trọng về sự bình quyền giữa nam và nữ, yêu
cầu pháp luật thừa nhận người phụ nữ cũng có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm như đàn ơng trong xã hội.
Cơng trình khoa học tiêu biểu cho chủ nghĩa nữ quyền tự do vào thế kỷ
XVIII là A Vindication of the Rights of Woman [241] (Sự biện minh cho các
quyền phụ nữ), được xuất bản tại LonDon năm 1792 của tác giả người Anh
Mary Wollstonecraft (1759 - 1799). Từ cách tiếp cận đời sống chính trị của phụ
nữ những năm giữa thế kỷ XVIII, cơng trình của bà đã mạnh mẽ ủng hộ sự bình
đẳng của phụ nữ và đã thúc ép ngành giáo dục thực hiện cải cách theo hướng
ủng hộ nữ quyền. Với mười ba chương, tác giả đã khái quát về: Quyền và nghĩa
vụ liên quan của nhân loại được xem xét; các quan sát về tình trạng suy thối mà
phụ nữ bị giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tác giả tỏ rõ thái độ không
chấp nhận quan điểm phổ biến rằng: “Phụ nữ là những đồ trang trí bất lực của
một hộ gia đình” [241, tr. 68]. Cơng trình của tác giả đã để lại dấu ấn lớn và có
sự đóng góp nhất định về mặt lý luận đối với lý luận chủ nghĩa nữ quyền.
Trên cơ sở pháp luật của quốc gia, nhiều cơng trình đã đi sâu nghiên
cứu hệ thống cơ sở pháp lý, hiến pháp ủng hộ nữ quyền, nhiều tác giả đã nêu
ra những bất công trong hiến pháp của một số nước khi đã tước quyền hoặc

8

z


khơng có những điều khoản trong hiến pháp để bảo đảm cho họ thực hiện
quyền chính đáng của mình trong đời sống chính trị. Tiêu biểu có một số cơng
trình The Subjection of Women [235] (Sự khuất phục của phụ nữ) là cơng
trình nghiên cứu của John Stuart Mill (1806 - 1873), xuất bản năm 1869.
Trong cơng trình, tác giả nhấn mạnh đến việc ủng hộ, hợp lý hoá luật pháp và
các thể chế pháp lý, phổ cập quyền bầu cử nam, nữ, và việc ra quyết định
chính trị theo định hướng hạnh phúc của con người chứ không phải là các
quyền tự nhiên hoặc chủ nghĩa bảo thủ. Đồng thời, tác giả tranh luận mạnh
mẽ về một số nguyên tắc gây tranh cãi như: Bảo vệ chủ nghĩa thực nghiệm
cấp tiến trong logic, toán học và ủng hộ quan điểm: Hành động đúng tỷ lệ khi
họ có khuynh hướng thúc đẩy hạnh phúc; sai lầm vì chúng có xu hướng tạo ra
sự đảo chiều của hạnh phúc, đây là trọng tâm trong triết học đạo đức của ơng.
Cơng trình của tác giả đã để lại giá trị rất lớn về mặt lý luận cho việc thực
hiện quyền phụ nữ ở xã hội đương thời và cả trong thời kỳ hiện nay.
* Tiếp cận nghiên cứu từ Thuyết nữ quyền theo chủ nghĩa Mác xít
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn nữ quyền được thể hiện
trong các cơng trình nghiên cứu về đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện
bình đẳng giới. Năm 1884, cơng trình nghiên cứu Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước [6] của Ph.Ăngghen xuất bản lần đầu tiên
tại Xuyrich (Đức). Trong cơng trình của mình, với cách tiếp cận từ cuộc sống
hơn nhân gia đình, Ph. Ăngghen đã đề cập đến vấn đề nữ quyền qua luận giải
mối quan hệ biện chứng giữa tình u, hơn nhân, gia đình. Ph.Ăngghen khẳng
định: “Đó là những giá trị cao quý của con người, là những quyền hết sức cơ
bản của con người - quyền được tự do yêu đương và tự do kết hôn”[6, tr.
636]. Quyền tự do yêu đương và tự do kết hôn này không chỉ là quyền cơ bản

của người đàn ông, mà cả của người đàn bà. Ơng viết: “Kết hơn vì tình u đã
được tuyên bố là quyền của con người; hơn nữa, không những là Droit de
L’homme (quyền của người đàn ông), mà còn là - đây là ngoại lệ - Droit de
Lafemme (quyền của người đàn bà)” [6, tr. 68]. Tư tưởng của Ph. Ăngghen về
9

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

quyền phụ nữ đã cống hiến rất lớn về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu
đối với chủ nghĩa nữ quyền, đây là cơ sở để xác định chế độ hơn nhân cá thể
và gia đình một vợ một chồng đã xuất hiện và duy trì cho đến tận ngày nay.
Tư tưởng của ông đã gợi mở nhiều vấn đề quan trọng về lý luận chủ nghĩa nữ
quyền, đã làm rõ được nhiều nội dung cơ bản về quyền phụ nữ trong phạm vi
gia đình, vai trị của phụ nữ trong hôn nhân và những yêu cầu về mặt pháp lý
để bảo đảm cho người phụ nữ thực hiện đầy đủ quyền của mình.
Lý luận chủ nghĩa nữ quyền tiếp tục phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn
khi V.I.Lênin công bố hàng loạt các nghiên cứu về chế độ xã hội, cách mạng giải
phóng dân tộc, thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước Nga những năm hai
mươi của thế kỷ XX. Sau khi chính quyền Xơ viết được thành lập, V.I.Lênin đã có
nhiều chủ trương thúc đẩy từng bước thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Trong bài viết Chủ nghĩa tư bản và lao động nữ, được V.I.Lênin viết
ngày 10 tháng 5 năm 1913, sau đó được Báo Sự Thật đăng trên số 102 của
năm đó. Tiếp cận từ đời sống chính trị của phụ nữ trong gia đình và lao động
sản xuất, trong cơng trình, tác giả đã chỉ ra cảnh ngộ cơ cực, bị áp bức, phải
chịu nhiều bất công của phụ nữ trong các gia đình tiểu nơng, thị dân, thủ
cơng, nhân viên công chức nhỏ. V.I.Lênin đã từng viết: “Hàng triệu người
phụ nữ đang trong những gia đình, họ đang sống trong những kiếp gia nô, họ

ra sức lo ăn và lo mặc cho tồn gia đình bằng những xu nhỏ mà họ đã phải trả
bằng những sự cố gắng phi thường suốt ngày và bằng những sự tiết kiện hầu
như tất cả - chỉ trừ tiết kiệm sức lao động bản thân” [132, tr. 173].
Trong hầu hết những luận điểm của C. Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về
phụ nữ, giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ được xây dựng
trên cơ sở của triết học Mácxít, đây là phương pháp tiếp cận khoa học và cũng là
cơ sở lý luận để phát triển khoa học về giới, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới
trong xã hội hiện đại. Nghiên cứu thuyết nữ quyền theo chủ nghĩa Mác xít đã hệ
thống và nhấn mạnh đến nhiều các quan điểm như: Trong xã hội tồn tại giai cấp
thì khơng thể có được sự bình đẳng giới, ngun nhân của sự áp bức là do chế độ
10
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

tư bản cộng với chế độ nam trị. Đây là những quan điểm rất có giá trị, đóng vai trị
luận giải nhiều nội dung quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền mà đề tài luận án của
tác giả sẽ kế thừa, phát triển và vận dụng luận giải cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền phụ nữ.
* Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa.
Những quan điểm của thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh
tính cộng đồng và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Đây là phương pháp tiếp cận
khá hiện đại và tiến bộ, tương đối phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện
nay. Tiếp cận từ phương pháp này, các nhà lý luận cho rằng, quyền bình đẳng
chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi xác định quyền sở hữu chung và sự hợp tác thay thế
tài sản cá nhân và sự cạnh tranh. Phụ nữ chịu áp bức của cả hai yếu tố là giai
cấp và giới. Nhưng nhiều người lại tỏ ra mong muốn gom và thâu tóm tồn bộ

những ngun nhân mà dẫn đến sự áp bức đối với phụ nữ vào cùng một phạm
trù. Nhiều nhà nghiên cứu về nữ quyền khơng đồng tình với quan điểm đó và
chỉ ra rằng: rất khó có thể tìm kiếm một khái niệm bao hàm tất cả những điều
như vậy. Bởi vì, chủ nghĩa nữ quyền là rất đa dạng và phong phú, bao gồm
nhiều giai cấp, nhiều thành phần sắc tộc. Một số cơng trình lý giải và đóng vai
trị minh chứng tiêu biểu cho điều đó là:
Le Deuxuème Sexe (The Second Sex - Giới thứ hai) [254], được xuất
bản năm 1949 và dịch sang tiếng Anh là The second Sex, bởi Paperback, là
cơng trình tiêu biểu của Simone De Beauvoir (1908 - 1986), bà là đại diện cho
thuyết nữ quyền hiện sinh vào đầu thế kỷ XX. Tác giả được biết đến là nhà
chính trị học người Pháp, đồng thời cũng là một triết gia đấu tranh cho nữ
quyền. Trong cơng trình, tác giả thảo luận về cách đối xử với phụ nữ trong
suốt lịch sử, đây là nghiên cứu thường được coi là một tuyên ngôn của triết
học nữ quyền và là điểm xuất phát của chủ nghĩa nữ quyền giai đoạn hai. Tác
giả đi sâu phân tích yếu tố “là người khác” của phụ nữ và cho rằng nam giới
có quyền quyết định mọi việc, thâm chí họ cịn có quyền quyết định cả đến sự
sống của phụ nữ. bởi vì họ là cái tơi và là người tự do.
11
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

Qua nhận định đó cho chúng ta thấy rằng: Tác giả tiếp cận đến con
người phụ nữ ở hai góc độ đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố thuộc về văn
hóa rất phức tạp và phụ nữ thực chất là một cơ thể sống, sinh tồn có đặc tính
nữ. Đồng thời, tác giả đặt ra câu hỏi: Khía cạnh nào mang tính giải phóng
cho phụ nữ nhiều hơn?. Đây là một trong những tư tưởng tiến bộ, có đóng

góp rất nhiều về mặt lý luận đối với chủ nghĩa nữ quyền hiện đại ngày nay.
* Tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền trong các nghiên cứu ở Việt Nam
Một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề phụ nữ,
quyền phụ nữ, bình đẳng nam nữ là cơng trình Nam nữ bình quyền của tác giả
Đặng Văn Bảy [17], tác giả bắt đầu nghiên cứu cơng trình từ năm 1925, hoàn
thành và xuất bản vào năm 1927 tại nhà in Tam Thanh (Sài Gịn). Trong cơng
trình nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích tình trạng phụ nữ bị mất
quyền và sự bất bình đẳng nam - nữ dưới cách nhìn nhận địa vị của phụ nữ
trong xã hội, sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con gái và con trai
trong gia đình. Theo ông, sự bất bình đẳng này là không hợp với công lý và
nhân đạo. Đặng Văn Bảy viết: “Tôi đề xướng nam nữ bình quyền là do thấy
phần nhiều đàn bà con gái bị chê bỏ, hiếp đáp, còn đàn ông con trai lại quá tự
do.... Ai đã mến phép cơng bình cũng chẵng(chẳng) ghét vơ gì đến cái Nam
Nử (nữ) bình quyền nầy(này”) [17, tr. 4]. Theo ơng, phụ nữ được giáo dục sẽ
là nguồn lực to lớn trong sự nghiệp giành độc lập và kiến tạo đất nước. Đây là
quan điểm rất tiến bộ của ông về quyền của phụ nữ và phát huy vai trò của
phụ nữ tại thời điểm lúc bấy giờ.
Vấn đề phụ nữ [27] là cơng trình nghiên cứu của Phan Bội Châu (1867
- 1940) - nhà yêu nước và cách mạng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được
xuất bản vào đầu năm 1929 tại Duy Tân thư xã - Huế. Phan Bội Châu có quan
điểm tiến bộ về phụ nữ và sớm có ý thức vận động phụ nữ tham gia vào cơng
cuộc giải phóng dân tộc, đề tài phụ nữ là một trong những mảng đề tài lớn
trong các tác phẩm của ơng. Trong cơng trình, tác giả trình bày khái quát về
địa vị của phụ nữ; nữ quyền và nhụ nữ vận động. Qua đó, tác giả nhấn mạnh
12
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z



37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

đến quyền của phụ nữ với tư cách là con người cũng như với tư cách là dân
của một nước. Một bước tiến trong nhận thức về nữ quyền của Phan Bội Châu
là ông đã đề cao vấn đề vận động phụ nữ, liên kết đoàn thể phụ nữ. Ở thời
điểm này ông là người duy nhất đặt vấn đề này ra. Phan Bội Châu cho rằng:
Trong xã hội bây giờ, rất cần có phụ nư vận động, nhưng muốn vận động
được phụ nữ thì phải nhận thức rõ được vị trí và vai trị của phụ nữ. Đồng
thời, ơng cho rằng, cần thiết nhất là việc tập trung nâng cao cho được trình độ
trí thức cho tầng lớp phụ nữ.
Từ năm 1930 trở đi, trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, cùng với sự phát
triển của báo chí và kỹ thuật in ấn, xuất bản, người dân Việt Nam đã có điều
kiện được tiếp cận với những tư tưởng mới, tư tưởng dân chủ, nữ quyền và
bình đẳng nam nữ. Quá trình nhận thức tư tưởng nữ quyền, bình đẳng nam nữ
ở Việt Nam chịu tác động và được quy định bởi những ảnh hưởng lâu dài của
hệ tư tưởng Nho giáo vào đời sống xã hội, đặc biệt là những định kiến của xã
hội về địa vị và thân phận của phụ nữ trong xã hội. Các công trình nghiên cứu
về chủ đề nữ quyền và bình đẳng nam nữ được nghiên cứu trong thời kỳ này
không chỉ phản ánh quá trình nhận thức về những tư tưởng tự do và bình đẳng
mà cịn là di sản về tinh thần của người dân Việt Nam, là nguồn tư liệu quý
cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như
lịch sử phong trào nữ quyền, cuộc vận động giải phóng phụ nữ ở Việt Nam
trong những năm nửa đầu thế kỷ XX.
Với những thành tích xuất sắc của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong
kháng chiến chống Pháp và những năm chống Mỹ ác liệt, năm 1966, Phạm
Văn Đồng kết hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ, cơng bố cơng trình Phong trào
ba đảm đang trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước [53]. Tác giả nhấn mạnh
đến vai trò và ý chí, nghị lực kiên cường của các thế hệ phụ nữ Việt Nam, đó
là nguồn sức mạnh khơng thể thiếu trong đấu tranh và bảo vệ thành quả cách
mạng nước nhà. Bên cạnh việc kêu gọi phụ nữ cống hiến sức người, sức của

cho chiến trường, tăng gia sản xuất ở hậu phương, tác giả cũng đưa ra yêu
13
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

cầu: Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần đào tạo ra nhiều cán bộ phụ nữ có lịng
dũng cảm và trình độ hơn nữa để tiếp tục cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân
Bắc Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
Cơng trình Phải đứng trên quan điểm giai cấp mà nhận xét vấn đề phụ
nữ [51] do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 1967 là cơng trình của Lê Duẩn,
đây là cơng trình nghiên cứu độc lập và công phu của ông trong suốt nhiều
năm lãnh đạo đất nước và phong trào phụ nữ Việt Nam. Bằng những lý luận
khúc triết, tác giả đã trình bày hệ thống những quan điểm về giai cấp và đấu
tranh giai cấp ở các nước trên thế giới và sứ mệnh của giai cấp cơng nhân ở
Việt Nam trong vai trị là lực lượng tiên phong lãnh đạo nhân dân tiến hành
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho nước nhà. Cùng với đó,
tác giả nhấn mạnh đến việc thực hiện đấu tranh giải phóng phụ nữ, bảo đảm
quyền của phụ nữ phải xuất phát từ quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp,
luôn coi phụ nữ là một lực lượng, một tầng lớp quan trọng của xã hội và cách
mạng. Phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để họ gia nhập vào giai cấp
công nhân Việt Nam, để họ đủ sức cùng với các lược lượng khác lãnh đạo
phong trào phụ nữ nói riêng và phong trào cách mạng nói chung.
Những cơng trình nghiên cứu trong thời kỳ này ở Việt Nam chịu tác
động rất lớn từ công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc,
nhiều cơng trình đã đề cập đến vai trò to lớn của phụ nữ trong cách mạng đấu
tranh giải phóng dân tộc, sự tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

lãnh đạo phong trào phụ nữ.
* Thuyết nữ quyền theo tư tưởng cấp tiến (triệt để)
Bắt đầu xuất hiện từ những năm cuối 1960 đầu 1970 thời kỳ này, nhiều
cơng trình nghiên cứu về vấn đề phụ nữ bị áp bức bởi đàn ơng trong gia đình và
ngồi xã hội được cơng bố. Là nhà lý luận nữ quyền của thế kỷ XX, Shulamith
Firestone (1945-2012) đã trở thành một nhà hoạt động sớm trong phong trào phụ
nữ. Tháng 10 năm 1970, bà hồn thành cơng trình The Dialectic of Sex [253]
(Phép biện chứng về giới), được nhà xuất bản William Morrow and Company
14
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

xuất bản thành sách. Trong cơng trình của mình, Firestone đã nhận định những lý
do được coi là những thất bại của các phong trào đòi quyền của phụ nữ (quyền của
phụ nữ chưa bao giờ thắng) và đề xuất các yếu tố cho một giải pháp: Không bao
giờ thỏa hiệp về các nguyên tắc cơ bản; nâng cao ý thức để chuẩn bị cho việc sử
dụng các quyền tự do; xóa bỏ các nguyên tắc áp bức phụ nữ. Cơng trình của bà đã
được ghi nhớ vì đóng góp nhiều về mặt lý luận đối với chủ nghĩa nữ quyền.
Cơng trình Sexual Politics [236] (Chính sách tình dục) của tác giả Kate
Millet được nhà xuất bản Garden City, New York: Doubleday xuất bản thành
sách năm 1970 là cơng trình nghiên cứu độc lập, cơng phu của bà. Trong cơng
trình của mình, tác giả đã nhấn mạnh và hoan nghênh nền chính trị giới tính
cần đa dạng hơn, cơng trình nghiên cứu Sexua Politics của bà đã được xem
như là một văn bản cổ điển của nữ quyền, là một trong những cuốn sách nữ
quyền đầu tiên của thập niên này để nâng cao ý thức nam giới. Cơng trình
Sexua Politics là một chuẩn mực lý thuyết quan trọng cho chủ nghĩa nữ quyền

giai đoạn thứ hai của những năm 1970. Qua cơng trình, tác giả đã truyền đạt
cho phụ nữ những kiến thức về nền dân chủ, đưa chủ nghĩa nữ quyền theo
một hướng khác gọi là giới tính chủ nghĩa nữ quyền.
Những quan điểm tiến bộ của một số cơng trình nghiên cứu về nữ
quyền trong thời kỳ này cơ bản nhất quán khẳng định vai trò của phụ nữ trong
gia đình gắn liền với chế độ gia trưởng. Thực ra, đây là hệ thống những quan
điểm nhấn mạnh đến hai yếu tố quyền lực và thống trị. Cũng có thể được hiểu
là sự tơn ti trật tự và sự cạnh tranh. Ở đây, nam giới chính là lực lượng áp bức
phụ nữ, thống trị phụ nữ.
Những năm gần đây, trên cơ sở kết thừa và phát triển những mảng kiến
thức lớn về nữ quyền của những học giả, nhà nghiên cứu, các sĩ phu đi trước,
nhiều công trình của các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài nước được nghiên
cứu trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển nên đã nghiên cứu một cách
khá tồn diện, tiếp cận dưới nhiều góc độ để làm nổi bật quyền và thực hiện
quyền của phụ nữ trong đời sống chính trị. Những cơng trình tiêu biểu đó là:
15
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

Lê Thị Nhâm Tuyết, tác giả của cơng trình Phụ nữ Việt Nam qua các thời
đại [185]. Đây là công trình nghiên cứu đặc sắc về phụ nữ Việt Nam, như là
cuốn cẩm nang nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam. Cơng trình được xuất bản thành
sách lần đầu vào năm 1972, được dịch và xuất bản bằng tiếng Trung Quốc trước
khi xuất bản bằng tiếng Việt. Sau đó cơng trình được dịch và xuất bản sang tiếng
Pháp và tiếng Anh, được xem là cơng trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam ghi
dấu ấn quan trọng, khởi đầu lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ, quyền của giới nữ.

Những bài viết trong cuốn sách đều thể hiện quan điểm vì quyền con người của
phụ nữ. Nhiều vấn đề tác giả đề cập đến từ cách đây nửa thế kỷ nhưng vẫn mới
mẻ và mang tính thời sự trong xã hội Việt Nam đương đại như các vấn đề:
Quyền vốn có của phụ nữ, phong tục tập quán, hủ tục, văn hóa truyền thống, các
chức năng gia đình, bạo lực gia đình, giáo dục mầm non, v.v...
Năm 1998, cơng trình: Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt
Nam [194] của tác giả Lê Thi đã được nhà xuất bản Phụ nữ in thành sách, đây
là cơng trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện và tổng quát về những vấn đề phụ
nữ trong thời kỳ đổi mới và phát triển. Trong đó, vấn đề quyền của phụ nữ
được tác giả đề cập trực tiếp thông qua những số liệu khảo sát và điều tra xã
hội học. Tác giả đã lý giải rằng: Trong thời kỳ đổi mới, cần phát huy vai trò
và quyền làm chủ của phụ nữ trong đời sống chính trị, đánh giá sự phát triển
của xã hội thông qua bảo đảm thực hiện quyền của phụ nữ. Tác giả cũng nhấn
mạnh vấn đề bất bình đẳng giới giữa nam và nữ, giữa quyền và cơ hội phát
triển của giới nam và giới nữ. Những giải pháp mà tác giả đưa ra đã tác động
rất lớn đến nhận thức và ban hành các chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng,
Nhà nước đối với việc bảo đảm thực hiện quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong
những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, nhiều tổ chức đại diện và
bảo vệ quyền của con người ở nước ngoài đã hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện
các chương trình thúc đẩy quyền của phụ nữ. Với mục đích phục vụ cho
nghiên cứu về giới trong giáo dục và đào tạo giới ở Việt Nam, cơng trình
16
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66


Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam [117] do tác giả Nguyễn Linh Khiếu
chủ biên là cơng trình khoa học được sự tài trợ của quỹ Ford (Mỹ), do Trung
tâm nghiên cứu Khoa học về gia đình và phụ nữ kết hợp với nhà xuất bản
Khoa học Xã hội xuất bản năm 1999. Nhiều bài viết trong cuốn sách được tập
hợp từ Hội thảo khoa học: Đánh giá việc nghiên cứu và đào tạo về giới ở Việt
Nam, tập trung chủ yếu trên các nội dung: Tiếp cận quan điểm giới; nghiên
cứu phụ nữ, giới và gia đình ở Việt Nam; một số vấn đề bình đẳng giới ở Việt
Nam - những thuận lợi và thách thức; pháp luật Việt Nam - nhìn từ góc độ
giới; hoạt động của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
hướng tới mục tiêu bình đẳng giới, v.v.. Đây là cơng trình mang tầm khái qt
lớn, đề cập đến nhiều vấn đề trọng tâm của chủ nghĩa nữ quyền.
Hai tác giả Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng cộng tác với nhà xuất
bản Phụ nữ xuất bản cuốn sách Phụ nữ giới và phát triển năm 2000. Cơng
trình đã trình bày khái qt về những vấn đề: Nghiên cứu khoa học và giới;
khái niệm phụ nữ học; ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu phụ nữ;
phương pháp nghiên cứu phụ nữ; giới và phong trào phụ nữ; phong trào phụ
nữ và nghiên cứu phụ nữ. Đồng thời, hai tác giả cũng đi sâu phân tích về vị
trí, vai trị của phụ nữ trong đổi mới kinh tế - xã hội, đổi mới chính sách.
Với sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, lý luận về
chủ nghĩa nữ quyền cũng dần được hoàn thiện, nhiều nghiên cứu đã tiếp cận ở
nhiều góc độ khác nhau từ đời sống chính trị của phụ nữ. Quyền phụ nữ được
hiểu và mô tả cụ thể, được pháp luật quốc gia bảo đảm. Tuy nhiên, quan niệm
về quyền phụ nữ và thực hiện quyền phụ nữ trong bối cảnh tồn cầu hóa cũng
có những đặc điểm, đặc trưng mới, góc nhìn mới, cách đánh giá mới. Một số
cơng trình nghiên cứu về chủ nghĩa nữ quyền trong thời gian này đã cơ bản
phần nào nói lên được bản chất của vấn đề nữ quyền.
Tác giả Barbara Hobson đã kết hợp với nhà xuất bản Macmillan Press
LTD (Anh) xuất bản cuốn sách Gender and Citizenship in Transition [219]
(Giới tính và quyền cơng dân trong quá trình chuyển đổi) tại Thành phố
17

37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

London năm 2000. Trong cuốn sách tác giả luận giải tổng quát về các vấn đề
như quyền công dân, quyền phụ nữ và những yếu tố bảo đảm cho quyền phụ
nữ được thực hiện triệt để. Barbara Hobson khẳng định rằng: Xã hội đang có
sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, nhiều quốc gia
trên thế giới mở rộng, giao lưu, hội nhập, các dân tộc có sự giao thoa về văn
hóa, đồn kết để cùng nhau phát triển. Từ đó, tư duy và nhận thức của không
chỉ phụ nữ mà của cả xã hội cũng đổi thay, vấn đề quyền của phụ nữ được
nhắc đến nhiều bằng chính việc phụ nữ khẳng định vai trị, vị trí và quyền lực
của mình trong gia đình và ngồi xã hội.
Bằng việc nghiên cứu về giới nhiều năm ở Việt Nam, tác giả Lisa
Drummond Helle Rydstrom đã kết hợp với nhà xuất bản Singapore University
Press; NIAS Press xuất bản cuốn sách Gender Practices in Contemporary
Vietnam [239] (Thực tiễn về Giới ở Việt Nam đương đại), xuất bản tại
Singapore năm 2004. Trong cơng trình của mình, Lisa Drummond Helle
Rydstrom đã nêu rõ những ưu điểm và hạn chế bất cập trong quan niệm về
đào tạo giới ở Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó tác
giả chỉ ra rằng: Chính quan niệm và cách đối xử với phụ nữ đã làm cho phụ
nữ Việt Nam bị mất quyền hoặc có khơng đáng bao nhiêu. Ông cho rằng, một
trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy thực hiện quyền phụ nữ ở Việt
Nam là chính phủ và các nhà chức năng cần xây dựng hiến pháp và pháp luật,
tạo ra nhiều chính sách ưu đãi cho phụ nữ.
Cơng trình nghiên cứu Women's Suffrage in Asia : Gender, Nationalism
and Democracy (Nữ quyền ở Châu Á: Giới, Chủ nghĩa quốc gia và dân chủ)

[240] là nghiên cứu của nhóm tác giả Louise Edwards và Mina Roces, được nhà
xuất bản Routledge Curzon in thành sách năm 2004 tại London. Cuốn sách đưa
ra nhiều tư liệu về các phong trào nữ quyền trên thế giới, quá trình hình thành và
phát triển của các phong trào nữ quyền này. Nhóm tác giả đã nhấn mạnh đến
phong trào nữ quyền ở châu Á với những đặc điểm riêng biệt, nhóm tác giả nhận
định rằng: Do vị trí địa lý và lịch sử, các phong trào nữ quyền của châu Á hình
18
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

thành muộn hơn, tuy bùng lên không mạnh mẽ bằng các nước ở châu Âu, nhưng
cũng tạo ra sức mạnh cổ vũ phụ nữ châu Á đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho
mình. Một số quốc gia duy trì chế độ phong kiến thì màu sắc của phong trào nữ
quyền chịu ảnh hưởng lớn của chế độ và nhà cầm quyền.
Cơng trình Lý thuyết nữ quyền, quan điểm mới [205] của tác giả Lê Ngọc
Văn làm chủ biên được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2006. Trong
cơng trình, tác giả đã khái qt lịch sử hình thành, phát triển, các trường phái lý
thuyết nữ quyền, lý thuyết giới; vai trị của nữ giới trong gia đình. Đồng thời,
cuốn sách cũng nêu các quan điểm về giới trong nghiên cứu gia đình và việc vận
dụng lý thuyết nữ quyền, lý thuyết giới vào nghiên cứu gia đình ở Việt Nam
trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Đây là cơng trình đề cập
khá trực diện đến khung lý thuyết chủ nghĩa nữ quyền.
Năm 2006, cuốn sách Globalisation, Gender and Work in the Context
of Economic Transition: The Case of Viet Nam (Tồn cầu hố, Giới và việc
làm trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế: Trường hợp của Việt Nam) [244] của
tác giả Naila Kabeer do nhà xuất bản United Nations ấn hành đã đi sâu phân

tích về những quyền lợi của con người, trong đó có quyền lợi của phụ nữ
trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Những vấn đề
được tác giả nêu nên đã đi sâu vào hệ thống các chính sách, chế độ bảo đảm
cho nhóm yếu thế trong xã hội có cơ hội phát triển bình đẳng, có quyền tham
gia các hoạt động chính trị. Đồng thời, tác giả đưa ra kiến nghị nhằm thúc đẩy
thực hiện quyền và nghĩa vụ của giới nữ trong xã hội tồn cầu hóa về kinh tế,
mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế.
Vấn đề phụ nữ tham chính là vấn đề mang nội hàm rất rộng, là một
trong những nội dung trọng tâm của lý luận chủ nghĩa nữ quyền hiện nay. Gia
tăng số lượng cán bộ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay là một
trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để phụ nữ thực hiện triệt để
quyền của giới mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
19
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị là
cơng trình do Nguyễn Đức Hạt (chủ biên) [82], được nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia xuất bản thành sách năm 2008. Cơng trình này thể hiện sự cơng phu
của nhóm tác giả chun sâu về giới và lãnh đạo học. Trong cơng trình, nhóm
tác giả đã khái quát những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ và đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính
trị, vấn đề tham chính của phụ nữ. Nhóm tác giả đã khái quát thực trạng về năng
lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ nữ ở ba khối, bốn cấp, đồng thời đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nối tiếp những cơng trình về khoa học giới và đào tạo giới ở Việt Nam,
tác giả Đỗ Thị Thạch (chủ biên) đã nghiên cứu cơng trình Khoa học giới:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn [188] được nhà xuất bản Chính trị Hành
chính xuất bản thành sách năm 2008. Trong cơng trình nghiên cứu, nhóm tác
giả đã thống kê, tổng hợp các quan điểm, tư tưởng lý luận về giới và thực tiễn
thực hiện, vận dụng những lý thuyết đó của nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Trong phần trình bày về chủ nghĩa nữ quyền, nhóm tác giả
nhấn mạnh về quyền phụ nữ, đồng thời kiến nghị một số giải pháp thực hiện
quyền phụ nữ có hiệu quả.
Năm 2008, nhóm tác giả do Nguyễn Hữu Minh chủ biên đã kết hợp
với nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản cuốn sách Bình đẳng giới ở
Việt Nam: Phân tích từ số liệu điều tra [143]. Bằng việc phân tích những
nội dung như: Bình đẳng giới; Phân cơng lao động theo giới; Khn mẫu
giới; Bạo lực gia đình; Tình dục ngồi hơn nhân; Chăm sóc sức khoẻ; Cha
mẹ con cái .v.v.., nhóm tác giả đã đưa ra nhận định quan trọng về quyền
của phụ nữ trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, gia đình.
Trong đó nhóm tác giả khẳng định khá sâu sắc, tuyệt đối về quyền của phụ
nữ trong nuôi dạy con cái.
20
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

Cuốn sách Gia đình học [155] là cơng trình nghiên cứu của hai tác giả
Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý, được Nhà xuất bản Lý luận Chính trị xuất
bản năm 2007 và tái bản năm 2009. Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu cơng
phu, hệ thống gồm có 5 phần chia thành 22 chương, đã đề cập đến vị trí vai

trị và quyền của phụ nữ trong gia đình. Trong cơng trình, nhóm tác giả đã
nhấn mạnh đến một số nội dung như: Giới và gia đình, thuyết nữ quyền và
ảnh hưởng của nó trong nghiên cứu giới và gia đình hiện nay; phụ nữ - từ gia
đình đến lãnh đạo, quản lý xã hội; đối thoại giữa các nền văn hóa trên nền
tảng vấn đề giới.
Tác giả Rea Abada Chiongson là một trong những người tiên phong
nghiên cứu nhiều về giới. Một trong những cuốn sách tiêu biểu của tác giả là
cuốn sách CEDAW và pháp luật [177] (Dịch: Lê Thành Long, Vũ Ngọc
Bình), được Quỹ Phát triển phụ nữ Liên Hợp quốc phối hợp xuất bản năm
2009. Cơng trình đã đi sâu nghiên cứu, rà sốt văn bản pháp luật của Việt
Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính CEDAW (Cơng ước về xóa bỏ tất
cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ).
Cuốn sách Women and Leadership [7] (Phụ nữ và quyền lãnh đạo Dịch: Đăng Trọng, Tường Khôi) của tác giả Barbara Kellerman do nhà xuất
bản Đồng Nai phát hành năm 2009 đã đề cập tới quá trình khẳng định bản
thân của phụ nữ trong vai trò quản lý, lãnh đạo. Những nhân tố để làm nên
một nữ chính trị gia. Cuốn sách cũng tập hợp những nghiên cứu sự phát triển
của phụ nữ ở nhiều quốc gia khác nhau, tỷ lệ lãnh đạo là nữ, trình độ chun
mơn, tay nghề của lao động nữ; những ưu, nhược điểm, những khó khăn thách
thức mà nữ giới gặp phải khi hướng tới vị trí lãnh đạo cao nhất và những tác
động của việc làm đối với vai trò của phụ nữ trong gia đình.
Cuốn sách Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam thực trạng, diễn
tiến và nguyên nhân [5] là cơng trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Vân
Anh kết hợp với nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2009. Cơng
trình của tác giả đã đề cập một cách khái quát đến vấn đề bạo lực gia đình và
21
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z



37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.2237.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.66

các yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền phụ nữ. từ những số liệu
phân tích thực trạng vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam, tác giả đề xuất
những giải pháp nhằm thúc đẩy vấn đề thực hiện quyền phụ nữ và hạn chế các
hành động tiêu cực đến phụ nữ.
Cơng trình Vai trị phụ nữ trong đời sống chính trị Việt Nam (19451975) qua sự đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh của tác giả Vũ Thị Minh Thắng, năm 2010 [180], đã tập trung làm rõ
những vấn đề về phụ nữ và sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính
trị; vai trị của phụ nữ trong đời sống chính trị quốc gia. Đồng thời, cơng
trình cũng trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ. Giả chỉ ra quyền cơng dân
chính trị, các quyền được pháp luật bảo hộ của phụ nữ và vấn đề phụ nữ
tham chính, tham gia vào đời sống chính trị.
Nghiên cứu cơng trình về phụ nữ và giới trong thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI, năm 2011 tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa phối hợp với Nhà xuất bản
Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách Phụ nữ và một số vấn đề giới trong thập
kỷ 2001 - 2010 tại Việt Nam[87]. Cuốn sách chủ yếu đề cập đến vấn đề di cư
và tác động của nó đối với cuộc sống phụ nữ, những tác động của nền kinh tế,
đặc biệt là sự ảnh hưởng của đói nghèo đến phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá
trình phát triển. Đồng thời, tác giả đề cập khái quát đến phạm vi quyền của
phụ nữ trong các phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ trước kia, tìm hiểu về sức
khoẻ sinh sản và các vấn đề giới.
Nguyễn Thị Quốc Khánh, Luận án tiến sĩ năm 2012 [116]: Thực hiện
pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam: Luận án đi sâu nghiên cứu, xây dựng
những cơ sở lý luận và thực tiễn nhất là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở
Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận án tập trung phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tác động đến thi hành công ước CEDAW, đưa ra một số quan điểm và
giải pháp thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.

22
37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.99

z


×