Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Phát hiện và sửa lỗi về cách dùng “ngôn ngữ chát” và những “lời nói cố định” của học sinh Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.38 KB, 25 trang )














SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH
DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT” VÀ NHỮNG
“LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” CỦA HỌC SINH
THPT


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên : ĐẶNG TIỂU LIỄU
2. Ngày tháng năm sinh : ngày 10 tháng 08 năm 1982
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : 137/4 Bạch Lâm - Gia Tân 2 - Huyện Thống
Nhất - Tỉnh Đồng Nai
5. Điện Thoại : CQ: 0613.867151 NR (ĐTDĐ): 0983.18 15 21
6. Emai :


7. Chức vụ : Giáo Viên
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Kiệm Tân - Huyện Thống Nhất
- Tỉnh Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị : Cử nhân Văn Học
- Năm nhận bằng : 2007
- Chuyên ngành đào tạo : Văn Học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Văn Học
- Số năm có kinh nghiệm : 05
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 2 năm gần đây: 01
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM CUNG CẤP CHO VIỆC GIẢNG DẠY
ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU NGỮ VĂN 10”













Mục lục
Trang
A. LỜI GIỚI THIỆU …………………………………………………………. 3
B. NỘI DUNG …………………………………………………………………. 3

I. PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ
CHÁT”
(1)
VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH”
(2)
CỦA HỌC SINH THPT …… 3
1. Tiếng Việt là tài sản vô giá của chúng ta ………………………………3
2. Phát hiện và sửa lỗi về cách dùng ngôn ngữ chát và những lời
nói cố định của học sinh THPT ………………………………………… 4
a. Một số kí tự học sinh thường dùng phổ biến qua nhắn tin, chát 4
b. Một số “Lời nói cố định” giới học sinh THPT hay sử dụng …. 11
II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT”
VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” CỦA HỌC SINH THPT ……………… 12
III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ……………………………………………… 13
C. LỜI KÊT ………………………………………………………………… 14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………… 15






Chú thích:
(1) “Ngôn ngữ chát”: ngôn ngữ học sinh bị ảnh hưởng bởi mạng internet, trong việc tán gẫu hoặc dùng điện thoại di
động.
(2) “Lời nói cố định”: trong bài viết được dùng theo nghĩa là những lời nói bị ảnh hưởng bởi những câu nói quen
thuộc do lứa tuổi học sinh tự tạo ra.


A. LỜI GIỚI THIỆU

Xin mượn ra hai trích dẫn về tiếng Việt của nhà văn Đặng Thai Mai và cố
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng để thấy được giá trị của Tiếng Việt
Nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của
sức sống dân tộc.”
Khẳng định của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, "Tiếng Việt của chúng ta rất
giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân
dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai
nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy
tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó
là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và
những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình
độ rất cao về nghệ thuật."

Vâng, lịch sử đã chứng minh rằng, Tiếng Việt đã trở thành vũ khí của dân
tộc Việt Nam, thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ để trở thành một quốc gia độc
lập như ngày hôm nay. Không những thế, nó còn làm nên bản sắc Việt Nam, mà
chúng ta hay nói đến một cách tự hào với cụm từ “niềm kiêu hãnh dân tộc”. Nhưng
tiếng Việt đang bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ. Dẫu biết rằng Ngôn ngữ là
một hiện tượng xã hội nên nó luôn luôn phát triển cùng xã hội. Với nhan đề của
chuyên đề PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT”
(1)

VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH”
(2)
CỦA HỌC SINH THPT, tôi xin đưa ra một
vài phát hiện mà chúng ta những giáo viên đang đứng lớp nói chung và giáo viên
giảng dạy môn Ngữ Văn nói riêng sẽ có những việc làm dù có thể nhỏ nhưng vẫn
làm cho tiếng Việt trong sáng.



B. NỘI DUNG
I. PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT” VÀ
NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” CỦA HỌC SINH THPT
1. Tiếng Việt là tài sản vô giá của chúng ta
Bác Hồ từng căn dặn chúng ta: “Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và
vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó làm cho nó
phát triển ngày càng rộng khắp”. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt đã
vươn lên làm trọn chức năng giao tiếp xã hội của một quốc gia độc lập và ngày
càng vượt qua mọi thử thách để phát triển như ngày nay. Thời gian gần đây tiếng
Việt đang được sử dụng một cách bừa bãi, khiến cho sự phát triển của nó đang
nghiêng theo chiều hướng tiêu cực. Sự trong sáng của tiếng Việt đang bị giảm sút
nghiêm trọng. Sự xuống cấp của ngôn ngữ được biểu biện ở những yếu tố khác
nhau như: dùng từ ngoại lai, dùng sai cấu trúc, dùng từ vay mượn, từ sáng
tạo…Góp phần vào việc mất đi sự trong sáng của tiếng Việt trong đó phải kể đến
thành phần học sinh trung học phổ thông (tạm gọi là giới tuổi teen). Những người
đã và đang được học văn hóa, được tiếp thu những thành tựu khoa học, thế nhưng
chúng ta lại thấy vô tình các em đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt ngay
trong cuộc sống hằng ngày. Giáo viên đã cho thảo luận nhóm ở hai lớp học tại
trường Trung học Phổ Thông Kiệm Tân là lớp 11c1 và 12s5 (năm học 2010-2011)
về “Việc dùng ngôn ngữ điện thoại, ngôn ngữ chát

của học sinh phổ thông hiện
nay”. Các em tỏ ra rất phấn khởi với đề tài này, và kết quả tôi đã thu được gần 200
từ ngữ đang được sử dụng rộng rãi trong thế giới ngôn ngữ của các em. Điều đáng
ngạc nhiên là ở cả hai khối lớp 11 và 12 chúng tôi đều thu được những đáp án
tương tự giống nhau. Điều này chứng tỏ rằng các em đang sử dụng một loại kí tự
ngôn ngữ chung do các em tạo ra và ngay cả các giới nghiên cứu cũng không thể
tìm cho thứ ngôn ngữ đó một thuật ngữ mà gọi chung là NGÔN NGỮ CHÁT hay
NGÔN NGỮ @ (ngôn ngữ a còng, ngôn ngữ tuổi teen).
2. Phát hiện và sửa lỗi về cách dùng “ngôn ngữ chát” và những “lời nói cố

định” của học sinh THPT
a. Một số kí tự học sinh thường dùng phổ biến qua nhắn tin, qua chát
Theo số liệu thống kê được từ hai lớp học tại trường THPT Kiệm Tân, từ ngôn ngữ
gốc đã sáng tạo ra những ngôn ngữ mà học sinh thường xuyên sử dụng và có sử
dụng trong bài viết kiểm tra như sau:
Ngôn ngữ (gốc) Ngôn ngữ (sáng tạo)
(cười) haha Kaka
(cười) hihi Hjhj
À Àh
anh A


Ăn cơm ăn kum
Ba (cha) Papa
Bà xã Vx
bạn you, pạn
Bé Pé
bệnh Bịnh
biến phiến, bín
biết pít, pek,bk
bình thường Bt
buổi Bỉu
buồn pùn, bùn
bực mình pựx mìn
Cái Káj
cảm ơn Tks
Có Koa
con Kon
con gái Girl
con trai Boy

cơm Kưm
của Kủa
cút Kút
cưng Kưng
cười Kười
chà Ckàz
chảnh chó c2


chào bye bye
chắc Chắt
chết Chjt
chia tay Ct
chim Chym
chịu Ckju
cho Choa
chó Tró
chồng Ck
chúc ngủ ngon g9, chux ngủ ngon
chuyện chiện, chyn
chửi Ekuj
Dạ Dzạ
đang Dag
đánh lộn Wuynh lộn
đánh nhau Pk
đâu Âu
đẹp Chẹp
đẹp gái chẹp gái
đẹp trai đẹp zai
Đi Đj

điên Đin
điện thoại Đt
Đó Đok
đồng (đơn vị tiền Việt Nam

k, kooo (trên game oline)



được đk, đc
Em E
Em yêu i*, ey
Ế Ếk
ê (dùng gọi ai đó) Êt
ghét Gket
Gì J
Gia kiệm (tên địa danh) Gkịm
giận Jận
giấy Jay
giờ H
giữ gìn
ju jin

hên xui hin xuj
hiểu Hju
học Hox
hôm (qua) Hum
hôn kis, hun
Im Jm
kia Kiêu

kiêu Kiu
khiếp Khíp
khóc khox, koh
khóc hix hix
không k, o, hok, hum
khùng Khjn


khùng khùng khìn khìn
lắm k'm, lém
Lấy Lax
luôn Juôn
Mà Mòa
Mẹ mama, mọe
mình Mìk
muốn Mún
Nè Nak
Nó Nóa
nói chuyện nc, pm, nói chỵn
nghe Nge
nghĩ Ghĩ
nha Heng
nhắn tin tn
nhiều nhju, nhiù
nhờ Nhok
nhớ Miss
như thế nào Ntn
ông xã Ôx
ơi Ui
phòng trọ Pt

phúc Pux
qua Wa
quá góa, wa


quen Wen
quê Wế
quên Wên
quyển sách wyen sak
Rồi ùi, gòi, rùi, rùj, roj
sao Seo
sặc Sặx
Sốt (đang là chủ điểm) Hót
sớm Súm
tạm biệt pp. pipi
Tao Kao
tiền lúa, máu, tìn
tình cảm Tc
tình yêu t/ju
Tôi Tui
thằng Thèng
Thì Tky
thích Thik
thích thít, thick
thôi thoj, thui
thương Xương
trong Trog
trời Chaj
trước trướk, trc
uống nước un nc



Ừ uk, ừa
vẫn Zẫn
vậy zậy, z, vz
Vô duyên zô zuyên
Vở Zở
Vợ Vk
với zới, vs, zs
vui Zui
xin chào 22…
xin lỗi sr, xl
xinh Xin
xoắn Xoak
xuống Xún
Ý Yk
Yêu
ju
, iu
- Nhìn vào bảng thống kê ta thấy các ngôn ngữ của giới tuổi teen sáng tác
một cách tùy tiện, hỗn tạp bao gồm tiếng lóng, xen lẫn ngoại ngữ không theo một
quy luật nào.
Khi được hỏi về nguyên nhân sử dụng những ngôn ngữ trên thì các bạn trả
lời là do nhanh. Nếu ta xét các ngôn ngữ đó trong trường hợp viết cho nhanh thì ta
chỉ chấp nhận được một số chữ ví dụ: tình cảm/ tc; tin nhắn/ tn; điện thoại/ đt;
anh/ a. Thế nhưng những chữ như nhờ/ nhok; mẹ / mama, mọe; ế/ ếk thì không thể
xem là viết cho nhanh được. Ta thấy giới tuổi teen thường chuyển đổi chữ i, thành
chữ j, chữ v thành z, ch thành tr và ngược lại, c thành k, qu thành w….sự chuyển
đổi này không nhằm mục đích nào ngoài việc thể hiện cái mới, cái hay, thể hiện
đẳng cấp VIP (Very Important Person) nếu như không dùng những ngôn ngữ như

thế này thì bị cho là quê mùa, lúa, hay còn gọi là “cùi bắp”. (ý kiến của chính các
học sinh trong buổi thảo luận)
- Và khi những ngôn ngữ kia được chuyển thành văn bản với từng bước phát
triển và sáng tạo thì chúng sẽ có hình dạng như sau, hãy xem một tin nhắn của giới
tuổi teen.
1. The la cau hem bit roai, hihi


Khi tiếng Việt có hai dạng viết hoa và viết thường câu trên được chuyển đổi thành
2. ThE^ lA` kA^.u hEm pYt r0A`j nhA, hYhY
Khi chữ a biến thành số 4, và chữ e biến thành số 3, i thành j và g đổi thành 9…
3. Th3 l4 k4u h3m pjt r04j, hyhy
Chữ a phải thành Cl, @ hay là ã, Æ mới hoành tráng, chữ q thì phải là v\/ mới sành
điệu, p thành º]º với “xì tin”
4. ††|é ]_à ßạ]\[ ]<†|ô]\[(¬ ß]
ế† Pvồ], †|]†|]

Đến đây thì chắc chắn khi nhìn vào tin nhắn này đã không còn được gọi là dòng
chữ nữa.
Hoặc một dạng tin nhắn khác có hình dạng như sau:
4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la.c l0ng~ ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0 la^n‘ fu.
ba.c Ha^n ngu*o*i‘ Kja Nhu*ng Sa0 L0n‘g H0k the^? A^n Tjn‘h Naj‘ Tho^y
Hen. Nhau Kiep’ Kha’c M0^ng Hem Tha‘nh th0^y -Danh‘ Que^n –Dj

(Tạm dịch là: Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã bao lần phụ bạc,
hận người kia nhưng sao lòng không thể, ân tình này thôi hẹn nhau kiếp khác,
mộng không thành thôi đành quên đi).
Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang
lam` j` ta?
(Tạm dịch là: Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ

này anh đang làm gì ta?)


b. Một số “lời nói cố định” giới học sinh THPT hay sử dụng
Gần đây trên thông tin đại chúng xuất hiện quyển sách mang tên “SÁT THỦ
ĐẦU MƯNG MỦ” với dòng chữ phụ đề “Thành ngữ sành điệu bằng tranh”. Bỏ
qua phản ứng của xã hội trước nội dung của quyển sách trên, chúng tôi muốn nói
đến những câu giới tuổi teen hay sử dụng trong quyển sách đó:
Chảnh như con chó cảnh
Chán như con gián
Chuyện nhỏ như con thỏ


Biết chết liền
Đã xấu còn xa, đã si đa còn xông pha hiến máu
Thú vui tao nhã - giặt tã cho con
Bộ đội phải chơi trội
Bó tay chấm cơm
Bó tay con gà quay
Bực như con mực
Ăn trông nồi ngồi trông xó
Cái khó ló cái ngu
Buồn như con chuồn chuồn
Đen như con mèo hen
Đẹp trai có gì là sai
Đói như con sói
Dở hơi tập bơi
Không phải chủ dốt - chỉ vì mẹ chủ quên cho Iốt vào canh
Không mày đố thầy dạy ai
Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ

Một điều nhịn là chín điều nhục
Ngu như con bò thích hát hò
Xấu như con gấu
Xấu nhưng biết phấn đấu….
Để giải thích cho hiện tượng giới tuổi teen thích dùng cách nói trên GS Trần
Trí Dõi phát biểu ý kiến “Tôi nghĩ rằng “ngôn ngữ chat” và những “lời nói cố
định” như thế xuất hiện là do những cách nói đã có chưa thỏa mãn hết yêu cầu
giao tiếp của một bộ phận những người thích chát, những người ưa có một cái gì
đó khác đi về hình thức trong giao tiếp hàng ngày”. Nó là sự thể hiện rõ nhất thói
quen ăn nói, sử dụng ngôn từ của người Việt từ xưa đến nay như “nói vần dựa vào
đồng âm hay gần âm”, “đối âm hay/ đối nghĩa” v.v. vốn thông dụng trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt. Nếu xét về nội dung ta thấy có một số câu phù hợp
với cách lí giải của tuổi teen là nói cho vui, Xấu như con gấu; Đói như con sói;
Chuyện nhỏ như con thỏ; Chán như con gián; Chảnh như con chó cảnh. Nhưng ta
còn nhận thấy bên cạnh những câu nói có thể chấp nhận được còn là những câu nói
dựa vào thành ngữ gốc mà biến đổi, làm mất hết ý nghĩa của thành ngữ và nó mang
lại một thông tin sai lệch hoàn toàn với thành ngữ ban đầu mà người Việt sử dụng
Không mày đố thầy dạy ai; Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ; Một điều
nhịn là chín điều nhục; Ăn trông nồi ngồi trông xó. Và khi những câu nói quen
thuộc này được giới tuổi teen sử dụng để giao tiếp với người lớn. Giáo viên chúng


ta cũng từng là nạn nhân của những câu nói trên khi đôi lần hỏi bài học sinh trả lời
trống không “biết chết liền” đây là những tình huống nằm ngoài ý muốn của người
đứng lớp. Trước một hiện tượng về ngôn ngữ như trên chúng ta những người đang
đứng lớp cần phải làm gì? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên từ đâu?

NHỮNG HÌNH ẢNH VÀ NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” ĐƯỢC SỬ DỤNG RỘNG RÃI









































































II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT”,
NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” TUỔI TEEN MỘT CÁCH PHỔ BIỀN
Bàn đến nguyên nhân của hiện tượng giới tuổi teen sử dụng ngôn ngữ chát,
những lời nói cố định của tuổi teen một cách phổ biến, giáo sư Trần Trí Dõi cho
rằng Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội nên nó luôn luôn phát triển cùng xã hội, hiện
tượng “ngôn ngữ chát” và những “lời nói cố định” trong quyển “Sát thủ đầu mưng
mủ” đúng là thể hiện sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ trong quần chúng,
trong đó có bộ phận là những người trẻ tuổi. Nhìn lại quá khứ, chúng ta trao đổi
thông tin với bạn bè ở xa bằng những lá thư, nên chúng ta chú ý cách trình bày,
chữ viết, ngay khi diễn đạt một nội dung chúng ta cũng phải lựa, tìm ý cho phù
hợp…Với giới trẻ hiện nay thì chúng lại dùng thông tin liên lạc hiện đại là điện
thoại, internet. Sự phát triển của xã hội đã tạo ra những nguyên nhân khách quan.
1. Nguyên nhân khách quan
- Ngôn ngữ chát là hiện tượng mới do giới tuổi teen hiện nay thường dùng.
Ngôn ngữ này xuất hiện từ khi có sự bùng nổ của Internet đồng thời với sự thay
đổi của xã hội, từ một xã hội khá bảo thủ sang một xã hội cởi mở. Đây là một hiện
tượng bình thường của ngôn ngữ - xã hội, nó như là một quy luật tự nhiên. Xã hội
cởi mở, dòng thông tin, lối sống phong cách phương Tây, phương Đông ồ ạt tràn
vào Việt Nam. Giới trẻ là những người thích thú nhất. Họ học tập, sáng tạo, áp
dụng và làm ra cái mới của riêng họ, để thể hiện mình. PGS-TS Đặng Ngọc Lệ,
Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM, cho
rằng giới trẻ hiện nay thích sử dụng ngôn ngữ chát trong giao tiếp và hành văn là

do tâm lý muốn mình phải khác người. Sử dụng ngôn ngữ cũng là một cách thể
hiện mình như việc ăn mặc, đi đứng Tuy nhiên, vì còn trẻ nên họ chưa khẳng
định được việc thể hiện mình như vậy là đúng hay sai, các em muốn thay đổi
nhưng chưa biết cách thay đổi như thế nào cho phù hợp.
- Chính bản chất ngôn ngữ của tiếng Việt cho phép tạo ra những “lời nói cố
định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” với cách nói so sánh ví von, có vần
có vè.
2. Nguyên nhân chủ quan
- Nhiều học trò biện minh cho cách nói và viết như trên. Theo các em, miễn
là các em hiểu, và viết, nói cho nhanh, để cho vui, ngộ nghĩnh, tiện lợi và hài hước.
- Khi được hỏi về việc sử dụng như trên học sinh trả lời để phụ huynh không
can thiệp vào đời tư của con, và nếu có đọc được những dòng tin nhắn thì cũng
không thể hiểu.
III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Việc sử dụng ngôn ngữ chát, lời nói cố định của tuổi teen là một hiện tượng
của ngôn ngữ phát triển cùng xã hội. Hiện tượng này phổ biến và lan rộng tới giới
trẻ trong cả nước. Phải làm gì khi chính bản thân người sử dụng nó cũng không
nhận thấy rằng mình làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Trước hiện tượng trên chúng ta những người đang dạy môn Văn nói riêng và
các môn học khác nói chung cần phải giảng, phân tích cho học sinh thấy những


điều hạn chế khi sử dụng những lỗi sai về cách dùng từ. Phát hiện lỗi sử dụng
trong giao tiếp, trong bài kiểm tra của học sinh, khoanh tròn sửa lỗi đặc biệt những
lỗi sai do cố tình sử dụng sai cách dùng từ như hiện nay. Trừ điểm thành phần bài
kiểm tra đối với trường hợp sai nhiều lần. Giáo viên Văn nên có bảng thống kê bài
kiểm tra các lỗi sai kể cả sai chính tả để xem mức độ thay đổi ví dụ:
TÊN
SỐ LỖI CHÍNH TẢ, CÁCH DÙNG TỪ…
(CÁC LỖI KHÁC)

BÀI SỐ 1 BÀI SỐ 2 BÀI SỐ 3 BÀI SỐ 4
NGUYỄN VĂN A

NGUYỄN VĂN B

Nhà trường và Đoàn thanh niên cần có những buổi sinh hoạt ngoại khóa về
những vấn đề nóng bỏng có tính thời sự, ví dụ Bạo lực học đường, ví dụ việc sử
dụng tiếng Việt không đúng chuẩn, chắc chắn học sinh sẽ hứng thú với những vấn
đề nóng bỏng và để học sinh thảo luận tự tìm ra những hạn chế của vấn đề.
Xin đưa ra một số kinh nghiệm chia sẻ của những người làm trong lĩnh vực
nghiên cứu ngôn ngữ.
- TS. Tùng Lâm chia sẻ kinh nghiệm: “Trước tiên, chúng ta phải giáo dục để
các em hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ, chứ không nên lầm lẫn khi biến
phương tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp. Lời nói lệch chuẩn có thể dẫn
đến tư duy, hành vi lệch lạc. Vì thế, việc làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt cần phải
được lên án”.
- Trong 3 yếu tố tác động đến ngôn ngữ tuổi teen, yếu tố gia đình vẫn là
quan trọng nhất. Bản thân gia đình cũng phải có ý thức rèn con cái từ lời nói đến
hành vi. Bố mẹ cũng phải nêu gương cho con cái. Bên cạnh đó, nhà trường phải
chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt, trong đó có
viết đúng chính tả.
- TS. Mai Xuân Huy nêu: “Biện pháp để ngăn chặn loại ngôn ngữ này xâm
nhập vào tiếng Việt là chúng ta cần khoanh vùng và quy định khu vực sử dụng của
nó. Chẳng hạn, có thể cấm dùng ngôn ngữ “chát” trong phạm vi công cộng, trong
các bài viết ở trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, báo.
Nó chỉ có thể được sử dụng trong giao tiếp giữa những người “chát” trong các
chatroom trên internet. Theo tôi, muốn khắc phục được tình trạng này, gia đình và
nhà trường phải kết hợp giáo dục, kiểm soát, nhưng quyết định hơn cả thì phải có
một đạo luật cụ thể về tiếng Việt nằm trong Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà
nước. Ở nhiều nước phát triển họ có hẳn một đạo luật về ngôn ngữ”.

- Chúng ta phải sửa bằng tư duy, sửa bằng ý thức công dân. Chúng ta cũng
cần đưa ra các phân tích kèm theo các lời khuyên để học sinh hiểu và không nên
lạm dụng nó.
IV. KẾT QUẢ


Những kết quả đạt được từ việc sửa lỗi học sinh trong cách dùng từ chưa đúng
Lớp Sĩ số
Bài viết số 1 Bài viết số 2
Số bài vi
phạm
Số lỗi vi
phạm
Số bài vi
phạm
Số lỗi vi
phạm
12S
5
45
23 bài
(51%)
6
lỗi/bài
17 bài
(37%)
4 lỗi/bài
11C
1
40

25bài
(62%)
8
lỗi/bài
15 bài
(37%)
3
lỗi/bài

Lớp Sĩ số
Bài viết số 3 Bài viết số 4
Số bài vi
phạm
Số lỗi vi
phạm
Số bài vi
phạm
Số lỗi vi
phạm
12S
5
45
7 bài
(15%)
2
lỗi/bài
1 bài
(0.2%)
2
lỗi/bài

11C
1
40
8 bài
(20%)
3
lỗi/bài
0 bài
(0%)
0
lỗi/bài

SƠ ĐỒ BIỂU HIỆN KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ LỚP 12S5
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4
Bài viết
số bài vi phạm
số lỗi vi phạm


SƠ ĐỒ BIỂU HIỆN KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ LỚP 11C1



0

5
10
15
20
25
30
1 2 3 4
Bài viết
số bài vi phạm
số lỗi vi phạm

V. KẾT LUẬN
Sống trong thời đại “bùng nổ” thông tin và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc
tế, nhu cầu phát triển vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt của Tiếng Việt là một xu
thế khách quan. Chúng ta cần có định hướng đúng đắn và chủ động đón nhận xu
thế đó để trong quá trình phát triển tiếng Việt không làm mất đi bản sắc vốn có của
ngôn ngữ dân tộc. Đấy là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh
vực này, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam, trước hết là
các nhà ngôn ngữ học, các thầy giáo, các nhà văn, nhà báo…Với thiên chức của
người Thầy không chỉ truyền đạt tri thức mà còn truyền cả đạo lí làm người, đạo lý
đó phát xuất từ ngay trong cách sử dụng ngôn ngữ, làm cho tiếng Việt trong sáng.
Chắc chắn với những câu tục ngữ cải biên như kiểu “Công cha như miếng rau câu,
nghĩa mẹ như nước trong cầu chảy ra” (ca dao: Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra) sẽ không còn xuất hiện từ cửa miệng của học
sinh. Với bài viết nhỏ và một vài ý kiến riêng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy cô trong hội đồng sư
phạm nhà trường.

Nhận xét của BGH Kiệm Tân, ngày 21 tháng 05 năm 2012
Người viết



Đặng Tiểu Liễu


TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Sách SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ - THÀNH NGỮ SÀNH ĐIỆU BẰNG
TRANH (NXB MỸ THUẬT)
2. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (Sgk lớp 12, tập I – NXB
GD).
3. CÁC TRANG WEB CÓ LIÊN QUAN VỀ NGÔN NGỮ.
4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÓ LIÊN QUAN.

×