ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẠM TIẾN DŨNG
KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẠM TIẾN DŨNG
KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VĂN MẠNH
Hà Nội – 2011
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 6
MỞ ĐẦU 7
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) 9
1.2. Thế giới đối với vấn đề Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto nói chung
và Việt Nam nói riêng 25
1.3. Các nghiên cứu và kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính đã có trên Thế
giới và ở Việt Nam 31
1.4. Tổng quan về chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ: 32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải 46
3.2. Kết quả áp dụng chương trình tính toán và kiểm kê KNK dự án NSRP 62
3.2.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại 62
3.2.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp 64
3.2.3. Giai đoạn vận hành 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài luận văn: “Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp
Lọc hóa dầu Nghi Sơn”
Đặt vấn đề:
Hiện nay, Việt Nam, trong vai trò là một quốc gia đang phát triển tham gia
và nghị định thư Kyoto về Biến đổi khí hậu (BĐKH), đã và đang thực hiện đầy đủ
vai trò của mình bằng các hoạt động cụ thể như: xây dựng chương trình mục tiêu
Quốc gia về BĐKH, xây dựng kịch bản BĐKH, tích cực thực hiện và ứng dụng các
phương pháp ứng phó với BĐKH, thực hiện các chương trình kiểm kê khí nhà kính
(KNK) quốc gia và đã thực hiện 2 thông báo quốc gia cho công ước khung về
BĐKH.
Nowadays, the developing country Vietnam always implements sufficiently
its role while participating in the Kyoto Protocol by specific activities: built a
National Activities Program focusing on Climate change, built the Climate change
scenarios for Vietnam, implemented the national greenhouse gas (GHG) inventory
programs. This nation is also implementing activities which help people respond to
climate change and finished 2 national reports to send to the United Nations
Framework Convention on Climate Change (UNFCCC).
Việt Nam đã tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính các năm 1994 và 2000.
Là một nước không thuộc Phụ lục 1 của NĐT Kyoto, việc Kiểm kê quốc gia KNK
năm 2000 của Việt Nam được thực hiện theo Hướng dẫn kiểm kê KNK năm 1996
và Hướng dẫn thực hành tốt của IPCC cho các lĩnh vực: năng lượng, các quá trình
công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và xả thải đối với các khí nhà kính
chủ yếu là CO
2
, CH
4
và N
2
O.
To be considered as a nation that is not included in the Annex I of KP, in
2000, Vietnam implemented a national GHG inventory with the support from the
Revised 1996 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories and Good
Practice Guidance for Land Use, Land-Use Change and Forestry.
2
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án trọng điểm quốc gia thuộc
lĩnh vực năng lượng. Việc kiểm kê phát thải KNK cho các dự án thuộc lĩnh vực này
là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kiểm kê KNK quốc gia
của Việt Nam. Đề tài luận văn trình bày về phương pháp kiểm kê phát thải KNK
của Liên Hợp Quốc (LHQ) được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và
áp dụng tính toán phát thải KNK cho dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong
các giai đoạn xây dựng và vận hành của nhà máy. Từ đó, luận văn thiết lập được
một bộ cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải KNK dành cho riêng dự án này và tiến tới
trở thành phương pháp chung cho việc kiểm kê phát thải KNK đối với các dự án
tương tự khác.
Nghi Son Oil and Gas Refinery Complex Project is a high attention project
which belongs to the energy sector. The GHG inventory for this kind of projects is
necessary and always takes an important role in Vietnam national GHG inventory.
This master thesis
Giải quyết vấn đề:
Xác định giai đoạn thực hiện kiểm kê cho đối tượng báo cáo: Dự án Liên hợp
Lọc hóa dầu Nghi Sơn và nguồn phát thải trong các giai đoạn. 3 giai đoạn được xác
định kiểm kê là: giai đoạn xây dựng hiện tại, giai đoạn xây dựng kế tiếp và giai
đoạn vận hành của Dự án.
Xác định chương trình sử dụng để kiểm kê cho đối tượng: "Chương trình
tính toán phát thải khí nhà kính của Liên Hợp Quốc" - là chương trình giúp cho các
đối tượng là những cơ quan, tổ chức, công trình, tòa nhà, văn phòng làm việc tính
toán được lượng phát thải khí nhà kính hàng năm của mình một cách chính xác và
dễ dàng. Chương trình là tổ hợp của những thẻ của phần mềm Microsoft® Excel và
được thiết lập dựa trên phương pháp tính toán hiệu quả nhất cho tất cả các nguồn
thải. Việc sử dụng phương pháp tính này sẽ giúp cho việc kiểm kê KNK trở nên
thống nhất và dễ so sánh.
Thu thập dữ liệu cần thiết cho từng giai đoạn về: các phương tiện, thiết bị
làm việc, dữ liệu về năng lượng tiêu thụ hay phát sinh và dữ liệu về các thiết bị điều
hòa, làm mát.
3
Phân tích dữ liệu cho phù hợp với chương trình tính toán áp dụng. Sau đó
tiến hành nhập dữ liệu để tính toán đối với từng loại nguồn phát thải của từng giai
đoạn của Dự án đã được xác định ở trên.
Khi dữ liệu được nhập vào, chương trình sẽ tự động sử dụng các hệ số phát
thải mặc định để tính toán phát thải KNK cho đối tượng.
Phương pháp tính được dựa trên các giá trị của hướng dẫn năm 2006 của Ủy
ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Chương trình cũng khuyến khích
đối tượng báo cáo sử dụng các hệ số phát thải riêng biệt cho mình, nếu có, và chỉ rõ
cách thức thiết lập các hệ số đó.
Kết quả thực hiện:
Đề tài luận văn trình bày về cách thức áp dụng phương pháp tính toán phát
thải KNK trên đối với đối tượng cụ thể là dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn,
lấy ví dụ áp dụng từ các số liệu thu thập được trong các giai đoạn xây dựng và vận
hành để thiết lập bộ cơ sở dữ liệu cho việc tính toán phát thải KNK của dự án trong
các giai đoạn sau.
Kết quả thu được từ đề tài là một bộ cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu kiểm kê phát
thải KNK dành cho riêng dự án và kết quả tính toán được trong các giai đoạn của
dự án:
Trong giai đoạn xây dựng từ tháng 11/2009 – 10/2010 (12 tháng), nguồn
phát thải được xác định là các phương tiện, thiết bị, máy móc tham gia quá trình san
lấp mặt bằng, là việc tiêu thụ điện năng và việc sử dụng điều hòa trong các văn
phòng làm việc. Tổng lượng phát thải KNK tính toán được là 21.411,7 tấn CO
2
e.
Ở giai đoạn kế tiếp, nguồn phát thải được xác định là phương tiện, thiết bị,
máy móc tham gia quá trình xây dựng, lắp đặt, là việc tiêu thụ điện năng và việc sử
dụng điều hòa trong các văn phòng làm việc. Tuy nhiên, dữ liệu thu thập được chỉ
có đối với các loại phương tiện, máy móc tham gia quá trình xây dựng và lắp đặt.
Tổng lượng phát thải KNK tính toán được là 77.478,4 tấn CO
2
e.
Trong giai đoạn vận hành, nguồn phát thải KNK được xác định là từ các
phương tiện vận chuyển vật liệu đầu vào và đầu ra, từ hoạt động sản xuất, chế biến
(19 ống khói của nhà máy), từ việc sử dụng các thiết bị điều hòa, làm mát. Dữ liệu
đầu vào cho chương trình tính toán bao gồm số lượng phương tiện vận chuyển vật
liệu đầu vào và đầu ra, và nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong khu vực
4
nhà máy. Tuy nhiên, dữ liệu về phương tiện vận chuyển chỉ có về số lượng (1.179
tàu/năm) là không đủ để thực hiện tính toán vì không xác định được rõ địa điểm tàu
đi và đến, quãng đường vận chuyển cũng như nhiên liệu mà các tàu sử dụng. Số
lượng nhân viên làm việc trong dự án là 1.500 người. Tổng lượng phát thải KNK
tính toán được là 3.856.377,00 tấn CO
2
e.
Kết quả kiểm kê KNK của 3 giai đoạn cho thấy phát thải KNK của giai đoạn
sau luôn lớn hơn giai đoạn trước, và giai đoạn vận hành có khối lượng KNK phát
thải lớn nhất: 3.856.377,00 tấn CO
2
e. Điều này có thể hiểu được là do lượng nhiêu
liệu đầu vào của giai đoạn vận hành tạo ra sản phẩm là lớn nhất.
Số liệu phát thải trên đầu người của giai đoạn vận hành cũng vì thế mà lớn
nhất. Nhưng giai đoạn xây dựng lắp đặt kế tiếp phát thải nhiều hơn giai đoạn đã xây
dựng mà lượng KNK phát thải trên đầu người lại nhỏ hơn là vì giai đoạn xây dựng
lắp đặt huy động đến 18.000 cán bộ làm việc ở cả trên cạn và công trình ngoài biển,
lớn hơn rất nhiều so với con số gần 500 cán bộ đang làm việc trong giai đoạn xây
dựng hiện tại.
Như vậy, qua kết quả tính toán được, ta có thể thấy chương trình tính toán
được áp dụng để kiểm kê phát thải có những đặc điểm tiện lợi sau: dễ sử dụng, yêu
cầu số liệu đầu vào đơn giản, kết quả tính toán đa dạng và nhanh chóng.
Kết luận:
− Kết quả của việc thiết lập bộ cơ sở dữ liệu tính toán phát thải KNK cho việc
kiểm kê KNK của dự án NSRP: bộ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng phù hợp
với việc áp dụng tính toán cho dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với đặc
điểm đơn giản trong tính toán và tiện lợi trong sử dụng. Bộ cơ sở dữ liệu này
cũng được dùng trong những năm tiếp theo để đánh giá phát thải KNK của
dự án. Ngoài ra, với phương pháp tính toán này, các dự án, doanh nghiệp
khác hoàn toàn có thể sử dụng để kiểm kê phát thải cho chính đơn vị của
mình và báo cáo phát thải của họ sẽ mang lại đóng góp lớn cho việc kiểm kê
phát thải KNK của quốc gia.
− Kết quả của việc sử dụng chương trình đối với dự án NSRP: trong giai đoạn
xây dựng hiện tại, lượng KNK phát thải vào bầu khí quyển là 21.411,70 tấn
CO2e/năm và dự kiến trong giai đoạn xây dựng lắp đặt, hoàn thiện nhà máy,
lượng KNK phát thải đã tăng lên là 77.478,40 tấn CO2e/năm. Tuy nhiên,
5
lượng phát thải KNK trong giai đoạn vận hành mới đáng quan tâm với kết
quả theo tính toán của chương trình: 3.856.377,00 tấn CO2e/năm. Hàm
lượng phát thải KNK tăng lên trong từng giai đoạn là do những giai đoạn
sau, đặc biệt là giai đoạn vận hành, nhiên liệu được sử dụng càng nhiều hơn.
Sau khi hoàn thiện nhà máy, thì theo lý thuyết, lượng phát thải sẽ ổn định
qua mỗi năm và công cụ tính toán này sẽ giúp người sử dụng có thể so sánh
và tìm ra những sự khác biệt thực tế trong lượng phát thải hàng năm của dự
án.
Khuyến nghị:
− Đối với dự án, để kết quả kiểm kê đầy đủ hơn, dự án cần phải thu thập thêm
dữ liệu về lượng điện năng tiêu thụ và các thiết bị điều hòa, làm mát được sử
dụng cũng như dữ liệu về các loại phương tiện cá nhân của người lao động.
− Các hệ số phát thải được sử dụng hầu hết là các hệ số mặc định của chương
trình. Để tính toán chính xác hơn cho từng lĩnh vực, chúng ta cần phải góp
phần xây dựng nên các hệ số phát thải cho riêng Việt Nam.
− Chương trình tính toán áp dụng cho việc kiểm kê phát thải KNK của dự án
NSRP là chương trình tự động, đơn giản trong việc nhập dữ liệu, với các
công thức đã được LHQ công nhận và rất thuận tiện trong áp dụng đối với
các doanh nghiệp, nhà máy, tổ chức hay xí nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên,
chương trình vẫn cần phải phát triển hơn nữa để có thể áp dụng cho các
ngành nghề, lĩnh vực khác đề cập tới CO2 sinh học như nông nghiệp, lâm
nghiệp hay ngư nghiệp hay việc thay đổi sử dụng đất.
− Chương trình tính toán đã được tác giả Việt hóa và hoàn toàn có thể áp dụng
đối với các dự án sản xuất năng lượng tương tự cũng như các tổ chức, cơ
quan có nhu cầu kiểm kê phát thải KNK cho đơn vị của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên cao học