ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ
NHÀ KÍNH PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trung Thắng
HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Học viên Trần Thị Thu Hương - người thực hiện luận văn này xin cam
đoan:
Bản luận văn với những nội dung, số liệu sử dụng là công trình nghiên
cứu, sưu tầm, xử lý của cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Trung Thắng.
Tác giả
Trần Thị Thu Hương
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai các nội dung của Luận văn, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ rất tận tình của TS. Nguyễn Trung Thắng (Phó Viện trưởng - Viện
Chiến lược, Chính sách và Tài nguyên môi trường) người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi các nội dung khoa học của cũng như cung cấp số liệu cho Luận văn này.
Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành luận văn kịp tiến độ, tôi xin cảm ơn
các Thầy, Cô trong Khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp, gia
đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Mặc dù luận văn đã được hoàn thành, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu của
luận văn rất rộng, có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả mong
nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và anh chị học viên để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu viết tắt iii
Danh mục hình iv
Danh mục bảng vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ
NHÀ KÍNH 3
1.1. TỔNG QUAN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH 3
1.1.1. Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 3
1.1.2. Nghị định thư Kyoto (KP) về giảm phát thải khí nhà kính 7
1.1.3. Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) 12
1.2. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA 14
1.2.1. Tổ chức kiểm kê KNK quốc gia tại các nước thuộc phụ lục 1 – KP 15
1.2.2. Kinh nghiệm về công tác tổ chức của một số nước không thuộc Phụ
lục1/KP 24
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 26
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 26
2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin và tổng kết kinh nghiệm 26
2.1.3. Phương pháp rà soát, đánh giá, kế thừa 26
2.1.4. Phương pháp so sánh 27
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 27
2.2.1. Hướng dẫn của UNFCCC và quy định của IPCC về kiểm kê quốc gia khí
nhà kính 27
2.2.2. Hướng dẫn của IPCC về kiểm kê phát thải khí nhà kính 33
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ TỔ CHỨC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH Ở VIỆT NAM 39
2.3.1. Cam kết quốc tế của Việt Nam 39
2.3.2. Hệ thống văn bản pháp quy 40
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ
KÍNH Ở VIỆT NAM 48
3.1. HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CỦA VIỆT
NAM 48
3.1.1. Hệ thống tổ chức thực hiện kiểm kê KNK phục vụ Thông báo Quốc gia lần
thứ 2 của Việt Nam 48
3.1.2. Kiểm kê quốc gia KNK năm 2010 (BUR1) 53
3.1.3. Quy trình thực hiện 55
3.2. KẾT QUẢ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH Ở VIỆT NAM 58
3.2.1. Thông báo quốc gia đầu tiên cho UNFCCC (TBQG 1) và gửi Ban Thư ký
Công ước tháng 12/2003 58
3.2.2. Thông tin kiểm kê khí nhà kính trong Thông báo quốc gia lần thứ 2 60
3.2.3. Kiểm kê quốc gia KNK năm 2010 (BUR1) 63
3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG VÀ VAI TRÒ ĐẢM NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN
QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ KNK TẠI VIỆT NAM 64
3.3.1. Kết quả đạt được 64
3.3.2. Những khó khăn, thiếu hụt, hạn chế 65
3.4. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO
CÔNG TÁC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH Ở VIỆT NAM 70
3.4.1. Tạo lập hệ thống quốc gia về kiểm kê KNK 70
3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác kiểm kê KNK Quốc gia
71
3.4.3. Sắp xếp cơ cấu tổ chức cho việc vận hành hệ thống kiểm kê KNK quốc gia
giữa các Bộ, ban, ngành và các tổ chức liên quan 73
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 79
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB :
Ngân hàng Phát triển châu Á
BĐKH :
Biến đối khí hậu
KHĐT :
Kế hoạch và Đầu tư
TNMT :
Tài nguyên và Môi trường
BUR :
Biennial Update Report - Báo cáo cập nhật hai năm một lần
CCAP :
Center for Clean Air Policy - Trung tâm Chính sách Không
khí sạch
CCF :
Climate Change Fund - Quỹ Biến đổi khí hậu của Ngân hàng
Phát triển châu Á
CDM :
Clean Development Mechanism - Cơ chế Phát triển sạch
CERs :
Certified Emissions Reduction - Lượng giảm phát thải được
chứng nhận
COP :
Conference of Parties - Hội nghị các Bên
GEF :
Global Environmental Fund - Quỹ Môi trường Toàn cầu
IPCC :
Uỷ ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
JICA :
Japan International Cooperation Agency - Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản
KKQGKNK :
Hệ thống Kiểm kê khí nhà kính quốc gia
KNK :
Khí nhà kính
KP :
Nghị định thư Kyoto
KTTV :
Khí tượng thuỷ văn
KTTV&BĐKH :
Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu
LULUCF :
Land Use, Land Use Change and Forestry - Sử dụng đất, thay
đổi sử dụng đất và rừng
MONRE :
Bộ Tài nguyên và Môi trường
NN&PTNT :
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
QA :
Quality assurance - Các hoạt động đảm bảo chất lượng
QC :
Quality control - Kiểm soát chất lượng
SNC :
Thông báo Quốc gia lần thư hai
iv
TNMT :
Tài nguyên và Môi trường
UNDP :
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
UNEP :
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
UNFCCC :
United Nations Framework Convention on Climate Change -
Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc
WB :
Ngân hàng Thế giới
WMO :
Tổ chức Khí tượng Thế giới
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Công tác tổ chức kiểm kê khí nhà kính quốc gia tại Nhật Bản 16
Hình 1.2. Tổ chức thực hiện lập kế hoạch kiểm kê của Nhật Bản 19
Hình 1.3. Tổ chức thực hiện chuẩn bị kiểm kê của Nhật Bản 20
Hình 1.4. Tổ chức kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Đức 22
Hình 1.5. Tổ chức kiểm kê khí nhà kính ở Thái Lan 24
Hình 1.6. Tổ chức kiểm kê khí nhà kính ở Indonesia 25
Hình 2.1. Cấu trúc của báo cáo phân tích sai số trong kiểm kê khí nhà kính 37
Hình 3.1 Hệ thống tổ chức thực hiện Thông báo quốc gia lần Thứ 2
của Việt Nam về Biến đổi khí hậu 50
Hình 3.2. Thành phần nhóm kiểm kê khí nhà kính trong SNC 52
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức xây dựng BUR1 tại Việt Nam 54
Hình 3.4. Quy trình thực hiện kiểm kê phát thải KNK trong Thông báo
quốc gia lần thứ hai 58
Hình 3.8. Cơ cấu tổ chức cho việc vận hành hệ thống kiểm kê KNK
quốc gia ở Việt Nam 76
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho năm 1994 59
Bảng 3.2. Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 (SNC) 62
Bảng 3.3. Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2010 64
Bảng 3.1. Đánh giá những hạn chế, thiếu hụt của hệ thống tổ chức
kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam cần cải thiện 69
1
MỞ ĐẦU
Trong những thập kỷ qua, biến đổi khí hậu đã gây ra những tác động tới
các hệ thống thiên nhiên và con người trên mọi Châu lục và trên các đại dương,
là một hiểm họa nghiêm trọng đối với toàn thể nhân loại. Sự phát thải quá mức
khí nhà kính do các hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây biến đổi
khí hậu toàn cầu. Vì thế, mục tiêu và biện pháp giảm phát thải khí nhà kính luôn
là chương trình nghị sự chính của các Hội nghị thường niên của các Bên (COP)
thuộc Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Kiểm kê phát thải khí nhà kính là một hoạt động quan trọng để cung cấp
các thông tin hữu ích, tạo lập cơ sở vững chắc cho công tác hoạch định chính
sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết quả công tác kiểm kê càng chính xác,
việc hoạch định chính sách sẽ càng thuận lợi và có tính khả thi trong thực tiễn áp
dụng.
Việt Nam là một Quốc gia đang phát triển, không nằm trong Phụ lục I của
UNFCCC do vậy không bắt buộc phải triển khai công tác kiểm kê khí nhà kính
quốc gia hàng năm, cũng như phải xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính quốc
gia theo yêu cầu của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto.
Tuy nhiên, từ sau Hội nghị các Bên lần thứ 17 năm 2011 (COP17) tại
Durban, Nam Phi, các nước đang phát triển cần xây dựng Thông báo quốc gia
(NC) bốn năm một lần và Báo cáo cập nhật hai năm một lần (BUR) theo yêu cầu
trong Quyết định 2/CP.17, kết quả kiểm kê quốc gia KNK là một phần bắt buộc
trong các Báo cáo và Thông báo gửi UNFCCC. Do đó, kiểm kê quốc gia KNK
đã trở thành nhiệm vụ và yêu cầu bắt buộc đối với nước đang phát triển như Việt
Nam.
Tính đến nay, Việt Nam đã tích cực triển khai kiểm kê khí nhà kính quốc
gia cho các năm cơ sở 1994, 2000 trong khuôn khổ Dự án xây dựng Thông báo
quốc gia lần I, II và hoàn thành xây dựng Báo cáo cập nhật hai năm một lần
(BUR 1) đầu tiên năm 2014, tuy nhiên hoạt động kiểm kê nằm trong khuôn khổ
Dự án nên hệ thống tổ chức kiểm kê mang tính tạm thời. Việc thiết lập và vận
2
hành hệ thống kiểm kê quốc gia KNK có vai trò và ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở
cho việc hoạch định chính sách biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Với mục tiêu nghiên cứu: Rà soát lại thực trạng tổ chức kiểm kê khí nhà
kính và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức trong đó quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan đầu mối quốc gia về kiểm kê khí nhà kính và các
bên liên quan là một việc làm hết sức cần thiết. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng,
hình thành và phát triển hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính ở nước ta,
nhằm đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh mới.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và phân tích hệ thống kiểm kê phát thải
khí nhà kính quốc gia, Báo cáo cập nhật hai năm một lần, tác giả đã lựa chọn đề
tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất cấu trúc tổ chức kiểm kê phát thải khí
nhà kính phù hợp với bối cảnh Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cao học và
với mong muốn góp một phần xác định các nội dung cần thiết phục vụ cho công
tác quản lý kiểm kê phát thải khí nhà kính, đưa ra đề xuất cấu trúc tổ chức kiểm
kê khí nhà kính phù hợp với bối cảnh Việt Nam và phù hợp với các yêu cầu của
UNFCCC yêu cầu đối với các quốc gia không thuộc phụ lục I.
Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu kiểm kê phát thải khí nhà kính
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 3: Đề xuất cấu trúc tổ chức kiểm kê khí nhà kính ở VN
Kết luận - kiến nghị: Tổng kết những kết quả đạt được của đề tài
3
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
1.1. TỔNG QUAN KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
1.1.1. Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Đứng trước thách thức về sự biến đổi một cách bất thường và nhanh chóng
của khí hậu trên trái đất, từ năm 1990, một loạt các hội nghị quốc tế đã được tổ
chức để đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp cho sự ra đời của một điều ước quốc
tế đa phương toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhằm ngăn
chặn những hiểm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra, tại Hội nghị thượng đỉnh của
Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil tháng 6 năm
1992, 155 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký Công ước Khung của Liên hợp
quốc về Biến đổi khí hậu, đến nay đã có 192 nước phê chuẩn công ước. Mục
tiêu của Công ước là nhằm "ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở
mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ
thống khí hậu". Thực hiện các cam kết trong Công ước sẽ là vận hội để chúng ta
bảo vệ hệ thống khí hậu trên trái đất.
UNFCCC được thông qua ngày 9/5/1992 và chính thức có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 21/3/1994. Các Bên tham gia công ước này thừa nhận và quyết tâm
bảo vệ hệ thống khí hậu cho các thế hệ hiện nay và mai sau vì sự thay đổi của
khí hậu trái đất và những hiệu ứng nguy hại của nó là mối quan tâm chung của
nhân loại.
UNFCCC được ban hành gồm 26 điều và 2 Phụ lục, trong đó đưa ra các
định nghĩa, mục tiêu, các nguyên tắc, các cam kết chung mà tất cả các bên có
trách nhiệm thực hiện nhưng có sự phân biệt, ưu tiên dựa trên sự phát triển của
khu vực và của từng quốc gia, …, có thể tóm tắt một số nội dung chính như sau
[15]:
Một số nguyên tắc được ghi nhận trong UNFCCC:
4
- Các Bên phải tham gia bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích chung của nhân
loại trên cơ sở công bằng và phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có
phân biệt;
- Cần phải xem xét đầy đủ những nhu cầu riêng và những hoàn cảnh đặc
thù của các Bên nước đang phát triển, đặc biệt các nước dễ bị những ảnh hưởng
có hại của sự thay đổi khí hậu của các Bên, nhất là các Bên nước đang phát triển
sẽ phải gánh chịu gánh nặng bất thường hoặc không cân xứng theo Công ước;
- Phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa để dự báo, ngăn ngừa hoặc
làm giảm những nguyên nhân của đổi khí hậu và làm giảm nhẹ những ảnh
hưởng xấu của biến đổi khí hậu; Các Bên có quyền và phải đẩy mạnh phát triển
bền vững;
- Các Bên phải hợp tác để đẩy mạnh một hệ thống kinh tế quốc tế mở cửa
và tương trợ, hệ thống này sẽ dẫn tới sự phát triển và tăng trường kinh tế lâu bền
ở tất cả các Bên, đặc biệt các Bên nước đang phát triển
Một số nội dung cơ bản trong cam kết của các Bên tham gia UNFCCC, gồm:
- Cam kết chung cho tất cả các Bên, có tính đến những trách nhiệm chung
nhưng có phân biệt và những ưu tiên, những mục tiêu và những hoàn cảnh phát
triển của khu vực và quốc gia riêng của mình như phát triển, cập nhật, công bố
theo định kỳ các kiểm kê quốc gia khí nhà kính và gửi cho Hội nghị của các Bên
phù hợp với Ðiều 12 của Công ước; Thiết lập, thi hành, công bố và cập nhật
thường kỳ các chương trình quốc gia; Ðẩy mạnh hợp tác trong việc phát thải áp
dụng và truyền bá, bao gồm chuyển giao công nghệ, thực hành và các quá trình
kiểm tra, giảm bớt và ngăn ngừa sự phát thải do con người gây ra.
- Các Bên nước phát triển và các Bên khác bao gồm trong Phụ lục I tự cam
kết một cách đặc biệt theo một số quy định như: mỗi nước trong các Bên này sẽ
chấp nhận các chính sách quốc gia và thực hiện các biện pháp tương ứng về
giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách giới hạn phát thải các khí nhà kính do con
người gây ra và bảo vệ, tăng cường các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính của
mình, thực hiện báo cáo định kỳ phù hợp với Điều 12 của UNFCCC.
5
Những chính sách và biện pháp này sẽ chứng tỏ rằng các nước phát triển
đang dẫn đầu trong việc làm thay đổi các xu thế dài hạn trong các phát thải do
con người gây ra phù hợp với mục tiêu của Công ước. Các Bên này có thể thi
hành những chính sách và biện pháp như vậy một cách liên hợp cùng với các
Bên khác và có thể giúp các Bên khác trong việc đóng góp để đạt tới mục tiêu
của Công ước này.
- Cam kết của các Bên nước phát triển và các Bên phát triển khác bao gồm
trong Phụ Lục II như: Sẽ cung cấp các nguồn tài chính mới và bổ sung để đáp
ứng toàn bộ chi phí đã thống nhất mà các Bên nước đang phát triển gánh chịu
trong việc tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Ðiều 12, mục I; Sẽ giúp các Bên
nước đang phát triển, đặc biệt nước dễ bị những ảnh hưởng nguy hại của biến
đổi khí hậu trong việc đáp ứng các chi phí để thích ứng với các ảnh hưởng xấu
đó; Sẽ tiến hành mọi bước có thể thực hành được để đẩy mạnh, làm thuận lợi và
tài trợ khi thích ứng, việc chuyển giao hoặc có được các công nghệ và kỹ thuật
thân thiện với môi trường cho các Bên khác, đặc biệt là các Bên nước đang phát
triển, tạo khả năng cho họ có thể thực hiện các điều khoản của Công ước. Trong
quá trình này các Bên nước phát triển sẽ hỗ trợ cho sự phát triển, nâng cao khả
năng và công nghệ địa phương của các Bên nước đang phát triển.
Hội nghị các Bên (Conference of Parties - COP):
- Hội nghị các Bên được coi như cơ quan tối cao của Công ước này, sẽ duy
trì thường xuyên tổng quan việc thi hành Công ước và bất kỳ văn bản pháp lý
nào liên quan mà Hội nghị các Bên có thể thông qua và trong sứ mệnh được
giao phó của mình, sẽ có những quyết định cần thiết để đẩy mạnh việc thi hành
có hiệu quả của Công ước.
- Khoá đầu tiên của Hội nghị các Bên sẽ được triệu tập bởi Ban thư ký lâm
thời được đề cập tới Ðiều 21 và sẽ diễn ra không muộn hơn một năm sau ngày
có hiệu lực của Công ước. Sau đó, các khoá thường kỳ của Hội nghị các Bên sẽ
được tổ chức hàng năm trừ khi có quyết định khác của Hội nghị các Bên.
- Các khoá bất thường của Hội nghị các Bên sẽ được tổ chức vào những
thời gian khác khi Hội nghị thấy cần thiết, hoặc theo văn bản yêu cầu của bất kỳ
6
Bên nào, miễn là trong vòng sáu tháng mà yêu cầu được Ban thư ký thông báo
đến các Bên, nó được sự ủng hộ của ít nhất một phần ba các Bên.
- Liên Hợp Quốc, các cơ quan chuyên môn của mình và cơ quan năng
lượng nguyên tử quốc tế, cũng như nước thành viên bất kỳ hoặc các quan sát
viên không phải một Bên của Công ước, có thể có đại diện tại các khoá họp của
Hội nghị các Bên với tư cách là các quan sát viên. Tổ chức hoặc các cơ quan bất
kỳ, dù là quốc gia hay quốc tế, chính phủ hay phi chính phủ, có trình độ về tất cả
các vấn đề bao hàm vởi Công ước, khi đã báo cáo cho Ban thư ký mong muốn
của mình được có đại diện tại khoá họp của Hội nghị các Bên như là một quan
sát viên, có thể được cho phép trừ khi ít nhất một phần ba các Bên có mặt phản
đối. Việc cho phép và tham gia các quan sát viên sẽ tuân theo các quy tắc và thủ
tục thông qua bởi các Hội nghị các Bên.
- Một ban thư ký được thiết lập theo UNFCCC với chức năng sắp xếp cho
các khoá học của Hội nghị các Bên và các cơ quan bổ trợ của nó được thành lập
theo Công ước và cung cấp các phục vụ cần thiết cho các khoá họp đó; Tập hợp
và chuyển các báo cáo đã được trình; Tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ các Bên,
đặc biệt các Bên nước đang phát triển theo yêu cầu trong việc tập hợp và truyền
thông tin cần thiết cho phù hợp với những điều khoản của Công ước; Chuẩn bị
các báo cáo về những hoạt động của mình và trình bày chúng với Hội nghị các
Bên; Bảo đảm sự phối hợp cần thiết với các Ban thư ký của các cơ quan quốc tế
khác thích hợp;…
Truyền đạt thông tin liên quan với việc thi hành
Để thực hiện các cam kết kiểm kê khí nhà kính quốc gia, mỗi Bên có trách
nhiệm truyền đạt tới Hội nghị các Bên qua Ban thư ký các yếu tố thông tin về
Kiểm kê quốc gia về những phát thải do con người gây ra bởi các nguồn và sự
trừ khử bởi các bể hấp thụ mọi khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị
định thư Montreal tới mức khả năng cho phép, sử dụng các phương pháp có thể
so sánh đã được tăng cường và nhất trí bởi Hội nghị các Bên.
Đồng thời, phải mô tả tổng quát về các bước đã được tiến hành hoặc được
dự kiến bởi Bên thi hành Công ước và thông tin khác bất kỳ mà các Bên đó coi
7
là thích hợp cho việc đạt tới mục tiêu của Công ước và thích hợp để đưa vào
truyền đạt, bao gồm, nếu có thể được, tài liệu thích hợp cho các tính toán về
những khuynh hướng phát thải toàn cầu.
Mỗi Bên nước phát triển và mỗi Bên khác bao gồm trong phụ lục I sẽ dựa
vào trong thông báo của mình các yếu tố thông tin sau: mô tả chi tiết về các
chính sách và biện pháp Bên đó đã thông qua để thi hành cam kết của mình và
mỗi đánh giá riêng về các ảnh hưởng mà các chính sách và biện pháp nói ở trên
sẽ gây ra những phát thải nhân tạo từ các nguồn và hấp thụ bởi các bể hấp thụ
của mình đối với các khí nhà kính.
Các Bên nước đang phát triển có thể trên cơ sở tự nguyện, đề xuất những
dự án để tài trợ, bao gồm các công nghệ, vật liệu, thiết bị, kỹ thuật hoặc các thực
hành đặc biệt cần thiết để thi hành những dự án ấy, nếu có thể được, cùng với
một ước tính các chi phí gia tăng của việc giảm bớt phát thải và những gia tăng
của việc hấp thụ các khí nhà kính cũng như một ước tính có lợi ích kèm theo.
Mỗi Bên nước phát triển khác bao gồm trong Phụ lục I sẽ đưa ra thông báo
ban đầu trong vòng sáu tháng kể từ khi bắt đầu có hiệu lực của Công ước đối với
Bên đó. Mỗi Bên không trong danh sách đó sẽ đưa ra thông báo ban đầu trong
vòng ba năm kể từ khi bắt đầu có hiệu lực của Công ước đói với Bên đó, hoặc có
hiệu lực của các nguồn tài chính phù hợp. Các Bên thuộc các nước kém phát
triển nhất có thể đưa ra thông báo ban đầu của mình tuỳ ý mình. Tần suất của
các thông báo tiếp theo bởi tất cả các Bên sẽ được xác định bởi Hội nghị các
Bên, lưu ý đến thời gian biểu có phân biệt đặt ra trong mục này.
1.1.2. Nghị định thư Kyoto (KP) về giảm phát thải khí nhà kính
Tại Điều 17 của UNFCCC đã quy định: Hội nghị các Bên có thể tại khoá
họp thường lệ bất kỳ, thông qua các Nghị định thư đối với Công ước. Văn bản
của bất kỳ Nghị định thư được đề nghị nào sẽ thông báo đến các Bên bởi Ban
thư ký ít nhất sáu tháng trước khoá họp đó. Những yêu cầu cho việc có hiệu lực
của Nghị định thư bất kỳ sẽ được thiết lập bởi văn bản đó. Chỉ các Bên của
8
Công ước có thể là các Bên của Nghị định thư. Những quyết định theo Nghị
định thư bất kỳ sẽ được thực hiện chỉ bởi các Bên của Nghị định thư liên quan.
Thời kỳ cam kết đầu tiên của KP (2008-2012)
Tháng 12/1997 tại Kyoto của Nhật Bản, COP lần thứ 3 của UNFCC đã
thông qua Nghị định thư Kyoto nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm
thực hiện UNFCC với “Mục tiêu là toàn bộ các nước phát triển sẽ giảm tổng
lượng phát thải xuống thấp hơn năm 1990 với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời
kỳ cam kết đầu tiên (từ 2008-2012) và hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện
phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát khí thải
CO
2
và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính nhằm góp phần đạt được mục tiêu
chung của UNFCCC”. Nghị định thư Kyoto đã được 159 quốc gia ký kết và đã
được Nga ký kết vào 3/1999. Đến nay có 192 nước phê chuẩn, tham gia.
Nghị định thư qui định, trong giai đoạn đầu có hiệu lực, từ năm 2008 đến
năm 2012, các nước Phụ lục 1 cam kết và thực hiện cắt giảm tổng lượng phát
thải khí nhà kính xuống mức 5,2% như năm 1990 bằng việc giảm sử dụng than,
khí đốt, dầu mỏ chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời,
sức gió.
Danh mục các chất bị kiểm soát bởi KP: KP đưa ra danh sách 06 KNK sẽ
bị kiểm soát bởi KP gồm Cacbon dioxit (CO
2
), Metan (CH
4
), Nitơ oxi (N
2
O,
NO
x
), Hợp chất chứa Flo Cacbon (HFCs, FCs), SF
6
, CF
3
I,…
Cơ chế thực hiện: KP đã đưa ra "03 cơ chế mềm dẻo”, bao gồm: Cơ chế
đồng thực hiện; Cơ chế mua bán quyền phát thải (ET) và Cơ chế phát triển sạch
- CDM (Clean Development Mechanism).
Về thời điểm có hiệu lực của KP: Để có hiệu lực, Nghị định thư Kyoto cần
phải được tối thiểu 55 nước, chịu trách nhiệm về 55% khí thải toàn cầu do các
nước phát triển tham gia kí kết KP thải ra vào năm 1990. Nhưng cho đến thời
điểm ngày 30/9/2004 khi chính phủ Nga thông qua dự luật “Phê chuẩn Nghị
định thư Kyoto trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về thay
đổi khí hậu”, các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto (124 nước đã phê
9
chuẩn) mới chỉ chịu trách nhiệm 44,2% lượng khí thải toàn cầu. Việc Nga phê
chuẩn văn kiện này có ý nghĩa quan trọng vì nó làm cho Nghị định thư Kyoto có
hiệu lực vào ngày 16/2/2005.
Tính đến 6/2007 đã có 175 quốc gia ký kết Nghị định thư Kyoto, tuy nhiên
việc thực hiện các cam kết của các quốc gia, đặc biệt là các nước công nghiệp
phát triển và các nước đang phát triển như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và
Indonesia là cả một vấn đề hết sức phức tạp vì ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng
phát triển của các quốc gia đó.
Ngày 3/12/2007, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu đã chính thức
khai mạc tại Bali, Indonesia với sự góp mặt của 189 quốc gia trên thế giới, kéo
dài đến 14/12/2007. Đây là hội nghị thượng đỉnh thường niên quan trọng nhất kể
từ đàm phán Kyoto năm 1997.
Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề: trách nhiệm của các quốc gia, đặc
biệt là các nước phát triển trong vấn đề biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu cắt
giảm khí nhà kính (dự kiến là 30% vào năm 2020 và 60-80% vào năm 2050 đối
với các nước phát triển), hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước nghèo
thích ứng với biến đổi khí hậu và xem xét việc xây dựng một cơ chế chung. Kết
thúc Hội nghị, hơn 200 nhà khoa học đã ký vào bản thông cáo để trình lên LHQ
kêu gọi các hành động cấp bách cắt giảm việc phát thải khí nhà kính. Thông cáo
nêu rõ, loài người chỉ còn một cơ hội trong vòng 10 -15 năm tới lượng phát thải
khí nhà kính sẽ phải đạt mức tối đa và sau đó giảm dần để đạt mục tiêu giảm
50% lượng khí phát thải tới năm 2050.
Bản thông cáo cũng đề xuất thời gian tổ chức vòng đàm phán tiếp theo để
xây dựng các thỏa thuận mới về khí hậu toàn cầu (trong khuôn khổ công ước
khung LHQ về biến đổi khí hậu) bắt đầu từ tháng 12/2007 và hoàn thành vào
năm 2009. Thiết chế mới này cần phải hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng không quá
2
o
C so với nhiệt độ trái đất thời kỳ tiền công nghiệp - giới hạn mà EU và một số
nước hiện đang áp dụng.
COP16 tại Cancun, Mexico, các Bên một lần nữa nhấn mạnh "Sự cần thiết
phải cắt giảm mạnh lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và cam kết sớm và
10
khẩn cấp nhằm đẩy nhanh và tăng cường thực hiện Công ước của tất cả các Bên,
trên cơ sở công bằng và phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và
khả năng của mỗi nước" và "đồng ý rằng các Bên là các nước đang phát triển sẽ
đưa các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia phù hợp trong bối
cảnh phát triển bền vững, hỗ trợ tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực,
nhằm đạt được một lượng giảm phát thải so sánh với lượng phát thải khi không
có các hành động giảm nhẹ phát thải vào năm 2020 "(FCCC/CP/2010/
7/Điều.1/khổ 48).
Hơn nữa, COP16 cũng mời "các nước đang phát triển có nhu cầu tự nguyện
thông báo cho Hội nghị các Bên về ý định thực hiện các hành động giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính quốc gia thích hợp gắn với quyết định này nhằm cung cấp thông
tin cho Ban thư ký Công ước" (FCCC/CP/2010/7 /Điều.1/khổ 50), và cung cấp
"thông tin về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia mà các
quốc gia đang phát triển đang tìm kiếm hỗ trợ, chi phí ước tính, lượng giảm phát
thải, và khung thời gian dự kiến thực hiện" (FCCC/CP/2010/7/ Điều.1/khổ 54).
Tại COP16, các Bên thông qua quyết định các nước đang phát triển xây
dựng và nộp Thông báo quốc gia sau mỗi bốn năm (Quyết định 1/CP.16).
Thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi
khí hậu (UNFCCC) lần thứ 17 (COP17) và Hội nghị các bên tham gia Nghị định
thư Kyoto lần thứ 7 (CMP7) được tổ chức từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 11
tháng 12 năm 2011 tại thành phố biển Durban, Cộng hòa Nam Phi. Với sự tham
gia của 194 quốc gia và các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ…
COP17/CMP7 được kỳ vọng đạt được thỏa thuận quốc tế mới có tính ràng buộc
pháp lý ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu trong khuôn khổ Công ước
Khung về biến đổi khí hậu sau năm 2012 và quyết định tương lai của Nghị định
thư Kyoto khi mà thời kỳ cam kết thứ nhất sẽ kết thúc vào cuối năm 2012. Tuy
nhiên, kết quả COP 17 tại Durban được đánh giá là khá khiêm tốn và không như
kỳ vọng ban đầu nhưng là những thỏa thuận tất yếu trong bối cảnh còn nhiều bất
11
đồng và mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia. Dù vậy, COP 17 cũng đã đạt
được những thỏa thuận cần thiết và quan trọng, tiền đề cho các cam kết và hành
động trong tương lai như sau:
- Tại CMP7, các bên đã đạt được thỏa thuận cho giai đoạn cam kết thứ hai
của Nghị định thư Kyoto. Giai đoạn cam kết thứ hai sẽ bắt đầu từ ngày
01/01/2013 đến năm 2017 hoặc 2020. Các vấn đề khác như mục tiêu giảm và
hạn chế lượng chất thải theo định lượng, các thay đổi đối với Nghị định thư
Kyoto và các Phụ lục cũng sẽ được thống nhất và thông qua tại COP 18 vào cuối
năm 2012 tại Doha, Quatar.
Tại COP17, các Bên thông qua Quyết định |2/CP.17 của Hội nghị tại
Durban, Nam Phi, trong đó yêu cầu các nước đang phát triển cần xây dựng
Thông báo quốc gia (NC) bốn năm một lần và Báo cáo cập nhật hai năm một lần
(BUR), kết quả kiểm kê quốc gia KNK là một phần bắt buộc trong các Báo cáo
và Thông báo gửi Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Hội nghị COP18 và CMP8 đã được tổ chức tại Doha, Qatar, từ ngày 24
tháng 11 đến ngày 07 tháng 12 năm 2012, tại COP18 và CMP8, quan điểm giữa
các nhóm nước, đặc biệt giữa nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát
triển vẫn còn nhiều khác biệt. Hội nghị COP18, CMP8 diễn ra căng thẳng và
phải kéo dài thêm 01 ngày so với chương trình đề ra. Với sự nỗ lực lớn của tất
cả các Bên tham gia Hội nghị, trong đó có sự thu xếp tích cực của nước chủ nhà,
Hội nghị đã kết thúc vào tối ngày 08 tháng 12 năm 2012 và đã thông qua một
gói quyết định được coi là “Hướng tiếp cận Khí hậu Doha” (Doha Climate
Gateway), trong đó một trong những kết quả quan trọng sẽ mở ra một giai đoạn
mới sau năm 2012 là các bên thống nhất thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị
định thư Kyoto sẽ kéo dài 08 năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và kết
thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, không để khoảng trống giữa thời kỳ cam
kết lần thứ nhất và thời kỳ cam kết lần thứ hai, xác định một số bổ sung, sửa đổi
Nghị định thư Kyoto trong hoàn cảnh mới.
12
1.1.3. Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC)
IPCC là tập hợp các nhà khoa học từ 195 nước thành viên Liên Hợp Quốc,
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp
quốc (UNEP) thành lập IPCC năm 1988. Mục đích của IPCC là đánh giá các
thông tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế-xã hội liên quan đến tác động của biến đổi
khí hậu đối với cuộc sống con người. IPCC không tiến hành các nghiên cứu mới
hay giám sát các dữ liệu liên quan đến khí hậu mà đưa ra đánh giá dựa trên các
ấn phẩm và các bài viết mang tính khoa học và kỹ thuật. Ban thư ký của IPCC
có trụ sở ở Geneva, Thụy Sỹ và nhân sự do WMO và UNEP tuyển dụng.
Từ khi thành lập, IPCC đã có một loạt các đánh giá toàn diện, các báo cáo
đặc biệt và tài liệu kỹ thuật, cung cấp thông tin khoa học về biến đổi khí hậu cho
cộng đồng quốc tế trong đó có các nhà hoạch định chính sách và công chúng.
Những thông tin này giữ vai trò quan trọng trong các đàm phán trong khuôn khổ
UNFCCC. UNFCCC đưa ra khung chính sách tổng thể để ứng phó với biến đổi
khí hậu và đã được thông qua năm 1992 và có hiệu lực từ năm 1994.
Hiện tại, IPCC gồm 3 Nhóm công tác: Nhóm thứ nhất về các phương diện
khoa học của hệ thống khí hậu và biến đổi khí hậu; Nhóm thứ hai về tính chất dễ
bị tổn hại của hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội trước những tác động
của biến đổi khí hậu, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của biến đổi khí hậu
và các phương án lựa chọn thích ứng; Nhóm thứ ba về các phương án hạn chế
phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
IPCC cũng có tổ công tác về kiểm kê quốc gia các khí nhà kính. Tổ công
tác này theo dõi các chương trình của IPCC về kiểm kê quốc gia khí nhà kính
(NGGIP) với mục tiêu là xây dựng và lựa chọn phương pháp luận và phần mềm
được quốc tế chấp nhận để tính toán và báo cáo các nguồn phát thải và các bể
hấp thụ quốc gia khí nhà kính đồng thời khuyến khích các nước tham gia IPCC
và các nước ký UNFCCC sử dụng phương pháp luận này. Văn phòng IPCC có
khoảng 30 thành viên do IPCC bầu chọn có nhiệm vụ hỗ trợ Chủ tịch IPCC
trong việc lập kế hoạch, điều phối và giám sát quá trình công tác của IPCC.
13
Các tài liệu chính của IPCC:
IPCC đã hoàn thành 5 bản đánh giá toàn diện ban đầu về biến đổi khí hậu
trong Báo cáo đánh giá lần thứ nhất năm 1990 và Báo cáo đánh giá lần thứ hai
năm 1995. Báo cáo đánh giá lần thứ ba của IPCC (TAR) cũng đã được hoàn
thành năm 2001. Nội dung của Báo cáo nói về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội
và khoa học liên quan đến chính sách về biến đổi khí hậu và tập trung vào các
kết quả nghiên cứu cả phạm vi khu vực và toàn cầu kể từ năm 1995.
Báo cáo lần thứ 5 của IPCC vào tháng 4/2014 với tựa đề Biến đổi khí hậu
2014: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho thấy khí nhà kính phát thải toàn cầu đang
tăng nhanh ở mức chưa từng có từ trước đến nay mặc cho hàng loạt chính sách
về giảm thiểu biến đổi khí hậu đang được ban hành. Phát thải tăng nhanh hơn
vào khoảng năm 2000-2010 so với mỗi thập kỷ của 30 năm trước (1970-2000).
Báo cáo đánh giá lần thứ 5 sẽ là một mốc tham chiếu cho các chính phủ khi họ
đàm phán về một thỏa ước mới về BĐKH, dự kiến sẽ công bố vào năm 2015 và
có hiệu lực từ năm 2020.
Kể từ năm 1991, IPCC cũng soạn thảo hướng dẫn kỹ thuật đánh giá kiểm
kê khí nhà kính. Hướng dẫn của IPCC về kiểm kê quốc gia khí nhà kính được
xuất bản lần đầu tiên vào năm 1994 và bản chỉnh sửa được công bố vào năm
1996. Nghị định thư Kyoto (KP) năm 1997 của UNFCCC khẳng định lại việc
các Bên của UNFCCC và, trong tương lai, cả các Bên của KP, sử dụng các
hướng dẫn đó để xây dựng kiểm kê khí nhà kính của mình.
Trong năm 2000 và 2003, IPCC đã thông qua các báo cáo hướng dẫn thực
hành bổ sung, đây là Báo cáo bổ sung cho Bản hướng dẫn được chỉnh sửa năm
1996 và cũng trong năm 2003, IPCC phê duyệt quy trình xây dựng các hướng
dẫn chỉnh sửa vào đầu năm 2006.
14
1.2. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
Nghị định thư Kyoto của UNFCCC là văn bản pháp lý quốc tế duy nhất
ràng buộc các nước phát triển phải cam kết và thực hiện cắt giảm phát thải KNK
định lượng.
UNFCCC yêu cầu các nước thuộc phụ lục 1 thiết lập một hệ thống quốc gia
về ước tính phát thải khí nhà kính và có Hướng dẫn chung về hệ thống quốc gia
này (tại Quyết định 19/CMP.1), theo đó Hệ thống quốc gia được định nghĩa là
“bao gồm các săp xếp về thể chế, pháp luật và thủ tục được hình thành trong
quốc gia có tên trong Phụ lục 1, cho việc ước tính phát thải ở mọi loại nguồn do
con người gây ra và việc loại bỏ phát thải các khí nhà kính không được kiểm
soát trong Nghị định thư Montreal và lập báo cáo cũng như lưu trữ các thông tin
kiểm kê”.
Vì vậy, Các quốc gia thuộc Phụ lục I/KP cần phải thiết lập một cơ quan
chịu trách nhiệm chung bao gồm cả việc quản lý công việc của các cơ quan khác
trong công tác kiểm kê quốc gia KNK định kỳ. Tuy nhiên, việc thiết lập cơ quan
này có sự khác nhau ở mỗi quốc gia. Các hình thức, cấu trúc của cơ quan này
phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.
- Hình thức đơn thế và đa thế: Cách tiếp cận theo hình thức đơn thể là
một cơ quan của chính phủ được thiết lập để quản lý công tác kiểm kê KNK
quốc gia. Cách tiếp cận theo theo hình thức đa thể là một cơ quan sẽ bao gồm
nhiều nhóm công tác liên ngành (multi-agency working group), nhiều ủy ban
hoặc cấu trúc khác. Một cấu trúc đa thể như vậy sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá
trì đưa ra quyết định về công tác kiểm kê.
- Tổng hợp và đơn lẻ (Integrated vs. separate): Đối với cách tiếp cận
tổng hợp thì công tác kiểm kê KNK là một phần của quá trình kiểm kê các chất
ô nhiễm khác ví dụ kiểm kê các chất ô nhiễm không khí. Đối với cách tiếp cập
đơn lẻ thì quá trình kiểm kê KNK độc lập với các quá trình kiểm kê các chất ô
nhiễm khác.
15
Ở đây, báo cáo lựa chọn 2 Quốc gia thuộc phụ lục 1 – KP, một đại diện
nước phát triển tại Châu Á là Nhật Bản và một đại diện nước phát triển Châu Âu
là Đức và 2 Quốc gia không thuộc Phụ lục 1 – KP tại Đông Nam Á.
1.2.1. Tổ chức kiểm kê KNK quốc gia tại các nước thuộc phụ lục 1 – KP
1.2.1.1 . Ở Nhật Bản [4]
Nhật Bản là một quốc gia phát triển đã thiết lập được một hệ thống hiệu
quả trong việc xây dựng các báo cáo kiểm kê khí nhà kính chất lượng cao.
Thực tế quản lý môi trường ở Nhật Bản cho thấy cơ sở pháp lý cao nhất và
duy nhất của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường là các đạo luật, nhờ đó
công tác quản lý môi trường được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Điều lưu ý là ở Nhật Bản cũng như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển, dưới luật không có các văn bản hướng dẫn hoặc các nghị định quy định
dưới luật; ở đây chỉ có các đạo luật được quốc hội, cơ quan lập pháp ban hành
mới có giá trị pháp lý. Chính phủ chỉ là cơ quan hành pháp theo đúng nghĩa của
thuật ngữ này. Nói cách khác, chính phủ chỉ là cơ quan thực thi các công việc
quản lý xã hội dựa trên các đạo luật do quốc hội ban hành. Việc thiết lập thể chế
cho công tác kiểm kê KNK quốc gia tại Nhật Bản được thiết lập trên cơ sở bộ
luật Thúc đẩy các biện pháp đối phó với sự nóng lên toàn cầu ban hành năm
1998 (Act on Promotion of Global Warming Countermeasures).
Tại Báo cáo kiểm kê quốc gia KNK của Nhật Bản năm 2011, vai trò và
trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào công tác kiểm kê KNK quốc gia tại
Nhật Bản cụ thể như hình dưới đây: