ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẠM TIẾN DŨNG
KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẠM TIẾN DŨNG
KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Mã số: 60 85 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VĂN MẠNH
Hà Nội – 2011
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 6
MỞ ĐẦU 7
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) 9
1.2. Thế giới đối với vấn đề Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto nói chung
và Việt Nam nói riêng 25
1.3. Các nghiên cứu và kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính đã có trên Thế
giới và ở Việt Nam 31
1.4. Tổng quan về chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ: 32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải 46
3.2. Kết quả áp dụng chương trình tính toán và kiểm kê KNK dự án NSRP 62
3.2.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại 62
3.2.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp 64
3.2.3. Giai đoạn vận hành 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74
2
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH:
Biến đổi khí hậu
LHQ:
Liên hợp quốc
IPCC:
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
UNFCCC:
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
NĐT:
Nghị định thư
KNK:
Khí nhà kính
GWP:
Giá trị thể hiện khả năng làm Trái Đất nóng lên của khí nhà
kính, quy về theo giá trị của CO
2
(Giá trị GWP của CO
2
là
1)
CO
2
e (CO
2
tương
đương):
Đơn vị đo tiêu chuẩn quốc tế để so sánh khả năng làm Trái
Đất nóng lên của các khí nhà kính
NSRP:
Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
4
BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Dân số các xã trong khu vực dự án qua các năm 2006-2008 [6] 19
Bảng 2: Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực dự án [6] 20
Bảng 3: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tĩnh Gia qua các năm [6] 20
Bảng 4: Thống kê các trung tâm y tế trong vùng dự án [6] 24
Bảng 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [15] 28
Bảng 6: Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 theo lĩnh vực [2] 32
Bảng 7: Phân loại nguồn phát thải áp dụng chương trình tính toán [11] 38
Bảng 8: Giá trị GWP của các KNK sử dụng trong đề tài [11] 39
Bảng 9: Bảng tổng hợp nhân lực thiết bị thi công tại mặt bằng khu Liên hợp Lọc
hóa dầu Nghi Sơn từ 11/2009 - 10/2010 [1] 62
Bảng 10: Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các loại phương tiện, thiết bị thi công
trên công trường 63
Bảng 11: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO
2
e
trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP 64
Bảng 12: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua
của dự án NSRP 64
Bảng 13: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng trên cạn [6] 65
Bảng 14: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng ngoài khơi [6] 65
Bảng 15: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị trong hoạt động của các tàu
xây dựng và lắp đặt SPM và đường ống dẫn dầu thô [6] 66
Bảng 16: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO
2
e
trong thời gian 1 năm xây dựng kế tiếp của dự án NSRP 66
Bảng 17: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong 1 năm thuộc giai đoạn xây dựng
kế tiếp của dự án NSRP 66
Bảng 18: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất của Dự án [6] 67
5
Bảng 19: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO
2
e
trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP 68
Bảng 20: Tổng lượng phát thải CO
2
e trong giai đoạn vận hành trong thời gian 1
năm vận hành của dự án NSRP 68
6
BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Thi công hoàn thiện mặt bằng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn 9
Hình 2: Vị trí và tọa độ của khu vực Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn 11
Hình 3: Người dân mang vật dụng, đồ đạc rời khỏi nhà sau khi nước lũ phá vỡ đê
chắn ở Bang Bua Thong, tỉnh Nonthaburi, giáp Bangkok [18] 26
Hình 4: Siêu bão Washi đã cuốn trôi nhiều xe ô tô [19] 26
Hình 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [20] 29
Hình 6: Những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên Thế giới bởi tác động của mực
nước biển dâng [9] 29
Hình 7: Các nguồn phát thải KNK của LHQ năm 2009 (đơn vị: tấn CO
2
e) [12] 33
Hình 8: Hàm lượng phát thải CO
2
e (tấn) tính theo đầu người của nhân viên LHQ
năm 2009 [12] 34
Hình 9: Mô hình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi xây dựng hoàn thiện 35
Hình 10: Một số phương tiện, thiết bị làm việc tại mặt bằng nhà máy 37
7
MỞ ĐẦU
Ngày nay, các hoạt động nhân sinh làm tăng nồng độ các khí nhà kính và
thậm chí làm xuất hiện các khí nhà kính mới dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính
xảy ra mạnh mẽ, đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu đang được xem là một trong những
vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng nhất. Để giải quyết vấn đề này, Liên hợp
quốc luôn cố gắng tìm phương pháp để kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà
kính trên toàn Thế Giới. Từ đó, LHQ đã đưa ra phương pháp để tính toán lượng khí
thải nhà kính hàng năm cho các quốc gia, các tổ chức một cách dễ dàng và đúng đắn
hơn.
Việt Nam hiện là một nước đang phát triển với tốc độ nhanh trên Thế Giới.
Trên đà phát triển đó, Việt Nam luôn xác định các mục tiêu trọng tâm và từ đó xây
dựng các dự án trọng điểm quốc gia. Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn sẽ là nhà
máy lọc dầu thứ 2 được xây dựng tại Việt Nam sau Dung Quất chính là một trong
các dự án trọng điểm như thế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Đây là
một dự án trọng điểm quốc gia góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho
cả nước” (Bản tin dầu khí Việt Nam ngày 3/3/2009). Việc xây dựng Liên hợp Lọc
Hóa Dầu Nghi Sơn tại Tĩnh Gia – Thanh Hóa không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của các tỉnh và thành phố ở miền Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói
chung mà còn đáp ứng được tính cấp thiết về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
trong tương lai.
Việc thực thi Dự án Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn sẽ mang lại các lợi ích
sau:
• Đóng góp vào chương trình an toàn năng lượng quốc gia bằng cách sử dụng
nguồn dầu thô được nhập khẩu dài hạn khoảng 10 triệu tấn/năm làm nguyên
liệu cho các hoạt động sản xuất nhiều loại nhiên liệu và sản phẩm hóa dầu;
• Sản phẩm của Liên hợp bao gồm xăng Mogas (2,1 triệu tấn/năm), dầu Diesel
(2,7 triệu tấn/năm), khí hóa lỏng LPG (1,4 triệu tấn/năm), cùng với các loại
nhiên liệu máy bay/dầu hỏa, dầu nhiên liệu và các sản phẩm hóa dầu. Khi dự
8
án đi vào hoạt động từ năm 2013, sản phẩm của dự án và của nhà máy lọc
dầu đầu tiên tại Việt Nam (Dung Quất) có thể đáp ứng được 50% nhu cầu về
nhiên liệu của cả nước;
• Tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành
liên quan và một số dịch vụ khác;
• Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội phía Nam Thanh Hóa, phía
Bắc Nghệ An và các tỉnh lân cận;
• Tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong giai đoạn xây dựng, và
hàng nghìn người trong giai đoạn hoạt động.
Dự án Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn và các công trình liên quan được
thiết kế theo các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn nhằm giảm thiểu đến mức
thấp nhất các phát thải vào môi trường không khí, nước và đất. Các yêu cầu này
tuân thủ theo pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Ngân Hàng
Thế Giới/Tổ Chức Tài Chính Quốc Tế (WB/IFC) cũng như các công ước quốc tế
mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của môi trường và BĐKH, trong quá trình xây
dựng và vận hành Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn không thể tránh khỏi việc phát
thải ra các khí nhà kính như CO
2
, N
2
O, HFCs, PFCs, CH
4
. Vì thế, đề tài mang tên
“Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn”
được xây dựng nhằm mục đích áp dụng chương trình tính toán lượng phát thải khí
nhà kính của LHQ (phương pháp này đã được sử dụng trong dự án "United Nation
Climate Neutral Initiative") để kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án trong quá
trình xây dựng và vận hành; xây dựng khung cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải để
kiểm kê khí thải nhà kính hàng năm cho Dự án và có thể phát triển áp dụng trong
các Dự án tương tự.
9
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP)
Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Việt Nam đang ngày càng tăng
cao, đặc biệt là các sản phẩm từ dầu mỏ. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu
trong nước và phục vụ xuất khẩu, Việt Nam đã tiến hành xây dựng liên tiếp 02 nhà
máy lọc hóa dầu: dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi (đã
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2009) và dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu
Nghi Sơn (khởi công xây dựng vào tháng 5/2008 và hiện đang trong quá trình hoàn
thiện mặt bằng để xây dựng) tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Theo dự kiến của tiến độ ban đầu, dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đi
vào hoạt động từ năm 2013 và sản phẩm của dự án cùng với Nhà máy lọc dầu Dung
Quất sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu về nhiên liệu của cả nước.
Hình 1: Thi công hoàn thiện mặt bằng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn do 4 đơn vị kinh tế lớn tham gia góp
vốn đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) với 25,1% vốn, Tập
10
đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) với 35,1% vốn, Tập đoàn Dầu khí Idemitsu
Kosan Nhật Bản (IKC) với 35,1% vốn và Tập đoàn Hóa chất Mitsui Nhật Bản
(MCI) với 4,7% vốn. 4 đơn vị trên đã quyết định hợp tác Liên doanh mang tên
“Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn” để cùng phối hợp thực hiện dự án [6].
1.1.1. Vị trí địa lý [6]
Dự án NSRP nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa . Khu vực Dự án cách Hà Nội 200km về hướng Nam và cách thành phố Vinh
(tỉnh Nghệ An) 80km về hướng Bắc. Tổng diện tích khu vực dự án phần trên bờ
khoảng 394 ha và diện tích phần ngoài khơi khoảng 259ha.
Khu vực nhà máy rộng 328ha nằm trên địa bàn của 03 xã: Mai Lâm, Hải Yến
và Tĩnh Hải. Phần lớn đất trong khu vực mặt bằng là đất nông nghiệp và đất thổ cư.
Tiếp giáp với mặt bằng nhà máy là các khu vực sau:
• Phía Bắc nhà máy tiếp giáp với khu dân cư xã Tĩnh Hải và xã Mai Lâm.
• Phía Nam nhà máy tiếp giáp với khu dân cư của xã Hải Yến.
• Phía Đông nhà máy tiếp giáp với khu dân cư của xã Hải Yến.
• Phía Tây nhà máy tiếp giáp với đường tỉnh lộ 513 chạy từ Quốc lộ 1A đến
cảng tổng hợp Nghi Sơn. Sát bên phải đường 513 là núi Cam và núi Chuột
Chù.
11
Hình 2: Vị trí và tọa độ của khu vực Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội [6]
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Điều kiện địa hình, địa chất và địa chấn
- Địa hình
Khu vực Nghi Sơn có địa hình đa dạng, chia thành các loại chính sau:
Các núi và đồi tại phía Tây và Tây Nam của khu vực dự án có cao độ trung
bình từ 100 m đến 560 m, hình thành bởi đá trầm tích nâu đỏ kỷ Phấn Trắng. Nó
bao phủ một diện tích khoảng 5.100 ha ở các núi Chuột Chù và núi Xước, trong đó
đồi núi trọc chiếm 2.225 ha, đất trồng rừng theo kế hoạch là 2.548 ha, thảm thực vật
thưa và thấp là 327 ha.
Đồng bằng ven biển với các đụn cát cao 2 - 6m gồm 1.278 ha đất trồng trọt,
180 ha đất tự nhiên và 800 ha đất thổ cư. Nhìn chung, khu vực này bằng phẳng, ít
có khả năng ngập lụt.
12
Vùng hạ lưu sông Lạch Bạng có địa thế bằng phẳng, thoải dần ra biển. Các
sông Lạch Bạng và Hà Nam thường xuyên ngập trong nước biển. Khu vực nuôi
trồng thủy sản dọc các sông này chiếm khoảng 94 ha. Vùng này thuộc về các xã Hải
Bình, Hải Thượng và Hải Hà.
Khu vực đảo Nghi Sơn có nước biển nông và gần các đảo ven bờ. Đảo Nghi
Sơn dài 4,5 km, trải dài theo hướng Nam-Bắc. Địa hình của đảo chủ yếu là đồi núi.
Đường bờ biển khu vực Nghi Sơn – Thanh Hóa tương đối bằng phẳng xen kẽ
giữa dải đồng bằng nhỏ hẹp là các khối núi sót nhô ra biển như hòn Tròn, mũi Lạch
Bạng, đảo Nghi Sơn, Hình thái đường bờ là cong lõm về phía đất liền. Đặc trưng
động lực hình thái bờ biển là do sóng đóng vai trò chủ yếu, tạo ra dải địa hình ven
bờ phát triển các cồn cát, đụn cát. Địa hình bờ biển khu vực phát triển trên nền cấu
trúc Tân kiến tạo lập lại Việt – Lào thuộc đới uốn nếp Paleozoi-Mesozoi Việt Lào.
Sườn bờ biển dốc và nghiêng thoải dần về phía Đông, sâu trung bình -17m, sâu nhất
là dải trũng phía Tây đảo hòn Vàng kéo dài theo phương Bắc Nam, rộng khoảng
500-1000m, sâu đến -29m.
Trong vịnh Nghi Sơn có quần đảo Hòn Mê cách bờ khoảng 14,5km bao gồm
các đảo: Hòn Mê, Hòn Miệng, Hòn Sổ, Hòn Bung, Hòn Hợp, Hòn Vát và một số
đảo nhỏ khác. Hòn Mê là đảo lớn nhất, có diện tích trên 17km
2
, với bề rộng hướng
Đông-Tây và hướng Bắc-Nam là 2,27 km. Đỉnh cao nhất của Hòn Mê là 251 m.
Quần đảo này tạo thành một bức tường tự nhiên che chắn một phần sóng hướng
Đông và Đông- Bắc cho vùng đảo Nghi Sơn. Tại khu vực có một vũng sâu, cao độ
tự nhiên đạt tới -30 m đến -32 m, đường kính của vũng khoảng 200 - 300 m. Vũng
này cách bờ khoảng 12,5 km. Phía Bắc đảo Hòn Mê, độ sâu vẫn đạt -20 m đến -22
m và nông dần với cao độ tự nhiên khoảng -18 m đến -19 m.
Trầm tích hình thành lên bề mặt đáy biển là cát lẫn sét, cát hạt nhỏ; phần gần
cụm đảo hòn Mê có lẫn trầm tích sinh vật (san hô), dày 1,5-2m.
- Địa chất
13
Địa chất khu vực Nghi Sơn có những đặc điểm sau:
Hệ thành Cẩm Thủy nằm ở phần phía Đông của đảo Hòn Mê. Thành tạo này
bao gồm đá bazan biến đổi, thấu kính đá vôi, khối phun trào của thời kỳ hoán vị
muộn với độ dày khoảng 300-400 m.
Hệ thành Đồng Trầu được phân bố ở phần phía Tây của Quốc lộ 1A. Thành
phần của nó bao gồm lớp cát, lớp bùn-sét bên trong, lớp đá vôi dày dưới đáy và lớp
đá vôi-biển bên trên. Độ dày của địa tầng này khoảng 1.000-1.500 m.
Hệ thành Đồng Đỏ phân bố ở phần phía Đông của Quốc lộ 1A. Nó bao gồm
các núi Xước, Cốc, Biện Sơn. Thành phần chính bao gồm lớp cát xám nâu, lớp bùn-
sét trung gian và cuội kết. Cấu trúc địa tầng này nghiêng có đáy chếch 80°– 90° <
30°– 60°. Phần bên trên của bề mặt đá hoàn toàn bị phong hóa thành lớp đất dày từ
vài cm đến 1 m.
Thời kỳ Đệ tứ- Nguồn gốc của trầm tích biển (mQ): Hệ thành địa chất này
chủ yếu phân bố dọc bờ biển, các thung lũng thấp quanh các núi Xước, Chuột Chù,
dọc các thung lũng của các xã Tĩnh Hải, Hải Yến và chiếm khoảng 80% tổng diện
tích. Hệ thành này bao phủ lên hệ thành Đồng Đỏ. Thành phần là trung gian của cát,
sét cát, sét bùn.
- Địa chấn
Đặc điểm kiến tạo:
Khu vực Nghi Sơn nằm trong phần Đông Bắc của miền có tuổi vỏ lục địa
vào đầu Cacbon sớm - Hecxinit Trường Sơn. Kế cận về phía Đông Bắc là miền kiến
tạo Tây Bắc hình thành vỏ lục địa vào Paleozoi sớm ngăn cách với đới Hecxinit
Trường Sơn bởi đứt gẫy sâu Sông Mã cách khu vực nhà máy 12 km về phía Đông
Bắc. Thời kỳ cuối Paleozoi muộn và trong suốt thời kỳ Merozoi, tại phần lớn lãnh
thổ Tây Bắc Việt Nam vỏ lục địa lại một lần nữa bị phá hủy và hình thành vỏ mới
vào cuối thời kỳ Triat muộn (Rift nội lục Sông Đà). Quá trình kiến sinh mạnh mẽ
này đã ảnh hưởng đến chế độ kiến tạo khu dự án. Phần Đông Bắc của đứt gẫy Sông
14
Hồng phát triển trũng chồng gối Kainozoi Hà Nội. Sự hình thành và phát triển đới
trũng Hà Nội liên quan mật thiết với các hoạt động kiến tạo của đới đứt gẫy Sông
Hồng, Sông Chảy, Sông Lô trong thời kỳ Kainozoi.
Miền vỏ lục địa đầu Cacbon sớm (Hecxinit Trường Sơn) chiếm diện tích khá
lớn được giới hạn bởi đứt gẫy Sông Mã về phía Đông Bắc và đới Tà Khẹt về phía
Nam Tây Nam.
Đặc điểm đứt gẫy kiến tạo trong khu vực xây dựng nhà máy: hoạt động địa
chấn có liên quan mật thiết tới các hoạt động đứt gẫy kiến tạo, tại khu vực dự án và
các vùng lân cận.
Các đứt gãy chính:
Đứt gãy Sông Mã: Là một đứt gãy sâu, đóng vai trò quan trọng giữa 2 miền
kiến tạo có tuổi hình thành vỏ lục địa vào Paleozoi sớm và đầu Cacbon. Đứt gẫy có
độ kéo dài lớn 400 km kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển
đi qua thị trấn Tĩnh Gia. Hoạt động hiện đại của đứt gẫy được biểu hiện rõ qua các
hoạt động động đất. Đây là một trong những đứt gẫy sinh chấn mạnh nhất Việt
Nam. Hoạt động hiện đại của chúng còn biểu hiện ở những dấu hiệu viễn thám, nứt
trượt đất, xuất hiện các nguồn nước khoáng, nước nóng. Đây là đứt gẫy có qui mô
lớn và hoạt động tích cực, lại nằm gần với khu vực dự kiến xây dựng Khu liên hợp
Lọc hóa dầu Nghi Sơn (điểm gần nhất gần 12 km), vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp tới
công trình.
Đứt gẫy Fumay Tun (Sông Mã 2): Là đới đứt gẫy bậc II phân chia các đới
tướng kiến trúc nội miền vỏ lục địa đầu Cacbon, chạy song song với đứt gẫy Sông
Mã, xuất phát từ Điện Biên nối với đứt gẫy Sông Mã tại khu vực Lang Chánh với
chiều dài 250 km. Hiện tại, đới hoạt động khá tích cực với các trận động đất mạnh,
chấn tâm sâu trong khu vực biên giới Việt Lào và Tây Nam Lang Chánh. Đứt gẫy
này nằm cách khu Liên hợp chừng 125 km về phía Tây Bắc, vì vậy ít có ảnh hưởng
lớn tới khu vực dự án.
15
Đứt gẫy Sơn La: Đây là đứt gẫy có độ dài rất lớn (khoảng 500km). Xuất phát
từ Sình Hồ, kéo dài theo hướng á kinh tuyến xuống đến Đông Bắc Tuần Giáo, Mộc
Châu sau đó ra biển ở khu vực Nga Sơn. Hoạt động hiện đại của đới Sơn La biểu
hiện qua các hoạt động động đất, các biểu hiện nứt đất, sụt lở ở một vài nơi như ở
Lai Châu, Sơn La (1990) và các biểu hiện xuất lộ nước nóng, nước khoáng. Đây là
một đới sinh chấn mạnh, nằm cách không xa khu vực dự án xấp xỉ 70 km về phía
Đông Bắc, có thể gây nguy hiểm về động đất cho công trình xây dựng.
Đứt gẫy Sông Đà: Đây là đới đứt gẫy bậc II, nằm khá xa khu vực dự án và
mức độ sinh chấn không lớn nên ít gây ảnh hưởng đến các công trình của khu Liên
hợp.
Đứt gẫy Sông Hồng: Đứt gẫy quy mô lớn với chiều dài gần 1000 km từ Tây
Tạng theo phương Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng Sông Hồng về Yên Bái tới
Sơn Tây rồi bị chìm dưới lớp phủ của đồng bằng Hà Nội. Nhiều kết quả nghiên cứu
gần đây cho thấy trong giai đoạn tân kiến tạo đã xẩy ra 2 pha trượt bằng trái dấu, đó
là những nguyên nhân gây chấn động khu vực trũng Hà Nội và các vùng dọc theo
đọc đứt gẫy.
Đứt gẫy Sông Chảy nằm xa khu vực dự án, ít bị ảnh hưởng.
Đứt gẫy Sông Cả là đứt gẫy có độ sâu lớn, nằm về phía Tây Nam Nghi Sơn,
hoạt động tân kiến tạo biểu hiện những dấu hiệu khác nhau.
Các trận động đất xảy ra trong khu vực dự án
Khu vực dự án có mật độ chấn tâm khá cao. Một trong những trận động đất
mạnh nhất với magnitude 6,7 được ghi nhận đã xảy ra trong khu vực nghiên cứu.
Động đất M>4,5 với cường độ chấn động ở chấn tâm đạt cấp 6-7 xảy ra khá thường
xuyên. Độ sâu chấn tiêu của phần lớn của các trận động đất nằm trong khoảng 10-
30 km.
b. Điều kiện khí tượng
16
Tỉnh Thanh Hóa có khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt
Nam với khí hậu gió mùa nhiệt đới. Các đặc trưng khí hậu giống với miền Bắc hơn
với khí hậu nóng (từ tháng 5 đến tháng 9) và khô lạnh (từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau). Mùa mưa đến muộn hơn các nơi khác và mùa bão đến muộn hơn miền Bắc.
Hướng gió chính của tỉnh là Đông và Đông Nam. Hàng năm, có khoảng 30 ngày
khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Lào.
- Nhiệt độ
Khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ngoài ra khu vực còn chịu
ảnh hưởng bởi gió Lào (nóng và khô vào mùa hè) thường gây khó khăn cho đời
sống và sản xuất. Nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 2004 - 2008 là 24,1
0
C. Nhiệt
độ thấp nhất khoảng 17,1
0
C và cao nhất khoảng 29,8
0
C.
- Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm trong khu vực tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.
Lượng mưa cực đại là từ tháng 8 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4. Chế độ mưa không ổn định. Lượng mưa biến động rất mạnh qua các năm
và phụ thuộc vào sự dao động của bão và áp thấp nhiệt đới. Lượng mưa hàng năm
biến đổi trong khoảng 1.506,2 – 2.397,5mm. Lượng mưa trung bình năm trong giai
đoạn 2004 - 2008 là 544,6mm.
- Bức xạ
Số giờ nắng trung bình năm tại huyện Tĩnh Gia cao hơn so với tỉnh Thanh
Hóa. Trong giai đoạn 2004 - 2008, tổng số giờ nắng trung bình năm tại huyện Tĩnh
Gia là 1.477 giờ. Số giờ nắng cao và thấp nhất lần lượt là 192,0 giờ (tháng 6 và 7)
và 55,0 giờ (tháng 2).
- Gió
Tốc độ gió trung bình năm của trạm Tĩnh Gia giai đoạn 2004 – 2008 là 1,32
m/s. Tốc độ gió trung bình năm cao nhất là 1,8m/s (tháng 11) và tốc độ gió trung
bình năm thấp nhất là 1,0 m/s (tháng 1, 3 và 8).
17
- Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt
Theo số liệu thống kê khí tượng giai đoạn 1951-2001, có 43 cơn bão đổ bộ
và tác động trực tiếp đến tỉnh Thanh Hóa.
Thống kê trong khoảng 56 năm (1951-2007) cho thấy vùng biển Nghi Sơn
chịu ảnh hưởng nhiều của bão và áp thấp nhiệt đới so với các vùng biển khác của
nước ta, đã có hơn 50 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ vào khu vực, nhưng
mức độ tác động và gây thiệt hại không lớn.
c. Điều kiện thủy, hải văn:
- Thủy văn
Khu vực dự án nằm gần sông Lạch Bạng. Sông Lạch Bạng kết nối với sông
Hoàng Mau và song Yên Hòa bằng kênh Nhà Lê trước khi chảy ra vịnh Nghi Sơn.
Sông Lạch Bạng dài khoảng 34,5km và diện tích lưu vực khoảng 246,5km
2
. Tổng
lưu lượng nước sông khoảng 800 triệu m
3
. Dọc hai bên bờ sông Lạch Bạng có đê
chống lũ cao 3m với tần suất p = 10%. Chế độ thủy văn của sông Lạch Bạng chủ
yếu chịu sự chi phối bởi chế độ thủy triều của vùng biển Nghi Sơn. Biên độ triều
dao động trong sông Lạch Bạng là khoảng 2,0m.
Khu vực dự án nằm gần sông Lạch Bạng, chịu ảnh hưởng chế độ triều vùng
biển Nghi Sơn. Sông Lạch Bạng nối thông ra vịnh Nghi Sơn, do đó mực nước trong
sông Lạch Bạng cao nhất có thể đạt được là 2,5m khi xảy ra bão lớn. Nhưng cao
trình nền của khu vực dự án là +3m. Do đó, khả năng gây ra ngập úng tại khu vực
dự án không có khả năng xảy ra. Thêm vào đó, vùng hạ lưu sông Lạch Bạng có địa
thế bằng phẳng, thoải dần ra biển nên khả năng rút nước tại khu vực này rất nhanh
và khi san lấp mặt bằng, cốt nền mặt bằng nhà máy cao nhất là +6m, thấp nhất là
+4,5m. Do đó, khả năng ngập úng tại khu vực dự án là không xảy ra.
- Hải văn
Vùng biển Thanh Hóa nói chung, Nghi Sơn – Hòn Mê nói riêng là vùng biển
mở trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng là đoạn bờ biển có nhiều cơn bão đổ bộ
18
trong năm. Sóng biển tại khu vực này tồn tại ở nhiều hướng khác nhau và tần suất
xuất hiện cũng khác nhau. Sóng truyền theo hướng Bắc (16,2%) và Đông Bắc
(15,9%) có tần suất lớn nhất. Sóng có hướng Tây và Nam có tần suất nhỏ nhất là
0,5 và 1,5%. Sóng có hướng Đông và Đông Nam có tần suất là 6,3% và 9,1%.
Độ cao sóng trung bình tại khu vực dao động trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0
m ứng với các hướng truyền sóng khác nhau. Theo số liệu thống kê nhiều năm,
sóng hướng Bắc và Đông Bắc có độ cao trung bình là 1,0 m, cao nhất là 7,5 m.
Sóng có hướng Tây và Tây Nam nhỏ nhất, độ cao sóng trung bình 0,5 m và cao
nhất là 2,0 m. Sóng có hướng Nam và Tây Nam tương đối lớn, độ cao trung bình
0,6-0,7 m, cao nhất khoảng 5,0- 6,0 m.
Các sóng lớn chủ yếu có hướng Bắc, Bắc – Đông Bắc (N, NNE và NE). Các
hướng khác của sóng ở vùng xem xét có tần suất nhỏ hơn các hướng vừa nêu trên.
Các sóng lớn thường xuất hiện vào mùa bão (từ tháng 5 đến tháng 10), đặc biệt
trong tháng 7 và tháng 8.
Thủy triều
Thủy triều có đặc tính nhật triều với một lần triều lên và một lần triều xuống
mỗi ngày; thủy triều có chu kỳ cường-kém khoảng 14 ngày;
Sơ bộ mực nước tại vịnh Nghi Sơn có thể tóm tắt như sau:
Mực triều cường trong khoảng 2,5m
Mực triều trung bình trong khoảng 1,75m
Chế độ dòng chảy
Vận tốc dòng chảy trong khu vực dự án là không lớn nằm trong khoảng 0,1
m/s tới 0,3m/s. Do dòng chảy ở đây chịu ảnh hưởng của triều rõ rệt và thay đổi theo
không gian rất mạnh. Trong các kỳ triều cường, tốc độ dòng chảy tại một số vị trí
có thể đạt tới 0,8 m/s. Hướng dòng chảy thịnh hành trong mùa Đông (với gió mùa
Đông Bắc) là hướng từ Bắc xuống Nam. Trong mùa Hè (với gió mùa Tây Nam)
hướng dòng chảy thịnh hành là từ Nam lên Bắc.
19
Vận tốc dòng chảy trong khu vực dự án (gần bờ) là không lớn (0,1 m/s -
0,3m/s).
Vận tốc dòng chảy trung bình khu vực ngoài khơi là: 0,4 - 0,5 m/s;
Trong các kỳ triều cường, tốc độ dòng chảy có thể đạt tới 0,8 m/s;
Hướng dòng chảy thịnh hành trong mùa Đông (với gió mùa Đông Bắc) là
hướng từ Bắc xuống Nam; trong mùa Hè (với gió mùa Tây Nam) hướng dòng chảy
thịnh hành là từ Nam lên Bắc. Các dòng chảy gần bờ chịu ảnh hưởng của dòng chảy
quanh đảo Nghi Sơn.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
a. Dân số
Dự án thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và ảnh hưởng đến 03
xã là Mai Lâm, Hải Yến và Tỉnh Hải. Ngoại trừ Mai Lâm, tất cả cá xã còn lại đều
nằm dọc theo bờ biển. Dân số từng xã được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Dân số các xã trong khu vực dự án qua các năm 2006-2008 [6]
Năm
Xã
2006
2007
2008
Số hộ
(hộ)
Số dân
(người)
Số hộ
(hộ)
Số dân
(người)
Số hộ
(hộ)
Số dân
(người)
Tĩnh Hải
1.220
5.831
1.432
6.476
1.394
8.261
Hải Yến
937
3.603
1.216
4.311
1.352
4.399
Mai Lâm
1.315
6.917
1.352
7.510
1.325
7.509
b. Nông nghiệp
Huyện Tĩnh Gia dự định sẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp
nông thôn sang Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ với định hướng tăng cường
canh tác, giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích và liên kết khu
vực nguyên liệu với khu vực sản suất. Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu
vực dự án được trình bày trong bảng sau:
20
Bảng 2: Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực dự án [6]
Xã
Tĩnh Hải
Hải Yến
Mai Lâm
Diện tích trồng trọt (ha)
255,8
151,5
891,0
- Lúa (ha)
103,2
50,8
431,0
- Ngô (ha)
0
0
61,0
- Lạc (ha)
50,3
55,0
175,0
- Vừng (ha)
43,2
30,2
135,0
- Khoai (ha)
59,1
4,0
78,5
- Rau màu (ha)
0
11,5
10,5
Chăn nuôi gia súc, gia cầm (con)
22.840
17.307
38.307
- Trâu và bò (con)
150
135
1.214
- Lợn (con)
2.910
172
3.243
- Gia cầm (con)
19.780
17.000
33.850
c. Công nghiệp
Hầu hết các nhà máy nằm trong thị trấn Tĩnh Gia và các xã ven biển như
Nghi Sơn, Hải Châu, Hải Hà, Hải Bình và Hải Thượng.
Các ngành Cơ khí, chế tạo, vật liệu xây dựng chủ yếu nằm ở vị trí trung tâm
của huyện; chế biến nông sản chủ yếu nằm ở Sơn Lâm, Trúc Lâm, Mai Lâm,
Phương Cát, . Sản xuất muối và hải sản được đặt tại các làng ven biển như Hải
Châu, Hải Hà, Hải Bình, Hải Thượng, và Hải Thanh. Hiện nay, tại khu kinh tế mới
Nghi Sơn chỉ có nhà máy xi măng Nghi Sơn đang hoạt động. Trong tương lai nó sẽ
trở thành trung tâm công nghiệp của vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ.
Bảng 3: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tĩnh Gia qua các năm [6]
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng giá trị sản xuất (tỷ VNĐ) 65,00 75,95 95,69 119,25 151,35
21
Nhìn chung, các nhà máy công nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu
của địa phương, ngoại trừ Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và một số sản phẩm như
nước mắm, hải sản và gạch nung.
d. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Xã Mai Lâm
o Tổng sản lượng khai thác thủy sản nuôi trồng của xã là 7 tấn trong năm
2009. Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 152,24 ha. Nuôi trồng thủy
sản chủ yếu ở thôn Kim Tuyên, Trường Thành, Hải Lâm. Sản phẩm nuôi
trồng thủy sản chủ yếu là tôm trắng, tôm sú, tôm càng và cá nước ngọt.
- Xã Hải Yến
o Diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã là 1,8 ha. Hiện nay, 12 hộ gia đình
nuôi cá trong các ao nhỏ.Quy mô nuôi trồng nhỏ.
o Tổng số tàu thuyền của xã hiện có 6 chiếc với công suất 6 mã lực/tàu. Chủ
yếu những tàu thuyền này dùng để đánh bắt cá, mực, hàu và arca. Tổng
sản lượng cá và mực là khoảng 27 tấn/năm, hàu và arca là 110 tấn/năm.
Hiện có 256 hộ gia đình (391 người) làm các nghề liên quan đến đánh bắt
thuỷ sản và họ đến từ thôn Đông Yên, Trung Hậu và Bắc Yên.
- Xã Tĩnh Hải
o Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 53,5 ha. Khu vực nuôi trồng chủ
yếu tập trung dọc theo sông Lạch Bạng.
o Tổng số tàu thuyền trong xã là 44 có công suất 12CV/tàu. 80-100 hộ gia
đình đang đánh bắt các loại như rươi, mực ven bờ. Năm 2008, sản lượng
rươi khai thác được khoảng 37 tấn.
- Xã Hải Thượng
22
o Tổng sản lượng khai thác nuôi trồng thủy sản của xã là 332,5 tấn vào năm
2008. Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã từ 3 - 4 ha nằm dọc theo cửa
sông Yên Hòa. Các sản phẩm chủ yếu là tôm trắng, tôm panđan và cua.
o Tổng số tàu thuyền trong xã là 52 với công suất khoảng 6 đến 12CV. Chủ
yếu tàu được sử dụng để đánh bắt cá gần bờ và bắt cá Đục (Silago
sihama), cá Liệt (Leiognathus berbis) (120-130 tấn / năm), tôm (5-6 tấn /
năm), mực (5-6 tấn / năm).
- Xã Hải Hà
o Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 60 ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ
sản tập trung dọc theo sông Yên Hòa.
o Tổng số tàu thuyền trong xã là 189 chiếc với công suất khoảng 40 – 90
CV/tàu. Những tàu thuyền này chủ yếu được sử dụng để khai thác ven
biển bao gồm sản phẩm thuỷ sản như tôm, rươi, mực và cua. Ngoài ra còn
có một số tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng đã khai thác trong
năm 2008 là 1.047,9 tấn.
Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản trong vùng nghiên cứu của dự án chỉ phát
triển dọc theo sông Lạch Bạng, Yên Hòa. Tại vịnh Nghi Sơn (gần cảng xuất sản
phẩm của Nhà máy xi măng Nghi Sơn), có khoảng hơn 479 lồng cá, chủ yếu nuôi
các loại cá như cá Hồng (Lutjanus.sp), cá Mú (Cephalopholis nigripinnis) và cá
Hanh (Erythropterus Lutjanidae) và nuôi quanh năm.
e. Diêm nghiệp
Hoạt động sản xuất diêm nghiệp tại khu vực dự án và vùng phụ cận trong
khu KTNS chủ yếu tập trung dọc theo cửa sông Yên Hòa giáp với bán đảo Nghi
Sơn thuộc xã Hải Thượng và Hải Hà với tổng diện tích khoảng 66,05ha và dọc theo
sông Lạch Bạng gần khu vực cảng cá Lạch Bạng thuộc xã Hải Bình với tổng diện
tích khoảng 45,2ha. Các xã thuộc khu vực dự án như Mai Lâm, Hải Yến và Tĩnh
Hải không có diện tích diêm nghiệp.
23
f. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
- Đường bộ
Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của khu KT Nghi Sơn nói
chung và khu vực dự án nói riêng bao gồm các tuyến đường chính như:
o Tỉnh lộ 513 là trục đường chính nối từ quốc lộ 1A vào khu KT Nghi Sơn
và Cảng Nghi Sơn. Tỉnh lộ 513 có chiều dài khoảng 12,38km, rộng
khoảng 12 và mặt đường bằng nhựa. tuyến đường này đang được sự dụng
chính cho việc vận tải hàng hoá từ cảng Nghi Sơn đi QL1A.
o Tuyến đường Nghi Sơn - Bãi Chành là một phần của tuyến đường nối đô
thị Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh có tổng chiều dài toàn tuyến là 56
km đang được thi công, đoạn qua huyện Tĩnh Gia dài 22 km.
o Tuyến đường 2B có chiều dài 27 km có mặt cắt ngang rộng 5-6 m. Nối
các xã thuộc địa bàn Nghi Sơn.
o Tuyến từ QL1A đi cảng cá Lạch Bạng dài 6 km, mặt trải nhựa, nền 6m,
rộng 3,5 m. Trên tuyến có 12 cống bê tông và xây, 1 cầu bê tông và một
cầu cống xây hỗn hợp.
o Tuyến từ Hải Nhân đi mỏ D69 Trường lâm, dài 24 km đường đất, trên
tuyến có 4 cống và 6 cầu tạm.
o Ngoài các tuyến đường chính trên còn có các tuyến đường dân sinh rộng
từ 2-4 m, kết cấu chủ yếu là cấp phối đường đất.
- Đường sắt
Đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua huyện Tĩnh Gia dài khoảng 25 km. Tại
đây có một ga rất thuận tiện để vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam là ga Khoa
Trường, ga được nâng cấp vào năm 2015 lên thành một nhà ga mới với chiều dài
1.200m và chiều rộng 100m với 4 đường ray.
- Đường biển
24
Hệ thống cảng nước sâu Nghi Sơn là một yếu tố then chốt cho sự phát triển
của vùng kinh tế của khu vực phía Bắc Trung Bộ. Cảng đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thúc đẩy cho khu vực kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ.
Tuyến hàng hải quốc tế của Cảng Nghi Sơn có lợi thế trong hệ thống cảng
biển của Việt Nam. Cảng Nghi Sơn có vị trí khá gần với vùng biển quốc tế của
Châu Á - Châu Âu - Bắc Mỹ. Đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc Á, cảng Nghi Sơn có
thuận lợi lớn vì nối trực tiếp đến các cảng lớn như Hồng Kông, Cao Hùng (Đài
Loan) so với các cảng miền Trung và miền Nam.
Tuyến hàng hải quốc gia của Cảng Nghi Sơn là cửa ngõ vào các khu vực
miền Trung và miền Bắc. Bên cạnh đó, tuyến này còn có vai trò quan trọng trong
việc kết nối hệ thống đường thủy quốc gia Bắc – Nam.
g. Y tế, văn hóa và giáo dục
Mỗi xã đều có trạm y tế đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của dân cư như
khám và điều trị bệnh, cấp cứu và đỡ đẻ trẻ sinh thường. Chất lượng của nhân viên
y tế tại các trạm y tế đã và đang được cải thiện.
Bảng 4: Thống kê các trung tâm y tế trong vùng dự án [6]
Xã
Hải Yến
Tĩnh Hải
Mai Lâm
Trung tâm chăm sóc sức khỏe
1
1
1
Bác sĩ (người)
1
1
1
Y tá (người)
8
5
4
Y sĩ (người)
4
3
4
Dược sĩ (người)
1
1
1
Huyện Tĩnh Gia có 33 xã và 1 thị trấn với 106 trường, trong đó có 34 trường
mẫu giáo, 37 trường tiểu học và 35 trường THCS và 1 trung tâm giáo dục thường
xuyên.
Trong năm 2007- 2008, huyện có 49.527 học sinh và 2.490 giáo viên trong
các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung tâm giáo dục. Về chất lượng
giáo dục, số học sinh xuất sắc và số giáo viên giỏi trong huyện đã được nâng cao.