Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.25 KB, 120 trang )



1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG






NGUYỄN LAN KHANH






QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP




LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH







HÀ NỘI - 2010


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG






NGUYỄN LAN KHANH




QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Nguyễn Thị Quy




HÀ NỘI - 2010


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các
số liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Học viên



Nguyễn Lan Khanh


4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các giảng viên,

các nhà khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá
trình đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương.
Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị
Quy, người đã giúp đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực hiện luận văn
này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Khách hàng doanh
nghiệp – Sở Giao dịch, lãnh đạo và các đồng nghiệp tại các Phòng Giám sát
tín dụng, Phòng Tái thẩm định, Phòng Xử lý nợ của Ngân hàng TMCP Quốc
tế Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để giúp tác giả
hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến bạn bè và người thân đã
ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung hoàn
thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Học viên


Nguyễn Lan Khanh



5

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN

DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

6
1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng
6
1.1.1 Khái niệm
6
1.1.2 Bản chất của tín dụng
7
1.1.3 Phân loại tín dụng
7
1.2 Rủi ro tín dụng
10
1.2.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng
10
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
12
1.2.3 Những chỉ số đánh giá mức độ rủi ro tín dụng
13
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
18
1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng
22
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng
23
1.3.1. Khải niệm
23
1.3.2. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng
24
1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

24
1.3.4. Một số biện pháp đo lường rủi ro tín dụng
26
1.4. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng

31
1.4.1 Quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở để các Ngân hàng báo
cáo và kiểm soát rủi ro

31
1.4.2. Quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở đề Ngân hàng đề ra
chiến lược kinh doanh

32


6

1.4.3 Quản trị rủi ro tín dụng là nền tảng để Ngân hàng phát
huy lợi thế cạnh tranh

33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
(VIB)


35
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam (VIB)

35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
35
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua
36
2.2. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
41
2.2.1. Hoạt động tín dụng
41
2.2.2. Tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
44
2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
52
2.3.1 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía Ngân hàng
52
2.3.2 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía khách hàng
58
2.3.3. Nguyên nhân khách quan
62
2.4. Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam (VIB)

63
2.4.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
63
2.4.2. Cơ chế điều hành
67
2.4.3. Quy trình thực hiện quản trị rủi ro
70
2.5. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng

TMCP quốc tế Việt Nam (VIB)

74
2.5.1 Kết quả đạt được
74
2.5.2. Các hạn chế và nguyên nhân
75
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM


81


7

3.1. Dự báo tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời gian tới

81
3.1.1 Bối cảnh nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ thế giới
81
3.1.2. Dự báo tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới

83
3.2. Định hƣớng tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng
giai đoạn 2009-2013


85
3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh
85
3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quản trị
rủi ro

86
3.3. Các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam

88
3.3.1.Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro
88
3.3.2. Nhóm các giải pháp hạn chế, xử lý rủi ro xảy ra
99
3.4 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc và chính Phủ
101
3.4.1 Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành
101
3.4.2. Tăng cường hoạch định chính sách
102
3.4.3 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
103
3.4.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát
104
KẾT LUẬN
106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO





8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BC&FDI : Khách hàng doanh nghiệp lớn và có vốn đầu tư nước ngoài
BĐS : Bất động sản
CBTD : Cán bộ tín dụng
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng
DV : Dịch vụ
GTVT : Giao thông vận tải
NH : Ngân hàng
TMCP : Thương mại cổ phần
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
QĐ : Quyết định
SMES : Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCTD : Tổ chức tín dụng
TT : Thông tin
TTĐ : Tái thẩm định
VIB : Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam


9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số trang
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ

42
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
43
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng
43
Bảng 2.4. Tổng hợp nợ quá hạn
45
Bảng 2.5: Tổng hợp nợ quá hạn theo thời hạn
48
Bảng 2.6: Tổng hợp nợ quá hạn theo ngành kinh tế
50











10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số trang
Hình 2.1. Tổng tài sản – Huy động – Dư nợ
37
Hình 2.2: Cơ cấu huy động theo loại hình

38
Hình 2.3: Cơ cấu huy động theo loại tiền
39
Hình 2.4: Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng
42
Hình 2.5. Biểu đồ tổng hợp nợ quá hạn
46
Hình 2.6: Biểu đồ tổng hợp nợ quá hạn theo thời hạn
48
Hình 2.7: Biểu đồ tổng hợp nợ quá hạn theo ngành kinh tế
50











11

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện vận hành nền kinh tế theo
cơ chế thị trường. Môi trường kinh tế cạnh tranh đã tạo ra triển vọng điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng.

Hoạt động tín dụng, từ trước đến nay, vẫn được xem là hoạt động mang
lại lợi nhuận lớn nhất và cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong các hoạt
động của các Ngân hàng. Ở nước ta vấn đề rủi ro tín dụng và các biện pháp
phòng ngừa rủi ro tín dụng trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại
đã được đề cập tuy nhiên mới tồn tại chủ yếu mới trên phương diện lý luận.
Với những biến động của thị trường trong đó có thị trường tài chính và tiền tệ
trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008,
khi hàng loạt các ngân hàng đã có lịch sử tồn tại hàng trăm năm tại Mỹ bị sụp
đổ thì nhu cầu cần có những giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động ngân
hàng hiệu quả là điều cần thiết.
Ngân hàng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là một trong
các Ngân hàng TMCP đang dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành
ngân hàng. Tuy nhiên, chịu tác động chung của nền kinh tế thế giới và của
Việt Nam, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm qua liên tục
tăng và có nhiều dấu hiệu ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Hiện tại
với tỷ lệ nợ quá hạn lên gần 3%/năm tại Ngân hàng VIB đã đặt nhiệm vụ xử
lý nợ quá hạn lên hàng đầu tại Ngân hàng này.
Thực tiễn trên đã thúc đẩy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp" để nghiên cứu.



12

2. Tình hình nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn cho vay ngân hàng (hay tín
dụng ngân hàng) của các doanh nghiệp bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của họ. Chính vì lẽ đó, quản trị rủi ro tín
dụng trong các Ngân hàng là vấn đề đã được Chính phủ mỗi quốc gia, các nhà

khoa học, các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm. Xét về tổng thể sự sụp đổ của
một ngân hàng trên thế giới có thể ảnh hưởng sâu rộng tới Ngân hàng tại các
quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Vì thế đã có nhiều chính sách, công trình
nghiên cứu khoa học, các bài viết, diễn đàn, hội thảo về rủi ro tín dụng, quản
trị rủi ro tín dụng nhằm đối phó với rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng.
Đối với bản thân các ngân hàng, dù ít hay nhiều, bằng cách này hay
cách khác đều có quy trình quản trị rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng trong ngân hàng mình. Tuy nhiên, do bản thân Ngân hàng là tổ chức
hoạt động vì lợi nhuận, và có chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị trường, vì
vậy đôi khi vấn đề quản trị rủi ro lại bị xem nhẹ.
Thời gian gần đây tại Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên
cứu về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng chung cho các NHTM, cho
các Ngân hàng TMCP, hay cho một vài ngân hàng điển hình cần nâng cao
công tác quản trị rủi ro tín dụng. Có thể kế đến các công trình nghiên cứu như:
+ “ Hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM ở nước ta hiện nay” , Luận
án tiến sĩ kinh tế, tác giả Lê Đức Thọ (2005).
+ “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo
chuẩn mực và thông lệ quốc tế”, Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn
Thị Bích Liên (2007).
+ “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương Việt Nam”,
Luận án Quản trị kinh doanh, tác giả Vũ Tuấn Anh (2008).


13

+ “ Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam ”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn
Đức Quang (2007).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng và quản trị
rủi ro tín dụng. Tuy nhiên vào mỗi thời kỳ, công tác quản trị rủi ro tín dụng lại

cần được các Ngân hàng nhìn nhận lại và đưa ra những chính sách, giải pháp
phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, vào mỗi thời kỳ, lại cần có những nghiên
cứu mới để phù hợp với tình hình thị trường, giúp các Ngân hàng có những
giải pháp hữu hiệu hơn trong tình hình mới.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là một trong những ngân
hàng có tốc độ tăng trưởng khá trong khối Ngân hàng TMCP trong những
năm gần đây và đồng thời tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan tới rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP quốc tế Việt
Nam chưa được ai nghiên cứu. Là quản lý khách hàng tại Ngân hàng TMCP
quốc tế Việt Nam, hiểu và nắm được quy trình quản trị rủi ro và thực trạng
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, tác giả nhận thấy cần đưa ra những giải
pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam từ đó là cơ sở để có thể một phần nào đó nâng cao
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng TMCP và khối NHTM.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và
quản trị rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).
Từ đó, luận văn chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam (VIB) trong bối cảnh hiện nay.



14

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả xác định những nhiệm
vụ nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi

ro tín dụng.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực
trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam và định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời
gian tới. Luận văn sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro tín
dụng và quản trị rủi ro tín dụng nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được đặt trong bối cảnh thị trường tài
chính tiền tệ có nhiều biến động ảnh hưởng đến các Ngân hàng tại Việt Nam.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam từ năm 2007-2009, từ đó đưa ra những giải pháp tăng
cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng hợp và phân tích số
liệu, ý kiến chuyên gia.


15

- Phương pháp thống kê toán.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung

chính của luận văn được chia thành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro
tín dụng
Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)



16

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN
DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng ngân hàng ra đời từ rất lâu nhưng đến nay, định nghĩa về tín
dụng vẫn chưa được thống nhất và có nhiều cách hiểu. Về nguồn gốc, khái
niệm "Tín dụng" có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh "Creditium" có nghĩa là
sự tin tưởng. Có thể hiểu tín dụng là một sự ứng trước "giá trị hiện tại" để đổi
lấy "giá trị tương lai" với mong muốn rằng "giá trị tương lai" sẽ lớn hơn "giá
trị hiện tại". [5, tr.10] “Tín dụng - dưới hình thức biểu hiện của nó là sự tín
nhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiến người này giao cho người khác một số tư
bản nào đó dưới hình thái hàng hoá được đánh giá thành một số tiền nhất
định. Số tiền này bao giờ cũng phải được trả lại trong một thời gian đã được
ấn định”. [6, tr.25] Như vậy, tín dụng có đặc điểm cơ bản là:
+ Người sở hữu có một số vốn (biểu hiện bằng hàng hoá hay tiền)
chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định.
+ Hết thời hạn sử dụng, người sử dụng vốn phải hoàn trả vốn cho người

chủ sở hữu với một giá trị lớn hơn. Phần chênh lệch đó gọi là lãi suất tín
dụng. Như vậy, trong quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ trao đổi quyền sử
dụng vốn chứ không trao đổi quyền sở hữu vốn cho người đi vay.
Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín
dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay
là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức Tín dụng cho giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định
theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi”.


17

Căn cứ theo Điều 20 của Luật tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X, kỳ họp thứ
hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 10 năm 1998 thì “ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng
nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”.
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “cấp tín dụng” thì Tổ chức tín
dụng được cấp tín dựng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,
chiết khấu thương phiếu và giấy tờ giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và
các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.2 Bản chất của tín dụng
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên
cơ sở hoàn trả có các đặc trưng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm cả hai
hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển
giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay
sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói
cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên
đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.3 Phân loại tín dụng
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm
dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học
là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả
quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:
1.1.3.1. Dựa vào mục đích cho vay


18

Về mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các
loại sau:
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Mục đích
của hình thức cho vay này thường là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, cá nhân.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân: Phục vụ mục đích tiêu dùng của các cá
nhân
+ Cho vay mua bán bất động sản: Phục vụ nhu cầu vay mua bán bất
động sản của các cá nhân.
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp: Phục vụ hoạt động sản xuất các sản
phẩm nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…: Mục đích cho các tổ chức vay
xuất nhập khẩu các mặt hàng công thương nghiệp.
1.1.3.2. Dựa vào thời hạn cho vay
Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành
các loại sau:

+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích
của loại cho vay này thường là nhằm hỗ trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu
động.
+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích
của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích
của loại vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể
phân chia thành các loại sau::


19

+ Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chị dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho
tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
1.3.1.3. Dựa vào phương thức cho vay
Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia
thành các loại sau:
+ Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách
hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp
đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng
và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trọng một
khoảng thời gian nhất định.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng
thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên
tài khoản thanh toán của khách hàng.

1.3.1.4. Dựa vào xuất xứ tín dụng
Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành
các loại sau:
+ Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,
đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc
mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn
thanh toán như là: Chiết khấu thương mại, bao thanh toán.


20

+ Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc
mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn
thanh toán như là: Chiết khấu thương mại, bao thanh toán.
1.2 Rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ro dẫn đến tổn thất về
tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ
ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính
nhất định.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh
doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm
ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm
đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự
dịch chuyển trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó thu nhập từ hoạt
động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên
nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 thu nhập ngân hàng. Vì
vậy, rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng.

Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, “là khả năng khách hàng
nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối
với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năngkhách hàng không
trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng”. [4, tr.13]
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 24/04/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất


21

trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern
Perpective”, A. Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ
tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng
các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khỏan vay của ngân hàng không thể
thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn. [19, tr. 7]
Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra
các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:
- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ
theo hợp đồng, bao gồm vốn và/hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc
không thanh toán.
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập
ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có
thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đường đại lượng
đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao,
rủi ro tiềm ẩn càng lớn).

- Rủi ro mang tính khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ
hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác
hại do chúng gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả
năng, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là
một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn
thất, một ngân hàng có tỉ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ
rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng,
ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị


22

rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo
chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tuỳ theo mục đích,
yêu cầu nghiên cứu. Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín
dụng thành các loại khác nhau.
1.2.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân
chia thành các loại sau:


ơ






Hình 1.1. Các loại rủi ro
Rủi ro giao dịch làm một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên
quan đến quá trình quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay
vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi ro đảm bảo như mức cho vay,
loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan
đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử
dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề).
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch
Rủi ro danh mục
Rủi ro
tín dụng
Rủi ro
đảm bảo
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro
nội tại
Rủi ro
tập trung


23

Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân
thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của
khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng

tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc
trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một lại hình cho vay có rủi ro
cao).
1.2.2.2 Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây
ra rủi ro
Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra
rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ
quan. Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên
tai, địch hoạ, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác
làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ
chính sách. Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay và
người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do
chủ quan khác.
Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo
những cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo
đối tượng sử dụng vốn vay…
1.2.3 Những chỉ số đánh giá mức độ rủi ro tín dụng
Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM người ta
thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.
1.2.3.1 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không
được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ.



24

Dư nợ quá hạn
Hệ số nợ quá hạn = …………………………… x 100
Tổng dư nợ

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTM thường chia nợ quá hạn thành
các nhóm sau:
+ Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi.
+ Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, có khả năng thu hồi.
+ Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khó đòi)
1.2.3.2 Kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời
hạn còn lại.
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định
Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu.
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định
Nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn )bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ gia hạn tới hạn trả nợ lần đầu.
- Các khoản nợ đưẹơc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng thanh tón lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định.



25

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm năm theo quy định.
Bên cạnh đó, quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách để thăng
hạng nợ (ví dụ từ nhóm 2 lên nhóm 1…) là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài
hạn và 03 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn từ ngày khách hàng trả lời đầy đủ
gốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn
trả nợ. Và toàn bộ dư nợ của khách hàng tại các TCTD được phân vào cùng
một nhóm nợ ví dụ: Khách hàng có hai khoản nợ trở lên tại các TCTD mà có
bất cứ một khoản nợ nào được phân vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ
còn lại thì toàn bộ các khoản nợ còn lại của khách hàng phải được TCTD
phân vào nhóm nợ có độ rủi ro cao nhất đó.
Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi…) là các
khoản nợ thuộc nhóm 3,4, 5 và có các đặc trưng sau:

×