Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận thực trạng nghiên cứu công chúng báo chí tại truyền hình nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.6 KB, 28 trang )

1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ

BÀI TẬP LỚN
MƠN: CƠNG CHÚNG BÁO CHÍ

Đề bài: Hãy phân tích thực trạng nghiên cứu cơng chúng báo chí tại cơ quan
báo chí nơi anh chị đang cơng tác hoặc tổng thuật tài liệu?

Sinh viên : Đinh Mạnh Tường
Chuyên ngành : Truyền thơng đa phương tiện
Khóa: 2023 - 2025
Giảng viên: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

HÀ NỘI - 2023


2

I.

Đặt vấn đề
Hiện nay các sản phẩm báo chí như truyền hình, internet, báo mạng, báo

in, đài phát thanh đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong hệ thống
các phương tiện thông tin đại chúng, trở thành bộ phận trong cuộc sống của mỗi
người dân. Có thể nhận thấy rằng sự tác động của sản phẩm báo chí đến đời
sống xã hội bao gồm các khía cạnh: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và khoa
học kỹ thuật… Các khía cạnh này cũng tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển


của các sản phẩm báo chí, mọi sự tác động qua lại này đều nhằm vào mục đích
là phục vụ cơng chúng. Như vậy cơng chúng vừa là đối tượng phục vụ, vừa là
một bộ phận quan trọng tạo thành động lực để phát triển các sản phẩm báo chí.
Nghiên cứu cơng chúng là nhiệm vụ và cũng là chủ đề cơ bản của nhiều ngành
khoa học.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã và đang không
ngừng phát triển đã tạo ra một diện mạo hết sức mới mẻ của xã hội: Chất lượng
cuộc sống của các tầng lớp cư dân được nâng lên đáng kể, địi hỏi của người
dân giờ đây khơng chỉ là cơm ăn, áo mặc mà đó là các nhu cầu về văn hóa, giải
trí đang trở thành phổ biến ở tất cả các khu vực thành thị và nông thôn. Công
chúng Việt Nam dưới tác động của các chuyển biến về kinh tế, xã hội đã thay
đổi rất nhiều so với trước đây, địi hỏi phải có thêm nghiên cứu để tìm hiểu sự
thay đổi về thực trạng và nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận các sản phẩm
báo chí trong hồn cảnh kinh tế xã hội hiện nay cũng như trong giai đoạn sau
này.
Tính đến ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí, trong đó có
114 báo thực hiện hai loại hình, 116 tạp chí, 557 báo và tạp chí in, 29 báo và tạp
chí điện tử, 72 cơ quan có giấy phép hoạt động PTTH với 02 đài quốc gia (Đài
THVN, Đài TNVN), 01 Đài Truyền hình KTS VTC, 64 đài địa phương, 05 đơn


3

vị hoạt động truyền hình khơng có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng ( Truyền
hình Nhân Dân, Truyền hình Thơng tấn, TH Quốc phịng Việt Nam, Truyền
hình Cơng an Nhân dân, Truyền hình Quốc hội).
Các sản phẩm báo chí Việt Nam đã làm tốt vài trị của mình và đang thực
sự chiếm được lịng tin u của cơng chúng bởi đã có sự vượt bậc cả về nội
dung và hình thức.
Tuy nhiên khơng tránh khỏi việc có những chương trình chưa tạo được sự

hấp dẫn, thu hút cơng chúng dẫn đến tính hiệu quả cịn chưa cao. Điều đó dẫn
tới việc lãng phí tiền của và sức lực. Nếu khơng khắc phục tình trạng này thì sự
lãng phí cũng theo chiều hướng đó mà tăng lên. Vì vậy việc nghiên cứu thực
trạng tiếp nhận các sản phẩm báo chí để tránh được sự lãng phí cũng như làm
phong phú thêm nội dung đáp ứng đúng nhu cầu của công chúng hiện nay. Xuất
phát từ thực tế tại đơn vị đang công tác em lựa chọn đề tài “thực trạng nghiên
cứu cơng chúng của Truyền hình Nhân Dân”
II.

Khái qt tình hình đơn vị

Truyền hình Nhân Dân (THND) hoạt động theo giấy phép số 477/GP-BTTTT
ngày 11/12/2013, số 19/GP-BTTTT ngày 22/01/2015 và giấy phép sửa đổi, bổ sung
số 134/GP – BTTTT ngày 23/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy: tính đến hết năm 2021, Trung tâm THND đã có
248 cán bộ biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên chính thức và 66 cộng tác viên
(hợp đồng khốn việc). Ngồi ra, một số phịng sử dụng các cộng tác viên thường
xuyên để nâng cao chất lượng cơng việc. Bên cạnh đó, được sự đồng ý của Ban Biên
tập, THND đã nâng cấp 3 tổ truyền hình thành 3 Chi nhánh đầu mối (cấp phịng) tại
3 thành phố lớn bao gồm: TP.HCM, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ. Đến thời điểm hiện
tại, THND có 17 đầu mối cấp phịng, trong đó 14 phịng tại Hà Nội, 3 Chi nhánh ở


4

ba cơ quan đại diện tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ với 15 phóng viên
thường trú của THND, 20 cộng tác viên quay phim ở các tỉnh, thành khác.
- Về sản xuất, phát sóng các chương trình: Từ đầu năm 2019, THND bắu
đầu tiến hành phân tích số liệu đo lượng khán giả cùng với tư vấn về khung kênh,
nội dung chương trình, từ đó điều chỉnh khung chương trình phù hợp với tình hình

mới và duy trì phát sóng 24/24 giờ hằng ngày theo đúng quy định của Bộ TT&TT về
thời lượng và cơ cấu chương trình của một Kênh Thời sự - Chính trị tổng hợp thiết
yếu quốc gia với khoảng 6 giờ sản xuất mới. Trong đó có 4 chương trình/bản tin thời
sự (gồm 1 chương trình 45 phút; 3 bản tin 30-35 phút) cùng với hơn 60 chuyên mục,
chuyên đề có thời lượng từ 5 phút đến 45 phút phát sóng hằng tuần.
Ngồi ra các chương trình của THND được chọn lọc, biên tập để đưa lên
youtube, fanpage của THND trên Mxh facebook và Tiktok đã tạo ra được sự lan toả
nội dung đến đơng đảo các tầng lớp nhân dân và có thêm nguồn thu cho kênh.
Trên cơ sở xác định THND là kênh Thời sự - Chính trị quan trọng của Đảng với
các chương trình mang tính chính luận cao, mang phong cách riêng, trong thời gian
qua THND đã tập trung chỉ đạo, định hướng nhằm đảm bảo chất lượng những
chuyên đề, chuyên mục mang tính chính luận cao trong hệ thống các chuyên mục
của THND như: Việc cần làm, Luận đàm, Nói thẳng, Bình luận phê phán, Đảng với
sự nghiệp đổi mới, Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Nhìn từ Hà Nội, Tâm
điểm, Kinh tế & dự báo, Thương trường & pháp luật, Góc nhìn văn hố, Vẻ đẹp
Việt Nam, Khoa học công nghệ và cuộc sống, Đường tới tương lai, Cải cách hành
chính, Chuyện ở cơ sở, v.v.
Các chương trình, chuyên mục của THND trong thời gian qua đã bám sát tình
hình thực tiễn, bám sát cuộc sống, phản ánh ngày càng kịp thời những vấn đề xã hội
đang quan tâm trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh
quốc phòng và đối ngoại, cố gắng thể hiện chủ kiến, định hướng dư luận theo quan


5

điểm của báo Đảng; Khơng để xảy ra sai sót khi thông tin về quan điểm, đường lối
lãnh đạo của Đảng; tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ đạo của các cấp Đảng và Nhà nước.
- Về tổ chức thực hiện, quy trình sản xuất: Năm 2020 có sự thay đổi về
phương pháp, quy trình sản xuất. Từ phát sinh thực tiễn, bên cạnh Hội đồng thẩm
định nội dung, BGĐ đã tiến hành thành lập các tổ, nhóm thực hiện các nhiệm vụ

chuyên biệt, phù hợp với quy trình sản xuất mới của đơn vị như: Hội đồng biên tập
bản tin thời sự, Tổ đổi mới nội dung, Tổ thể hiện, Tổ đo rating, ...
- Về độ phủ sóng kênh: THND được phát sóng ở hầu hết các hạ tầng phát sóng
quan trọng như: Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab), Truyền hình cáp SCTV,
Truyền hình cáp TP Hồ Chí Minh (HTVC), Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV),
Truyền hình số vệ tinh K+, Truyền hình số vệ tinh VTC, Truyền hình số mặt đất
AVG, Truyền hình IPTV MyTV, Truyền hình FPT, Truyền hình Viettel IPTV và
trên website www.nhandantv.vn. Vị trí kênh tại một số địa bàn lớn đã được cải thiện,
một số địa bàn đã phủ sóng đầy đủ (như bổ sung analog khu vực Quảng Nam - Đà
Nẵng; vị trí kênh của VTVCab tại Hà Nội, của MyTV đã được đưa về vị trí thuận lợi
hơn).
Ngồi những hạ tầng cơ bản trên, THND trong năm qua tiếp tục đẩy mạnh cung
cấp nội dung lên các nền tảng truyền thông số, các dịch vụ truyền hình OTT như:
FPT Play, VTVGo, .. Một số chương trình đặc sắc của THND được đưa Youtube và
quảng bá trên Facebook của THND. Năm 2022, THND đẩy mạnh hợp tác với các
mạng xã hội trong nước, với các nền tảng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng
nhằm tăng cường tính sẵn có nội dung của THND trên môi trường Internet, môi
trường di động.
Với độ phủ sóng rộng dựa trên nhiều phương thức truyền dẫn khác nhau - từ
truyền thống (cáp analog, cáp số, vệ tinh, số mặt đất) đến hiện đại (trên nền tảng di


6

động OTT, nền tảng internet, mạng xã hội) đã và đang quảng bá ngày càng tốt hơn
tiếng nói của THND đến các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.
- Về trang thiết bị kỹ thuật: hiện nay Truyền hình Nhân Dân có 4 trường quay
trên cả nước, bao gồm: 2 trường quay S1 và S2 tại trụ sở Hà Nội đang được khai
thác hiệu quả, 2 trường quay tại Chi nhánh TP.HCM và Chi nhánh Đà Nẵng vừa mới
được nghiệm thu và đã đưa vào hoạt động, bước đầu khai thác đáp ứng nhu cầu, điều

kiện phát triển tại khu vực; 12 xe ô tô chuyên dụng phục vụ sản xuất; một xe màu
HD 5 camera phục vụ các chương trình trực tiếp, sản xuất lưu động. Các thiết bị hệ
thống kỹ thuật, máy quay trong năm 2021 cũng được đầu nâng cấp, bổ sung, hoàn
thiện nhiều hơn đã và đang đáp ứng được yêu cầu sản xuất, bảo đảm hoạt động ổn
định. THND đã áp dụng các Phần mềm quản lý điều hành nội bộ, điều hành sản
xuất, phát sóng, giám sát an ninh an tồn mạng, .. đã phát huy hiệu quả cho các công
tác quản lý cũng như các công việc chuyên môn biên tập, duyệt sản phẩm, phát sóng.
- Về phát triển kinh tế: THND thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của “Đề án
phát triển kinh tế truyền hình” (đã được thơng qua từ Hội thảo về Đề án phát triển
kinh tế THND giai đoạn 2017-2020), từng bước đạt được những kết quả khả quan
trong lĩnh vực phát triển kinh tế, tài chính và đầu tư; hoàn thành nhiệm vụ của năm.
Kinh tế truyền hình vẫn chưa đạt như kỳ vọng, nhưng cũng đáng khích lệ với tổng
nguồn thu từ quảng cáo, các chương trình xã hội hố và tài trợ sự kiện tăng khoảng
40% so với các năm trước.
III. Thực trạng nghiên cứu công chúng tại đơn vị
1. Bối cảnh chung
Trong thời gian gần đây, mơi trường báo chí của Việt Nam có sự cạnh tranh
đáng kể, trước hết phải kể đến sự phát triển công nghệ đã và đang tác động sâu sắc
đến các loại hình báo chí truyền thống, từ phương thức sản xuất đến phân phối sản


7

phẩm. Thói quen tiếp nhận của cơng chúng cũng thay đổi khi mọi người ngày càng
sử dụng nhiều máy tính bảng và điện thoại thông minh để truy cập thông tin.
Trong lĩnh vực truyền hình , nếu trước đây chỉ có đài Truyền hình Việt Nam
cùng với các đài phát thanh-truyền hình địa phương thì nay do yêu cầu phát triển,
một số cơ quan báo chí lớn cũng đã mở các kênh truyền hình. Năm 2016 Bộ Thơng
tin – Truyền thông đã ra thông tư quy định các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ
chính trị, thơng tin, tun truyền, thiết yếu quốc gia trong đó kênh THND thuộc cơ

quan Báo Nhân Dân đã trở thành một trong 7 kênh truyền hình quan trọng này.
Như chúng ta thấy, thị trường truyền hình hiện nay rất đa dạng do sự bùng nổ
của các kênh truyền hình quốc gia, các kênh truyền hình địa phương, của các bộ
ngành và của các cơ quan báo chí truyền thống. Bên cạnh đó cịn có hàng trăm kênh
truyền hình nước ngồi có phụ đề tiếng Việt (hoặc khơng phụ đề) được phát sóng
trên các hạ tầng truyền hình cáp, iptv. Với một thị trường thơng tin lớn như vậy, thị
phần cơng chúng truyền hình đã và đang phải cạnh tranh, bị chia sẻ cực mạnh. Các
đơn vị báo chí nói chung và các kênh truyền hình nói riêng đều phải có những định
hướng, chiến lược phát triên rất nghiêm túc, bài bản để có thể dành được thị phần
khán giả cho riêng mình.
Báo chí hiện đại là báo chí đem lại thơng tin cơng chúng cần, cơng chúng thấy
có ý nghĩa và hấp dẫn. Chính vì thế, khảo sát cơng chúng là yếu tố cần thiết để tạo
nên sự thành công của của các đơn vị làm báo. Nghiên cứu công chúng là một hoạt
động vơ cùng quan trọng mà nhiều cơ quan báo chí cần thấy rõ vai trị của nó trong
chiến lược phát triển. Đó là cơng cụ hỗ trợ cho mỗi cơ quan báo chí hiểu rõ hơn
cơng chúng của mình, trên cơ sở đó đặt ra chiến lược đúng đắn để phát triển.
Hiện nay, tại Việt Nam, nghiên cứu công chúng thường được triển khai theo hai
hướng:


8

(1) Để phát triển một cơ quan báo chí, khảo sát nhu cầu của công chúng phục vụ
chiến lược phát triển sản phẩm báo chí mới, hoặc để đánh giá hiệu quả chất
lượng báo chí đáp ứng cho cơng chúng.
(2) Phục vụ cho nhiệm vụ hoặc từng vấn đề, cho các chiến dịch truyền thông,
hay gắn với các đối tượng báo chí chun biêt.
Phương thức thực hiện có thể theo hai cách (1) đột xuất, theo nhiệm vụ cụ thể
hoặc (2) định kỳ hàng năm hoặc theo giai đoạn, có bộ chỉ báo đồng bộ về cơng
chúng.

Cơng chúng báo chí nói chung, khán giả truyền hình nói riêng là khách hàng, là
đối tượng phục vụ, đối tượng tiêu thụ sản phẩm báo chí. Lý thuyết thương hiệu của
Mc Dowell(2005) phân tích rằng, xây dựng thương hiệu kênh TH là xây dựng hình
ảnh về kênh TH trong tâm trí khán giả. Khán giả - người tiêu dùng – khách hàng
của các kênh TH là đối tượng quan trọng nhất để làm cơ sở cho mọi chiến lược
thương hiệu.
Tuy nhiên, khơng ít kênh TH quảng bá ở Việt Nam vẫn chưa thực sự đánh giá
cao vai trị khách hàng của mình. Thực trạng truyền hình cung cấp cho khán giả
những gì mình có đã tồn tại trong một thời gian khá dài. Chính vì vậy, trước đây
thơng tin thường một chiều, áp đặt, cứng nhắc cả về chương trình khung lẫn nội
dung kênh sóng. Thậm chí, trong giới truyền thơng cịn tư tưởng: Truyền hình là cơ
quan của chính phủ, chính quyền, nên dù khán giả xem hay khơng, xem ít hay xem
nhiều cũng khơng q quan trọng, Vì thế nên vẫn cịn những kênh truyền hình, khi
xây dựng chương trình khung đã không cần quan tâm đến nhu cầu của người xem.
Khơng ít chương trình ra đời chỉ phục vụ u cầu lấp đầy về mặt thời lượng, còn nội
dung mang nặng tính chủ quan, áp đặt. Nhiều chun mục cịn thiếu tính ổn định,
lịch phát sóng phụ thuộc và việc có sản xuất được chương trình hay khơng ( nếu
khơng sản xuất kịp thì phát lại các chương trình cũ). Sự bất ổn về kế hoạch khung


9

sóng dẫn đến tình trạng người xem cảm thấy kênh vừa thiếu tơn trọng khán giả và
thiếu tính chun nghiệp.
Trên thực tế, việc nghiên cứu công chúng đặc biệt là sự trung thành của khán
giả ở hầu hết các kênh ở nước ta chưa thực hiện một cách triệt để. Các đài chủ yếu
sử dụng phương pháp đo rating để đánh giá, tìm hiểu số lượng khán giả xem từng
chương trình ở các múi giờ cụ thể trong từng khu vực đo lường. Hầu hết các đài TH
đều sử dụng dịch vụ và khai thác số liệu từ hai đơn vị đo lường của TNS Việt Nam
và Vietnam TAM. Tuy nhiên, có những thời điểm một số đài đã có những phản ứng

về tính chuẩn xác khi có sự chênh lệch khá lớn về kết quả của hai đơn vị đo lường.
Có nhiều trường hợp, trong cùng một thời điểm đo lường, mỗi đơn vị lại đưa ra các
chỉ số lệch nhau q lớn, tạo khó khăn cho cơng tác đánh giá thị trường, nhu cầu của
khán giả, và việc điều chỉnh chiến lược của kênh.
Mặt khác, các đơn vị đo lường này tập trung nghiên cứu mẫu ở các thành phố
lớn nên tính đại diện cho khán giả từng khu vực vẫn còn nhiều điều cần bàn. Như
vậy, việc nghiên cứu khán giả bằng phương pháp đo rating cũng nảy sinh vấn đề bất
cập, rất cần sự chủ động phân tích đánh giá từ các đơn vị chủ thể.
Một thực tế nữa, các đài TH hiện nay chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố định
lượng mà chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính về khán giả của mình. Lý
thuyết đã chỉ rõ : để đánh giá sự trung thành của khách hàng cần xem xét những cảm
nhận, cảm xúc, sự hài lòng và hành vi của khán giả. Những yếu tố này sẽ chi phối
trực tiếp đến hành vi lựa chọn của khán giả.
2. Thực trạng nghiên cứu cơng chúng tại kênh Truyền hình Nhân Dân
Truyền hình Nhân Dân (THND) là kênh truyền hình thời sự chính luận tổng
hợp trực thuộc báo Nhân Dân với tôn chỉ mục đích là “Tiếng nói của Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam”. Kênh Nhandantv phát sóng chính thức từ ngày
01/9/2016 và là một trong 7 kênh thiết yếu quốc gia. Qua gần 6 năm phát sóng


10

chính thức, THND đã từng bước xây dựng được thương hiệu, chỗ đứng trong thị
trường truyền hình và thu hút được một bộ phận khán giả trung thành với kênh.
Kênh Truyền hình Nhân Dân đang sản xuất và phát sóng 70 chuyên mục.
Trong đó có 63 chuyên mục tự sản xuất và 7 chuyên mục hợp tác, đặt hàng sản
xuất thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chính trị, kinh tế đến văn hoá văn nghệ,
khoa giáo. Để phát triển thương hiệu kênh và thu hút được khán giả xem truyền
hình, Ban lãnh đạo THND đã xây dựng chiến lược và mục tiêu cụ thể sau:
-Tuân thủ nghiêm ngặt tôn chỉ mục đích hoạt động của kênh, đảm bảo đúng

chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, luôn xác định và giữ
vững giá trị cốt lõi của kênh.
- Chương trình khung của kênh Nhandantv được thiết lập trên cơ sở khảo sát
kỹ thị trường, nhu cầu khán giả và tơn chỉ mục đích của kênh.
- Xây dựng bản sắc kênh, sẽ xác định các chương trình, thể loại đưa vào
khung sóng là nhóm chương trình nào, thể loại gì, phong cách của chương trình,
thể loại đó như thế nào. Việc xác định thời điểm để phát sóng các chương trình phù
hợp với nhóm khán giả mục tiêu cũng rất quan trọng. Các chương trình của THND
phải có tính cạnh tranh cao, cạnh tranh cả về đề tài, chủ đề, các thơng điệp, hình
thức thể hiện và tạo được bản sắc riêng có so với các đơn vị khác thì mới thu hút
và giữ chân được khán giả.
Tháng 11/2018 , Báo Nhân Dân – Trung tâm Truyền hình Nhân Dân đã tổ
chức hội thảo “Xây dựng bản sắc Truyền hình Nhân Dân” với mục đích để các
chun gia, những người am hiểu về thị trường truyền hình và các bạn đồng nghiệp
đóng góp ý kiến giúp cho THND xây dựng được những chương trình mang bản sắc
riêng, từng bước tạo được thương hiệu và vị thế của kênh THND. Qua tiếp thu các
ý kiến Ban lãnh đạo THND đã chỉ đạo các phòng nội dung xây dựng được một số
chương trình tạo được bản sắc riêng và thu hút được sự quan tâm của khán giả


11

như : Bình luận phê phán, Nhìn từ Hà Nội, Luận đàm, Những góc nhìn, Nhận diện,
Vẻ đẹp Việt Nam.
-Ban lãnh đạo THND nhận thức rằng “Sức mạnh thật sự của thương hiệu
Kênh nằm trong khả năng thu hút và giữ chân được khán giả”. Việc nghiên cứu
khán giả, thị trường là yêu cầu bắt buộc để kênh nắm bắt được xu thế phát triển.
Truyền hình Nhân Dân sử dụng nhiều phương pháp khảo sát và công cụ đo
lường để đánh giá sự quan tâm của khán giả. Cụ thể:
+ Phương pháp đo Rating

Kênh THND lựa chọn phương pháp phân tích số liệu chỉ số khán giả (rating)
mua của đơn vị Kantar Media (TNS Việt Nam) để nghiên cứu công chúng. Ban
Giám đốc đã chỉ đạo thành lập Tổ rating gồm 4 thành viên, chuyên thu thập, phân
tích các số liệu, lập báo cáo hàng tuần, hàng tháng để báo cáo trong các cuộc họp
giao ban của đơn vị.
Qua các báo cáo phân tích rating, Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng Nội
dung sẽ nắm được nhu cầu của khán giả( bao gồm giới tính, tuổi tác) ở các khung
giờ, chương trình nào nhiều khán giả quan tâm, chương trình nào khơng có người
xem để có phương án điều chỉnh về nội dung, chất lượng chương trình, kể cả
khung sóng. Ngay từ đầu, khán giả mục tiêu mà kênh THND hướng tới đó là các
cán bộ, đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng nên định hướng sản xuất các chương
trình trọng tâm mang bản sắc của kênh nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng khán
giả này là các chương trình mang tính chính luận cao, các chương trình tun
truyền kịp thời, chính xác các chủ trương, chính sách, đường lối, văn kiện, văn bản
chính thức của Đảng và Nhà nước; cơng bố tài liệu, thơng tin chính thức của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương, các địa phương
và các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị kinh tế trong cả nước. Một số chương
trình có tỉ lệ rating cao, lượng người xem ổn định như: 45phút chiều, Bản tin 22h,


12

Bình luận phê phán, Đảng với sự nghiệp đổi mới, Việc Cần làm, và mới đây có
chương trình Nhận Diện.
Tuy nhiên do số lượng mẫu ít và chỉ đo ở hai thị trường Tp Hồ Chí Minh và
Hà Nội, hay độ trung thực của các chỉ số còn là vấn đề thì phương pháp này chỉ
mang tính chất tham khảo, khó có thể dựa vào các số liệu này để đưa ra các kế
hoạch phát triển nội dung của kênh.
+ Khảo sát khán giả bằng các bộ công cụ đo lường trên các nền tảng
youtube, fanpage Nhandantv trên mạng xã hội facebook, website

nhandantv.vn
Nền báo chí Việt Nam hiện đang trong q trình đổi mới, đó là sự thay đổi
nếp tư duy làm nghề từ mơ hình cũ sang mơ hình mới: Mang đến những nội dung
công chúng cần, chứ không phải sản xuất nội dung mình có. THND cũng khơng
đứng ngồi xu thế đó, các sản phẩm truyền hình đặc sắc, nội dung chuyên biệt,
hình thức thể hiện tốt đã được chọn lọc để đưa lên các nền tảng mạng xã hội
youtube, facebook và trên môi trường internet để công chúng có thể tiếp cận thơng
tin bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào họ muốn, trên bất cứ nền tảng nào mà họ có.
Tính đến tháng 5/2022, số lượng khán giả của Kênh Nhandantv:
Trên youtbe hiện đã có 2,21triệu người đăng ký kênh, với 116 nghìn video
được đăng tải.
Trên Fanpage của THND trên mxh facebook có 168 nghìn người đăng ký
theo dõi kênh.
Trên website: nhandantv.vn có thống kê tổng số lượt truy cập và xem các nội
dung kênh là hơn 2tỷ lượt truy cập.
Thông qua các bộ công cụ đo lường sẵn có của các nền tảng mạng xã hội và
trên website, đặc biệt là sự tương tác của khán giả đối với nội dung từng chương
trình, THND có thể các số liệu để phân tích và đánh giá chất lượng các chương
trình đã phát sóng và nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của khán giả.


13

3. Kết quả khảo sát
3.1 Kết quả khảo sát công chúng tiếp cận bằng bản phân tích rating của
THND
Bảng phân tích chỉ số rating sẽ được đo trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là 7 ngày/ bảng phân tích). Các tiêu chí đánh giá:
Khán giả: 4+
Thị trường: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội

Thời gian đo: Từ 12/5/2022 đến 18/5/2022.
Kênh đo: TH Nhân Dân.
Tiêu chí đo: Theo đầu mũ, chương trình lẻ.
Yêu cầu đo: Rtg% (chỉ số tỷ lệ tiếp cận khán giả tương đối tại khu vực đo )
Rtg000 (trung bình khoảng 10.000 người theo dõi trên 2 thị trường),
Share ( chỉ số thị phần trung bình của kênh)
Ví dụ: Báo cáo phân tích chỉ số rating của Truyền hình Nhân Dân (từ ngày
12/5/2022 đến 18/05/2022 như sau:.
- Thống kê báo cáo Chỉ số Rating kênh từ 12/5/2022 đến 18/05/2022:

Chỉ số Rating kênh từ
12/5/2022 đến 18/05/2022
Chỉ số Rating kênh từ
05/5/2022 đến 11/05/2022

Thị trường HCM

Thị trường HN

Rtg000

Rtg%

Rtg000

Rtg%

Share

0


0.006 0

0

0.007

0

1

0.01

0

0.005

0

Share

0.1


14

Trong báo cáo phân tích chỉ số rating của Truyền hình Nhân Dân (từ ngày
12/5/2022 đến 18/05/2022), đưa ra kết quả chung cả kênh như sau: chỉ số trung
bình tuần này tại thị trường TP. HCM lại giảm sút so với tuần trước cịn tại thị
trường Hà Nội tăng khơng đáng kể so với tuần trước.

- 5 đầu mũ chỉ số cao nhất (THND sản xuất) được thống kê như sau:
Thị trường HCM

Kinh tế 24h
Điểm đến
Nhìn từ Hà Nội
Góc chuyện xưa
Người tốt việc tốt

Rtg000

Rtg%

Share

4
1
1
1
1

0.061
0.022
0.019
0.019
0.018

0.4
0.2
0.2

0.2
0.1

Thị trường HN
Rtg000

2
1
1
1
1

Rtg%

Share

0.059
0.03
0.029
0.026
0.024

0.3
0.2
0.3
0.2
0.1

Báo cáo có nêu nhận xét chung:
- Tỉ lệ rating chung của kênh trong tuần này ở thị trường HCM lại giảm sút

còn tại thị trường HN tăng không đáng kể so với tuần trước;
- Các chương trình Thời sự trong tuần này vẫn duy trì tỉ lệ người xem ở mức
độ trung bình;
- Tỉ lệ người xem các chuyên mục tại thị trường HCM nhìn chung vẫn cao
hơn, chuyên mục Kinh tế 24h vẫn duy trì được lượng khán giả ổn định nhất.Vẫn
cịn rất nhiều các chun mục khác khơng có khán giả quan tâm, theo dõi;
- Tỉ lệ người xem các chương trình khai thác trong tuần này nhìn chung thấp
hơn tuần trước, chủ yếu tập trung vào một số Chương trình như đệm sóng, sitcom,
phim tài liệu, phóng sự-ký sự...
Trên đây là một ví dụ về bảng phân tích chỉ số rating đo được của THND
trong 1 tuần.


15

Tuy nhiên đối với các dữ liệu theo tuần sẽ có những biến động, khó đánh giá
chính xác được nhu cầu, thói quen của người xem nên THND căn cứ vào các báo
cáo tổng hợp chỉ số rating theo 4 tháng để xác định được tính quy luật và đưa ra
những nhận xét, đánh giá và điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp.
Bảng tổng hợp báo cáo rating 4 tháng đầu năm 2022 của THND đưa ra đánh
giá cụ thể như sau:
Trong 4 tháng đầu năm, lượng khán giả theo dõi các kênh sóng truyền hình
truyền thống vẫn tương đương so với cùng kỳ của năm 2021. Lượng truy cập thông
tin trên các nền tảng số thông qua thiết bị cầm tay cao hơn so với truyền hình
truyền thống. Lượng khán giả theo dõi thông tin Thời sự ở các thành phố lớn sụt
giảm (cao nhất là bản Thời sự VTV1 19h: 5.0), nhưng lại tăng ở các cùng nông
thôn ( rating 10.0).
Trong 4 tháng đầu năm, rating của THND được ghi nhận và xếp hạng kênh
tại Hà Nội là 40/225 và tại TP.HCM là 51/225 kênh truyền hình trong và ngồi
nước phát sóng trên lãnh thổ Việt Nam; xếp thứ 5 trong 7 kênh thiết yếu (VTV1,

VTC1, Vnews, ANTV, QPVN, QHVN, THND).
Khung giờ đạt rating cao nhất là 17h - 20h; tiếp theo là 11h - 14h và 20h 22h. Xét theo nhóm tuổi thì khán giả trung niên và người lớn tuổi (40- 60 tuổi)
chiếm phần lớn lượng khán giả của kênh THND.
Phóng sự, phim tài liệu là thể loại đóng góp rating khá tốt cho rating chung
của kênh.
Chương trình Bình luận phê phán chủ yếu được khán giả TPHCM theo dõi.
Bản Thời sự trưa 11h30 tiếp tục có rating cao nhất, kế đến là bản 22h và
cuối cùng là bản 45 phút chiều.
Bản tin Thời sự 16h và Kinh tế 24h ở các tháng cuối năm 2021 khơng có
hoặc rất ít người xem thì trong các tháng gần đây đều lọt vào top các chương trình


16

có người xem nhiều ở TPHCM và Hà Nội, nhưng khơng đều, có tuần chỉ TPHCM
theo dõi, có tuần Hà Nội theo dõi nhỉnh hơn.
Các chuyên mục tiếp tục duy trì sự theo dõi của khán giả: Luận đàm, Âm sắc
Việt, Đường tới tương lai, Điểm đến, Năng lượng và cuộc sống, Thế giới phẳng,
Chuyện ở cơ sở, Sống khỏe, Đối ngoại và hội nhập, Mơi trường và Tài ngun,
Góc nhìn văn hóa...
Các chương trình của phịng Kinh tế có số lượng khán giả theo dõi trong
TPHCM cao hơn Hà Nội.
Các bản tin Thể thao và thời tiết tiếp tục được khán giả theo dõi đều đặn.
3.2 Kết quả khảo sát công chúng tiếp cận trên Fanpage Nhân Dân TV
Một số thống kê kết quả lượng công chúng tiếp cận, thương tác trên fanpage
Nhân Dân TV qua một số giai đoạn cụ thể như sau:

Biểu đồ 1: Khảo sát công chúng trên fanpage Nhân Dân TV từ 14/3-17/4/2022



17

Qua quá trình khảo sát từ ngày 14/03/2022 đến ngày 17/04/2022, ta thấy tổng
số người theo dõi trang cao nhất vào giai đoạn từ tuần 14 - 17/04/2022 lên tới
161.396 người theo dõi. Trong giai đoạn này, số liệu cũng ổn định và đồng đều
hơn cả, cụ thể: Lượt theo dõi Trang mới (8.317 lượt), Tổng lượt thích Trang
(48.367 lượt), Lượt thích Trang mới (264 lượt), Tổng lượt tiếp cận (2.453.631
lượt), Lượng tương tác (33,630 lượt)

Biểu đồ 2: Khảo sát công chúng trên fanpage của THND từ 29/4-26/5/2022
Số liệu khảo sát từ ngày 29/04/2022 đến ngày 26/5/2022, ta thấy rằng có
trung bình 1 tháng có khoảng 4,9 tr người tiếp cận và khoảng 1,16 triệu lượt tương
tác trang Fanpage của THND. Fanpage của THND có 49 ngàn lượt thích trang, có
169.875 số người theo dõi trang.
Qua số liệu thu thập được bên trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng lượng
khán giả tiếp cận, tương tác và đăng ký theo dõi mới Fanpage THND tăng, tuy
nhiên số lượt công chúng tiếp cận và tương tác với các sản phẩm báo chí đăng tải
trên fanpage khơng đồng nhất, vững vàng mà tùy thuộc vào những sự kiện được


18

sản xuất, phát sóng theo từng giai đoạn, biến động của dịng chảy thời gian. Điều
đó cũng thể hiện rõ qua số lượng tương tác ở mỗi giai đoạn, đôi khi lượt tiếp cận
cơng chúng mới ít nhưng lượt tương tác các sản phẩm của tệp cơng chúng sẵn có
lại lớn và đồng đều.
Với tổng số 65.652 video đã được đăng tải trên fanpage Nhân Dân TV và từ
số liệu khảo sát được về cơng chúng, Truyền hình Nhân Dân đưa ra được kết quả
như sau: Đa số công chúng theo dõi, tương tác và tiếp cận các nội dung: Tin, bài về
hoạt động của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Tin, bài liên quan đến Phòng

chống tham nhũng, ANTTXH, Khởi tố, bắt giam, bản tin thể thao, thời tiết hằng
ngày.
3.3 Kết quả khảo sát công chúng tiếp cận trên kênh Youtube Truyền hình Nhân
Dân
Về tổng quan, kênh youtube Truyền hình Nhân Dân hiện đang sở hữu trên
2,22 triệu người đăng ký, theo dõi và tương tác, với tổng số 116 nghìn video đã
đăng tải. Qua số liệu nghiên cứu cơng chúng, có thể tổng hợp như sau:
- Về đối tượng người xem


19

Biểu đồ 1: Khảo sát Thông Báo theo chuông của người đăng ký trên kênh
Truyền hình Nhân Dân

Qua số liệu nghiên cứu, dễ dàng nhận thấy rằng người bấm đăng ký nhận
“Tất cả thông báo” lại số tỉ lệ cao vượt trội so với những người theo dõi trang mà
tắt thơng báo. Điều đó khơng những chứng minh thành cơng trong việc nghiên cứu
cơng chúng của q báo mà cịn chứng minh tầm ảnh hưởng của kênh tác động tới
nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả. Đặc biệt, youtube lại là kênh thông tin dễ
tiếp cận công chúng, được sử dụng rộng rãi từ mọi lứa tuổi, giới tính.
Bên cạnh khảo sát, phân tích về số lượng cơng chúng bấm nhận “Thơng báo kênh
của bạn” thì việc khảo sát độ tuổi, giới tính cũng vơ cùng quan trọng. Nó cung cấp
chính xác phạm vi cơng chúng tiếp cận, phản ánh đúng thực tế.


20

Tỷ lệ giới tính khán giả


27.97%

Nữ
Nam

72.03%

Biểu đồ 2: Phân loại giới tính tiếp cận trên kênh youtube Truyền hình Nhân Dân

Độ tuổi khán giả
40.00%

1 1 1

2 2 2

3 3 3

4 4 4

5 5 5

6 6 6

7 7 7

8 8 8

33.80%


35.00%
30.00%
25.00%

21.20%
20.00%
15.00%

12.90%

10.00%
5.00%
0.00%

8.50%

7.80%

3.90%
1.90%
13-17 tuổi

18-24 tuổi

25-34 tuổi

35-44 tuổi

45-54 tuổi


55-64 tuổi Trên 65 tuổi

Biểu đồ 3: Phân loại độ tuổi khán giả tiếp cận trên kênh youtube THND



×