Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

Bản sắc chuyên mục bình luận phê pháncủa truyền hình nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

MAI THỊ THANH LOAN

BẢN SẮC CHUYÊN MỤC “BÌNH LUẬN - PHÊ PHÁN”
CỦA TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

MAI THỊ THANH LOAN

BẢN SẮC CHUYÊN MỤC “BÌNH LUẬN - PHÊ PHÁN”
CỦA TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN BẢO KHÁNH

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Mai Thị Thanh Loan, tác giả của luận văn xin cam đoan:
Luận văn: Bản sắc chuyên mục “Bình luận- Phê phán" của Truyền hình Nhân
dân, do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Bảo Khánh.
Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn chính xác và có nêu
nguồn đầy đủ.
Tác giả

Mai Thị Thanh Loan


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Báo chí và Truyền thông, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy bảo tận
tình và chỉ dẫn em trong 2 năm học vừa qua cũng như tạo điều kiện cho em thực
hiện nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, em xin cảm ơn TS.Trần Bảo Khánh, thầy giáo đã hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian em thực hiện luận văn. Em đã học được rất nhiều kiến thức bổ
ích về lĩnh vực truyền hình cũng như tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa
học nghiêm túc của thầy.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đánh giá góp
ý, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để em hoàn thiện luận văn này trong
tương lai, nếu có cơ hội được nghiên cứu ở cấp cao hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người và xin chân thành tiếp
thu những ý kiến đóng góp để hoàn thiện luận văn của mình.
Hà Nội, ngày….. tháng năm 2017
Học viên


Mai Thị Thanh Loan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................................................ 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................................ 3
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 6
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.............................................................................. 8
7.Kết cấu của đề tài:......................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................... 10
1.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................................... 10
1.1.1. Truyền hình:......................................................................................................................... 10
1.1.2. Chương trình truyền hình:............................................................................................ 11
1.1.3. Bình luận:.............................................................................................................................. 12
1.1.4 Bình luận trên truyền hình:............................................................................................ 13
1.1.5. Bản sắc.................................................................................................................................... 15
1.2.Đặc điểm và các yếu tố của bình luận truyền hình......................................... 16
1.2.1. Đặc điểm của bình luận truyền hình:...................................................................... 16
1.2.2. Các yếu tố của bình luận truyền hình:................................................................... 17
1.3. Các dạng bình luận truyền hình................................................................................ 18
1.3.1. Bình luận sự kiện............................................................................................................... 19
1.3.2. Bình luận vấn đề................................................................................................................ 19
1.3.3. Bình luận chuyên đề......................................................................................................... 20
1.4. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................... 20
1.4.1. Sự ra đời và hoạt động của chuyên mục “Bình luận - Phê phán”..........20

1.4.2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về tăng cường thểloaị chính luâṇ ,
bình luận, phê phán trên báo chi.́ ........................................................................................... 23

1


Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................................ 27
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT BẢN SẮC CHUYÊN MỤC "BÌNH LUẬNPHÊ PHÁN".................................................................................................................................... 28
2.1. Nội dung cơ bản của chuyên mục............................................................................. 28
2.1.1. Đấu tranh trực diện với luận điệu phản động,xuyên tacc̣, bôi nho cc̣ hếđô.. .c̣ ......28

2.1.2. Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong nội bộ Đảng,trong đời sống

nhân dân, trong các linh̃ vưcc̣ đời sống kinh, văntế hóa, xã hội.............................. 32
2.1.3. Đinḥ hướng công luâṇ , dư luâṇ , đem laị môṭ cách nhìn đúng đắng

,

chuẩn mưcc̣........................................................................................................................................... 45
2.2. Bản sắc chuyên mục “Bình luận – Phê phán”.................................................. 51
2.2.1.Cấu trúc nội dung chuyên mục.................................................................................... 51
2.2.2. Dung lượng, thời lượng.................................................................................................. 52
2.2.3. Mối quan hệ giữa lời và hình trong chuyên mục “Bình-luậnPhê phán”.
................................................................................................................................................................... 53
2.3. Phƣơng thức tổ chức sản xuất thực hiện............................................................. 58
2.3.1. Quy trình sản xuất............................................................................................................. 58
2.3.2. Vai trò của các chức danh trong quy trình........................................................... 60
2.3.3. Những hạn chế căn bản trong hoạt động tổ chức sản xuất chuyên mục
"Bình luận – Phê phán"............................................................................................................... 70
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................................ 80

CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNGCHUYÊN MỤC "BÌNH LUÂṆ- PHÊ PHÁN"................................... 82
3.1. Tính khách quan về giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình. . .82
3.2. Giải pháp.................................................................................................................................. 87
3.2.1 Giải pháp về quy trình sản xuất.................................................................................. 87
3.2.2. Giải pháp về nhân sự....................................................................................................... 94
3.3. Môṭsốkiến nghi.....̣ ................................................................................................................ 95
3.3.1. Đối với truyền hình Nhân dân.................................................................................... 95

2


3.3.2. Đối với báo Nhân dân..................................................................................................... 96
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................................................ 99
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 104
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Hình 2.1: Quy trình sản xuất chuyên mục “Bình luận- Phê phán”............................................ 59
Hình 2.2: Quy trình kiểm duyệt và phát sóng của chuyên mục“Bình luận- Phê phán”........69
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện kết quả người xem truyền hình Nhân dân..................................... 77
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện kết quả PV/BTV có biết đến chuyên mục “BL-PP”.................... 77
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện ý kiến nhận xét về nội dung chương trình “BL-PP”................... 78
Hình 2.6: Biểu đồ thể chất lượng chuyên mục “BL-PP”............................................................. 79
Hình 2.7: Biểu đồ khảo sát điều chỉnh chất lượng nội dung chuyên mục................................ 91
Hình 2.8: Quy trình kiểm duyệt và phát sóng của chuyên mục“Bình luận- Phê phán”........93


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BL–PP
THND
KT- XH
CT–XH
NXB
ĐHQG HN
GS.TS
PGS.TS
TS
PV
BTV
NNNQ
TN
TC

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh và đạt nhiều thành tựu trong công cuộc
mở cửa, giao lưu, hội nhập với thế giới; tuy nhiên quá trình này cũng đưa tới một số
diễn biến phức tạp trong đời sống, đặc biệt là sự du nhập của một số giá trị không
phù hợp với định hướng xã hội và văn hóa dân tộc, từ đó nảy sinh vấn đề ảnh hưởng

tiêu cực tới sự phát triển trong kinh tế, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật, báo
chí và truyền thông, nhân cách và thị hiếu thẩm mỹ.Đây cũng là thời kỳ mà các thế
lực thù địch tiến hành những hoạt động chống phá xuyên tạc nhiều chính sách và
đường lối của Đảng, Nhà nước, hòng làm suy giảm niềm tin của dân với Đảng, gây
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân,vì thế việc đấu tranh phê phán các luận điệu, hiện
tượng nói trên, qua đó định hướng dư luận đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, thường
xuyên của xã hội nói chung và báo chí và truyền thông nói riêng.
Hiện có một thực trạng là các kênh truyền hình phát sóng nhiều nhưng chưa
xây dựng được nhiều chương trình thuộc thể loại bình luận,nhìn thẳng không né
tránh các vấn đề nhạy cảm mà xã hội đang quan tâm. Từ đó, ít nhiều ảnh hưởng đến
việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển
mọi mặt của xã hội.
Đáp ứng nhu cầu này, ngày 21/6/2015,Trung tâm Truyền hình Nhân dân (THND)
thuộc Báo Nhân dân ra đời, đưa THND trở thành kênh truyền hình thời sự, chính luận
phong phú, đặc sắc về nội dung, hiện đại về phương thức thể hiện, sớm có dấu ấn riêng,
thu hút đông đảo công chúng. Đặc biệt, với quyết định mở ra chuyên mục “Bình LuậnPhê Phán” (BL - PP), thêm một lần nữa THNDkhẳng định tiếng nói quan trọng của
mình trước các vấn đề về chính trị, xã hội đang diễn ra trong dòng chảy của đời sống
đất nước, giúp khán giả có thể nắm bắt, hiểu sâu sắc hơn về công cuộc đấu tranh chống
các thế lực thù địch mà chúng ta đang tiến hành.Không những thế, chuyên mục “BL PP” còn được coi là diễn đàn để thể hiện thái độ và trách nhiệm trước xã hội và người
xem truyền hình, trong đó khẳng định con

1


đường được Đảng và Bác Hồ lựa chọn, khẳng định tính đúng đắn của sự nghiệp
cách mạng, bảo vệ sự thật và trực diện đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, hiện
tượng sai trái, đồng thời góp phần định hướng dư luận.
Từ khi ra đời đến nay, với hơn 200 chương trình được thực hiệnvà phát sóng
trong chuyên mục “BL - PP” đã từng bước thu hút sự quan tâm của bạn xem truyền
hình trong và ngoài nước. Các chương trình trong chuyên mục đã phân tích một cách

sâu sắc các vấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm, dựa trên cơ sở lý luận khoa học phù
hợp với diễn biến của tình hình thực tế, với những chứng lý cụ thể.Để đa dạng hóa,
chuyên mục “BL- PP” còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực, không chỉ tập trung đề cập đến
những vấn đề liên quan đến chính trị hay đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các
thế lực thù địch mà còn đề cập đến những vấn đề mang tính chất bình luận và phê phán
đối với hiện tượng xã hội từ văn hóa, khoa học, giáo dục, các hiện tượng trong đời
sống…đến việc phát hành sách, in sách,vai trò của internet…thậm chí cả facebook
cũng được đề cập đến một cách bài bản, có lớp lang và phần nào giúp đưa ra những
luận chứng có tính thuyết phục để khán giả quan tâm đến những vấn đề này có thể tham
khảo, từ đó tựmình điều chỉnh chính bản thân.

Với hình thức thể hiện phong phú, sinh động, chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư
duy logic để phân tích, đánh giá những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, chuyên
mục “BL - PP” cơ bảnđáp ứng được nhu cầu thông tin một cách có chiều sâu đối với
những vấn đề cụ thể một cách nhanh chóng, chính xác, với lý lẽ phân tích thuyết
phục. Hiện nay chuyên mục “BL- PP”nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của
lãnh đạo Báo Nhân Dân nói chung và lãnh đạo THNDnói riêng. Đồng thờitrở thành
cầu nối đáng tin cậy, hiệu quả đối với cộng đồng các tổ chức kinh tế xã hội nhằm
tiến tới mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Nhưng cũng cần nhìn nhận, chuyên mục “BL - PP”vẫncòn có nhiều khiếm
khuyết cả về nội dung lẫn hình thức. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: Bản
sắc chuyên mục “BL – PP” của Truyền hình Nhân dân” cho luận văn cao học của
mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể khẳng định chắc chắn rằng, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền
thông phổ biến nhất thế giới. Mặc dù mới xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX,

nhưng truyền hình đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến rộng
rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây. Thế mạnh của truyền hình là cung cấp
thông tin dưới dạng hình ảnh, mang tính hấp dẫn sinh động, trực tiếp và tổng hợp.
Bằng sự kết hợp giữa các chức năng phản ánh – nhận thức thẩm mỹ - giải trí, truyền
hình ngày càng thu hút được nhiều khán giả. Vai trò, vị trí, ảnh hưởng và tác động
của truyền hình với công chúng nói chung, quá trình hình thành và định hướng dư
luận xã hội nói riêng đã và đang tăng lên nhanh chóng.
Truyền hình có mối liên hệ mật thiết với một số loại hình truyền thống hay
nghệ thuật khác như phát thanh, điện ảnh…Tuy nhiên chỉ sau một vài thập kỷ sơ
khai, truyền hình đã tiến hành những bước dài và thực sự tách ra khỏi các loại hình
khác, trở thành phương tiện truyền thông độc lập, có sức mạnh to lớn trong việc tạo
dựng và định hướng dư luận.Trên thực tế, sự hình thành và phát triển của truyền
hình gắn liền với các sự kiện khoa học – công nghệ cũng như các sự kiện chính trị xã hội khác. Ngay từ đầu những năm 1920, người ta đã chú ý đến truyền hình do
nhận thức được vai trò của truyền hình trong việc tuyên truyền, quảng bá trên các
mặt kinh tế - chính trị, xã hội. Có thể điểm qua một vài mốc quan trọng trong niên
đại truyền hình như sau:
-1989: Liên lạc vô tuyến quốc tế đầu tiên ra đời ở Anh và Pháp dài 46km
-1929: Chương trình phát hình đầu tiên của BBC được thực hiện từ kết quả
nghiên cứu của John Baird về quét cơ học.
-1931: Chương trình phát hình đầu tiên được thực hiện ở Pháp.
-1936: Thế vận hội Berlin được truyền hình tại một số thành phố lớn
-1939: Truyền hình Liên Xô phát đều đặn hàng ngày
-1960: Truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên truyền hình giữa 2 ứng cử
viên tổng thông Mỹ : Richard Nixxon và John Kennedy.

3


-1967: Khánh thành truyền hình màu ở Pháp và Liên Xô
-1992: Truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực.

Tại Việt Nam, ngày 2 tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời. Chính phủ Lâm thời Việt Nam quyết định xây dựng bộ phận Điện ảnh và Nhiếp
ảnh thuộc Bộ Thông tin - Tuyên truyền. Hoạt động chủ yếu của bộ phận này là tổ chức
đoàn chiếu phim lưu động chiếu ở những nơi công cộng và lập toa xe Điện ảnh đi chiếu
phim dọc Quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam với một máy chiếu Débri 16 mm và hai bộ phim
tài liệu về phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Pháp do Việt kiều gửi về. Đến nay cả nước đã
có 67 đài phát thanh – truyền hình trong đó có 02 đài Quốc gia là Đài truyền hình Việt
Nam và Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện số kênh chương trình phát thanh – truyền hình
quảng bá là 183 kênh, với 106 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 77 kênh
chương trình phát thanh quảng bá (năm 2015 cấp mới kênh FM cảm xúc và kênh Tiếng
Anh 24/7; cấp mới 01 kênh truyền hình quảng bá, kênh Giáo dục - VTV7, cho Đài
Truyền hình Việt Nam); 75 kênh chương trình truyền hình trả tiền.

Giai đoạn 2011-2015, một số đơn vị mới tham gia hoạt động truyền hình, đánh
dấu sự phát triển của truyền hình trong xu thế hội tụ và sử dụng chung hạ tầng, là
các đơn vị: Đài Tiếng nói Việt Nam (Kênh Truyền hình VOVTV, Kênh Truyền hình
Quốc hội); Trung tâm Phát thanh truyền hình, Điện ảnh Công an nhân dân của Bộ
Công an (Kênh Truyền hình ANTV); Trung tâm Truyền hình thông tấn - TTXVN
(Kênh VNews); Trung tâm Phát thanh truyền hình Quân đội (Kênh Truyền hình
Quốc phòng Việt Nam (QPVN); Báo Nhân dân (Kênh Truyền hình Nhân dân).Như
vậy có thể thấy, lịch sự phát triển của truyền hình luôn nằm trong và song hành cùng
với lịch sử tiến bộ nhân loại. Truyền hình ngày một lớn mạnh hơn là do nhu cầu
thông tin của công chúng ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát triển và xuất hiện
nhu cầu được giao lưu quốc tế.
Trên thế giới lịch sử nghiên cứu truyền hình có từ rất lâu và đã có rất nhiều tác
phẩm như: Scripts – Writing for radio and television, Athur Asa Berger. Hay,
Writing News for Television, Victoria Mc Cullougt Carroll (lowa State University

4



Pres/Ames, 2000).Bên cạnh đó, còn có cuốn Television Production handbook– 5
edition, Herbert Zettl; Guider to video production, Rowan Ayres, Martha Mollison,
Ian Stocks, Jim Tumeth. Các công trình nghiên cứu này đều đã đi sâu vào các vấn
đề liên quan đến các khâu thực hiện nội dung, quy trình sản xuất của các chương
trình truyền hình nói chung. Đây là những công trình quan trọng và cơ sở nền tảng
cho các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và thực hiện các chương trình truyền
hình. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu này, hầu hết mới đề cập đến các
nguyên lý, nguyên tắc chung của truyền hình và các chương trình truyền hình. Hầu
như, chưa có công trình nào chủ yếu nghiên cứu về chương trình truyền hình kinh tế
chuyên biệt.
Trong nước cũng có nhiều công trình liên quan đến lĩnh vực bình luận truyền
hình có thể kể đến như: Nguyễn Ngọc Oanh, Chủ biên, 2015, Chính luận truyền
hình – Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm – NXB Thông tấn; Trần Bảo Khánh,
2003,Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội; Dương
Xuân Sơn, 2009, Báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Đình
Hòe, Chủ biên, 2000, Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, Hà
Nội v.v. và nhiều công trình nghiên cứu khác. Về cơ bản, các công trình này đã
nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện đến hoạt động thông tin của các loại hình báo
chí đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đồng thời chỉ ra được vai trò, tầm
quan trọng cũng như các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các sản
phẩm báo chí liên quan. Tuy nhiên, các công trình này chưa đi sâu vào phân tích,
bình luận các chương trình truyền hình liên quan đến thể loại chính luận nói chung
và bình luận phê phán nói riêng.
Do đó, có thể thấy đề tài nghiên cứu: Bản sắc chuyên mục “Bình luận – Phê
phán” của THND mà tác giả lựa chọn thực hiện cho luận văn cao học là một đề tài
mới và cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

5



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục đích nghiên cứu
Luận văn “Bản sắc chuyên mục “BL- PP” của truyền hình Nhân dân” được
thực hiện nhằm mục đích hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn
của hoạt động sản xuất các chương trình truyền hình nói chung và của chuyên mục
“BB - PP” nói riêng để nghiên cứu nhằm làm rõ “Bản sắc” của chuyên mục BL-PP.
Trên cơ sở phân tích những ưu, nhược điểm của chuyên mục, tác giả sẽ đề xuất đối
với Truyền hình Nhân dân (đơn vị trực tiếp sản xuất) và Báo Nhân dân (Đơn vị phụ
trách) trong việc xây dựng, tổ chức sản sản xuất để nâng cao chất lượng của chuyên
mục trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn “Bản sắc chuyên mục“BL – PP”của
Truyền hình Nhân Dân” sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động sản xuất các chương
trình truyền hình nói chung và chuyên mục “BL-PP” nói riêng trong thời
gian 1 năm (Tháng 6/2016-6/2017).

-

Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những ưu nhược điểm trong hoạt động
sản xuất chuyên mục, từ đó làm rõ được bản sắc của chuyên mục.

-

Xác định giải pháp và định hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của chuyên
mục.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 .Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của tác giả trong luận văn là “Bản sắc” của chuyên

mục “BL- PP” của THND thông qua việc phân tích đặc điểm các chương trình
thuộc thể loại BL-PP đang được phát sóng trên một số kênh truyền hình nói chung
và chương trình “BL-PP” của THND nói riêng, phương thức sản xuất và hiệu quả
xã hội của chuyên mục “BL-PP”.

6


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu vào:
- Hoạt động sản xuất chuyên mục “BL – PP” và tác phẩm đã được phát sóng

từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017.
- Khảo sát một số chuyên mục cùng thể loại đang được phát sóng trên các

kênh như: Truyền hình thông tấn, Truyền hình Quốc hội, Đài truyền hình Việt Nam
để làm rõ bản sắc của chuyên mục “BL-PP” của Truyền hình Nhân dân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài “Bản sắc chuyên mục “BL-PP” của THND” được thực hiện trên cơ sở
các quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về báo chí nói chung và
báo chí truyền hình nói riêng. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếudùng
các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phương pháp nghiên cứu lý thuyết) là
phương pháp thu thập thông tin qua đọc sách, báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn

những khái niệm và tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả
thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng
những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
Áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thực hiện luận văn tác giả thực
hiện bằng cách sử dụng thư của khán giả gửi tới; Các chương trình truyền hình liên
quan thực hiện theo thể loại bình luận đã và đang phát sóng; Các luận văn và công
trình nghiên cứu trước đây; Cáckết quả và số liệu điều tra từ các cơ quan, ban ngành
liên quan..., vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo sát.
5.2.Phương pháp phân tích nội dung:
Đề tài phân tích nội dung thông tin của các tác phẩm của chuyên mục “BL –
PP”đã phát sóng trong thời điểm, so sánh với các chương trình truyền hình liên quan
bao gồm chủ đề, nội dung, hướng tiếp cận các nguồn tin, cách thức xử lý, chi

7


tiết thông tin...Từ đó, tìm hiểu năng lực tiếp cận, xử lý thông tin đánh giá chương trình
có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng, tìm ra đặc điểm của chuyên mục trên các
khía cạnh về nội dung, hình thức thể hiện, phương thức sản xuất chương trình.

5.3.Điều tra xãhôị hocc̣ (bằng bảng hỏi):
Bảng hỏi là một công cụ và phương tiện thường được sử dụng trong các
nghiên cứu khoa học xã hội để thu thập thông tin. Bảng hỏi đóng vai trò quan trọng
trong các cuộc điều tra khảo sát và trong nhiều trường hợp là công cụ duy nhất để
kết nối nghiên cứu với người cung cấp thông tin. Vì thế đề tài đã sử dụng phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với các nhóm đối tượng gồm: Cơ quan quản lý báo
chí; Những người thực hiện chương trình; Khán giả; Các phóng viên/biên tập viên
theo dõi mảng.
5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấnnhững người sáng lập ra chuyên mục, đại diện

THND, báo Nhân Dân và các Hội đồng cố vấn, thẩm định của chuyên mục, ekip
thực hiện chuyên mục; phỏng vấn lãnh đạo một số đài truyền hình trung ương và địa
phương, một số chuyên gia trong lĩnh vực lý luận báo chí, truyền hình, các khán giả
của chương trình để ghi nhận ý kiến đánh giá về chất lượng và nội dung của chuyên
mục “BL - PP”, phỏng vấn lãnh đạo Hội nhà báo, một số Bộ, ngành thuộc cơ quan
quản lý Nhà nước nhằm tìm hiểu và đánh giá mức độ hài lòng của họ với nội dung,
thông tin được phản ánh trong chuyên mục cũng như cách xứ lý vấn đề được đưa ra
trong chuyên mục.
Tùy theo điều kiện khách quan, đề tài se ̃th ực hiện phỏng vấn trực tiếp hoăcc
phỏng vấn gián tiếp (qua điện thoại, email...).
Ngoài ra , đề tài còn sử dụng phương pháp t ổng hợp, so sánh, phân tích đối
chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại để từ đóđi đến những kết luâṇ mang
tính khoa học.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

8


6.1.Ý nghĩa lý luận
Là luận văn đầu tiên nghiên cứu về“Bản sắc chuyên mục“BL – PP”của
THND” với hy vọng làm phong phú hơn, về tình hình nghiên cứu các hoạt động
liên quan đến lĩnh vực sản xuất các chương trình truyền hình ở nước ta hiện nay nói
chung và các chương trình liên quan đến thể loại bình luận nói riêng.
Hiện nay, THNĐ đã trở thành 1 trong 7 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ
chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia thì việc nghiên cứu, chứng
minh “bản sắc” của chuyên mục càng có ý nghĩa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đóng góp một phần tư liệu cho những người đang làm, đang hoạt động trong
lĩnh vực truyền hình nói chung và những người trực tiếp thực hiện các chương trình

thuộc thể loại bình luận phê phán trên truyền hình nói riêng.
Là tài liệu tham khảo, góp phần giúp những người thực hiện chuyên mục “BL
– PP” nhìn nhận rõ nét hơn những ưu điểm, hạn chế của chuyên mục để khắc phục
nhằm nâng cao chất lượng của chuyên mục.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Khảo sát thực trạng chuyên mục "Bình luận- Phê phán"
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng chuyên mục "Bình
luận- Phê phán"

CHƢƠNG 1

9


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Các khái niệm cơ bản
Với đặc điểm sử dụng kết hợp cùng lúc cả âm thanh và hình ảnh, truyền hình
đem đến cho người xem cảm giác chân thực về một cuộc sống sinh động, không
giớihạn hiện diện trước mắt khi ngồi trước máy thu hình. Cuộc sống đó đã được cô
đọng, điểnhình hóa trên những bình diện khác nhau, làmgiàu thêm về ý nghĩa trước
khi đưa đến cho khán giả thông qua các chương trình truyền hình.
1.1.1 . Truyền hình:
Thuật ngữ “Truyền hình” (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng
Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa”, còn “videre” là “thấy
được, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng
Pháp là “Télévision”, tiếng Nga là “телевидение”.
Ở Việt Nam, Truyền hình được Từ điển tiếng Việt định nghĩa là quá trình

truyền hình ảnh, âm thanh bằng sóng vô tuyến điện. Trong cuốn “Giáo trình báo chí
truyền hình”, PGS.TS. Dương Xuân Sơn thì thuật ngữ Truyền hình được định nghĩa:
“là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm
thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình xuất
hiện vào đầu thế kỷ XX, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công
nghệ đã nhanh chóng trở thành một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã
hội”.
GS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Giáo trình Truyền thông đại chúng”cũng
định nghĩa, “Thông tin truyền hình tái hiện cuộc sống hiện thực trong trạng thái
sống. Nghĩa là truyền hình có thểlà một phạm vi, một bộ phận nguyên dạng những
gì đang diễn ra ngoài đời nhưng nó được cho là rõ hơn, đẹp hơn. Người xem truyền
hình có cảm giác như họ đang có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào
sự kiện thực tế đó”[37,tr.132].

10


Do “sinh sau đẻ muộn” nên truyền hình kế thừa được những thành quả phát
triển của các loại hình báo chí như: phát thanh, báo in và cả điện ảnh. Truyền hình
lấy hình ảnh của điện ảnh làm chủ đạo, lấy âm thanh của phát thanh để tăng hiệu
quả thông tin với nhiều dạng thức: lời bình, lời nói, tiếng động, âm nhạc v.v. trong
đó, hình ảnh là yếu tố đem lại sức hấp dẫn cho truyền hình. Nhưng khác điện ảnh,
hình ảnh của truyền hình là khách quan, chứa đựng cuộc sống sinh động trong thực
tế, ít bị dàn dựng, sắp đặt. Như vậy, dù phát triển khác nhau ở các quốc gia, thì tên
gọi truyền hình cũng chung một ý nghĩa.
1.1.2. Chương trình truyền hình:
Trên thực tế, thuật ngữ“Chương trình truyền hình” được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau.
GS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Giáo trình Truyền thông đại chúng”cho
rằng:“Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường

hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ
nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh
truyền hình hay của cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền
hình dùng để chỉmột hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông
tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất
quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ” [37,tr.142].Theo PGS.TS
Dương Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình Báo chí truyền hình”:“Chương trình
truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng
hình ảnh và âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời
chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả” [34, tr.113].
Từ góc độ kỹ thuật truyền tải thông tin, “Chương trình truyền hình”đượcxem là
một tổng thể logic các chất liệu chứa thông tin trên cơ sở những nguyên tắc phối hợp
nhất định để đạt được mục đích đưa ra được thông điệp cụ thể, rõ ràng khi xây dựng
chương trình. Trong cuốn“Sản xuất chương trình truyền hình” của TS.Trần Bảo

11


Khánh, khái niệm “chương trình truyền hình” được hiểu là “kết quả cuối cùng của
quá trình giao tiếp với công chúng” [17, tr.30]. Những thông tin mà nó cung cấp sẽ
góp phần làm sâu sắc thêm những tư tưởng, chủ đề và lâu dài sẽ hình thành thói
quen trong tư duy và hành động của người tiếp nhận. Cùng với sự phát triển của
công nghệ truyền hình, những yêu cầu thông tin từ xã hội, các dạng thức chương
trình ngày càng trở nên phong phú.
1.1.3.Bình luận:
Ngay từ nửa đầu thếkỷXIX , bình luận đã xu ất hiện trên báo chí châu Âu .
Ngay từ khi mới ra đời , bình luận đã được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt . Xã
hôịcàng hiện đại thì bình luận ngày càng trở thành thể lọa i có ý nghĩa trong việc cắt
nghia, ̃ lý giải thông tin cho công chúng , bình luận xuất hiện thường xuyên và trang

trongc nhất trên tất cảcác loaịhinh̀ báo chí. Thành tựu nghiên cứu b áo chí chỉ ra rằng
binh̀ luậ n làmôṭthểloa ị trong nhóm thểloaịChinh́ luâṇ báo chi ,́ vì vậy nó mang đầy
đủđăcc trưng của thểloaịnày .Cùng với sự phát triển của thể loại này, có rất nhiều
quan điểm về bình luận. Trong cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của Khoa Báo
chí, trường đại học Các Mác – Lê nin (Cộng hòa dân chủ Đức cũ) đưa ra khái niệm
như sau: “Bình luận nhằm trình bày những vấn đề thời sự và nhằm thuyết phục bạn
đọc rằng quan điểm này là đúng đắn”. Hội nhà báo Việt Nam trong cuốn “Nghề
nghiệp và công việc của nhà báo” xuất bản năm 1992 lại cho rằng: “Bình luận là sự
giải thích, cắt nghĩa một vấn đề, sự kiện, hiện tượng, quá trình trong đời sống kinh
tế, chính trị và đời sống văn hóa”. Tác giả Trần Thế Phiệt trong cuốn “Tác phẩm
báo chí”(tập III)cho rằng “Bình luận với ý nghĩa một phương pháp là cách đánh
giá và bàn luận một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận
thức đầy đủ, sâu sắc về vấn đề đó và những điều do vấn đề đó gợi ra”.v.v…Đại từ
điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, định nghĩa bình luận là "Bàn và nhận
xét, đánh giá về vấn đề gì đấy".
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, bình luận là "phân tích, nhận định, đánh giá
một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục...) trên báo đài, vô tuyến truyền
hình để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người đọc, người nghe. Bình luận chủ

12


yếu là vận dụng trí tuệ và tư duy lôgic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí
của báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng khác khi thực hiện chức
năng thông tin tuyên truyền". Trong định nghĩa này, bình luận được xếp vào mảng
nội dung thông tin và được giải thích như một thể loại dành riêng và thuộc về báo
chí. Đây là định nghĩa khá đầy đủ và gần với định nghĩa thể loại.
Tương tự trong tiếng Anh có nhiều từ được dùng gần với nghĩa bình luận,
đó là critic với nghĩa "phê bình, quan sát, nhận xét, bình luận"; analysis với nghĩa
phân tích nhận định; hay point of view, opinion với nghĩa "quan điểm"...Các tên gọi

khác nhau này cũng sử dụng rải rác trên các tài liệu tiếng Anh vốn rất ít bàn đến thể
loại và được dùng như tên các chuyên mục bình luận trên báo.Nhưng phổ biến và
chính xác nhất để chỉ bình luận và thể loại bình luận là commentary nghĩa là "chú
giải, giải thích nhận xét, bình luận, tác phẩm bình luận" và commentator, nghĩa là
"nhà bình luận, bình luận viên". Tuy nhiên rất có thể do đặc thù của báo chí
phương Tây về phương diện lý luận thể loại mà người ta coi commentary vừa là
bình luận, vừa là tường thuật và commentator vừa là nhà bình luận vừa là nhà
tường thuật. Điều này có lẽ đúng với các chương trình tường thuật bóng đá mà ở
đó người ta vừa tường thuật, vừa bình luận.Căn cứ trên phương diện gốc của từ
"comment" trong tiếng Anh, có thể hiểu bình luận với nghĩa đúng của nó là
commentary. Tên gọi này cũng được thông dụng trong một số văn bản, tài liệu
bằng tiếng Việt và trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Từ các định nghĩa trên có thể nhận thấy, bình luận được hiểu như là những
đánh giá, phân tích, nhận xét bàn bạc về một vấn đề gì đó. Bình luận theo nghĩa
thông thường và đơn giản nhất còn được hiểu là ý kiến, quan điểm của một người
về một vấn đề nào đó. Nhưng để hiểu về bình luận một cách đầy đủ, phải luôn gắn
với sự lập luận, đánh giá trên cơ sở những lý lẽ, căn cứ lôgic, thuyết phục chứ
không phải chỉ mang tính cảm tính đơn thuần.
1.1.4 Bình luận trên truyền hình:
Từ những cách xem xét binh̀ luâṇ trên đây, dưới góc đô lc àmôṭthểloaịbáo chi,́

13


PGS.TS. Nguyễn Ngọc Oanh trong cuốn “Chính luận truyền hình – lý thuyết và kỹ
năng sáng tạo tác phẩm” đã đưa ra môṭquan niêṃ chung la:̀“Bình luận vừa là phương
pháp thể hiện các tác phẩm báo chí thuộc các thể loại khác vừa là một thể loại báo
chí đôcc̣ lâpc̣ và hoàn chỉnh. Nó cung cấp cho công chú ng thông tin vềsư c̣kiêṇ, vấn
đềnảy sinh trong cuôcc̣ sống kèm theo các lýgiải, phân tić h, đánh giá, nhâṇ đinḥ vềsư
c̣kiêṇ, vấn đềđótheo môṭ quan niêṃ nhất đinḥ. Quan niêṃ đóphu c̣thuôcc̣ vào ýthức chiń h

tri, c̣ xã hội, trình độ nhận thức và khả năng truyền đaṭ của biǹ h luâṇ viênthông qua
lýlẽvà lâpc̣ luận của bình luận viên, đồng thời nócũng phu tc̣ huôcc̣ và ýthức hê cc̣ hiń h tri
c̣và tôn chỉ mục đích của tờ báo, Đài phát thanh, Đài truyền hiǹ h, của tổ chức chính trị
xã hội, kinh tếmà nóphucc̣ vu”c̣.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Oanh tiếp tục đưa ra nhận định “Dù cho các tác
phẩm bình luận có nằm ở dạng nào thì cũng phải đảm bảo hai yếu tố là bình và
luận. Trong đó bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của sự kiện, vấn đề, đánh
giá nó ở cả mặt nội dung và ý nghĩa. Còn luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, nêu lên
những tác dụng của nó trong thực tiễn và lý luận”.
Trên thực tế hiện nay, truyền hình sử dụng rất nhiều hình thức bình luận và
phạm vi nghiên cứu của mỗi bài bình luận cũng rất đa dạng. Có những bài bình luận
chỉ dừng lại ở mức xem xét một sự kiện nhỏ riêng lẻ nào đó trong đời sống xã hội
như việc đánh giá hành vi của một cá nhân nào đó là tốt hay không tốt. Cũng có khi
chương trình truyền hình sử dụng bình luận để đánh giá, bàn luận về một sự kiện đã
được thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những người làm
chương trình trình bày tỏ quan điểm về sự kiện đó hoặc từ sự kiện đó mà liên hệ đến
những sự kiện hay vấn đề khác.
Trong cuốn "Lý thuyết và thực hành báo chí Xô viết", GS. E.P. Prôkharốp có
viết: "Giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng quan của đời sống xã hội từ những
tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện thể loại
bình luận. Một bài bình luận không chỉ đừng lại ở bàn luận, đánh giá một sự kiện
của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ, tác giả phải hình thành được bức
tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại. Mặt khác trên cơ sở đó phải giúp cho

14


công chúng nhận thức đầy đủ chính xác về nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại,
biết cách đánh giá thực tế khác quan, hiểu được vị trí của mình để có hành động
cần thiết vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn” [15, tr.89].

Từ những nhận định trên có thể thấy, một bài bình luận không chỉ dừng lại ở
bàn luận đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ, tác
giả phải hình thành một bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại. Nhưng mặt
khác, người viết bình luận đương nhiên không nên thực hiện bằng cách liệt kê để
tìm ra tổng số sự kiện như một phép cộng, mà phải sử dụng những tư liệu có chọn
lọc và lí lẽ chắc chắn để thuyết phục người đọc.
Đối tượng bình luận truyền hình cũng như của các thể loại khác có thể là
toàn bộ sự kiện, hiện tượng, quá trình... của đời sống xã hội đương thời. Việc lựa
chọn các sự việc trong các tác phẩm, văn kiện hoặc những vấn đề hàng ngày có ý
nghĩa xã hội là để tái tạo một bức tranh toàn cảnh hoặc một lĩnh vực nào đó của đời
sống xã hội. Phân tích những sự kiện đã được công bố trên phương tiện thông tin
đại chúng để làm bằng chứng cho lời bình của chương trình, tạo nên cơ sở, làm chỗ
dựa cho các luận điểm. Những sự kiện đó có thể là tư liệu đã được công bố trong
các chương trình tường thuật, chương trình thời sự..., nghĩa là bình luận truyền hình
có thể sử dụng bất cứ tình tiết sự kiện nào có liên quan đến đề tài, có thể phục vụ
cho việc làm sáng tỏ các luận điểm. Tuy nhiên không phải chương trình bình luận
nào trên truyền hình cũng nói về tất cả các lĩnh vực. Mỗi chương trình bình luận đều
có một chủ đề nhất định.Bình luận truyền hình không giới hạn phạm vi đề tài,
nhưng đề tài đó phải được lựa chọn cẩn thận để đáp ứng được yêu cầu thời sự của
báo chí.
1.1.5. Bản sắc
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “bản sắc”. Theo nhiều nhà
nghiên cứu, xét một cách nguyên bản có nghĩa là cơ bản, bản chất; sắc là màu sắc,
sắc thái. Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện
tượng, nó chính là cơ sở để phân biệt sự việc hiện tượng đó với những sự vật

15


hiện tượng khác loại và cùng loại. Như vậy, “bản sắc” của chuyên mục “BL-PP”

phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất để nhận diện, phân biệt chuyên
mục này với các chuyên mục khác cùng thể loại.
Cụ thể, luận văn sẽ chỉ ra “bản sắc” của của chuyên mục “BL-PP”đó là
những nét riêng biệt, đặc sắc, không chương trình nào có trong khai thác nội dung
(lấy thông tin từ báo giấy – báo Nhân dân) và hình thức thể hiện (Không sản xuất
tiền kỳ như các chương trình truyền hình khác). Có nhiều tiêu chí để đánh gia “bản
sắc” của chuyên mục như: tiêu chí cơ bản; tiêu chí đánh giá dựa trên các mục tiêu;
đánh giá dựa trên hình thức, nội dung.v.v.
1.2.Đặc điểm và các yếu tố của bình luận truyền hình
1.2.1. Đặc điểm của bình luận truyền hình:
Đặc điểm thứ nhất:Theo sát sư kc iêṇ , vấn đề thời sư cc ủa mỗi sư kc iêṇ , hiêṇ
tươngc xảy ra , mặc dù bình luận luôn xuất hiện sau tin tức, sau phóng sư nc hưng
không vìthếmànó mất đi tính thời sự ; tác phẩm bình luận nhờ vậy mà có thời gian để
nhìn nhận sự việc , vấn đềmôṭcách toàn diêṇ hơn , đăṭnótrong các mối quan hê c

phức tapc đểlýgiải nguyên nhân phát sinh vấn đềvàphát hiêṇ bản chất , nhâṇ đinḥ
chiều hướng vâṇ đôngc của vấn đềđó.
Đặc điểm thứ hai: Bình luận truyền hình không xem xét và đánh giá các sự
kiện, hiện tượng riêng lẻ một cách độc lập như viết tường thuật hay viết tin, mà xem
xét các sự kiện riêng lẻ đó trong mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn
mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung.Vì vậy khi lựa chọn tư liệu cho
một chương trình bình luận, tác giả phải cố gắng khám phá mối liên hệ và phụ thuộc
lẫn nhau của chúng, nhấn mạnh ý nghĩa các mối quan hệ đó, những hiện tượng cụ
thể của đời sống và tính hệ thống của nó.
Trong chương trình bình luận, sự kiện phải được thể hiện như một trong
những yếu tố của tính quy luật, mang đến cho công chúng những ấn tượng mới mẻ.
Yếu tố đầu tiên để tạo nên nội dung bài bình luận chính là các sự kiện. Người bình
luận phải phân tích, đánh giá trực tiếp các sự kiện để làm cơ sở cho toàn bộ chương



×