Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại công ty bảo hiểm pjico

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.08 KB, 76 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3



Nghị định

4

NLĐ

Người lao động



5

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

6



Quyết định

7

SDLĐ

Sử dụng lao động

8

BNN

Bệnh nghề nghiệp

9

TNLĐ

Tai nạn lao động


10

TG

Tuyên giáo

11

KHTC

Kế hoạch tài chính

12

KT

Khen thưởng

13

CS

Chính sách

14

UBND

Ủy ban nhân dân


15

VN

Việt nam


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM................3
1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM (BHXH
VIỆT NAM):.................................................................................................3
1.1.Đặc điểm tình hình của BHXH Việt Nam...........................................3
1.1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam:...3
1.1.2.Chức năng,nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Việt
Nam:.......................................................................................................4
1.1.2.1.Vị trí và chức năng của BHXH Việt Nam:.............................4
1.1.2.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam:......................4
1.1.2.3.Hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam:................................9
1.1.3.Đội ngũ cán bộ,công chức,viên chức và lao động của BHXH Việt
Nam:.....................................................................................................10
1.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật:...............................................................11
1.2.Những thuận lợi và khó khăn cơ bản:................................................11
1.2.1.Những thuận lợi cơ bản:..............................................................11
1.2.2.Những khó khăn vướng mắc:......................................................12
2.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH VIỆT NAM..................13
2.1.Công tác tuyên truyền,thông tin,phổ biến chính sách,pháp luật BHXH
..................................................................................................................13

2.2.Tình hình tham gia BHXH:................................................................13
2.2.1.Những kết quả đã đạt được:.........................................................14
2.2.2.Một số tồn tại, hạn chế:...............................................................15
2.3.Công tác cấp sổ BHXH:.....................................................................16
2.3.1.Những kết quả đã đạt được:.........................................................16
2.3.2.Tồn tại,hạn chế:...........................................................................16
2.4.Tình hình thu,nộp BHXH..................................................................16
2.4.1.Những kết quả đã đạt được:.........................................................17
2.4.2.Những tồn tại,hạn chế:.................................................................18


2.5.Cơng tác xét duyệt hồ sơ,giải quyết chính sách,chế độ đối với người
lao động....................................................................................................18
2.6.Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động....................20
2.6.1.Những kết quả đã đạt được:.........................................................20
2.6.2.Tồn tại,hạn chế của công tác chi trả BHXH:...............................22
2.7.Công tác quản lý,sử dụng và đầu tư quỹ BHXH...............................22
2.7.1.Kết quả đã đạt được của công tác quản lý,sử dụng và đầu tư tăng
trưởng quỹ BHXH................................................................................23
2.7.2.Những hạn chế,vướng mắc:.........................................................23
2.8.Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH:.........................................24
2.9.Cơng tác thanh tra,kiểm tra tình hình thực hiện chính sách,chế độ
BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH:.............24
2.9.1.Kết quả đạt được:.........................................................................24
2.5.2.Một số hạn chế trong công tác kiểm tra:.....................................25
2.10.Công tác giải quyết khiếu bại,tố cáo về BHXH:..............................25
2.10.1.Kết quả đạt được:.......................................................................26
2.10.2.Những tồn tại,hạn chế công tác giải quyết khiếu bại,tố cáo về
BHXH:..................................................................................................26
3.MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG

TÁC BHXH TẠI BHXH VIỆT NAM........................................................27
3.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện cơng tác BHXH tại BHXH
Việt Nam .................................................................................................27
3.1.1.Những mặt đã đạt được:..............................................................27
3.1.2.Những mặt còn hạn chế,vướng mắc:...........................................28
3.2.Một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác BHXH tại BHXH Việt Nam:
.....................................................................................................................................29
PHẦN 2:CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẲM HỒN
THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI VIỆT NAM”...............................................................................................30

CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI....................................................30
1.1.BHXH và vai trò của BHXH.............................................................30
1.1.1.Sự ra đời của BHXH:..................................................................30


1.1.2.Khái niệm BHXH:.......................................................................31
1.1.3.Vai trò của BHXH:......................................................................32
1.1.3.1.Đối với người lao động(NLĐ):.............................................33
1.1.3.2. Đối với tổ chức sử dụng lao động:.......................................33
1.1.3.3. Đối với xã hội:.....................................................................33
1.2.Những vấn đề cơ bản về thu và quản lý thu.......................................34
1.2.1.Một số khái niệm cơ bản:............................................................34
1.2.1.1.Khái niệm thu BHXH:..........................................................34
1.2.1.2.Khái niệm quản lý thu BHXH:.............................................34
1.2.2.Vai trò của quản lý đối với hoạt động thu BHXH.......................35
1.2.2.1. Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH:...................35
1.2.2.2.Đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả:
...........................................................................................................35

1.2.2.3.Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH:.............................36
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM........................37
2.1.Quy trình quản lý thu BHXH.............................................................37
2.2.Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Việt Nam..........39
2.2.1.Thực trạng công tác lập kế hoạch thu và giao kế hoạch thu
BHXH tại BHXH Việt Nam.................................................................39
2.2.2.Thực trạng cơng tác thu BHXH tại BHXH Việt Nam................44
2.2.2.1.Tình hình thực hiện cơng tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH...............................................................................................44
2.2.2.2.Thực trạng công tác quản lý quỹ tiền lương,tiền công làm căn
cứ đóng BHXH.................................................................................49
2.2.3.Thực trạng cơng tác báo cáo thu BHXH của BHXH Việt Nam..51
2.2.3.1.Tình hình cấp và quản lý sổ BHXH......................................51
2.2.3.2.Tình hình nợ đọng BHXH hiện nay......................................52
2.2.4.Thực trạng cơng tác thẩm định thu BHXH tại BXHH Việt Nam54
2.4.Đánh giá công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Việt Nam:............55
2.4.1.Thành tựu đã đạt được của công tác quản lý thu BHXH:...........55
2.4.2. Những tồn tại,hạn chế:................................................................57


CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN
THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH VIỆT NAM
.....................................................................................................................59
3.1. Định hướng về công tác quản lý thu BHXH trong thời gian tới.......59
3.2. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXH Việt
Nam..........................................................................................................60
3.2.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ:.....................................................60
3.2.2 Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam............................................60
3.2.3 Kiến nghị đối với các cấp tỉnh,thành phố....................................61

3.3. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXH tại BHXH
Việt Nam..................................................................................................62
3.3.1.Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác lập kế hoạch thu và giao kế
hoạch thu BHXH tại BHXH Việt Nam................................................62
3.3.2.Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thu BHXH tại BHXH Việt
Nam......................................................................................................63
3.3.2.Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác báo cáo thu BHXH tại
BHXH Việt Nam..................................................................................64
3.3.2.1.Các biện pháp nhằm nâng cao công tác cấp sổ,thẻ BHXH...64
3.3.2.2..Các giải pháp nhằm xử lý nợ đọng BHXH..........................65
3.3.3.Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định thu BHXH tại
BHXH Việt Nam..................................................................................67
KẾT LUẬN................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................70


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:Số đối tượng tham gia tham gia BHXH năm 2009-2010...........14
Bảng 2.2:Số thu BHXH được giao và số thu BHXH thực tế năm 2010.....17
Bảng 2.3:Công tác giải quyết chính sách,chế độ cho người lao động năm
2009-2010....................................................................................................19
Bảng 2.4:Tình hình chi trả các chế độ BHXH cho người lao động năm
2009-2010....................................................................................................20
Bảng 2.5:Tình hình đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH giai đoạn 2008-2010..23
Bảng 2.6: Công tác thanh tra,kiểm tra từ năm 2009-2010..........................24
Bảng 2.1: Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 2001-2010................40
Bảng 2.2:Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH năm 2006-2010..............42
Bảng 2.3: Số người tham gia BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010.....45
Bảng 2.4: Tỷ trọng lao động tham gia BHXH so với tổng số lao động tham
gia hoạt động kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010..........................48

Bảng 2.5:Tỷ lệ trích đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao
động Việt Nam............................................................................................50
Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng BHXH Việt Nam giai đoạn 2001-2010........52
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống BHXH Việt Nam......................................9
Sơ đồ 2 : Quy trình quản lý thu BHXH ở Việt Nam..................................37


LỜI MỞ ĐẦU

Bảo hiểm xã hội (BHXH) được ra đời từ lâu và đã thực hiện được
vai trò to lớn của mình trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước. Ngày
nay, BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được các nước
chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình và pháp
luật hóa trong hệ thống pháp luật của nhà nước.
Ở Việt Nam, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp
phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững.
Hoạt động sự nghiệp BHXH bao gồm ba nội dung chủ yếu là: thu
BHXH, chi BHXH, quỹ BHXH.Trong ba nội dung thì thu BHXH là nội
dung quan trọng nhất, Bời vì cơng tác quản lý thu BHXH quyết định đến sự
hình thành, sử dụng, quản lý quỹ BHXH. Từ đó, đảm bảo quyền lợi thụ
hưởng của người lao động, đáp ứng các nguồn cơ bản của hoạt động quản
lý BHXH. Thế nhưng hiện nay có một thực tế cấp thiết đang đặt ra đó là
tình trạng chiếm dụng, nợ đóng quỹ BHXH của các đơn vị sử dụng lao
động diễn ra rất phổ biến trong cả nước.Đặc biệt theo dự báo của các
chuyên gia thì đến năm 2020 quỹ BHXH sẽ bị mất cân đối và có nguy cơ
vỡ quỹ. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải tiến hành các giải pháp để công tác
quản lý thu BHXH đạt hiệu quả, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.
Là một sinh viên Khoa Bảo hiểm - trường Đại học Lao động xã hội
và dựa trên những kiến thức về BHXH đã tiếp thu được trong quá trình học

tập tại trường nên em đã chọn thực tập tại BHXH Việt Nam. Sau một thời
gian thực tập tại đây đã giúp em có cái nhìn sâu sát hơn trong cơng việc
thực tế của ngành BHXH. Do được sự hướng dẫn và thực hành các công
việc trong nghiệp vụ quản lý thu BHXH và nhận thức được tầm quan trọng
của công tác quản lý thu nên em đã chọn cho mình đề tài “Công tác quản
lý thu BHXH tại BHXH Việt Nam và một số giải pháp, khuyến nghị”.
Mục đích để nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện
chính sách Bảo hiểm xã hội nói chung và cơng tác quản lý thu nói riêng tại
BHXH Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện
chính sách Bảo hiểm xã hội, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu

1


BHXH, góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động ngày một đầy đủ
hơn.
Chuyên đề của em ngoài lời mở đầu và kết luận thì gồm những nội
dung chính sau:
Phần 1: Những vấn đề chung về tình hình thực hiện BHXH tại
BHXH Việt Nam
Phần 2: Chuyên đề: “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý thu BHXH tại BHXH Việt Nam”
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của giáo viên hướng
dẫn:Ths.Mai Thị Hường cũng như sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các
bác, các cô, các chú và các anh các chị tại cơ quan đã giúp em hoàn thành
chuyên đề này.Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô để bài viết của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



PHẦN 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI VIỆT NAM
1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(BHXH VIỆT NAM):
1.1.Đặc điểm tình hình của BHXH Việt Nam
1.1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam:
BHXH được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều
lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985 và 1995.
Năm 1961, một Nghị định của Chính phủ được ban hành để cung
cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ, viên chức làm việc
trong ngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ.
Hệ thống này chịu trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 - 700.000
người trên tổng số dân là 17 triệu
Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong
cả nước. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử
tuất,cùng với các chế độ ốm đau,thai sản và tai nạn lao động,bệnh nghề
nghiệp do cơ quan,đơn vị và doanh nghiệp đóng góp.
Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử
tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc), Tổng
Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả
trợ cấp ngắn hạn
Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP của Chính
phủ thành lập hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ
chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT và quản lý quỹ
BHXH.
Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐTTg

chuyển hệ thống BHYT trực thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam và ngày
06/12, Chính phủ ra Nghị định 100/NĐCP quyết định chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam (bao gồm cả BHYT).

3


15 năm qua,BHXH Việt Nam đã mang hết sức mình phục vụ cho đối
tượng tham gia và đã đạt được những kết quả quan trọng,xứng đáng là
điểm tựa của người lao động và mọi người dân
1.1.2.Chức năng,nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH
Việt Nam:
Căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 6 và Điều 7, Nghị định Số:
94/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam’’
1.1.2.1.Vị trí và chức năng của BHXH Việt Nam:
Điều 1:Vị trí và chức năng:
1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức
năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ
chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp
(sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y
tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp
luật.
2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo
hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế.
1.1.2.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam:

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm
Xã hội Việt Nam; kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về hoạt động của
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam thông qua; tổ chức thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau
khi được phê duyệt.

4


3. Trách nhiệm và quan hệ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đối với
các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế
độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
a) Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, sửa
đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội; kiến nghị thanh tra,
kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách
bảo hiểm xã hội; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã
hội.
b) Đối với Bộ Y tế:
- Đề xuất với Bộ Y tế xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách
về bảo hiểm y tế; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong

việc thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Tham gia với Bộ Y tế trong việc xác định mức đóng, phạm vi
quyền lợi của người khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế
chi trả chi phí khám, chữa bệnh;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các
quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Y tế về
tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi và
quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm y tế.
c) Đối với Bộ Tài chính:
- Đề xuất với Bộ Tài chính xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài
chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cơ chế tài chính áp
dụng đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện
các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế;
5


- Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Tài
chính về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế.
4. Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ
thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; ban
hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam.
5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các
chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tổ chức
khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
6. Ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và tổ chức
việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia
bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy
định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước
chuyển sang để chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật.
8. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khỏe
sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức chi trả lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp
dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất; chi phí khám, chữa bệnh
đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn.
10. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất
nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người
được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

6


11. Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao
gồm: quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm
đau, thai sản; quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc; quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện theo nguyên tắc

tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định
của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
thành phần theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở
khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám
sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người bệnh có
thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng; giới thiệu người lao động đi giám
định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo
quy định của pháp luật.
13. Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ,
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn.
14. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Bảo hiểm
Xã hội Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Ban Cơ yếu Chính phủ; phối hợp với
Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Ban Cơ yếu Chính phủ
quản lý việc thực hiện cơng tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong Bộ
Quốc phòng, Bộ Cơng an, Ban Cơ yếu Chính phủ.
15. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở
khám, chữa bệnh; từ chối việc đóng và yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.
16. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện các
chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo
quy định của pháp luật.
18. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc; quyết định phân bổ chỉ tiêu
biên chế cho các đơn vị trực thuộc trong tổng biên chế được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giao; tuyển dụng cơng chức, viên chức và quản lý tổ


7


chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của
pháp luật.
19. Quản lý tài chính, tài sản của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt
Nam và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
20. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính
của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình, kế
hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
21. Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
22. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ
thông tin trong thống kê và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
23. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế.
24. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt
Nam về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hàng năm, báo
cáo Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế.
25. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được
hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi
người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức cơng đồn u cầu.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
26. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương, với các bên tham gia

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc
thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp
luật.
27. Phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
8


28. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao
1.1.2.3.Hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam:
Điều 6. Hệ thống tổ chức
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống
dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở Trung ương là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm Xã hội tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội
tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm Xã hội
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm
Xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội tỉnh.
100

80 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG BHXH VIỆT NAM
SƠ ĐỒ
60
40
100


TỔNG
GIÁM ĐỐC

20
80
0
60
40

1st
Qtr

2nd
Qtr

3rd
Qtr

4th
Qtr

1st
Qtr

2nd
Qtr

3rd
Qtr


4th
Qtr

20
0

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

Ban
thu

Ban
chi

Ban
cấp
sổ
thẻ

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

Ban
TG

Ban
Hợp
tác

quốc
tế

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

Ban
kiểm
tra

Ban
KH
TC

9

Ban
tổ
chức
cán
bộ

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

Ban
thi
đua
KT


Ban
thực
hiện
CS
BHX
H

Ban
thực
hiện
CS
BHY
T

VP


1.1.3.Đội ngũ cán bộ,công chức,viên chức và lao động của BHXH
Việt Nam:
Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ở Trung
ương
1. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
3. Ban Thu.
4. Ban Chi.
5. Ban Cấp sổ, thẻ.
6. Ban Tuyên truyền.
7. Ban Hợp tác quốc tế.
8. Ban Kiểm tra.
9. Ban Thi đua - Khen thưởng.

10. Ban Kế hoạch - Tài chính.
11. Ban Tổ chức cán bộ.
12. Văn phòng.
13. Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.
14. Trung tâm Thông tin.
15. Trung tâm Lưu trữ.
16. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
17. Báo Bảo hiểm Xã hội.
18. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này là các tổ
chức giúp việc Tổng Giám đốc, các tổ chức quy định từ khoản 13 đến
khoản 18 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc (trừ Ban Hợp tác quốc tế, Ban
Thi đua - Khen thưởng) được thành lập phòng trực thuộc. Tổng Giám đốc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế và bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ quản lý của các tổ chức giúp việc
10


Tổng Giám đốc. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức này
không quá 03 người.
Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức, biên chế và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp này
không quá 03 người.
Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng các phịng trực thuộc
theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do
Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành.

1.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật:
- BHXH Việt Nam có trụ sở riêng được đặt tại trung tâm thành phố
Hà Nội tại số 07 đường Tràng Thi,quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội
cùng với tịa nhà 05 tầng khá khang trang, phòng làm việc rộng rãi, các
trang thiết bị phục vụ cho công việc khá đầy đủ.
- Mỗi cán bộ, nhân viên đều được trang bị máy vi tính và những thiết
bị, cơng cụ làm việc riêng, ngồi ra cịn có máy in, máy photo,máy điều
hồ nhiệt độ,quạt gió,máy vi tính có nối mạng internet cùng với một thư
viện và một trang website riêng tại địa chỉ:www.baohiemxahoi.gov.vn
thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về BHXH Việt Nam rất
thuận tiện cho việc tìm kiếm tài liệu,thơng tin văn bản pháp luật phục vụ
cho công việc một cách đầy đủ kịp thời
- Bên cạnh đó,đơn vị cịn có sân cầu lơng và bàn bóng bàn phục vụ
nhu cầu thể dục thể thao,nâng cao sức khoẻ của cán bộ viên chức trong đơn
vị.
1.2.Những thuận lợi và khó khăn cơ bản:
1.2.1.Những thuận lợi cơ bản:
- Thuận lợi là nền kinh tế đã hồi phục, tăng trưởng trở lại sau suy
thoái, tạo nền tảng cho sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như tạo
việc làm cho người lao động(NLĐ).
- Công tác BHXH,BHYT luôn được Đảng,Nhà nước quan tâm,thể
hiện bằng các Chỉ thị,Nghị định,Nghị quyết và luật rõ ràng,cụ thể vừa
11


mang tính chiến lược lâu dài vừa mang tính cụ thể trong từng giai đoạn
phát triển của xã hội.
- Trên cơ sở các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT, các quy
trình nghiệp vụ của BHXH Việt Nam tiếp tục được bổ sung, sửa đổi phù
hợp, theo hướng đơn giản, rõ ràng, tạo thuận lợi cho người lao động và

nhân dân.Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức các đơn vị
trong BHXH Việt Nam tiếp tục được củng cố, tăng cường cả về số lượng
và chất lượng. Đặc biệt, đây cũng là năm mà các nội dung của Luật BHXH
và Luật BHYT được tổ chức thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện nhất nên
khối lượng công việc mà BHXH Việt Nam phải thực hiện tăng rất lớn
(khoảng 50% so với năm 2009)…
- Tập thể cán bộ cơng chức tồn đơn vị đồn kết, nhiệt tình với công
việc, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý về cơ bản đáp ứng tốt nhiệm
vụ được giao
- Tính đến năm 2010, là năm thứ 4 Luật BHXH được thực hiện,năm
thứ 2 thực hiện Luật BHYT, vì vậy nhận thức của đơn vị sử dụng lao động
cũng như người lao động về quyền và nghĩa vụ thực hiện chính sách
BHXH, BHYT được nâng cao.
- Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị khá đầy đủ tạo tâm lí
thoải mái cho mọi người làm việc.
1.2.2.Những khó khăn vướng mắc:
-Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, tình hình kinh tế đất nước
cũng cịn khơng ít khó khăn; lại thêm việc phải gánh chịu hậu quả nặng nề
của thiên tai, lũ lụt bất thường tại các tỉnh miền Trung… nên việc thực hiện
chế độ chính sách BHXH, BHYT cho NLĐ tại nhiều địa phương, nhiều
đơn vị sử dụng lao động(SDLĐ) cũng bị ảnh hưởng.
-Bên cạnh đó, một số văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH,
BHYT ban hành cịn chậm, chưa thật rõ ràng… gây khó khăn cho việc triển
khai thực hiện của cơ quan BHXH cũng như các đơn vị SDLĐ.
-Khối lượng công việc của đơn vị nói chung tăng cao hơn nhiều, đặc
biệt là chỉ tiêu thu..., trong khi biên chế không tăng, tiền lương, thu nhập
của cán bộ, công chức, viên chức chưa tương xứng…

12



2.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH VIỆT NAM
2.1.Cơng tác tun truyền,thơng tin,phổ biến chính sách,pháp luật
BHXH
Nhận thức rõ vai trị và tầm quan trọng của cơng tác thơng tin tuyên
truyền đối với việc đưa chính sách,pháp luật BHXH vào thực tiễn cuộc
sống và vai trị quyết định của nó đối với sự thành công của công tác
BHXH
Năm 2010, BHXH Việt Nam đã tập trung vào đổi mới nội dung và
hình thức tun truyền, nâng cao nhận thức của tồn xã hội trong việc thực
hiện Luật BHXH, BHYT. Đa dạng hóa các hình thức tun truyền, cổ động
để phù hợp với từng đối tượng, thiết thực góp phần giải quyết ngày càng tốt
hơn tình trạng nợ đọng, trốn BHXH ở các địa phương, đơn vị; thường
xuyên cập nhật thông tin về chính sách BHXH, BHYT để kịp thời tuyên
truyền, giải thích những vướng mắc của người dân và doanh nghiệp.Bên
cạnh đó kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều cố
gắng trong việc triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nêu lên
những cách làm mới, sáng tạo đưa lại hiệu quả cao trong công tác chủ yếu
của Ngành: phát triển đối tượng, thực hiện nhiệm vụ thu – chi và giải quyết
tốt chế độ, chính sách đối với người tham gia BHXH, BHYT ở mỗi địa
phương, đơn vị trên cơ sở đó giúp nhân dân ngày càng hiểu rõ chế độ,
chính sách BHXH, BHYT từ đó tự giác, tích cực tham gia ngày càng đông
đảo hơn.
BHXH Việt Nam đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài
truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các Bộ, Ngành liên quan….
thực hiện một số phóng sự truyền hình,mở chun mục phát thanh với
những nội dung về các chế độ chính sách BHXH để tuyên truyền tới mọi
tầng lớp nhân những nội dung cơ bản của chính sách BHXH.Bên cạnh đó
các cơ quan báo chí đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phanh
phui,đấu tranh phê phán những tiêu cực, tuyên truyền giải thích,hỗ trợ các

đơn vị BHXH hồn thành tốt nhiệm vụ.
2.2.Tình hình tham gia BHXH:
Tham gia BHXH là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và
người sử dụng lao động,điều này đã được khẳng định trong tuyên ngôn về
nhân quyền của Liên hợp quốc(10/12/1948) ghi nhận.Vì vậy việc mở rộng
đối tượng tham gia BHXH có vai trị rất lớn đảm bảo quyền lợi của
13


NLĐ.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,trong những năm
qua,BHXH Việt Nam đã mở rộng đối tượng tham gia các loại hình
BHXH,BHYT và bảo hiểm thất nghiệp để tiến tới BHXH cho mọi người
lao động và BHYT toàn dân.
2.2.1.Những kết quả đã đạt được:
Bảng 2.1:Số đối tượng tham gia tham gia BHXH
năm 2009-2010
đơn vị tính:người

Chỉ tiêu

2009

2010

Tốc độ
tăng(%)

Số đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc


8.815.039

Số đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện

41.193

61.689

49,8

Số đối tượng tham gia
BH thất nghiệp

5.411.866

7.055.467

17,7

9.342.767

6

(Nguồn:BHXH Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên,ta thấy:
-Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
Từ năm 1995,thực hiện đổi mới trong hoạt động BHXH,phạm vi,số
lượng đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định của pháp luật đã
từng bước được mở rộng đến mọi người lao động trong các thành phần

kinh tế.
Năm 2009 số người tham gia BHXH bắt buộc đạt 8.815.039 người.
Tính đến năm 2010 cả nước có 9.342.767 người tham gia BHXH bắt buộc
tăng 6% so với năm 2009
- Về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện:
Năm 2006,Quốc hội đã ban hành Luật BHXH,quy định ngồi BHXH
bắt buộc có thêm BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
14



×