Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm bic hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.9 KB, 74 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô
TÔ............................................................................................................................. 2
1.1. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ô tô...................................2
1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ơ tơ................................................2
1.1.2. Vai trị của bảo hiểm vật chất xe ô tô.......................................................2
1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe ô tô...............................................2
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm..................................................................................2
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm....................................................................................2
1.2.2.1. Rủi ro được bảo hiểm........................................................................2
1.2.2.3. Rủi ro loại trừ....................................................................................2
1.2.3. Giá trị bảo hiểm,số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm..................................2
1.2.3.1. Giá trị bảo hiểm (GTBH) và Số tiền bảo hiểm (STBH)....................2
1.2.3.2. Phí bảo hiểm.....................................................................................2
1.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất...........................................................2
1.2.4.1. Quy trình xử lý tai nạn, giám định và xét bồi thường bảo hiểm thiệt
hại vật chất xe ô tô.........................................................................................2
1.2.4.2.Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm...................................................2
1.2.5. Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô.........................................................2
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe ô
tô............................................................................................................................ 2
1.3.1. Đứng trên góc độ kinh tế..........................................................................2
1.3.2. Đứng trên góc độ xã hội...........................................................................2
1.3.3. Hiệu quả kinh doanh theo khâu công việc...............................................2
1.3.3.1. Khâu khai thác..................................................................................2
1.3.3.2. Khâu giám định.................................................................................2


1.3.3.3. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất:..................................................2

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ VỀ BẢO HIỂM VẬT
CHẤT XE Ô TÔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO NGÂN.............................2
2.1.. Một số nét khái quát về công ty Bảo Ngân....................................................2
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của cơng ty bảo hiểm Bảo Ngân...................2
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty bảo hiểm Bảo Ngân............2
2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh của cơng ty bảo hiểm Bảo Ngân...................2
2.1.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty. 2
2.1.2.1. Công tác khai thác.............................................................................2
2.1.2.2.Công tác giám định bồi thường tổn thất.............................................2
2.1.2.3.Cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất...............................................2
2.1.3. Phân tích kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.........................2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ VÀ
HIỆU QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO NGÂN.....................................................................2
3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất ơ tơ tại cơng ty.................................................................................2
3.1.1.Thuận lợi...................................................................................................2
3.1.2 Khó khăn...................................................................................................2
3.2. . Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo

hiểm vật chất ô tô tại Công ty................................................................................2
3.2.1. Đối với công tác khai thác.......................................................................2
3.2.2. Đối với công tác giám định......................................................................2
3.2.3. Đối với công tác bồi thường....................................................................2
KẾT LUẬN..............................................................................................................2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................2

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013. . .2
Bảng 1.2: Biểu phí ngắn hạn theo quy định của Bộ Tài chính...................................2
Bảng 1.3: Biểu phí dài hạn theo quy định của Bộ Tài chính......................................2
Bảng 1.4: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
(chưa tính thuế VAT).................................................................................................2
Bảng 1.5: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ơ tơ khơng tính khấu hao thay mới (chưa
tính thuế VAT)..........................................................................................................2
Bảng 1.6: Mức miễn bồi thường và tỷ lệ giảm phí được Bảo Ngân áp dụng.............2
Bảng 2.1: Kết quả doanh thu và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của Bảo Ngân giai đoạn
2009-2013.................................................................................................................. 2
Bảng 2.2 Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô của Công ty giai
đoạn 2009-2013.........................................................................................................2
Bảng 2.3 Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô so với tổng doanh thu phí

của công ty.................................................................................................................2
Bảng 2.4 :Tình hình giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại
Công ty...................................................................................................................... 2
Bảng 2.5: Chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty giai đoạn
2009-2013.................................................................................................................. 2
Bảng 2.6 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô
tại Công ty giai đoạn 2009 – 2013.............................................................................2

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

TNGT

: Tai nạn giao thơng

ATGT

: An tồn giao thơng


STBH

: Số tiền bảo hiểm

GTBH

: Giá trị bảo hiểm

GĐBT

: Giám định bồi thường

ĐPHCTT

: Đề phòng hạn chế tổn thất

TLBH

: Trục lợi bảo hiểm

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ngành công nghiệp ô tô đang phát triển mạnh mẽ và vận tải bằng ơ
tơ đang là hình thức vận tải phổ biến và ngày càng phát triển. Nhiều loại ô tô đã ra
đời đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống và theo đó thì số lượng ơ tơ cũng tăng
lên nhanh chóng, , lượng xe ơtơ nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên một cách đáng
kể . Vận tải bằng ơ tơ có rất nhiều tiện ích nhưng bên cạnh đó cũng có khơng ít
nhược điểm rất nhức nhối. Đó là vấn đề ơ nhiễm mơi trường và tình trạng tai nạn
giao thơng ngày một trầm trọng. Ơ tô là nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn
và làm thiệt hại đến người và của thậm chí có những vụ mang tính chất thảm khốc
để lại nỗi đau tinh thần cho những người cịn sống. Khơng những thế, khi vận
hành xe ơ tơ bị gián đoạn cịn làm ngưng trệ quá trình sản xuất kinh doanh, thiệt
hại đến tài chính của các chủ xe gây khơng ít khó khăn cho họ. Từ thực tế trên,
nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô đã ra đời nhằm giúp các chủ xe nhanh chóng
ổn định sản xuất và bù đắp phần tài chính mà họ bị mất cho chiếc xe của mình. Kể
từ khi bắt đầu được triển khai cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô
luôn mang lại nguồn thu lớn cho ngành bảo hiểm nói chung và cơng ty bảo hiểm
Bảo Ngân nói riêng. Điều này cũng khẳng định phần nào sự tin cậy của các chủ xe
khi gửi gắm chiếc xe của mình cho nhà bảo hiểm.
Nhưng một thực tế hiện nay đó là số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe
còn tương đối thấp so với tổng lượng xe ơ tơ hiện đang lưu hành. Điều này có thể
là do: Các sản phẩm bảo hiểm còn xa lạ với người dân, do vấn đề thu nhập, do các
sản phẩm bảo hiểm vật chất xe chưa thực sự hấp dẫn, hoặc do hoạt động giám định
- bồi thường của các công ty bảo hiểm chưa đáp ứng được mong muốn của khách
hàng, gây mất lịng tin cho khách hàng…Vì vậy cần phải có những giải pháp hữu
hiệu để khai thác tối đa nghiệp vụ này - một nghiệp vụ bảo hiểm có tiềm năng rất
lớn ở nước ta hiện nay và trong tương lai
Với mục đích đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
ô tô, qua thời gian thực tập ở công ty bảo hiểm Bảo Ngân cộng thêm sự giúp đỡ


SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

1

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

nhiệt tình của các cán bộ phịng, sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô giáo em đã quyết
định chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô
tại Công ty bảo hiểm ngân hàng Công thương Việt Nam (Bảo Ngân)” làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô của
công ty bảo hiểm Bảo Ngân
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hố những vấn đề lý thuyết cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm vật
chất ơ tơ
- Phân tích một sơ thực trạng của nghiệp vụ tại công ty bảo hiểm Bảo Ngân
- Giới thiệu vài nét về công ty bảo hiểm boả Ngân
- Đề xuất một sô ý kiến nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô
tại Công ty Bảo hiểm Bảo Ngân trong thời gian tới
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng các phương pháp: lập bảng số liệu thống kê, biểu đồ, đồ thị,
hình vẽ, phương pháp phân tích và so sánh số liệu để phục vụ việc nghiên cứu,
- Nguồn số liệu được lấy chủ yếu từ các Báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt
Nam, Cục quản lý giám sát Bảo hiểm, báo cáo tìa chính và báo cáo thường niên

của Bảo Ngân.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề thực
tập được trình bày thành 03 chương như sau:
-

Chương I : Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm vật chất xe ơ tơ

-

Chương II

: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô

tô tại công ty bảo hiểm bảo ngân
-

Chương III

: Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả

của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo hiểm Bảo Ngân

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

2

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ
1.1. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ô tô
1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ô tô
Sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cơ giới một mặt đem lại cho con
người một hình thức vận chuyển thuận tiện, kịp thời, rẻ và đặc biệt phù hợp với
nhu cầu của đại đa số dân cư Việt Nam hiện nay. Nhưng chính do tính cơ động cao
nên nguy cơ gây ra rủi ro tai nạn của xe cơ giới là rất lớn.
Ngày nay xe ô tô ngày càng được sử dụng nhiều bởi những ưu thế so với các
phương tiện vận tải khác, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó cũng vẫn cịn tồn
tại những nhược điểm. Trong q trình hoạt động, xe ơ tơ có một số đặc điểm sau:
- Xe ơ tơ có tính động cơ cao, tính việt giã tốt và nó tham gia triệt để quá
trình vận chuyển nên xác suất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn so với các phương tiện
vận chuyển khác.
- Số lượng ô tô tham gia giao thơng ngày càng tăng lên đặc biệt ở các nước
có nền kinh tế đang phát triển, chậm phát triển
Vì vậy tai nạn giao thông xảy ra ngày càng tăng và mức độ thiệt hại ngày
càng nghiêm trọng
Những thiệt hại do ô tô gây ra trong quá trình vận chuyển không phải là nhỏ.
Phần lớn các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra đều có sự góp mặt của ô
tô,tai nạn giao thông đường bộ xuất hiện ở khắp mọi nơi không trừ một quốc gia
nào kể cả những nước có hệ thống hạ tầng giao thơng hiện đại như: Anh, Pháp,
Đức, Mỹ.

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh


3

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ ở Việt Nam
giai đoạn 2008 - 2013

Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Số vụ tai nạn giao

Số người chết

Số người bị thương

thông (vụ)
(người)
12.890
12.100

12.500
11.500
14.442
11.449
10.400
9.000
30.995
9.424
29.385
9.369
(Nguồn: Uỷ ban ATGT Quốc gia)

(người)
8.500
8.000
10.633
8.000
32.545
29.500

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra
29.385 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.369 người, bị thương 29.500
người. So với năm 2012 giảm 1.610 vụ (-5.19%), giảm 55 người chết (-0,58%),
giảm 3.045 người bị thương (-9,36%). Năm 2013, tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số
vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT, và là năm thứ hai số người chết
vì TNGT tiếp tục giảm xuống dưới 10.000 người. Đa phần các vụ tai nạn là do xe
máy (70%) và xe ô tô (28%).
Trong q trình hoạt động, xe ơ tơ có một số đặc điểm sau: có tính động cơ
cao, tính việt giã tốt và nó tham gia triệt để q trình vận chuyển; số lượng ô tô
tham gia giao thông ngày càng tăng lên đặc biệt là một nước đang phát triển như

Việt Nam, Xe ô tô tham gia giao thông phụ thuộc rất lớn vào thời tiết khí hậu, địa
hình, vào cơ sở hạ tầng giao thông của mỗi nước, vào ý thức chấp hành luật lệ giao
thông của mỗi người dân. Vì thế mà các chủ xe ln phải đối mặt với khơng ít
những nguy cơ rủi ro khác nhau trong quá trình vận chuyển như:
- Nguy cơ rủi ro về tài sản
- Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý
- Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

4

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

Những rủi ro trên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ xe, làm cho họ
mất mát về tài sản, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt là ảnh
hưởng lớn đến tài chính trong tương lai của họ.
Để đối phó với những tổn thất do các rủi ro trên gây ra, chủ xe có thể thực
hiện các biện pháp như: lập một quỹ dự phòng dùng vào việc khắc phục tổn thất
xảy ra cho xe ô tô, đi vay hoặc rút tiền gửi ngân hàng, mua bảo hiểm vật chất xe ô
tô. Trong số những biện pháp đó thì mua bảo hiểm có hiệu quả hơn hẳn bởi tính
chắc chắn và ổn định của nó.
Tai nạn giao thơng là vấn đề mang tính xã hội và chỉ có thể hạn chế một phần
nào đó mà khơng thể kiểm sốt một cách tuyệt đối được. Các nước đều phải đối
mặt với tình trạng tai nạn giao thông ngày càng tăng, phải đối mặt với những thiệt

hại không nhỏ về người và của mà chủ phương tiện gây ra. Tuy nhiên trên thực tế
có những chủ phương tiện lại trốn tránh khơng thực thi, có khi gây tai nạn rồi bỏ
trốn. Bởi thế việc giải quyết bồi thường trở nên khó khăn, lợi ích của người bị nạn
không được đảm bảo, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận xã hội.
Làm thế nào để sẵn sàng có nguồn tài chính cho việc giải quyết bồi thường
hậu quả các vụ tai nạn, bảo vệ quyền lợi của người bị hại? Đây là mối quan tâm
không chỉ của Nhà Nước mà còn của các chủ xe và bản thân người bị thiệt hại.
Nhiều biện pháp được áp dụng khi có tai nạn giao thơng xảy ra như chủ phương
tiện lập quỹ dự trữ, đi vay… nhưng các giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, thụ
động. Do vậy, các chủ phương tiện phải tìm kiếm các giải pháp hiệu quả hơn và
bảo hiểm chính là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý rủi ro do tai
nạn giao thông gây ra. Quỹ bảo hiểm được lập dựa trên sự đóng góp một khoản
tiền nhỏ của các chủ xe cho các công ty bảo hiểm để bồi thường những thiệt hại
khi phương tiện của họ hoạt động gây ra tai nạn. Xuất phát từ vấn đề đó, bảo hiểm
vật chất xe cơ giới đã ra đời đáp ứng kịp thời nhu cầu khách quan này của xã hội
và cũng là điều mong muốn của các chủ xe, chủ phương tiện.
Việc mua bảo hiểm chính là việc chủ xe chuyển giao rủi ro của họ cho doanh
nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho họ

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

5

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương


những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Xe ô tơ là loại tài sản có giá trị lớn trong
các phương tiện giao thông đường bộ bởi vậy thiệt hại đối với xe ô tô đôi khi cũng
gây ra gánh nặng vô cùng lớn cho các chủ xe đặc biệt đối với những xe dùng vào
việc kinh doanh. Tai nạn là rủi ro bất ngờ không thể biết trước lúc nào sẽ xảy ra,
do đó việc nộp phí bảo hiểm sẽ tạo ra thói quen đề phịng cho các chủ xe trước
những rủi ro đó. Do đó việc mua bảo hiểm vật chất xe ô tô đã trở nên hết sức cần
thiết đối với các chủ xe hiện nay. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới việc mua
bảo hiểm vật chất xe ô tô rất được người dân quan tâm tới bởi phương tiện đi lại
của họ chủ yếu là xe ô tô và các phương tiện công cộng.
1.1.2. Vai trị của bảo hiểm vật chất xe ơ tơ
Bảo hiểm vật chất ơ tơ có một số tác dụng tích cực sau:
*Đối với xã hội
- Góp phần xoa dịu bớt căng thẳng thường gặp giữa chủ xe với nạn nhân của
các vụ tai nạn. Từ đó làm giảm bớt những bất đồng và giải quyết nhanh chóng vụ
tai nạn
- Khi xảy ra tai nạn công ty bảo hiểm sẽ bồi thương tổn thất thuôc phạm vi
bảo hiểm, như vậy ngân sách nhà nước không phải chi ra để trợ cấp khi không
may họ gặp rủi ro giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước
- Phí bảo hiểm thu được là nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp
và đầu tư vào các lĩnh vực khác góp phần phát triển kinh tế đất nước
* Đối với chủ xe:
-Giúp các chủ xe nhanh chóng khắc phục được những khó khăn về mặt tài
chính đặc biệt đối với những chi phí vượt quá khả năng tài chính của họ, giúp các
chủ xe là các doanh nghiệp hạn chế ngắn nhất thời gian gián đoạn kinh doanh do
gặp rủi ro và khôi phục sản xuất kinh doanh sau khi tổn thất xảy ra đối với xe. Rủi
ro là điều không ai mong muốn nhưng cũng không ai lường trước được, có thể xảy
ra với bất cứ người nào, phương tiện nào ở trong bất cứ địa điểm hay thời gian
nào. Dù các chủ xe có đề cao cảnh giác hay chấp hành đúng luật thì cũng có những
trường hợp nằm ngồi tầm kiểm sốt của họ. Nếu như trước kia phương tiện tham


SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

6

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

gia giao thông đường bộ xe máy chiếm tỷ lệ lớn thì thời gian gần đây, số lượng xe
ơ tơ tăng lên rất nhanh.
Chính vì vậy mà khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại lại càng lớn. Nếu chủ xe tham
gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới thì chủ xe sẽ được bù đắp những tổn thất thuộc
phạm vi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm bớt
gánh nặng về tài chính do khơng phải chi ra những khoản chi bất thường, nhanh
chóng khắc phục những khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh
doanh.
- Khi có thiệt hại xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì cơng ty bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm, nhờ vậy việc kinh
doanh sẽ it bị gián đoạn tài sản hàng hoá được bù đắp kịp thời, nhanh chóng khắc
phục hậu quả để ổn định sản xuất kinh doanh
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ xe, thúc đẩy họ phải thực hiện các
biện pháp lái xe an tồn đề phịng thiệt hại và ln chăm lo giữ gìn xe.
- Tạo tâm lý an tồn cho người điều khiển xe góp phần tích cực ngăn ngừa và
đề phịng tai nạn giao thơng.
- Góp phần xoa dịu bớt căng thẳng thường gặp giữa chủ xe với nạn nhân của
các vụ tai nạn. Từ đó làm giảm bớt những bất đồng và giải quyết nhanh chóng vụ
tai nạn

* Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm:
- Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ơ tơ đã góp phần tăng thu
cho ngân sách Nhà nước thông qua khoản thuế thu nhập doanh nghiệp để từ đó có
điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tạo thêm công
ăn việc làm cho người lao động.
- Với số phí bảo hiểm thu được từ các chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm có
điều kiện tạo ra nguồn quỹ lớn để thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn
thất như: đặt các biển cảnh báo trên những đoạn đường nguy hiểm, tham gia làm
đường lánh nạn, đặt gương cầu lồi ở những đoạn đường đèo dốc… do đó góp phần
làm giảm số vụ tai nạn giao thơng

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

7

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

- Số phí bảo hiểm cịn giúp doanh nghiệp xây dựng được quỹ tài chính tương
đối lớn một mặt phục vụ cơng tác bồi thường, chi quản lý…một mặt có thể dùng
để đầu tư ngắn hạn đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước như: cho vay,
mua trái phiếu, kinh doanh bất động sản, tham gia vào thị trường chứng khốn…
Như vậy với những tác dụng tích cực như trên việc triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe ô tô là cần thiết khách quan nhất là trong tình hình nền kinh tế thế
giới khơng ngừng phát triển như hiện nay
1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe ô tô

1.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Khác với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba và đối với hành khách trên xe được áp dụng bắt buộc bằng pháp luật
đối với chủ xe, bảo hiểm vật chất xe ơ tơ là loại hình bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm vật chất xe ơ tơ có đối tượng bảo hiểm là thiệt hại vật chất của xe
xảy ra do những tai nạn bất ngờ ngồi sự kiểm sốt của chủ xe trong những trường
hợp cụ thể do quy tắc bảo hiểm quy định. Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm tồn bộ
xe hoặc cũng có thể tham gia bảo hiểm từng tổng thành của chiếc xe. Căn cứ vào
đặc điểm kinh tế kỹ thuật, xe ô tô được chia thành 7 tổng thành sau:
- Tổng thành động cơ gồm động cơ, bộ chế hồ khí, bơm cao áp, bầu lọc gió,
bầu lọc dầu, bộ li hợp và các thiết bị điện.
- Tổng thành thân vỏ xe: có ba nhóm
Nhóm A: Thân vỏ: Ca bin, kalăng, cabrơ, chắn bùn, tồn bộ cửa kính, tồn
bộ vỏ kim loại, nhựa và gỗ, các cần gạt, bàn đạp ga, cơn, số, phanh.
Nhóm B: Ghế đệm nội thất: Toàn bộ ghế ngồi hoặc nằm, các trang thiết bị
điều hồ nhiệt độ, quạt, đài…
Nhóm C: Sắt xi gồm: khung xe bađờ sốc, các cơ cấu bắt chặt vào khung xe,
tổng bơm, phanh, dẫn động phanh chính và phanh tay, dẫn động cơn, các bình
chứa hơi phanh, bình chứa nhiên liệu, các đường ống và tuyến dẫn nhiên liệu, hơi,
dây dẫn điện, bộ điều hoà lực phanh, mâm xoay…

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

8

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

- Tổng thành hộp số gồm có các hộp số chính, hộp số phụ, hệ thống dẫn động
cơ.
- Tổng thành hệ thống lái gồm vô lăng lái, trục tay lái, hộp tay lái, bộ trợ lực
tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc…
- Tổng thành trục trước (cầu trước) gồm có dầm cầu, trục láp, hệ thống treo
nhíp, mayơ trước, cơ cấu phanh, si lanh phanh…
- Tổng thành trục sau (cầu sau) bao gồm vỏ cầu, toàn bộ trục cầu, cụm mayơ
sau, cơ cấu phanh, silanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau…
- Tổng thành lốp gồm toàn bộ lốp hoàn chỉnh của xe (kể cả lốp dự trữ).
Ngoài ra một số loại xe như xe cứu thương, xe cứu hoả, xe chở container,
cần cẩu, xe chở xăng dầu… cịn có tổng thành thứ 8 gọi là tổng thành chuyên
dùng.
Trên cơ sở phân chia như trên, doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận bảo hiểm
tồn bộ xe hoặc từng bộ phận xe theo yêu cầu của chủ xe trong phạm vi bảo hiểm.
Trong số các tổng thành xe ô tô, tổng thành thân vỏ chiếm tỷ trọng cao nhất
(khoảng 50%) cũng như chịu ảnh hưởng nhiều nhất những hậu quả tai nạn. Chính
vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường tiến hành bảo hiểm toàn bộ xe
hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm
1.2.2.1. Rủi ro được bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất
của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong
những trường hợp sau:
- Tai nạn do đâm va, lật đổ;
- Cháy nổ, hoả hoạn;
- Những tai hoạ bất khả kháng do thiên nhiên như: bão, lũ, lụt, sụt lở, sét
đánh, động đất, mưa đá;
- Mất cắp toàn bộ xe;

- Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây nên.

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

9

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất cho chiếc xe được bảo hiểm
trong những trường hợp trên, doanh nghiệp bảo hiểm cịn thanh tốn cho chủ xe
tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh trong tai nạn thuộc
phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm;
- Bảo vệ xe và đưa xe bị thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường trong một vụ tai nạn không
vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm dù cho chủ xe có
tham gia bảo hiểm vật chất xe ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau đi chăng
nữa.
Đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường
những thiệt hại vật chất xe trong những trường hợp sau:
1.2.2.3. Rủi ro loại trừ
* Những điểm loại trừ chung:
- Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe;
- Xe khơng có Giấy chứng nhận kiểm định an tồn và bảo vệ mơi trường hợp

lệ;
- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thơng đường bộ
như:
+ Lái xe khơng có bằng lái hoặc có nhưng khơng hợp lệ;
+ Lái xe có nồng độ cồn, rượu bia vượt quá quy định của pháp luật hiện hành
trong khi điều khiển xe;
+ Xe vận chuyển chất cháy, nổ trái phép;
+ Xe sử dụng để tập lái, đua xe, chạy thử sau khi sửa chữa;
+ Xe đi đêm khơng có đèn chiếu sáng theo quy định;
+ Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm;
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định;

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

10

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

- Những thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương
mại, ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác;
- Thiệt hại do chiến tranh;
- Tai nạn xảy ra ngồi lãnh thổ Việt Nam (trừ khi có thoả thuận khác);
* Những điểm loại trừ riêng:
- Hao mòn do sử dụng, lão hố, mất giá, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư
hỏng thêm do sửa chữa, trong quá trình sửa chữa;

- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận máy móc thiết bị mà khơng phải do tai
nạn gây ra;
- Tổn thất với săm lốp trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên
nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn;
- Mất cắp bộ phận xe (nhưng nếu chủ xe có nhu cầu thì nhà bảo hiểm vẫn
chấp nhận bảo hiểm với mức miễn thường khơng khấu trừ);
Ngồi ra doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền
bồi thường cho chủ xe trong trường hợp chủ xe:
- Không cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin ban đầu về đối tượng
bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm;
- Khi xảy ra tai nạn, không kịp thời thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo
hiểm, không áp dụng các biện pháp kịp thời để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất gia
tăng, tự ý tháo dỡ, sửa chữa xe mà chưa có sự đồng ý hoặc giám sát của doanh
nghiệp bảo hiểm hay đại diện của họ;
- Không làm các thủ tục bảo lưu quyền địi người thứ ba có lỗi trong việc gây
ra thiệt hại của phương tiện cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe
khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới. Tuy nhiên nếu chủ
xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ hồn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ có yêu
cầu.

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

11

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

1.2.3. Giá trị bảo hiểm,số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
1.2.3.1. Giá trị bảo hiểm (GTBH) và Số tiền bảo hiểm (STBH)
Khi nhận bảo hiểm vật chất xe ô tô việc đầu tiên của các doanh nghiệp bảo
hiểm là phải xác định được giá trị bảo hiểm của xe. Do đó giá trị bảo hiểm là yếu
tố quyết định số tiền bảo hiểm của xe.
Giá trị bảo hiểm là giá trị bằng tiền của tài sản. Nó thường được xác định
bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký kết hợp đồng. Đây là căn cứ để
xác định số tiền bảo hiểm.
Trong bảo hiểm vật chất xe ơ tơ, cách thức bảo hiểm tồn bộ hay bảo hiểm
bộ phận sẽ ảnh hưởng việc thoả thuận về số tiền bảo hiểm của hợp đồng.
Đối với bảo hiểm toàn bộ xe, số tiền bảo hiểm dựa vào việc xác định giá trị
bảo hiểm của xe. Giá trị bảo hiểm của xe ô tô là giá trị thực tế trên thị trường của
xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.Việc xác định đúng giá trị
của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác
thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên giá xe trên thị trường
luôn luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới gây khó khăn cho việc
xác định giá trị xe. Hiện nay ở Việt Nam rất nhiều xe đã qua sử dụng, sửa chữa tân
trang lại nên việc xác định đúng giá trị thực tế của xe là vơ cùng khó khăn và phức
tạp.
Về nguyên tắc để xác định giá trị xe một cách đầy đủ chính xác nhất thì phải
thành lập một hội đồng đánh giá giá trị hoặc tổ chức đấu giá. Nhưng trong thực tế
thì các bên khơng đủ chi phí và thời gian để làm như vậy với hàng trăm chiếc xe ơ
tơ tham gia bảo hiểm. Do đó trước khi tham gia bảo hiểm các công ty bảo hiểm và
các chủ xe sẽ tiến hành thoả thuận đánh giá giá trị thực tế của xe theo cách sau:
* Đánh giá giá trị thực tế của xe theo thị trường: doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
cùng với chủ xe thảo luận xác định giá trị thực tế của xe trên thị trường kết hợp
với giám định tình trạng thực tế của xe trong quá trình sử dụng. Việc xác định giá

trị thực tế của xe trên thị trường căn cứ vào các yếu tố sau:
- Giá mua ban đầu của xe

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

12

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

- Giá mới của xe cùng loại trên thị trường vào thời điểm hiện tại có tham
khảo bảng giá trị xe mới do doanh nghiệp bảo hiểm ban hành hàng năm và giá xe
tại các hãng xe ô tô trên cơ sở sự biến động về giá cả xe mới trên thị trường.
- Xu hướng tiêu dùng các loại xe của thị trường, tình hình sản xuất trong
nước hoặc nhập khẩu của các xe cùng loại hay các phụ tùng thay thế.
- Tình trạng hao mịn thực tế của xe: Có thể dựa vào các căn cứ sau để đánh
giá:
+ Số km đã khai thác trên thực tế
+ Số năm đã sử dụng xe, mục đích sử dụng xe
+ Tần suất sử dụng xe hay hệ số khai thác
+ Đặc điểm địa hình hoặc điều kiện đường xá của vùng hay tuyến
mà xe thường xuyên hoạt động
+ Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngồi của xe trên thực tế.
- Giá mua bán trên thị trường của các xe tương đương cùng loại.
Với các căn cứ và cách đánh giá trên, chủ xe và doanh nghiệp bảo hiểm có
thể thoả thuận đi đến thống nhất một giá trị xe tham gia bảo hiểm hợp lý. Nói

chung mọi q trình đánh giá xác định giá trị xe chỉ cho một kết quả tương đối và
doanh nghiệp bảo hiểm cũng khó tìm được một kết quả tuyệt đối mà chỉ mong
muốn một kết quả hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
* Cách tính giá trị xe theo sổ sách:
Khi chủ xe là các doanh nghiệp hay các cơ quan tổ chức hành chính sự
nghiệp thì xe ơ tô là một trong các loại tài sản cố định. Theo quy định hiện hành
của Nhà nước về chế độ kế tốn khấu hao tài sản cố định, thì có một cách xác định
giá trị xe gọi là cách tính giá trị xe theo sổ sách như sau:

Giá trị
còn lại
của xe

=
=
=

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

Nguyên
giá

-

Khấu
hao tài sản
theo thời
gian sử
dụng


13

-

Chi phí sửa
chữa lớn,
đại tu (nếu
có)

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

Đối với bảo hiểm bộ phận xe (thân vỏ xe), số tiền bảo hiểm được xác định
trên cơ sở giá trị bảo hiểm toàn bộ xe và tỷ lệ (%) về phần giá của bộ phận đó trên
giá trị tồn bộ xe (tỷ lệ này nhà bảo hiểm đã quy định đối với từng loại xe).
* Xe ô tô nhập khẩu miễn thuế, cơng thức tính giá trị thực tế của xe như
sau:
GTTT =CIF * (100% + TS.TNK) * (100% + TS.TTTĐB)
Trong đó:
GTTT: Giá trị thực tế của xe
CIF: Giá CIF (*)
TS.TNK: Thuế suất thuế nhập khẩu
TS.TTTĐB: Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
(*): Giá CIF là giá xe ô tô về đến cảng gồm:
- C (Cost): Giá mua ô tơ tại cửa khẩu nước xuất khẩu
- I (Insurance): Phí bảo hiểm cho chiếc xe trong quá trình vận chuyển từ

nước xuất khẩu về Việt Nam.
- F (Freight): Cước phí vận chuyển
Do việc xác định giá trị của những xe nhập khẩu là khó khăn nên thường các
cơng ty bảo hiểm ln phải tính tốn kỹ lưỡng trước khi chấp nhận bảo hiểm.
1.2.3.2. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe phải trả cho nhà bảo hiểm khi tham gia
bảo hiểm vật chất xe ơ tơ. Phí mà nhà bảo hiểm thu trên cơ sở biểu phí do bộ tài
chính quy định. Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được
tính theo cơng thức sau:
P=f+d
Trong đó:

P - Phí thu mỗi đầu xe
f - Phí bồi thường
d - Phụ phí

Căn cứ vào số tiền bảo hiểm, nhà bảo hiểm xác định phí bảo hiểm theo công
thức sau:

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

14

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương


P = Sb * R
Trong đó:

Sb: Số tiền bảo hiểm
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào:
- Xác suất thống kê các vụ tai nạn xảy ra
- Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn
- Địa hình và phạm vi hoạt động của chiếc xe
- Tình hình sửa chữa lớn và hiện đại hố xe
- Thời hạn bảo hiểm: Chủ xe sẽ được giảm phí theo tỷ lệ giảm phí do bộ tài
chính quy định tuỳ thuộc vào thời hạn bảo hiểm
Bảng 1.2: Biểu phí ngắn hạn theo quy định của Bộ Tài chính
Thời hạn bảohiểm
Đến 3 tháng
Trên 3 đến 6tháng
Trên 6 đến 9tháng
Trên 9 đến 12 tháng

Mức phí áp dụng (% phí bảo hiểm năm)
30%
60%
90%
100%

Bảng 1.3: Biểu phí dài hạn theo quy định của Bộ Tài chính
Thời hạn bảo hiểm
Trên 12 đến 15 tháng
Trên 15 đến 18 tháng

Trên 18 đến 21 tháng
Trên 21 đến 24 tháng
Trên 24 đến 30 tháng
Trên 30 đến 36 tháng

Mức phí áp dụng (% phí bảo hiểm năm)
124%
144%
162%
168%
208%
240%

Bảng 1.4: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ơ tơ của Tổng cơng ty bảo hiểm Việt
Nam (chưa tính thuế VAT)
Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm toàn bộ xe
Bảo hiểm thân vỏ xe

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

Phí bảo hiểm
1,36% số tiền bảo hiểm
2,27% số tiền bảo hiểm

15

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương

(Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bảo Ngân)
Hiện nay Bảo Ngân đang áp dụng tỷ lệ khấu hao như sau:
+ Xe mới, xe sử dụng dưới 3 năm, xe còn 70% giá trị trở lên khơng tính khấu
hao
+ Xe sử dụng từ 3 đến 6 năm hoặc giá trị còn lại từ 50% đến 70% tỷ lệ khấu
hao là 15%
+ Xe đã sử dụng trên 6 năm hoặc giá trị còn lại dưới 50% tỷ lệ khấu hao là
25%.
* Điều khoản mở rộng đặc biệt: Trường hợp chủ xe có yêu cầu tham gia bảo
hiểm theo các điều khoản mở rộng đặc biệt, các công ty bảo hiểm sẽ yêu cầu chủ
xe kê khai đầy đủ, chi tiết những nội dung yêu cầu mở rộng trong giấy yêu cầu bảo
hiểm cùng với những thông tin cần thiết khác để làm cơ sở tính phí bảo hiểm và
tính tốn bồi thường khi có tai nạn xảy ra. Khi đã chấp nhận bảo hiểm, các công ty
bảo hiểm phải cấp cho chủ xe bản thoả thuận bổ sung, đây là một bộ phận của hợp
đồng bảo hiểm và được cấp cùng với giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Bảo hiểm không trừ khấu hao thay mới: Nếu chủ xe có nhu cầu tham gia
loại hình bảo hiểm này, cơng ty phải đánh giá giá trị còn lại thực tế của xe hoặc
xác định thời gian đã sử dụng để áp dụng tỷ lệ phí chính xác. Khi xảy ra tai nạn
thuộc trách nhiệm bảo hiểm, các công ty xét giải quyết bồi thường không áp dụng
tỷ lệ khấu hao đối với các vật tư phải thay mới.

SV: Nguyễn Lâm Lĩnh

16

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 52A




×