Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI NGHIỆP VỤ NÀY TẠI PJICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.58 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI NGHIỆP VỤ
NÀY TẠI PJICO.
I - VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
PJICO.
1. Sự ra đời của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Ngày 27/05/1995, Công ty đã được Bộ Tài Chính cấp giấy chứng nhận
số 06-TC/GCN công nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm.
Ngày 08/06/1995, Công ty được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành
lập số 183/GP-UB và ngày 15/06/1995, Uỷ ban kế hoạch (nay là Sở Kế hoạch -
đầu tư) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
- Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Join-stock Insurance Company
- Tên viết tắt: PJICO
- Hình thức hoạt động: Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ khi thành lập: 55 tỷ đồng (VND)
- Thời gian hoạt động: 25 năm
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex được thành lập bởi 7 cổ đông sáng
lập là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam,
Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty
vật tư và thiết bị toàn bộ, Công ty điện tử Hà Nội, Công ty Thiết bị An toàn và
1.251 cổ đông thể nhân.
Bảng 3: Cơ cấu vốn đăng ký ban đầu của các cổ đông:
TT Đơn vị
Vốn góp
(Triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số
cổ phiếu


1 Tcty Xăng dầu Việt Nam
(PETROLIMEX)
28.050 51 14.025
2 Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (VIETCOMBANK)
5.500 10 2.750
3 Cty TBH Quốc gia Việt Nam
(VINARE)
4.400 8 2.200
4 Tcty Thép Việt Nam
(VSC)
3.300 6 1.650
5 Cty vật tư thiết bị toàn bộ
(MATEXIM)
1.650 3 825
6 Cty Điện tử Hà Nội
(HANEL)
1.100 2 550
7 Công ty thiết bị an toàn
(A-T)
275 0,5 138
8 Thể nhân 10.275 19,5 5.362
Tổng cộng 55.000 100 27.500
Bảy cổ đông sáng lập trên đều là các doanh nghiệp nhà nước, với số vốn
góp chiếm 80,5% tổng số vốn góp khi thành lập, trong đó TCT Xăng dầu Việt
Nam là cổ đông có vốn góp cao nhất (51%). Số còn lại là của các cá thể và phần
lớn là của cán bộ công nhân viên của các cổ đông sáng lập.
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn trong thực tế, khi thành lập Công ty
chỉ huy động 31,2 tỷ đồng vốn cổ phần, đảm bảo cao hơn vốn pháp định quy
định trong nghị định 100/C P ngày 18/03/1994.

Đến ngày 15/04/2004, PJICO đã tăng mức vốn điều lệ của mình lên 70 tỷ
đồng (theo giấy phép số 06/GPDC-12/KDBH), đáp ứng đúng yêu cầu về mức
vốn pháp định và thời gian điều chỉnh vốn được quy định trong Luật Kinh
doanh bảo hiểm có hiệu lực ngày 01/04/2001. Kể từ đây, PJICO bắt đầu bước
sang một thời kỳ mới trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Pjico ra đời là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của nền
kinh tế và ngành bảo hiểm nói riêng. Là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động
trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, trong những ngày đầu hoạt động, công
ty gặp không ít khó khăn. Các điều kiện về cơ chế pháp luật còn chưa đầy đủ,
khách hàng còn ít lòng tin, công ty khi mới thành lập chỉ có 8 cán bộ nhân viên
và một số ít phòng ban tại Hà Nội. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của hội đồng quản
trị, của các ban ngành liên quan, đồng thời cùng với sự ủng hộ, hợp tác giúp
đỡ nhiệt tình của các cổ đông sáng lập, các khách hàng và đặc biệt là sự nỗ lực
phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước phát triển
và tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đến nay, sau
gần 10 năm hoạt động, công ty đã có 51 chi nhánh và hơn 1.000 văn phòng đại
diện, đại lý trên khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, công ty PJICO đã triển
khai hơn 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực xây dựng - lắp đặt, tài sản
hoả hoạn, hàng hóa, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự… tới hàng vạn
khách hàng trong nước và ngoài nước. Công ty đã vươn lên vị trí hàng đầu
trong một số lĩnh vực bảo hiểm như bảo hiểm xây dựng các công trình giao
thông vận tải (cầu, đường), công trình năng lượng, công nghiệp, xăng dầu, dân
dụng… Cùng với đội ngũ nhân viên đông đảo, được đào tạo kĩ càng và hầu hêt
đều có trình độ đại học. Đa số họ được đào tạo chính quy, còn rất trẻ, năng
động.
2.Cơ cấu tổ chức của Pjico.
Công ty PJICO tổ chức và hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần,
dưới sự sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 12/6/1999. Là một công ty cổ
phần có tư cách pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính và hạch toán độc lập, PJICO
rất chú trọng tới việc xây dựng cơ cấu tổ chức của Công ty sao cho chặt chẽ

đồng thời vẫn tuân thủ theo trật tự cơ cấu của một công ty cổ phần. Bộ máy tổ
chức của Pjico bao gồm các bộ phận sau:
- Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc
- Các phó tổng giám đốc
- Các phòng ban nghiệp vụ:
+ Phòng tổ chức cán bộ
+ Phòng tổng hợp
+ Phòng thị trường và quản lý nghiệp vụ
+ Ban thanh tra pháp chế
+ Phòng BH hàng hải
+ Phòng BH phi hàng hải
+ Phòng BH tài sản hoả hoạn
+ Phòng tái bảo hiểm
+ Phòng kế toán
+ Phòng đầu tư tín dụng và thị trường chứng khoán
+ Phòng giám định bồi thường
+ Bộ phận quản lý đại lý
- Các văn phòng bảo hiểm tại Hà Nội: khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, khu
vực 4, khu vực 5, khu vực 6, khu vực 7, …
- Các chi nhánh tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây,
Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, An
Giang, Cà Mau, …
- Các tổng đại lý và đại lý.
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công
ty. Dưới Hội đồng quản trị là ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng
Giám đốc. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành
hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực

hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm giúp
đỡ Tổng Giám đốc điều hành, quản lý Công ty. Dưới Ban giám đốc có các phòng
ban chức năng có vai trò trực tiếp quản lý nghiệp vụ và thực hiện chức năng
kinh doanh.
3.Các nghiệp vụ triển khai.
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrlimex (PJICO) hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Các
nghiệp vụ được triển khai bao gồm:
*Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải:
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường
sông, đường hàng không;
- Bảo hiểm thân tàu;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu;
- Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu;
- Bảo hiểm tàu sông, tàu cá;
*Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải:
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm kết hợp con người;
- Bảo hiểm học sinh, giáo viên;
- Bảo hiểm bồi thường cho người lao động;
- Bảo hiểm khách du lịch;
- Bảo hiểm hành khách;
*Nghiệp vụ bảo hiểm Kỹ thuật và Tài sản:
- Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng lắp đặt;
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt;
- Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp;
- Bảo hiểm máy móc;
- Bảo hiểm trách nhiệm;
- Bảo hiểm ỗn hợp tài sản cho thuê;
*Nghiệp vụ Tái bảo hiểm:

Gồm có cả nhượng và nhận tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm.
4.Những thành công đã đạt được của PJICO trong thời gian gần đây.
Ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty đã triển khai các nghiệp vụ bảo
hiểm. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn ngay từ ngày đầu thành lập nhưng với
sự cố gắng hết mình và nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ nhân viên trong toàn
công ty, PJICO đã đạt được những thành công to lớn. Các nghiệp vụ bảo hiểm
các nghiệp vụ bảo hiểm cả về chiều sâu và trên diện rộng cả về chiều sâu và
trên diện rộng, đến nay công ty đã thực hiện trên 40 nghiệp vụ bảo hiểm và
ngày càng thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Theo bản báo
cáo kết quả kinh doanh của công ty, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng
doanh thu bình quân của công ty đạt 39%/năm. Đây là mức tăng trưởng
tương đối cao đối với một công ty mới thành lập, hoạt động trong lĩnh vực mới
mẻ và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng găy gắt trên thị trường bảo hiểm.
Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng tổng kết doanh thu của PJICO qua
những năm gần đây.
Bảng 4: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO giai đoạn 1998-2004.
(N
gu ồn
:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PJICO)
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Doanh thu phí
bảo hiểm gốc
(tỷ đồng)
97,276 123,655 146,538 175,8 405,5 648,0
Tốc độ tăng
(lần)
- 1,27 1,18 1,2 2,3 1,6
Mặc dù mới đi vào hoạt động, số khách hàng không nhiều nhưng sau 4
năm hoạt động, doanh thu phí của PJICO đã đạt được mức khá cao và liên tục

tăng qua những năm tiếp theo. Năm 1999 doanh thu phí bảo hiểm của PJICO
đã đạt 97,276 tỷ đồng. Liên tục trong các năm 2000 đến 2004 doanh thu phí
của PJICO tăng đều đặn, đặc biệt năm 2003 doanh thu phí tăng 2,3 lần đạt
405,5 tỷ đồng. Năm 2004 đã lên tới 648 tỷ đồng. Điều nay cho thấy công ty từ
khi đi vào hoạt động đã nhanh chóng thích nghi được với điều kiện khó khăn,
tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường bảo hiểm ở Việt Nam và đã có chỗ
đứng vững chắc trên thị trường này. Doanh thu tăng nhanh, thị phần ngày một
được mở rộng, khách hàng tìn đến với PJICO ngày càng nhiêù, đó là một thành
tích đáng khâm phục và hoàn toàn xứng đáng.
5.Tình hình chi bồi thường của PJICO trong những năm qua.
Doanh thu ngày càng cao, khách hàng ngày càng nhiều thì bồi thường
của PJICO cũng nhiều và tăng theo từng năm. PJICO luôn coi bồi thường đầy đủ
và chính xác không chỉ là nghĩa vụ của công ty mà đó là lúc công ty chứng tỏ
cho khách hàng thấy rằng niềm tin của họ đã được đền đáp một cách xứng
đáng và ngày càng tin tưởng vào công ty hơn. Những vụ tổn thất được PJICO
bồi thường điển hình như giải quyết bồi thường nhanh chóng vụ cháy kho
xăng dầu K131 trị giá 22 tỷ đồng; vụ tổn thất 11.000 tấn phân lân do chìm tàu
Maritme Felelity tại Singapore trị giá 1,4 triệu USD; các vụ tổn thất tàu cá do
cơn bão số 5 ở Nam Bộ năm 1997 và một loạt các vụ tổn thất cầu đường, kho
hàng, tàu thuyền do trận lũ lụt miên Trung gây ra vào tháng 10/1999;...
Bảng 5: Tình hình chi bồi thường tại Công ty PJICO giai đoạn 1998-
2004:
Năm Chi bồi
thường (tr.đ)
Tốc độ tăng Tỷ lệ bồi
thường
(%)
Tuyệt đối
(tr.đ)
Tương

đối (%)
1999 46.904 - - -
2000 49.130 2.226 4,7 50,5
2001 68.911 19.781 40,3 55,7
2002 76.900 7.989 11,6 43,7
2003 87.687 10.77 14,2 47,65
2004 95.826 8.13 9,4 53,36
(Nguồn: Phòng tổng hợp - Công ty PJICO)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi bồi thường của công ty trong 6 năm
qua luôn tăng. Năm 1999 là năm có tỷ lệ bồi thường 50,5% và tỷ lệ này tăng
dần cho tới năm 2001. Năm 2003là năm có tỷ lệ bồi thường cao nhất (55,7%).
Trong năm 2002 Công ty đã bồi thường là 76,9 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là
43,8%, đây là tỷ lệ có thể chấp nhận được. Năm 2003 công ty đã chi bồi
thường là 87.687 tỷ đồng và tỷ lệ bồi thường là 47,65% đây cũng là một tỷ lệ
có thể chấp nhận được. Sang năm 2004 tỷ lệ chi bồi thường là 95.826 tỷ và tỷ
lệ bồi thường lên tới 53,36% đây là tỷ lệ bồi thường khá cao.
II. NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY PJICO.
1.Quy tắc bảo hiểm.
Trong mỗi nghiệp vụ được triển khai, công ty đều đưa ra những quy tắc
thực hiện cho các nghiệp vụ đó. Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng có
những quy định riêng của mình bên cạnh những quy định dành cho loại hình
bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới.
1.1.Những quy định chung cho loại hình bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới.
Điều 1: Hợp đồng bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm PJICO cấp cho chủ xe được coi như hợp đồng
bảo hiểm và được điều chỉnh bằng quy tắc này. Giấy yêu cầu bảo hiểm của chủ
xe được coi như là một bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm.
Điều 2: Phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm
Phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm được áp
dụng theo biểu phí, số tiền bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm đã được Bộ

Tài chính ban hành hoặc phê chuẩn đối với loại hình bảo hiểm bắt buộc và của
PJICO ban hành đối với loại hình bảo hiểm tự nguyện đã đăng ký với Bộ Tài
chính.
Điều 3: Hiệu lực bảo hiểm
PJICO cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm.
Thời hạn hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên Giấy chứng nhận
bảo hiểm. Trường hợp chủ xe không nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn
quy định thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên mất hiệu lực cho đến khi chủ xe tiếp
tục đóng phí.
Điều 4: Chuyển quyền sở hữu
Trong thời gian hiệu lực bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe thì
quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực đối với chủ xe mới. Trường hợp chủ xe cũ
không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì PJICO sẽ hoàn phí cho chủ
xe cũ theo quy định tại điều 5 dưới đây và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe
mới.
Điều 5: Huỷ bỏ hợp đồng
Trường hợp chủ xe huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm thì phải thông báo bằng
văn bản cho PJICO trước 15 ngày. Nếu hợp đồng được hai bên thoả thuận huỷ
bỏ, PJICO sẽ hoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại, với
điều kiện đến thời điểm đó chủ xe chưa lần nào được PJICO chấp nhận trả tiền
bảo hiểm.
Điều 6: Trách nhiệm của chủ xe, lái xe khi xảy ra tai nạn
Khi xe bị tai nạn, chủ xe hoặc lái xe phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế
thiệt hại về người và tài sản đồng thời phải báo ngay cho cơ quan công an,
PJICO nơi gần nhất để phối hợp giải quyết hậu quả tai nạn, chủ xe phải xác
nhận bằng văn bản gửi cho PJICO.

×