Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện đan phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.09 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẢO HIỂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TRỤC LỢI BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI
Sinh viên: Lê Tiến Đạt
Lớp: Kinh tế bảo hiểm 53A
Mã SV: CQ530816
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

Hà Nội, tháng 4 năm 2015


Khóa luận tốt nghiệp

2

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................5
PHẦN 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ TRỤC
LỢI BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI................................................................................7
1.1. Tình hình sử dụng xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay..............................................7
1.2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới....................9
1.2.1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.................................................9
1.2.2. Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.......................................................11
1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới..............................................12


1.3.1. Đối tượng bảo hiểm.......................................................................................12
1.3.2. Phạm vi bảo hiểm..........................................................................................14
1.3.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.............................................14
1.3.4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.................................................................16
1.3.5. Giám định và bồi thường tổn thất.................................................................19
1.4. Trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới..................................................................22
1.4.1. Khái niệm trục lợi bảo hiểm..........................................................................22
1.4.2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam...............................24
1.4.3. Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới..............26
PHẦN 2. TÌNH HÌNH TRỤC LỢI BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG
TY BẢO MINH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014.................................................................36
2.1. Giới thiệu về công ty Bảo Minh Hà Nội..............................................................36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................36
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Bảo Minh Hà Nội.............................................36
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh (2010-2014)..............................................39
2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà
Nội..............................................................................................................................40
2.2.1. Công tác khai thác.........................................................................................40
2.2.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất..........................................................53

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

3

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định


2.2.3. Cơng tác giám định.......................................................................................55
2.2.4. Cơng tác bồi thường......................................................................................58
2.3. Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội................67
2.3.1. Thực trạng.....................................................................................................67
2.3.2. Dấu hiệu nghi vấn có gian lận bảo hiểm.......................................................69
2.3.3. Các hình thức trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội...70
2.4. Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh
Hà Nội.........................................................................................................................74
2.4.1. Nguyên nhân.................................................................................................74
2.4.2. Hậu quả.........................................................................................................75
2.5. Các biện pháp hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới Bảo Minh
đã và đang áp dụng.....................................................................................................76
PHẦN 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH HÌNH TRỤC
LỢI BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI....78
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phịng chống trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ
giới ở Bảo Minh Hà Nội.............................................................................................78
3.1.1. Thuận lợi.......................................................................................................78
3.1.2. Khó khăn.......................................................................................................78
3.2. Giải pháp phịng chống trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà
Nội..............................................................................................................................80
3.2.1. Trong khâu khai thác.....................................................................................80
3.2.2. Trong khâu đề phòng và hạn chế tổn thất.....................................................81
3.2.3. Trong khâu giám định tổn thất......................................................................81
3.2.4. Một số giải pháp khác...................................................................................82
3.3. Một số khuyến nghị.............................................................................................82
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính.....................................................................................83
3.3.2. Đối với Bộ Cơng an.......................................................................................84
3.3.3. Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam...........................................................84
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................86

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

4

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

Tổng công ty

Tổng công ty cổ phần Bảo Minh

KTV

Khai thác viên

GYCBH

Giấy yêu cầu bảo hiểm


GCNBH

Giấy chứng nhận bảo hiểm

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

BHVCXCG

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

BMHN

Bảo Minh Hà Nội

trđ

Triệu đồng

TNDS

Trách nhiệm dân sự

VCXCG

Vật chất xe cơ giới

BH


Bảo hiểm

KH

Khách hàng

CSGT

Cảnh sát giao thông

NĐBH

Người được bảo hiểm

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

5

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, bảo hiểm xe cơ giới luôn là một
trong những mảng kinh doanh có doanh thu phí bảo hiểm cao cho các công ty bảo hiểm
phi nhân thọ. Tuy nhiên, mảng thị trường này cũng đã làm đâu đầu các công ty bảo

hiểm bởi trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng phức tạp, do pháp luật chưa có chế tài đủ
sức răn đe các đối tượng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới…Đặc biệt là các sản phẩm bảo
hiểm về vật chất xe cơ giới với hơn 8 năm kinh doanh liên tục thua lỗ (quy mơ tồn thị
trường). Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thời gian qua đã chỉ ra nhiều lý do
dẫn đến sự thua lỗ, trong đó có một lý do quan trọng là các doanh nghiệp bảo hiểm
khơng thể kiểm sốt được tình trạng trục lợi bảo hiểm của các chủ xe cơ giới. Liên Bộ
Tài chính - Cơng an thậm chí đã có hẳn một Thơng tư liên tịch trong đó có quy định về
việc phối hợp kiểm tra, giám sát, ngăn chặn hành vi trục lợi và gian lận bảo hiểm. Thế
nhưng, vi phạm này vẫn diễn ra khá phổ biến với hình thức và thủ đoạn ngày càng tinh
vi với số tiền thiệt hại hàng năm ước tính từ 300 đến 500 tỷ đồng.
Qua thời gian thực tập tại công ty Bảo Minh Hà Nội cùng với sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cán bộ trong cơng ty, em đã quyết đinh chọn đề tài: “Trục lợi bảo hiểm
vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Minh Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sâu hơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng như các vấn đề
có liên quan tới việc triển khai nghiệp vụ này để tìm ra nguyên nhân cũng như đề xuất
các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Minh
Hà Nội giai đoạn 2010-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương
pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính, định lượng và các công cụ
thống kê, khảo sát thực tế.
5. Kết cấu bài viết
Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần:

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A



Khóa luận tốt nghiệp

6

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

Phần 1: Lý luận chung về bảo hiểm vật chất xe cơ giới và trục lợi bảo hiểm vật
chất xe cơ giới.
Phần 2: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Minh
Hà Nội.
Phần 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm hạn chế tình hình trục lợi bảo hiểm vật
chất xe cơ giới tại công ty Bảo Minh Hà Nội.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian nghiên cứu không lâu cộng với
kiến thức bản thân cịn nhiều hạn chế nên khóa luận của em khơng thể tránh khỏi thiếu
sót và khuyết điểm. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để
bài viết của em được đầy đủ và hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn Phịng khai thác 5, Cơng ty Bảo Minh Hà Nội đã giải
thích, cung cấp cho em những tài liệu, kiến thức về nghiệp vụ và giúp đỡ em tìm kiếm
các tài liệu có liên quan khác.
Em cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Văn Định đã nhiệt tình
hướng dẫn em trong suốt q trình thực tập cũng như hồn thành bài viết này.

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp


7

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

PHẦN 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
VÀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1. Tình hình sử dụng xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay
Thế kỷ XX đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện
giao thông. Từ những chiếc ô tô, xe gắn máy đầu tiên được xuất xưởng, ngày nay có
hàng tỷ phương tiện giao thơng các loại, từ những chiếc xe đạp, xe gắn máy, hay ô tô
cho tới những chiếc máy bay tối tân... Tăng trưởng mạnh nhất chính là các loại phương
tiện giao thơng đường bộ, mỗi năm thế giới lại xuất xưởng thêm hàng triệu xe gắn máy,
ô tô đủ mọi chủng loại. Và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Số lượng
phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh, mạnh trong thời gian qua; tốc độ tăng
trưởng bình quân các loại xe ô tô đạt 9,80% giai đoạn 2008- 2014, tốc độ tăng trưởng
bình quân xe máy đạt 9,87%. Mức tăng tuyệt đối số lượng mô tô, xe máy năm 2014 so
với năm 2008 là 18.429.268 chiếc, trong khi con số này đối với ô tô rất khiêm tốn chỉ
đạt 764.681 chiếc.
Bảng 1.1. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ
Đơn vị: chiếc

Loại phương tiện

2008

2010

2012


2014

Ơ tơ các loại

1.016.424

1.274.084

1.520.586

1.781.105

Mơ tơ, xe máy

24.273.088

29.881.070

37.018.476

42.702.356

Tổng

25.289.512

31.155.154

38.539.062


44.483.461

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Theo Quyết định số 356 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông
vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Chính phủ phê
duyệt hồi cuối tháng 2-2013, năm 2020 Việt Nam sẽ có khoảng 36 triệu xe máy, 3,2
đến 3,5 triệu xe ô tô. Nhưng chỉ sau một tháng quyết định điều chỉnh quy hoạch, lượng
xe máy đã vượt qua con số quy hoạch đến năm 2020. Tính đến hết quí I/2013, số xe
máy đã lên đến 37.023.078 xe. Không chỉ thành phố mà kể cả địa bàn nông thơn, số hộ
gia đình sử dụng xe máy được "phủ sóng” gần như đạt tỷ lệ tuyệt đối. Tại nhiều nơi,
nhất là khu vực đô thị, tỷ lệ người lao động với xe máy đạt hệ số 1:1.

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

8

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

Số lượng xe ơ tơ tuy vẫn nằm trong tầm kiểm sốt, nhưng cũng đang có những
dấu hiệu của sự bùng nổ:
Năm 2014 có thể coi là năm thành công đối với thị trường ôtô Việt Nam khi
doanh số bán hàng liên tục tăng cao, doanh số tiêu thụ đạt 150.000 xe, tăng 36% so với
năm 2013, vượt xa con số dự báo 18-20% hồi đầu năm.
Không chỉ riêng ôtô trong nước bội thu, số lượng xe ôtô nhập khẩu nguyên
chiếc về Việt Nam cũng đạt mức kỷ lục. Được xếp trong nhóm hàng thuộc diện “cần

hạn chế nhập khẩu”, nhưng tốc độ nhập khẩu ơ tơ ngun chiếc đã khơng ngừng “tăng
tốc”. Tính đến nửa đầu tháng 12/2014, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc của
Việt Nam đã lên tới 1,446 tỷ USD, với tổng cộng 66.025 chiếc, tăng gần gấp đôi so với
cùng kỳ năm 2013. Đây được xem là mức cao nhất trong vòng 5 năm nay.
Năm 2014 cũng chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các thương hiệu xe sang
và xe siêu sang tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 8/2014, Rolls-Royce chính thức
khai trương phịng trưng bày và trung tâm dịch vụ khách hàng Rolls-Royce Motor Cars
Hanoi. Đến tháng 11/2014, thương hiệu xe sang nổi tiếng thế giới – Bentley đã chính
thức bước chân vào thị trường ôtô Việt Nam với sự kiện khai trương đại lý Bentley đầu
tiên tại Hà Nội. Và Lamborghini cũng đang rục rịch nhập siêu xe về để chuẩn bị khai
trương đại lý. Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng mạnh nên đó
là “cửa sống” cho các hãng siêu xe. Quan trọng hơn, những chiếc xe hơi gắn mác xe
sang được các “tay chơi” ưa chuộng và mua chúng như một thứ trào lưu. Đó là lí do
năm 2014, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhiều mác xe “khủng”.
Bên cạnh đó, việc là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hay
tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
đã buộc Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu của nhiều loại xe ô tô. Điều này chắc
chắn sẽ khiến nhu cầu mua ô tô của người dân tăng cao.
Bên cạnh những chiếc xe được đăng ký, đăng kiểm, đạt tiêu chuẩn chất lượng và
an tồn thì cũng cịn khá nhiều xe khơng đảm bảo như xe tự tạo, xe cũ tái chế, công
nông,... Hay những xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định nhưng hoạt động chui.
Ơng Đặng Trần Khanh, Phó trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt
Nam), cho biết tính đến hết năm 2014, cả nước có trên 120.000 xe cơ giới hết niên hạn
sử dụng, trong đó có khoảng trên 80.000 xe tải và 40.000 xe chở người từ 10 chỗ trở

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A



Khóa luận tốt nghiệp

9

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

lên. Dù làm quyết liệt để quản lý xe cơ giới hết niên hạn sử dụng nhưng Cục Đăng
kiểm cũng thừa nhận vẫn còn hiện tượng xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm
định hoạt động chui, trốn tránh cơ quan kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các địa bàn
miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Việc phát triển quá nóng số lượng xe cơ giới nhưng cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ lại không đáp ứng kịp đã dẫn tới nhiều hệ lụy như ách tắc giao thông, ô
nhiễm môi trường và đặc biệt là tai nạn giao thông.
1.2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Tai nạn giao thơng nói chung và tai nạn giao thơng đường bộ nói riêng đang là
thách thức đối với các quốc gia trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu cho con người, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới – WHO, số
người tử vong do tai nạn giao thơng đường bộ trung bình hàng năm khoảng 1,3 triệu
người, số người bị thương từ 20 – 50 triệu người. Cùng với đó là những thiệt hại khổng
lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương,
thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ tai nạn
đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của
những người chăm sóc họ. Mặt khác tai nạn giao thơng cũng để lại nhũng di chứng về
tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn và người thân của họ.
Có tới 70% số người đi trên các phương tiện giao thơng là người chủ, người trụ
cột trong gia đình cũng như ở các doanh nghiệp nên khi tai nạn giao thơng xảy ra thì
thiệt hại khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi vụ tai nạn mà còn làm mất thu nhập cho cả
gia đình, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và hậu quả cho nền kinh tế quốc
dân. Bên cạnh đó, có những chủ xe gây tai nạn rồi bỏ trốn. Việc giải quyết bồi thường

trở nên khó khăn, lợi ích của người bị nạn khơng được bảo đảm, gây ảnh hưởng tiêu
cực trong dư luận xã hội. Bởi vậy, nhu cầu lập quỹ chung để bù đắp tổn thất là một tất
yếu khách quan.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia,
những năm gần đây, tai nạn giao thơng có những chuyển biến tích cực khi tiếp tục
giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương (Bảng 1.2). Nhưng cứ
mỗi ngày trôi qua, tai nạn giao thông lại cướp đi sinh mạng của hơn 20 người và làm

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

10

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

cho gần 70 người lâm vào cảnh tàn phế suốt đời, mang đến sự đớn đau tột cùng cho
hàng trăm gia đình. Đau lịng hơn là phía sau cái chết của những nạn nhân tử vong,
trong ánh nhìn tuyệt vọng của những nạn nhân khơng cịn khả năng lao động, có nhiều
em nhỏ khơng thể đến trường, nhiều bậc cha, mẹ già khơng cịn nơi nương tựa. Theo
Bộ trưởng Đinh La Thăng, mỗi năm, tai nạn giao thông gây thiệt hại về kinh tế từ
40.000 đến 60.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1-2% GDP.
Bảng 1.2. Tình hình tai nạn giao thơng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2014
Năm

Số vụ tai nạn


Số người chết

Số vụ

Tăng
(giảm)
tương
đối (%)

2011

44.548

2012

Số người bị thương

Số người chết

Tăng
(giảm)
tương
đối (%)

Số người bị
thương

Tăng
(giảm)
tương

đối (%)

_

11.395

_

48.734

_

36.376

-18,34

9.838

-13,66

38.060

-21,9

2013

29.385

-19,22


-4,77

25.322

-13,83

29.500
24.417

-22,49

2014

9.369
8.996

-3,98

-17,23

Nguồn: Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia
Trên 90% số vụ tai nạn giao thông do lỗi của người tham gia giao thông (như
chạy quá tốc độ (chiếm 32%), vượt ẩu, sai quy định, khi chuyển hướng không quan sát
(chiếm 40%), đi không đúng làn đường (chiếm 20%),...), không quá 2% do hạ tầng gây
ra, không quá 1% do phương tiện kỹ thuật. Trên thực tế, việc giải quyết hậu quả của
những vụ tai nạn giao thông thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Sau khi gây tai
nạn một phần do hoảng sợ, một phần do thiếu trách nhiệm, lái xe bỏ trốn để mặc cho
nạn nhân phải chịu hậu quả. Cũng có trường hợp, lái xe quá nghèo, khơng đủ khả năng
tài chính để bồi thường thiệt hại. Trường hợp xấu hơn nữa, sau khi bị tai nạn, lái xe
thiệt mạng thì sẽ khơng thể bồi thường cho người bị tai nạn được. Cịn khi mình là

người gây tai nạn thì khơng những phải lo các khoản bồi thường, mà cả phương tiện
của mình cũng cần được sửa chữa. Chính vì vậy, để đảm bảo bù đắp thiệt hại sau
những vụ tai nạn thì việc tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hoàn toàn cần thiết.

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

11

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

1.2.2. Vai trị của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro
xảy ra cho người tham gia bảo hiểm.
Hoạt động của xe cơ giới là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn rất
dễ xảy ra. Khi rủi ro hay tai nạn bất ngờ xảy ra đều gây ra những thiệt hại về kinh tế,
ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân,
doanh nghiệp, thậm chí gây thiệt hại đến cả tính mạng. Hoạt động bảo hiểm sẽ giúp
giảm bớt gánh nặng tài chính cho chủ phương tiện do khơng phải chi ra những khoản
chi phí bất thường như chi phí cẩu kéo, chi phí sửa chữa, thay thế…Từ đó, chủ xe có
điều kiện nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn.
Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống
của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi
doanh nghiệp.
Vai trị của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng khơng chỉ
dừng lại ở việc bồi thường tổn thất, khắc phục hậu quả tai nạn mà còn thể hiện trong

việc đề phòng và hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao thông. Doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất
xảy ra. Vì nếu rủi ro xảy ra dẫn đến tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho khách hàng. Mà mục tiêu lớn nhất của hoạt động kinh
doanh bảo hiểm là tạo ra lợi nhuận. Do đó, muốn có lợi nhuận cao thì phải tiết kiệm tối
đa chi phí, mà khoản chi bồi thường là khoản chi lớn nhất của các doanh nghiệp bảo
hiểm. Ngồi ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cịn phối hợp với các cơ quan chức năng
nhằm tăng cường giáo dục cho người dân ý thức chấp hành luật lệ giao thông, tham gia
vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về an tồn giao thơng và
dùng quỹ nhàn rỗi của mình vào việc xây dựng, cải tạo hệ thống đường xá, lắp đặt các
hệ thống đèn tín hiệu, dải phân cách để hạn chế các tai nạn giao thơng đáng tiếc có thể
xảy ra.
Góp phần làm tăng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm, tạo công ăn việc
làm cho nhiều lao động, giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội.
Doanh thu phí mà các doanh nghiệp bảo hiểm thu được thông qua việc triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là tương đối lớn so với các nghiệp vụ khác

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

12

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

do đặc điểm của các phương tiện giao thông là ngày càng gia tăng cả về số lượng và
chủng loại. Mặt khác, ý thức của người dân cũng ngày càng được nâng cao, họ quan

tâm hơn đến các rủi ro có thể xảy ra đối với mình và cố gắng tìm mọi cách để đề
phịng, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, số lượng người tham gia loại hình
bảo hiểm này ngày càng nhiều.
Góp phần ổn định ngân sách Nhà nước, huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Mức sống người dân ngày càng cao, số lượng các phương tiện cơ giới cũng tăng
nhanh. Do đó, số lượng người tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng tăng nhanh,
góp phần làm tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước thơng qua hình thức nộp thuế
của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngược lại, chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước
phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ, nâng cao chất lượng hệ thống
cơ sở hạ tầng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân từ đó góp phần nâng cao
chất lượng đời sống dân cư..
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ nhanh chóng
khơi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy ngân sách Nhà nước không phải chi
trả để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường
hợp tổn thất có tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn.
Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an
tồn (cho cá nhân, doanh nghiệp) mà cịn đáp ứng về vốn khơng ngừng tăng lên của
q trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Với việc thu phí
theo “nguyên tắc ứng trước”, các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất
lớn thể hiện lời cam kết của họ với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi. Do vậy các
doanh nghiệp bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt
động kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.3.1. Đối tượng bảo hiểm
Xe cơ giới theo quy định hiện hành là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên
đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe gắn máy. Đối
tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép

SVTH: Lê Tiến Đạt


Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

13

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

lưu hành trên lãnh thổ quốc gia. Để xác định là xe cơ giới, người ta thường dùng các
tiêu thức sau:
Thứ nhất, xe cơ giới phải được gắn động cơ (khác với xe không có động cơ như
xe đạp, xe do gia súc kéo…).
Thứ hai, xe cơ giới di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn bằng chính
động cơ gắn trên nó (khác với tàu hỏa, xe điện…).
Thứ ba, xe cơ giới phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển.
Xe cơ giới bao gồm nhiều loại: ô tô, mô tô, xe chở hàng và xe chuyên dụng
khác. Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này là bản thân chiếc xe. Tuy nhiên các loại
xe như xe dùng để tập đua, tập lái, chạy thử không phải là đối tượng được bảo hiểm
nhưng nếu có thoả thuận riêng thì có thể được bảo hiểm.
Đối tượng được bảo hiểm cần có các điều kiện là: Có giá trị sử dụng và có đầy
đủ các bộ phận để cấu thành một chiếc xe hồn chỉnh. Ngồi ra cịn phải thỏa mãn các
u cầu khác như: đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, có biển kiểm sốt và được
cấp giấy phép lưu hành theo chế độ quy định kiểm sốt của cơng an và nhà nước.
Trong thời gian lưu hành xe phải được kiểm tra kỹ thuật định kỳ để đảm bảo an tồn
khi tham gia giao thơng và người điều khiển xe phải có bằng lái phù hợp với loại xe đó.
Đối với xe mô tô, xe gắn máy, chủ xe chỉ có thể tham gia bảo hiểm tồn bộ vật
chất thân xe, chứ không được tham gia bảo hiểm bộ phận xe. Ở Việt Nam hiện nay,
doanh thu của loại hình bảo hiểm không đáng kể. Đối với xe ô tô, các chủ xe có thể

tham gia tồn bộ hoặc tham gia từng bộ phận của xe. Căn cứ vào đặc điểm kĩ thuật xe ô
tô được chia thành các tổng thành sau: tổng thành thân vỏ, tổng thành hệ thống lái,
tổng thành hộp số, tổng thành động cơ, tổng thành trục trước, tổng thành trục sau, tổng
thành lốp. Ngoài ra một số loại xe cịn có tổng thành các bộ phận chuyên dụng theo yêu
cầu được lắp đặt trên xe như xe cứu thương, cứu hoả, xe chở container…
Căn cứ vào các tổng thành như trên mà các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho
tồn bộ xe hoặc các bộ phận của xe. Trong đó, tổng thành thân vỏ chiếm tỷ trọng lớn
nhất và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hậu quả của rủi ro. Vì vây, đối với nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay thường
bán hai loại hình của sản phẩm là bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

14

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

1.3.2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro khi xảy ra gây tổn thất cho xe cơ giới
sẽ được người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường. Rủi ro được bảo hiểm là những
thiệt hại vật chất xe do:
 Tai nạn đâm va, lật đổ: trường hợp này rất dễ xảy ra và cần được bảo hiểm nhất.
 Hỏa hoạn, cháy nổ
 Tai nạn do thiên tai: bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa gió.
 Mất cắp: Trong trường hợp này chỉ mất cắp toàn bộ xe hoặc bị cướp mới được

bảo hiểm, mất cắp bộ phận xe không được bảo hiểm là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, tránh trục lợi bảo hiểm, vì chủ xe có thể tháo bộ phận xe giấu đi và
đòi doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường.
Thứ hai, bộ phận xe thường có giá trị khơng cao. Do đó, chi phí xác nhận mất
cắp lớn hơn so với số tiền được bồi thường.
Thứ ba, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người mua bảo hiểm trong việc bảo
vệ tài sản của mình.
 Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho xe được bảo
hiểm trong những trường hợp nêu trên, các doanh nghiệp bảo hiểm còn thanh toán cho
chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý như :
 Chi phí ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các
rủi ro được bảo hiểm
 Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
 Chi phí giám định thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.
 Chi phí ra tồ (nếu có).
1.3.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không nhận bảo hiểm và không chấp nhận bồi thường
cho những thiệt hại vật chất của xe xảy ra do:
Một là, hao mòn tự nhiên, hỏng hóc do sử dụng, lão hóa, mất giá, giảm dần chất
lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa, trong quá trình sửa
chữa (bao gồm cả chạy thử).

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp


15

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

Hai là, hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp hư hỏng mà
không do tai nạn gây ra.
Ba là, mất cắp bộ phận của xe .
Bốn là, hành động cố ý của chủ xe, lái xe.
Năm là, xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy
định trong điều lệ trật tự an tồn giao thơng vận tải đường bộ của liên bộ giao thông
vận tải- nội vụ.
Sáu là, chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an tồn giao thơng đường bộ:
 Xe khơng có giấy phép lưu hành;
 Xe khơng có bằng lái hoặc có nhưng khơng hợp lệ ;
 Lái xe bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự
khác trong khi điều khiển xe ;
 Xe chở chất cháy, nổ trái phép ;
 Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách qui định ;
 Xe đi vào đường cấm ;
 Xe đi đêm khơng có đèn ;
 Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
Bảy là, loại trừ rủi ro có tính “xã hội” với hậu quả lan rộng như: chiến tranh, bạo
loạn…
Tám là, loại trừ những thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị
thương mại; ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.
Chín là, tai nạn xảy ra ngồi lãnh thổ nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam (trừ trường hợp có thỏa thuận riêng).
Ngồi ra, người bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc tồn bộ số tiền bồi
thường cho chủ xe khi:
 Chủ xe cung cấp thông tin không đầy đủ, trung thực khi kê khai các nội dung

trong giấy bảo hiểm (về tình trạng xe, địa bàn hoạt động của xe).
 Không thực hiện đầy đủ các quy định về: thông báo tai nạn, truy đòi người thứ
ba, vấn đề này phụ thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo hiểm, vào
những yếu tố khác của hợp đồng như là phí bảo hiểm.

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

16

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

Cần lưu ý thêm rằng, trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu
xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới. Tuy nhiên,
nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ hồn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ có yêu cầu.
1.3.4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
1.3.4.1. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm
người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Giá xe trên thị trường ln ln biến động. Vì vậy, để xác định được giá trị của
xe, các doanh nghiệp bảo hiểm thường căn cứ vào các nhân tố:
- Loại xe ;
- Năm sản xuất ;
- Mức độ mới cũ của xe.
-…

Giá trị bảo hiểm được xác định theo hai trường hợp:
- Nếu là xe mua mới giá trị bảo hiểm chính là giá mua mới của xe.
- Nếu là xe đã qua sử dụng thì giá trị bảo hiểm của xe được tính bằng
công thức: Giá trị bảo hiểm = Nguyên giá - Khấu hao
+ Nguyên giá ở đây chính là giá mua mới hay giá trị ban đầu của xe.
+ Để tính khấu hao các doanh nghiệp bảo hiểm thường dựa vào nguyên giá và tỷ lệ
khấu hao bình quân của xe trong một năm, cụ thể là:

Giá trị khấu hao = Nguyên giá  Tỷ lệ khấu hao 1 năm 

Thời gian xe sử dụng

12
Trên thực tế rất nhiều xe đã khấu hao hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng và vẫn
sử dụng được. Điều này buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải có những biện pháp linh
hoạt nhằm thu hút và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
1.3.4.2. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền nhất định được ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy
chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong việc
bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

17


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

Trên cơ sở giá trị bảo hiểm, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số tiền bảo
hiểm nhỏ hơn (bảo hiểm dưới giá trị) hoặc bằng (bảo hiểm ngang giá trị) hoặc lớn hơn
(bảo hiểm trên giá trị) giá trị thực tế của xe. Việc quyết định tham gia bảo hiểm với số
tiền là bao nhiêu sẽ là cơ sở để xác định số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra.
1.3.4.3. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà người tham gia bảo
hiểm phải nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm sau khi kí kết hợp đồng bảo hiểm.
Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo cơng
thức: P = f + d
Trong đó:
P: Phí thu mỗi đầu xe;
f: Phí thuần;
d: Phụ phí.
Phí thuần (f) được xác định căn cứ vào số liệu thống kê về tình hình bồi thường
tổn thất trong những năm trước đó và được xác định như sau:
n

f=

 S T
i 1

i

i

n


C
i 1

i

Trong đó:

Si: số vụ tai nạn giao thơng xảy ra năm thứ i
Ti: thiệt hại vật chất bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci: số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i
Phụ phí (d) bao gồm các chi phí: chi đề phịng hạn chế tổn thất, chi quản lý,...
Nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm thường áp dụng cơng thức tính
phí bảo hiểm như sau: P = Sb × R
Trong đó:
P: Phí bảo hiểm;
Sb: Số tiền bảo hiểm;
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm.
Tỷ lệ phí ở cơng thức này do Bộ Tài Chính quy định và nó phụ thuộc vào các
yếu tố sau:
 Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông xảy ra;
 Thiệt hại bình qn mỗi vụ tai nạn giao thơng xảy ra;

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

18


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định



Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn).
Cơ sở xác định phí bảo hiểm chủ yếu dựa trên các yếu tố sau:
 Một là, những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe:
- Loại xe: Mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật, mức độ an tồn khác nhau
nên phí bảo hiểm vì thế cũng khác nhau.
- Mục đích sử dụng xe: Xe tham gia giao thơng càng nhiều thì mức độ rủi ro tai
nạn càng lớn.
- Phạm vi địa bàn hoạt động: xe hoạt động trên những địa bàn có mức độ phức
tạp, nguy hiểm cao nên xác suất gặp rủi ro lớn vì thế mức phí bảo hiểm cho những loại
xe này phải cao hơn các xe khác.
- Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe: vì xe sử dụng càng lâu, mức độ hao
mịn càng nhiều nên tính an tồn càng thấp, khả năng gặp rủi ro lớn.
 Hai là, những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều khiển xe.
- Giới tính, tuổi tác của người lái xe.
- Kinh nghiệm của người lái xe: Theo số liệu thống kê những lái xe trẻ tuổi bị
tai nạn nhiều hơn so với lái xe lớn tuổi, đặc biệt tình trạng tai nạn trong nhóm thanh
thiếu niên sử dụng xe cơ giới ngày một tăng.
- Tiền sử của lái xe: cho biết các hành vi vi phạm an toàn giao thông, mức độ
liên quan đến các vụ tai nạn giao thơng phát sinh…
- Q trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm.
 Ba là, việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào giới hạn phạm vi bảo hiểm,
tham gia miễn thường ở mức nào và có sự phân biệt giữa bảo hiểm từng xe lẻ và
bảo hiểm cả đội xe.
 Bốn là, chủ xe tham gia bảo hiểm trong thời gian bao lâu dưới 1 năm, 1 năm hay
trên 1 năm. Thường thường, các chủ xe sẽ mua bảo hiểm theo từng năm một.

Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động một số ngày trong
năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo cơng thức sau:

Phí bảo hiểm

=

Mức phí cả năm

x

Số ngày xe đã hoạt động trong năm
365

Hồn phí bảo hiểm: Đó là trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm,
nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó. Trong trường
SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

19

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

hợp này thơng thường doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hồn lại phí bảo hiểm của những tháng
ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hồn lại được tính như sau:


Phí hồn lại

= Phí cả năm

x

Số tháng nghỉ hoạt động
12

x

Tỷ lệ phí hồn lại

Tùy theo từng doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau mà quy định tỷ lệ hồn phí
khác nhau. Nhưng thơng thường tỷ lệ này là 80%.
1.3.5. Giám định và bồi thường tổn thất
1.3.5.1.Giám định tổn thất
a/ Nguyên tắc giám định
Việc giám định phải tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông tin tai nạn
(quy định chung là 5 ngày). Nếu không tiến hành giám định sớm được thì lý do của
việc chậm trễ phải được đề cập trong biên bản giám định.
Mọi thiệt hại về vật chất xe thuộc trách nhiệm bảo hiểm đều phải được tiến hành
giám định trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo
hiểm ủy quyền với sự có mặt của chủ xe, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan hoặc
người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Khi chủ xe không thống nhất được nguyên nhân và mức độ tổn thất do giám
định viên của doanh nghiệp xác định thì hai bên thoả thuận chọn giám định viên độc
lập, phí giám định do doanh nghiệp bảo hiểm trả nếu kết luận giám định của hai bên
không trùng nhau, nếu kết luận giám định trùng nhau thì chủ xe phải trả phí.
Cơng tác giám định của doanh nghiệp bảo hiểm phải độc lập với các cơ quan

chức năng khác và không được tiết lộ nội dung giám định. Trong trường hợp đặc biệt
không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào
các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên
quan do chủ xe có trách nhiệm cung cấp để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

b/ Quy trình giám định
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý thơng tin về tai nạn

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A


Khóa luận tốt nghiệp

20

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Định

Yêu cầu khi tiếp nhận thơng tin tai nạn cần phải nắm được:
Tình hình tai nạn: số xe, chủ xe, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, sơ bộ thiệt
hại…
Việc tham gia bảo hiểm: thời hạn bảo hiểm, nơi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm
(hoặc đơn bảo hiểm), phạm vi tham gia bảo hiểm.
Giải quyết bước đầu của chủ xe và các cơ quan chức năng: Sau khi tiếp nhận
thông tin tùy theo tình hình yêu cầu, sẽ hướng dẫn bước đầu cho chủ xe thu thập các
giấy tờ cần thiết chuẩn bị cho công tác giám định cũng như giải quyét bồi thường sau
này đồng thời tiến hành những công việc cần thiết để hạn chế tổn thất phát sinh, bảo vệ
hiện trường xe bị tai nạn, nếu cần phải khai báo cơ quan chức năng để giải quyết tai
nạn đúng luật. Thống nhất với lái xe, chủ xe về thời gian, địa điểm giám định. Chuẩn bị

những yếu tố cần thiết về con người, trang thiết bị, phương tiện để tiến hành giám định.
Bước 2: Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là quá trình giám định những thiệt hại trong vụ tai nạn. Việc
giám định này chia làm 2 giai đoạn đó là giám định sơ bộ tổn thất ban đầu và giám
định chi tiết.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với chủ
phương tiện ( hoặc người đại diện) tiến hành giám định ban đầu để xác định sơ bộ thiệt
hại.
Việc giám định chi tiết của xe sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe thực
hiện trước khi tiến hành sửa chữa xe.Sau khi đã xác định được một cách chi tiết những
thiệt hại xảy ra hai bên xây dựng phương án sửa chữa.Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ
xe sẽ thống nhất lựa chọn nơi sửa chữa với chi phí hợp lý và đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy
tờ, hồ sơ liên quan đến chiếc xe bị tai nạn. Trong quá trình giám định nhất thiết phải có
mặt của cả hai bên doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm. Nhân viên giám
định bảo hiểm chụp ảnh hiện trường nơi xảy ra tai nạn đồng thời phối hợp với công an
để thu thập tư liệu, sau đó lập biên bản giám định.
1.3.5.2. Bồi thường bảo hiểm
a/ Quy trình bồi thường

SVTH: Lê Tiến Đạt

Kinh tế bảo hiểm 53A



×