Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.77 KB, 36 trang )










SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
CỦA ĐỊA PHƯƠNG



I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền giáo dục nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chất lượng giáo dục ở
nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
Cùng với đó, tình trạ
ng dạy thêm, học thêm vẫn còn tiếp diễn, tình trạng lạm thu ở các
bậc học đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, vấn đề quy hoạch, thành lập, nâng cấp
các trường đại học, cao đẳng, liên kết đào tạo còn nhiều bất cập; quản lý giáo dục còn
nhiều lúng túng; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự hiệu quả.
Để phát huy những thành tựu đã đạt được, cũng như khắc phục có hiệ
u quả
những yếu kém, để đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu của
công cuộc đổi mới, tạo nển tảng đưa nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI định hướng: “Tiếp tục đổi mới cơ chế


quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh th
ần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo
dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ
thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo;
tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết
khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo…”
1

Với định hướng trên, Thanh tra giáo dục đóng vai trò quan trọng, như một kênh
để đánh giá chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra giáo dục còn gặp
nhiều khó khăn như: bất cập, chồng chéo trong cơ chế quản lý giữa các ngành, các
cấp; các quy định của pháp luật chuyên ngành mâu thuẫn, chồng chéo; đối tượng
thanh tra đa dạng, phức tạp; phạm vi thanh tra rộng; tổ chức thanh tra chưa phù hợp
với trách nhiệm quả
n lý ngành… Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh
tra giáo dục góp phần vào đổi mới cơ chế quản lý giáo dục thì còn nhiều vấn đề cần
được nghiên cứu, mổ xẻ về mặt lý luận và thực tiễn. Với góc nhìn pháp lý và thực tiễn
bản thân đang công tác tại Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo ý, tác giả quyết định
chọn đề tài “Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo d
ục của địa
phương”.


1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia-
Sự thật, Hà Nội, tr.217-218
.


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài.
Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu có liên quan đến một số đề tài
như:
Các bài viết khoa học trên sách, báo, tạp chí như: Nguyễn Thị Thương Huyền
(2008), “Đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chức thanh tra – cơ sở để hoàn thiện pháp
luật thanh tra”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12), Hà Nộ
i; Phan Trung Lý (2010),
“Thanh tra chuyên ngành: khái niệm, tổ chức và hoạt động”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, (12), Hà Nội; Hoàng Văn Vy (2010), “Luật Thanh tra cần có những quy
định linh hoạt cho hoạt động thanh tra chuyên ngành”, Tạp chí Thanh tra, (3), Hà Nội.
Các luận văn chuyên ngành luật học liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh
tra chuyên ngành như: Võ Thị Mai Trâm (2005), Hoạt động thanh tra trong lĩnh vực
văn hóa – Thực trạng và kiến nghị, Luận văn cử nhân, Đại học Luật Tp. H
ồ Chí Minh;
Đặng Thị Ngọc Uyên (2006), Hoạt động thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Luận
văn cử nhân, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; Lý Thanh Long (2008), Thanh tra xây
dựng quận, huyện; thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh; Thái Bỉnh Nghĩa (2010),
Nâng cao hiệu quả thanh tra đất đai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc s
ỹ,
trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Bùi Ngọc Thanh Trung (2011), Pháp luật về
hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa, Luận văn thạc sỹ, Đại học
Luật TP.Hồ Chí Minh;
Các công trình trên nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra,
kiểm tra, giám sát ở Việt Nam; phân định phạm vi hoạt động giữa thanh tra với kiểm
tra, giám sát; phân biệt giữa hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành; quá trình hình thành và phát triển của thanh tra chuyên ngành. Tậ
p trung lý

giải những vấn đề về khái niệm, vị trí, vai trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát; đánh
giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra chuyên ngành. Lý giải
những vấn đề về thực tiễn thi hành pháp luật thanh tra nói chung và pháp luật thanh
tra chuyên ngành nói riêng, bất cập, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện pháp luật
thanh tra nói chung và pháp luật thanh tra chuyên ngành nói riêng, các biện pháp tăng
cường cơ chế quản lý ngành.
Luận án tiến sĩ luật học: Nguyễ
n Thị Thương Huyền (2009), Hoàn thiện pháp
luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ, Viện Nhà nước và Pháp luật,
Hà Nội.

Luận án đã có cách tiếp cận mới trong việc phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận
của việc hoàn thiện pháp luật thanh tra với quan điểm là một chức năng của quản lý
nhà nước nhằm kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước trong hành pháp. Pháp luật
thanh tra với tính cách là một chế định của ngành Luật hành chính và những đặc điểm,
nội dung cơ bản của chúng. Luận án đã chỉ ra nh
ững tiêu chí xác định đối tượng điều
chỉnh của pháp luật thanh tra, đặc điểm của quan hệ pháp luật thanh tra cũng như tiêu
chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật thanh tra. Luận án đã so sánh đối chiếu
tổ chức và hoạt động thanh tra hành chính và chuyên ngành của Việt Nam với một số
quốc gia trên thế giới.
Từ cơ sở lý luận của khoa học hành chính và luật học, Luậ
n án đã phân tích,
tổng kết và chỉ ra những thành công cũng như hạn chế của pháp luật thanh tra từ góc
độ pháp luật thực định cũng như thực tiễn việc thực hiện pháp luật là những nguyên
nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra.
Luận án đã phân tích những nhu cầu khách quan, đòi hỏi tất yếu của việc hoàn
thiện pháp luật thanh tra; trình bày h
ệ thống quan điểm hoàn thiện để từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra có tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao

hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền, cải cách hành chính, yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng ở
Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình trên chưa nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp luật thanh
tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, chư
a lý giải những vấn đề về thực tiễn thi
hành pháp luật thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nói chung và thanh tra
giáo dục địa phương nói riêng. Các đề tài trên cũng chưa đề cập tới tổ chức và hoạt
động thanh tra giáo dục, cũng như hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực
giáo dục của địa phương.
Như vậy, đến nay chưa có một đề tài khoa học nào tiếp cận ở góc nhìn pháp lý
về hoạt
động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương một cách
có hệ thống và toàn diện về mặt lý luận cũng như đánh giá thực trạng, đề ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra giáo dục.

1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực
giáo dục của địa phương.
1.2.1. Khái niệm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Theo Từ điển Việt Nam từ thanh tra dùng để chỉ “kiểm soát, xem xét tại chỗ
việc làm của địa phương, cơ quan xí nghiệp”
2
. Với nghĩa này, “thanh tra” bao hàm
kiểm soát, xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “Thanh tra” là “việc kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ
quan, tổ chức, cá nhân…”
3
. Theo Từ điển Luật học, “Thanh tra” là hoạt động “xem

xét để làm rõ việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân…”
(4)
. Từ đó, Thanh tra được hiểu là hoạt động nhằm
nhận xét, làm rõ quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ
của các chủ thể.
Còn Thanh tra chuyên ngành theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: “Tổ
chức thanh tra thuộc bộ, sở có quyền thanh tra mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan tới chức năng quản lý nhà nước chuyên
ngành của bộ, s
ở.”
5

Từ các khái niệm trên, thanh tra chuyên ngành được hiểu là việc xem xét, làm
rõ, ngăn chặn việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan tới chức năng quản lý nhà
nước chuyên ngành của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khi có Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến trước thời điểm Luật Thanh tra năm
2004 ban hành thì chưa có một khái niệm pháp lý đầy đủ về thanh tra chuyên ngành.
Sau khi có Pháp lệnh Thanh tra 1990, khái niệm thanh tra chuyên ngành cũng chưa
được khẳng định. Điều 1, Nghị định s
ố 358/HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1992 của Hội
đồng bộ trưởng quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục (sau đây gọi tắt là
Nghị định số 358/HĐBT) đưa ra một khái niệm chung về thanh tra giáo dục như sau
mà không thể hiện rõ như thế nào là hoạt động thanh tra chuyên ngành: “Thanh tra
giáo dục thực hiện quyền thanh tra Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả
nước nhằm tă
ng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo”. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý ngành, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 101/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2002 quy định về tổ
chức và hoạt động của thanh tra giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số

101/2002/NĐ-CP) thay thế Nghị định số 358/HĐBT và tại Nghị định này đã đư
a ra
khái niệm pháp lý về thanh tra giáo dục như sau: “Thanh tra giáo dục là thanh tra

2
Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
tr.882.
3
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nôi,
tr 106.
4
Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa-NXB Tư pháp, Hà
Nội, tr 696.

5
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nôi,
tr 107.

chuyên ngành về giáo dục. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm
vi quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy
nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục”. Như vậy, tại văn bản
này đã khẳng định thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành nhưng nội hàm của
khái niệ
m cũng không làm rõ thế nào là hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo
dục. Đến khi có Luật Thanh tra năm 2004, tại Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18
tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo
dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/2006/NĐ-CP) không đưa ra khái niệm thanh
tra giáo dục mà liệt kê các hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
tại Điều 13, Điều 14.

Đến nay tuy không có một khái niệm pháp lý thanh tra chuyên ngành về
giáo
dục nhưng căn cứ khái niệm thanh tra chuyên ngành của Luật Thanh tra năm 2010 và
các đặc trưng của thanh tra giáo dục, Thanh tra chuyên ngành về giáo dục được hiểu
là: “là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực về giáo
dục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật
chuyên ngành về giáo dục, những quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý
của ngành, lĩnh vực thuộc quy
ền quản lý về giáo dục”.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
của địa phương.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục cũng là một chức
năng cơ bản và vô cùng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục .
Theo quy định của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
của Quốc hội khóa XI được sửa đổi bổ
sung bởi Luật số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng
11 năm 2009 của Quốc hội khóa XII (sau đây viết tắt là Luật Giáo dục) thì giáo dục
bao gồm giáo dục và đào tạo. Giáo dục cũng được hiểu bao gồm việc dạy và học và
đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ
sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tả
ng cho việc truyền
thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh
thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ
của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu
mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến nh
ững rèn luyện về tinh thần, và làm chủ
được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội.
Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare"
có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra
những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".


Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục - đào tạo luôn đóng một vai trò hết
sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả
nhân loại. Giáo dục - đào tạo là chìa khoá, là động lực đối với sự phát triển của xã hội.
Từ lâu Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận thức đượ
c vai trò của giáo
dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong việc cải tạo, phát
triển con người, làm biến đổi con người cũ, xây dựng con người mới. Người viết:
“Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”
6
.
Giáo dục là một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Giáo dục
có vai trò nâng cao về trình độ nhận thức đường lối, chính trị, giáo dục nhất thiết phải
gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân, theo Người: “Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu”
7
.
Đảng ta khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,
xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với
phát triển khoa học và cộng nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào
tạo là đầu tư cho phát triển.”
8

Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức của bộ máy hành chính
nhà nước đối với các hoạt động giáo dục nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào
tạo. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương
trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn
bằng, chứng chỉ; tậ

p trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp
quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các
cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: giáo dục mầm
non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, trung h
ọc cơ sở, trung học
phổ thông; giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; giáo dục
đại học, sau đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình
độ tiến sĩ.
Giáo dục và đào tạo nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới
có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập qu
ốc tế về giáo dục đã
trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và
truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự

6
Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t3, tr 383.
7
Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t4, tr 8.
8
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc
gia-Sự thật, Hà Nội, tr.77.

phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Trong khi đó, quản lý giáo dục vẫn còn
nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách
nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản
lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng
bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp gi
ữa ngành giáo dục và các bộ, ngành,
địa phương chưa chặt chẽ. Vậy nên, vấn đề đổi mới về quản lý giáo dục đặt ra hết sức

bức thiết, trong đó có công tác thanh tra giáo dục.
Giữa quan lý nhà nước về giáo dục và thanh tra chuyên ngành về giáo dục có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Thế nên nội dung, phạm vi quản lý nhà nước quyết
định phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Và thông qua
hoạt độ
ng thanh tra chuyên ngành về giáo dục không chỉ giúp chủ thể quản lý nhà
nước về giáo dục phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, khiếm khuyết của pháp luật
chuyên ngành về giáo dục để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật mà
còn giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật chuyên
ngành, các quy đị
nh về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành; phát huy nhân
tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong công tác giáo dục “nên kiểm thảo kỹ công tác “cải
cách” về chương trình chủ trương và cách thi hành, để tìm thấy những khuyết điểm
mà sửa đổi, những ưu điểm mà phát triển thêm”
9

Điều 99, Luật Giáo dục quy định nội dung quản lý giáo dục bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban
hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo
dục khác;
3. Quy định mục tiêu, ch
ương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo;
tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát
hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng

giáo dục;
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;

9
Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t6, tr 266.


6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục;
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực giáo dục;
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo d
ục;
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với
sự nghiệp giáo dục;
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Từ đó, hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo dục nói chung và hoạt động
thanh tra chuyên ngành của địa phương có những đặc điểm sau:
Chủ thể thanh tra:
Sau khi có Pháp l
ệnh Thanh tra năm 1990 thì lĩnh vực giáo dục đã có Nghị định
số 358-HĐBT, tại văn bản này đã quy định hệ thống thanh tra giáo dục gồm Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT và “ở huyện và cấp tương đương, công tác thanh tra giáo dục
do Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo trực tiếp phụ trách” (khoản 3, Điều 3).
Thực hiện Luật Giáo dục, kế thừa Nghị định số 358-HĐ
BT, Nghị định số
85/2006/NĐ-CP khẳng định cơ quan thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

là Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT nhưng ở văn bản này có một điểm mới là quy định trách
nhiệm phụ trách công tác thanh tra của Hiệu trưởng, thủ trưởng các trường trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: “… Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo
dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp do Hi
ệu trưởng, thủ trưởng cơ sở trực
tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.” (Điều 19, Nghị
định số 85/2006/NĐ-CP).
Như vậy, chủ thể thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực của địa phương bao
gồm: Thanh tra Sở GD&ĐT, Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn mỗi tỉ
nh.
Chủ thể thanh tra trong lĩnh vực giáo dục của địa phương có một điểm đặc thù
so với các chủ thể thanh tra chuyên ngành khác là có Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu
trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn mỗi tỉnh.
Nhưng vấn đề đặt ra là hoạt động thanh tra của các chủ thể này so với Luật Thanh tra
năm 2010 có chính danh hay không. Vì theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010

và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính Phủ quy định
về cơ quan được giao thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh
tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 07/2012/NĐ-CP) thì Phòng
GD&ĐT không thuộc phạm vi điều chỉnh.
Nội dung thanh tra: Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 85/2006/NĐ-CP,
nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo dục gồm:
1. Thanh tra vi
ệc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành về giáo dục đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý về giáo dục.
2. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương
pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc
thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở
cơ sở

giáo dục;
3. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính;
Trong các nội dung trên thì nội dung 2 là nội dung thanh tra mang tính đặc
trưng của thanh tra giáo dục, phân biệt với các hoạt động thanh tra chuyên ngành
khác, cụ th
ể:
- Đánh giá các cá nhân, tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo, giáo dục do nhà
nước quy định trong toàn bộ kế hoạch của một khóa đào tạo hay một nội dung của bài
giảng là nhằm mục đích ngằn ngừa những hiện tượng đưa những nội dung giáo dục
không lành mạnh vào nhà trường và đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho người học.
- Chương trình giáo dục và
đào tạo nhằm đảm bảo đầy đủ chất lượng giáo dục,
đào tạo, đạt mục tiêu đã đề ra; chống các hiện tượng cắt xén chương trình nhằm để
giảm chi phí đào tạo, chạy theo tỷ lệ tốt nghiệp… dẫn đến nội dung giáo dục bị bóp
méo.
- Việc kiểm soát quy chế chuyên môn trong quá trình giảng dạy, đánh giá, thi
cử là nội dung thanh tra hết sức cần thiết. Vì việ
c thực hiện quy chế chuyên môn
không nghiêm túc sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, phản ánh không đúng thực
chất chất lượng đào tạo, không đảm bảo sự công bằng, ảnh hưởng đến tư chất của
người học. Ví dụ: Vụ việc tiêu cực tại trường Trung học phổ thông Đồi Ngô, tỉnh Bắc
Giang trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012.
- Vă
n bằng, chứng chỉ là một trong những vấn đề có tính thời sự. Nạn bằng cấp
giả đang tràn lan trong xã hội, len lõi khắp các ngành nghề và hành vi làm bằng cấp

giả ngày một tinh vi hơn thì nội dung thanh tra văn bằng, chứng chỉ là một trong

những biện pháp hữu hiệu hạn chế nạn bằng cấp giả.
- Thanh tra nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên là một hoạt động
thanh tra đặc thù của thanh tra giáo dục. Đây là biện pháp nhằm tư vấn, thúc đẩy năng
lực sư phạm của giáo viên, ngăn ngừa việc giảng dạy tùy tiện ảnh h
ưởng đến chất
lượng giáo dục cho cả một thế hệ học sinh.
- Thanh tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục như: Diện tích khuôn
viên, cảnh quan, môi trường sư phạm; số lượng phòng học, phòng làm việc, phòng thí
nghiệm thực hành, phòng bộ môn, thư viện, phòng đa chức năng, phòng y tế, bếp ăn
tập thể, khu nội trú, bán trú, khu vực để xe, vệ sinh, sân chơi, bãi tập, nhà đa ch
ức
năng, môi trường sư phạm, đội ngũ nhà giáo/quy mô người học, chương trình, giáo
trình… là nội dung thanh tra cần được quan tâm nhiều hơn trong hoàn cảnh các
trường tư thục ngày một nhiều trong khi việc đầu tư nhằm thực hiện các cam kết khi
thành lập trường còn nhiều hạn chế.
Tùy từng cấp học, bậc học, loại hình đào tạo mà chủ thể thanh tra căn cứ vào
các văn bản quy phạ
m pháp luật điều chỉnh cụ thể về mục tiêu, kế hoạch, chương
trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế đánh giá, xếp
loại nhà giáo và những quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo để
xác định các nội dung thanh tra tương ứng.
Ví dụ: Ở bậc học mầm non có những nội dung đặc trưng như: đồ dùng,
đồ chơi
trong lớp và ngoài trời, thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ (chế độ ăn ngủ, học
tập, tổ chức các hoạt động vui chơi, theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ )…; ở các bậc
học phổ thông: bàn nghế, đồ dùng dạy học, sân chơi, bãi tập, tuyển sinh, kiểm tra,
đánh giá xếp loại học sinh, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, thi tốt nghi
ệp…
Đối tượng thanh tra:
Đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục: Cơ quan, tổ chức, cá

nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt
Nam. Như vậy, đối tượng của thanh tra giáo dục rất rộng, đa dạng nhưng có thể chia
thành hai nhóm đối tượng sau:
Nhóm 1: Các cá nhân, tổ chức hoạt động giáo dục từ nguồn ngân sách nhà
nước hoặc một phần từ ngân sách nhà nướ
c (mầm non, phổ thông công lập, các trung
tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học…).
Nhóm 2: Các cá nhân, tổ chức hoạt động giáo dục từ nguồn vốn tự có (trường
phổ thông tư thục, công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục…).

Đối với thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương, đối
tượng thanh tra gồm các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm
quyền quản lý của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các cá nhân, đơn vị thuộc quyền quản
lý của thủ trưởng các cơ sở đại học, trung cấp chuyên nghiệp.
Trình tự thủ tục: Ngoài các trình tự, thủ tục chung theo Luật thanh tra nă
m 2010 thì
của hoạt động thanh tra giáo dục có những trình tự cụ thể đặc thù, ví dụ: thanh tra các kỳ
thi (trình tự thanh tra chuẩn bị thi, thanh tra coi thi, thanh tra chấm thi, phúc khảo), thanh
tra hoạt động sư phạm của nhà giáo (xem xét hồ sơ, giáo án, dự giờ, phân tích, đánh giá giờ
dạy ), thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục
Phạm vi thanh tra: Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân
nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phươ
ng thuộc phạm vi quản lý của các
Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, thủ trưởng các cơ sở đại học, trung cấp chuyên nghiệp.
2. Nhận xét chung về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo
dục của địa phương.
2.1. Những kết quả đạt được.
Thời gian qua, các Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
ngành nhận thức ngày càng đầy đủ về công tác thanh tra giáo dục. Đội ngũ thanh tra
chuyên trách tương đối ổn định, có nă

ng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, chủ động trong
hoạt động trên cơ sở chương trình, kế hoạch được phê duyệt. Cộng tác viên thanh tra
được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, được bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, đáp ứng
nhiệm vụ được giao. Các Sở GD&ĐT đã tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch,
chương trình công tác thanh tra năm học 2009-2010. Hoạt động thanh tra thực hiện có
chất lượng, n
ền nếp, hiệu quả. Qua thanh tra các cấp quản lý đã kịp thời phát hiện,
ngăn ngừa, chấn chỉnh những lệch lạc, xử lý những sai phạm. Hoạt động thanh tra đã
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm đúng quy định,
việc cấp phát, quản lý văn bằng chứng chỉ chặt chẽ, công tác tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo kịp thờ
i, đúng pháp luật, kỷ cương, nền nếp của ngành được
giữ vững.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện, cụ thể, đầy
đủ, đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, cụ thể: Nghị định số 85/2006/NĐ-
CP, Thông tư 43/2006/TT- BGDĐT; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được ban
hành từ năm 2002 và đến năm 2005, lĩnh vực giáo dục đã có Ngh
ị định số
49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số
49/2005/NĐ-CP); Thông tư số 51/2006/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 12 năm 2006 của
Bộ GD&ĐT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày

11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạtvi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (sau
đây gọi tắt là Nghị định số 40/2011/NĐ-CP) …
Căn cứ vào các Chỉ
thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của

giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên
nghiệp; văn bản của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học
và các văn bản chỉ đạo của địa phương, các Sở và Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế
hoạch thanh tra năm học trình c
ấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch thanh tra cơ
bản đã triển khai được các nhiệm vụ trọng tâm của năm học và phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương. Thanh tra chuyên ngành đã được triển khai cụ thể, thiết thực,
có trọng tâm, trọng điểm. Các chỉ tiêu thanh tra toàn diện đơn vị và thanh tra hoạt
động sư phạm của giáo viên các địa phương xây d
ựng sát với chỉ tiêu Bộ GD&ĐT quy
định. Một số chuyên đề về đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục,
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; hoạt động của các trường ngoài
công lập đã được các Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra luân phiên hầu
hết các cơ sở giáo dục.
Theo báo cáo tổng kết năm học của Bộ GD&ĐT: trong năm học 2011-2012,
toàn quốc có 13.446 trường mầm non (tăng 470 trường so với năm học 2010-2011).
Trong đó, công lập 11.462 trường (tăng 1.720 trường), bán công 536 trường (giảm
1.262 trường), dân lập 112 trường (giảm 204 trường), tư thục 1.336 trường (tăng 216
trường). Cấp tiểu học 15.273 trường (tăng 101 trường so với năm học 2009-2010).
Cấp trung học cơ sở có tổng số 10.859 trường, tăng 115 trường so với năm học 2010-
2011. Cấp trung họ
c phổ thông có tổng số 2.683 trường, tăng 76 trường so với năm học
2010-2011; Cả nước hiện có 70 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 642 trung
tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh cấp huyện (tăng 6 trung tâm so với năm học 2010-
2011), chiếm tỷ lệ 91,45% tổng số huyện/thị. cụ thể là: có 191 trung tâm giáo dục thường
xuyên - hướng nghiệp - dạy nghề (29,6 %); 116 trung tâm giáo dục thường xuyên -
hướng nghiệp (18%); 52 trung tâm giáo dục thường xuyên - dạ
y nghề (8%). Cả nước có
tổng cộng 596 cơ sở có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có 272 trường trung
cấp chuyên nghiệp, 204 trường cao đẳng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, 86 trường đại

học đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và 34 cơ sở khác đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
10


10
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2012 – 2013, NXB Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, tr 106-107.

Kết quả thanh tra trong năm 2011-2012:
11

* Thanh tra toàn diện đơn vị
Năm học 2011- 2012 các Sở GD&ĐT đã thanh tra được 668 cơ sở giáo dục đạt
tỷ lệ 18%, các Phòng GD&ĐT đã thanh tra được 7519 cơ sở, đạt tỷ lệ 19%. Các cuộc
thanh tra toàn diện đơn vị đã triển khai theo đúng Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày
20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà
trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt
động sư phạm của giáo viên. Tổ chức
thanh tra đúng quy trình, kế hoạch và đảm bảo tiến độ đề ra. Trên cơ sở các hoạt động
giáo dục của nhà trường, Đoàn thanh tra đánh giá đúng thực trạng, khẳng định những
mặt đã làm được, nêu ra những hạn chế thiếu sót trong công tác quản lý điều hành của
lãnh đạo, thực hiện quy chế chuyên môn, kỷ cương, nền nếp dạ
y học của giáo viên,
kết quả rèn luyện văn hóa, đạo đức của học sinh. Nhận xét, đánh giá của Đoàn là cơ sở
để nhà trường phát huy ưu điểm, tìm giải pháp khắc phục hạn chế thiếu sót, mặt khác
giúp các cơ quan quản lý giáo dục có phương án, quyết sách phù hợp trong việc phát
triển giáo dục địa phương. Các cuộc thanh tra toàn diện đơn vị góp phần quan trọng
trong việc duy trì nền nếp và nâng cao ch
ất lượng hoạt động dạy và học trong các nhà
trường hiện nay.

* Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
Các Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
theo các chuyên đề riêng hoặc lồng ghép trong cuộc thanh tra toàn diện đơn vị. Không
tổ chức cho Cộng tác viên thanh tra tiến hành thanh tra độc lập. Tổng số giáo viên
được thanh tra là 23.722, đạt tỷ lệ 14,5%. Các cuộc thanh tra được triển khai đồng đều
ở các cấp h
ọc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm
giáo dục thường xuyên. Trong quá trình thanh tra, các Cộng tác viên đã phát huy tinh
thần trách nhiệm và năng lực nghiệp vụ, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của
giáo viên qua việc kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc thực hiện chương trình quy chế
chuyên môn, dự giờ thăm lớp, qua đó đánh giá toàn diện chất lượng hoạt động sư

phạm của giáo viên. Giúp giáo viên ở các đơn vị thấy rõ các ưu điểm để phát huy,
những tồn tại để rút kinh nghiệm. Trên cơ sở những hạn chế thiếu sót, Cộng tác viên
thanh tra đã tư vấn trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục học
sinh để giáo viên tham khảo, áp dụng. Mặt khác, kết quả thanh tra hoạt động sư phạm
của giáo viên là cơ sở để bồ
i dưỡng, phát triển cán bộ quản lý và chấn chỉnh kỷ cương
nền nếp trong hoạt động giáo dục của nhà trường.
* Thanh tra các chuyên đề.

11
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu Hội nghị Triển khai nhiệm vụ thanh tra khối các Sở
Giáo dục và Đào tạo năm học 2012 – 2013, Hà Nội, tr 17-19.

- Thanh tra công tác quản lý mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học:
các Sở GD&ĐT tổ chức thanh tra 2228 lượt việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học.
- Thanh tra quản lý dạy thêm, học thêm.
Các Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy

định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT và việc ban hành các quy định d
ạy thêm,
học thêm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Qua thanh tra cho thấy: Các Sở GD&ĐT đã tham mưu Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh ban hành Quyết định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Các Sở GD&ĐT
tiến hành cấp giấy phép dạy thêm cho giáo viên dạy chương trình trung học phổ thong
đồng thời hướng dẫn các Phòng GD&ĐT tham mưu Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp
giấy phép dạy thêm cho giáo viên dạy chương trình trung học cơ sở c
ủa địa phương.
Việc tổ chức dạy thêm, học thêm ở các địa phương cơ bản thực hiện đúng quy
định của Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Công tác quản lý, thu, chi ở các
lớp dạy thêm, học thêm do nhà trường tổ chức được công khai minh bạch theo đúng
quy định.
Một số cơ sở giáo dục có giáo viên mở lớp dạy thêm, học thêm ngoài nhà
trường đã được chính quyền
địa phương phối hợp cùng nhà trường quản lý nên tránh
được những hạn chế tiêu cực. Những cơ sở không có giấy phép dạy thêm, học thêm
trên địa bàn, các Đoàn thanh tra đã kiến nghị cơ quan quản lý giáo dục phối hợp với
chính quyền địa phương xử lý.
- Thanh tra việc cấp phát, quản lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
Tại các địa phương, việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, cấp phát, sử
dụng
văn bằng chứng chỉ được thực hiện thường xuyên, với hình thức lồng ghép hoặc theo
chuyên đề. Các Đoàn thanh tra đã kiểm tra việc: quản lý và sử dụng phôi bằng; quản
lý hồ sơ cấp phát; thực hiện quy trình cấp phát; quy định việc nhận bằng thay; xử lý
văn bằng viết sai, tồn đọng…Thông qua kiểm tra cho thấy công tác quản lý, cấp phát
văn bằng chứng chỉ ở
các đơn vị theo đúng quy định tại quyết định số 33/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ GD&ĐT.
Hầu hết các Sở, Phòng GD&ĐT có đủ hồ sơ cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo

đúng mẫu. Các cơ sở giáo dục được hướng dẫn cụ thể nên hồ sơ sổ sách nhận và cấp
bằng tốt nghiệp cho học sinh đầy đủ, khoa học. Những vă
n bằng, chứng chỉ có nghi
vấn tiến hành phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tư pháp xác minh. Kiên quyết thu hồi,
xử lý văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp.
* Thanh tra các kỳ thi.

Thực hiện kế hoạch thanh tra thi, các Sở GD&ĐT đã thành lập các đoàn thanh
tra thi. Kiểm tra việc quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác thi và tuyển sinh.
Tiến hành thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo các kỳ
thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi nghề, thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, thi chọn
học sinh giỏi; công tác tuyể
n sinh đầu cấp, xét hoàn thành chương trình tiểu học, xét
công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở.
Tại các địa phương đã xây dựng kế hoạch tổ chức thi, thành lập Ban Chỉ đạo
thi; soạn thảo các văn bản chỉ đạo về kỳ thi; chuẩn bị lực lượng tham gia kỳ thi; tổ
chức tập huấn, học tập quy chế thi, bố trí các phương án phối hợp bảo v
ệ kỳ thi và xử
lý sự cố bất thường có thể xảy ra trong khi tổ chức thi; điều động cán bộ trực tiếp
thanh tra tại các Hội đồng coi thi, thành lập đoàn thanh tra lưu động phối hợp với
thanh tra uỷ quyền của Bộ GD&ĐT trực tiếp kiểm tra, giám sát các Hội đồng coi thi;
cử cán bộ, giáo viên thanh tra công tác chấm thi, phúc khảo tại các Hội đồng chấm thi,
phúc khảo theo sự đi
ều động của Bộ GD&ĐT.
Cán bộ thanh tra đã phát huy tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ nên đã
góp phần đưa công tác thi vào kỷ cương nền nếp.
Ngoài ra, còn có các cuộc thanh tra chuyên ngành khác như: thanh tra công tác
đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện 3 công khai; thanh tra công
tác chuẩn bị đầu năm học, tuyển sinh đầu cấp, các khoản thu, chi trong nhà trường;

thanh tra hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ - tin học; thanh tra hoạt động của các
trường ngoài công lập…
Nhìn chung, các Sở, Phòng GD&ĐT đã tích cực triển khai các cuộc thanh tra
chuyên đề, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, theo đúng kế hoạch và
tiến độ. Chuyên đề trọng điểm như công tác quản lý tài chính, tài sản; ứng dụng công
nghệ thông tin; đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục; mua sắm, bảo quản, sử
dụng thiết bị
dạy học, đồ chơi tre em được tiến hành ở một số địa phương, nghiêm túc
góp phần chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong công tác quản lý của các cơ sở giáo dục
và cơ quan quản lý giáo dục. Công tác tuyển sinh đầu cấp và các khoản thu đầu năm
được thanh tra, kiểm tra trên diện rộng, hầu hết các nhà trường và trung tâm giáo dục
thường xuyên. Các cuộc thanh tra chuyên đề góp phần khẳng định tính chủ động, tích
cực của cán b
ộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục trong việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ năm học đồng thời nêu ra những hạn chế thiếu sót để đơn vị có biện pháp
khắc phục.
2.2. Những hạn chế, bất cập
2.2.1 Hạn chế về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

- Điều 37, Luật Thanh tra năm 2010 quy định hoạt động thanh tra thực hiện
theo các hình thức: thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, thanh tra thường
xuyên. Tuy nhiên, hình thức thanh tra thường xuyên chỉ áp dụng cho hoạt động thanh
tra của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (khoản 3, Điều 37). Quy
định như trên là không phù hợp với thực tiễn hoạt động thanh tra nói chung và hoạt
động thanh tra chuyên ngành nói riêng. Vì thực tế ngoài các cuộc thanh tra theo kế
hoạch thì cơ quan thanh tra cũng phải căn c
ứ vào tình hình nội bộ của các đối tượng
thanh tra để tiến hành các cuộc thanh tra thường xuyên nhằm kịp thời chấn chỉnh các
tồn tại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khi những
diễn biến này chưa có dấu hiệu rõ của các hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, trong

lĩnh vực giáo dục không có cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành.
- Thẩm quyề
n của thanh tra chuyên ngành của thanh tra Sở GD&ĐT theo quy
định của Luật Thanh tra là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định
về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc phạm vi quản lý của sở. Theo phân cấp quản lý có những cơ quan, tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ,
ngành hoạt động tại địa ph
ương, khi có hành vi vi phạm thì Thanh tra Sở không thể
tiến hành thanh tra chuyên ngành để xử lý.
- Về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra: Theo Quy chế giám sát, kiểm tra
hoạt động của Đoàn thanh tra hiện hành thì sau khi thành lập Đoàn thanh tra, người ra
quyết định thanh tra phải giám sát Đoàn thanh tra hoặc cử người giám sát. Tuy nhiên,
quá trình áp dụng quy định này trên thực tế đã gặp không ít khó khăn, việc thực hiện
việc giám sát hoạt động thanh tra thực hiện khó khả thi. Thực tiễn các cuộ
c thanh tra
trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hầu như không thực hiện. Lý do:
Thứ nhất: Người ra Quyết định thanh tra thường là Thủ trưởng cơ quan hoặc là Chánh
Thanh tra nên việc bố trí thời gian để giám sát các Đoàn trong thực tế không thể thực
hiện, Thứ hai: nếu giao cho cán bộ, công chức không thuộc biên chế của cơ quan
thanh tra đi giám sát thì yêu cầu về sự am hiểu pháp luật thanh tra, nghiệp vụ thanh tra
không
đảm bảo nên cũng khó có thể thực hiện; nếu giao cho Cán bộ thanh tra, Thanh
tra viên thuộc biên chế của Thanh tra Sở đi giám sát thì biên chế không đảm bảo và
trong trường hợp này Trưởng Đoàn thanh tra là Chánh Thanh tra thì liệu cán bộ giám
sát có thực thi nhiệm vụ khách quan không; trong trường hợp trưởng Đoàn thanh tra là
Chánh Thanh tra đồng thời đảm nhận hai chức trách là Trưởng đoàn và cán bộ giám
sát thì việc cử người giám sát là rất hình thức. Đặc thù của hoạt động thanh tra được
chia thành các tổ

, nhóm làm việc độc lập với Trưởng Đoàn thanh tra, đặc biệt trong
lĩnh vực giáo dục khi tổ chức Đoàn thanh tra thì các tổ, nhóm độc lập đi xuống các

đơn vị trường học và mỗi nhóm lại chia ra để làm việc với từng bộ phận, như vậy liệu
cán bộ được cử giám sát liệu có thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của mình không.
- Chưa có khái niệm về thanh tra giáo dục, khái niệm hoạt động thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục trong Nghị định số 85/2006/NĐ-CP; Hoạt động
thanh tra toàn diện trong Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT không được quy định rõ là
ho
ạt động thanh tra chuyên ngành hay vừa là thanh tra hành chính và chuyên ngành.
- Nghị định số 85/2006/NĐ-CP có một số quy định không còn phù hợp với Luật
Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP. Ví dụ nguyên tắc hoạt động
thanh tra quy định tại khoản 1, Điều 3; nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1,
Điều 6, khoản 1, Điều 8, khoản 1, Điều 9, khoản 1, Điều 10; quyền, nghĩa vụ, trách
nhi
ệm và mối quan hệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra
giáo dục quy định tại Chương V
- Quyền hạn, nhiệm vụ của Trưởng phòng GD&ĐT trong hoạt động thanh tra
chưa được quy định cụ thể trong Nghị định số 85/2005/NĐ-CP.
- Thời hạn thanh tra toàn diện quy định tại khoản 3, mục 2, Thông tư số
43/2006/TT-BGDĐT là không phù hợp với Luật Thanh tra và tình hình thực tế của
mộ
t số địa phương.
- Năm 2004, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 07/2004/TT-BGDĐT ngày
30/3/2004 về hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động
sư phạm của giáo viên phổ thông đã hướng dẫn khi thanh tra đánh giá có xếp loại nhà
trường, cơ sở giáo dục theo 4 mức: tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu nhưng khi
Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 07/2004/TT-BGDĐT không
quy định vi
ệc đánh giá xếp loại. Qua thực tiễn thực hiện thanh tra toàn diện tại các cơ

sở giáo dục trong những năm qua nếu khi đánh giá chỉ mang tính tư vấn, thúc đẩy mà
không xếp loại sẽ làm hạn chế nhiều đến hiệu quả, hiệu lực của kết luận thanh tra.
- Thẩm quyền ra Quyết định thanh tra thi tốt nghiệp trung học phổ thông quy
định tại khoản 2, Điều 41, Thông tư s
ố 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm
2012 của Bộ GD&ĐT quy định về quy chế thi tốt nghiệp không phù hợp với Luật
Thanh tra và Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ
GD&ĐT ban hành quy định tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thường xuyên thay đổi,
thiếu tính ổn định. Có một số quan hệ pháp luật phát sinh không điều chỉnh kịp th
ời ví
dụ như: liên kết đào tạo, tin học ngoại ngữ…

- Các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định
còn nhiều sơ hở, chưa toàn diện nên có những hành vi vi phạm không thể xử lý. Ví dụ:
hành vi tổ chức thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài.
- Thực tế hiện nay, mỗi địa phương vận dụng Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT
ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT Quy định chế độ làm việc v
ới giáo viên
phổ thông để thực hiện chế độ thanh tra cho đỗi ngũ Cộng tác viên thanh khác nhau và
Thông tư này chỉ điều chỉnh đối với đội ngũ Cộng tác viên thanh tra phổ thông còn
đội ngũ Cộng tác viên thanh tra bậc học mầm non vẫn chưa có quy định chế độ mới.
- Còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà
nước về GD&ĐT, giữa cơ quan quả
n lý nhà nước về giáo dục và các cơ quan chủ
quản, giữa quản lý GD&ĐT theo ngành và theo lãnh thổ nên các hoạt động thanh tra
chuyên ngành cũng gặp nhiều khó khăn.
2.2.2 Cơ cấu, tổ chức, nhân sự.
- Biên chế cho thanh tra Sở GD&ĐTquá ít trong khi địa bàn, phạm vi thanh tra
rộng, có những địa phương khó khăn về mặt địa lý như các tỉnh miền núi phía bắc

hoặc có đối tượng quản lý nhiều thì vấn đề biên chế cần
được coi trọng.
- Do yêu cầu thanh tra về hoạt động sư phạm của giáo viên với nhiều chuyên
môn khác nhau trong một trường học nên đói hỏi một lực lượng Cộng tác viên thanh
tra lớp có giàu kinh nghiện, giỏi chuyên môn giàu năng lực sư phạm. Nhưng trên thực
tế đội ngũ này khi được trưng tập không hẳn đáp ứng được yêu cầu trên, vì không ít
giáo viên khi được trưng tập không giỏi chuyên môn, thiếu kinh nghiệm nên khi thanh
tra đã không đượ
c đồng nghiệp kính nể và không thực hiện được mục tiêu thanh tra
hoạt động sư phạm của giáo viên là tư vấn, thúc đẩy. Khi thanh tra các đơn vị nếu có
sai phạm thì một số Cộng tác viên thanh tra lúng túng vận dụng các quy định của pháp
luật, cộng với tâm lý cả nể đồng nghiệp nên càng khó khách quan, chính xác để đánh
giá, xử lý.
Thực tế, vẫn còn một số ít Cộng tác viên thanh tra mới bổ nhiệm lần đầu còn
ch
ưa có kinh nghiệm trong phương pháp đánh giá, kỹ năng tư vấn, điều này cũng
chứng tỏ công tác tập huấn, bồi dưỡng chỉ chú trọng đến việc triển khai các quy định
mới về nội dung thanh tra, rút kinh nghiệm tổng thể, chưa đi sâu vào chuyên đề tập
huấn về kỹ năng đánh giá và tư vấn vì đây là những thao tác đòi hỏi nghệ thuật xử lý
tình huống cầ
n phải có sự trao đổi, bàn bạc, định hướng chung; trình độ chuyên môn
của một số Cộng tác viên thanh tra vẫn chưa tạo uy tín và độ tin cậy cao, chủ yếu là ở
những bộ môn mỏng về nhân sự nên việc lựa chọn, bổ nhiệm chưa đảm bảo tính toàn
diện. Một số Cộng tác viên thanh tra lâu năm còn thể hiện những nhận xét, đánh giá

mang tính áp đặt bởi kinh nghiệm tạo cho đối tượng được thanh tra tâm lý căng thẳng,
lo sợ, thậm chí chán nản.
Theo quy định, các Cộng tác viên thanh tra không đủ điều kiện là Thanh tra
viên để thực hiện việc thanh tra độc lập, trong một thời gian dài họ phải đi thanh tra
độc lập để đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo, từ khi có Luật thanh tra năm

2010 thì năm học 2011-2012 Thanh tra Bộ GD&ĐT mới có hướng dẫn trong k
ế hoạch
thanh tra năm học là Cộng tác viên thanh tra không phải đi thanh tra độc lập.
Hiện nay, do yêu cầu của công tác thanh tra tại địa phương kể từ khi có Pháp
lệnh thanh tra năm 1990, ngành giáo dục đã vượt rào bằng các Nghị định về tổ chức
và hoạt động thanh tra (Nghị định số 358/HĐBT ngày 28/9/1992; Nghị định số
101/2002/NĐ-CP ngày 10/12/2002; Nghị định số 85/2006/NĐ-CP và Luật hóa ở trong
Luật Giáo dục năm 1997 theo đ
ó khẳng định sự tồn tại chức năng thanh tra ở Phòng
GD&ĐT mà không xác định được tổ chức của nó. Người phụ trách công tác thanh tra
tại các phòng GD&ĐT chưa được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ công tác thanh
tra, khối lượng công việc liên quan đến công tác thanh tra rất nhiều, biên chế giao cho
các phòng GD&ĐT ít nên cán bộ thanh tra phải kiêm nhiệm nhiều, cán bộ làm công
tác này không ổn định mà thường xuyên bị thay đổi, luân chuyển và chưa có chế độ

khuyến khích cho đội ngũ này dẫn đến hiệu quả công việc thấp. Trong khi đó bản thân
Phòng GD&ĐT lại quản lý hàng chục thậm chí là hàng trăm đơn vị trường học, hàng
ngàn cán bộ, giáo viên chưa kể là trong giai đoạn hiện nay các nhóm trẻ dân lập thành
lập ngày một nhiều. Xin lấy đơn cử tại Phòng GD&ĐT thành phố Biên Hòa, Đồng
Nai: cán bộ phụ trách công tác thanh tra là người tham mưu cho Trưởng phòng về
công tác thanh tra nhưng chưa qua b
ồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chuyên ngành,
các đơn vị trực thuộc nhiều (tại Phòng GD&ĐT Biên Hòa đơn vị trực thuộc: mầm non
53, tiểu học 52, trung học cơ sở 31), khối lượng công việc phụ trách lớn. Tại phòng
GD&ĐT Biên Hòa, trong một năm học để thực hiện thanh tra toàn diện đạt tỷ lệ 20%
đơn vị trực thuộc thì Phòng GD&ĐT Biên Hòa phải thanh tra được gần 27 đơn vị
(mầ
m non, tiểu học, trung học cơ sở), mỗi cuộc thanh tra toàn diện từ khâu chuẩn bị
thanh tra đến khi kết thúc thanh tra phải mất thời gian ít nhất một tuần, nếu đi 27 đơn
vị thì phải mất 27 tuần mà trong một năm học chỉ có 35 tuần (chiếm 2/3 thời gian),

ngoài ra cán bộ thanh tra phải tham mưu thực hiện các đợt thanh tra chuyên đề, tham
mưu công tác giải quyết tố cáo, công tác phòng chống tham nhũng và các công tác
khác…Thực hiệ
n hoạt động thanh tra chuyên ngành lại gặp khó khăn về nghiệp vụ
thanh tra, thực hiện quyền trong quá trình thanh tra theo pháp luật thanh tra cũng khó
vận dụng.
Thủ trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là một chủ
thể thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành giáo dục nhưng so với Luật Thanh tra

năm 2010 thì cũng không phù hợp, hơn nữa các đơn vị này không phải là một cơ quan
quản lý nhà nước mà chỉ là một đơn vị sự nghiệp, vậy hoạt động thanh tra của các chủ
thể này chỉ có thể coi là hoạt động kiểm tra nội bộ. Mặt khác, cán bộ phụ trách công
tác thanh tra tại các đơn vị này lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh
tra, thực t
ế các hoạt động thanh tra tại các đơn vị này chỉ mang tính kiểm tra nội bộ
mà không phải là hoạt động thanh tra theo đúng nghĩa.
Thư ký Đoàn thanh tra là thành viên Đoàn thanh tra, được Trưởng đoàn phân
công nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo Đoàn chuẩn bị hồ sơ thanh tra, soạn thảo biên bản
thanh tra, ghi chép về các hoạt động của Đoàn thanh tra từ khi công bố quyết định
thanh tra đến khi kết thúc thanh tra, tổng hợp kết quả thanh tra và thực hi
ện các nhiệm
vụ khác theo phân công của Trưởng đoàn. Trong quá trình thanh tra Thư ký Đoàn
thanh tra là người thực hiện các nhiệm, vụ quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra,
ngoài ra giúp Trưởng đoàn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật thanh tra.
Qua thực tế, Thư ký Đoàn thường thực hiện một số công việc cụ thể: thu thập các
văn bản quy phạm pháp luật, các vă
n bản do các cấp có thẩm quyền ban hành quy
định trong lĩnh vực quản lý giáo dục có liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra;
dự kiến thành phần tham gia Đoàn thanh tra, tham mưu cho lãnh đạo lực chọn hoặc đề

nghị cơ quan, đơn vị trường học cử công chức, viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ
phù hợp với nhiệm vụ thanh tra để tham gia với tư cách là cộng tác viên thanh tra;
giúp Trưởng đoàn soạn thảo quyết định, k
ế hoạch thanh tra trình người có thẩm quyền
duyệt, ký; sau đó soạn thảo xây dựng đề cương hướng dẫn đối tượng thanh tra báo
cáo, dự kiến thời điểm công bố quyết định thanh tra, lịch trình thanh tra; khẩn trương
gửi quyết định thanh tra và các tài liệu kèm theo đến đối tượng thanh tra và các thành
phần khác có liên quan đến nội dung thanh tra, tham mưu cho Trưởng đoàn phân công
nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra.
Trong suốt thời gian thanh tra, ngoài việc trực tiế
p thu thập tài liệu chứng cứ,
Thư ký Đoàn thanh tra là người tập hợp số liệu, lập các loại biên bản thanh tra, như:
Biên bản công bố quyết định thanh tra, công bố kết luận thanh tra, biên bản thu giữ tài
liệu, biên bản làm việc, biên bản vi phạm của đối tượng thanh tra, soạn thảo các văn
bản khác theo yêu cầu của cuộc thanh tra và chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra. Kết
thúc thanh tra căn cứ vào các tài liệ
u, chứng cứ thu thập được, đối chiếu với các văn
bản pháp luật và quy định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền,
Thư ký Đoàn thanh tra giúp Trưởng đoàn soạn thảo báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo
kết luận thanh tra, tổ chức lấy ý kiến của các thành viên trong Đoàn trước khi trình
người có thẩm quyền xem xét, ký thông qua. Thư ký Đoàn thanh tra phải thường
xuyên liên hệ với đối tượ
ng thanh tra để yêu cầu đối tượng thanh tra chấp hành đúng

lịch trình và nội dung làm việc theo kế hoạch, yêu cầu đối tượng chuẩn bị hồ sơ, tài
liệu, sắp xếp thời gian làm việc với Đoàn thanh tra.
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao, Thư ký Đoàn thanh
tra phải là sợi dây gắn kết các thành viên, duy trì sự đoàn kết nhất trí xung quanh lãnh
đạo Đoàn, đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thanh tra theo quy định (Điều 7, Luật
thanh tra năm 2010), tập trung th

ực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra đã đề
ra.
Với vai trò quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định thành công hay
thất bại của cuộc thanh tra nhưng pháp luật thanh tra lại chưa quy định chức danh cho
thư ký như tòa án để nâng cao hoạt động thanh tra nói chung và luật hóa chức danh
thư ký Đoàn thanh tra là để khẳng định vị trí, vai trò của người thư ký khi tham gia
hoạt động thanh tra, nâng cao trách nhiệm cho thư ký Đoàn.
2.2.3 Quy trình thanh tra.
- Trong quá trình thanh tra tạ
i các đơn vị, các loại biên bản thanh tra do các
thành viên Đoàn, tổ, nhóm lập không thu thập tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng
minh cho các số liệu, nhận xét, kiến nghị trong biên bản.
- Báo cáo kết quả của các thành viên Đoàn thanh tra chủ yếu thể hiện bằng biên
bản thanh tra tại đơn vị, thành viên đoàn thanh tra hầu như không báo cáo tổng hợp
kết quả thanh tra căn cứ từ biên bản, tài liệu thu thập được: thanh tra toàn diện, thanh
tra thi, thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo…
- Nghiệp vụ thanh tra của lực lượng Cộng tác viên thanh tra ở một số môn chưa
đều dẫn đến việc đánh giá xếp loại giáo viên chưa có tính thuyết phục cao, nặng về
xếp loại giáo viên chưa chú trọng công tác tư vấn thúc đẩy, mang tính chủ quan, cả nể.
Công tác thanh tra thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên chỉ tập trung vào thanh
tra hoạt động sư phạm c
ủa giáo viên chưa chú trọng đến công tác quản lý chuyên môn
của Hiệu trưởng, Tổ trưởng; điều đó thể hiện ở khâu duyệt kế hoạch thanh tra của Sở,
Phòng GD&ĐT chưa kỹ, chưa định hướng được nhiệm vụ cho cộng tác viên thanh
tra. Khả năng vận dụng các quy định của pháp luật để xử lý các tình huống trong quá
trình thanh tra còn nhiều hạn chế. Việc điều động cộ
ng tác viên thanh tra vẫn còn
nhiều gặp khó khăn đã phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch thanh tra, do nhận thức về
công tác thanh tra chưa cao nên một số Hiệu trưởng không tạo điều kiện thuận lợi cho
các giáo viên của mình là Cộng tác viên thanh tra thực hiện nhiệm vụ khi được Sở,

Phòng GD&ĐT điều động.
- Chất lượng kết luận, kiến nghị thanh tra còn thấp, tính khả thi chưa cao. Công
bố k
ết luận thanh tra không được tổ chức triển khai, thực hiện đối với các cuộc thanh
tra toàn diện, thanh tra chuyên đề, cụ thể tại tỉnh Đồng Nai trong năm học 2011-2012,

tổng số cuộc thanh tra toàn diện theo thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT do Thanh tra
Sở, các Phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện là: 167 nhưng chỉ có 02
cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đối với phòng GD&ĐT thực
hiện việc công bố kết luận thanh tra.
12
Việc công khai kết luận thanh tra theo Luật
Thanh tra năm 2010 hầu như không được thực hiện, người ra kết luận thanh tra giao
cho đối tượng thanh tra công bố tại đơn vị thông qua các cuộc họp.
- Khi thực hiện các trình tự, thủ tục xử lý sau thanh tra, kể từ khi có quyết định
xử lý về thanh tra thì chủ yếu là theo dõi, chờ sự tự giác thực hiện của đối tượng
thanh tra.
- Chưa xử lý được một s
ố đối tượng thanh tra không chấp hành kết luận, kiến
nghị, cố tình báo cáo không trung thực, các kiến nghị chưa được theo dõi, đôn đốc, chỉ
đạo quyết liệt.
- Việc xử lý vi phạm hành chính của địa phương còn rất ít: Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính được ban hành từ năm 2002 và đến năm 2005, lĩnh vực giáo dục đã
có Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định
về x
ử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (sau đây viết tắt là Nghị định
số 49/2005/NĐ-CP); Thông tư số 51/2006/TT-BGDĐT ngày 13/12/2006 của Bộ
GD&ĐT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11
tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục và Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08/6/2011 Sửa đổ

i, bổ sung một
số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi tắ là
Nghị định số 40/2011/NĐ-CP), tuy nhiên số lượng các vụ việc bị xử lý vi phạm hành
chính của thanh tra giáo dục cấp sở rất ít. Cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Thanh tra
Sở GD&Đ
T Đồng Nai đã có số lần đã xử phạt vi phạm hành chính như sau: Đã xử
phạt với các hình thức: 02 phạt tiền và 10 cảnh cáo. Nội dung xử phạt: Vi phạm dạy
thêm, học thêm; giáo viên tráo bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên
Lương Thế Vinh; vi phạm về thành lập và hoạt động của một số trung tâm tin học và
ngoại ngữ. Tổng số tiền xử phạt: 8.600.000 đồng (Tám triệu sáu trăm ngàn đồng).
Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Ủy ban nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
không xử phạt trường hợp nào.
- Công tác đúc rút kinh nghiệm sau khi kết thúc Đoàn thanh tra chưa được chú
trọng, còn hình thức, các tổ chức sơ, tổng kết chưa thường xuyên, việc học tập, trao
đổi nghiệp vụ thanh tra giữa đơn vị với các tỉnh bạn còn hạn chế, làm chất lượng, hiệu

12
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai (2012), Báo cáo số 1037/BC-SGDĐT Về Tổng kết công tác thanh
tra năm học 2011-2012, Đồng Nai.

quả hoạt động thanh tra chậm được cải thiện. Hàng năm, chưa tổ chức giao lưu, mở
các cuộc thi nghiệp vụ, tuyên truyền đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
2.2.4 Về phối hợp hoạt động.
Các đợt thanh tra giáo dục chủ yếu là do cấp Sở, Phòng GD&ĐT thực hiện theo
kế hoạch, sự phối hợp thanh tra giữa cơ quan thanh tra giáo dục và các đơn vị có liên
quan còn ít.
Vi
ệc thanh tra đột xuất các đơn vị ít, vì cơ chế phối hợp thu thập thông tin từ cơ

sở còn hạn chế nên nhiều hành vi vi phạm không được phát hiện, xử lý kịp thời.
Có nhiều nội dung thanh tra cần có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan nên
nhiều lúc cũng gây khó khăn cho việc thành lập Đoàn thanh tra như: thanh tra các
công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có yếu tố nước ngoài, liên kết đ
ào tạo, đưa
học sinh đi du học…
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh
vực giáo dục của địa phương.
3. 1 Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Luật Thanh tra năm 2010 bổ sung hình thức thanh tra thường xuyên cho cơ
quan thanh tra nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
- Để phát huy được mục đích, ý nghĩa của việc giám sát, kiểm tra hoạt động của
Đoàn Thanh tra thì Quy chế giám sát phải quy định thêm một tổ chức
độc lập thực
hiện chức năng giám sát hoạt động thanh tra hoặc có thể bổ nhiệm một đội ngũ làm
công tác giám sát kiêm nhiệm được tập huấn sâu về nghiệp vụ thanh tra và có trình độ
am hiểu về lĩnh vực được thanh tra.
- Làm rõ khái niệm thanh tra giáo dục và phân định rõ nội dung hoạt động thanh
tra chuyên ngành quy định tại Nghị định số 85/2006/NĐ-CP.
- Sửa đổi, bổ sung các điều, khoản quy định về
nguyên tắc hoạt động thanh tra
quy định tại khoản 1, Điều 3; nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1, Điều 6,
khoản 1, Điều 8, khoản 1, Điều 9, khoản 1, Điều 10 và quy định về quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra
giáo dục quy định tại Chương V, Nghị định số 85/2006/NĐ-CP
để bảo đảm phù hợp
với Luật Thanh tra năm 2010 và các Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Thanh tra năm
2010. Nếu tiếp tục quy định thẩm quyền thanh tra giáo dục cho Trưởng phòng
GD&ĐT nên bổ sung trong Nghị định số 85/2006/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể của Trưởng phòng GD&ĐT trong hoạt động thanh tra.

- Cần quy định Trưởng đoàn thanh tra được ban hành kết luận thanh tra, vì

Trưởng đoàn thanh tra là người lãnh đạo đoàn và trực tiếp tiến hành cuộc thanh tra, do
đó, hơn ai hết, Trưởng đoàn thanh tra là người hiểu rõ nội dung vụ việc và thấy cần
kết luận như thế nào trên cơ sở quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó Điều 50 Luật
Thanh tra năm 2010 quy định trách nhiệm ban hành kết luận thanh tra do người ban
hành quyết định thanh tra, theo cá nhân tôi, là chưa hợp lý vì đây không phải là ngườ
i
trực tiếp tiến hành cuộc thanh tra. Mặt khác, trong một số trường hợp có thể Trưởng
đoàn thanh tra lại không nhất trí với kết luận của người ra quyết định thanh tra, vì thế,
cần quy định Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm kết luận thanh tra để đảm bảo tính
kịp thời và tính tự chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp không phải là cơ quan
quản lý hành chính nhà nước nên Luật Giáo dục, Nghị định số 85/2006/NĐ-CP quy
định thẩm quyền của Hiệu trưởng thanh tra tại các đơn vị này là không đúng về chủ
thể quản lý hành chính nhà nước và không phù hợp với Luật thanh tra năm 2010. Vậy
nên chỉ quy định thẩm quyền kiểm tra của Hiệu trưởng đối với đơn vị mình quản lý.
- Bổ sung trong Nghị định số 85/2006/NĐ-CP quy định chế độ
chính sách cho
cộng tác viên thanh tra khi thực hiện hoạt động thanh tra sư phạm của giáo viên.
- Khái niệm thanh tra toàn diện tại Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT cần phải
được khẳng định lại rõ là hoạt động thanh tra chuyên ngành hay gồm thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành. Vì trên thực tế, Bộ GD&ĐT khi thanh tra toàn diện
tại các Sở GD&ĐT, Sở GD&ĐT khi thanh tra toàn diện tại các Phòng GD&ĐT trong
quyết định ghi là thanh tra hành chính và chuyên ngành nhưng khi thanh tra các
trường phổ thông trong quyết định lại ghi là thanh tra toàn diện. Điều này ch
ứng tỏ,
khái niệm thanh tra toàn diện được quy định trong Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT
có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.
- Sửa đổi về thời hạn thanh tra toàn diện tại Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT

theo hướng thời hạn thanh tra tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp, ở
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn có thể kéo dài hơn,
nhưng không quá 45 ngày để đảm bảo sự thống nhất vớ
i Luật Thanh tra năm 2010 và
điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Bổ sung quy định kết luận thanh tra toàn diện nhà trường phải có đánh giá,
xếp loại. Việc đánh giá, xếp loại đúng thực chất sẽ động viên được những đối tượng
thanh tra làm tốt tiếp tục phát huy, những đối tượng thanh tra có hạn chế yếu kém mới
đạt yêu cầu sẽ phải cố
gắng học hỏi, để khắc phục những hạn chế yếu kém để đối mới
vươn lên.
- Bổ sung quy định thống nhất mức chi bồi dưỡng cho Cộng tác viên thanh tra
khi tham gia Đoàn thanh tra tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10

×