Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Những thành tựu của văn minh la mã ảnh hưởng đến tây âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.65 KB, 27 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của TS Nguyễn Thị Mộng Tuyền. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài
“Những thành tựu của văn minh La Mã ảnh hưởng đến Tây Âu hiện nay” của em là
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những hình ảnh, tài
liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được cá nhân thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Quốc Tế Sài Gịn vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất
với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm
kiếm, nghiên cứu thơng tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - TS Nguyễn Thị Mộng Tuyền đã giảng dạy tận tình,
chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong
bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cơ để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc Cơ nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Trần Thị Yến Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2.Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................... 1
3.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 1
4.Bố cục đề tài ............................................................................................................ 2
NỘI DUNG .................................................................................................................... 3
I - Cơ sở hình thành những thành tựu của văn minh La Mã ................................... 3


1.Các tiền đề hình thành ........................................................................................... 3
2.Kế thừa và phát huy văn hóa Hy Lạp .................................................................. 6
II - Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh La Mã cổ đại .............................. 7
1. Chữ viết - Văn học .............................................................................................. 7
2.Sử học - Luật pháp ................................................................................................. 9
3.Tôn giáo - Triết học .............................................................................................. 12
4.Nghệ thuật ............................................................................................................. 15
5.Khoa học và kĩ thuật ............................................................................................ 19
III - Kết luận ............................................................................................................... 22
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 24


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Em đã chọn đề tài về những thành tựu của văn minh La Mã ảnh hưởng đến Tây Âu hiện
nay vì một số lý do:
Đầu tiên, với hơn một nghìn năm tồn tại, Đế chế La Mã là một trong những quốc gia
lâu đời và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Các khía cạnh khác nhau của cuộc sống của con người đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi
những thành tựu của người La Mã, chẳng hạn như kỹ thuật, kiến trúc, chính trị, luật
pháp, văn học, nghệ thuật và chiến tranh. Lý giải nguyên nhân đạt được những thành
tựu.
Điều quan trọng là phải tìm hiểu về sự phát triển và tiến bộ của nền văn minh phương
Tây bị ảnh hưởng từ La Mã.
Em chọn đề tài này đưa ra những thành tựu tiêu biểu và làm nổi bật di sản lâu dài của
người La Mã. Đánh giá những thành tự ảnh hưởng thế nào đến văn minh phương Tây.

2.Ý nghĩa đề tài
Nền văn minh La Mã đã có tác động sâu sắc đến các nền văn minh tiếp theo và tiếp tục
ảnh hưởng đến xã hội hiện đại theo nhiều cách khác nhau. Các nguyên tắc pháp lý của

nó đã đặt nền móng cho nhiều hệ thống pháp luật trên toàn thế giới, những thành tựu
kiến trúc của nó vẫn được ngưỡng mộ cho đến ngày nay và di sản văn hóa của nó có
thể được nhìn thấy trong nhiều khía cạnh của nền văn minh phương Tây. Mang đến
nhiều giá trị lớn lao cho nền văn minh phương Tây sau.

3.Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận chủ yếu sử dụng các phương pháp như: Phương pháp tổng hợp, phân tích
lịch sử, dẫn chứng khoa học từ Ph.Ăngghen, tập trung vào các cơng trình nghiên cứu,
các báo cáo có liên quan từ nhiều nguồn uy tín, đáng tin cậy nhằm làm rõ những nội
dung nghiên cứu của bài viết.
Trong quá trình thực hiện đề tài em sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu là liên quan đến
Nền Văn Minh Nhân Loại. Điển hình như sách: Lịch sử văn minh thế giới, Lịch sử thế
giới cổ đại...Và các tài liệu khác.

1


4.Bố cục đề tài
Bài tiểu luận ngồi những thơng tin về lý do chọn đề tài, ý nghĩa đề tài, phương pháp
nghiên cứu và nội dung bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở hình thành những thành tựu của văn minh La Mã
Chương II: Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh La Mã cổ đại ảnh hưởng đến
phương Tây
Chương III: Kết luận
Tài liệu tham khảo

2


NỘI DUNG

I - Cơ sở hình thành những thành tựu của văn minh La Mã

1.Các tiền đề hình thành
a. Điều kiện tự nhiên
Bán đảo Italia, nơi nền văn minh La Mã cổ đại bắt đầu, là một khu vực rộng gấp hai
lần bán đảo Hy Lạp. Dãy núi Anpơ bao quanh bán đảo với lục địa châu Âu. Khí hậu ôn
hòa và ấm áp do ba mặt đều giáp biển.

Nguồn: />Ảnh 1: La Mã cổ đại với vị trí địa lí thuận lợi có các hịn đảo
lớn nhỏ xung quanh. Điển hình với 3 hịn đảo: Đảo Corse,
đảo Sardegna ở phía Tây và đảo Sicilia ở phía Nam bán đảo.
Về mặt địa lí, La Mã có 3 đảo lớn là: Đảo Sicilia, đảo Corse, đảo Sardegna. La Mã
có nhiều thuận lợi hơn so với Hy Lạp, nơi đây có những đồng bằng rộng lớn và phì
nhiêu, có nhiều đồi núi cho gỗ và có những bãi chăn gia súc rộng. La Mã cũng có nhiều
kim loại đá q như đồng, chì, thiếc…
Ở La Mã phía tây và nam, bờ biển có nhiều cảng cho tàu thuyền ra vào dễ dàng.
Nằm cách bờ biển có 20km, thành La Mã là địa điểm thuận lợi cho giao thông thuỷ bộ.
b. Dân tộc

3


Bán đảo Ý đã chứng kiến nơi cư trú sớm của con người. Vào cuối thời kỳ đồ đá mới
và đầu thời đại đồ đồng, người Ligua (Ligures) đã sống ở đây trước thiên niên kỷ thứ
hai trước Công nguyên.
Những cư dân ở Bắc Âu đã xuống đây vào đầu thiên niên kỷ thứ II trước Công
nguyên, băng qua dãy Anpơ và định cư ở nhiều khu vực khác nhau trên bán đảo

Nguồn: />Ảnh 2: Các tộc người Celt, Etrusca và Hy Lạp… từ lãnh thổ
khác di cư đến La Mã cổ đại trong thời kì đầu khi chuẩn bị

thành lập thành bang Rôma.
Người Êtơruxcơ từ Tiểu Á cũng đến Ý vào khoảng thế kỷ thứ X trước Công nguyên,
chủ yếu định cư ở bán đảo Ý giữa sông Ácnơ và sông Tibrơ.
Người Hy Lạp cũng rời quê hương vào khoảng thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên
và định cư trên đảo Sicilia và bán đảo phía nam.
Sau đó, người Celt (còn được người La Mã gọi là Gallia) di cư từ phía bắc bán đảo
và đồng bằng sơng Po đến khu vực phía bắc của dãy núi Anpơ.
Người Latinh đã sống ở đồng bằng Latium từ cuối thiên niên kỷ thứ hai trước Công
nguyên, khi một cuộc di cư đáng kể của người châu Âu từ phương Bắc tạo ra người
châu Âu trên bán đảo Ý, còn được gọi là Italios. Dân số Latinh ở vùng hạ lưu Tibrơ là
nhánh của những người nói trên sẽ đóng vai trị quan trọng nhất trong quá trình xây
dựng đang diễn ra của Đế chế La Mã và thành phố - nhà nước Rome.
c. Điểu kiện kinh tế
Bán đảo Italia là nơi La Mã cổ đại bắt đầu hình thành. Vùng đồng bằng màu mỡ
xung quanh sông Tibrơ và thung lũng Pô thuận lợi cho việc trồng trọt. Sản phẩm trồng
trọt của La Mã cũng đa dạng hơn, bao gồm các loại cây ăn trái, lương thực và cây công
4


nghiệp dài ngày. Ở thời kỳ đầu, kinh tế nông nghiệp đặc biệt là sự phát triển của ngành
chăn nuôi đã đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế.

Nguồn: La Mã Cổ Đại Soạn Sử 6 Trang 58 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Ảnh 3: Lược đồ La Mã cổ đại với vị trí địa lí thuận lợi xung
quanh là biển, đồng bằng màu mỡ và khoáng sản giúp phát
triển về trồng trọt, chăn nuôi và trong giao thương đường
thủy lẫn đường bộ với các nước láng giềng.
Có những đồng cỏ thuận cho việc chăn nuôi trên đảo Xi-xin và miền Nam bán đảo.
Cừu, dê, bò, ngựa, sơn dương là những con vật chăn nuôi phổ biến nhất. Sản xuất một
số mặt hàng dư thừa và phục vụ như một phương tiện trao đổi hàng hóa khơng chỉ là

nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (một nô lệ nữ đáng giá bốn con bị).
Bán đảo Italia có hàng nghìn km đường bờ biển, lại nằm ở vị trí trung tâm Địa trung
hải , rất thuận lợi cho việc giao thương và các hoạt động hàng hải. Người La Mã đã có
thể bn bán từ vị trí này trên khắp khu vực Địa Trung Hải.
Ngành kinh tế chủ yếu của La Mã cổ đại là thủ công nghiệp dựa vào điều kiện tự
nhiên nên ở La Mã có điều kiện để các nghề luyện kim, làm gốm, chế tác đá,... giúp các
nghề thủ công nghiệp rất phát triển.
d. Nhà nước và kết cấu xã hội
Đại hội Nhân dân (Curi), Viện nguyên lão (Senate), và Hoàng đế (Rex) là ba cơ
quan chịu trách nhiệm điều hành xã hội thị tộc La Mã thời bấy giờ.

5


Đại hội Nhân dân (Curi) được coi là đại hội đầu tiên được tổ chức ở La Mã cổ đại.
Tất cả các thành viên nam của 300 thị tộc đã tạo nên Đại hội này và mỗi người đại diện
cho một lá phiếu được sử dụng để đưa ra các quyết định quan trọng về những thứ như
chiến tranh, hòa bình, thử thách, hy sinh và lựa chọn Hồng đế (Rex).
.

Nguồn:Trang 47 , SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Ảnh 4: Tổ chức nhà nước ở La Mã với sự phân chia rõ ràng
về quyền hạn của mỗi tầng lớp. Đại hội nhân dân là tầng lớp
đông đảo nhất, kế tiếp là Viện nguyên lão gồm 300 người,
cuối cùng là vua chỉ 1 người.
Viện nguyên lão (Senate) bao gồm 300 tộc trưởng từ 300 tộc khác nhau. Các quyết
định của Đại hội Nhân dân có thể được phê chuẩn hoặc phủ quyết bởi cơ quan có thẩm
quyền cao nhất ở Rome, cơ quan này cũng có quyền xem xét trước các luật được đề
xuất.
Hoàng đế (Rex): được bầu bởi Đại hội nhân dân và Viện Nguyên lão, không được

cha truyền con nối và có thể bị bãi nhiệm bởi Đại hội nhân dân. Thực chất, Rex chỉ là
thủ lĩnh quân sự của 3 bộ lạc, là tăng lữ tối cao và xét xử những vụ kiện trong nội bộ.

2.Kế thừa và phát huy văn hóa Hy Lạp
La Mã là quốc gia cổ đại nổi tiếng nhất ở phương Tây sau Hy Lạp. Sự phát triển này
được thúc đẩy bởi hai yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, chế độ chiếm nô phát triển mạnh mẽ khiến nền văn minh La Mã tồn tại,
phát triển và hình thành. Sự phát triển tồn diện, điển hình của chế độ chiếm nô cổ điển
ở Địa Trung Hải là nguyên nhân chính dẫn đến những thành tựu văn minh của La Mã.
6


Ph.Ăngghen đã nhận xét : “ Khơng có chế độ nơ lệ, thì khơng có quốc gia Hy Lạp,
khơng có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, khơng có chế độ nơ lệ thì cung khơng có quốc
gia La Mã cổ đại ”(1).( Ph.Ăngghen, Chống Đuyrinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1971,
tr.306)
Thứ hai, nền văn hóa Hy Lạp có nguồn gốc trực tiếp từ nền văn hóa La Mã, và nền
văn hóa La Mã cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Hy Lạp. Nền văn minh La
Mã phát triển rực rỡ, cũng như Hy Lạp… Nhưng cho đến nay, những thành tựu tuyệt
vời trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và triết học vẫn là một phần quan trọng
của kho tàng văn minh thế giới, thậm chí cịn là những mẫu mực để người đời sau bắt
chước. Những thành tựu văn hóa và văn minh của La Mã không chỉ giúp những quốc
gia này trở thành những quốc gia điển hình trong thời kỳ cổ đại mà cịn đặt nền móng
cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại nói chung và châu Âu nói riêng trong
những thời kỳ lịch sử tiếp theo đúng như nhận xét của Ph.Ăngghen : “Khơng có cơ sở
văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì cũng khơng có châu Âu hiện
đại”(2).( Ph.Ăngghen, Chống Đuyrinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.306)
Mọi khía cạnh của xã hội La Mã đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp. Vì vậy, văn
hóa La Mã và Hy Lạp có chung một phong cách. Nhưng La Mã vẫn có những đặc điểm
riêng. Những yếu tố La Mã phát triển từ những yếu tố Hy Lạp được nuôi dưỡng ở La

Mã. Tiếng Latinh, cùng với chữ Hy Lạp, vẫn được sử dụng và ngày càng trở nên phổ
biến. Mặc dù họ tiếp thu hệ thống các thần Hy Lạp, nhưng người La Mã đã cải biên nó
và thêm sắc thái La Mã vào. Zeus, thần bầu trời, sấm sét và bão tố của người Hy Lạp,
cũng là thần Jupiter của người La Mã. Thần ái tình của người Hy Lạp, Aphrodite, và nữ
thần Venus của người La Mã.
II - Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh La Mã cổ đại
Người La Mã không chỉ kế thừa nền văn minh cổ đại của người Hy Lạp mà cịn
đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành nền văn minh Hy-La, nền tảng của
văn minh Tây Âu sau này.
1. Chữ viết - Văn học
a. Chữ viết
Chữ viết người Etrusca đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII–VII TCN, nhưng
người ta vẫn chưa đọc được thứ chữ này đến ngày nay. Họ đã được tìm thấy khoảng
9000 dịng chữ (vì không biết đâu là từ, câu hay bài nên phải đếm theo dòng chữ).
Theo các tài liệu và câu chuyện cổ xưa, người La Mã sử dụng chữ viết vào thế kỷ
VI trước Cơng ngun, sử dụng chữ Latinh có nguồn gốc từ văn tự Hy Lạp. Người La
Mã thêm một số nét mới vào đó. Người La Mã chinh phục Hy Lạp vào thế kỷ thứ hai
7


trước Công nguyên. Khi người La Mã tiếp xúc trực tiếp với những thành tựu của văn
minh Hy Lạp, bao gồm chữ viết, họ cảm thấy say mê với chúng và tiếp thu chúng. Ngày
nay, các chữ X và Z đã được thêm vào chữ cái Latinh vì trước đây chúng khơng cần
thiết. Ngồi ra, cịn có chữ Y riêng biệt của Hy Lạp, chủ yếu được sử dụng để ghi các
từ Latinh gốc Hy Lạp. Hai chữ cái này cũng đã bị loại bỏ khỏi chữ cái Latinh vì chúng
khơng cần thiết. Sau đó, ba chữ cái khác trong bảng chữ cái Latinh đã được thêm vào:
J, U và W.
Tiếng Latinh ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia thuộc Đế chế La Mã nhờ hệ
thống chữ viết đơn giản và tiện lợi. Ngồi ra, nó là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu
Âu hiện đại, chẳng hạn như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. Ngày nay, các nhà

khoa học sử dụng các từ Latinh để mơ tả về động, thực vật, khống vật và các thành
phần như dân chủ, cộng hịa, vơ sản… bắt nguồn từ tiếng Latinh.
b. Văn học
Văn học La Mã là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn minh Hy Lạp. Chỉ
khi một người La Mã biết tiếng Hy Lạp như tiếng mẹ đẻ, họ mới được coi là có học.
Các nơ lệ Hy Lạp có học làm gia sư cho con cháu những nhà giàu có. Người La Mã tạo
ra văn học riêng của họ bằng cách lấy các tác phẩm của nền văn học Hy Lạp làm mẫu.
Văn học La Mã nhìn chung khơng giàu tưởng tượng bằng văn học Hy Lạp, nó tỏ ra thực
tế nhiều hơn.
Những tác giả nổi tiếng trong văn học La Mã trong thời kỳ đầu của văn học La Mã
là Livius Andronicus, người dịch thơ Homer sang tiếng Latinh, và Novius, người soạn
bi kịch và hài kịch. Ông cũng là tác giả của Cuộc chiến tranh Punic, một cuốn sử thi.
Plautus (254–184 TCN) là tác giả của nhiều tác phẩm hài kịch. Ông thường sử dụng các
tác phẩm của mình để chế nhạo những định chế mà giai cấp thượng lưu tỏ ra sùng bái,
vì ơng có nguồn gốc xuất thân thấp kém. Ơng khơng thể phát triển hết tài năng của mình
vì hài kịch Hy Lạp chi phối q mức. Tuy nhiên, cơng chúng vẫn u thích ơng.
Catullus (84–54 TCN) là một nhà thơ nổi tiếng khác trong thời kỳ Cộng hịa. Ơng
nổi tiếng với những bài thơ nồng cháy về tình u mà ơng viết để thể hiện những cảm
xúc dằn vặt khi dan díu với người vợ phóng đãng của một chính khách nổi tiếng.
"Thời hồng kim" của văn học La Mã kéo dài từ khoảng năm 100 TCN đến năm 40
SCN. Marcus Tullius Cicero (106-43 TCN), một chính khách lỗi lạc và nhà hùng biện
tài ba, với những tác phẩm nổi tiếng như Bàn về nhà hùng biện và Nhà hùng biện, là
nhà văn xuất chúng nhất của thời kỳ này.Sự nghiệp sáng tác của ông bao gồm 774 bức
thư và 58 bài diễn văn chính trị, ngồi các tác phẩm nghệ thuật và triết học. Làm cho
văn học La Mã trở nên lưu loát và nhuần nhuyễn là công việc lớn nhất của Cicero.
Augustus đã xây dựng La Mã thành trung tâm văn hóa của Đế chế trong thời gian
ơng cai trị. Ơng ban hành chính sách bảo trợ rộng rãi cho văn nghệ sĩ vì ơng biết rằng

8



thơ ca sẽ phục vụ cho chính quyền của mình. Với nhiều nhà thơ nổi tiếng, thơ ca La Mã
đạt được đỉnh cao.
Publius Vergilius (sống từ 70–19 TCN) được coi là nhà thơ lớn nhất của "Thời hoàng
kim", với tác phẩm gồm 12 quyển của Anh hùng ca Aeneid. Nhân vật chính là Aeneas,
một vị anh hùng thần thoại của thành Trojan, người đã vượt qua nhiều thách thức trước
khi xây dựng xong thành La Mã. Tác giả ca ngợi Augustus thơng qua nhân vật chính
này, người mà ơng cho là đã mang lại sự thịnh vượng cho La Mã và xứng đáng là hậu
duệ của Aeneas. Tác phẩm được coi là tinh hoa của văn học La Mã và nhà thơ được tôn
vinh là "Homer của La Mã", đã được viết trong mười năm và vẫn khơng hồn thành khi
Vergilius qua đời.
Trong tác phẩm Từ lúc tạo dựng thành, kể về lịch sử thành La Mã, do nhà thơ Livy
đã sáng tác những vần thơ chan chứa tình cảm yêu nước. Tác giả hy vọng sẽ thuyết phục
độc giả quay về với cuộc sống đơn giản của tổ tiên bằng cách mô tả quá khứ hào hùng
của La Mã.
Julius Caesar (102–44 TCN), một vị tướng tài ba nhưng lỗi lạc, là một nhân vật quan
trọng khác trong tiến trình phát triển của văn học Latinh. Những miêu tả chính xác và
lời văn mạnh mẽ của tác phẩm Bình phẩm về cuộc chiến ở xứ Gaule làm cho nó trở nên
nổi tiếng.

2.Sử học - Luật pháp
a. Sử học
Fabius (254–200 TCN) là người bắt đầu viết sử La Mã, nhưng ông viết bằng tiếng
Hy Lạp.
Cato, một nhà chính trị nổi tiếng, cứng rắn và là một thành viên nổi tiếng của Viện
nguyên lão (234–149 TCN), đã viết Nguồn gốc, bộ sử đầu tiên viết bằng tiếng Latinh,
biện soạn theo vấn đề.
Polybius (201–120 TCN) là một nhà sử học nổi tiếng ở thế kỷ thứ hai trước Cơng
ngun. Ơng đã viết bộ Thông sử bao gồm bốn mươi tập. Polybius coi trọng tính chính
xác của các sự kiện, coi việc tìm hiểu nguyên nhân của các biến cố và hiện tượng là

nhiệm vụ quan trọng nhất của sử học. Theo ông, "Việc nghiên cứu lịch sử chỉ có ích khi
nào ta bổ sung những câu chuyện đó bằng việc trình bày những nguyên nhân của các
sự kiện."
Titus Livius (59–17 TCN) là nhà sử học nổi tiếng thời Augustus. Ông đã viết Lịch
sử La Mã, dài 142 chương. Để viết về lịch sử 8 thế kỷ của La Mã, tác giả đã dành nhiều
thời gian và công sức để thu thập tài liệu. Mục tiêu của họ là thúc đẩy lịng u nước
thơng qua lịch sử hào hùng của dân tộc mình.

9


Plutarch là một người Hy Lạp sống từ năm 46 đến 125 và tác giả của 200 cuốn sách,
trong đó cuốn Tiểu sử song song, còn được gọi là Tiểu sử các danh nhân Hy Lạp - La
Mã, là cuốn sách có giá trị nhất. Ơng tạo ra tiểu sử về 46 nhân vật nổi tiếng của Hy Lạp
và La Mã, từng được xếp thành cặp theo sự nghiệp và tài năng, cách ông viết vừa cân
xứng vừa khách quan. Ông đặc biệt chú ý đến các chi tiết hấp dẫn, là một tác phẩm có
giá trị lớn về văn học và sử học, Shakespeare đã sử dụng nó để viết những vở kịch nổi
tiếng nhất như Caesar, Antony và Cleopatra.
Tacitus, sống từ năm 55 đến năm 120 và nổi tiếng với tác phẩm của mình được gọi
là Xứ Giecman. Các tác phẩm của Tacitus rất hữu ích cho các nghiên cứu về lịch sử La
Mã và các dân tộc láng giềng, chẳng hạn như các tộc người Giecman sống ở khu vực
giáp với biên giới phía bắc của Đế chế, do phương pháp trình bày khoa học, cách viết
hấp dẫn và tư liệu phong phú. Phần miêu tả phong tục, tập quán của người Giecman
nguyên thủy nhấn mạnh sự khác biệt giữa những thói xấu yếu nhược của người La Mã
đang phát triển và những đức tính mang đậm tính người của một giống người chưa bị
hủ hóa. Trong Biên niên sử và Lịch sử, ông mô tả một cách ảm đạm những sự hỗn loạn
và thất bại của xã hội. Ông đã để cho thủ lĩnh man tộc nói một mình: "Họ đã tạo nên
cảnh hoang dã và gọi đó là hịa bình" khi nói về Pax Romana đầy tự hào của người La
Mã.
b. Luật pháp

Người La Mã được coi là học trò của người Hy Lạp trong các lĩnh vực văn chương,
nghệ thuật và triết lý, nhưng họ được coi là học trò của người Hy Lạp trong luật pháp.
Các nhà nghiên cứu dễ dàng thống nhất rằng hệ thống pháp luật là di sản quan trọng
nhất mà người La Mã đã để lại cho cả phương Tây và phương Đông. Đây là nền văn
minh lâu đời nhất mà người La Mã đã tạo ra, cùng với chữ Latinh.
Hệ thống pháp luật của họ là kết quả của một quá trình tiến triển lâu dài, bắt đầu bởi
bộ luật. Khi nhà nước La Mã mới được thành lập vào năm 450 TCN, bộ luật Mười hai
bảng được ban hành. Với tư cách là thành phần chủ yếu của xã hội, người bình dân
thường khơng được hưởng các quyền lợi kinh tế và chính trị. Họ đã phải tiến hành cuộc
đấu tranh quyết liệt kéo dài hơn 200 năm (từ năm 494 đến năm 287 TCN), và cuối cùng
họ đã buộc giai cấp quý tộc phải đưa ra những đạo luật thành văn để đảm bảo những
quyền cơ bản của bình dân.
Năm 452 trước Cơng ngun, chính quyền La Mã đã cử ra một Ủy ban dự thảo pháp
luật có nhiều quyền lực. Sau hai năm làm việc chăm chỉ, Ủy ban đã soạn thảo một bộ
luật mới khá hoàn chỉnh, xem xét các luật đã được ban hành và cử người sang Athens
để xem xét luật So Lon. Luật được đặt tại những nơi công cộng vào năm 450 TCN và
được khắc trên mười hai bảng đồng. Nó thường được gọi là luật Mười hai bảng.
Luật này khá rộng rãi và tiến bộ. Nó chống lại sự xét xử và độc đoán của quý tộc,
bảo vệ quyền lợi và danh dự của mọi công dân, đưa ra những nguyên tắc về tố tụng, xét
10


xử và kế thừa tài sản… Tuy nhiên, mục tiêu chính của luật là bảo vệ những thiết chế
chính trị và quyền lợi của quý tộc, theo bản chất của nó.
Người bình dân tiếp tục đấu tranh để buộc chính quyền La Mã ban hành các luật
mới để đáp ứng các nhu cầu chính đáng của họ. Ví dụ: năm 445 TCN, người bình dân
có quyền kết hơn với q tộc; năm 444 TCN, người bình dân có thể làm tư lệnh qn
đồn; năm 367 TCN, khơng ai được chiếm đất công quá 125 ha (367 TCN). Pháp lệnh
năm 287 TCN nói rằng các quyết định của Đại hội bình dân có giá trị như pháp luật đối
với cơng dân La Mã. Do đó, các quyền lợi kinh tế và chính trị của người bình dân cơ

bản được cơng nhận bởi pháp luật.
Để củng cố chế độ Cộng hòa và mở rộng lãnh thổ của La Mã, bộ luật được bổ sung
bằng các lệ và tập quán của những quốc gia bị chinh phục. Dần dần, luật La Mã được
áp dụng trên các vùng đất thuộc quyền kiểm soát của chính quyền La Mã, đặc biệt là
những luật liên quan đến các hoạt động thương mại. Luật La Mã đạt đỉnh cao trong thời
Đế chế. Một phần là do luật được mở rộng để xét xử cuộc sống và tài sản của những
người sống trong các vùng đất bị chinh phục cũng như chính người dân La Mã. Tuy
nhiên, nguyên nhân chính là Augustus và những người kế vị ơng đã cho phép một số
nhà luật học nổi tiếng như Gaius, Ulpian, Panini An và Paulus đưa ra ý kiến về kết quả
pháp lý của những vụ án đang được xem xét ở tòa án. Mặc dù phần lớn trong số họ nắm
giữ các vị trí cao cấp trong ngành luật, nhưng họ chủ yếu được biết đến như những nhà
làm luật và nghiên cứu về luật. Những khái niệm mà họ đưa ra đã dẫn đến sự phát triển
của các lĩnh vực khoa học và lý luận về luật và được coi là nền tảng của hệ thống luật
La Mã, mặc dù đơi khi những khái niệm này có thể làm đảo lộn những quan điểm pháp
lý hiện đại. Ba ngành chính của hệ thống luật là Jus civile, Jus gentium và Jus naturale.
Jus civile, còn được gọi là Dân luật, chủ yếu liên quan đến La Mã và các cơng dân
của nó. Các quy chế của Viện ngun lão, các sắc chỉ của Hoàng đế và một số lề thói
cũ có giá trị như luật là một phần của dân luật.
Điều quan trọng nhất là Jus naturale, hay luật tự nhiên. Đây không phải là kết quả
của thực tế mà là kết quả của các nhà triết học, đặc biệt là những người theo trường phái
Khắc kỷ. Họ tin rằng công lý và quyền hạn được thể hiện trong tự nhiên được sắp xếp
theo một cách hợp lý. Họ tuyên bố rằng tự nhiên, tất cả mọi người đều có quyền bình
đẳng và mọi người được hưởng một số quyền cơ bản mà các chế độ chính trị khác khơng
có quyền tước đoạt. Theo lời nói của Cicero. "Luật tự nhiên là lý lẽ đúng đắn ăn khớp
với tự nhiên, có mặt ở mọi người, thường xuyên, vĩnh cửu. Tôn giáo cấm ban hành các
sắc chỉ vi phạm luật này, cũng như khơng được phép thay thế nó dù chỉ một phần hoặc
thông qua Viện nguyên lão hoặc nhân dân để tránh nó”. Luật này đã tồn tại trước khi
nhà nước được thành lập và bất kỳ nhà cai trị nào phản đối nó đều được coi là kẻ bạo
quyền. Seneca sau đó đã đưa ra học thuyết về thế giới tự nhiên ban đầu, nơi tất cả mọi
người đều bình đẳng và khơng ai có quyền bóc lột ai khác. Chế độ tư hữu và nô lệ đã

được tạo ra bởi một số cá nhân tham lam và độc ác, vì vậy chính phủ phải bảo vệ những
người yếu kém. Mặc dù ý tưởng của Jus naturale chưa được thực hiện trong điều kiện
11


của chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng việc phát triển nó thành một nguyên tắc pháp lý là
một trong những đóng góp lớn nhất của văn minh La Mã.
Luật La Mã ngày nay được coi là một môn học chính thức trong các trường đại học
luật ở phương Tây và nhiều quốc gia khác, và nó là một trong những nội dung mà những
người hành nghề luật phải hiểu.

3.Tôn giáo - Triết học
a. Tôn giáo
Người La Mã nguyên thủy ban đầu cũng theo đa thần giáo. Khi họ tiếp xúc với văn
hóa Hy Lạp, họ nhận thức được tơn giáo của người Hy Lạp trong toàn bộ các đặc điểm
của nó: trần tục và thực tế, khơng có nội dung luân lí hoặc thần thánh; mối quan hệ giữa
con người và thần thánh thực sự mang lại lợi ích cho cả hai bên. Jupiter chính là Zeus,
Minerva sánh đơi với Athens, Venus đi cặp với Aphrodite, Neptune và Poseidon cùng
là thần biển …
Trong thực tế, có một số sự khác biệt đáng kể. Tôn giáo của người La Mã ít nhân
bản và chính trị hơn. Nó khơng được sử dụng để vinh danh con người hay làm cho họ
hưởng thụ cuộc sống trần thế; thay vào đó, nó được sử dụng để bảo vệ quốc gia khỏi
các kẻ thù và tăng cường sức mạnh và sự phú cường của quốc gia. Không giống như
các thần Hy Lạp, các thần của người La Mã mang chất người ít hơn, khơng xung đột
với nhau và hòa nhập với con người. Trong tôn giáo La Mã, chất giáo sĩ rõ ràng hơn,
các giáo sĩ tách ra thành một giáo hội riêng, học khơng chỉ cử hành các lễ cúng tế mà
cịn độc quyền diễn dịch các nghi thức và thói tục thiêng liêng.
Tôn giáo Công giáo bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ vào thời Đế chế La Mã.
Đạo Công giáo, dựa trên câu chuyện rằng Jesus sáng lập, ra đời ở các tỉnh phía đơng
của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ nhất. Ông sinh ra ở Palestine và là người Do Thái.

Jesus từng đọc kinh Cựu ước của người Do Thái khi cịn nhỏ. Năm 30, Jesus tun
bố mình là Thiên sứ và đến với người dân trong khu vực để truyền giáo và chữa bệnh.
Hành động và giáo lý của ông mang lại niềm tin cho người nghèo. Jesus nói rằng những
người chịu đựng sự nhẫn nhục trong thời gian hiện tại sẽ được hạnh phúc ở Thiên đàng
khi họ chuyển đến thế giới khác. Jesus cũng lên án sự giàu có của những người giữ
quyền lực và nói rằng việc đưa họ lên Thiên đàng cịn khó hơn việc đưa con lạc đà qua
lỗ kim. Rất đông đảo người nghèo khổ tin theo Jesus.

12


Nguồn: Liahona, tháng Năm năm 2023. “Cần Người Giải Hòa”.
Ảnh 5: Tranh do Michael Malm minh họa khi Ngài truyền dạy
với các tín đồ vây quanh lắng nghe về cách tha thứ lỗi lầm cho
nhau và những điều hay lẽ phải.
Ơng bị kết án vì tun truyền tà giáo và lơi kéo mọi người chống lại chính quyền La
Mã và bị đóng đinh trên giá thập tự khi ơng 33 tuổi. Các môn đồ của Ngài đã chôn cất
xác Ngài trong hang đá. Truyền thuyết nói rằng sau đó, ơng sống lại thêm bốn mươi
ngày nữa trước khi bay lên trời.
Đạo Cơng giáo (đạo Thiên chúa) mang tính chất hỗn hợp vì nó chịu ảnh hưởng lớn
của triết học khắc kỷ và hấp thụ nhiều yếu tố tôn giáo của phương Đơng trong thời kỳ
cổ đại. Nó lấy nhiều ý tưởng từ đạo Do Thái, đặc biệt là ý tưởng về Chúa cứu thế. Những
bản khảo cổ được tìm thấy ở Jordan năm 1947, được tìm thấy từ thế kỷ III TCN đến thế
kỷ II SCN, cho thấy rằng các học thuyết vô danh đã ảnh hưởng đến tư tưởng của đạo
Thiên chúa trong một khoảng thời gian khá dài trước khi Đức Chúa Trời xuất hiện.
F.Engels nhận định: “Nó là sự hỗn hợp của nền thần học phương Đông đã được phổ
biến hóa, nhất là thần học Do Thái với nền triết học đã được dung tục hóa, nhất là triết
học khắc kỷ”(3).(K.Mars, F.Engels, Tuyển tập II, Sự Thật, Hà Nội, 1962, tr.649 )
Kinh Cựu ước và kinh Tân ước là hai phần của Kinh thánh Công giáo. Kinh Cựu
ước bao gồm 39 quyển nói về việc Chúa tạo dựng trời đất, mn vật và lồi người.

Những quyển này nói về lịch sử cổ đại của người Do Thái và chứng minh rằng người
Hebrew đã theo nhất thần giáo kể từ thời điểm đầu tiên. Bốn cuốn sách trong Kinh Tân
ước nói về cuộc đời và sự truyền giáo của Chúa Jesus. Nó xuất hiện vào nửa cuối thế
kỷ I hoặc đầu thế kỷ II. Đây là tài liệu quan trọng để tìm hiểu tơn giáo này từ đâu.
Lúc đầu, những người tham gia chỉ là nô lệ và những người nghèo tự do. Tín đồ sau
đó gia tăng và trở thành lực lượng xã hội quan trọng. Cho đến thế kỷ thứ ba, có tới 1800
thánh đường trên khắp Đế chế La Mã, và số lượng tín đồ ngày càng tăng mặc dù chính
13


quyền đàn áp họ một cách dã man. Một phần trung lưu và giàu có cũng bắt đầu theo đạo
từ nửa sau thế kỷ thứ hai. Họ tuyên truyền sự bình đẳng giữa mọi tộc người; khơng có
người Hy Lạp, người Do Thái, người nô lệ hoặc người tự do, tất cả đều là tín đồ. Những
thay đổi thành phần, đặc biệt là việc một phần giàu có của xã hội trở thành các giáo sĩ
chuyên nghiệp, đã thay đổi rất nhiều quan điểm về đạo Công giáo. Giờ đây, tư tưởng an
phận, chịu đựng ngày càng có tính chất quyết định và tư tưởng thỏa hiệp với chính
quyền La Mã ngày càng tăng. Họ khuyên các tín đồ: “Hỡi các nô bộc, các người hãy
phục tùng chủ của các người với lịng sợ hãi. Khơng những đối với những người chủ
hiền lành mà hãy phục tùng ngay cả những người chủ khắc nghiệt”.
Giai cấp lãnh đạo La Mã thay đổi quan điểm sau khi đàn áp không thành công. Họ
sử dụng phương pháp mềm dẻo, lợi dụng những hạn chế của Đạo Công giáo để ngăn
chặn tác động của nó.
Năm 311, Hồng đế La Mã ra lệnh ngừng tấn công những người theo đạo Công giáo.
Đây là lần đầu tiên nó được chấp nhận về mặt pháp lý. Năm 325, Hoàng đế tổ chức Đại
hội Giáo chủ ở Nice với 300 người. Đại hội đã chọn giáo lý, tổ chức và trả lại tài sản đã
bị tịch thu. Năm 337, Hoàng đế Constantine chịu phép rửa tội trước khi chết, mở đầu
sự kiện các hồng đế theo đạo Cơng giáo. Cuối thế kỷ IV, Hồng đế Theodosius cơng
nhận Cơng giáo là một tôn giáo quốc gia.
b. Triết học
Người La Mã không làm được nhiều trong lĩnh vực này, chủ yếu là kế thừa và phát

triển những tư tưởng triết học Hy Lạp trong lịch sử xã hội La Mã.
Một trong những tác động lớn nhất là ảnh hưởng đến việc tiếp thu các thuyết của
Epicurus và Khắc kỷ ở một số người La Mã thuộc tầng lớp thấp hơn. Lucretius (98–55
TCN), người đã viết bài thơ Về bản chất sự vật, là người theo thuyết Epicurus nổi tiếng
nhất. Lucretius đã đưa ra những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật, nói rằng thế
giới là vơ cùng tận và được tạo thành từ những hạt nhỏ không thể chia cắt được và vĩnh
viễn. Lucretius cũng đưa ra những nhận định thiên tài về nguồn gốc của loài người và
q trình tiến hóa của xã hội lồi người; con người bắt nguồn từ động vật và trải qua
các giai đoạn từ đồ đá, đồ đồng và đồ sắt. Lịch sử đã chứng minh khả năng tài năng của
ông.
Lucretius chấp nhận sự hiện hữu của các thần và cho rằng họ sống trong an bình
vĩnh cửu, khơng sáng tạo và khơng kiểm sốt vũ trụ. Mọi thứ, bao gồm con người, các
thói quen, định chế và niềm tin, đều là kết quả của q trình phát triển máy móc. Cái
chết có nghĩa là sự hủy diệt hồn tồn vì tinh thần liên quan đến vật chất. Điều này có
nghĩa là ông cũng bác bỏ niềm tin rằng Thượng Đế đã sinh ra thế giới vì sau khi chết,
khơng có sự trừng phạt hoặc khen thưởng: “Khơng có cái gì có thể sinh ra từ cái không,
do ý muốn của Thượng Đế”.

14


Khoảng 140 năm trước Công nguyên, học thuyết Khắc kỷ được đưa vào La Mã.
Cicero (106–43 TCN), một chính khách và diễn thuyết có tài, là mơn đồ nổi tiếng và
cuồng nhiệt nhất của nó. Tiền đề cho rằng tâm hồn bình yên là cực đỉnh của cuộc sống
tốt lành và rằng đạo đức là điều kiện đầy đủ cho cuộc sống hạnh phúc là nền tảng của
học luân lý của Cicero. Ông tin rằng con người lý tưởng là những người biết điều dựa
trên lý trí để tránh bị ảnh hưởng bởi sự đau đớn và sự âu sầu. Cicero đi xa hơn những
người khắc kỷ Hy Lạp khi nói đến lý thuyết chính trị. Ơng là người đầu tiên phủ nhận
quan điểm rằng cá nhân có quyền lực cao hơn nhà nước và cho rằng chính quyền là một
mối quan hệ giữa các cá nhân nhằm bảo vệ nhau.

Trong tác phẩm Chế độ Cộng hịa, ơng đề xuất ý tưởng về một luật có tính cơng
bằng vĩnh cửu và nằm ở vị trí cao hơn các luật do nhà nước ban hành. Luật này là kết
quả của một trật tự tự nhiên trong thế giới bên ngoài và được lý trí của con người phát
hiện ra, chứ khơng phải do con người tạo ra. Nó là nguồn gốc của một số quyền hạn mà
con người trong tư cách là con người và nhà nước không được xâm phạm. Sự ra đời của
Jus Naturale (Luật tự nhiên) là kết quả của ý tưởng này của ông.
Thuyết Khắc kỷ dần dần lấn át thuyết Epicurus trong hai thế kỷ đầu sau cơng ngun.
Giải thích hiện tượng này khơng khó khăn. Thuyết Khắc kỷ phù hợp với những đức tính
truyền thống của người La Mã bằng cách nhấn mạnh đến bổn phận, kỉ luật tự giác và
phục tùng trật tự tự nhiên của sự vật. Seneca (3 TCN–65 SCN), Epictetus (60?–120),
và Hồng đế Marcus Aurelius (121–180) là ba mơn đồ nổi tiếng của học thuyết này. Cả
ba đều đồng ý rằng mục tiêu tối thượng cần đạt được là sự thanh thản nội tâm và rằng
hạnh phúc thực sự chỉ có thể đạt được bằng cách tuân thủ trật tự vũ trụ tốt lành. Họ thúc
đẩy quan điểm dùng đức hạnh để cứu vớt đức hạnh, than oán cho bản chất tội lỗi của
con người và khuyến khích mọi người nhận thức rằng việc duy trì lương tâm trong sạch
là một trách nhiệm. Học thuyết của Seneca và Epictetus cũng bao gồm những hy vọng
thần bí. Các ơng tơn sùng thế giới đại đồng của Đấng Toàn năng. Mọi hiện tượng được
điều chỉnh bởi thế lực siêu nhiên này nhằm đạt được sự tồn bích. Do đó, việc thiết lập
lại trật tự trong thế giới tự nhiên là đạt được một mức độ phù hợp với ý muốn của
Thượng đế.
Khi chế độ chiếm hữu nô lệ ở La Mã rơi vào cuộc khủng hoảng, rõ ràng là các học
thuyết triết lý của giới thống trị ngày càng tránh xa những yêu cầu của cuộc sống thực
tế và thay vào đó trở nên thần bí hơn.

4.Nghệ thuật
Mãi đến thời kỳ Đế chế, nghệ thuật La Mã mới có thể phản ánh đúng bản sắc dân
tộc của mình. Trước đây, cái gọi là nghệ thuật La Mã chỉ là sự du nhập từ nghệ thuật
Hy Lạp hóa phương Đơng. Như một phần chiến lợi phẩm, các đạo quân chinh phạt đã
mang về La Mã hàng đoàn xe chất, phù điêu và cột đá hoa cương.
15



Chúng được sử dụng để tô điểm tư dinh của tầng lớp thống trị. Để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng, hàng trăm bản sao được tạo ra. Do đó, một số lượng lớn các tác phẩm
nghệ thuật được tạo ra ở La Mã vào cuối thời kỳ Cộng hòa khơng có bất kỳ nét đặc
trưng La Mã nào. Sự xuất hiện của một nền nghệ thuật mang tính dân tộc hơn đã được
thúc đẩy bởi vầng hào quang tự hào dân tộc của thời kỳ Đế chế. Mặc dù không thể tránh
khỏi ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp, người La Mã vẫn có thể tự hào rằng các tác
phẩm nghệ thuật của họ, đặc biệt là trong kiến trúc và điêu khắc, vượt trội hơn nhiều so
với những tác phẩm của Hy Lạp và lan rộng khắp Trung Đông, Tiểu Á và Bắc Phi.
Gần một thế kỷ yên tĩnh trong thời kỳ đầu của Đế chế đã cho phép La Mã phát triển
thành một thành phố đẹp xứng đáng với vai trị là trung tâm chính trị và văn hóa của Đế
chế. Người La Mã đã có thể đạt được mục tiêu của họ: "Từ một thành phố làm bằng đất
sét thành một thành phố bằng cẩm thạch" nhờ nguồn nhân lực dồi dào, vật liệu xây dựng
đa dạng, kết cấu kỹ thuật tiến bộ và nghệ thuật tổ hợp khơng gian hồn thiện.
Người La Mã sử dụng một hình vng hoặc hình chữ nhật với các cạnh vuông vức
được kẻ ô như bàn cờ khi xây dựng thành phố. Ngay tại trung tâm thành phố, thường
có hai đường chuẩn chính cắt ngang thật vng góc. Đường decumanus đi theo hướng
đông tây, trong khi đường cardo đi theo hướng bắc nam. Forum là một quảng trường
lớn hình chữ nhật ở điểm giao nhau của hai đường này. Các hội nghị, mít tinh, diễu
hành, giải trí, xử án và hành lễ tơn giáo diễn ra ở đây. Nó cũng là tác phẩm kỷ niệm của
riêng hoàng đế. Tại La Mã, có nhiều forum được gọi theo các vị hồng đế như Trajan,
Caesar, Augustus... Tòa thị sảnh, cột tượng, thư viện là những cơng trình cơng cộng
khác nằm trong khu vực xung quanh forum. Các khải hồn mơn đã được xây dựng ở
cửa ngõ vào thành phố.
Người La Mã là một dân tộc thực dụng, thích sự bề thế và đồ sộ, nên khi thiết kế
một cơng trình kiến trúc, họ thường để ý đến cơng năng của nó hơn là tìm cách cân đối
và hài hịa với mơi trường xung quanh. Họ nghĩ rằng sự hùng vĩ, đồ sộ và nguy nga của
các cơng trình kiến trúc Hy Lạp phải nhường chỗ cho cái đẹp, cái tinh tế và cái chất thơ.
Đây cũng là cách người La Mã muốn thể hiện sự vĩ đại, tráng lệ và giàu có của Đế chế

họ cho những người bị họ khuất phục. Do đó, những nét sổ thẳng hình học được sử
dụng để thay thế cho những đường nét uốn lượn. Những chi tiết nhỏ nhặt không được
ưa chuộng so với vẻ bền chắc. Họ khơng hài lịng với vóc dáng vững chãi, và dáng mảnh
dẻ lắm khi khiến cơng trình trơng nặng nề và thô kệch. Tuy nhiên, dáng mảnh dẻ làm
cho cơng trình khỏe mạnh và chắc chắn hơn.

16


Nguồn: Kinh Luân,28/01/2006, Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Đấu trường Colosseum.
Ảnh 6: Đấu trường Colosseum có hình eclipse với trục dài là
188 mét, trục ngắn là 156 mét, cao 48 mét, chiếm một diện tích
là 160.000 m2. Có 80 cổng vào Colosseum, 76 cổng dành cho
khán giả thường, 2 cổng cho gia đình hồng tộc và 2 cổng dành
cho các đấu sĩ giác đấu.
Đấu trường Colosseum, nhà tắm Caracalla và đền thờ Pantheon là ba cơng trình kiến
trúc tiêu biểu cho nghệ thuật và nếp sống của người La Mã.
Kiến trúc của Đấu trường Colosseum thể hiện sự hùng mạnh và vĩ đại của Đế chế
La Mã trong triều đại Flavius. Đấu trường La Mã đã được xây dựng bởi hơn 60.000 nô
lệ người Do Thái trong khoảng mười năm. Theo Dio Cassius, nhà sử gia La Mã cổ đại,
người La Mã đã kỷ niệm ngày khánh thành đấu trường bằng cách tổ chức lễ ăn mừng
kéo dài 100 ngày và giết 11.000 con vật. Đấu trường Colosseum có hình bầu dục và có
nhiều tầng. Chu vi của nó là 524m, vịng trịn nhỏ có đường kính là 154.70m và vịng
trịn lớn có đường kính là 186.55m, và chỗ cao nhất là 48m., đá cẩm thạch là chất liệu
chính. Đấu trường bao gồm một tầng trệt và ba tầng khác được xây dựng bằng đá chồng
lên nhau. Khu đấu thú hình vng có chiều dài 85m và rộng 55m nằm ở trung tâm của
đấu trường và được bảo vệ an toàn bằng bức tường cao bao quanh. Đấu trường tính tốn
hiện có khoảng 45.000 đến 50.000 cá nhân, nhưng tài liệu cổ La Mã cho thấy nó có thể
chứa đến 100.000 cá nhân. Dưới thời Hoàng đế Titus (40–80), nơi đây đã tổ chức những
trận đấu vui chơi cho vua chúa và quý tộc trong suốt 100 ngày. Trận đấu có tới 5 nghìn

đấu sĩ tham gia dưới thời Trajan (98 - 117). Các đấu sĩ, còn được gọi là gladiator, phải
đấu nhau với nhau hoặc giữa người với động vật cho đến chết. Tới đầu thế kỷ thứ tư,
những điều kinh khủng này mới kết thúc. Dấu tích của đấu trường này ở thủ đơ La Mã
ngày nay chỉ còn khoảng một phần ba do sự hủy hoại của con người và thiên nhiên.
17


Người La Mã khơng chỉ thích những trị chơi tàn bạo như trị đấu sĩ nêu trên mà họ
cịn thích những trò chơi êm dịu hơn. Nhà tắm Caracalla ở ngoài đấu trường Colosseum
là một trong những địa điểm giải trí được họ ưa thích. Trong số khoảng 4.000 nhà tắm
công cộng được xây dựng ở La Mã vào thế kỷ IV, đây là nhà tắm nổi tiếng nhất về mặt
tiện nghi lẫn quy mô. Điều này cho thấy rằng người La Mã thường tắm nơi công cộng.
Tuy nhiên, nhà tắm Caracalla cịn thu hút sự chú ý vì sự đa dạng trong các cơng năng
của nó. Đây khơng chỉ là một địa điểm giải trí mà cịn là một cơng trình văn hóa với các
thư viện và phịng đọc sách. Các nhà văn thường đến đây để giới thiệu tác phẩm mới
nhất của họ cho độc giả. Người La Mã cũng chọn địa điểm này để gặp gỡ bạn bè, nói
chuyện về cơng việc làm ăn và hỏi thăm tin tức của nhau. Nhà tắm cũng có các phịng
thi đấu thể dục thể thao, khu nghỉ, khu dạo chơi, nhà hàng và phịng trưng bày tác phẩm
nghệ thuật. Tóm lại, đó là cả một xã hội La Mã thu nhỏ, nơi một người có thể ở nhiều
giờ trong ngày. Do đó, nhà tắm ngày càng được mở rộng và phức tạp hơn với nhiều loại
không gian khác nhau, chẳng hạn như cao, thấp, kín, hở, vng, chữ nhật, trịn và có
cột hay khơng. Nhà tắm Caracalla, được xây dựng trên một khu đất hình vng rộng
14.000 hecta, bắt đầu vào năm 206 dưới thời Hoàng đế Septimius Severus và hồn thành
vào năm 235 dưới thời Hồng đế Alexander. Tịa nhà chính có kích thước 228 x 115
mét và các phịng tắm được bố trí đối xứng qua trục chính. Để đảm bảo việc đi lại tốt,
các phịng này có sảnh vào riêng rẽ với những hàng cột. Ba chiếc vịm lớn bao quanh
phịng chính ở giữa và có những cửa lấy ánh sáng ngay dưới sát những cung cuốn của
vòm, làm cho nội thất của tòa nhà tràn ngập ánh sáng, soi rõ những hoa văn trên đầu cột
corinth và những múi trần của vòm cuốn. Nhà tắm này cao đến 35 mét nếu tính từ nóc
vịm.

Các phịng ở đây được xây dựng rộng rãi với tường dày và chắc chắn sẽ gây ấn
tượng đáng kể với thế hệ sau. Ngồi ra, nhà tắm được trang trí với nhiều tranh khảm,
tượng và phù điêu trên tường. Những tác phẩm này thực sự có giá trị nghệ thuật.
Đền Pantheon là cơng trình được bảo quản tốt nhất trong số ba cơng trình kiến trúc
tiêu biểu cho nền kiến trúc La Mã cổ đại. Lý do là nó được chuyển thành nhà thờ Công
giáo vào năm 609 sau khi Đế chế La Mã sụp đổ. Đó là lý do tại sao nó khơng phải gặp
khó khăn như vơ số tác phẩm nghệ thuật khác trước những thế kỷ đầu tiên của thời
Trung cổ. Năm 27 TCN, ngôi đền đầu tiên được xây dựng dưới sự chỉ huy của Agrippa,
cánh tay mặt của Hồng đế Augustus. Ơng tài ba trong việc tổ chức và xây dựng. Chính
ơng đã làm cho La Mã trở thành một trong những thành phố đẹp nhất thời Cổ đại.
Đền Pantheon, được xây dựng để thờ phụng các vị thần theo tín ngưỡng của người
La Mã, đã trải qua nhiều thiệt hại do hai trận hỏa hoạn gây ra. Nó được xây lại thành
một ngơi đền hình trịn từ thời Hoàng đế Hadrian (117–138) với chiều cao 43.5 mét từ
mặt đền đến nóc mái vịm. Một nóc vịm có đường kính lớn như vậy được coi là táo bạo
vào thời đó. Để chịu đựng sức nặng của nóc vịm to lớn này, một khối trụ to lớn có
tường dày đến 6.2 mét đã được xây dựng. Để mở rộng nội thất, bức tường dày và trịn
này có bảy hốc ngăn. Những hốc ngăn và ô vuông mà các nhà xây dựng La Mã đục vào
18


vòm mái và cửa tròn là nguồn sáng duy nhất của tịa nhà. Một ơ trịn có đường kính 8.9
mét đã bị đổ xuống trên đỉnh vòm. Thiết kế này đã phá vỡ cảm giác hữu hạn gần như
đóng kín của không gian nội thất.
Để tôn vẻ nghiêm trang bên trong, nền sàn và mặt tường được ốp đá cẩm thạch. Mặc
dù tường được xây dựng bằng bê tông, cốt liệu đá phía dưới có trọng lượng lớn hơn và
nhẹ dần khi lên cao. Ngoài ra, những vành đai bê tơng đã được trổ thêm những dải gạch
kích thước lớn.
Đền Pantheon có mặt bằng đơn giản với phần đền thờ hình trịn và một sảnh hình
chữ nhật ở phía trước. Đây là khối sảnh được lấy từ ngôi đền cũ được xây dưới thời
Augustus. Hai trận hỏa hoạn đã phá hủy nó. Nó được lắp ráp vào một cấu trúc đã hồn

chỉnh, vì vậy vẻ đẹp của nó chủ yếu dựa trên sự khác biệt giữa hai khối.
Các cây cột chống được thiết kế theo thức coranh. Đây là những cây cột tốt nhất
trong kiến trúc La Mã cổ đại. Chúng cao 1.25 mét và có màu hơi đậm, đỏ và xám. Đế
cột và mũ cột phía trên được làm bằng đá trắng. Việc chia vịm lớn thành những ơ vng
với những băng ngang vịng quanh dưới đáy vịm là một điểm nổi bật trong cách xử lý
nội thất của đền Pantheon. Điều này tạo ra một khung cảnh bất thường và một khơng
khí phiêu lãng. Khả năng làm chủ các kết cấu bằng bê tông được thể hiện bằng cách xử
lý này.
Người La Mã coi trọng tính hiện thực trong các tác phẩm điêu khắc (chủ yếu là
tượng bán thân), giống như kiến trúc. Người Hy Lạp lí tưởng hóa chủ thể của họ, tạo ra
những mẫu người hơn là những cá nhân, người La Mã cố gắng nắm bắt những đặc điểm
cơ bản của mỗi người. Hãy xem gương mặt mạnh mẽ và đầy tự tin của Caesar; Augustus
thể hiện một quyết tâm mang tính bản năng khi cịn trẻ; Hadrian, người ban hành nhiều
đạo luật, có nét mặt nhạy cảm và trí tuệ.
Các dinh thự và phù điêu được đắp trên các khải hồn mơn cũng rất hiện thực. Trang
phục, thực vật, động vật và các cảnh sinh hoạt đều được mơ tả cực kỳ chính xác như
trong thực tế. Các tác phẩm điêu khắc của người La Mã khơng có tính cách điệu.
Do các đặc điểm hiện thực của các tác phẩm điêu khắc La Mã, chúng khơng có giá
trị nghệ thuật cao, nhưng chúng vẫn là một tài liệu quan trọng cho các nhà sử học, dân
tộc học và nhân chủng học.

5.Khoa học và kĩ thuật
Người La Mã khơng đóng góp nhiều vào sự phát triển của khoa học vì họ là những
nhà kỹ thuật thông minh và táo bạo hơn là những nhà nghiên cứu lý thuyết tài ba. Hiếm
có một phát hiện khoa học quan trọng có tên tuổi của một người La Mã. Đây là một đặc
điểm có vẻ khó hiểu: người La Mã có một lợi thế lớn trong việc kế thừa trực tiếp những
thành tựu khoa học của nền khoa học Hy Lạp, nhưng họ không biết cách khai thác lợi
thế này. Tại sao vậy?
19



Nguyên nhân đầu tiên là do sự quan tâm đáng kể của người La Mã đối với các vấn
đề liên quan đến cai trị và chiến thắng quân sự. Họ không dành nhiều thời gian cho việc
nghiên cứu thế giới tự nhiên vì q bận tâm đến luật pháp, chính trị và chiến lược quân
sự. Một lý do quan trọng khác là người La Mã có đầu óc rất thực tiễn. Họ khơng có sự
hào hứng như những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự nghiệp khám phá những
bí ẩn của thế giới tự nhiên. Họ khơng cảm thấy tị mị hoặc thích khám phá. Họ chỉ là
những nhà phát minh và kỹ thuật đang cố gắng giải quyết những vấn đề mà cuộc sống
hàng ngày đặt ra cho họ.
Vì những lý do trên, các thành tựu của người La Mã hầu như chỉ liên quan đến xây
dựng và tổ chức dịch vụ công cộng. Họ xây dựng những con đường, cầu và cầu cấp
nước tốt đến mức kỹ thuật xây dựng mới được phát triển vào thế kỷ XIX. Họ đã tạo ra
một hệ thống đường giao thông được thiết kế một cách khoa học với trung tâm là La
Mã và đi qua khắp lãnh thổ rộng lớn của Đế chế: “Mọi con đường đều dẫn đến La Mã”.
Họ cung cấp hơn một triệu mét nước mỗi ngày cho cả triệu người sống ở La Mã. Họ
tạo ra một hệ thống ý tế công cộng cho người nghèo và xây dựng những bệnh viện đầu
tiên ở châu Âu. Các nhà tắm cơng cộng có nước nóng là nơi giải trí rất tiện ích.
Nhưng các nhà nghiên cứu khoa học La Mã luôn bị phê phán về mặt tri thức. Pliny
Già (23–79) là người nổi tiếng nhất. Khoảng năm 77, ơng đã hồn thành Lịch sử Tự
nhiên tồn diện. Cơng trình này bao gồm bộ sưu tập tài liệu của gần 500 tác giả. Lịch
sử bao gồm những kiến thức sâu sắc nhất về lịch sử, địa lý, thiên văn, kinh tế và thế giới
động vật. Cơng trình này, mặc dù nó sử dụng rất nhiều vật liệu, chỉ có một giá trị nhất
định. Pliny khơng thể phân biệt giữa những sự kiện thực tế và huyền thoại. Theo đánh
giá của ông, những câu chuyện về những sự kiện và hiện tượng dị thường nhất cũng có
giá trị ngang với những dữ liệu đã được chứng minh. Ông kể những câu chuyện kỳ lạ
về một nhóm người hoang dã có đơi bàn chân quay ngược ra sau, về một quốc gia mà
một đàn bà có thai lúc lên năm và chết lúc lên tám. Một con cá nhỏ ở Địa Trung Hải có
thể khiến tàu bè đứng thẳng lại.
Ngoài ra, Pliny đã chứng kiến và thực hiện các nghiên cứu khoa học trực tiếp; vào
năm 79, khi ông nhìn thấy núi lửa Vesuve bùng lên, ơng đã bị thiêu chết.

Claudius Ptolemy (khoảng thế kỷ II) tổng hợp và nâng cao kiến thức về thiên văn,
địa lý và địa chất của người La Mã. Ptolemy, trong cuốn Hệ thống vũ trụ, nói rằng Trái
Đất hình trịn, một ý tưởng đã giúp các nhà phát kiến địa lí tìm thấy những miền đất
mới. Tuy nhiên, ông sai lầm khi cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, và quan điểm
này đã chi phối châu Âu trong suốt 1400 năm. Ngoài ra, Ptolemy là người đầu tiên vẽ
bản đồ Trái Đất, tập trung vào Địa Trung Hải với những hiểu biết giới hạn về địa lý của
mình.
Heron (thế kỷ I) là một nhà tốn học tài ba. Ơng cung cấp các phương pháp để tính
diện tích hình cầu cũng như các phép tính gần đúng.

20


Menelai là một nhà thiên văn học và toán học. Năm 98, ông đến La Mã để quan sát
thiên văn và viết cuốn Mặt cầu còn lại, được dịch ra tiếng Ả Rập. Ơng minh họa cách
tính dây cung mặt cầu và tổng các góc trong tam giác cầu lớn hơn 180 độ.
Lịch sử của Julius Caesar đã được cải cách, tạo ra một năm trung bình 365,25 ngày
và có một năm nhuận cứ 4 năm. Lịch mới thay thế lịch cũ từ năm 44 TCN.

Nguồn: Philosophadam, 10/10/2016, Galen: An Ancient Roman Forefather of Modern
Psychology
Ảnh 7: Danh y người La Mã Claudius Galen (131 - 201)
là người mang đến nền tảng y học chi phối và ảnh
hưởng đến phương Tây hơn một thiên niên kỉ.
Claudius Galen (131–201) là một nhà y học nổi tiếng. Trên cơ sở tiếp thu và tổng
kết những thành tựu đương thời, ông đã viết nhiều tác phẩm về y tế và dược phẩm. Các
tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Do Thái và Ả Rập và vẫn nổi tiếng cho đến thế kỷ
16. Nhiều trường đại học châu Âu thời Cận đại sử dụng cuốn sách giáo khoa Phương
pháp chữa bệnh. Ông nổi tiếng vì đã phát hiện ra sự tuần hồn của máu thơng qua những
cuộc thử nghiệm của mình. Ơng khơng chỉ dạy mà còn chứng minh rằng các mạch vận

chuyển máu có thể được cắt đứt chỉ bằng một mạch máu nhỏ trong hơn nửa giờ.
Vitruvius, một kiến trúc sư nổi tiếng của La Mã, sống từ năm 86 đến năm 26 trước
Công nguyên, mong muốn tái sinh những kiến trúc truyền thống cổ điển của Hy Lạp.
Do đó, ơng đã dành thời gian viết một bộ sách lớn về kiến trúc trong những năm cuối
đời. Đây là bộ sách duy nhất về kĩ thuật được viết trong thời Cổ đại vẫn còn được sử

21


dụng cho đến ngày nay, và suốt một thế kỷ, nó được coi là "sách giáo khoa" trong xây
dựng.
Văn minh Hy Lạp - La Mã được coi là một trong những quốc gia thành cơng nhất
trong lịch sử. Đó là những hậu quả của quá trình phát triển trong lịch sử. Xác định vị trí
xứng đáng và những đóng góp lớn lao của Hy Lạp-La Mã cổ đại, K.Marx và F.Engels
viết: “Dại dột là những ai không thấy hết giá trị của thời Cổ đại Hy Lạp đối với chủ
nghĩa xã hội vừa chiến thắng trong sự nghiệp xây dựng lại đời sống lồi người” và
“Khơng có chế độ nơ lệ thì khơng có quốc gia Hy Lạp, khơng có nghệ thuật và khoa
học Hy Lạp; khơng có chế độ nơ lệ thì khơng có quốc gia La Mã. Mà khơng có cơ sở
của văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì cũng khơng có châu Âu hiện tại được”(4).
(K. Marx, F. Engels, V.I.Lênin, Bàn về các xã hội tiền tư bản, NXB KHXH, Hà Nội,
1975, tr.288)

III - Kết luận
Nền văn minh La Mã đã phát triển từ những khởi đầu khiêm tốn để trở thành một đế
chế rộng lớn định hình tiến trình lịch sử. Từ những khu định cư ban đầu dọc theo sông
Tiber đến sự hùng vĩ của đế chế La Mã, người La Mã đã có những đóng góp đáng kể
trong các lĩnh vực như quản trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng, kiến trúc, văn học, triết học.
Tây Âu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn minh La Mã định hình văn hóa, quản trị
và cơ sở hạ tầng của nó. Tuy nhiên, giống như bất kỳ nền văn minh nào, nó cũng có
những hạn chế và những lĩnh vực cần phát triển hơn nữa. Câu trả lời toàn diện này sẽ

thảo luận về những hạn chế của nền văn minh La Mã và khám phá các hướng tiềm năng
cho sự phát triển hơn nữa của nó sẽ ảnh hưởng đến Tây Âu.
Hạn chế về chính trị:
Một trong những hạn chế chính của nền văn minh La Mã là cấu trúc chính trị của
nó. Cộng hịa La Mã, sau này chuyển thành Đế chế La Mã, có một hệ thống thứ bậc với
sự tham gia hạn chế của dân chúng nói chung. Quyền lực tập trung trong tay một số gia
đình ưu tú, dẫn đến các vấn đề tham nhũng và thiên vị. Việc thiếu đại diện dân chủ đã
cản trở sự phát triển của một hệ thống chính trị tồn diện và có sự tham gia của người
dân.
Hơn nữa, Đế chế La Mã phải đối mặt với những thách thức trong việc quản lý hiệu
quả các vùng lãnh thổ rộng lớn của mình. Đế chế chủ yếu dựa vào các cuộc chinh phạt
quân sự để mở rộng biên giới, nhưng sự mở rộng này dẫn đến khó khăn trong việc duy
trì quyền kiểm sốt đối với các vùng xa xơi. Kết quả là, thường xuyên xảy ra các cuộc
nổi dậy và nổi dậy ở nhiều tỉnh khác nhau, làm cạn kiệt nguồn lực và sự ổn định của đế
chế.
22


Để giải quyết những hạn chế này, sự phát triển hơn nữa trong nền văn minh La Mã
có thể bao gồm các cải cách hướng tới một hệ thống chính trị đại diện và toàn diện hơn.
Sự tham gia nhiều hơn của cơng dân vào q trình ra quyết định có thể đã thúc đẩy ý
thức sở hữu và lịng trung thành đối với đế chế. Ngoài ra, phân cấp quyền lực và trao
quyền tự trị nhiều hơn cho các khu vực địa phương có thể cải thiện quản trị và giảm khả
năng nổi loạn.
Hạn chế xã hội:
Xã hội La Mã được đặc trưng bởi sự bất bình đẳng xã hội đáng kể. Chế độ nơ lệ
đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động của đế chế, với hàng triệu cá nhân bị bắt
làm nô lệ làm lao động hoặc người giúp việc gia đình. Nơ lệ có quyền hạn chế và được
coi là tài sản hơn là con người. Hệ thống này tạo ra sự phân chia xã hội và cản trở sự di
chuyển xã hội cho cả nô lệ và công dân thuộc tầng lớp thấp hơn.

Hơn nữa, phụ nữ trong xã hội La Mã có các quyền hạn chế và phần lớn chỉ đảm
nhận vai trò nội trợ. Họ khơng được tham gia chính trị và phải đối mặt với những hạn
chế về quyền sở hữu và thừa kế tài sản. Sự bất bình đẳng giới này đã hạn chế khả năng
đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển của nền văn minh La Mã.
Để khắc phục những hạn chế này, sự phát triển hơn nữa trong nền văn minh La Mã
có thể bao gồm những cải cách nhằm giảm bất bình đẳng xã hội. Việc bãi bỏ hoặc loại
bỏ dần chế độ nô lệ sẽ cho phép một xã hội cơng bằng hơn. Ngồi ra, trao cho phụ nữ
nhiều quyền và cơ hội được giáo dục và tham gia vào đời sống công cộng sẽ góp phần
tạo nên một nền văn minh tiến bộ và tồn diện hơn.
Hạn chế về khoa học cơng nghệ:
Trong khi người La Mã đạt được những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật, kiến trúc và cơ
sở hạ tầng, tiến bộ khoa học và công nghệ của họ tương đối hạn chế. Nền văn minh La
Mã không ưu tiên nghiên cứu khoa học và đổi mới ở mức độ như một số nền văn minh
cổ đại khác, chẳng hạn như người Hy Lạp hay Ai Cập.
Sự phát triển hơn nữa trong nền văn minh La Mã có thể liên quan đến việc chú trọng
nhiều hơn vào nghiên cứu khoa học và tiến bộ công nghệ. Đầu tư vào các tổ chức nghiên
cứu và thúc đẩy các khám phá khoa học sẽ đẩy Tây Âu vào các lĩnh vực tri thức và tiến
bộ cơng nghệ mới. Điều này có thể dẫn đến những tiến bộ trong các lĩnh vực như y học,
toán học, thiên văn học và kỹ thuật, mang lại lợi ích cho cả đế chế và các khu vực lân
cận.
Nền văn minh La Mã có một số hạn chế ảnh hưởng đến Tây Âu. Chúng bao gồm
những hạn chế về chính trị, bất bình đẳng xã hội và tiến bộ khoa học và công nghệ hạn
chế. Tuy nhiên, bằng cách giải quyết những hạn chế này thông qua cải cách hướng tới
quản trị toàn diện hơn, giảm bất bình đẳng xã hội và ưu tiên các tiến bộ khoa học, sự
phát triển hơn nữa của nền văn minh La Mã có thể tác động đáng kể đến Tây Âu.

23



×