Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giáo án ôn buổi 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.84 KB, 14 trang )

Ngày soạn: 25/2/2023
Ngày dạy:…./…./…….
TIẾT 25, 26, 27: CHUYÊN ĐỀ 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954
I. MỤC TIÊU.
- Biết được những nét chính của đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951).
- Nội dung chính của kế hoạch Nava.
- Hoàn cảnh, ý nghĩa của chiến dịch Điện biên phủ.
- Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Gionevo.
- Phân tích, đánh giá được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp kết thúc.
II. LÝ THUYẾT.
1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951).
- Từ 11 đến 19 - 2 - 1951, ĐH đại biểu lần thứ II của Đảng họp ở Xã Vinh Quang (Chiêm Hố- Tun
Quang)
* Nội dung:
- ĐH đã thơng qua Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình và Bàn về cách mạng Việt Nam do
Trường Chinh trình bày: Xác định nhiệm vụ của CMVN là đánh đuổi đế quốc, giành độc lập; xố bỏ tàn tích
phong kiến, thực hiện người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân...
- Thảo luận và quyết định nhiều chính sách về xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội, mặt trận…
- Tách ĐCS ĐD và thành lập ở mỗi nước VN, Miên, Lào một ĐCS riêng.
- Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.
- Thơng qua Tun ngơn, Chính cương, Điều lệ mới: xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của TW
Đảng.
- Bầu BCH TW Đảng và Bộ Chính trị: Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
* Ý nghĩa: ĐH II đã thể hiện bước trưởng thành của Đảng ta, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và quần
chúng, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

2. Âm mưu của Pháp – Mỹ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava.
Hồn cảnh:
- Sau tám năm chiến tranh xâm lược Đơng Dương, Pháp thiệt hại ngày càng lớn, bị loại khỏi vòng
chiến đấu 39 vạn quân, ngày càng lâm vào thế bị động trên chiến trường.


- Pháp muốn tìm kiếm một thắng lợi quân sự để rút khỏi cuộc chiến trong “danh dự”.
- Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Được sự thoả thuận cảu Mĩ , pháp
cử Nava sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra kế hoạch quân sự mới - kế
hoạch Nava.
Nội Dung: Kế hoạch chia làm hai bước
+ Thu – Đơng 1953: giữ thế phịng ngự ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền trung và nam Đông
Dương


+ Thu – Đông 1954: tiến công chiến lược miền bắc, giành thắng lợi quyết định về quân sự buộc ta
phải đàm phán theo các điều kiện có lợi cho chúng.
3. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
a. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
- Chủ trương kế hoạch quân sự của ta
Tấn công những điểm quan trọng về chiến lược, tiêu hao sinh lực địch, buộc chúng phỉa phân
tán lực lượng.
* Ở mặt trận chính diện: ta mở hàng loạt các chiến dịch tấn công địch ở hầu hết các chiến trường
Đông – Dương, địch buộc phải phân tán lực lượng thành 5 điểm
- Bắc Bộ
- Điện Biên Phủ
- Seno
- LuongPhaBang – Mường Sài
- PlayKu
* Ở vùng sau lưng địch
- Phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên …)
b/ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
* Hồn cảnh lích sử
- Từ 12/ 1953, Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương gồm 3 phân khu – 49 cứ điểm, Pháp tập trung 16.200 quân.
- Điện Biên Phủ thành trung tâm của kế hoạch Nava.

12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ - ĐBP trở thành điểm quyết chiến chiến
lược giữa ta và giặc.
* Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
+ Chủ trương của ta: 12/1953 Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết địch mở chiến
dịch
+ Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân chuẩn bị cho chiến dịch với quyết tâm lớn. Đầu tháng
3/1954, công tác chuẩn bị đã hoàn tất
- Diễn biến của chiến dịch: GV trình bày trên bản đồ
* Kết quả – Ý nghĩa:
+ Loại khỏi vòng chiến 16.200 địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và
phương tiện chiến tranh.
+ Đập tan hồn tồn kế hoạch Nava, giáng một địn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp và
can thiệp Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi.
4. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ bình ở Đơng Dương.


Hiệp định Giơnevơ: Ngày 21-7-1954, hiệp định Giơnevơ về ĐD được kí kết, nội dung:
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là: độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên tồn Đơng Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngồi vào ĐD.
- Việt Nam: qn đội nhân dân VN và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến thứ
17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ
chức vào 7/1956.
*Ý nghĩa:
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc KC chống Pháp, bộc Pháp chấm dứt CT rút quân về nước.
- Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, chiến tranh xâm lược ĐD.
5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(19451954).
a. Nguyên nhân thắng lợi:

* Chủ quan :
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là CT.Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị,
quân sự, ngoại giao và đường lối KC đúng đắn sáng tạo.
- Có chính quyền DCND, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân, có
hậu phương rộng lớn vững mạnh.
*Khách quan :
- Có liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước ĐD.
- Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung quốc, Liên xô, các nước DCND và các nước khác..
b.Ý nghĩa lịch sử:
*Đối dân tộc ta:
- Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp gần 1
thế kỉ trên đất nước ta.
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng chuyển sang cách mạng XHCN, tạo cơ sở để ND ta giải
phóng hồn tồn MN.
*Đối với thế giới:
- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nơ dịch của CNĐQ, góp phần làm
góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
BÀI 19. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP (1951 - 1953)
I. Câu hỏi nhận biết, thông hiểu.
Câu 1. Sự kiện nào chứng tỏ Mĩ từng bước can thiệp sâu vào Đơng Dương?
A. Mĩ kí với Pháp hiệp định phịng thủ chung Đơng Dương.


B. Mĩ kí với Bảo Đại hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ.
C. Đua cố vấn quân sự của Mĩ đến Việt Nam.
D. Đưa quân Mĩ vào Việt Nam trực tiếp tham chiến.
Câu 2. Đâu không phải là việc làm của Mĩ để can thiệp vào chiến tranh Đơng Dương?
A. Mĩ kí với Pháp hiệp định phịng thủ chung Đông Dương.
B. Đưa quân Mĩ vào Việt Nam trực tiếp tham chiến.

C. Viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp.
D. Kí với Bảo Đại hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ.
Câu 3. Mĩ can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương nhằm
A. viện trợ cho thực dân Pháp.
B. viện trợ cho chính quyền Bảo Đại.
C. can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
D. từng bước thay chân Pháp ở Đơng Dương.
Câu 4. Mĩ kí với Bảo Đại hiệp ước hợp tác kinh tế nhằm mục đích
A. ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
B. hợp tác cùng phát triển.
C. tăng cường sức mạnh cho chính quyền Bảo Đại.
D. phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Câu 5. Để ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào mình, Mĩ đã
A. Đưa vào khối quân sự của Mĩ.
B. Kí hiệp ước hợp tác về quân sự.
C. Kí hiệp ước hợp tác về kinh tế.
D. Kí hiệp ước về an ninh.
Câu 6. Nội dung chính của hiệp định phịng thủ chung Đơng Dương mà Mĩ kí với Pháp nhằm viện trợ
A. quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp.
B. quân sự, an ninh cho Pháp.
C. kinh tế - tài chính cho Pháp.
D. quân sự, tài chính cho Pháp.
Câu 7. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ sau thất bại ở Biên giới 1950 là:
A. Thực hiện kế hoạch Rơve
B. Thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
C. Thực hiện kế hoạch Bôlae
D. Thực hiện kế hoạch Nava
Câu 8. Pháp - Mĩ đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi nhằm
A. tăng cường viện trợ cho Bảo Đại.
B. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

C. nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh.
D. mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương.
Câu 9. Xây dựng phịng tuyến bê tơng cốt sắt và thành lập vành đai trắng là nội dung nằm trong kế
hoạch nào của Pháp?
A. Rơve.
B. Nava.
C. Đờ Lát đơ Tátxinhi.
D. Đờ cát.
Câu 10. Trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi thực dân Pháp xây dựng phịng tuyến cơng sự bằng
A. hệ thống giao thông hào.
C. hàng rào thép gai.
C. xi măng cốt thép.
D. xi măng cốt sắt.
Câu 11. Trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi thực dân Pháp tiến hành đánh phá
A. vùng giải phóng của ta.
B. hậu phương của ta.
C. tiền tuyến của ta.
D. căn cứ địa của ta.
Câu 12. Với kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi cuộc kháng chiến của nhân dân ta trở nên khó khăn, phức
tạp nhất ở vùng


A. tiền tuyến.
B. hậu phương.
C. căn cứ địa.
D. sau lưng địch.
Câu 13. Với kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở vùng sau lưng địch trở
nên
A. dễ dàng hơn.
B. đơn giản.

C. khó khăn, phức tạp.
D. khó khăn.
Câu 14. Đại hội tồn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra trong bối cảnh
A. ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính.
B. ta vẫn đang ở thế bị động trên chiến trường chính.
C. ta đã giành được thế chủ động ở vùng sau lưng địch.
D. ta liên tiếp bị thất bại trên chiến trường.
Câu 15. Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng đã nêu rõ lực lượng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân gồm
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc
C. Công nhân, nông dân
D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và địa chủ
Câu 16. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng thơng qua báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhằm
A. đề ra đường lối đấu tranh cho giai đoạn mới.
B. tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặng đường đã qua.
C. đề ra đường lối xây dựng đất nước cho giai đoạn mới.
D. tổng kết kinh nghiệm xây dựng đất nước trong chặng đường đã qua.
Câu 17. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đại hội đã thông qua báo cáo gì của tổng
Bí thư Trường Chinh?
A. Chính trị.
B. Sửa đổi điều lệ Đảng.
C. Chính cương.
D. Bàn về cách mạng Việt Nam.
Câu 18. Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng nêu

A. tính chất của cách mạng.
B. ý nghĩa của cách mạng.
C. nhiệm vụ của cách mạng.

D. thành tựu của cách mạng.
Câu 19. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng(2/1951) đã quyết định
A. đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đơng Dương.
B. Đảng tiếp tục hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
C. tách Đảng cộng sản Đông Dương thành Đảng riêng ở mỗi nước, đưa Đảng ra hoạt động công khai
D. Hợp nhất các tổ chức cách mạng thành Đảng duy nhất.
Câu 21. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng quyết định đổi tên Đảng ta thành
A. Đảng Cộng Sản Đông Dương.
B. Đảng lao Động Việt Nam.
C. Đảng Cộng Sản Việt Nam.
D. Đảng lao động Đông Dương.
Câu 20. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng(2/1951) có ý nghĩa là Đại hội
A. kháng chiến bùng nổ.
B. kháng chiến thắng lợi.
C. kháng chiến kết thúc.
D. kháng chiến tồn dân.
Câu 22. Đâu khơng phải là nội dung của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi?
A. Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, tiến hành “chiến tranh tổng lực”
B. Xây dựng phòng tuyến quân sự bằng xi măng cốt sắt (boong ke)
C. Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh


D. Lập “Vành đai trắng”; đánh phá hậu phương ta
Câu 23. sự kiện chính trị nào có tính chất quyết định nhất, có tác dụng đưa cuộc kháng chiến tiến lên?
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951)
B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt (3/1951)
C. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (5/1951)
D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960)
Câu 24. Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo, đánh dấu bước phát
triển mới của cuộc kháng chiến chông Pháp, là “Đại hội kháng chiến tháng lợi”. Đó là ý nghĩa của:

A. Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930).
B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10-1930).
C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935).
D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951).
Câu 25. Đâu không phải là ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần II của Đảng cộng Sản Đông Dương
(2/1951)?
A. Đánh dấu bước phát triển mới của Đảng.
B. tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến tồn quốc.
C. Đảng tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng.
D. Có ý nghĩa quyết định với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Câu hỏi vận dụng thấp.
Câu 26. Sự kiện tiêu biểu nào thể hiện việc xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp?
A. Thành lập mặt trận Việt - Miên - Lào. B. Thành lập mặt trận Việt Minh.
C. Thành lập Hội quốc dân Việt Nam.
D. Thành lập mặt trận Liên Việt.
Câu 27. Đánh giá đúng nhất về tình thế của Pháp trên chiến trường Đông Dương khi thực hiện kế hoach
Đờ Lát đơ Tátxinhi?
A. phản ánh nỗ lực cao nhất của Pháp và Mĩ nhằm kết thúc chiến tranh.
B. Đánh dấu sự lệ thuộc hoàn toàn của Pháp vào Mĩ.
C. phản ánh nỗ lực cao nhất của Pháp và sự giúp đỡ của Mĩ.
D. Phản ánh tình thế khơng gì cứu vãn nổi của Pháp trên chiến trường.
Câu 28. Điểm chung trong kế hoạch Rơ-ve và kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi là gì?
A. Tiếp tục thống trị Việt Nam lâu dài.
B. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D. Phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
Câu 29. Đại hội lần thứ II của Đảng chứng tỏ điều gì?
A. Đảng ta ngày càng trưởng thành, mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng được củng cố.
B. Niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng ngày càng được nâng cao
C. Vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố

D. Uy tín của Đảng ngày càng cao trên trường quốc tế
Câu 30. Vì sao Đại hội lần thứ II của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng
thành của Đảng?
A. Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng
B. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo kháng chiến
C. Đảng ta đã hoạt động công khai
D. Đảng ta đã hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng lao động Việt Nam
Câu 31. Đầu năm 1950 chính phủ Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với ta
thể hiện tinh thần chủ yếu nào sau đây trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?


A. Chiến tranh lạnh.
B. Xu thế hịa hỗn Đơng - Tây.
C. Sự đối đầu Đông - Tây.
D. Sự tương trợ của phe Xã hội chủ nghĩa.
Câu 32. Đầu 1950, việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại
giao với nước ta thể hiện
A. Vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế.
B. Nước ta muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới.
C. nước ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.
D. chỉ các nước xã hội chủ nghĩa muốn đặt quan hệ ngoại giao với ta.
BÀI 20. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC
(1953-1954).
Câu 1. Khó khăn lớn nhất của Pháp sau 8 năm xâm lược Việt Nam là
A. Bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân.
B. Tiêu tốn hết 2000 tỉ phrăng.
C. Quân Pháp ngày càng lâm vào thế bị động trên chiến trường.
D. Nhân dân Pháp phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 2. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ khi bước vào Đông - Xuân 1953 - 1954 là
A. Thực hiện kế hoạch Rơve.

B. Thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
C. Thực hiện kế hoạch Bôlae.
D. Thực hiện kế hoạch Na-va.
Câu 3. Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch qn sự Na-va là gì?
A. Phịng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
C. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam - Bắc.
D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.
Câu 4. Kế hoạch Na-va của Pháp Mĩ được chia thành
A. một bước.
B. hai bước.
C. ba bước.
D. bốn bước.
Câu 5. Ý nào không nằm trong bước thứ nhất kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ
A. xây dựng phịng tuyến cơng sự "boong ke", lập "vành đai trắng" bao quanh trung du và đồng bằng
Bắc Bộ.
B. giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ.
C. tiến cơng chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
D. mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động mạnh.
Câu 6. Điểm chính của kế hoạch Na-va là
A. giữ thế phòng ngự ở chiến trường Bắc Bộ.
B. xây dựng ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
C. tiến cơng chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đơng Dương.
D. xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đồn cứ điểm quân sự mạnh.
Câu 7. Mục đích của kế hoạch Na-va là
A. hi vọng trong vòng 24 tháng giành thắng lợi quyết định.
B. hi vọng trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định, "kết thúc chiến tranh trong danh dự".
C. nghiền nát chủ lực của ta ở Điện Biên Phủ.
D. nhằm kết thúc chiến tranh.
Câu 8. Để thực hiện kế hoạch Na-va Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở

A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Điện Biên Phủ.
D. Xê Nô.
Câu 9. Hãy sắp xếp các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp ở Đông Dương theo trình tự thời gian


1. Kế hoạch Rơ-ve. 2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. 3. Kế hoạch Na-va.
A. 3,2,1.
B. 2,1,3
C. 1,2,3.
D. 3,1,2.
Câu 10. Pháp - Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. xoay chuyển cục diện chiến tranh.
C. đẩy qn ta vào tình thế đối phó bị động.
D. dọn đường cho Mĩ từng bước thay thế quân Pháp.
Câu 11. Trước tình thế sa lầy của Pháp ở Đơng Dương (1950 - 1953), Mĩ đã có hành động gì?
A. Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
B. Bắt đầu can thiệp vào Đông Dương.
C. Từng bước can thiệp sâu vào Đông Dương.
D. Cấu kết với các thế lực phản động từng bước can thiệp vào Đông Dương.
Câu 12. Tháng 9/1953, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra phương hướng chiến lược
trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là:
A. Mở những cuộc tấn công địch ở Miền Bắc.
B. Mở những cuộc tấn công địch ở Miền Nam.
C. Mở những cuộc tấn công địch ở cả hai miền Nam - Bắc.
D. Mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
Câu 13. Mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu là
phương hướng trong

A. đông - xuân 1952 - 1953.
B. xuân - hè 1952 - 1953.
C. đông - xuân 1953 - 1954.
D. xuân - hè 1953 - 1954.
Câu 14. Nhiệm vụ chính của ta trong kế hoạch đơng - xuân 1953 - 1954 là
A. tiêu diệt sinh lực địch.
B. tiến lên đánh bại kẻ thù.
C. giải phóng dân.
D. phân tán lực lượng địch.
Câu 15. Phương châm chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Đánh chắc, thắng chắc.
C. Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng.
D. Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng.
Câu 16. Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ là
A. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
B. giành lấy một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.
Câu 17. Kết quả lớn nhất ta đạt được trong đông - xuân 1953 - 1954 là
A. tiêu diệt được một bộ phận lớn sinh lực địch.
B. giải phong nhiều vùng đất đai.
C. buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta, ta đã đẩy Pháp lún sâu vào tình thế mâu thuẫn
giữa tập trung và phân tán lực lượng.
D. buộc Pháp phải kết thúc chiến tranh.
Câu 18. Thắng lợi nào của quân và dân ta đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho cuộc tiến công quyết
định vào Điện Biên Phủ?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. B. Chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
C. Chiến cuộc đông - xuân 1953-1954.
D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.



Câu 19. Thắng lợi nào của quân và dân ta đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho cuộc tiến công quyết
định vào Điện Biên Phủ?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. B. Chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
C. Chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954. D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
Câu 20. Thắng lợi nào của quân và dân ta đã làm cho kế hoạch quân sự Na-va bước đầu bị phá sản.
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
C. Chiến dịch biên giới thu - đông 1950. D. Chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954.
Câu 21. Tâm điểm của kế hoạch Na-va là
A. Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đồn cứ điểm mạnh nhất Đơng Dương.
B. Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Việt Nam.
C. Xây dựng hành lang Đông - Tây.
D. Xây dựng Điện Biên Phủ thành căn cứ quân sự mạnh ở miền Bắc Việt Nam.
Câu 22. Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?
A. Chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950.
B. Chiến dịch biên giới Đông - Xuân 1953 - 1954.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 23. Mục tiêu đầu tiên của ta trong chiến dịch Biện Biên Phủ năm 1954 là
A. tiêu diệt sinh lực địch.
B. giải phóng Tây Bắc.
C. giải phóng Bắc Lào.
D. buộc địch phải đàm phán.
Câu 24. Nơi đâu trở thành nơi quyết chiến chiến lược cuối cùng của ta và Pháp trong cuộc chiến tranh
xâm lược của Pháp ở Việt Nam (1945 -1954)
A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Điện Biên Phủ.
C. Thượng Lào.

D. Trung Lào.
Câu 25. Khẩu hiệu Đảng và chính phủ nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
A. Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch.
B. Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng.
C. Tiêu diệt hết quân địch ở Điện Biên Phủ.
D. Điện Biên Phủ thành mồ chôn giặc Pháp.
Câu 26. Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến trên mặt trận quân sự?
A. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
B. Chiến cuộc Đơng - Xn 1953 -1954.
C. Chiến dịch Hịa Bình - Tây Bắc, Thượng Lào.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 27. Đợt tấn công đầu tiên mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đánh vào đâu?
A. Phân khu Trung tâm.
B. Phân khu phía Bắc.
C. Phân khu phía Nam.
D. Phân khu phía Bắc và phân khu phía Nam.
Câu 28. Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, ta phân tán lưc lượng địch ở những điểm nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luông Pha Băng.
B. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luông Pha Băng.
C. Plâyku, Luông Pha Băng, Thà khẹt, Plâycu.
D. Plâyku, Luông Pha Băng, Sê Nô, Sầm Nưa.
Câu 29. Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện trên
mặt trận nào?


A. Chính trị, ngoại giao.
B. Kinh tế, văn hóa
C. Qn sự, ngoại giao.
D. Chính trị, văn hóa.

Câu 30. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân
Pháp xâm lược?
A. Thắng lợi của chiến dich Điện Biên Phủ.
B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết.
D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
Câu 31. Nội dung nào trong Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?
A. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.
B. Các bên thực hiện ngừng bắn.
C. Các bên thực hiện tập kết, chuyển giao khu vực.
D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do.
Câu 32. Ngun nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là gì?
A. Tồn qn, tồn dân ta đồn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.
B. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Tình đồn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
D. Sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân.
Câu 33. Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.
C. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những người kế tục nhiệm vụ
của họ.
D. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hịa bình.
Câu 34. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 diễn ra trong
A. một đợt.
B. hai đợt.
C. ba đợt.
D. bốn đợt.
Câu 35. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc ta đã loại khỏi vịng chiến đấu
A. tồn bộ địch ở Điện Biên Phủ.

B. 1/2 số quân địch ở Điện Biên Phủ.
C. 2/3 số quân địch ở Điện Biên Phủ.
D. 3/4 số quân địch ở Điện Biên Phủ.
Câu 36. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã giáng đòn
A. đầu tiên vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
B. cơ bản vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
C. chí mạng vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
D. quyết định vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
Câu 37. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh
A. quân sự của ta giành thắng lợi.
B. ngoại giao của ta giành thắng lợi.
C. văn hóa của ta giành thắng lợi.
D. kinh tế của ta giành thắng lợi.
Câu 38. Chiến thắng quân sự lớn nhất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) là
A. cuộc chiến ở các đô thị.
B. chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950.
D. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 39. Sau một ngày kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954) diễn ra sự kiện gì?
A. Thực dân Pháp rút quân khỏi Việt Nam.


B. Mĩ phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Chính quyền Ngơ Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam.
D. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương họp.
Câu 40. Hội nghị Giơ-ne-vơ họp để bàn về vấn đề lập lại hịa bình ở
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Triều tiên.

D. Đơng Dương.
Câu 41. Theo nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ quân đội Việt Nam đóng quân ở
A. miền Bắc Việt Nam.
B. miền Nam Việt Nam.
C. cả hai miền Bắc, Nam.
D. toàn cõi Đông Dương.
Câu 42. Hiệp định Giơ-ne-vơ đã làm thất bại âm mưu gì của Mĩ.
A. xâm lược Việt Nam.
B. kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương.
C. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. thay Pháp độc chiếm Đông Dương.
Câu 43. Hiệp định Giơ-ne-vơ đã buộc Pháp
A. rút hết quân đội về nước.
B. chỉ để lại lực lượng cố vấn ở Việt Nam.
C. rút hết quân khỏi miền Bắc Việt Nam.
D. rút quân khỏi Lào và Campuchia.
Câu 44. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thắng lợi là do có đường lối
A. quân sự, kinh tế đúng đắn, sáng tạo.
B. kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
C. chính trị quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
D. chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
Câu 45. Chính quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Xã hội chủ nghĩa.
D. Dân chủ nhân dân.
Câu 46. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp
A. phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân thế giới.
B. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

C. tinh thần đồn kết chiến đấu của nhân dân các nước Đơng Nam Á.
D. sự ủng hộ của quốc tế Cộng sản.
Câu 47. Nguyên nhân dẫn đến thực dân Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương
A. Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ.
B. Pháp bại trận ở Thượng Lào.
C. Pháp bại trận ở Tây nguyên.
D. Pháp bị dư luận thế giới phản đối.
Câu 48. Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận
A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.
B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
Câu 49. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ
A. Quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.
C. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Độc lập, thống nhất, quyền được chọn con đường phát triển.


Câu 50. Theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam sẽ thống nhất bằng con đường
A. Tổng tuyển cử tự do trong cả nước.
B. Trưng cầu ý kiến của nhân dân Bắc Bộ để xác định tương lai của miền Bắc Việt Nam.
C. Trưng cầu dân ý hai miền để xác định việc thống nhất sẽ diễn ra bằng cách thức nào.
D. Trưng cầu ý kiến của nhân dân Nam Bộ để xác định tương lai của miền Nam Việt Nam.
II. Câu hỏi vận dụng thấp.
Câu 51. Sự kiện nào sau đây thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương trong
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
A. Thành lập Mặt trận Liên Việt.
B. Thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
C. Thành lập Liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào.

D. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 52. Cho bảng dữ liệu dưới đây:
Sự kiện
Ý nghĩa
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
a. Đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta.
2. Cuộc tiến công chiến lược Đơng b. Làm phá sản hồn tồn kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ.
Xuân 1953 - 1954.
3. Hiệp định Giơnevơ 1954.
c. Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho chiến dịch Điện
Biên Phủ.
Nối sự kiện (cột 1,2,3) với ý nghĩa (cột a, b, c) cho đúng.
A. 1a - 2b - 3c.
B. 1a - 2c - 3b.
C. 1c - 2a - 3b.
D. 1b - 2c - 3a.
Câu 53. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1953 - 1954) kết
thúc bằng giải pháp nào?
A. Chính trị.
B. Qn sự.
C. Kinh tế.
D. Văn hóa.
Câu 54. Lí do nào dưới đây chính phủ ta quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách
ruộng đất (1953)?
A. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất trong nông nghiệp.
B. Để bồi dưỡng sức dân, nhất là nơng dân.
C. Nhanh chóng khơi phục lại nơng nghệp.
D. Đáp ứng nhu cầu lương thực phục vụ cho chiến trường.
Câu 55. Sự kiện nào chứng tỏ chủ trương chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là đúng

đắn?
A. Địch phải phân tán thành 5 nơi tập trung quân làm cho kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kế hoạch Nava hoàn toàn bị phá sản.
D. Địch phải phân tán thành 5 nơi tập trung quân làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản và chiến
dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.
Câu 56. Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va?
A. Điện Biên Phủ có chiến lược quan trọng, cách xa hậu phương của ta và được Pháp xây dựng kiên cố.
B. Điện Biên Phủ được địch chiếm từ lâu.
C. Điện Biên Phủ giáp với Lào.
D. Điện Biên Phủ địch mới chiếm được.
Câu 57. Vì sao kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ ta thu tồn bộ vũ khí và cơ sở vật chất kĩ
thuật của dịch?


A.Vì địch khơng vận chuyển kịp.
B. Vì cách xa hậu cứ địch.
C. Vì địch bị tiêu diệt và bắt sống hồn tồn.
D. Vì địch muốn để lại.
Câu 58. Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như một
A. Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa của thế kỉ XX.
B. Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa của thế kỉ XX.
C. Bach Đằng, Rạch Gầm - Xoài Mút, Đống Đa của thế kỉ XX.
D. Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX.
Câu 59. Nhà thơ Tố Hữu viết về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954: “Chín năm làm môt Điện Biên.
Nên vành hoa đỏ, nên thiên…”
A. hùng ca.
B. sử vàng.
C. sử ca.
D. anh hùng.

Câu 60. Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9-1953) đề ra kê hoạch tác chiến Đông - Xuân (19531954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?
A. Chính trị và quân sự.
B. Chính diện và sau lưng địch.
C. Quân sự và ngoại giao.
D. Chính trị và ngoại giao.
Câu 61. Phương châm tác chiến lúc đầu trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là
A. đánh nhanh, thắng nhanh.
B. đánh chắc, tiến chắc.
C. dánh du kích diệt viện.
D. tiến cơng vùng sau lưng địch.
Câu 62. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa
A. lừng lẫy địa cầu, rung chuyển thế giới.
B. lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
C. lừng lẫy năm châu, chấn động thế giới.
D. lừng lẫy địa cầu, chấn động năm châu.
Câu 63. Mâu thuẫn của kế hoạch quân sự Na-va
A. tấn cơng và phịng ngự.
B. bình định và lấn chiếm.
C. hành quân và bình định.
D. tập trung và phân tán.
Câu 64. Đâu là lý do không đúng khi ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực
dân Pháp?
A. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Na-Va.
B. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.
C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với Miền Bắc Đơng Dương.
D. Qn ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.
Câu 65. Khi nói về cuộc kháng chiến chống Pháp chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét “Lần đầu tiên trong
lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã…”
A. tự giải phóng mình khỏi áp bức.
B. đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh.

C. đánh thắng một nước đế quốc sừng sỏ.
D. thoát khỏi ách thực dân phương Tây.

IV. RÚT KINH NGHIỆM.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày…..tháng…..năm……
Ký duyệt




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×