Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NƯỚC MƯA NHẰM CẤP NƯỚC BỔ SUNG CHO NHU CẦU SINH HOẠT KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 118 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2008

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NƯỚC MƯA NHẰM
CẤP NƯỚC BỔ SUNG CHO NHU CẦU SINH HOẠT KHU VỰC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI

HÀ NỘI, THÁNG 2/2009


BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2008

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NƯỚC MƯA NHẰM
CẤP NƯỚC BỔ SUNG CHO NHU CẦU SINH HOẠT KHU VỰC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài:
Tham gia thực hiện:

Ths. Giang Thị Thu Thảo
GV. Nguyễn Việt Anh
GV. Nguyễn Thế Anh


Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga
KS. Đào Hoàng Anh

HÀ NỘI, THÁNG 2/2009



Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

TĨM TẮT
Sự suy thối nghiêm trọng về trữ lượng, chất lượng các nguồn nước hiện đang
được thành phố Hà Nội khai thác để cấp nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt
của các đối tượng sử dụng nước trên địa bàn thành phố đã gây ra nhiều khó khăn cho
điều kiện sống của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh
tế. Công tác nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nguồn nước khai thác để khắc
phục thực trạng nói trên là rất cần thiết. Với lượng mưa bình quân hàng năm ở mức
cao thì nguồn nước mưa tự nhiên được xem là một nguồn nước quý giá cần được khai
thác sử dụng. Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như
phương pháp điều tra phân tích tổng hợp nguyên nhân hình thành, phương pháp phân
tích thống kê, phương pháp mơ hình khí tượng thủy văn và phương pháp chun gia,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa
nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội” đã tính
tốn nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, tiềm năng nguồn nước mưa, phân tích chất
lượng nguồn nước mưa để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh
hoạt của nguồn nước mưa, đồng thời đề xuất các mơ hình sử dụng nguồn nước mưa
hiệu quả cho vùng nghiên cứu. Kết quả của đề tài nghiên cứu đã đánh giá được khả
năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt từ nguồn nước mưa là rất đáng kể.
Bên cạnh đó đề tài đã đề xuất các mơ hình thu gom và xử lý nước mưa khác nhau cho
vùng nghiên cứu. Với hiệu quả cao về các khía cạnh kinh tế, xã hội, mơi trường thì

việc nghiên cứu khai thác sử dụng nước mưa cho vùng nghiên cứu là rất cần thiết và
cần được tính tốn nghiên cứu chi tiết hơn để đưa ra các mơ hình sử dụng nước mưa
phù hợp cho các hộ gia đình và các đơn vị trên địa bàn thành phố.

-1-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

MỤC LỤC
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 6
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 6
1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước có liên quan .......................................................... 6
2. Việt nam ......................................................................................................................... 9
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 11
1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................... 11
2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 11
1.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................ 11
1.4. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 11
1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 11
2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 12
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG NGHIÊN CỨU .............................................. 13
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .............................................................................. 13
1. Quận Đống Đa ............................................................................................................. 14
2. Quận Ba Đình .............................................................................................................. 14
3. Quận Cầu Giấy ............................................................................................................ 15
4. Quận Hai Bà Trưng .................................................................................................... 15

5. Quận Tây Hồ ............................................................................................................... 16
6. Quận Hoàn Kiếm ......................................................................................................... 16
7. Quận Thanh Xuân....................................................................................................... 16
2.2 Đánh giá hiện trạng cấp nước cho khu vực nghiên cứu............................................ 17
1. Về trữ lượng nước cấp ................................................................................................ 17
2. Về chất lượng nước cấp .............................................................................................. 19
CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN CÂN BẰNG NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU ........................ 21
3.1. Dự báo nhu cầu dùng nước sinh hoạt ........................................................................ 21
1. Cơ sở dự báo ................................................................................................................ 21
2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ................................................................... 21
3.2. Tính tốn tiềm năng nước mưa vùng nghiên cứu..................................................... 22
1. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính tốn .................................................. 22
2. Tính tốn mơ hình mưa thiết kế ................................................................................. 23
3. Tính tốn tiềm năng nước mưa .................................................................................. 24
3.3. Tính tốn cân bằng nước ............................................................................................ 25
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC MƠ HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC MƯA CHO VÙNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 26
4.1 Đề xuất các mơ hình thu gom nước mưa .................................................................... 26
1. Mơ hình thu gom nước mưa quy mơ hộ gia đình ...................................................... 26
2. Mơ hình thu gom nước mưa cho các khu nhà tập thể, khu chung cư ..................... 27
3. Mơ hình thu gom nước mưa cho các cơng trình dịch vụ cơng cộng ........................ 28
4. Xác định các thông số kỹ thuật của các hạng mục trong mơ hình thu gom nước
mưa................................................................................................................................... 28
4.2. Mơ hình xử lý chất lượng nguồn nước mưa cho khu vực theo tiêu chuẩn chất
lượng nước sạch của Việt Nam .......................................................................................... 30
1. Đánh giá chất lượng nước mưa khu vực nghiên cứu ............................................... 30
2. Đề xuất các mơ hình xử lý chất lượng nguồnnước mưa ........................................... 30
3. Quy trình quản lý, vận hành hệ thống thu gom nước mưa, những khuyến cáo khi
thu gom và sử dụng nước mưa ....................................................................................... 33


-2-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 5: HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP THU GOM VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA
CHO VÙNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 34
5.1. Hiệu quả kinh tế........................................................................................................... 34
5.2. Hiệu quả về khía cạnh xã hội..................................................................................... 35
5.3. Hiệu quả về khía cạnh mơi trường............................................................................. 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 38

-3-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thơng thường mọi người thường thích những ngày nắng hơn ngày mưa. Bầu trời
trong xanh sẽ mang đến cảm giác tươi sáng. Khi trời mưa, hầu như chúng ta không
muốn ra ngồi vì đường trơn trượt. Và điều tồi tệ nhất là rất có thể mưa lớn sẽ gây ra
lụt lội, xói mịn, lở đất. Tuy nhiên chúng ta khơng thể sống thiếu mưa. Vì nước mưa
mang lại sức sống cho cây cỏ, hoa lá và con người. Nước mưa cần cho sự sống của
mọi lồi sinh vật vì nó được tạo thành từ mẹ thiên nhiên tươi đẹp.
So với nhiều nước trên thế giới, tài nguyên nước mưa nước ta khá phong phú,
nhiều hơn khoảng 2,5 lần so với lượng mưa trung bình Trái đất (800 mm) và châu Âu
(789 mm). Trung bình hằng năm, mỗi người dân nhận được khoảng 8.125 m3 nước
mưa. Nhưng một thực tế là chúng ta luôn coi trọng mưa ở thượng nguồn bằng việc xây

dựng các hồ chứa nước lớn, còn mưa trong các thành phố tiếp tục đổ xuống cống như
một nguồn nuớc tiềm năng. Nhiều thành phố lớn ở nước ta như Hà Nội, TP.HCM, vẫn
chưa tận dụng được nguồn nước này trong khi chỉ tính ở TP.HCM, lượng nước mưa
một năm đã tới gần 1 tỉ m3.
Mặc dù đã sửa sang các cống thoát nước để làm giảm lụt lội trong thành phố,
nhưng hiện tượng tắc cống và lụt lội trong nội thành vẫn xảy ra khi mực nước của các
con sông nhỏ và vừa dâng lên khi mưa to. Các đường phố trong nội thành được phủ
ngày càng nhiều bê tông và nhựa đường do vậy nước mưa không thể thấm vào lòng
đất. Hậu quả là 1 lượng lớn nước mưa đổ vào cống thoát nước cùng 1 lúc dẫn tới úng
ngập thường xuyên. Như vậy ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn
đến đời sống kinh tế, xã hội.
Trước tình trạng trên, những việc phải làm từ bây giờ đó là coi lượng nước mưa
mà chúng ta đang tiếp tục đổ xuống cống như là một nguồn nước tiềm năng, làm nhiều
các "đập nước nhỏ" (bể chứa nước mưa) ở các khu đô thị một cách triệt để, cố gắng lập
kế hoạch xây dựng hệ thống cung cấp nước độc lập. Đây là những mục tiêu cơ bản của
chúng ta nhằm tận dụng nước mưa. Làm được như vậy chúng ta có thể kiểm sốt lụt
lội trong thành phố bằng cách lưu giữ nước mưa trên các mái nhà và trên mặt đất, cho
chúng thấm xuống đất. Nước mưa trữ được có thể dùng trong các trường hợp khẩn
cấp cho phép chúng ta bảo đảm tự cung cấp nước ở một mức độ nào đó.
Một minh chứng nghe thì bất hợp lý nhưng thực tế là vậy: Đó là hàng ngàn hộ
dân “khát nước sạch” giữa mùa mưa lũ, chính vì vậy giải pháp nguồn nước mưa chưa
qua xử lý không đảm bảo nhưng vào thời điểm mưa lụt nguồn nước đó vẫn giúp người
dân có nước để sinh hoạt tạm.
Những ngày mưa lũ kéo dài là như vậy cịn những ngày nắng nóng kéo dài thì
nạn ơ nhiễm nhiệt trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng. Tốc độ đơ thị hố
-4-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội


ngày càng cao thì các hệ thống giao thơng ngày càng được cứng hố. Hội chứng nhựa
đường/ bê tông này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người và hệ sinh thái. Mặc dù
số ngày trời nắng gắt chỉ tăng lên chút ít trong vòng 100 năm qua nhưng số đêm mùa
hè oi bức đã không ngừng tăng lên trong 60 năm qua. Khả năng dẫn nhiệt của
bêtông/nhựa đường rất cao và chúng hấp thụ nhiều nhiệt hơn vào những ngày giữa hè
nắng nóng. Vì vậy gây ra bức xạ nhiệt từ nhựa đường/bêtơng khi đêm về. Thật là tuyệt
khi trong những ngày oi bức như vậy mà có những hồ chứa nước trong mát. Điều này
chúng ta hồn tồn làm được nếu có 1 hệ thống thu gom nước mưa hoàn hảo. Những
bể chứa nước mưa ngầm trong lịng đất sẽ tích nước mưa và có vài trị như 1 hồ điều
tiết nhỏ hấp thụ bức xạ nhiệt từ nhựa đường / bê tơng. Chỉ cần tính tốn hợp lý là
chúng ta sẽ có được hồ chứa nước khơng những điều hồ khí hậu cho khu vực mà ở
mức độ nào đó chúng ta có thể sử dụng chính nước trong hồ để làm công tác vệ sinh
môi trường như tưới cây, rửa đường hỗ trợ cho nguồn nước ngầm đang có nguy cơ bị
cạn kiệt.
Một vấn đề khác đó là mặt đường nhựa/bêtông cản trở sự thấm nước mưa do vậy
nước ngầm không được bổ sung và trở nên khô cạn. Hiện nay ở các khu đơ thị nói
riêng và cả nước ta nói chung nhu cầu nước cũng đang tăng vọt do mật độ dân số tăng
nhanh, dẫn đến việc bơm rút nước dưới đất quá mức gây sụt lún nghiêm trọng. Thạc sĩ
Hồ Phi Long, bộ môn Tài nguyên nước và môi trường, Đại học Bách khoa TP.HCM,
cảnh báo: "Với tốc độ khai thác nước ngầm như hiện nay, khoảng 10 năm nữa, mặt đất
sẽ lún 40cm trở lên. Bên cạnh việc kiểm sốt tình trạng bơm hút nước ngầm thì cần
phải tìm nguồn nước bổ sung. Như vậy việc xây dựng hệ thống thu gom nước mưa lại
có thêm 1 ý nghĩa mới.
Có thể nói tuyên truyền để người dân khơng lãng phí nước mưa giờ đây thiết
nghĩ cũng cấp bách như công tác quản lý, sử dụng, khai thác nước ngầm trong công tác
bảo vệ môi trường. Hãy thu gom, dự trữ và sử dụng nước mưa, sau đó thì trả chúng về
với mẹ thiên nhiên để cải thiện mơi trường bằng cách cho nước thấm xuống lịng đất.
Làm vậy sẽ phục hồi được sự tuần hoàn nước tự nhiên, làm cho thành phố trở thành
nơi mọi người sống hài hịa và gìn giữ nước mưa như di sản cho các thế hệ mai sau.

Không nên sử dụng nước mưa theo cách đơn lẻ ở từng nơi, từng hộ mà phải được áp
dụng cho cả một vùng hoặc cả một cộng đồng thì mới đem lại hiệu quả sử dụng cao.
Đặc biệt các thành phố cần phải thúc đẩy việc tận dụng, lọc nước mưa để đảm bảo tự
cung cấp nước để khôi phục, bảo vệ sự tuần hoàn luân chuyển nước trong khu vực.
Đây là những bước đầu tiên để tạo nên các thành phố bền vững.
Từ những thực tiễn trên một yêu cầu bức thiết được đặt ra là chúng ta phải làm
quy hoạch hệ thống thu gom nước mưa cho các thành phố, các khu đô thị để giảm
-5-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

thiểu tác hại do nước mưa mang đến và tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên này phục
vụ cho các nhu cầu sử dụng nước.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước có liên quan
a. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Vào mùa hè năm 1994, Nhật Bản bị thiếu nước nghiêm trọng. Tháng 8 năm đó,
hội nghị về sử dụng nước mưa quốc tế do Nhật Bản đăng cai đã được tổ chức tại TP
Sumida, Tokyo với chủ đề "Sử dụng nước mưa để cứu Trái đất - Xây dựng mối quan
hệ thân thiết với nước mưa ở các thành phố".
Hội thảo có hơn 8.000 người trên toàn nước Nhật tham gia, do Ban điều hành hội
nghị sử dụng nước mưa tại Tokyo, chính quyền TP Sumida và Hiệp hội các hệ thống
thu gom nước mưa quốc tế tổ chức. Nhật Bản còn tổ chức một cuộc thi thu hút các ý
tưởng sử dụng nước mưa trên khắp thế giới và đã nhận được nhiều ý tưởng sáng tạo
tuyệt vời, 116 từ Nhật Bản và 7 từ nước ngồi. Vấn đề là cách nhìn của chúng ta về
nước mưa cũng sẽ phải thay đổi, khơng thể lãng phí nước mưa.
Có thể chứa nước mưa trong những bể lớn đặt cố định trên mặt đất tại những địa

điểm có tính chiến lược. Nên hạn chế lượng nước mưa chảy xuống các cống và rãnh
thoát nước xung quanh nhà hoặc hai bên đường phố. Lương nước mưa được lưu giữ lại
có thể sử dụng trong cộng đồng như tưới cây, và trong trường hợp khẩn cấp, có thể
dùng lượng nước mưa dự trữ này để chữa cháy hoặc thậm chí có thế thay thế nước ăn:
Mỗi bể chứa nên được lắp đặt thêm một chiếc bơm tay và một cái vòi nhỏ để bất cứ ai
cũng có thể sử dụng nước vào bất cứ lúc nào. Bể chứa nước loại này được gọi là
"Tensuison" có nghĩa là "trân trọng nguồn nước mưa Chúa đã ban tặng".
Khi bạn dạo quanh quận Ichitera- Kototoi thuộc TP Sumida, đi ngang qua đường
phố Eco-Roji - đường phố sinh thái (Roji theo tiếng Nhật có nghĩa là "đường phố") và
sẽ thấy đường phố có tên Rojison - theo nghĩa đen là "tơn trọng các ngõ hẹp". Phố
Roiison có một bể chứa nước mưa ngầm với dung lượng tối đa 10 mét khối, có lắp đặt
thêm bơm tay. Nguồn nước này được dùng tưới cây và được xem như hệ thống chứa
nước mưa cho cộng đồng dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Các ý tưởng về Tensuison được nêu trong cuốn sách "Quan điểm về ốc đảo
Sumida" đã trở thành hiện thực dưới nhiều hình thức khác nhau tại vùng IchiteraKototoi. Dưới đây là 1 vài ý tưởng tuyệt vời được trích dẫn:
Khơi phục trở lại các con kênh nhỏ trước đây để có thể xả lượng nước dư thừa
khi mưa lớn kéo dài vào hệ thống kênh thoát này, một phần nước sẽ bị ngấm xuống
-6-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

đất. Nước dư thừa có thể chảy tràn ra từ bể chứa vào các con kênh qua một máng chảy.
Tuy nhiên khi các bể chứa cạn nước thì nước lại có thể chảy ngược từ các kênh thoát
này vào các bể chứa. Máng chảy được thiết kế như một thác nước theo kiểu bậc thang
xung quanh các bể chứa kiểu "Tensuison" nên đặt các khối vật liệu thấm nước được để
khi nước trong bể chứa thừa có thể chảy tràn ra và ngấm được xuống đất. Hiện nay do
có quá nhiều đất bề mặt bị bao phủ bởi lớp nhựa đường hoặc bê tông và bê tơng bị
chơn sâu trong lịng đất, do đó chu trình nước bị gián đoạn và các tầng chứa nước dưới

đất cũng bị tụt giảm lượng nước. Sự thiếu hụt lượng nước ngầm làm giảm áp suất địa
tĩnh và cũng là nguyên nhân gây sụt lún các tầng đất. Vì vậy, việc để nước mưa thấm
được xuống lòng đất cũng là một mục đích quan trọng của việc sử dụng nước mưa.
Ở cuối các kênh thoát cũng nên đặt các khối vật liệu có thể thấm nước. Nên sử
dụng đá tảng để ke bờ của các kênh thoát này thay vì sử dụng các khối bê tơng. Hơn
nữa, bờ các con kênh cũng nên được ke dốc thoai thoải để người dân có thể dễ dàng
lấy nước. Mục đích lý tưởng nhất của việc sử dụng đá để ke bờ kênh là tạo nên môi
trường cho cua và cá sống trong các kẽ hở của những khối đá. Nếu chỉ dùng bê tơng
thì khi dịng nước chảy qua ta sẽ khơng khám phá được vẻ đẹp của nó.
b. Mái thu gom nước mưa Bostwana và các thiết bị thay thế mới
Tại Trung tâm công nghệ Bostwana (BTC) người ta đang phát triển và hướng
dẫn nhiều công nghệ khác nhau để giúp cộng đồng dân địa phương: làm thế nào để sử
dụng công cụ cô đặc nước thải bằng năng lượng mặt trời, bơm nước ngầm bằng sức
gió, kỹ thuật ứng dụng nước mưa. Bản thân tòa nhà BTC cũng đã được xây dựng để
minh họa cho cách sử dụng nước mưa. Nước mưa chủ yếu được thu gom từ mái nhà
của những tịa nhà chính và điểm đỗ xe có mặt bằng lớn. Trong hệ thống thu gom,
người ta lắp đặt thêm những màng lọc để loại bỏ cặn bẩn trong nước mưa. Điểm nổi
bật nhất là nước mưa cũng được thu gom từ một chiếc mái hắt. Một mái hắt được gắn
vào mái hiên cũ và có thể ngăn chặn ánh nắng hắt ra từ của sổ bằng cách đóng và mở.
Thêm vào đó, nó cũng có thể đáp ứng được việc thu gom nước mưa khi đóng lại. Phía
bên ngồi cửa sổ là một giàn nho giúp ngăn chặn bức xạ nhiệt trong mùa hè. Dưới chái
tòa nhà là bể chứa nước mưa có thể làm cho sàn nhà mát hơn. Nguồn nước mưa này sẽ
sử dụng cho các nhà vệ sinh và cũng được bơm bằng một chiếc bơm tay để tưới cây.
c. Các thành phố ở Đức khuyến khích sử dụng nước mưa
Tại nhiều thành phố ở Đức, nước ngầm hạn chế được sử dụng làm nguồn nước
cấp đầu vào để sản xuất nước máy thành phố, ở Osnabruck và Erlangen việc tận dụng
nước mưa có chức năng bảo tồn nước ngầm hạn chế vì tận dụng nước mưa dẫn đến
giảm việc bơm nước ngầm lên. Mặc dù nước Đức có lượng mưa bằng nửa Nhật Bản
nhưng cả người dân và chính quyền thành phố đều tích cực xúc tiến sử dụng nước
-7-



Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

mưa; chính quyền thành phố cũng đang tài trợ phát triển việc tận dụng nước mưa. Hệ
thống tận dụng nước mưa ở Đức về cơ bản giống với ở Nhật Bản: nước mưa được
hứng từ các mái nhà, được chứa trong bể chứa ngầm làm bằng bêtông với sức chứa
6m3 và nước mưa này được sử dụng cho các cơng trình vệ sinh, giặt giũ quần áo và các
mục đích khác. Nước mưa chảy tràn ra khỏi bể chứa sẽ thấm vào lòng đất để tái sinh
nước ngầm.
d. Vỉa hè tự động thu nước mưa ở Nam Australia
Các bãi đỗ xe, sân và các khoảng khơng lát gạch một ngày nào đó có thể tự thu
nước mưa, làm sạch và dẫn tới các bồn chứa nước ngầm dưới đất để sử dụng, các nhà
nghiên cứu tiết lộ ý tưởng mới. "Chúng tôi đang cố gắng tận thu nguồn nước khơng
được tính đến trước đây”.
Đường cao tốc, đường hẻm và các con phố... chiếm tới 60% bề mặt không thấm
nước của đô thị. Và lượng nước chảy tràn qua chúng gây ngập lụt cũng như ô nhiễm
các đường ống dẫn nước của chúng ta. Cho tới nay, việc thu nước mưa từ các bề mặt
này được xem là khó khăn hơn nhiều so với thu nước từ các mái nhà.
Ở nước này cũng đang phát triển một hệ thống gạch lát bằng bê tông xốp, cho
phép nước chảy tràn qua ngấm xuống các bể ngầm bên dưới (được làm từ các kim loại
mạ kẽm hoặc một chất dẻo mềm có đổ sỏi). Nước sau đó sẽ được tái sử dụng cho tưới
tiêu, lau dọn và dùng trong toilet.
e. Sử dụng nước mưa ở Thái Lan
Ở các vùng nơng nghiệp miền Đơng Bắc Thái Lan, khơng có sông lớn chảy qua.
Do sự xâm thực của biển vào đất liền làm nước ngầm ở đây không uống được vì
nhiễm mặn. Kết quả là ở khu vực này, người dân đã sử dụng nước mưa từ rất lâu.
Lượng mưa hàng năm vào khoảng 1300mm, nhưng vào mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 1 rất ít mưa. Nước mưa chỉ được hứng khi mùa mưa tới. Các bể chứa nước mưa

dung tích 11m3, các vại chứa nước 0,6m3 và các bình chứa nước nhỏ hơn đã được
dùng để dự trữ nước mưa.
Bể chứa nước mưa ở Thái Lan trước đây được làm bằng bêtơng cốt bằng tre, nhưng vì
những con mối ăn tre làm cho nước bị rò rỉ ra ngồi nên ngày nay sử dụng mẫu chuẩn
là bêtơng cốt sắt. Một số bể chứa ở Thái Lan có thể loại bỏ lượng mưa ban đầu. Một
thùng chứa dùng để lắng có đáy có thể tháo rời được lắp bên ngoài dưới đáy bể chứa
nước mưa và lượng mưa ban đầu chảy vào thùng này qua một cái ống; sau khi mưa
được một lúc, đáy của ống này đóng lại và bể chứa bắt đầu chứa nước mưa.
f. Tiết kiệm nước và tận dụng nước mưa ở Singapore
Từ lâu nay, Singapore đã mua nước của Malaysia. Năm 1992, nước này bắt đầu
sử dụng nước mưa ở sân bay Changi. Nước mưa được lấy từ đường băng và được sử
-8-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

dụng cho vệ sinh. Trên thực tế lượng nước cho sinh hoạt của Singapore ngày càng cao,
nhưng số tiền nước của mỗi hộ gia đình phải chi hàng tháng càng ngày càng giảm. Ở
đây hoàn tồn khơng có chuyện chính phủ trợ giá nước sinh hoạt, mà do từng người
dân tiết giảm sự lãng phí nước. Cơng cuộc vận động tồn dân tiết kiệm nước trong sinh
hoạt của Singapore không chung chung mà rất cụ thể.
Singapore, cùng với huyền thoại về giảm thiểu lãng phí nước trong sinh hoạt trong mỗi
gia đình ở tầm “vi mơ”, là huyền thoại Chương trình nước mưa của chính phủ ở tầm vĩ
mơ. “Vấn nạn: Nước. Cách hóa giải: Nước mưa”, “Nước cho tất cả: Giữ gìn, coi trọng
, được thụ hưởng”, cùng nhiều khẩu hiệu tương tự khác, liên tục trong những năm qua
được các phương tiện truyền thông đại chúng của Singapore cổ súy với tần suất rất
dày. Điều ít ai ngờ rằng, hiện 80% lượng nước sinh hoạt của sân bay quốc tế Changi,
Singapore có nguồn từ nước mưa.
Singapore tận thu nguồn nước mưa theo quy trình cơng nghiệp hiện đại: mưa

xuống, quản lý nguồn nước thu được, cho chảy vào những kênh thoát và hồ tự nhiên,
xử lý thành nước uống và cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Tiếp theo là
thu gom nước đã qua sử dụng vào các kênh, xử lý nước thải, cho thoát ra biển, bốc hơi
tạo nên những trận mưa. Nước từ công đoạn xử lý nước thải, có thể chuyển đến trạm
phân loại nước đã qua sử dụng, chuyển vào bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt.
Phát kiến “nhất cử lưỡng tiện này” đã giúp Singapore có thêm một nguồn nước mới,
rẻ hơn rất nhiều, đồng thời giải quyết triệt để nạn ngập nước vào mùa mưa, thường
xuyên xảy ra hàng năm ở đảo quốc này 20 năm trước. Có thể nói sự phồn vinh của con
rồng châu á này, do nhiều nguyên nhân, nhưng chính yếu vẫn là đi lên từ nội lực. Khi
điều kiện sống đã ở mức “hơn người”, từng người dân vẫn cần kiệm từng giọt nước,
thực sự là một huyền thoại Singapore.
2. Việt nam
Từ xa xưa chúng ta đã biết tận dụng nước mưa để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.
Nhưng việc thu gom nước mưa cịn mang tính chất tự phát và phát tán đơn lẻ. Nhiều
vùng quê ở Việt Nam do chất lượng nước ngầm không đảm bảo người dân đã sử dụng
các bể chứa để tích nước mưa quanh năm chỉ dùng cho việc nấu ăn và đun nước uống.
Nước mưa được thu từ mái nhà sau đó qua hệ thống ống dẫn vào bể chứa nước. ở
nhiều vùng khơng có điều kiện xây bể thì dùng các dụng cụ khác như: chum, vại chứa
nước.
Thời gian gần đây do tình trạng khan hiếm nước xảy ra, Việt Nam đang chuẩn bị
được xếp vào hàng các quốc gia thiếu nước nghiêm trọng trong nước có nhiều sáng
kiến sử dụng nước mưa như:

-9-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

a. Trữ nước mưa trên cát

Việt Nam có lượng mưa rất cao, khoảng 1976 mm/năm, cao hơn rất nhiều so với
lượng mưa bình qn tồn lục địa châu á. Gần 100% gia đình nơng thơn đều hứng
nước mưa nên nguồn nước này thực sự là cứu cánh, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có
cơng trình nghiên cứu có hệ thống về nước mưa. Trong một dự án khoa học cơng nghệ
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, TS. Nguyễn Bá Trinh (Viện hóa học, thuộc
Viện khoa học và cơng nghệ Việt Nam) đã chủ trì thực hiện thành công công nghệ
“Trữ nước mưa trên cát” với chi phí thấp và dễ dàng thực hiện.
Cơng nghệ “Trữ nước mưa trong hồ cát” mang tính ưu việt, tránh được sự thẩm
thấu, nhiễm mặn, giảm chi phí dự trữ, khai thác triệt để tài nguyên nước mưa, góp
phần giải quyết nguồn nước cho vùng biển, hải đảo. Công nghệ trữ nước mưa này
cũng có thể áp dụng cho nhiều vùng khác với điều kiện có nguồn cát. Người dân có thể
tự làm hồ trữ nước với quy trình đơn giản, thời gian sử dụng vài chục năm, chi phí chỉ
vài triệu đồng tùy theo khối lượng nước trữ. Chất lượng nước trữ đáp ứng nhu cầu
nước sinh hoạt (ăn, uống).
Hồ chứa đầy cát, sâu 2 - 3 m, đáy và thành hồ được xử lý bằng vật liệu chống
thấm. Diện tích đào hồ cát tùy theo nhu cầu sử dụng và lượng mưa tại địa phương. Nếu
nhu cầu là 100 m3 nước trong 1 năm và lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 mm
(1,66 m) thì diện tích hồ cát phải đào là 60,24 m2 (100:1,66). Để chứa hết lượng nước
mưa này hồ cát cần thể tích 300 m3. Tuy nhiên do một lượng nước được sử dụng bớt
hàng ngày nên thể tích chứa chỉ cần khoảng 150 - 200 m3. Do đó độ sâu của hồ cát vào
khoảng 3 m. Để tránh sụt lở thành hồ cát cần có độ nghiêng nhất định.
Các bước thi cơng hồ cát:
- Đào hồ cát
- Trải vật liệu chống thấm nước lên đáy và thành hồ (nylon, hoặc các loại màng
chống thấm khác). Đặt 4 đường ống lọc nước ở đáy để thu nước về trung tâm hồ. Đặt
một thùng nhựa đã đục thủng đáy ở giữa trung tâm hồ (nhằm tạo giếng khai thác
nước). Cho cát sạch vào đầy hồ. Rào chắn hoặc xây tường bao quanh hồ.
Công nghệ này đã áp dụng tại huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng) và sắp triển khai tại
huyện ven biển Thạnh Phú (Bến Tre).
b. Hệ thống hố ga thu nước mưa và ngăn mùi

Hệ thống hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới tại các đô thị Việt Nam do
kỹ sư Hồng Đức Thảo, Giám đốc Cơng ty Thốt nước đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
và các cộng sự nghiên cứu, chế tạo đang được ứng dụng rộng rãi vào thực tế và đạt
hiệu quả cao.

-10-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

Sau khi lắp đặt thử nghiệm trên một số tuyến đường và cho kết quả rất khả quan,
vừa qua UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chính thức giao cho Cơng ty Thốt nước
đơ thị tỉnh làm chủ đầu tư lập dự án cải tạo thay mới toàn bộ hệ thống thu nước mưa
kiểu cũ trên địa bàn tỉnh bằng hệ thống hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới
(khoảng 8.400 hệ thống), với tổng mức đầu tư khoảng 55 tỷ đồng. Hệ thống hố ga thu
nước mưa và ngăn mùi kiểu mới còn được ứng dụng rộng rãi tại nhiều đơn vị, địa
phương khác trên cả nước như TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, XNLD
Vietsovpetro… Đặc biệt, các trường đại học xây dựng, kiến trúc cũng đã đưa công
nghệ hệ thống hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới vào giảng dạy.
Nếu được tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng hợp lý nguồn nước mưa thì 1
điều chắc chắn nhân dân ta sẽ đóng góp rất nhiều ý tưởng tuyệt vời về sử dụng nước
mưa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1. Mục tiêu tổng qt
Nghiên cứu, tính tốn sử dụng nguồn tài nguyên nước mưa tự nhiên trên địa bàn
thành phố Hà Nội như là nguồn nước thô cần khai thác để bổ sung cho nhu cầu cấp
nước sinh hoạt.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt dựa

vào kết quả tính tốn tiềm năng nước mưa và dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
trên địa bàn vùng nghiên cứu.
- Dựa vào kết quả đánh giá chất lượng nguồn nước mưa và các loại hình nhà ở để
đề xuất mơ hình thu gom, xử lý chất lượng nước mưa thích hợp cho các hộ gia đình,
các đơn vị ở, các cơng trình dịch vụ công cộng của thành phố.
1.3. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài lựa chọn cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu. Trên cở sở kết quả điều tra, đánh
giá nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại thời điểm hiện trạng và trong tương lai trên địa
bàn vùng nghiên cứu để lựa chọn mơ hình thu gom và sử dụng nước mưa hiệu quả cho
các đối tượng sử dụng.
1.4. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Vật liệu nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước mưa tự nhiên của thành
phố Hà Nội.
- Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

-11-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

- Nghiên cứu các loại hình nhà ở để đề xuất, lựa chọn mơ hình thu gom và sử
dụng nước mưa phù hợp.
b. Địa điểm nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ
sung cho nhu cầu sinh hoạt khu vực nội thành Hà Nội, phạm vi thực hiện nghiên cứu
của đề tài sẽ thực hiện trên địa bàn các khu vực đô thị của Hà Nội. Khu vực đơ thị của
Hà Nội hiện Hiện nay có 7 quận nội thành nằm thuộc vùng Nam sông Hồng là Ba

Đình, Tây Hồ, Hồn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xn, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy có tồn
bộ địa giới hành chính được coi là các khu vực đơ thị của Hà Nội. Với hai quận nội
thành mới thành lập gần đây là Hoàng Mai và Long Biên vẫn chưa được đơ thị hồn
tồn, trong hai quận này cịn có những khu vực chỉ được coi là khu vực phát triển như
9 xã tách từ huyện Thanh Trì về quận Hồng Mai và các xã tách từ huyện Gia Lâm về
quận Long Biên. Ngồi ra quận Long Biên nằm ở phía Bắc sông Hồng nên trong phạm
vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ chỉ tập trung nghiên cứu 7 quận được coi là đô
thị của Hà Nội như đã nêu trên.
c. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12
năm 2008.
2. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, phân tích và xử lý số liệu về khí tượng, sử dụng đất đai và tài liệu về
dân sinh kinh tế xã hội vùng nghiên cứu.
- Khảo sát, phân tích chất lượng nguồn nước mưa
- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu sử dụng nước mưa trên thế giới và
ở Việt Nam hiện nay.
- Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt vùng nghiên cứu.
- Đánh giá tiềm năng nguồn nước mưa vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề xuất và lựa chọn mơ hình thu gom và sử dụng nước mưa hiệu
quả cho vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề xuất các mơ hình xử lý chất lượng nguồn nước mưa cho khu vực
theo tiêu chuẩn chất lượng nước sạch dùng cho sinh hoạt của Việt Nam.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi sử dụng nguồn nước mưa để
cấp nước bổ sung cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của thành phố.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu dưới đây để tiến hành thực hiện
các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra:
- Phương pháp điều tra phân tích tổng hợp nguyên nhân hình thành.
-12-



Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp mơ hình khí tượng thủy văn.
- Phương pháp chuyên gia.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Hà Nội nằm ở hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với
vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học lớn,
đầu mối giao thơng quan trọng của Việt Nam.
Thành phố Hà Nội có tọa độ địa lý 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc, 105044’ đến
106002’kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và
Hưng n ở phía đơng và đơng nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và tây nam.
Hà Nội có diện tích tự nhiên là 920,97 km2. Chiều dài nhất từ phía bắc xuống phía
nam là hơn 50km, chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30km. Vị trí cao nhất là núi chân
Chim (huyện Sóc Sơn) với độ cao 462m và vị trí thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện
Gia Lâm) với độ cao 12m so với mực nước biển.
Thủ Đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, đồng thời là trung tâm lớn về
văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, với 9 quận nội
thành và 5 huyện ngoại thành đang được đô thị hoá và phát triển dân số với tốc độ rất
cao. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2020, mục tiêu tổng quát của Điều chỉnh quy hoạch
chung là xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố hiện đại mà vẫn mang đậm đà bản
sắc dân tộc, truyền thống ngàn năm văn hiến; tương xứng với thủ đơ một nước có quy
mơ dân số 100 triệu người vào đầu thế kỷ XXI, có vị trí xứng đáng trong khu vực
Đông Nam Á và Thế giới.

Trong mười năm đổi mới vừa qua, Thủ đô Hà Nội đã có bước phát triển khá
nhanh chóng về kinh tế, xã hội và đời sống. Sự phát triển đó đã bước đầu làm thay đổi
diện mạo của Thủ đô, tuy nhiên những thành tựu đạt được vẫn chưa đáp ứng được
những địi hỏi và diễn biến khách quan của q trình đơ thị hố. Đặc biệt, kết cấu và
năng lực hiện tại của nhiều lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng, trong đó có cấp nước, vẫn cịn
nhiều mặt yếu kém, nhiều bất cập cần được kịp thời khắc phục. Xây dựng và phát triển
hạ tầng kỹ thuật, trong đó có vấn đề cung cấp nước sạch cho các khu vực dân cư, đặc
biệt cho các trung tâm đô thị, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Thủ Đô Hà Nội hiện nay.
-13-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

Với mục tiêu nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ
sung cho nhu cầu sinh hoạt khu vực nội thành Hà Nội, phạm vi thực hiện nghiên cứu
của đề tài sẽ thực hiện trên địa bàn các khu vực đô thị của Hà Nội. Khu vực đô thị của
Hà Nội hiện Hiện nay có 7 quận nội thành nằm thuộc vùng Nam sơng Hồng là Ba
Đình, Tây Hồ, Hồn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy có tồn
bộ địa giới hành chính được coi là các khu vực đô thị của Hà Nội. Với hai quận nội
thành mới thành lập gần đây là Hoàng Mai và Long Biên vẫn chưa được đơ thị hồn
tồn, trong hai quận này cịn có những khu vực chỉ được coi là khu vực phát triển như
9 xã tách từ huyện Thanh Trì về quận Hồng Mai và các xã tách từ huyện Gia Lâm về
quận Long Biên. Ngoài ra quận Long Biên nằm ở phía Bắc sơng Hồng nên trong phạm
vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ chỉ tập trung nghiên cứu 7 quận được coi là đô
thị của Hà Nội như đã nêu trên.
1. Quận Đống Đa
Quận Đống Đa nằm ở phía Tây Nam trung tâm thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp
quận Ba Đình, phía Đơng giáp quận Hồn Kiếm và Hai Bà Trưng, phía Nam giáp quận

Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Cầu Giấy, với tổng diện tích đất trong địa giới hành
chính là 1008,5 ha. Quận Đống Đa gồm 21 phường và 251 cụm dân phố.
Địa hình quận Đống Đa bằng phẳng, có hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam
với độ dốc nhỏ i = 0,003 và cao độ trung bình trong quận khoảng 6,0m. Các khu mới
xây dựng theo quy hoạch sau năm 1954 có cao độ từ 5,60m đến 6,00m, ví dụ như khu
Kim Liên, Phương Liên, Trung Tự. Khu vực Nam Thành Cơng, Láng Hạ có cao độ
6,50 m. Khu thấp nhất trong quận là khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có cao độ từ 4,50
m đến 5,0m. Khu vực mở rộng bao gồm các khu đồng ruộng có độ cao 4,50 m đến
5,00 và một số hồ ao, vùng thấp trũng.
Tổng dân số hiện nay của quận Đống Đa là 388.250 người và dự kiến đến năm
2020 tổng số dân trên địa bàn quận sẽ là 407.921 người.
2. Quận Ba Đình
Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Tây Hồ,
phía Đơng giáp quận Hồn Kiếm , phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Tây giáp quận
Cầu Giấy. Với tổng diện tích đất trong địa giới hành chính là 929,85 ha, quận Ba Đình
gồm có 14 phường là các đơn vị hành chính của quận.
Địa hình quận có 3 dạng chủ yếu sau:
- Khu vực từ đường Ngọc Hà về phía Đơng là khu Lăng Bác, trung tâm Ba Đình
và khu Thành Cổ có địa hình khá cao từ 7,6 đến 8,0 m đã được xây dựng và ổn định từ
hàng nghìn năm.
- Các khu vực xây dựng mở rộng sau 1954 như Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành
-14-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

Cơng có địa hình tương đối cao, trung bình cao độ từ 6 đến 6,5m đã được tôn nền đắp
từ 0,5 đến 0,8m, nhưng bị bao bởi các đường xung quanh cao hơn như đường Giảng
Võ 7,2 đến 8m, đường đê La Thành: 8-11,5m nên tạo thành các khu trũng.

- Các làng xóm đang được đơ thị hóa như Ngọc Hà, Liễu Giai, Vạn Phúc có địa
hình bằng phẳng và trũng thấp, cao độ nền trung bình 6 đến 6,6m.
Tổng dân số hiện nay của quận Ba Đình là 244.110 người và dự kiến đến năm
2020 tổng số dân trên địa bàn quận sẽ là 253.154 người.
3. Quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp
huyện Từ Liêm và Tây Hồ, phía Đơng giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam
giáp quận Thanh Xn, phía Tây giáp huyện Từ Liêm. Với tổng diện tích đất trong địa
giới hành chính là 1210,07 ha, quận Ba Đình gồm có 8 phường là các đơn vị hành
chính của quận.
Địa hình của quận tương đối bằng phẳng và thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ
Đông sang Tây. Các khu vực đã xây dựng có cao độ nền trung bình dao động từ 6,40m
đến 7,20m, cịn các khu vực đồng ruộng (đất canh tác) có cao độ nền tự nhiên trung
bình từ 4,50m đến 5,50m.
Tổng dân số hiện nay của quận Cầu Giấy là 213.566 người và dự kiến đến năm
2020 tổng số dân trên địa bàn quận sẽ là 303.360 người.
4. Quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đơng Nam trung tâm thành phố. Phía Bắc giáp
đường Nguyễn Du, Hòa Mã, Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo đến dốc Vạn Kiếp, phía
Đơng giáp sơng Hồng đoạn từ dốc Vạn Kiếp đến xã Thanh Trì, phía Tây giáp trục
đường Lê Duẩn Giải Phóng đến Đi Cá và phía Nam giáp các xã thuộc huyện Thanh
Trì. Với tổng diện tích đất trong địa giới hành chính là 1464,5 ha, quận Hai Bà Trưng
gồm có 20 phường là các đơn vị hành chính của quận.
Địa hình quận Hai Bà Trưng tương đối thấp trũng và có nhiều hồ như hồ Bảy
Mẫy, Thanh Nhàn, Đồng Nhân, các ao nằm trong làng Tương Mai, Hồng Văn Thụ…
Cao độ địa hình chia làm 3 khu vực:
- Khu vực phố cũ hình thành trước năm 1954 là khu phố ổn định với cốt cao độ
từ 6,5m đến 7,5m thậm chí có nơi là 8,6 m.
- Khu vực Bách Khoa, Bạch Mai, Mai Hương, Trương Định có cao độ từ 6,0m
đến 6,5m.

- Các làng xóm phía Nam quận thường bị ngập úng vào mùa mưa với cao độ từ
3,5m đến 6,0m.

-15-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

Tổng dân số hiện nay của quận Hai Bà Trưng là 326.190 người và dự kiến đến
năm 2020 tổng số dân trên địa bàn quận sẽ là 353.873 người.
5. Quận Tây Hồ
Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía Bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Phía
Đơng giáp quận Long Biên, phía Tây giáp huyện Từ Liêm, phía Nam giáp quận Ba
Đình, phía Bắc giáp huyện Đơng Anh, Với tổng diện tích đất trong địa giới hành chính
là 2400,81 ha, quận Tây Hồ gồm có 8 phường là các đơn vị hành chính của quận.
Quận được thành lập từ các phần của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo Nghị
định số 69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ Việt Nam và được xác định
là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội.
Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ
thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu
hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học cơng nghệ để thúc đẩy
nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung.
Quận Tây Hồ có điều kiện mơi trường thiên nhiên ưu đãi. Nổi bật với Hồ Tây
rộng khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”. Từ xa xưa, Hồ Tây đã giữ
một vị trí quan trọng về du lịch nhờ vào vị trí và giao thơng thuận lợi.
Tổng dân số hiện nay của quận Tây Hồ là 119.202 người và dự kiến đến năm
2020 tổng số dân trên địa bàn quận sẽ là 196.017 người.
6. Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba

Đình, phía Đơng giáp sông Hồng qua bên kia sông là quận Long Biên, phía Tây giáp
quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng. Với tổng diện
tích đất trong địa giới hành chính là 528,76 ha, quận Hồn Kiếm gồm có 18 phường là
các đơn vị hành chính của quận.
Quận Hồn Kiếm nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, thoải
dần từ Đơng sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Cao độ cao nhất được ghi trên bản đồ là
11,0 m, thấp nhất là 6,5 m, Qua nhiều năm xây dựng, phát triển địa hình chung của
quận đã được tôn nền nhân tạo cao hơn từ 1,0m đến 2,0 m so với cốt địa hình trước
đây.
Tổng dân số hiện nay của quận Hoàn Kiếm là 180.922 người và dự kiến đến năm
2020 tổng số dân trên địa bàn quận sẽ là 181.804 người.
7. Quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam trung tâm thành phố Hà Nội. Phía Bắc
giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy, phía Đơng giáp quận Hai Bà Trưng, phía Tây
giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đơng, phía Nam giáp huyện Thanh Trì. Với tổng diện
-16-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính là 913,2ha, quận Thanh Xuân gồm có 11
phường là các đơn vị hành chính của quận.
Nhìn chung địa hình hiện trạng từng khu vực có khác nhau, khu vực phía Bắc
quận Thanh Xn có cao độ tương đối cao, Chủ yếu các khu vực xây dựng mới đã
được cấp đất và cấp cao độ san nền theo quy hoạch. Chỉ có những vùng xen kẽ cịn lại
là những khu vực ruộng canh tác hoặc đã bạc màu có cao độ từ 5,0m đến 5,2m. Cịn
một số khu vực ở phía Nam có cao độ tương đối thấp hơn, cao độ từ 4,8m đến 5,2m và
một số khu vực thấp trũng cịn lại có cao độ khoảng 3,0m đến 3,5m.
Tổng dân số hiện nay của quận Thanh Xuân là 221.901 người và dự kiến đến

năm 2020 tổng số dân trên địa bàn quận sẽ là 284.713 người.
2.2 Đánh giá hiện trạng cấp nước cho khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là khu vực có mật độ dân số cao nhất của thành phố Hà Nội.
Ngoài ra đây cũng là khu vực tập trung nhiều các công trình dịch vụ cơng cộng, các
truờng học, cơng ty… vì vậy nhu cầu sử dụng nước tại khu vực này rất lớn. Đánh giá
trên được thể hiện qua tỷ lệ dân số của khu vực chiếm 48% tổng số dân của toàn thành
phố và tỷ lệ lượng nước sử dụng chiếm tới 65% tổng lượng nước sử dụng của toàn
thành phố. Với đặc điểm như vậy, hiện trạng cấp nước cho khu vực này đang phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn để đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của
người dân, các thành phần kinh tế và các mục đích khác.
1. Về trữ lượng nước cấp
Nguồn nước cấp trên địa bàn vùng nghiên cứu hiện nay chủ yếu là từ nước ngầm
được khai thác chủ yếu từ tầng chứa nước Pleistocene hoặc tầng chứa nước dưới Q a
trong lớp đệ tứ nằm dưới lòng đất thành phố. Nguồn nước này được khai thác từ các
giếng có độ sâu đặc trưng từ 60 đến 80m của các nhà máy nước để cấp nước cho các
đối tượng sử dụng nước. Hiện tại có 8 nhà máy nước đảm nhận nhiệm vụ khai thác từ
nguồn nước ngầm để cấp nước cho khu vực nghiên cứu. Trong các nhà máy này một
số nhà máy có các cụm giếng khai thác nằm xa nguồn bổ cập nước của sông Hồng đã
ảnh hưởng đến trữ lượng nước và công suất các giếng. Đồng thời một số giếng bị suy
thối gây cơng suất giảm đáng kể như Mai Dịch, Pháp Vân và Hạ Đình. Với tỷ lệ sử
dụng nước chiếm khoảng 65% tổng lượng nước sử dụng của toàn bộ thành phố Hà Nội
tương ứng với lượng nước sử dụng khoảng 515m3/ngày đêm thì lượng nước cấp hiện
nay từ các nhà máy cho khu vực nghiên cứu còn thiếu hụt lớn so với nhu cầu sử dụng.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trong khu vực nghiên cứu có nhất nhiều khu vực bị
thiếu nước sử dụng trầm trọng như ở quận Thanh Xuân, quận Tây Hồ và quận Cầu
Giấy.

-17-



Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

Phương án nghiên cứu mở rộng công suất khai thác nguồn nước ngầm của các
nhà máy để đáp ứng lượng thiếu hụt này cũng như để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
ngày càng tăng từ các thành phần khác nhau (như gia tăng dân số, các ngành nghề sản
xuất phát triển, mức sống người dân được cải thiện) trong thời gian tới sẽ không thể
thực hiện được vì thực tế cơng suất khai thác nguồn nước ngầm từ các nhà máy trên đã
đạt ngưỡng giới hạn cho phép. Quá trình khai thác của các nhà máy cùng với các giếng
khai thác bừa bãi không được kiểm soát của các doanh nghiệp, các hộ gia đình… trong
suốt một thời gian dài trong khi nguồn nước ngầm không được bổ sung đã làm cho trữ
lượng nước ngầm trên địa bàn vùng nghiên cứu nói riêng và thành phố Hà Nội nói
chung đã bị suy giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó trong một vài năm trở lại đây, có
nhiều thời điểm mực nước sơng Hồng xuống thấp cũng đã làm mực nước ngầm của
khu vực bị ảnh hưởng và dao động không ổn định.
Theo đại diện Liên đoàn quy
hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc, quan trắc động thái nước dưới đất 6 tháng
đầu năm của thành phố Hà Nội cho thấy mực nước ngầm đang suy giảm nghiêm trọng.
Số liệu quan trắc tại Hạ Đình, quận Thanh Xuân cho thấy, mực nước dưới đất đang
cách mặt đất là 35,35m, thấp hơn cùng kỳ năm 2007 là 0,8m. Nếu chúng ta tiếp tục
khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm với tốc độ như hiện nay mà khơng có biện pháp
quản lý thì trữ lượng nước ngầm sẽ bị cạn kiệt, làm cho cấu tạo địa chất thủy văn thay
đổi dẫn đến các tầng địa chất phía trên bị nén sụt xuống và kéo theo nguy cơ về sụt lún
nền đất trong thời gian tới, làm biến dạng, hư hỏng nhiều cơng trình.
Trong khi việc nghiên cứu mở rộng công suất khai thác nguồn nước dưới đất để
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong vùng nghiên cứu đang gặp rất nhiều khó khăn thì
một số giải pháp lựa chọn khai thác, sử dụng nguồn nước mặt từ sông Hồng, sông Đà,
sông Đuống…đã được các cơ quan chức năng của thành phố nghiên cứu, đề xuất để
giải quyết tình trạng thiếu nước hiện nay trong khu vực nghiên cứu cũng như trên địa
bàn toàn bộ thành phố Hà Nội. Hiện nay cụm cơng trình khai thác nguồn nước mặt từ

sông Đà với công suất 300.000m3/ngày đêm nhằm phục vụ cấp nước cho một chuỗi
các đô thị Sơn Tây, Hịa Lạc, Hiếu Mơn và phía Tây Nam thành phố Hà Nội do tổng
công ty Vinaconex làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành và sẽ đáp ứng được một phần
lượng nước thiếu hụt cho vùng nghiên cứu ở khu vực quận Cầu Giấy và Thanh Xuân.
Tuy vậy khi lựa chọn nguồn nước thô để cấp nước cho vùng nghiên cứu từ các
nguồn nước mặt nói trên cũng gây ra những mâu thuẫn nhất định giữa các đối tượng
dùng nước khác nhau. Trong một vài năm trở lại đây vào những tháng mùa kiệt khi
mực nước các con sơng xuống thấp đã nảy sinh nhiều khó khăn trong việc giải quyết
bài toán phân phối nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước khác nhau như nông
nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát điện…Hệ quả là các thành
-18-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

phần kinh tế này đều phải chịu những tổn hại nhất định khi khơng có đủ nước để phục
vụ cho các hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó chi phí để đầu tư xây dựng các hạng mục
cơng trình khai thác, sử dụng nguồn nước mặt đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, kỹ thuật
phức tạp và thời gian để xây dựng các dự án này cũng rất lâu. Vì vậy trong thời gian
trước mắt khả năng khai thác, cung cấp nước cho vùng nghiên cứu nói riêng và thành
phố Hà Nội nói chung sẽ phải đối mặt với nhất nhiều khó khăn.
2. Về chất lượng nước cấp
Nguồn nước ngầm trên địa bàn vùng nghiên cứu không chỉ đối mặt với sự suy
giảm về mặt trữ lượng mà cịn đối mặt với tình trạng ơ nhiễm đang ở mức báo động
nghiêm trọng. Hà Nội có địa hình thấp về phía Nam và Đơng Nam, tồn bộ nước bề
mặt kéo theo chất bẩn về đây, ngấm xuống làm bẩn cả những tầng chứa nước nằm sâu
dưới lịng đất. Tại khu vực phía Nam và Đơng Nam thành phố Hà Nội, nguồn nước
ngầm đều bị ô nhiễm năng. Hàm lượng Amôni cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần,
điển hình là các giếng của nhà máy nước Pháp Vân chứa NH tới 30mg/l. Tình trạng ơ

4

nhiễm nguồn nước ngầm xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Môi trường nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, hàm lượng tổng coliform ở
mức cao, vượt quá TCCP loại B nhiều lần. Nguyên nhân là do nước thải từ hoạt động
sản xuất và sinh hoạt đô thị phần lớn không được xử lý khi xả thải. Theo số liệu thống
kê của Cục bảo vệ môi trường tháng 5/2006, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng
3

450.000 m /ngày đêm, một phần được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, sau đó xả vào các
tuyến cống chung hoặc kênh mương, ao hồ. Nhiều nơi nước được xả trực tiếp ra sông
làm ô nhiễm chất lượng nước các sông, hồ. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 400
cơ sở sản xuất, dịch vụ lượng nước thải đổ vào hệ thống thoát nước thành phố khoảng
3

260.000 m /ngày đêm. Tính đến năm 2004, chỉ có 36 cơ sở sản xuất cơng nghiệp có
trạm xử lý nước thải, số cịn lại chỉ xử lý sơ bộ qua hệ thống bể lắng lọc cơ học hoặc
xả thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố. Các sông nội thành Hà Nội đã bị ơ
nhiễm. Đặc biệt đối với các sơng thốt nước thải như sông Kim Ngưu và Tô Lịch bị ô
nhiễm nặng, Hàm lượng các chất bẩn ở các sông này rất cao. Lượng nước thải đổ vào
sông Tô Lịch và Kim Ngưu q lớn, khơng cịn khả năng tự làm sạch. Hàm lượng
BOD vượt tiêu chuẩn cho phép loại B 3 lần và Coliform vượt 57 lần tiêu chuẩn cho
5

phép.
- Hoạt động khai thác nước ngầm bừa bãi, không có giấy phép xảy ra phổ biến.
đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất và
kéo theo ô nhiễm nguồn nước.

-19-



Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

- Có rất nhiều lỗ khoan nước bỏ đi, không dùng nữa, đã không được trám lấp cẩn
thận, tạo thành các đường thấm nước mặt ô nhiễm xuống tầng nước ngầm rất dễ dàng.
- Do sự rị rỉ nước từ các bãi rác khơng được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật,
hoặc nước rò rỉ từ các bể vệ sinh tự hoại thấm qua các lớp đất có khả năng bảo vệ nước
ngầm kém, hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan nước, thấm theo cọc bê tơng, cọc khoan
nhồi của cơng trình xây dựng, thơng qua các lớp đất và thâm nhập vào tầng nước
ngầm.
- Các chất phóng xạ có trong các khống sản dưới đất, hoặc các chất thải phóng
xạ đã khơng xử lý, đổ thải khơng đúng kỹ thuật, có thể ngấm dần, thông qua các lớp
đất và thâm nhập vào nước ngầm sau rất nhiều năm.
Trong khi chất lượng nguồn nước dưới đất đang xấu đi do những ngun nhân
trên thì cơng nghệ xử lý của hầu hết các nhà máy nước hiện có đều khơng phù hợp để
xử lý đạt tiêu chuẩn nước cấp. Các nhà máy nước này khơng có công nghệ xử lý
Amôni và độ bẩn hữu cơ hiệu quả vì vậy khả năng hoạt động khai thác và cung cấp
nước ngày càng hạn chế hơn.
Đối với nguồn nước mặt được dự kiến khai thác từ sông Đà, sông Hồng, sông
Đuống bên cạnh việc giải quyết sự mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng nước thì
việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp xử lý chất lượng nguồn nước này cũng rất khó
khăn khi hàm lượng cặn lơ lửng trong các nguồn nước này cao và chất lượng nước bị
ảnh hưởng do sự xả thải trực tiếp nguồn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, các cụm
cơng nghiệp… ra các con sông này đang xảy ra khá phổ biến hiện nay.
Dựa vào kết quả phân tích đánh giá về trữ lượng và chất lượng nước cấp trên địa bàn
vùng nghiên cứu, có thể thấy sự thiếu hụt lớn về lượng nước cấp đặc biệt là nước cấp
cho nhu cầu sinh hoạt và tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai
nếu khơng có giải pháp hiệu quả để giải quyết khi mà tốc độ gia tăng dân số và sự phát

triển của thành phần kinh tế đòi hỏi nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao.
Để hướng tới sự phát triển thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững khu vực
nghiên cứu cần phải phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ để phục vụ tốt cho đời
sống của người dân cũng như cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng. Với
định hướng phát triển như vậy, việc nghiên cứu tính tốn các giải pháp khai thác và sử
dụng nguồn tài nguyên nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của nguời
dân trong vùng nghiên cứu là rất cần thiết.
Khu vực nghiên cứu có nguồn tài nguyên nước mưa hàng năm lớn đặc biệt là vào
mùa hè, thời điểm nhu cầu sử dụng nước trong khu vực tăng cao. Vì vậy trong nội
dung đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu, so sánh giữa tiềm năng
nước mưa và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của vùng nghiên cứu đề xuất các biện
-20-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

pháp thu gom, sử dụng nguồn nước mưa như là nguồn nước thô cần khai thác để bổ
sung cấp nước sinh hoạt cho vùng nghiên cứu đến năm 2020.
CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN CÂN BẰNG NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1. Dự báo nhu cầu dùng nước sinh hoạt
1. Cơ sở dự báo
a. Dự báo dân số đến năm 2020
Nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu phục vụ đời sống hàng ngày
của người dân. Để dự báo nhu cầu sử dụng nước một cách chính xác, dựa vào số liệu
dân số vùng nghiên cứu hiện trạng, kết quả dự báo dân số vùng nghiên cứu đến năm
2020 của vùng nghiên cứu là 1.980.842 người.
b. Tiêu chuẩn dùng nước
Tiêu chuẩn dùng nước cho đô thị hiện đại được đưa ra dựa trên nhu cầu thực tế
của con người, bên cạnh đó cần xét đến các khía cạnh về mơi trường, tài ngun nguồn

nước, chi phí cho việc xử lý nước thải và cần phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
đô thị. Để dự báo nhu cầu sử dụng nước cho vùng nghiên cứu chúng tôi sử dụng tiêu
chuẩn xây dựng 33-2006, bảng 3.1 về qui định cấp nước sinh hoạt dân cư đô thị với
tiêu chuẩn dùng nước là 200 lít/người.ngày đêm.
2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
Dựa trên kết quả dự báo dân số cho các quận trong vùng nghiên cứu và tiêu
chuẩn dùng nước nêu trên chúng tôi tiến hành dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
vùng nghiên cứu theo cơng thức sau:
TB
QSH
.ngd =

∑q

i

× Ni

1000

(m3/ngđ) (1)

Trong đó:
- QTB Sh.ngđ : Lượng nước cần cho sinh hoạt trung bình ngày đêm (m3/ng.đ)
- N i : Số dân của các quận dự báo đến năm 2020 (người)
- q i : Tiêu chuẩn dùng nước trung bình ngày đêm theo tiêu chuẩn xây dựng 332006 (l/ng.ngđ).
Ngoài dự báo nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt của dân số có hộ khẩu thường trú,
ở đây đề xuất tính tốn nhu cầu cấp nước cho dân số vãng lai, bao gồm: người lao
động từ ngoại tỉnh vào, cán bộ của các cơ quan không thường trú, khách thăm quan, du
lịch không ở tại các khách sạn, nhà nghỉ chính thức, phần này đã được tính trong các

nhu cầu cấp nước cơng cộng và dịch vụ. Cũng theo bảng 3.1 TCXD 33-2006 nước cho
cơng trình dịch vụ tính bằng 10% nước sinh hoạt.
Q dv = 10%QTB SH..ngđ (2)
-21-


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa nhằm cấp nước bổ sung cho nhu cầu
sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội

Tổng hợp kết quả từ (1) và (2) là kết quả dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
cho vùng nghiên cứu và kết quả này thể hiện ở bảng dưới đây

TT

Tên quận

Nhu cầu sử dụng

Nhu cầu sử dụng

nước sinh hoạt của

nước sinh hoạt từ

các hộ dân sống
thường trú
m3/ngày đêm
60.672
50.631


các cơng trình dịch
vụ cơng cộng
m3/ngày đêm
6.067
5.063

Tổng nhu cầu
sử dụng nước
sinh hoạt
m3/ngày đêm

1
2

Cầu Giấy
Ba Đình

3
4
5

Thanh Xn
Đống Đa
Tây Hồ

56.943
81.584
39.203

5.694

8.158
3.920

62.637
89.743
43.124

6
7

Hai Bà Trưng
Hồn Kiếm

70.775
36.361

7.077
3.636

77.852
39.997

396.168

39.617

435.785

Tổng cộng


66.739
55.694

3.2. Tính tốn tiềm năng nước mưa vùng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước mưa để
cấp nước bổ sung cho nhu cầu sinh hoạt cho vùng nghiên cứu. Vì vậy việc tính tốn
xác định tiềm năng nước mưa trên cơ sở số liệu mưa đo được qua nhiều năm cho vùng
nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng.
1. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính tốn
a. Chọn trạm tính tốn
- Ngun tắc chọn trạm tính tốn:
+ Trạm đo mưa được chọn để tính tốn phải nằm trong hoặc gần vùng được quy
hoạch, thể hiện được chế độ mưa đặc trưng của vùng.
+ Trạm có số năm quan trắc đủ dài, tài liệu đã được chỉnh biên hợp lý, đảm bảo
độ tin cậy cao.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có trạm khí tượng Láng là ở gần khu vực nghiên
cứu, nằm trong hệ thống lưới khí tượng thuỷ văn quốc gia và có liệt tài liệu quan trắc
trên 35 năm (từ năm 1973 đến năm 2007), với độ tin cậy cao. Vì vậy ta có thể sử dụng
tài liệu đo mưa của trạm để tính tốn.
b. Chọn tần suất và thời đoạn tính tốn
- Chọn tần suất thiết kế:
Lựa chọn tần suất thiết kế nhằm xác định mơ hình mưa thiết kế cho khu vực
nghiên cứu. Dựa trên mơ hình mưa thiết kế này chúng ta sẽ đánh giá được tiềm năng
-22-


×