Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận cao học vai trò của dư luận xã hội đối với hoạt động báo chí truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.17 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước, đặc biệt
là trong công tác vận động quần chúng. Nắm được dư luận xã hội nhằm tham
mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể trong
từng thời điểm nhất định. Bởi vì trong đời sống xã hội địi hỏi chúng ta phải
hiểu sâu sắc nhu cầu và lợi ích của quần chúng. Nắm dư luận xã hội là một
trong những hình thức tốt nhất để thu thập thơng tin, phản ảnh những tâm tư,
nguyện vọng cũng như những suy nghĩ và cảm xúc của các tầng lớp nhân dân
trong xã hội.
Vai trò về mối quan hệ giữa dư luận xã hội và báo chí - truyền thơng
là một vấn đề quan trọng trong lý luận báo chí truyền thơng đương đại và
trên thực tế đã được đề cập ở nhiều mức độ khác nhau. Ngay ở cuối thế kỉ
XIX, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến tác động của dư luận xã hội đối
với truyền thông đại chúng, nhất là sự lệch chuẩn và và thái độ đánh giá có
lúc cực đoan của các phương tiện này. Tuy vậy, sang thế kỉ XX, việc
nghiên cứu về mối quan hệ giữa báo chí truyền thơng và dư luận xã hội
mới có những bước tiến quan trọng, thể hiện trên những lý thuyết cụ thể,
căn cứ vào sự phát triển mạnh mẽ của báo chí truyền thơng cũng như nhu
cầu thơng tin của xã hội.
Ở Việt Nam, đây là một vấn đề rất cơ bản của lý luận báo chí truyền
thơng, đã ít nhiều được đề cập trong giáo trình đào tạo ở một số trường đại
học chuyên ngành báo chí truyền thơng. Mặc dù vậy, các tài liệu vẫn cịn
chưa có sự thống nhất, mới chỉ đưa ra những lý thuyết khái quát mà chưa đi
sâu vào phân tích, lý giải kỹ lưỡng. Đặc biệt, vai trị của báo chí truyền thông
trong việc định hướng đúng đắn cho dư luận xã hội nhằm tích cực hóa đời
sống thực tiễn vẫn cịn chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng và có những kiến giải
thật đầy đủ, thuyết phục. Những lý do trên đã thúc đẩy việc cần phải có những
nghiên cứu kĩ lương và chuyên sâu hơn về mối quan hệ của báo chí truyền
thơng và dư luận xã hội, trên nền tảng thực tiễn cụ thể, đặc biệt là trong bối
cảnh đất nước đi vào hội nhập quốc tế, Đảng ta chủ trương giữ vững định
1




hướng chính trị, chống âm mưu diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch.
Với tính cấp thiết của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài: "Vai trò của dư luận
xã hội đối với hoạt động báo chí truyền thơng" để thực hiện tiểu luận mơn
Báo chí truyền thơng và Dư luận xã hội của mình.

2


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
1. Những quan điểm về dư luận xã hội
Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen
thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng
ngày, thường phải quan tâm và tính tốn đến. Những người theo học ở Liênxô trước đây thường sử dụng thuật ngữ “dư luận xã hội” (dịch trực tiếp từ
thuật ngữ tiếng Nga: “общеcтвенное мнение). Những người biết tiếng Anhcтвеcтвенное мнение). Những người biết tiếng Anhнноеcтвенное мнение). Những người biết tiếng Anh мнеcтвенное мнение). Những người biết tiếng Anhниеcтвенное мнение). Những người biết tiếng Anh). Những người biết tiếng Anh
thường sử dụng thuật ngữ “công luận” (dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: “public
opinion”).
Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô trước đây (cũ)
định nghĩa Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp,
cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ, theo B. K.
Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến
thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời),
phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các
tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ cơng khai hoặc che đậy của các
nhóm xã hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm
đến các lợi ích chung của họ”.
Tuy nhiên cũng có nhiều cách hiểu về dư luận xã hội khác nhau. Theo
Young (1923), dư luận xã hội được hình thành theo cách hợp lý hóa – dư luận

xã hội là sự đánh giá xã hội của một cộng đồng tự ý thức về một vấn đề có
tầm quan trọng chung, sau một thảo luận cơng cộng. Mackinon (1928) thì lại
nghiên về phía quan điểm thượng lưu về dư luận xã hội. Ơng cho rằng: Dư
luận xã hội đó là ý kiến của nhóm có đủ thơng tin, dư luận xã hội có thể được
xem là tình cảm về bất kỳ chủ đề gì mà được những người có nhiều thơng tin
nhất, trí tuệ nhất và đạo đức nhất của cộng đồng ấp ủ. Theo quan điểm của
Folsom (1931) thì dư luận xã hội là ý kiến của nhóm thứ cấp: “khi có sự tham
gia của cơng chúng hay của một nhóm thứ cấp hơn là nhóm sơ cấp, nhóm
3


giao tiếp trực diện, chúng ta có dư luận xã hội”. Quan điểm của Bernard cũng
tương tự khi ông cho rằng dư luận xã hội là cái mà các thành viên của nhóm
giao tiếp gián tiếp hoặc cơng chúng suy nghĩ hoặc cảm nhận về mọi thứ.
Theo ý kiến của Glen M.Broom thì “Dư luận xã hội là tập hợp các quan
điểm của một số người trong một thời điểm nào đó, dư luận xã hội khơng thể
định nghĩa như một nhận thức cá nhân; ngược lại dư luận xã hội thể hiện q
trình phát triển, mà ở đó tư tưởng được thể hiện, được mô phỏng, đạt được
thỏa thuận qua lại bằng cách đưa ra khái niệm tệp thể về hướng hành động
chung. Dư luận xã hội được hình thành từ một nhóm người, họ trao đổi và
cùng nhau xác định rõ bản chất của vấn đề là gì, tại sao vấn đề này lại làm xã
hội lo lắng hoặc vui mừng và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề đó. Mặc dù
q trình này liên quan đến nhận thức của các cá nhân, các quan điểm của
mỗi cá nhân về vấn đề xã hội này hay vấn đề khác - cả về hình thức và nội
dung đều phụ thuộc vào sự trao đổi tranh luận của xã hội về vấn đề đó”.
Tiếp cận từ xã hội học thực nghiệm, từ góc nhìn hiệu ứng kết quả điều
tra xã hội học, Warner cho rằng: Dư luận xã hội bao gồm những phản ứng của
người dân với những tuyên bố hoặc những câu hỏi trong điều kiện những
cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, theo định nghĩa của Childs (1965) thì: Dư luận
xã hội là bộ sưu tập hợp những ý kiến cá nhân ở bất cứ nơi nào mà ta có thể

tìm thấy chúng.
Nhà nghiên cứu Mỹ khác lại định nghĩa: “Công luận là kết quả tổng
hợp các ý kiến trả lời của mọi người đối với các câu hỏi nhất định, dưới điều
kiện của cuộc phỏng vấn” (Warner, 1939). Có những định nghĩa rất đơn giản,
nhưng rất phổ biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Công luận là các tập hợp ý
kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được” (Childs, 1956).
Nhìn nhận từ một trạng thái tinh thần xã hội ở một thời điểm cụ thể, có
ý kiến cho rằng: “Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của
một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong
cộng đồng người đối với sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan
4


đến nhu cầu, lợi ích của họ trong thời điểm nhất định”. Tiếp cận từ góc độ
khác, tác giả Hồi Sơn cho rằng: “Dư luận xã hội là một dạng biểu hiện của ý
thức xã hội đối với các hiện tượng, sự kiện xã hội và quá trình xã hội trong
những thời gian và khơng gian cụ thể, có thể đo đạc được thông qua kết quả
của các cuộc trưng cầu dân ý”.
Theo quan niệm của TS. Phạm Chiến Khu thì “Dư luận xã hội là tập
hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính
thời sự” và nội hàm này bao gồm:
- Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau;
- Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm
chí đối lập nhau;
- Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc
hẹp (một số ý kiến);
- Dư luận xã hội là một tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ có thể
không phải là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ
chức (hội nghị, hội thảo);
- Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động

chạm đến lợi ích, các mối quan hệ hiện có của nhiều người) mới có khả năng
tạo ra dư luận xã hội”.
Như vậy: “Dư luận xã hội là phản ứng, thái độ của xã hội đối với một
sự kiện, hiện tượng, vấn đề, nhân vật nào đó; là biểu hiện thái độ về các vấn
đề đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến cơng chúng và chính sách”.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa dư luận xã hội và tin đồn. Dư luận xã
hội khác với tin đồn ở chỗ dư luận xã hội xuất phát từ hiện thực khách quan,
lan truyền với độ chính xác cao và liên quan đến lợi ích của người truyền tin.
Ví dụ: dư luận xã hội (nhiều chiều) trước thông tin quy định đi xe máy, ô tơ
chính tên, chính chủ. Cịn tin đồn thì thực giả lẫn lộn, người truyền tin thường
bỏ bớt chi tiết và hư cấu, thêm thắt suy nghĩ của mình vào cho thêm phần hấp
dẫn người nghe. Ví dụ: tin đồn về việc tăng giá xăng dầu, tin đồn về lạm phát,
5


đồng tiền Việt Nam mất giá, ông giám đốc ngân hàng A tự sát, bà giám đốc
doanh nghiệp X bỏ trốn, tin đồn về khả năng chữa bệnh bằng cách dùng tay
sờ, nhân điện của một số “thầy” lang v.v…
- Dư luận xã hội bao giờ cũng có 2 mặt: chủ thể và khách thể dư luận
xã hội. Chủ thể của dư luận xã hội là đơn vị xã hội mà ý kiến được coi là dư
luận (ý kiến) xã hội chứ không phải là một dạng ý kiến nào khác. Đơn vị xã
hội này có thể là nhóm xã hội, tập đoàn hay hệ thống xã hội tùy theo cách tiếp
cận; nó có thể là ý kiến của các nhóm xã hội, hay là ý kiến của cộng đồng.
Khách thể của dư luận xã hội là vấn đề xã hội động chạm đến lợi ích
chung hoặc là có ý nghĩa đối với các nhóm cơng chúng. Căn cứ của lợi ích
chung và căn cứ của ý nghĩa ở đây chính là các giá trị và chuẩn mực chung;
nó có thể là những vấn đề ở tầm vĩ mô (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…)
hay chỉ một vấn đề thuộc về cá nhân nào đó (ví dụ: đời tư của một “ngôi
sao”).
2. Bản chất của dư luận xã hội

- Dư luận xã hội là hình thức biểu hiện đặc thù của ý thức xã hội thuộc
về đời sống tinh thần của xã hội là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp.
- Dư luận xã hội mang tính tổng hợp của các hình thái ý thức xã hội, là
kết quả của sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội như là tư
tưởng triết học, tư tưởng pháp quyền, chính trị, tơn giáo, đạo đức...
- Dư luận xã hội mang tính hiện thực tinh thần nhưng có tác động to
lớn đối với tiễn. Bởi vì dư luận xã hội phản ánh tâm tư nguyện vọng, lợi ích,
nhu cầu của cơng chúng. Dư luận xã hội không phải là cái tạo ra để làm
phong phú đời sống tinh thần mà là để điều chỉnh tác động đế thực tiễn. Trong
bản thân dư luận bao giờ cũng chứa đựng yếu tố nhận thức tư tưởng và xu
hướng hành động. Dư luận xã hội là cầu nối giữa nhận thức và hành động
thực tiễn.
- Dư luận xã hội mang tính kinh nghiệm được hình thành dựa trên cơ sở
của kinh nghiệm đời sống và trên những quan hệ trực tiếp chứ không phải tư
6


duy phân tích logic. Nên dư luận xã hội vừa có tính thuyết phục cao nhưng
cũng có khi dư luận khơng chính xác (lệch hướng).
- Dư luận xã hội như là một cơ chế tâm lý xã hội. Nghĩa là có sức mạnh
xã hội đối với hành động của con người. Đứng trước dư luận xã hội, con
người bắt buộc tuân theo.
3. Các thuộc tính của dư luận xã hội
- Dư luận xã hội có năm thuộc tính cơ bản:
1) Tính khuynh hướng: thể hiện ở chỗ tỏ thái độ đồng tình, phản đối,
lưỡng lự, chưa rõ thái độ đối với vấn đề xã hội mà nó đề cập đến. Người ta
cũng có thể phân chia theo khuynh hướng tích cực hay tiêu cực, tiến bộ hoặc
lạc hậu.
2) Tính cường độ: thể hiện “sức căng” về ý kiến của mỗi khuynh hướng
dư luận xã hội.

3) Tính thống nhất và sự xung đột của dư luận xã hội: theo các nhà xã
hội học, đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U là biểu thị sự xung đột,
hình chữ J là biểu thị sự thống nhất.
4) Tính ổn định, độ bền vững thể hiện ở chỗ: dư luận xã hội có dễ bị
thay đổi hay khơng khi có những tác động bổ sung. Ví dụ như cung cấp thêm
những thơng tin mới.
5) Tính tiềm ẩn: dư luận xã hội có thể ở dạng tiềm ẩn, khơng bộc lộ
bằng lời. Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về
trạng thái này.
4. Chức năng của dư luận xã hội
- Chức năng đánh giá: dư luận xã hội đánh giá hành vi xã hội, các
chuẩn mực xã hội, các quá trình xã hội. Dư luận xã hội đánh giá các hành vi
đó đúng hay sai, tốt hay xấu. Những chuẩn mực xã hội mà dư luận dự vào để
đánh giá có thể là những điều luật hoặc là chuẩn mực chung của đông đảo
công chúng. Sự đánh giá này thường khác nhau trong các nhóm xã hội khác
nhau cũng như trong những khoảng thời gian khác nhau.
7


- Chức năng giáo dục: Dư luận xã hội khi phán xét đánh giá (khen hoặc
chê) nó có tác dụng khuyến khích cái tốt, ngăn ngừa cái xấu, giữ gìn và bảo
vệ cái đúng, cái đẹp phê phán cái tiêu cực.
- Chức năng điều hịa: Dư luận xã hội góp phần sắp xếp, điều chỉnh các
quan hệ xã hội cho đúng mục đích và chuẩn mực. Trên cơ sở đánh giá các sự
kiện, hiện tượng, dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực chỉ ra những việc nên
làm hay nên tránh hoặc điều chỉnh hành vi cách cư xử của con người. Đặc
biệt khi có những biến cố xã hội lớn đụng chạm trực tiếp và mạnh mẽ đến
cộng đồng, dư luận xã hội hình thành nhanh chóng và rộng rãi, tạo ra sức
mạnh lớn chỉ hướng cho hoạt động của quần chúng, cổ vũ cho những hành vi
phù hợp với lợi ích chung lên án những hành vi khơng phù hợp.

- Chức năng kiểm sốt: Dư luận xã hội cịn có khả năng kiểm sốt
thơng qua sự phán xét, đánh giá có tác dụng giám sát hoạt động của các tổ
chức xã hội, các cơ quan nhà nước có phù hợp với lợi ích xã hội hay khơng.
Mọi hoạt động của con người trong xã hội có sự đánh giá giám sát của xã hội
cho nên buộc mọi người phải tuân theo chuẩn mực xã hội.
- Chức năng tư vấn: thơng qua nội dung của mình dư luận xã hội góp ý
kiến kiến nghị và giải đáp những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm giúp cho
các tổ chức Đảng cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề quan trọng trong
xã hội vì vậy xã hội càng phát triển, trình độ văn hóa của nhân dân càng cao,
dân chủ càng mở rộng thì sức mạnh của dư luận xã hội càng lớn có tác dụng
đến xã hội và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
5. Cơ chế hình thành của dư luận xã hội
- Các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thànhdư luận xã hội
gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn tiếp nhận thơng tin; Giai đoạn hình thành các ý
kiến cá nhân; Giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; Giai đoạn hình
thành các luồng ý kiến chung (dư luận xã hội).
Trong giai đoạn đầu, thông tin về sự kiện, theo nhiều con đường khác
nhau, đuợc truyền đạt đến các cá nhân. Trong giai đoạn thứ 2, trên cơ sở nhận
8


thức của mình, các cá nhân bắt đầu đưa ra các ý kiến phán xét, đánh giá có thể
rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau về sự kiện. Sự trao đổi, cọ xát ý kiến
giữa các cá nhân trong giai đoạn 3 sẽ dẫn tới sự hình thành các luồng ý kiến
chung, hay nói cách khác, đó là dư luận xã hội.
Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, cơ chế hình thành dư luận xã hội
khơng đơn giản như vậy. Trong thực tế, sự hình thành dư luận xã hội thường
diễn ra rất nhanh. Khi có các thơng tin về sự kiện, các phán xét giống nhau ở
mọi người được “bật ra” hầu như cùng một lúc, giống như phản ứng dây
chuyền, không cần giai đoạn tranh luận, trao đổi thông tin. Nền tảng của các

phản ứng này là các khuôn mẫu tư duy xã hội đã được định hình, tồn tại trong
tiềm thức và gắn kết với tâm thế xã hội.
- Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội:
Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức, có liên quan đến lợi ích
của cơng chúng trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội ít nhiều đều có
tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội. Một trong những yếu tố có
tác động mạnh đến quá trình hình thành dư luận xã hội là tác động của truyền
thơng, thơng tin trên báo chí.
Hiệu quả của truyền thơng đến q trình hình thành dư luận xã hội phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của nguồn thông tin; thời điểm phát tin
(nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn thơng tin sớm nhất có tác động lớn nhất
đến việc hình thành dư luận xã hội, ai đưa ra thơng tin sớm nhất, người đó dễ
có khả năng làm chủ được dư luận xã hội); liều lượng thông tin, cách thức
thơng tin….
- Các yếu tố xã hội khác có thể có nhiều ảnh hưởng đến q trình hình
thành dư luận xã hội là: gia đình, nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấp....

9


II. VAI TRÒ DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI BÁO CHÍ – TRUYỀN
THƠNG
1. Dư luận xã hội trong mối quan hệ với báo chí - truyền thơng
Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, báo chí – truyền thơng và
dư luận xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng xét trên cả hai bình diện
lý luận và thực tiễn hoạt động; dư luận xã hội là đối tác của báo chí, và ngược
lại. Các luồng ý kiến, phán xét của dư luận xã hội là nội dung quan trọng hàng
ngày mà báo chí truyền thơng đăng tải và từ dư luận xã hội lại đến lượt nó nảy
sinh ra sự kiện - tin tức báo chí. Báo chí lại là phương tiện chuyển tải các sự
kiện, ý kiến, phán xét,... của dư luận xã hội; báo chí vừa có thể phản ánh và

biểu đạt dư luận, vừa có thể định hướng dư luận xã hội, mà sự định hướng
này đối với dư luận xã hội lại có thể dẫn đến những luồng dư luận mới được
sản sinh từ trong thực tế cuộc sống. Do đó, như dòng chảy tự nhiên của cuộc
sống xã hội hiện đại, dư luận xã hội và báo chí truyền thơng đã hình thành nên
một mối quan hệ tuần hồn ln chuyển như dịng máu trong cơ thể con
người, có lúc như những dịng thác lũ, cơn lốc xốy hất tung mọi thứ, có lúc
lại hiền hịa như những đợt sóng vỗ bờ, êm ả.
Có thể thấy, dư luận xã hội và báo chí truyền thơng có mối quan hệ tác
động qua lại, ảnh hưởng chặt chẽ và không thể tách rời nhau. Bởi, dư luận xã
hội là đối tượng phản ánh của báo chí, đồng thời là thước đo để đánh giá khả
năng và hiệu quả tác động của báo chí truyền thông đối với xã hội.
Dư luận xã hội và báo chí truyền thơng làm nảy sinh trong nhận thức
của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngồi, ngẫu nhiên và sau
đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của sự kiện, của vấn đề. Từ
đó, hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn
đề có liên quan đến các sự kiện, hiện tượng một cách sâu sắc, có tính hệ
thống. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của báo chí truyền thơng đối với
q trình nhận thức của công chúng. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì
càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm
10


cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính
bản chất của các sự kiện, hiện tượng.
Qua mối quan hệ tác động của dư luận xã hội với báo chí truyền thơng
có tác dụng phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị
pháp luật, các tư tưởng, quan điểm tiến bộ, nhân văn.
Qua mối quan hệ tác động của dư luận xã hội với báo chí truyền thơng
có tác dụng là phương tiện kiểm tra xã hội đối với hành vi của mọi người. Dư
luận xã hội ủng hộ những mực thước, cách cư xử đúng đắn, tạo ra các chuẩn

mực xã hội, góp phần định hướng để hình thành những hành vi ứng xử hợp
pháp, đúng đạo đức. Dưới áp lực của dư luận xã hội và báo chí truyền thông
mọi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một
hành vi nào đó.
Qua dư luận xã hội với báo chí truyền thơng có tác dụng phê phán, lên
án mạnh mẽ các hiện tượng tiêu cực, trừng phạt các cá nhân, tổ chức có hành
vi tiêu cực, phạm pháp, phạm tội. Sự phê phán đó có tác dụng răn đe cảnh
báo, thức tỉnh đối với những cá nhân, tổ chức khác phải luôn tuân thủ pháp
luật, không thực hiện hành vi trái pháp luật. Những phán xét, đánh giá (khen chê, biểu dương - lên án...) của dư luận xã hội và báo chí truyền thông đối với
hành vi của các cá nhân, tổ chức ở một mức độ nào đó, đều tham gia vào việc
điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức. Nói cách khác, dư luận xã hội và báo
chí truyền thơng, trong trường hợp này, là "tấm gương" để mỗi cá nhân tự soi
mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân.
Dư luận xã hội và báo chí truyền thơng đưa ra các lời khun, khuyến
cáo đối với mọi người, mỗi người trong quá trình sinh hoạt phải biết lắng
nghe, học hỏi từ dư luận xã hội và báo chí truyền thơng và sẽ nhận được
những lời khun có ích. Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng
đồng xã hội, dư luận xã hội và báo chí truyền thơng có thể động viên, khích
lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong xã hội đối với sự công bằng,

11


nghiêm minh của pháp luật và xã hội đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách
ứng xử trước một thực tiễn nhất định.
2. Vai trò của dư luận xã hội đối với báo chí – truyền thơng
Với tính chất xã hội của mình, con người ln mong muốn khơng chỉ
nhận diện mình trong dịng người mang “dấu ấn dư luận xã hội ngày hơm
nay” mà cịn được trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và
kinh nghiệm để đáo ứng nhu cầu tồn tại và phát triển. Thông tin trong dư luận

xã hội, trong các luồng ý kiến càng đầy đủ bao nhiêu, cơ hội nâng cao nhận
thức và tăng khả năng miễn dịch tư tưởng của công chúng và cư dân càng cao
bấy nhiêu. Vì thế có thể coi dư luận xã hội như là nguồn sống, nguồn năng
lượng bồi bổ cho nhận thức và tình cảm con người. Đồng thời, dư luận xã hội
cũng là nguồn năng lượng, nguồn sống của báo chí truyền thông.
- Theo thành phần: dư luận xã hội là việc phản ánh các quan hệ xã hội
của con người đối với các hiện tượng thực tiễn xã hội, khi lan truyền và củng
cố các quan hệ xác định giữa các cá nhân và cộng đồng, nó thể hiện chức
năng điều hịa của mình. Và về ngun tắc, đó là cơ chế tác động của đời sống
xã hội lên báo chí và các phương tiện thơng tin đại chúng; đồng thời báo chí
và dư luận xã hội hoạt động chủ yếu bằng sự thuyết phục, với phương thức
công khai.
- Theo đối tượng: dư luận xã hội đụng chạm đến các sự kiện, hiện
tượng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và từ đó tác động đến báo chí,
ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của nhà báo.
- Theo các yếu tố cấu thành chủ thể của mình: dư luận xã hội có thể
xem xét như sự cấu thành theo thứ bậc, trên cơ sở các nhóm, các tập thể, các
tầng lớp và giai cấp, cộng đồng xã hội trong tổng thể. Xem xét đến sự phân
tầng của các chủ thể của đời sống xã hội, tương ứng với các cấp độ phức tạp
của cơ chế điều chỉnh và tự điều chỉnh của báo chí và hệ thống các phương
tiện truyền thông đại chúng, phù hợp với quá trình và cơ chế hình thành, mức
độ điều chỉnh của dư luận xã hội.
12


- Theo nguồn gốc: dư luận xã hội là kết quả liên kết, tổng hợp nhiều ý
kiến cá nhân (trong cộng đồng), ở mức độ và phạm vi rộng lớn hơn là cộng
đồng xã hội trong tổng thể. Với cách tiếp cận này, dư luận xã hội là nguồn
chất liệu dồi dào và phong phú, đa dạng cho báo chí và các phương tiện
truyền thông đại chúng tiếp nhận, phát tán và tích hợp để hình thành những

dịng thơng tin tương ứng xét cả về phạm vi, quy mô và tính chất.
Năng lực bẩm sinh của dư luận xã hội là hình thành, vun đắp những
chuẩn mực phẩm chất xã hội của con người, tác động vào nhân cách cá nhân,
các nhóm, các tổ chức xã hội và từ đó tác động hàng ngày vào các thiết chế xã
hội. Và khi đụng chạm đến những khía cạnh khác nhau của tồn tại xã hội,
trong các giai đoạn phát triển cao của nó, dư luận xã hội trước hết bộc lộ bản
chất chính trị của nó. Do đó, vấn đề trung tâm trong quan hệ tác động của dư
luận xã hội đối với báo chí, xét cho cùng là các mối quan hệ quan điểm chính
trị và quản lý. Chẳng hạn như các phương thức tham gia quản lý của quần
chúng nhân dân và các tổ chức xã hội, dư luận xã hội cần được bảo đảm bởi
chuẩn mực phù hợp, trước hết là pháp luật, văn hóa chính trị và đạo đức, các
quan điểm và định hướng tích cực của con người trong việc sử dụng các
phương tiện phản ánh và truyền dẫn, định hướng dư luận xã hội.
Trước hết, dư luận xã hội với vai trò cung cấp nguồn sự kiện và vấn đề
vô tận – đề tài, nguồn tin phong phú cho báo chí truyền thơng. Khi nền kinh tế
vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp thì dư luận xã
hội đơn điệu, thường là một chiều và do đó nguồn tin báo chí thiếu sự đa
dạng, phong phú và thơng tin báo chí chủ yếu cũng một chiều, đơn điệu.
Trong nền kinh tế thị trường, dư luận xã hội phong phú, đa dạng và nhiều
chiều, cho nên thơng tin báo chí cũng phong phú, đa dạng và nhiều chiều hơn.
Thông tin báo chí hấp dẫn hơn, có sức thu hút và thuyết phục cơng chúng
hơn.
Thứ hai, vai trị của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành quan
điểm, thái độ, nhận thức của nhân dân, nhất là đối với những người lãnh đạo
13


có đầu óc thực tiễn. Bởi thực chất, bản chất của dư luận xã hội là ý kiến, phán
xét, đánh giá… nhận thức của đông đảo nhân dân về những sự kiện và vấn đề
liên quan mật thiết đến lợi ích của họ. Do đó, xem thường dư luận xã hội, trên

thực tế là xem thường quần chúng nhân dân, trái ngược với quan điểm “dân là
gốc” của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đối với người làm báo, những tác động từ thực tiễn cuộc sống và dư
luận xã hội càng trở nên quan trọng. Mặt khác, trong việc hình thành quan
điểm và định hướng nhận thức, thái độ hành nghề của nhà báo có thể được
điều chỉnh thơng qua q trình nắm bắt, cọ xát, khảo sát và nghiên cứu thực
tiễn. Chính các luồng ý kiến khác nhau của dư luận xã hội có vai trị làm giàu
thêm, phong phú thêm nhận thức của nhân dân và nhà báo nói riêng. Dư luận
xã hội như vết dầu loang, phát triển và trở thành nguồn tin vơ tận của báo chí,
tạo nên sức sống, sức mạnh xã hội cho báo chí. Do đó, dư luận xã hội là
nguồn tin tiềm tàng, nguồn sự kiện nuôi dưỡng và refresh (làm tươi mới) sản
phẩm báo chí và nhận thức của nhà báo. Vậy thì nhà báo ở tâm điểm hay đầu
nguồn dư luận xã hội sẽ có điều kiện khai thác kho nguồn tin dồi dào và nóng
(hot) nhất cho báo chí.
Trong bối cảnh các cơ quan báo chí đang cạnh tranh nhau rất nhiều về
thông tin, mỗi nhà báo đều phải xây dựng cho mình những nguồn tin để khai
thác, trong đó có nguồn tin từ dư luận xã hội. Mọi thơng tin mà “nghe ngóng
từ đâu đó” cũng trở thành nguồn tin hay, hấp dẫn để nhà báo khai thác. Nhất
là hiện nay, do sự bùng nổ của Internet và phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin truyền thông, nhất là mạng xã hội đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người
trở thành các nhà cung cấp thông tin. Thế giới thông tin trở nên đa dạng và
phong phú hơn bao giờ hết. Internet trở thành một thứ "xã hội" mà bất kỳ ai
cũng có thể điều khiển và cũng có thể khơng điều khiển được". Như với các
mạng xã hội (nổi bật là Facebook, Twitter, Youtube), sự ra đời và sức hấp dẫn
của chúng đã thu hút hàng tỷ người sử dụng trên khắp toàn cầu, và dường như
chúng đã ảnh hưởng nhất định trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả báo chí,
14


truyền thơng. Minh chứng, để có được 50 triệu độc giả, thính giả, khán giả,

báo in cần quãng đường 100 năm; radio cần 38 năm; tivi cần 14 năm, Internet
cần 4 năm và facebook chỉ mất 2 năm.
Dư luận thế giới hẳn chưa quên đoạn tin ngắn: "Có một chiếc máy bay
rơi trên sông. Tôi đang trên phà đi cứu họ" được phát đi từ điện thoại của
G.Krum lên Twitter ngày 16-1-2009 và đó chính là tin về chiếc Airbus 320
rơi xuống sơng Hút-xơn ở Mỹ. Rồi hình ảnh về thảm họa động đất 7,1 độ
rích-te vào ngày 12-1-2010 tại Ta-hi-ti tràn ngập trên Twitter và các mạng xã
hội khác trước khi phóng viên biết để có thể đến tận nơi. Hay thơng điệp trên
Twitter của A.D.Na-vi: "Chúa ơi, dì của tôi làm việc cho U.Hiu-xtơn vừa biết
tin cô ấy chết trong bồn tắm. Buồn quá" khiến cô trở thành người đầu tiên trên
thế giới đưa tin về sự ra đi của U.Hiu-xtơn nổi tiếng, sớm hơn 30 phút so với
giới báo chí.
Báo chí biết khơi dậy và khai thác tài nguyên dư luận xã hội làm phong
phú nhận thức của cơng chúng và nhân dân mình, chứ khơng phải góp phần
làm nghèo đi, làm đơn điệu hoặc lệch lạc hướng nhận thức và làm suy giảm
niềm tin và cảm xúc của họ. Trong mối quan hệ này, dư luận xã hội là cái
được phản ánh, cái được thông tin, là chất liệu thơng tin, cịn báo chí là
phương tiện phản ánh, chủ thể phản ánh, đồng thời như công cụ hữu hiệu
truyền dẫn và nhân lên sức mạnh vốn có của dư luận xã hội. Do đó, vai trị
của dư luận xã hội được phát huy tối đa khi báo chí thực sự là “người đồng
hành” thân thiết, gần gũi và tin cẩn của dư luận xã hội, chuyên tâm theo dõi,
nghiên cứu, thông tin và định hướng dư luận xã hội.
Tuy nhiên khi nghiên cứu vai trò của dư luận xã hội, cần đặt vấn đề và
tiếp cận nó theo quan điểm hệ thống. Bởi vì, mỗi xã hội cụ thể, trong một thời
gian nhất định, đều vận hành theo hệ thống như một chỉnh thể, khi mất tính
chỉnh thể của hệ thống, hệ thống xã hội sẽ bị rối loạn và có nguy cơ bị phá vỡ,
thiết lập hệ thống mới. Cùng với sự tác động của kỹ thuật và công nghệ
truyền thông, dư luận xã hội có thể làm thay đổi tư duy và phong cách tác
15



nghiệp của nhà báo. Nếu không đáp ứng được báo chí sẽ đánh mất cơng
chúng và mất thị trường thơng tin và do đó khơng gây được ảnh hưởng đáng
kể đến dư luận xã hội. Có thể nói, suy nghĩ, thái độ và hành vi của công
chúng thay đổi tâm lý, sở thích, thói quen và trình độ của cộng đồng thay đổi,
địi hỏi báo chí và nhà báo cũng phải thay đổi tương ứng.

16


III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DƯ
LUẬN XÃ HỘI VỚI BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG –
1. Những ảnh hưởng cụ thể trong thực tiễn hiện nay
a. Những tác động tích cực
Thứ nhất, dư luận xã hội là nguồn sự kiện của báo chí truyền thơng – là
nguồn tạo ra nội dung của báo chí truyền thơng. Báo chí truyền thơng phản
ánh sự kiện, vấn đề, biến nó từ cái ít được biến thành vấn đề mang tính xã hội.
Khi dư luận xã hội hình thành thái độ của mình với vấn đề xã hội đó, nó lại
trở thành một sự kiện mà từ đó báo chí truyền thơng có thể xây dựng nội
dung. Ở những hãng truyền thông lớn như BBC, CNN v.v. các kết quả điều
tra dư luận xã hội luôn là nguồn thông tin bổ sung, kế tiếp những thơng tin về
chủ đề chính mà họ trình bày. Ví như đó là những cuộc điều tra dư luận xã hội
về thái độ của người dân Mỹ với Tổng thống, với Quốc hội về nền kinh tế về
cuộc chiến tranh Irắc hay về bất cứ một sự kiện nổi bật nào đấy mà họ đưa tin.
Như ở Việt Nam, khi báo chí truyền thơng đưa những sự kiện, vấn đề như:
tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, việc sử dụng xe công đi chùa...
hay việc sử dụng bình cứu hỏa trên xe ơ tô... đã tạo ra những ý kiến khác nhau
trong dư luận xã hội và cũng chính từ những ý kiến đó đã tạo ra nội dung cho
báo chí truyền thơng. Trong nền kinh tế thị trường, cơ quan báo chí truyền
thông nào nắm bắt được dư luận xã hội, sử dụng tốt những nguồn tin trong dư

luận xã hội thì sẽ tạo được lợi thế trong việc cạnh tranh thông tin, cạnh tranh
kinh tế và phát triển.
Thứ hai, dư luận xã hội là tác nhân làm thay đổi báo chí truyền thông.
Trong thực tế, nhiều khi dưới sức ép của dư luận xã hội, báo chí truyền thơng
buộc phải thay đổi, điều chỉnh hoặc đính chính những nội dung đã phát, đã
cơng bố. Đó chính là mong muốn, là sự kỳ vọng của người xem, người đọc,
người nghe. Các phóng viên, nhà phê bình, người biên tập, người sản xuất đã
điều chỉnh theo những gì dư luận xã hội cần. Dư luận xã hội bao gồm các
luồng ý kiến khác nhau và các luống ý kiến này thường xuyên di chuyển, cho
17


nên tâm điểm hay đầu nguồn dư luận xã hội khơng phải là cố định. Chính
những luồng ý kiến khác nhau này đã làm thay đổi phong cách thông tin của
báo chí, làm cho sản phẩm báo chí sinh động hơn nhờ phản ánh nhiều chiều.
Tóm lại trong mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ và không thể tách
rời nhau này, dư luận xã hội là cái được phản ánh, cái được thông tin, là chất
liệu thông tin cịn báo chí truyền thơng là phương tiện phản ánh, chủ thể phản
ánh, đồng thời như công cụ hữu hiệu truyền dẫn và nhân lên sức mạnh vốn có
của dư luận xã hội.
b. Những tác động tiêu cực
Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt trong một vấn đề, bên cạnh những ảnh
hưởng tích cực thì dư luận xã hội cũng có những tác động tiêu cực đối với báo
chí truyền thông.
Thứ nhất, sức mạnh của dư luận xã hội đi q xa. Trong những trường
hợp đó, báo chí truyền thông phải chạy theo dư luận xã hội để khống chế nó.
Những hậu quả có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Nó tiêu cực ở chỗ, lúc này dư
luận xã hội có thể phá hoại và làm tổn hại lớn cho cá nhân và xã hội.
Ví dụ: Năm 2005, Đài Truyền hình Việt Nam (ĐTTVN) có đưa tin về
một giáo viên ở Gia Lâm Hà Nội bị công an bắt về hành vi lừa đảo để vay

hàng trăm triệu đồng của một chi nhánh ngân hàng Phương Nam. Thế nhưng
sau khi đưa tin này rất nhiều người đã vội vàng đến các chi nhánh của ngân
hàng Phương Nam để rút tiền, khiến cho ngân hàng đứng trước một hoàn
cảnh hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, ĐTHVN đã phải có những phóng
sự tiếp theo để nói rõ, nhờ đó đã tránh được những hậu quả khó lường từ bản
tin nọ.
Thứ hai, dưới sức ép của dư luận xã hội nhiều khi các phương tiện báo
chí truyền thơng buộc phải thay đổi, điều chỉnh hoặc đính chính những nội
dung đã phát, đã công bố. Điều này phần nào báo chí truyền thơng đã phụ
niềm tin cậy của cơng chúng xã hội, tạo nên một thái độ về độ tin tưởng đối
với báo chí truyền thơng là vấn đề dư luận xã hội quan tâm
18


Ví dụ: Moskovski Korrespondent đã khiến báo giới cũng như dân
chúng Nga phải sửng sốt về vị Tổng thống mà họ vơ cùng ngưỡng mộ. Theo
đó, báo đưa tin vị Tổng thống sắp mãn nhiệm vào tháng 5 lúc đó đã bí mật ly
dị vợ, bà Lyudmila vào tháng 2 để "dọn đường" cho cuộc hôn nhân mới với
nữ VĐV xinh đẹp Alina Kabayeva (năm đó mới 24 tuổi), người đã từng là vô
địch Olympic Athens môn thể dục dụng cụ. “Chẳng có một tí sự thật nào
trong bài báo đó”, Putin nói về thơng tin trên tờ Moskovsky Korrespondent.
Văn phịng của cơ Kabayeva cho biết cơ khơng có bình luận gì trước tin đồn
này. Một phát ngơn viên của Kabayeva trước đó cho hay thơng tin của báo chí
về chuyện yêu đương với tổng thống là "rác rưởi". 6 ngày sau đó, tại trang 2,
Moskovski Korrespondent đã chính thức nói lời xin lỗi về bài báo gây dư luận
ra trước đó: "Tổng thống Putin sắp kết hơn cùng nữ VĐV Alina Kabayeva là
thơng tin khơng có cơ sở". "Chúng tơi rất lấy làm tiếc vì bài báo đã gây nên
những hiểu lầm, ảnh hưởng không tốt tới các bên liên quan. Chúng tôi thành
thật xin lỗi về việc này".
Từ những nội dung trên ta thấy rằng báo chí truyền thơng và dư luận xã

hội có mối quan hệ hai chiều. Dưới sự lí giải của báo chí truyền thơng, dư
luận xã hội được coi là hiệu quả tức thì. Dư luận xã hội tích cực là một điều
kiện dẫn đến ổn định chính trị xã hội. Từ dư luận xã hội sẽ dẫn đến các hành
vi xã hội rộng lớn, tạo sức ép thúc đẩy, tạo ra những khuôn khổ bắt buộc đối
với việc nhận thức và giải quyết tốt các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Báo chí truyền thơng là một nhân tố của sự kiểm soát xã hội, được giới
cầm quyền sử dụng để hợp pháp hố các chính sách, ổn định hố hệ thống
chính trị và kinh tế.
Dư luận xã hội và báo chí truyền thơng có mối quan hệ qua lại với
nhau. Chưa bao giờ dư luận xã hội ở nước ta lại chủ động tích cực tham gia
vào q trình cách mạng xã hội chủ nghĩa như ngày nay. Bằng nhiều hình
thức phong phú, quần chúng nhân dân đã cơng khai bày tỏ quan điểm, thái độ
và chính kiến của mình đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống
19


hàng ngày. Trong quá trình ấy, nhiều sáng kiến được đưa ra, nhiều giải pháp,
kiến nghị đề xuất với cơ quan lãnh đạo các cấp góp phần tháo gỡ những khó
khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Thời gian qua, dư luận xã hội
hình thành trong các tầng lớp nhân dân đã sớm lên tiếng kêu gọi mọi người
hãy kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống sử dụng các ấn phẩm
văn hóa độc hại. Đặc biệt, trước thái độ chính trực của quần chúng nhân dân,
nhiều cán bộ thối hóa, biến chất trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, trong
các tổ chức kinh tế đã khơng thốt khỏi sự trừng trị của pháp luật. Tất cả
những kết quả có được ở trên có phần đóng góp rất lớn của truyền thơng đại
chúng.
2. Giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội
Để nâng cao tiếng nói của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay, nhất là
nhằm phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, có một số giải pháp như:
Thứ nhất, vai trị của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của dư

luận xã hội: Muốn dân biết thì phải cung cấp thơng tin cho dân, thơng tin phải
trung thực, kịp thời, phải thực hiện công khai, có cơng khai mới có dân chủ.
Cơng khai là một yêu cầu tất yếu, một biểu hiện quan trọng của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Mọi công việc của đất nước liên quan đến lợi ích của nhân
dân, mà việc cơng khai khơng phương hại gì đến lợi ích quốc gia, thì dân phải
được biết. Người dân có quyền được cung cấp thơng tin, để họ đánh giá tình
hình và biểu thị thái độ của họ trong quá trình hình thành và thể hiện dư luận
xã hội. Việc cung cấp thông tin cho dân biết là để thực hiện tính cơng khai
“nói rõ sự thật”. Chỉ bằng cách đó, thì sự đánh giá xã hội của dư luận xã hội
mới phản ánh đúng tình trạng xã hội về những vấn đề đang tạo nên mối quan
tâm chung.
Thứ hai, sử dụng các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội trong lãnh đạo
và quản lý xã hội: dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần xã hội có thể “đo
đạc” được bằng các phương pháp khoa học. Do có thể “đo đạc” được, dư luận
xã hội là các thơng tin khơng chỉ rõ ràng dưới góc độ định tính mà cịn rõ ràng
20



×