Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Các nhân tố tác động đến việc được chấp nhận thanh toán điện tử trường hợp nghiên cứu tại tp long xuyên, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHẤP NHẬN
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ: TRƯỜNG HỢP
NGHIÊN CỨU TẠI TP. LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHẤP NHẬN
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ: TRƯỜNG HỢP
NGHIÊN CỨU TẠI TP. LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM XUÂN KIÊN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: NGUYỄN THỊ THANH THỦY
Ngày sinh: 10.08.1984

Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã học viên: 1883401020108

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống
thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên

(Ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Thị Thanh Thủy



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố tác động đến việc chấp nhận thanh
toán điện tử: Trường hợp nghiên cứu tại Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang” là
bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022

Nguyễn Thị Thanh Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Xuân Kiên đã dành thời gian hướng dẫn,
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu hữu ích để giúp tơi hồn thành
luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy tôi tại Trường Đại học Mở
Tp.HCM, tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu, tích lũy những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu để thực hiện đề tài này. Đặc biệt, tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giảng viên dù không phải là giáo viên hướng dẫn trực tiếp nhưng
vẫn nhiệt tình góp ý, giải đáp thắc mắc, giúp đỡ tơi hồn thiện luận văn tốt nghiệp
của mình.
Bên cạnh đó, xin chân thành cảm ơn các anh chị em bạn bè tại Tp. Long Xuyên,
Tỉnh An Giang đã hỗ trợ góp ý, thảo luận và thực hiện khảo sát, giúp tơi có cơ sở
thực hiện và hồn thiện nghiên cứu của mình. Đặc biệt, xin cảm ơn gia đình đã ln
đồng hành và động viên, giúp tơi sắp xếp được thời gian thực hiện và hoàn thành đề
tài này.


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận
thanh toán điện tử tại Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang; đo lường mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến việc chấp nhận thanh toán điện tử của người tiêu dùng tại Tp.
Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp giúp cho các doanh
nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụ thanh toám điện tử và các ngân hàng, tổ chức tín
dụng trong thị trường giao dịch thanh tốn điện tử hiểu được các nhân tố tác động
đến việc chấp nhận thanh toán điện tử của người tiêu dùng, của khách hàng cá nhân
của mình từ đó nhận biết, điều chỉnh phương thức tiếp cận người tiêu dùng để có thể
thuyết phục người tiêu dùng chấp nhận sử dụng thanh toán điện tử cho các giao dịch
thanh toán. Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là nghiên
cứu định tính sẽ được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tay đôi với 5 người tiêu
dùng đã từng sử dụng qua hình thức thanh tốn điện tử; trên cơ sở đó, thang đo và
bảng câu hỏi khảo sát được xác định chính thức cho nghiên cứu định lượng. Giai đoạn
tiếp theo là nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện bằng cách dùng kỹ thuật thu

thập thông tin trực tiếp bằng cách gửi bảng câu hỏi phỏng vấn thông qua email điện
tử đến 240 người tiêu dung, sau đó thu về 223 phiếu trả lời, kiểm tra các phiếu trả lời,
có 202 phiếu trả lời có đầy đủ các thơng tin và đạt u cầu. Thông tin thu thập được
từ nghiên cứu định lượng này nhằm mục đích: Đánh giá sơ bộ các thang đo bằng hệ
số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích tương
quan và phân tích hồi qui tuyến tính. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu bao gồm: 4
nhân tố bao gồm sự hỗ trợ của chính phủ, rủi ro nhận thức, cảm nhận dễ dàng sử
dụng, ảnh hưởng xã hội. Có 2 nhân tố tác động lên việc chấp nhận thanh toán điện tử
là rủi ro nhận thức và ảnh hưởng xã hội; trong khi đó, cảm nhận dễ dàng sử dụng và
sự hỗ trợ của chính phủ khơng có ảnh hưởng đến việc chấp nhận thanh toán điện tử
của người tiêu dùng. Việc chấp nhận thanh toán điện tử của người tiêu dùng được
đánh giá qua thái độ đối nhận thức về rủi ro là nghịch biến, khi người tiêu dùng cảm
nhận về rủi ro càng ít thì chấp nhận thanh tốn điện tử càng cao. Kết quả nghiên cứu


đóng góp về mặt lý thuyết trong việc kiểm định các nhân tố tác động đến việc chấp
nhận thanh toán điện tử của người tiêu dùng tại Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị dành cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thiết kế ứng dụng, ngân hàng,
tổ chức tín dụng đang hoạt động trong thị trường giao dịch điện tử hiểu được các nhân
tố tác động đến khách hàng cá nhân của mình từ đó nhận biết, điều chỉnh cho thích
hợp để tăng số lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình cũng như
giúp gia tăng số lượng giao dịch thanh tốn điện tử tại Tp. Long Xun, Tỉnh An
Giang nói riêng và Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói chung.


ABSTRACT
This study aims to determine the factors affecting the electronic payment
acceptance in Long Xuyen City, An Giang Province; measure the influence of each
factor on consumers' acceptance of electronic payments in Long Xuyen city, An

Giang Province. From there, the author proposes solutions to help businesses,
electronic payment service providers, banks and credit institutions in the electronic
payment transaction market to understand which factors affect on the electronic
payment transactions, which factors influence the acceptance of electronic payments
by consumers and their individual customers, as the result of that, identifying and
adjusting the methods of approaching consumers so that they can persuade consumers
to accept the use of electronic payments for payment transactions. The study was
conducted through 2 stages. The first stage is a qualitative study that will be
conducted by means of a one-on-one discussion with 5 consumers who have used the
form of electronic payment; on that basis, the survey scale and questionnaire are
officially defined for quantitative research. The next stage is quantitative research
which will be carried out using direct data collection technique by sending interview
questionnaires via email to 240 consumers, after that having 223 questionnaires
answers were collected, and 202 answer sheets with complete information and meet
the requirements after checking the answer sheets. The information collected from
this quantitative study is for the following purposes: Preliminary assessment of the
scales by Cronbach's Alpha reliability coefficient and exploratory factor analysis
EFA; correlation analysis and linear regression analysis. The conclusions drawn from
the study include: 4 factors including government support, perceived risk, perceived
ease of use, social influence. There are two factors affecting the electronic payments
acceptance: perceived risk and social influence; meanwhile, perceived ease of use
and government support no have effect on consumers' electronic payments
acceptance. Consumers' of electronic payments acceptance is assessed by their
attitude towards perceived risk which is inverse, when consumers perceive less risk,
the electronic payments acceptance will be higher. The research results contribute


theoretically in testing the factors affecting the acceptance of electronic payments by
consumers in Long Xuyen city, An Giang Province. Beside that, through the research
results, the author makes recommendations for production and business enterprises,

application design enterprises, banks and credit institutions operating in the trading
market electronically understands the factors affecting its individual customers,
thereby identifying and adjusting accordingly to increase the number of potential
customers for its business as well as help increase the number of payment transactions
electronics in Long Xuyen city, An Giang Province in particular and the Mekong
Delta in general.


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................v
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ .................................................... vii
DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................................... 5
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT....... 5
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 6
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................. 6
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .....8
2.1. THANH TỐN ĐIỆN TỬ .................................................................................. 8
2.1.1. Khái niệm Thanh toán điện tử ( Electronic Payment , E-Payment) ................ 8
2.1.2 Vai trị của Thanh tốn điện tử ....................................................................... 9

2.1.3. Đặc điểm và các hình thức của Thanh tốn điện tử ....................................... 9
2.1.4 Lợi ích của Thanh tốn điện tử ..................................................................... 10
2.1.5 Qui trình của Thanh toán điện tử .................................................................. 10
2.1.6 Chấp nhận Thanh toán điện tử ...................................................................... 11
2.2. CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ............................................................. 11
2.2.1 Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) ................ 11
2.2.2 Thuyết rủi ro cảm nhận (Theory of Perceived Risk - TPR)............................ 12


2.2.3. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (The Technology Acceptance Model - TAM)
................................................................................................................................. 13
2.2.4. Thuyết thống nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ......... 14
2.2.5 Mô hình thành cơng trong hệ thống thơng tin của Delone và Mclean (D&M
IS Success Model) ................................................................................................... 16
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......................................................................... 18
2.3.1. Nghiên cứu của Ayo và cộng sự (2010)........................................................ 18
2.3.2. Nghiên cứu của Adeyinka Tella và Gbola Olasina (2014) ........................... 19
2.3.3. Nghiên cứu của Junadi và Sfenrianto (2015) ................................................ 20
2.3.4. Nghiên cứu của Koenig-Lewis và cộng sự (2015)........................................ 21
2.3.5. Nghiên cứu của Vinitha và Vasantha (2017) ................................................ 22
2.3.6. Nghiên cứu của Thanh D. Nguyen và Phuc A. Huynh (2018) ..................... 23
2.3.7. Nghiên cứu của Widiastuti và cộng sự (2019) .............................................. 24
2.3.8 Nghiên cứu của Aji và cộng sự (2020) .......................................................... 25
2.3.9. Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2020) ........................................................ 25
2.3.10. Nghiên cứu của Nguyen.N.D.P và cộng sự (2020) ..................................... 26
2.3.11. Tóm tắt các nghiên cứu trước. .................................................................... 28
2.4. CÁC KHÁI NIỆM TRONG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 32
2.4.1. Chất lượng dịch vụ (Service Quanlity) ......................................................... 32
2.4.2. Ảnh hưởng xã hội (Social Influence) ............................................................ 33
2.4.3. Tính hữu ích cảm nhận (Perceived usefulness) ............................................ 33

2.4.4. Tính dễ dùng cảm nhận (Perceived Ease of use) .......................................... 33
2.4.5. Rủi ro cảm nhận (Perceived Risk) ................................................................ 33
2.4.6. Văn hoá (Culture) .......................................................................................... 34
2.4.7. Sự ủng hộ của chính phủ (Goverment Support) ........................................... 34
2.6.CÁC GIẢ THUYẾT ......................................................................................... 35
2.6.1. Chất lượng dịch vụ và chấp nhận thanh tốn điện tử .................................... 35
2.6.2. Tính hữu ích cảm nhận và chấp nhận thanh toán điện tử ............................. 36
2.6.3. Tính dễ dùng cảm nhận và chấp nhận thanh toán điện tử ............................. 36
2.6.4. Ảnh hưởng xã hội và chấp nhận thanh toán điện tử ..................................... 37
2.6.5. Rủi ro cảm nhận và chấp nhận thanh toán điện tử ........................................ 37


2.6.6. Sự hỗ trợ của chính phủ và chấp nhận thanh toán điện tử ............................ 38
2.6.7. Văn hoá và chấp nhận thanh toán điện tử ..................................................... 38
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..............................................................40
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 40
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................... 41
3.1.2. Nghiên cứu chính thức .................................................................................. 41
3.2. THIẾT KẾ THANG ĐO VÀ PHIẾU KHẢO SÁT ......................................... 41
3.2.1. Thiết kế thang đo ........................................................................................... 41
3.2.2. Thiết kế phiếu khảo sát ................................................................................. 49
3.3. THIẾT KẾ MẪU.............................................................................................. 49
3.4. KỸ THUẬT XỬ LÝ DỮ LIỆU ....................................................................... 50
3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 52
CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................53
4.1 Kết quả khảo sát ............................................................................................... 53
4.2 Thống kê mô tả ................................................................................................. 54
4.2.1 Thống kê mô tả biến định danh ...................................................................... 54
4.2.2 Thống kê mô tả biến quan sát ......................................................................... 56
4.3 Kiểm định thang đo .......................................................................................... 61

4.3.1 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................... 61
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ................... 69
4.5 Phân tích tương quan . ..................................................................................... 72
4.6 Phân tích hồi qui tuyến tính ( phân tích hồi qui bội )....................................... 73
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 76
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................77
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 77
5.2 Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu .............................................................. 80
5.2.1 Chú ý Rủi ro nhận thức .................................................................................. 80
5.2.2 Tận dụng sự ảnh hưởng xã hội ....................................................................... 80
5.2.3 Chú trọng Sự hỗ trợ của chính phủ Tính hữu ích cảm nhận .......................... 80
5.2.4 Tuyên truyền phổ biến Tính hữu ích cảm nhận ............................................. 81


5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................83
PHỤ LỤC ................................................................................................................88


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
MOS

Analysis of Moment Structures

ANOVA

Analysis of Variance

Cronbach’s Alpha


Hệ số Cronbach’s alpha

EFA

Explaratory Factor Analysis

KMO

Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin

R

Tham số ước lượng tương quan

Sig.

Mức ý nghĩa quan sát

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm
thống kê cho nghiên cứu khoa học xã hội

VIF

Variance Inflation Factor - Hệ số phóng đại phương sai

NHNNVN


Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

TMĐT

Thương Mại Điện Tử

TTĐT

Thanh Toán Điện Tử


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 So sánh chỉ số PCI năm 2019-2020 tại Tỉnh An Giang. ............................3
Bảng 1. 2 Lượng thực hiện giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Tỉnh An Giang. 3
Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc chấp nhận
thanh toán điện tử. .....................................................................................................28
Bảng 3. 1 Kết quả hiệu chỉnh thang đo sau nghiên cứu định tính ...........................42
Bảng 4. 1 Thống kê phiếu khảo sát ..........................................................................53
Bảng 4. 2 Tổng hợp thông tin mẫu thống kê mô tả..................................................54
Bảng 4. 3 Thống kê mô tả biến quan sát ..................................................................57
Bảng 4. 4 Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ..............................62
Bảng 4. 5 Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ 4 (Xem phụ lục) .......................70
Bảng 4. 6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá sau khi xoay (Xem phụ lục ) ..........71
Bảng 4. 7 Phân tích tương quan ………………………………………..…………70
Bảng 4. 8 Tổng hợp các nhân tố sau phân tích EFA và kí hiệu mã hố nhân tố đại
diện. ...........................................................................................................................73


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2. 1 Qui trình thanh tốn điện tử .....................................................................10
Hình 2. 2 Mơ hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) .............................................12
Hình 2. 3 Mơ hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR) ...................................................13
Hình 2. 4 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM).....................................................14
Hình 2. 5 Thuyết thống nhất về sự chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (UTAUT) ....15
Hình 2. 6 Mơ hình thành công trong hệ thống thông tin của Delone và Mclean
(D&M IS Success Model) .........................................................................................18
Hình 2. 7 Mơ hình Tác động của các nhân tố đến việc tiếp tục sử dụng hệ thống của
khách hàng để thanh toán điện tử tại Nigeria. ...........................................................19
Hình 2. 8 Mơ hình Dự đốn ý định sử dụng liên tục hệ thống thanh toán điện tử của
người dùng trên nền tảng mở rộng mơ hình chấp nhận cơng nghệ. ..........................20
Hình 2. 9 Mơ hình Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán
điện tử của người tiêu dùng ở Indonesia. ..................................................................21
Hình 2. 10 Mơ hình Sự tác động của sự hưởng thụ và sự ảnh hưởng xã hội đến việc
dự đốn việc áp dụng thanh tốn dị động .................................................................22
Hình 2. 11 Mơ hình Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán kỹ thuật
số (thanh toán điện tử) của người dùng.....................................................................23
Hình 2. 12 Mơ hình Vai trị của rủi ro cảm nhận và sự tin tưởng vào thanh tốn
điện tử. .......................................................................................................................23
Hình 2. 13 Mơ hình Sự ảnh hưởng của chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và
chất lượng dịch vụ lên sự chấp nhận sử dụng, sự hài lịng của người dùng và tác
động của nó lên lợi ích rịng. .....................................................................................24
Hình 2. 14 Mơ hình Sự tác động của các nhân tố lên ý định sử dụng ví điện tử của
người dân tại Indonesia và Malaysia trong thời điểm Covid-19. ............................25
Hình 2. 15 Mơ hình Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thanh toán điện tử tại
Kuala Lumpur. ..........................................................................................................26
Hình 2. 16 Mơ hình Kiểm tra ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử tại Việt Nam. ......27



Hình 2. 17 Mơ hình đề xuất các nhân tố tác động đến việc chấp nhận thanh toán
điện tử : trường hợp nghiên cứu tại TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang .......................35

Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................40
Hình 4. 1 Nhu cầu sử dụng thanh toán điện tử từ khảo sát 202 người.....................56


viii
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ĐỊNH TÍNH ............................................... 88
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN (PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
TAY ĐÔI) ............................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM GIA PHỎNG VẤN TAY ĐÔI . 97
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT .......................................................................... 98
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ LỆCH CHUẨN ............................... 104
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA ........................ 106
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ............... 110
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI TUYẾN TÍNH BỘI................ 123


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã giúp
cho các hoạt động trong cuộc sống của con người trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Chúng
ta dễ dàng dùng đến 2 từ “điện tử” ở bất kì phương diện nào bao gồm mua sắm điện tử,
hội nghị điện tử, thương mại điện tử, tiền điện tử, báo chí điện tử, sách điện tử, học tập
điện tử, thư viện điện tử. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã nổ lực đẩy mạnh giao dịch
thanh toán để việc thanh toán mua sắm của người tiêu dùng trở nên nhanh chóng và tiện

lợi hơn, đáp ứng được những mong đợi của khách hàng thơng qua thanh tốn điện tử.
Khách hàng có thể sử dụng phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt để thanh toán
các hoá đơn điện nước, chuyển tiền, thanh tốn cho các giao dịch tài chính tại bất kì lúc
nào trong ngày và bất kì nơi nào.
Việt Nam cũng đã có những bước phát triển sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới đất
nước. Đặc biệt trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng đạt mục tiêu kép
“vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế“. Kinh tế Việt Nam đã đạt kết quả
tốt với việc duy trì tăng trưởng GDP đạt 2,91% giúp Việt Nam đạt vị trí thứ 3 Châu Á.
Trong đó phải kể đến các hoạt động Thương mại điện tử (TMĐT) của các doanh nghiệp
đã đóng góp khơng nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế. TMĐT Việt Nam tăng trưởng mạnh
trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD chiếm 5,5% tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước và trở thành nước duy nhất
tại Đơng Nam Á có mức tăng trưởng TMĐT với 2 con số (Bộ Công Thương, Cục Thương
mại và kinh tế số, 2021) và dần hoàn thành mục tiêu mà Chính Phủ đã đề ra: từ năm
2016-2020: “Việt Nam hướng đến một xã hội không tiền mặt” và giai đoạn 2021-2025
tiếp tục đẩy mạnh hạ tầng cơng nghệ phục vụ hoạt động thanh tốn, áp dụng cơng nghệ
mới, phương thức thanh tốn hiện đại tại nơng thơn, vùng sâu, vùng xa gắn với thúc đẩy
thanh tốn điện tử. (Báo Chính Phủ, 2021).


2

Trong thời gian qua, Tỉnh An Giang cũng đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong ứng dụng khoa học công
nghệ và thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, giao dịch thương mại, cơ sở hạ tầng
phục vụ hoạt động thương mại điện tử - thanh toán điện tử ngày càng được tăng cường
và nâng cao chất lượng. UBND Tỉnh An Giang đã ban hành văn bản đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin như: Quyết định số 618/QĐ-UBND ngày 22-3-2019 về Đề án “An
Giang điện tử” giai đoạn 2019-2025, tồn tỉnh đã có 4.377 trạm thu phát sóng thơng tin
di động, phủ sóng 3G, 4G ở 100% địa bàn dân cư, quang hóa 100% khóm ấp và hướng

đến hộ gia đình; Internet phủ khắp địa bàn dân cư, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của
người dân, 65% người sử dụng thuê bao Internet, 66,41% người dân sử dụng điện thoại
thông minh. (Cổng thông tin điện tử Tỉnh An Giang). Tính đến hết năm 2020, trên địa
bàn tỉnh có 61 đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán, trang bị 243 máy rút tiền tự động,
100% siêu thị, trung tâm mua sắm có lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán cho phép
người tiêu dùng thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi mua hàng.
Hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn đang cịn diễn biến phức tạp ảnh hưởng
đến nền kinh tế, và để tiếp tục chính sách hỗ trợ trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn,
Ngân hàng nhà nước xây dựng dự thảo Thơng tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số
26/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 ban hành Biểu phí dịch vụ thanh tốn, giảm 50%
phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH).
Điều này giúp cho Tỉnh An Giang vươn lên vị trí thứ 31/55 tỉnh vào năm 2020, tăng 2
hạng so với năm 2019 ( Theo Hiệp Hội Thương Mại điện tử Việt Nam, 2020, trang 66).
UBND tỉnh An Giang đã có cơng văn triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP
ngày 01/01/2020 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanhvà tiếp tục thực hiện
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp
và định hướng đến năm 2021 đạt nhóm xếp loại “Tốt”, đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng
tiền mặt, tập trung vào tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện các giải
pháp hữu hiệu nhằm phấn đấu đạt mục tiêu 100% trường học, bệnh viện, công ty bán lẻ


3

điện, cơng ty cấp thốt nước, cơng ty vệ sinh mơi trường, cơng ty viễn thơng, bưu chính
trên địa bàn đô thị phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh tốn khơng dùng
tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh tốn trên thiết bị di động, thiết bị chấp nhận thẻ, phối
hợp Bảo hiểm xã hội chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và các chương trình an
sinh xã hội thông qua ngân hàng.
Bảng 1. 1 So sánh chỉ số PCI năm 2019-2020 tại Tỉnh An Giang.


(Nguồn pcivietnam.vn)
Theo Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh An Giang: trong năm 2020 thực hiện thanh
toán điện tử liên ngân hàng với tổng doanh số phát sinh :
Bảng 1. 2 Lượng thực hiện giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Tỉnh An Giang.
Loại hình giao dịch thanh tốn Chuyển tiền đi (tỷ đồng)
Internet Banking
Ví điện tử
SWIF, tổ chức tín dụng

Chuyển tiền đến (tỷ đồng)

10.246

3.346

47

76

1.714

4.666

(Nguồn Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh An Giang)
Ngày nay, việc chấp nhận thanh toán điện tử tại các tỉnh, thành lớn ở Việt Nam
đang dần trở nên phổ biến hơn. Người tiêu dùng đã cảm nhận được tính hữu ích của việc
thanh toán điện tử mang lại. Người tiêu dùng khơng cần di chuyển xa, khơng chờ đợi
thanh tốn mất thời gian vẫn có thể thanh tốn tiền mua hàng ở bất cứ nơi đâu. Bên cạnh
đó, các tỉnh thành lớn tại Việt Nam với trình độ văn hóa của người tiêu dùng ngày càng



4

được nâng cao, khoa học công nghệ hiện đại nên người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận với
công nghệ thanh tốn hiện đại, cùng với trình độ văn hóa cao nên dễ dàng hiểu và sử
dụng cơng nghệ thanh tốn. Chính vì vậy, người dân hiểu được các rủi ro sẽ gặp phải
trong q trình thanh tốn điện tử để chú ý hơn khi sử dụng nhưng vẫn chấp nhận và tin
dùng hình thức thanh tốn điện tử vì sự tiện lợi nó mang lại cho cuộc sống. Xuất phát từ
việc đẩy mạnh phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng (thanh toán qua di
động, thanh toán qua internet) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
tại Tp Long Xuyên, Tỉnh An Giang, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng
và tìm hiểu các nhân tố như chất lượng dịch vụ, sự ảnh hưởng của xã hội, tính dễ dùng
cảm nhận, tính hữu ích cảm nhận, văn hoá, rủi ro cảm nhận và sự ủng hộ của chính phủ
đã tác động như thế nào đến việc chấp nhận sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu
dùng tại Tp. Long Xuyên, tỉnh An giang khi. Chính vì lý do trên mà tác giả lựa chọn tên
đề tài “Các nhân tố tác động đến việc chấp nhận thanh toán điện tử : trường hợp nghiên
cứu tại Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang” để làm luận văn thạc sĩ của mình nhằm khảo
sát việc chấp nhận thanh toán điện tử của người tiêu dùng tại Tp. Long Xuyên, Tỉnh An
Giang. Từ đó làm cơ sở để các công ty sản xuất kinh doanh, công ty dịch vụ công nghệ,
ngân hàng liên quan tham khảo và đưa ra giải pháp điều hành, kinh doanh hoàn thiện
hơn nhằm kịp thời nắm bắt được ý định của người tiêu dùng, giúp thúc đẩy năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như góp phần đưa nền kinh tế Tỉnh An Giang vươn
lên, tiến gần hơn với định hướng xã hội khơng tiền mặt mà Chính Phủ đã đề ra.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là nghiên cứu về việc chấp nhận thanh toán điện tử
của người tiêu dùng, xác định và đo lường các nhân tố chất lượng dịch vụ, sự ảnh hưởng
của xã hội, tính dễ dùng cảm nhận, tính hữu ích cảm nhận, văn hoá, rủi ro cảm nhận và
sự ủng hộ của chính phủ tác động như thế nào đến việc chấp nhận thanh toán điện tử của
người tiêu dùng trên địa bàn Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Để đạt được mục tiêu

tổng quát trên, đề tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:


5

- Xác định các nhân tố chất lượng dịch vụ, sự ảnh hưởng của xã hội, tính dễ dùng
cảm nhận, tính hữu ích cảm nhận, văn hố, rủi ro cảm nhận và sự ủng hộ của chính phủ
tác động đến việc chấp nhận thanh toán điện tử của người tiêu dùng tại Tp. Long Xuyên,
Tỉnh An Giang.
- Đo lường tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ, sự ảnh hưởng của xã hội,
tính dễ dùng cảm nhận, tính hữu ích cảm nhận, văn hố, rủi ro cảm nhận và sự ủng hộ
của chính phủ đến việc chấp nhận thanh toán điện tử của người tiêu dùng tại Tp. Long
Xuyên, Tỉnh An Giang
- Từ kết quả phân tích được, đưa ra hàm ý quản trị nhằm giúp ban lãnh đạo các
doanh nghiệp thương mại điện tử tham khảo để có chiến lược điều hành kinh doanh hồn
thiện.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Từ những mục tiêu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho đề tài là:
- Những nhân tố nào tác động đến việc chấp nhận thanh toán điện tử của người tiêu
dùng tại Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang?
- Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc chấp nhận thanh toán điện tử của
người dân tại Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang?
- Những hàm ý quản trị nhằm giúp ban lãnh đạo các công ty sản xuất kinh doanh,
công ty dịch vụ công nghệ, ngân hàng liên quan tham khảo để có chiến lược điều hành,
giải pháp kinh doanh hoàn thiện hơn.
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Đối tượng nghiên cứu: việc chấp nhận thanh toán điện tử của người dân tại Tp.
Long Xuyên, Tỉnh An Giang bị tác động bởi các nhân tố nào sau đây: chất lượng dịch
vụ, sự ảnh hưởng của xã hội, tính dễ dùng cảm nhận, tính hữu ích cảm nhận, văn hố,
rủi ro cảm nhận và sự ủng hộ của chính phủ



6

Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng có độ tuổi từ 20 tuổi trở lên, đã và đang sử
dụng thiết bị có kết nối internet hoặc có sở hữu tài khoản ngân hàng, có ý định sử dụng
hình thức thanh toán điện tử trên địa bàn Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Phạm vi không gian nghiên cứu: tại Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Phạm vi thời gian khảo sát: từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính: dùng phương pháp thảo luận tay đơi với các đối tượng
cần khảo sát tại Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Các thông tin thu thập được từ nghiên
cứu định tính sẽ được ghi chép lại làm cơ sở khám phá, hiệu chỉnh, bổ sung các biến
quan sát, hoàn chỉnh hơn thang đo.
Nghiên cứu định lượng: Mẫu sẽ được thu thập thông tin thông qua phương pháp
lấy mẫu thuận tiện đến đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi. Sau khi thu thập đủ số
lượng mẫu yêu cầu, thông tin dữ liệu này sẽ được xử lý thông qua phần mềm SPSS
nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa thực tiễn: tác giả hy vọng đề tài có thể đem lại những ý nghĩa về thực tiễn
cho các giúp ban lãnh đạo của các công ty sản xuất kinh doanh, công ty dịch vụ cơng
nghệ TMĐT, ngân hàng liên quan tham khảo để có chiến lược điều hành, giải pháp kinh
doanh hoàn thiện phù hợp hơn để phát triển hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,
marketing, các sinh viên đang học về lĩnh vực kinh tế, thương mại điện tử.
Ý nghĩa khoa học: tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung vào
cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến việc chấp nhận thanh toán điện tử của người
tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng tại khu vực đồng bằng sông cửu long. Nghiên cứu này



×