Thực trạng tổ chức quản lý lao động hiện nay ở Công ty
TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC
I. Đặc điểm lao động và cơ cấu lao động ở Công ty TNHH Du lịch và
thương mại Bảo Trung ODC.
Giới thiệu chung:
Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC
Số 63 - Đường Trúc Bạch – Hà Nội
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Từ khi hình thành và phát triển đến nay Công ty đã có những thành tựu
lớn trong doanh thu hàng năm, đóng góp lớn cho ngành Du lịch, thương mại.
Mới thành lập công ty chỉ có khoảng 30 cán bộ công nhân viên, tài sản và vốn
hơn 2 tỷ đồng, thiết bị máy móc, cơ sở vật chất lạc hậu và thiếu đồng bộ, đến
nay công ty đã mạnh dạn mở rộng đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất
khá hiện đại.
Hiện nay, công ty đã đảm bảo cho 223 cán bộ công nhân viên có đủ việc làm
thường xuyên.Vốn hiện có khoảng hơn : 40 tỷ, trong đó :
• Vốn cố định khoảng: 23 tỷ
• Vốn lưu động khoảng: 17 tỷ
Đã và đang đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo, nâng cấp và
xây dựng mới các Trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, văn
phòng cho thuê để đưa vào kinh doanh cùng với hoạt động thương mại.
a.Chức năng, nhiệm vụ của công ty
* Chức năng: Là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh Du lịch và thương mại, Công ty có những chức năng hoạt động
chính sau:
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới và các dịch vụ giải trí khác.
- Kinh doanh du lịch lữ hành trong nước và quốc tế, dịch vụ hàng không, đại
lý vé máy bay.
- Cung cấp dịch vụ làm Visa.
* Nhiệm vụ: Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC có các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động mà trong đó chủ yếu
là hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch nhằm mục tiêu lợi nhuận
tối đa cho công ty, qua đó để:
+ Bù đắp chi phí trong kinh doanh và có lãi
+ Hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước theo luật định
- Tổ chức công tác hạch toán tài chính kế toán theo đúng qui dịnh của
pháp luật.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong
công ty.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
công nhân viên để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành du lịch và của quá trình
hội nhập quốc tế.
Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ là giữ vững thương hiệu trên thương
trường, tuy nhiên trong các giai đoạn tiếp theo Công ty cần thực hiện tốt các
mục tiêu sau:
+ Khai thác các nguồn du lịch, mở rộng thị phần và liên kết với các công ty du
lịch nước ngoài để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
+ Quan hệ và phối hợp tốt với các công ty du lịch trong nước làm đa dạng sản
phẩm dịch vụ tạo cho khách hàng những sản phẩm du lịch độc đáo nhất.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Những năm đầu mới thành lập, song song với quá trình làm tốt công tác sản xuất
kinh doanh, Công ty còn từng bước hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban, được
lập theo mô hình :
* Ban lãnh đạo Công ty
gồm có: 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc
- Ban giám đốc:Gồm giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý Công ty, có
nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm về tình hình quản
lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám
đốc chỉ huy mọi hoạt động qua việc phân quyền cho phó giám đốc, các trưởng
phòng ban trực thuộc và các đơn vị thành viên. Phó giám đốc giúp giám đốc
điều hành và quản lý từng phần việc cụ thể, thay mặt giám đốc trực tiếp đôn đốc
và chỉ đạo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Phòng ban thực hiện chức năng quản lý gồm các phòng:
- Phòng thị trường: Xây dựng những kế hoạch phát triển kinh doanh, hoạch
định chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn.Chiến lược marketing cho
công ty, tìm kiếm nguồn hàng, cơ hội kinh doanh hợp tác, đầu tư.
- Phòng tổ chức hành chính: Giải quyết vấn đề về nhân sự, tuyển dụng, sắp
xếp lao động và tổ chức chế độ làm việc trong công ty.
Thực hiện đầy đủ các chính sách và chế độ với người lao động. Căn cứ vào
chế độ lao động thực hiện việc chi trả lương cho từng cán bộ công nhân viên
trong công ty.
Tiếp đón khách đến công ty liên hệ công tác, lưu giữ công văn tài liệu, bảo
mật, quản lý trang thiết bị cơ sở vật chất của công ty.
- Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính và hạch
toán kế toán trong công ty. Quản lý tình hình thu chi của công ty, đảm bảo tốt
về nguồn tài chính cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và
có điều kiện phát triển.
Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng tài sản cố định và tham gia đề xuất
với Ban giám đốc các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh trong quyền hạn và trách nhiệm của mình, đồng thời hàng
tháng lập báo cáo trình lên công ty.
- Phòng kỹ thuật: Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống điện,
nước và các trang thiết bị khác trong công ty, thay mới khi có những sự cố trục
trặc hay hỏng hóc gây ra.
* Các đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh gồm có:
- Khách sạn: Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê và
các dịch vụ vui chơi giải trí khác. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, cho thuê
xe du lịch...
- Trung tâm du lịch: Tổ chức các Tour du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, tư
vấn thủ tục xuất nhập cảnh như làm visa chuyển car...
- Nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực du lịch từ đó
báo cáo Ban giám đốc lựa chọn hình thức dịch vụ để kinh doanh có hiệu quả
nhất.
- Đại lý vé máy bay: Cung cấp vé máy bay các tuyến nội địa và quốc tế.
- Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ ngiên cứu tham mưu đề xuất phương án
kinh doanh với Ban giám đốc. Thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
và kinh doanh hàng tiêu dùng, đồng thời đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh
doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
Nghiên cứu tìm hiểu các xu thế mới của thị trường trong nước và ngoài nước,
cung cấp các thông tin về giá cả, nguồn hàng để báo cáo Ban giám đốc lựa chọn
phương án kinh doanh thích hợp.
Nhìn chung, các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc để
đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, góp ý kiến đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả công việc. Việc tổ chức bộ máy thống nhất từ trên xuống
dưới đã thúc đẩy khả năng chuyên môn hoá và mối quan hệ hợp tác giữa các
bộ phận. Đây là một trong những yếu tố quyết định góp phần tạo nên thành
công của công ty.
* Ưu điểm của mô hình tổ chức bộ máy:
Ban giám đốc
P.Kinh doanh P.Kế toán P.Kỹ thuật P. Tổ chức P.Kế hoạch P.Thị trường
Từng nhân viên được chuyên môn hoá nghiệp vụ theo từng phòng nhất định.
Từ đó cho phép họ tích luỹ được những kinh nghiệm, phát huy năng lực sở
trường để thực hiện công việc có hiệu quả nhất. Các trang thiết bị máy móc
chuyên dùng được sử dụng hết công suất, đảm bảo tiết kiệm trong mua sắm sử
dụng thiết bị và bố trí nguồn lao động hợp lí.
Ban giám đốc trực tiếp thu nhận thông tin từ các phòng ban, các đơn vị để
kịp thời xử lý. Vì vậy nhiệm vụ của ban giám đốc là hết sức nặng nề đòi hỏi
phải có tính bao quát, tính phối hợp rất cao giữa các bộ phận kể cả ngay trong
ban lãnh đạo.
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý Công ty.
c. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo Trung ODC kinh doanh trong các
lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn và văn phòng cho thuê, kinh doanh xuất nhập
khẩu, đại lý bán vé máy bay, cung cấp các dich vụ visa, ngoài ra Công ty còn có
thêm các hoạt động bổ trợ như : cho thuê phục vụ hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, vũ
trường, cho thuê xe du lịch...
Với cơ sở vật chất tương đối hiện đại và đồng bộ, cùng đội ngũ cán bộ công
nhân viên có trình độ lành nghề, Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bảo
Trung ODC từng bước có chỗ đứng trên thi trường và gây được lòng tin, chữ tín
với khách hàng. Do kinh doanh mang tính đặc thù nên giờ giấc làm việc phục
vụ 24/24 giờ do đó việc phân ca và sắp xếp lao động luôn đảm bảo hợp lý để có
thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra nhu cầu của khách
hàng luôn khác nhau nên đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ phải đa dạng và phù hợp
với thị hiếu của khách hàng.Vì vậy công ty luôn phục vụ khách hàng với phương
châm “ Văn minh, lịch sự, chu đáo, tận tâm”.
* Về khách hàng: Với những ngành nghề kinh doanh của Công ty như đã nêu
trên thì khách hàng của Công ty là: Khách hàng trong nước và Quốc tế.
Đối với khách nội địa đến với Công ty thường là những tổ chức và cá nhân có
nhu cầu về dịch vụ du lịch như thuê xe ô tô, đi du lịch trọn gói, mua vé máy
bay, nghỉ lưu trú, ăn uống và đặt hội nghị, tiệc cưới...
Đối với khách Quốc tế là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu về dịch vụ du
lịch như: Thăm quan di tích lịch sử kết hợp du lịch tại Việt nam hoặc những đối
tác nước ngoài vào Việt nam để hợp tác làm ăn với Công ty hoặc có nhu cầu
nghỉ lại đều được công ty phục vụ hết sức chu đáo.
* Thị trường: Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng
với cơ chế kinh doanh mới nhằm mở rộng thị trường. Căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ của Công ty là kinh doanh phải có được lợi nhuận. Để đạt được các
mục tiêu chiến lược trong kinh doanh, Công ty phải xây dựng kế hoạch tài chính
cụ thể trên từng chỉ tiêu ứng với kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn.
Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và thực hiện mục tiêu phương hướng phát
triển dài hạn và hàng năm theo chỉ tiêu của ban giám đốc đề ra.
Ngoài ra căn cứ vào nhu cầu thị trường doanh nghiệp được quyền mở rộng
kinh doanh, dịch vụ...tự cân đối theo những qui định của pháp luật.
* Đối thủ cạnh tranh: Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sự xuất nhiều thành
phần kinh tế được nhà nước tạo diều kiện phát triển công bằng, khách quan
công ty có nhiều điều kiện phát triển nhanh chóng. Công ty năng động xử mọi
tình huống ,sử dụng hợp lí nguồn vốn đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh
doanh. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty là công ty liên doanh đầu tư vốn
nước ngoài và trong nước cùng ngành nghề. Khách quan đánh giá thì đối thủ
cạnh tranh còn mạnh hơn Công ty về một số mặt như: Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ,
trình độ chuyên môn, quản lý tốt hơn, chính sách thuế đăc biệt các công ty có
nguồn vốn nước ngoài với trình độ quản lí nước ngoài...
1.1 Những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
* Yếu tố vật chất: Là một doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Du lịch và
thương mại Bảo Trung ODC đã có những chính sách đầu tư thích hợp và hợp lý
về cơ sở vật chất cũng như các máy móc thiết bị phù hợp để đáp ứng cho nhu
cầu hoạt động sản xuất của mình.
* Vốn kinh doanh:
Tổng số vốn hơn : 40 tỷ
Vốn cố định khoảng: 23 tỷ
Vốn lưu động khoảng: 17 tỷ
Với chức năng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty đã nêu trên thì cơ cấu vốn
như vậy nói chung là hợp lý đáp ứng được nhu cầu vốn cho kinh doanh và đầu
tư nhanh chóng.
* Lao động: Bên cạnh sự đầu tư cơ sở vật chất,ban lãnh đạo Công ty đã có
những chính sách đầu tư quan tâm đến người lao động vì ban lãnh đạo Công ty
ý thức được rằng con người là yếu tố quyết định sự thành bại của Công ty đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy ban lãnh đạo Công ty luôn chú ý đến việc
sử dụng con người phát triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh
và nề nếp tổ chức của Công ty thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Tổng số lao động là : 223 người
Trong đó:
+ Lao động gián tiếp : 30 người chiếm 17%
+ Lao động trực tiếp : 193 người chiếm 73%
+ Lao động có trình độ Đại học : 80 người chiếm 32%
+ Lao động có trình độ Trung cấp: 35 người chiếm 19,5%
+ Lao động TNTH: : 108 người chiếm 48,5%
Người lao động trong Công ty được phân công lao động có chuyên môn
nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao. Hàng năm Công ty có kế hoạch đào
tạo lại và nâng cao nghiệp vụ cho người lao động như cử cán bộ đi học các lớp
chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận, học thêm các lớp
nghiệp vụ phục vụ khách sạn, du lịch nhằm nâng cao kỹ năng phục vụ đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và theo kịp với xu thế của thế giới.
* Yếu tố công nghệ cơ sở vật chất kỹ thuật
Để đáp ứng kinh doanh có hiệu quả cao ngoài yếu tố con người, vốn thì công
nghệ cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Công ty đã
cải tạo nâng cấp toàn bộ trang thiết bị hiện đại lắp đặt cho tổng số 50 phòng
khách sạn, ngoài ra còn trang bị cho hệ thống các phòng ban thuộc khối văn
phòng hệ thống máy tính nối mạng Internet, máy photo, máy in để có thể thuận lợi
cho công việc và cập nhật thông tin cần thiết đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh
doanh thời kỳ CNH, HĐH.
Ngoài ra công ty đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại tăng cường cho
hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế lại phát sinh vấn đề là làm
tăng chi phí tài sản cố định, dẫn đến khấu hao TSCĐ được lâu hơn.
1.2Khái quát tổng quan kết quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động
sản xuất kinh doanh trong một công ty. Nó mô tả được mối tương quan giữa lợi
ích kinh tế mà công ty đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty từ 2005 - 2007
ĐVT: triệu đồng
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy doanh thu của Công ty
tăng lên qua hàng năm, sự tăng lên này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công
ty, nó góp phần giúp Công ty thực hiện tốt chức năng kinh doanh, góp phần
thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
* Nguồn vốn và cơ cấu vốn.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh
2006 2005
So sánh
2007 2006
( +, - ) % ( +, - ) %
Tổng nguồn vốn
1.Nguồn vốn chủ sở
hữu
2.Nguồn vốn phải trả
- Nợ phải trả
3.Tỷ lệ nguồn vốn chủ
sở hữu/ nguồn vốn phải
trả.
18.173,8
9857,74
8.318,06
`
8.318,06
118,58
40.056
23.748,2
3
18.306,7
7
18.806,7
7
118,82
42.127,20
23.053,27
19.065,93
19.065,93
122,93
21.874,
2
12.483,
5
9.984,7
1
9.984,7
1
-
220,80
220,87
220,13
220,13
-
2068,20
1.307,0
4
723,16
723,16
-
105,16
106
144,16
144,16
-
Từ bảng vốn và cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy có một số điểm sau:
Nhìn chung tổng nguồn vốn tăng qua các năm trong đó nguồn vốn chủ sở hữu
tăng nhanh hơn nguồn vốn phải trả, sự tăng lên này là rất tốt, nó là một điều
kiện giúp cho khả năng thanh toán của Công ty được chủ động hơn. Bên cạnh
đó có cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả có tỷ lệ khá hợp lý.
2.Thực trạng việc quản lý, sắp xếp và sử dụng lao động tại Công ty
Là một Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty phải xem xét tình hình cụ thể của
từng phòng, ban để bố trí lao động một cách hợp lý. Ở mỗi đơn vị kinh doanh,
người quản lý cao nhất vừa chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về tình hình
kinh doanh lại vừa có trách nhiệm quản lý số lao động tại đơn vị mình.
2.1.Phân công sắp xếp lao động trong Công ty
Theo như bảng cơ cấu lao động đó nêu trên, tổng số lao động toàn Công ty
là 223 người, trong đó số lao động có tuổi đời trẻ chiếm khá đông trong Công
ty, khoảng trên 70% số lao động.Về trình độ học vấn của lao động trong Công
ty tương đối cao.
Bảng 4: Bảng phân bố lao động tại các phòng ban trong công ty
Các
chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh
2006 2005
So sánh
2007 2006
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1. Doanh thu 73.231.20 80.270 104.133,19 8.038,8 110,68 16.863,19 120,25
2. Giávốn hàng
bán
68.212,70 74.518,8 92.178,97 6.306,1 109,11 16.660,17 122,06
3. Lợi nhuận gộp 5.018,50 5.751,2 9.954,22 1.732,7 128,79 203,02 102,62
4. Chi phí bán
hàng
4.317,17 4.924,5 7.566,25 607,73 114,06 641,75 113,03
5. Chi phí quản lý 1.654,71 2.779,55 2.339,76 2.339,76 167,98 439,79 84,18
6. Lãi 46,62 47,15 48,21 48,21 101,14 1,06 102,25