Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CHUYÊN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỀ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.87 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỀ KINH TẾ
ĐỀ TÀI: BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỀ KINH TẾ VỚI PHỤ NỮ
LỜI MỞ ĐẦU
Gần đây, nhiều cuộc bạo hành gia đình xảy ra liên tục, hậu quả ngày
càng trở nên nghiêm trọng đã gây không ít bức xúc đối với dư luận xã hội.
Những phụ nữ tay yếu chân mềm luôn bị chồng hành hạ, làm nhục đã không
biết cách để bảo vệ bản thân mình. Nguyên nhân chủ yếu của việc xảy ra bạo
lực gia đình là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như có sự hạn chế về
trình độ văn hóa.
Nhận thức không đầy đủ về bạo lực gia đình và bình đẳng giới khiến
việc tiếp cận với các đối tượng gây và bị bạo hành trong gia đình trở nên khó
khăn.
Không khó tìm ra nguyên nhân của các hành vi bạo lực gia đình:
nghèo khổ, dân trí thấp, thất bại ở ngoài gia đình, nghiện rượu, ngoại tình,
….Nhưng tựu chung, các nhà nghiên cứu xã hội học đều chỉ ra nguyên nhân
sâu xa là tiềm thức trọng nam khinh nữ. Thái độ im lặng của cộng đồng
trước các hành vi bạo lực gia đình cũng vô tình trở thành sự cho phép ngầm
đối với các hành vi đó.
Trên thực tế, các hành vi bạo lực bằng chân tay mới chỉ là phần nổi
của tảng băng. Trong nhận thức nói chung của xã hội, các hành vi lạm
dụng/cưỡng bức tình dục, lăng mạ, xỉ nhục, ngoại tình, kiểm soát chi tiêu, …
chưa được coi là các hình thức bạo lực gia đình nên chưa được nhiều người
biết đến.
Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi xin đề cập đến “
Bạo lực kinh tế trong gia đình đối với phụ nữ, thực trạng và giải pháp”
Hiện nay vẫn chưa có con số thông kê cụ thể về nạn nhân của bạo lực
kinh tế và những kiến thức, hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên đề tài còn
nhiều thiếu xót. rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các
bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Phạm Thị Như Hoa
ĐỀ TÀI: BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỀ KINH TẾ VỚI PHỤ NỮ
PHẦN I: BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỀ KINH TẾ VỚI PHỤ NỮ
1. Các khái niệm liên quan.
1.1. Khái niệm bạo lực gia đình của Liên Hiệp Quốc
Tháng 12/1993 đại hội đồng liên hiệp quốc đưa ra định nghĩa về bạo
lực gia đình như sau: “ bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào
dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hoặc
tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành
động như vậy. sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do dù nó
xảy ra nơi cộng đồng hay trong cuộc sống riêng tư”.
1.2.Khái niệm bạo lực gia đình ở Vịêt Nam
Ở Việt Nam, ngày 21/11/2007 trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XII
đã thông qua bản dự thảo luật phòng chống bạo lực gia đình như sau: “ Bạo
lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành
viên khác trong gia đình.
1.3. Các loại bạo lực gia đình.
Có rất nhiều loại hình và hình thức bạo lực khác nhau trong gia đình.
Nhưng chủ yếu xảy ra các loại hình bạo lực sau:
- Bạo lực về thể chất.
- Bạo lực về kinh tế
- Bạo lực về tinh thần
- Bạo lực về tình dục
2. Bạo lực gia đình về kinh tế
2.1. Khái niệm bạo lực gia đình về kinh tế
Bạo lực gia đình về kinh tế là những hành vi mà vợ/chồng hoàn toàn
kiểm soát về tài chính, không cho người kia chi tiêu theo các nhu cầu thiết
yếu của gia đình và cá nhân… hoặc chỉ đưa cho người kia một khoản tiền rất
nhỏ đẻ đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của đời sống gia đình, không cho giữ

tiền, bắt phải hỏi xin và chứng minh mọi mua sắm chi tiêu lớn nhỏ, tìm cách
không cho người kia không có việc làm để phụ thuộc vào mình.
2.2. Các hành vi bạo lực gia đình về kinh tế
Theo chương I, điều 2, khoản g và h Luật phòng, chống bạo lực gia
đình, bạo lực gia đình về kinh tế bao gồm các hành vi sau:
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ;
- Kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính.
3. Thực trạng của bạo lực gia đình về kinh tế
Tại Việt Nam theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao thì trong
vòng 5 năm qua các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm trên
352000 vụ việc về hôn nhân và gia đình, trong đó có 186000 vụ có hành vi
đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn.(Theo
vietbao.com.vn).
Bạo lực gia đình về kinh tế xẩy ra giữa các gia đình nông thôn và cả
thành thị, giữa các nhóm gia đình có thu nhập thấp và nhóm gia đình có thu
nhập cao và mọi trinh độ học vấn khác nhau, không chỉ là chồng đối với vợ
mà ngược lại có cả vợ đối với chồng.
Bạo lực về kinh tế đang diễn ra khá phổ biến ở các thành phố lớn do
hình thức này thường ít bị phát hiện và ít được công luận biết đến. Hầu hết
phụ nữ bị ngược đãi đều âm thầm chịu đựng bởi xấu hổ với bà con lối phố
và vẫn muốn giữ sĩ diện cho chồng.
Hiện vẫn chưa có những nghiên cứu và số liệu cụ thể về tình trạng bạo
lực gia đình về kinh tế tại khu vực nông thôn và thành thị cũng như khu vực
gia đình trí thức riêng biệt.
* Bạo lực gia đình ở Bến Tre

Trong những năm trước đây, tình hình bạo lực gia đình ở Bến Tre
tương đối nghiêm trọng. Theo các kết quả thu thập được về tình hình bạo lực
gia đình trên địa bàn tỉnh từ năm 2003-2005 cho thấy:
Bạo lực gia đình xảy ra với nhiều hình thức đa dạng trong các gia đình
có những điều kiện về kinh tế, quy mô, cấu trúc khác nhau. Trong số 1.353
vụ được ghi nhận thì có hơn phân nửa (chiếm 58,6%) số vụ liên quan đến
bạo lực về thể xác, kế đến là bạo lực về tình cảm, tinh thần (chiếm 26,2%),
bạo lực về kinh tế như đập phá đồ vật, làm tổn thất tài sản chung hoặc kiểm
soát tước đoạt quyền chi tiêu của các thành viên khác (chiếm 13,5%) và một
tỷ lệ nhỏ bạo lực về tình dục (chiếm 1,6%). Nạn nhân của các vụ bạo lực gia
đình phần lớn là phụ nữ, những người vợ trong các gia đình (chiếm hơn
73%), trẻ em - con cháu trong gia đình (chiếm 11,8%), người cao tuổi
(chiếm 7%) và đối tượng khác (chiếm 7,1%). ()
* Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
Trường hợp thứ nhất 1
Chuyện kể của bà D trước tòa đã khiến nhiều người rơi lệ. Bà D về làm vợ
ông C khi đang là một giáo viên dạy toán bậc trung học. Theo yêu cầu của
chồng, giám đốc một doanh nghiệp, bà phải xin nghỉ dạy để ở nhà chăm sóc
chồng con. Đó cũng là lúc bắt đầu chuỗi ngày cay cực, chua xót của bà D.
Suốt ngày quần quật với những việc không tên, mệt nhoài, tối đến, bà D chỉ
mong được nghỉ ngơi, thư giãn, được đọc những cuốn sách mà bà yêu thích.
Nhưng từ khi bà nghỉ vịêc thì ông kiểm soát tất cả các khoản chi tiêu trong
gia đình, muốn mua sắm gì thêm, bà đều phải xin ông như người ở xin tiền
chủ nhà. Chịu đựng mãi cho đến khi con cái trưởng thành, bà mới đủ dũng
khí nộp đơn xin ly dị với ông rồi quyết định lên chùa sống nốt những ngày
còn lại, nương nhờ vào sự cưu mang của bá tánh…
Trường hợp thứ 2
Chị T ở Từ Liêm, Hà Nội là 1 người phụ nữ bình dị, không son phấn,
không quần áo đẹp, chỉ biết đến gia đình. Chị cũng cố vun vén tiết kiệm cho
gia đình, khi nào chi tiêu gì chị đều ghi chép vào sổ, cuối tháng tổng kết. Chị

đã tiết kiệm hết mức rồi mà vẫn không vừa lòng chồng chị, thỉnh thoảng anh
vẫn hay nói này nọ, nhưng chị cũng đã nói rằng không còn chỗ nào để bóp
chắt lại, tiền sữa cho con, tiền đi chợ, vậy thôi. Rồi chị mới nghĩ ra cách bàn
bạc với chồng, lên danh sách những khoản chi tiêu trong gia đình, anh duyệt
qua và đồng ý 1 tháng chi tiêu bao nhiêu đó và chị không vượt quá số đó (vì
chị giữ thu nhập của cả 2). Nhưng rồi anh lại cũng nói này nọ, rằng chi tiêu
như thế phải xem lại vì vậy, chị luôn sống trong trạng thái tinh thần ức
chế, căng thẳng.
4. Kết luận.
Bạo lực gia đình là một vấn đề nan giải gây bức xúc trong xã hội nó
làm tan rã hạnh phúc của gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã
hội, là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vậy nên, hơn bao giờ
hết chúng ta cần huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, chính quyền
địa phương và cộng đồng đấu tranh lên án, tố cáo những hành vi bạo lực
gia đình.
PHẦN II/ THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI PHỤ NỮ VÀ
TRẺ EM TẠI PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC – THANH XUÂN – HÀ
NỘI .
1/ Thực trạng bạo lực kinh tế tại Phường Thanh Xuân Bắc – Quận
Thanh Xuân – Hà Nội
Nhóm đã phát 120 phiếu điều tra về bạo lực gia đình. Trong đó có 60
phiếu điều tra ở nông thôn (Thôn Tháp) và 60 phiếu điều tra ở thành thị
( Phương Thanh Xuân Bắc).
Ở nông thôn phát ra 60 phiếu trong đó có 33 người thừa nhận bị bạo
lực gia đình chiếm 55%, 27 người khác không thừa nhận mình bị bạo lực
chiếm 45%.
Ở thành thị phát ra 60 phiếu điều tra trong đó có 37 người thừa nhận
mình bị bạo lực gia đình chiếm 61,7%, 23 người khác không thừa nhận mình
bị bạo lực gia đình chiếm 38.3%.
Bảng so sánh bạo lực gia đình giữa nông thôn và thành thị

Phân loại bạo
lực
Nông thôn Thành thị
số phiếu tỷ lệ (%) số phiếu tỷ lệ (%)
Bạo lực thể
chất
15 45.5 9 24.3
Bạo lực tinh
thần
9 27.3 14 37,8
Bạo lực tình 3 9.1 2 5.4
dục
Bạo lực kinh
tế
6 18.1 12 32.4
Phỏng vấn sâu 20 người trong đó phỏng vấn ở nông thôn là 12 phụ nữ
và thành thị là 8 phụ nữ.
Qua phiếu điều tra và phỏng vấn sâu ở nông thôn thì tỷ lệ bị bạo lực
chất như bị đánh thể chiếm tỷ lệ cao nhất (45.5%), thấp nhất là bạo lực tình
dục chiếm 9.1%.
Còn ở thành thị thì tỷ lệ cao nhất là bạo lực tinh thần chiếm 37.8%,
thấp nhất cũng là bạo lực tình dục chiếm 5.4%.
Riêng bạo lực kinh tế thì ở thành thị cao hơn nông thôn rất
nhiều(14.3%) và chủ yếu là hình thức kiểm soát chi tiêu.
Bảng mối quan hệ giữa nghề nghịêp và các hành vi bạo lực kinh tế
Hành vi
gây bạo
lực
Nghề nghiệp (người)
Công nhân

viên chức
lực lượng
vũ trang
Buôn bán,
dịch vụ
Lao động
phổ thông
thất nghiệp
Kiểm soát
thu nhập,
không cho
chi tiêu
2 1 2 4 3
Không
đóng góp
vào kinh tế
gia đình
0 0 1 1 4
Bảng mối quan hệ giữa trình độ học vấn và các hành vi bạo lực kinh tế
Hành vi
gây bạo
lực
Trình độ học vấn (người)
Cấp I – II Cấp III Trung cấp Đại học, Cao
đẳng
Kiểm soát
thu nhập,
không cho
chi tiêu
4 3 2 3

Không 2 3 3 0
đóng góp
vào kinh tế
gia đình
Sau khi xuống địa bàn Phường Thanh Xuân Bắc điều tra, thực hiện
chuyên đề bạo lực gia đình tôi cùng các thành viên trong nhóm tiến hành đi
tìm hiểu, phỏng vấn người dân cũng như đại diện Ban lãnh đạo Phường. Quá
trình tìm hiểu, phỏng vấn và phát phiếu điều tra của tối gặp rất nhiều khó
khăn từ phía người dân, đặc biệt là các chị phụ nữ vì khi nghe tôi giới thiệu
đến tìm hiểu về vấn đề này hầu như các chị đều né tránh, từ chối hoặc không
trả lời. Tuy nhiên,qua ba ngày thực hiện nhiệm vụ tôi cũng đã hoàn thành
được 15 phiếu điều tra và phỏng vấn sâu được 6 người.
Qua phỏng vấn sâu 2 em học sinh, 2 phụ nữ trong Phường và 2 cán bộ
Phường ( một là cán bộ hội phụ nữ, một là công an) thì chỉ có 1 phụ nữ được
phỏng vấn thừa nhận mình bi bạo hành còn các em học sinh được phỏng vấn
thì cả 2 em đều bị bố mẹ ép học.
Tuy nhiên, qua quá trình phỏng vấn sâu và tổng hợp 15 phiếu hỏi của
cá nhân tại phố Vũ Hữu - Phường Thanh Xuân Bắc thì có tới 9 phiếu ( cả
phụ nữ và trẻ em) cho thấy có bạo hành. Lý do là vì họ chưa hiểu hết thế nào
là bạo lực, họ nghĩ bị đánh, bị chửi mới là bị bạo lực.
Bảng hành vi bạo lực đối với phụ nữ tại Phường qua phiếu điều tra
Phân loại bạo lực Hành vi gây bạo lực Số người
Bạo lực kinh tế Bị kiểm soát tài chính 3
Bạo lực thể chất Đánh bằng tay, chân 2
Bạo lực tinh thần Mắng nhiếc, xỉ vả, ép học 4
Bạo lực tìnhdục 0
Với các chị phụ nữ thì người gây ra bạo lực cho các chị chính là
chồng của các chị. Còn với trẻ em thì người gây ra bạo lực cho các em là cha
mẹ của các em.
Đối với bạo lực kinh tế, chị phụ nữ này bị chồng kiểm soát tài chính,

anh thường hỏi chi tiêu vào khoảng nào và vì sao tiêu nhanh hết tiền. anh bắt
chị phải kê khai các khoản chi tiêu cụ thể là ngày nào? Bao nhiêu?
Đối với bạo lực tinh thần, theo lời cô này thì mỗi lần chồng cô đi nhậu
nhẹt với bạn bè, say xỉn rồi về nhà hay mắng chửi vợ con, có khi mắng chửi
cả đêm không cho ai ngủ, những lần như thế cô rất bức xúc cũng có lần cô
cũng tìm đến ban hoà giải nhờ can thiệp nhưng rồi đâu cũng lại vào đó, nhịn
mãi rồi cũng quen nên không nói lại mà nghe cho đến khi chồng cô đi ngủ
thì thôi. Còn đối với trẻ em, người gây bạo lực với các em là bố, mẹ các em.
Hành vi gây bạo lực là ép các em học quá nhiều, hầu như các em không có
thời gian để vui chơi, giải trí cùng các bạn.
Đối với bạo lực thể chất thì có môt chị kể chồng chị rất nóng tính,
những lần hai vợ chồng bất đồng ý kiến, chị tranh cải thì bị anh tát tai nhưng
chị không cho đó là bị bạo hành.
2/ Thực trạng nguyên nhân bạo lực gia đình ở phường Thanh Xuân Bắc
- Thanh Xuân - Hà Nội
Cũng như những nguyên nhân chung của vấn đề bạo lực trong gia
đình hiện nay, bạo lực gia đình tại phường qua phiếu điều tra và phỏng vấn
sâu là do 4 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và bạo lực
gia đình như: say rượu, mâu thuẫn trong làm ăn, trong sinh hoạt, khó khăn
về kinh tế.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng được nhắc đến như: mâu
thuẫn trong cách dạy con, cờ bạc, Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ của nạn
bạo lực trong gia đình ở phường cũng một phần là do ảnh hưởng tư tưởng
gia trưởng, quan niệm coi người vợ chỉ có địa vị phụ thuộc trong gia đình
và người chồng có quyền muốn làm gì cũng được hoặc là cha mẹ đặt đâu
con ngồi đó,…
Một nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành gia đình tại Phường nữa là
hiện nay vẫn còn tồn tại sự bất sình đẳng trong phân công công việc, người
phụ nữ phải đảm đương, quán xuyến quá nhiều việc, họ vừa phải tròn vai
công việc xã hội trong khi vẫn phải hoàn thành tốt thiên chức của người vợ,

người mẹ trong gia đình.
Nhiều Phụ nữ và trẻ em vẫn chưa biết rõ về các quyền của họ, và về
luật phòng chống bạo lực gia đình cụ thể là như thế nào.
Phần nữa, nhiều người phụ nữ vì mặc cảm, xấu hổ, tủi thân vì bị
chồng quản lý, kiểm soát mà không dám nói ra với người khác, họ chập
nhận như đó là một sự thật hiển nhiên.
Ngoài ra, một số người không dám lên tiếng đòi quyền lợi là vì sợ bị
chồng đánh đập
3/ Thực trạng ảnh hưởng của bạo lực gia đình tại Phường Thanh Xuân
Bắc - Thanh Xuân - Hà Nội
Bạo hành gia đình hiện nay không đơn thuần là bạo hành về thể xác,
người phụ nữ phải chịu những trận đòn roi oan nghiệt của chồng, để lại
những vết thương trên da thịt. Đó là cách của kẻ “phàm phu tục tử”. Đối với
những ông chồng “học rộng tài cao” thì lại có cách “dạy vợ” văn minh hơn,
kín tiếng nhưng lại vô cùng thâm thuý. Đó là bạo hành về tinh thần, chửi
bới, lăng mạ, xỉ nhục, gây ức chế, kiểm soát, quản lý chi tiêu và các mối
quan hệ xã hội…nó không để lại vết thương trên cơ thể, nhưng lại làm cho
người phụ nữ tê liệt về tinh thần, bị trầm cảm kéo dài, tổn hại nghiêm trọng
đến thần kinh và thể xác.
Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất
của nạn nhân. Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời
thậm chí tử vong. Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm
cảm và rối loạn stress sau sang chấn sau này, đặc biệt là ở trẻ em-đối tượng
nhạy cảm hơn. Những trẻ gái sống trong môi trường bạo lực, khi trưởng
thành khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở
trong tình yêu. Họ có niềm hoài nghi quá mức với đối tượng khác giới, lý do
bắt nguồn tự việc chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ hoặc với
bản thân mình. Các trẻ trai về sau này có thể bắt chước các hành vi bạo lực
với người vợ trong tương lai.
Phụ nữ nước ta từ xưa đến nay sẵn có trong mình tư tưởng chịu đựng,

nhẫn nhịn, miễn sao gia đình êm ấm. Họ sợ chuyện vỡ ra bên ngoài mọi
người sẽ chê cười, sợ gia đình, họ hàng nhà chồng dè bỉu, con cái phải xấu
hổ với bạn bè…Thông thường, người phụ nữ khi bị chồng đánh đập, chửi
bới sẽ cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, không muốn làm to
chuyện vì quan niệm “xấu chàng hổ ai”…
Bạo hành gia đình đã làm cho không ít gia đình “tan đàn xẻ nghé”.
Những gia đình có bạo hành thường để lại di chứng nặng nề cho con cái của
họ. Trẻ em gái thường rất mặc cảm trước mọi người, không thích giao tiếp,
không tự tin trong cuộc sống, luôn có tư tưởng bỏ học, không dám kết thân
với người khác, nếu tình trạng bạo lực gia đình kéo dài sẽ khiến các em dần
rơi vào trạng thái lãnh cảm. Trẻ em trai thì trở nên ương bướng, khó bảo,
thích gây gổ với người khác, học hành rất kém và rất nhiều trong số đó đã
trở nên hư hỏng. gia đình từ đó không còn là nơi che chở, an toàn cho các
em nữa.
Hầu hết các nạn nhân của bạo hành gia đình lại cam chịu một mình,
họ chỉ cầu mong vào sự hồi tỉnh của người chồng, sự giúp đỡ của người thân
và những người xung quanh như : hàng xóm, bạn bè, thầy cô giáo,…mà rất
ít người nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.
4/ Thực trạng giải pháp, chính sách, dịch vụ và thực hiện pháp luật cho
vấn đề bạo lực gia đình tại Phường
* Thực hiện pháp luật về vấn đề bạo lực gia đình tại phường
Từ khi Luật phòng chống bạo lực gia đình ra đời và được áp dụng thì
cũng như những địa phương khác, Phường cũng triển khai, áp dụng xử lý
các trường hợp vi phạm vào luật phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên,
vấn để bạo lực gia đình đã ăn sâu trong tư tưởng nhiều người, vì vậy giải
quyết vấn đề này không thể ngày một ngày hai mà phải từ từ. Cần có sự hợp
tác tích cực của cả nạn nhân, các đoàn thể và chính quyền địa phương.
Ở Phường, mặc dù Ban lãnh đạo Phường rất quan tâm vấn đề này vì
thỉnh thoảng cũng có vài vụ làm náo loạn khu dân cư nhưng khi đại diên ban
lãnh đến nhà thì các thành viên trong gia đình lại không hợp tác, hoặc họ nói

đã giải quyết vấn đề gia đình ổn thoả.
Các thành viên trong Ban hoà giải của địa phưong đều rất có uy tín,
nhiệt tình nhưng cũng ít người đến tìm sự hỗ trợ.
Các hình thức xử lý của Phưòng khi có bạo lực gia đình xảy ra thường
là: hoà giải tại nhà. Tuy nhiên, hình thức này cũng tương đối khó áp dụng do
tư tưởng của người dân “ đóng cửa bảo nhau”, một số nhà thì khi đại diện
ban hoà giải đến thì họ không tiếp vì họ cho đó là việc riêng của gia đình
không cần người khác quan tâm,…
Ngoài ra, góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư cũng là hình thức
được áp dụng nhiều đối với các thành viên gây bạo lực gia đình trong
Phường.
Bên cạnh đó, một số vụ bạo lực gia đình mang tính nghiêm trọng, thì
đều có sự can thiệp kịp thời của chính quyền địa Phường.
* Các chính sách, dịch vụ hỗ trợ cho vấn đề bạo lực gia đình tại
phường
Hiện tại Phường vẫn chưa có các Trung tâm tư vấn, các nhà tạm lánh
cho nạn nhân bạo lực gia đình vì vậy, hầu hết các gia đình có bạo lực thì
được chính quyền địa phương thực hiệncông tác hoà giải tại nhà.
* Giải pháp của Ban lãnh Đạo phường
Trước hết, phải nâng cao trách nhiệm của mỗi người dân trong
Phường bởi từ trước tới nay, mọi người vẫn có quan niệm “đèn nhà ai nhà ấy
rạng”, chuyện vợ chồng cải nhau, chồng đánh vợ chỉ là chuyện bình thường
trong lúc nóng giận, hay đơn giản là họ đang “dạy vợ”, người ngoài không
nên can thiệp. Tai hại hơn họ sợ đụng chạm, sợ bị liên luỵ, sợ rây vào rồi
“không phải đầu cũng phải tai”…
Hơn nữa, các cơ quan chức năng ở địa phương, các hội đoàn thể cần
quan tâm thấu đáo. Thực tế nhiều khi xảy ra sự cố, người bị hại phải đi cấp
cứu hoặc điều trị tại các Trung tâm y tế thì các cơ quan chức năng, các hội
đoàn thể mới vào cuộc. Theo quy định nếu giám định kết quả thương tích
trên 11% mới truy cứu trách nhiệm, còn nếu nhẹ thì chỉ lập biên bản, cảnh

cáo và bắt người chồng làm cam kết, phạt hành chính.
Nhưng biện pháp này xem ra chưa đủ sức răn đe, bởi không phải lúc
nào nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương thì không đủ
khả năng làm điều này. Hình thức phạt hành chính cũng không dọa được ai
vì không phải người đàn ông nào cũng có tiền để nộp và trong trường hợp ấy
chính nạn nhân lại là người đem tiền đi nộp phạt thay cho chồng. Vậy biện
pháp ở đây là gì?
Theo kinh nghiệm của những người làm công tác hòa giải trong Ban
hoà giải của Phường nhiều năm nay thì biện pháp hữu hiệu và khả thi là
nhấn vào điểm yếu của các ông chồng. Nếu họ làm ở cơ quan thì chuyển văn
bản về cho lãnh đạo, ở địa phương thì phát lên bản tin truyền thanh của
phường, khu phố, bắt lao động công ích như quét đường, làm vệ sinh nơi
công cộng…
Hiện nay, nhiều ông chồng vẫn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong
gia đình nên có mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát
vợ một vài cái cũng không sao. Vì bị chồng ức hiếp mọi bề nên có người bị
chồng đánh nhiều lần nhưng không dám đi tố cáo vì sợ bị đuổi ra khỏi nhà,
sợ về nhà lại bị đánh nhiều hơn, sợ bị gia đình chồng ghẻ lạnh. Nói tóm lại,
những người vợ như thế là những người phải cam chịu sự yếm thế hoàn
toàn. Hay thiển cận hơn, họ cho rằng xung đột gia đình mà đi trình báo là tự
“vạch áo cho người xem lưng”…
Biện pháp hữu hiệu là giải thích cho họ hiểu phụ nữ cũng có quyền
bình đẳng như nam giới trong mọi lĩnh vực, giải thích cho họ hiểu bạo hành
gia đình là một vấn nạn của xã hội, là một hành động cần lên án, chứ không
đơn thuần là chuyện trong nhà. Nhẫn nhịn không phải là cách để gia đình
hạnh phúc, để có được hạnh phúc phải là sự chia sẻ, động viên và giúp đỡ
của cả hai người.
Trách nhiệm của mọi người là phải hành động tích cực, coi bạo hành
gia đình là vấn đề chung của toàn xã hội, đem đến cho những phụ nữ bị bạo
hành thông điệp: “Phòng chống bạo lực giới, họ không đơn độc” để tạo dựng

niềm tin cho họ - những nạn nhân của bạo hành gia đình đang rất cần sự
chung tay giúp sức của tất cả mọi người.
Cung cấp kỹ năng sống cho các thành viên trong gia đình và triển khai
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Luật này đi vào thực tiễn sẽ giúp ích
cho việc bảo đảm hạnh phúc gia đình. Các phương tiện thông tin đại chúng
đóng vai trò vô cùng quan trọng, để tuyên truyền giáo dục, chuyển tải những
ý tưởng đạo đức, gia đình để họ nhận thức về những vấn đề và xa dần với
bạo lực Đặc biệt, qua công tác tuyên truyền, vận động của Hội LHPN.
Nếu chúng ta tuyên truyền phòng chống bạo lực ngay từ lúc trẻ thơ
thì khi lớn lên họ sẽ định hình trong suy nghĩ. Đặc biệt, trong gia đình và
ngoài xã hội, nếu chúng ta cư xử bình đẳng, con trai cũng như con gái thì sẽ
hình thành trong các em tính tự lập, biết sống vì người khác
PHẦN III/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21-11-2007, có
hiệu lực từ ngày 1-7-2008. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ban hành
là cơ hội để những người phụ nữ thấy rằng khi việc của mình không thể giải
quyết trong nội bộ gia đình thì nên đưa ra cộng đồng để các cơ quan đoàn
thể bảo vệ và giúp đỡ. Điều đó có nghĩa là luật khuyến khích nạn nhân của
bạo hành lên tiếng.
Trước nay, chúng ta chỉ mới điều chỉnh hành vi bạo lực bằng đạo đức,
dư luận xã hội. Song có những điều đạo đức và dư luận không thể điều chỉnh
được mà cần phải có sự can thiệp của luật pháp. Mục tiêu chính của đạo luật
này là bảo vệ gia đình bền vững và hạnh phúc. Tuy nhiên, luật này chỉ khả
thi khi có ý kiến đóng góp của chính những nạn nhân bị bạo hành. Nhưng
trong thực tế, tâm lý của người phụ nữ Việt Nam vẫn là, khi xảy ra những
chuyện bạo hành thường chọn giải pháp “đóng cửa bảo nhau”.
2/ Kiến nghị
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ ngày 1.7.2008,

nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều phụ nữ đang phải chịu đựng những nỗi đau
do chồng, gia đình chồng hành hạ. Họ bị đẩy vào tình cảnh khốn khổ, hoàn
toàn bị cô lập. Nhiều trường hợp bị đánh đập dã man, tính mạng bị đe doạ
cần đến sự giúp đỡ của chính quyền, thì nhiều cơ quan chức năng vẫn cho là
chuyện riêng của mỗi gia đình, không quan tâm, giải quyết.
Vì vậy, đối với các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm hơn đến
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xử lý nghiêm minh các trường
hợp vi phạm để đồng thời răn đe những người có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Đối với bản thân mỗi người, đặc biệt là phụ nữ, cần tìm hiểu, trang bị
them cho bản thân những kiến thức cơ bản cần thiết về luật phòng chống bạo
lực gia đình, cần lên tiếng vì quyền lợi của bản thân mình.
đối với cá ông chồng hãy yêu thương, tôn trọng người vợ của mình vì
hạnh phúc gia đình và sự công bằng, tiến bộ xã hội.
“ Hãy nói không với bạo lực gia đình”.

×