Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

vấn đề bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.67 KB, 16 trang )

Trường: ĐHKHXH & NV
Họ và tên: Lê Thị Thương
Lớp: K56 – Xã Hội Học
MSSV: 11030892
Môn: Xã hội học gia đình
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I
Đề bài: Hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học gia đình để phân
tích,tập trung vào 3 nội dung sau :
1- Nêu được tính bức xúc của vấn đề (2đ)
2- Gỉai thích trên cơ sở lí thuyết ,dữ liệu kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề
(3đ)
3- Phân tích ,biện luận có tính thuyết phục về xu hướng của vấn đề trong tương lai (5đ)
*Yêu cầu:
1- Không chọn phạm vi phân tích vấn đề quá rộng
2- Không bố cục bài theo công thức : Hiện trạng – nguyên nhân – giải pháp.
3-Không sao chép sự phân tích từ các tài liệu khác (chỉ sử dụng kết quả nghiên cứu dữ liệu)
để sử dụng cho phân tích của mình.
4-Các dữ liệu kết quả nghiên cứu phải viết đầy đủ nguồn trích dẫn.
Chủ đề : Vấn đề “Bạo Lực Gia Đình”
BÀI LÀM
1- Đặt vấn đề
Cùng với sự đi lên của xã hội, nền kinh tế - xã hội của nước ta đang trên đà phát triển để
tiến lên là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, xã hội có rất nhiều mặt tích cực được thể hiện rõ
rang. Bên cạnh đó, gia đình – một tế bào của xã hội cũng đang tồn tại rất nhiều những mặt
quan trọng mà ta đáng lưu ý. Trong gia đình Việt Nam, nhìn chung có rất nhiều điều kiện để
phát triển như điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện chính trị - xã hội, điều kiện văn hóa - xã
hội và hệ tư tưởng, loại gia đình này là một gia đình không lạc hậu nó phải luôn bắt kịp với
hoàn cảnh sống, phù hợp với những điều kiện của xã hội của đất nước. Gia đình luôn tồn tại
rất nhiều mối quan hệ của các thành viên, lối sống của con người, chuẩn mực đạo đức, không
thể không có quyền lực. Mỗi gia đình thể hiện ra để chứng tỏ gia đình đó là một gia đình có
truyền thống như cha mẹ mẫu mực con cháu hiếu thảo, gia đình văn hóa và co cuộc sống


hạnh phúc. Nhưng cái gì thì nó cũng có hai mặt, tuy nhiên bên cạnh nhưng gia đình hạnh
phúc cuộc sống hòa thuận thì cũng không tránh khỏi ở đâu đó đang có những người phải chịu
áp lực của bạo lực gia đình. Thật buồn cho những người mà mà bị dày vò của cuộc sống
không chỉ về mặt thể xác mà còn về tinnh thần và nhiều mặt khác nữa. Đã là xã hội thì nó là
một môi trường luôn tồn tại rất nhiều những tệ nạn những bức xúc mà con người ta đáng
quan tâm. Trên thực tế, bạo lực gia đình là một vấn nạn còn nan giải, bạo lực gia đình đối với
phụ nữ là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm, tuy không còn là một đề tài mới nhưng nó vẫn là
một vấn đề rất thời sự. Nạn bạo lực gia đình vẫn xảy ra ở đâu đó một cách khá thường xuyên
để lại sự tổn hại nghiêm trọng như gia đình tan nát, vợ chồng bất hòa con cái bị tổn thương
nhiều, luôn bị ám ảnh và khó phát triển được.
2 – Giải quyết vấn đề
Gia đình tồn tại rất nhiều mặt, đáng nói đến là trong những gia đình có sự mâu thuẩn
nội bộ. Theo nghiên cứu của xã hội học gọi đó là vấn đề các gia đình “có vấn đề”. Sự tồn tại
của các gia đình “có vấn đề” và tình hình nghiêm trọng do gia đình ấy gây ra là một nổi lo
lớn của xã hội. Gia đình “có vấn đề” là biểu hiện tột cùng của gia đình rối loạn, tức là loại gia
đình thường có những xung đột, những căng thẳng bên trong (thường xuyên hoặc từng đợt)
gây nên việc vợ chồng không thực hiện nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với con cái. Về
mặt xã hội, loại gia đình “có vấn đề” đi ngược lại yêu cầu và quy phạm của xã hội (bỏ mặc
con cái, khiến cho chúng có tính phi xã hội). Và như vậy, tính chất gia đình “có vấn đề” thể
hiện mâu thuổn giữa gia đình và xã hội hơn là mâu thuẩn bên trong gia đình.
Một trong những nguyên nhân gia đình “có vấn đề” là do gia đình kho khăn về vật
chất, ví dụ như việc ăn ở chật hẹp có ảnh hưởng đến không khí chung trong gia đình, làm xảy
ra những xung đột và làm cho việc giáo dục con cái thêm khó khăn. Có những gia đình có
cha lẫn mẹ nhưng nghèo túng phải đi kiếm sống suốt ngày, việc giáo dục con cai trở nên suy
yếu. Ở đây chưa nói đến những gia đình thiếu bố hoặc mẹ đã làm cho sự phát triển tâm lý của
trẻ em trở nên phiến diện. Nói chung có thể khẳng định rằng nguyên nhân quyết định của tình
trạng gia đình “có vấn đề” là sự xa đọa về tinh thần gắn liền với trình độ thấp kém về văn
hóa.(tạp chí văn hóa và văn nghệ với gia đình số 1/1995).
Tình trạng bạo lực gia đình là một trong những điểm nổi bật thể hiện là gia đình “có
vấn đề” . một vấn đề gây bức xúc toàn xã hội.

Theo định nghĩa Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thì bạo lực gia đình (BLGĐ) bao gồm
bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng tổn hại về
thân thể tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những
hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do , dù nó xảy ra nơi
công cộng hay cuộc sống riêng tư ở Việt nam ,Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã định
nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn
hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (khoản 1, điều 1,
Luật phòng, chống bạo lực gia đình) (Quốc hội nước CHXHCNVN 2008b:85).
BLGĐ nó có ảnh hưởng lớn tới đời sống của rất nhiều người mà đặc biệt là phụ nữ và
trẻ em.
Trên cơ sở của vấn đề này, ta có thể áp dụng thuyết xung đột để làm rõ hơn. Gia đình
chiếm một vị trí quan trọng trong lý thuyết xung đột của Marx và Engels. Theo đó gia đình là
nguồn gốc của các lợi ích cá nhân về mặt sinnh học (giới tính và tài sản)và gai đình cũng là
một hình thái của tổ chức xã hội.
Cơ sở của những xung đột là sự sở hữu quyền lực và lợi ích cá nhân. Biểu hiện của
quyền lực thông qua mức độ sở hữu các vị trí trong gia đình, tiền bạc mà cá nhân giành được,
cưỡng bức về thể xác hay tinh thần.Thông thường cá nhân nào trong gia đình nắm được nhiều
quyền lực nhất sẽ đặt được mục đích của mình trong cuộc xung đột.
Lý thuyết xung đột đã khẳng định rằng, xã hội chắc hẳn phải kinh qua mâu thuẫn thay
đổi liên tục nên cũng không tránh khỏi gia đình cũng luôn hàm chứa bên trong nó nhiều mâu
thuẫn, có những mâu thuẫn nó chỉ ở mức độ bình thường, nhưng cũng có rất nhiều các quan
hệ trong gia đình khi sự mâu thẫn xung đột quá lớn thì nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài, điều này
dẫn đến nạn bạo lực gia đình là một điều không thể tránh khỏi.
Bạo lực trong gia đình là hành vi tấn công của một người (thường là những người đàn
ông) đối với người khác có quan hệ tình cảm đối với họ hàng bằng cách dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực để kiểm soát người khác. Người có hành vi bạo lực thường kiểm soát cả về
tài chính và các quan hệ xã hội của ngươì là đối tượng của hành vi bạo lực ( Bùi Thu Hằng
2001)
Bạo lực gia đình là bắt kỳ hành động nào trong gia đình, do các thành viên của các gia
đình gây ra, làm tổn thương đến sức khỏe thể xác, tinh thần hoặc xâm phạm quyền tự do của

các thành viên khác.
Bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa chồng và vợ, giữa bố mẹ chồng và con dâu, giữa
an hem ruột với nhau, giữa con dâu và bố mẹ chồng, bố mẹ và con cái…Tuy nhiên, theo các
số liệu nghiên cứu thì có tới hơn 90% các trường hợp bạo lực gia đình là do nam giới( đa số
là chồng) gây ra với vợ.
Theo các nhà nghiên cứu thì bạo lực gia đình thường đi liền với bạo lực chống lại phụ
nữ và bạo lực trên cơ sở giới do nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em gái mặc dù
đàn ông cũng là nạn nhân của vấn đề này(Trần Thị Vân Anh & Nguyễn Hữu Minh 2008). Ở
Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình bắt đầu được quan tam và nghiên cứu từ những năm 90 của
thế kỉ trước. “Tất cả các nghiên cứu điều khẳng định bạo lực trong gia đình là một vấn đề có
thực tồn tại trong gia đình Việt Nam…Bạo lực đối với phụ nữ chiếm một tỉ lệ lớn” (sdd:308).
Bạo lực gia đình hiện đang trở nên có tính toàn cầu(Phạm Thanh Nhiễm, 1993;Lê Thị
Quý,2000) với những hậu quả to lớn đối với gia đình xã hội. Ở Việt Nam trong những năm
gần đây đã có nhiều sự quan đênú vấn đề bạo lực gia đình. Tuy nhiên do những đặc điểm văn
hóa xã hội đặc trung nên bạo lực gia đình vẫn chưa được thừa nhận và công khai thông tin
trong các gia đình. Chính vì vậy nên hạn chế, ngăn ngừa bạo lực gia đình vẫn đang là một bài
toán khó giải của các cấp quản lý cộng đồng cũng như nhà nước.
Bạo lực gia đình nó được thể hiện ở rất nhiều khuôn khổ của các mối quan hệ:
Bạo lực gia đình xảy ra trong một mối quan hệ mà kẻ pham tội và nạn nhân quen biết
nhau. Nạn nhân và kẻ hành hung có thể đã đính hôn cùng chung sống, cưới nhau, đã ly dị hay
li than. Họ có thể là những người khác giới đồng tính nam hay đòng tính nữ. Họ có thể có con
chung và thời gian quan hệ có thể ngắn hay dài tùy từng trường hợp.
Khi tìm hiểu về bản chất của bạo lực gia đình, hiểu rõ được hoàn cảnh và mối quan hệ
của bạo lực gia đình là rất quan trọng để có thể xây dựng được các hướng can thiệp có hiệu
quả. Nếu quan sát từ bên ngoài thì hành vi bạo lực gia đình có thể được xem xét như bạo lực
giữa những người lạ với nhau (như đấm, tát, đá và bóp cổ). Nạn nhân cảu bại lực gia đình
cũng phải chịu chấn thương tương tự như nạn nhân của bạo lực do người lạ gay ra( như bỏng,
tổn thương bên trong, tổn thương đầu, bầm dập, vết thương do giao đâm, gẫy xương , tổn
thương cơ bắp , tổn thương về mặt tâm lí). Tuy nhiên mối quan hệ thân thiết do bạo lực gia
đình cho thấy kẻ hành hung lẫn nạn nhân đều có liên quan và điều phải ghánh chịu ảnh hưởng

của bạo lực và, thật không may, vì mối quan hệ có thân thích thường khiến cho người ngoài
không coi bạo lưc gia đình là nghiêm trọng như các hành vi bạo lực khác.
Trong bạo lực gia đình kẻ hành hung vẫn còn tiếp cận được với nạn nhân, biết rõ công
việc thường ngày và tính dễ tổn thương của họ. Sau nhiều lần có các hành vi bạo lực, kẻ hành
hung có thể tiếp tục tăng thêm sự kiểm soát về tinh thần và thể xác của nạn nhân trong cuộc
sống hàng ngày. Hơn nữa kẻ hành hung còn biết rõ ạn nhân của mình(như bệnh tật trước đây,
tình cảm đối với con cái ) và chúng sử dụng như là những mục tiêu để tấn công(như không
cho dùng thuốc chữa bệnh, tấn công nạn nhân từ phía sau, đe dọa làm tổn hại con cái) đã làm
tăng thêm chấn thương và nổi sợ hãi của nạn nhân.
Nạn nhân của bạo lực gia đình không chỉ phải đối phó với các chấn thương đặc thù
(như chấn thương đầu) và nỗi sợ hãi lại bị tấn công bởi một kẻ quen biết mà còn phải đối phó
với tính phức tạp của mối quan hệ thân tình với kẻ hành hung mình. Nhiều kẻ hành hung tin
rằng họ có quyền sử dụng các chiến thuật để kiếm soát bạn tình của họ, điều này cũng thường
được xã hội ủng hộ. Bản chất “gia đình” của các mối quan hệ này đôi khi làm cho kẻ hành
hung được cho phép dùng bạo lực, tuy không hợp pháp không giống nạn nhân của bạo lực do
người lạ, nạn nhân của bạo lực gia đình phải đương đầu với rào cản của xã hội để có thể cách
li với kẻ hành hung cũng như bị những cản trở trong việc bảo vệ mình.
Các đặc điểm xác định một trường hợp là bạo lực gia đình ( chỉ cần xác định ít nhất một
trong bốn đặc điểm)
*Cư xử hung bạo một cách có chủ ý, không phải tai nạn.
*Vi phạm quyền tự do cá nhân.
*Thủ phạm dùng vũ lực mạnh và đặc quyền của mình đối với nạn nhân.
*Gây ra những vết thương về thể xác và tinh thần.
Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều
theo nghị quyets số 51/2001/QH10; thì Luật số 02/2007/QH12 của Quốc hội đã được ban
hành. Đây là Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tại Điều 2 của Luật đã đề cập về các hành
vi bạo lực gia đình.
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi khác cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính
mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khắc xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản viêc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà cháu;
giữa cha , mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chi, em với nhau;
e) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
f) Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng
của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao đọng quá sức đóng góp tài chính qua khả năng của
họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc vào
tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điếu này cũng được áp dụng thành viên gia đình
của vợ, của chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn sống chung với
nhau như vợ chồng.
Bạo lực gia đình nó được thể hiện ở rất nhiều hình thức bạo lực, nó ảnh hưởng rất lớn đối
với các thành viên khác trong gia đình mà đặc biệt là trẻ em, phụ nữ thường là những nạn
nhân chính của nạn này:
Đầu tiên là tấn công thân thể: Tấn công thân thể bao gồm nhổ, cào cấu, cán , lắc mạnh,
bóp nghẹt, xô đẩy, cản trở, ném, xoán vặn, tát, đấm, bóp cổ, đốp/hay/và dùng vũ khí(như đồ
dùng trong nhà, dao hay „oil) chống lại nạn nhân. Tấn công thân thể có thể gay ra tổn
thương hay không, đôi khi một sự tấn công thân thể có vẻ không nghiêm trọng như bóp
nghẹt hoặc xô đẩy thỉ lại có thể đem lại tổn thương nghiêm trọng nhất. Đôi khi tổn thương
thân thể không gây ra chấn thương đặc biệt nhưng lại gây ra vấn đề sức khỏe khác .
Tấn công tình dục:tán công tình dục bao gồm một loạt các hành vi ép buộc làm tình
trong khi nạn nhân không muốn, cưỡng ép làm tình bằng cử chỉ hay đe dọa, cưỡng bức làm
tình bằng vũ lực. một số kẻ hành hung đánh đập váo bộ vật sinh dục của nạn nhân bằng nắm
đấm hay vũ khí.Một số kẻ hành hung không cho nạn nhân sử dụng biện pháp tránh thai hay
phòng ngừa bệnh LNĐTD. Đối với một số nạn nhân bị đánh đập, việc bạo lực tình dục là vấn
đề thầm kín và có thể khó nói ra. Một số nạn nhân không chắc hành vi tình dục này có thật là

bạo lực hay không, trong khi người khác cho là sự tổn hại tột cùng.
Ngược đãi về tâm lí : có nhiều kiểu ngược đãi về tâm lý khác nhau đay là mặt đáng chú ý
và tổn hại đến đời sống của con người:
Đe dọa bạo hành và làm hại: đe dọa bạo lực và làm hại của kẻ hành hung có thể trực tiếp
nhằm vào nạn nhân hay người mà nạn nhân yêu quý, hoặc đe dọa tự tử. Đe dọa có thể bằng
lời nói trực tiếp hay với hành động. Kẻ hành hung có thể có bạo lực với người khác (như láng
giềng thành viên gia đình) để khủng bố nạn nhân. Kẻ hành hung có thể cưỡng ép nạn nhân
làm việc gì đó phạm pháp (như mại dâm ăn cắp) và sau đó dọa làm lộ chuyện hay có thể buộc
tội giả để chống lai họ.
Tấn công tài sản, vật nuôi và các hành động hăm dọa khác. Tấn công tài sản và vật nuôi
không phải là hành động ngẫu nhiên.thông điệp cho nạn nhân : “sau đó đến lượt cô”. Nhưng
đây bạo lực về tinh thần là đáng khiển trách.
Bạo lực tinh thần là chiến thuật khống chế bao gồm những sự chửi bới hai nhục, lăng mạ
nhiều lần phẩm giá của nạn nhân với tư cách cá nhân hay vai trò làm mẹ, thành viên gia đình,
bạn bè, đồng sự hay thành viên của cộng đồng.Tấn công bằng lời thường nhấn mạnh đến
những điểm tổn thương của nạn nhân (như quá khứ của một nạn nhân loạn luân, khả năng
ngôn ngữ, kỹ năng làm mẹ tín ngưỡng, xu hướng tình dục hay tình trạng AIDS). Đôi khi lăng
mạ tình cảm bao gồm việc bắt buộc nạn nhân phải làm các việc mất danh giá(như đến nhà
tình nhân của kẻ hành hung để nhận con, quỳ gối trước anh ta và dùng một bàn chải để thu
dọn thức ăn mà kẻ hành hung nhổ ra sàn bếp, hoặc phải làm trái đạo đức của bà ta), Bạo lực
tinh thần bao gồm hạ nhục nạn nhân trước mặt gia đình, bạn bè hay người lạ.Bạo hành tinh
thần trong BLGĐ không chỉ là vấn đề của một ai đó cáu giận và chửi rủa bạn tình.Không nhất
thiết tất cả các lời chửi thề trước các bạn tình đều là hành động bạo lực.Bạo hành tinh thần
được coi là BLGĐ khi nó mang tính chất cưỡng bức đe dọa sử dụng vũ lực.Trong BLGĐ, tấn
công bằng lời nói và các chiến thuật kiểm soát dan xen với nhau kem với lời đe dọa làm hại
để duy trì sự thống trị của kẻ hành hung khiến nạn nhân sợ hãi.Lăng mạ bằng lời lặp đi lặp lại
dần dần gay tổn thương cho cơ thể.
Ngoài ra kẻ hành hung còn dùng cách là cô lập:Kẻ hành hung thường cố gắng kiểm soát
nạn nhân về thời gian, hoạt động và tiếp xúc với người khác.Kẻ hành hung chia tách nạn
nhân ra khỏi mối quan hệ giáp đỡ bằng cách nói là “do yếu quá chừng” và muốn luôn được ở

bên họ. Việc kẻ hành hung sử dụng các chiến thuật làm sai lệnh thông tin như bóp méo sự
thực, cung cấp những thông tin trái ngược hay giữ lại thông tin ghép việc cô lập cưỡng bức
nạn nhân. Kẻ hành hung cô lập nạn nhân bởi hành động đóng kịnh ghen tuông và ngăn cản
mạng lưới hỗ trợ hay xã hội. Một số kẻ hành hung hành động chiếm hữu thời gian và sự chú
ý của nạn nhân.Sự ghen tuông này đã buộc người yêu, bạn bè và gia đình, và là một chiến
thuật để kiểm soát nạn nhân.
Hay còn sử dụng con cái để thực hiện hành vi bạo lực của mình. Như dùng con cái để
nhằm kiểm soát hay trừng phạt nạn nhân (như đánh dập con cái, sử dụng trẻ em và tình dục,
bắt con cái phải chứng kiến bạo lực, lôi kéo con cái vào việc lăng mạ nạn nhân). Kẻ hành
hung có thể sử dụng con cái để duy trì việc khống chế bạn tình của mình bằng cách không chi
trả cho việc nuôi con, yêu cầu con cái dò la cho mình, yêu cầu ít nhất luôn có một đừa trẻ bên
cạnh nạn nhân, đe dọa đem đứa tre xa mẹ nó, lôi kéo bà ta vào trong cuộc đấu tranh pháp lí
kéo dài về giam giữ, bắt cóc hoặc đem giữ làm con tin như là một cách bắt nạn nhân phải
tuân theo.
Trẻ em cũng bị lôi kéo vào các cuộc tấn công và đôi khi cũng bị tổn thương chỉ đơn giản
là vì có măt ở đó hay bởi vì đứa trẻ định can ngăn việc đánh nhau. Sự viếng thăm con cái của
kẻ hành hung được dùng như là dịp để thoe dõi và kiểm soát nạn nhân. Sự thăm viếng trở
thành cơn ác mộng cho trẻ em khi chúng bị chất vấn về cuộc sống hàng ngày của nạn nhân.
Một hình thức nữa được kẻ hành hung dùng đó là sử dụng kinh tế. Kẻ hành hung kiểm
soát nạn nhân thông qua việc kiểm soát sự tiếp cận của họ với nguồn lực của gia đình, dù cả
hai người đều kiếm tiền nhưng kẻ hành hung luôn là người kiểm soát tài chính chi tiêu trong
gia đình, làm cho nạn nhân độc lập về tài chính, anh ta sẽ duy trì quyền lực và kiềm soát. Nạn
nhân bị đẩy lùi vào vị trí nạn nhân bị đẩy lùi vào vị trí phải “xin phép” anh ta trong mọi chi
tiêu cho nhu cầu cơ bản của gia đình. Khi nạn nhân dời bỏ mối quan hệ thì bị đánh đập, kẻ
hành hung có thể dùng kinh tế làm cách khống chế hay ép chị ta quay trở lại như: từ chối
không trả tiền thanh toán, lập các thủ tục pháp lí tồn tiền cho nạn nhân phá hủy của cải mà chị
ta có phần. Tất cả các chiến thuật này có thể được dùng ở bất kì gia đình thuộc bất kỳ tầng
lớp kinh tế nào.
Một số ví dụ về nạn bạo lực gia đình, khi đọc cũng làm ta thấy thương tâm cho những
số phận là nạn nhân của bạo lực gia đình.Những bi kịch về bạo lực gia đình thật không thể

tưởng nổi.
Ví dụ 1: Theo một số báo ra vào thứ 6, ngày 20/7/2012, vào lúc 23h01’.
Cụ thể: trong một lần bị chồng hành hạ, đánh đập như đã từng chịu như thế trong
nhiều năm qua, nạn nhân của nạn bạo lực gia đình đã vô tình trở thành tội phạm giết người…
Tới nay người dân thôn Thái Tượng, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, Thanh Hóa
vẫn còn bàng hoàng trước thông tin ông N.V.L (48 tuổi ) bị vợ là bà L.T.K (42 tuổi) dùng đục
đập vào đầu và tử vong trong đêm 13/07.
Lỡ tay giết chồng
Theo lời kể của cháu N.T.P (sn 1993, con gái của họ), khoảng 2h ngày 13/07, N.T.Đ
(sn 2004, em của P) khát nước, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu nên đã gọi P. Dậy đi tìm mẹ.Cả 2
nhìn thấy mẹ đang nằm dài trên ghế miệng sủi bọt. Sợ quá, P chạy ra ngoài hô hoán.Một số
người đến sau phát hiện ông L nằm trên giường, phía sau gáy có một vết thương lủng sâu vào
sọ não, máu chảy đầm đìa.
Khi được cứu sống, bà K. đã khai nhận sự việc với công an xã Tượng Sơn. Theo đó,
tối 12/07, vợ chồng có lời qua tiếng lại với nhau, sau đó bà K. cùng các con đi ngủ. Khoảng
gần 2h ngày 13/07, ông L vào, trên tay cầm chiếc đục rồi túm tóc bà K. lôi ra ngoài đấm vào
mặt. Bị đánh đau, trong lúc không kiềm chế được mình bà K. cướp được chiếc đục trên tay
chồng rồi đập vào đầu ông. Thấy ông bất tỉnh, máu ra nhiều, bà K. sợ quá, bế ông L. lên
giường rồi lấy thuốc diệt cỏ tự tử.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết vợ chồng ông L. đã chung sống với nhau 22 năm,
có với nhau 3 mặt con. Ông đi làm thuê khắp nơi, còn bà chạy chợ bán mớ rau mớ cà. Vài
năm gần đây, vợ chồng thường xuyên cãi nhau do ông L. nghiện rượu, mỗi lần say lại lôi vợ
ra hành hạ, có lúc đuổi vợ ra khỏi nhà giữa đêm khuya khiến bà phải tìm đến nghĩa địa gần
nhà để ngủ.
Việc ông bà thường xuyên xô sát, công an xã Tượng Sơn từng mời lên làm việc nhiều
lần, ông L. hứa sẽ sửa chữa nhưng rồi đâu lại vào đấy còn bà vì thương con nên ngậm bboof
hòn làm ngọt, làm đơn bảo lãnh xin cho chồng. Nhưng vào đêm định mệnh đó, sau dồn nén
uất ức nhiều năm tháng, một phút không làm chủ được bản thân, bà đã trở thành kẻ giết
chồng.
Ví dụ 2: Ám ảnh bạo hành.

Đó là một bi kịch cũng là nạn nhân của bạo hành gia đình. Ngày 23/03 tòa phúc thẩm
TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận kháng nghị Viện KSND Tp.Hồ Chí
minh, chuyển tội danh từ “ giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”sang tội “
giết người”, đồng thời tăng hình phạt từ 2 năm lên 5 năm tù đối với bị cáo N.T.M.N ( ngụ
quận Bình Tân Tp.Hồ Chí Minh).
Theo bản án sơ thẩm, vợ chồng bà N. và ông N.V.T có 4 người con. Năm 2006, do
nghi ngờ bà N. ngoại tình ông T. thường xuyên uống rượu say và tìm cách gây gổ đánh đập
vợ. Nhiều lần không chịu nổi bà cũng tính chuyện li dị nhưng thương con và nghe lời mẹ, bà
nhẫn nhịn bỏ qua cho yên cửa nhà. Tối 23/12/2010, sau khi uống rượu ông T. lại chửu mắng
vợ, bà N. lặng thinh, bỏ ra sau nhà nói chuyện với người thuê nhà của nhà bị cáo. Nghe chị
này nói có người thân đang nằm viện nhưng không biết đường đến thăm bà N. liền nhận lời
chở đi.
Tuy nhiên khi bà N. vào nhà dắt xe máy, ông T. không đồng ý nên lấy dao đâm thủng
lốp xe máy, sau đó vác xà beng chặn trước cửa dọa đánh vợ. Uất ức bà N. gọi các con về nói
chuyện ly hôn khiến ông T. dùng ghế đánh vào đầu vợ. Không cần suy nghĩ bà N. cầm con
dao, đâm nhiều nhát làm ông T. chết ngay sau đó.
Bạo lực gia đình ai cũng bất hạnh.
TT-58% phụ nữ được hỏi cho biết mình là nạn nhân của bạ lực gia đình. Phụ nữ - nạn
nhân của bạo lực – có đủ các biểu hiện của tình trạng trầm cảm cần can thiệp trị liệu như
buồn bã, khóc lóc, mệt mỏi , mất niềm vui, lo lắng bồn chồn, bi quan, thậm chí có ý nghĩ và
hành vi tự tử.
Sống trong các gia đình có bạo lực, trẻ em bị tổn thương tâm lý lâu dài. Còn ông
chồng cũng không mấy hạnh phúc. Ngoài chứng kiến xung đột trong nhà, trẻ em còn có thể
trở thành nạn nhân đòn roi của cha mẹ.
Những nghiên cứu rất đáng chú ý được công bố tại hội nghị quốc gia về bạo lực gia
đình, được tổ chức ở Hà Nội trong 2 ngày 27 và 28/09 đã nêu lên một thực trạng đáng buồn
như vậy.
Gần 36% trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình
Theo tác giả Nguyễn Bá Đạt- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội- trình bày tại
hội nghị, qua nhiều nghiên cứu 145 trẻ em độ tuổi từ 12 đến 15 ở xã Tân An, huyện Thanh

Hà, tỉnh Hải Dương và 52 cặp vợ chồng cố hành vi bạo lực gia đình- đối tượng của nghiên
cứu này có 36% trẻ trả lời có bạo lực gia đình tại gia đình mình.
Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sỗng trong gia đình bạo lực có nhiều khả năng bị rối nhiễu tâm
lý như lo âu, trầm cảm, rối nhiễu hành vi, trong đó trẻ vừa phải chứng kiến cảnh bạo lực giữa
cha mẹ vừa bị cha mẹ ngược đãi là đối tượng bị rối nhiễu tân lý nhiều nhất. Mức độ rối nhiễu
tâm lý có mối tương quan thuận với bạo lực gia đình. 16 trẻ sống trong 52 gia đình có bạo
lực (chiếm 30,8%) có hành vi gây hấn và 6 trẻ (chiếm 11,5%) thường xuyên có những hành
vi gây hấn với bạn bè và người khác.
Kết quả đáng quan tâm của nghiên cứu này còn là vấn đề những cặp vợ chồng trong gia đình
bạo lực không ( hoặc rất ít) nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng. 41/52 cặp vợ chồng (chiếm
78,8%) được phỏng vấn không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ cộng đồng mỗi khi họ có
hành vi bị chửi đánh nhau. Chỉ có 6 cặp vợ chồng trong số đó ( chiếm 9,6% ) thường xuyên
nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, không ít các trường hợp bệnh
nhân nhập viện vì trấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp
rất mam rợ và đáng thương tâm.Nhiều vụ ly hôn ra tòa là nguyên nhân của nạn bạo hành gia
đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh,
nguy hạn hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo hành
gia đình. Không chỉ thế, phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu tổn hại về sinh lý dưới tác động
của hành vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn thất cho việc giải quyết vấn đề giải quyết
bạo lực gia đình là không nhỏ, bao gồm nhiều khoản chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ luật pháp,
công an, tòa án, xã hội; cho công tác tuyên truyền, y tế, giáo dục . Đồng thời phụ nữ- nạn
nhân bạo lực gia đình sẽ giảm năng suất lao động, giảm khả năng tạo thu nhập và việc làm.
Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới
8.000 vụ ly hôn là nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh
viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hàng năm do bạo lực gia đình. Đối với tỉnh
Quảng Nam, hàng năm có trên 40% số vụ ly hôn mang yếu tố bạo lực gia đình, liên quan đến
bạo lực về thể xác, về tinh thần và chiếm số lượng lớn ( xấp xỉ 46% ) gồm cả yếu tố bạo lục
tinh thần và thể xác. Nhiều phụ nữ nhập viện, thương tích, chấn thương do hậu quả của nạn
bạo hành gia đình, có cả trường hợp nạn nhân được điều trị tại bệnh viện còn nhận cả những

lời đe dọa về tình và tính mạng, nhiều phụ nữ trú ngụ tại nhà tạm lánh để nhận được giúp đỡ.
Qua phân tích của các chuyên gia, thì tình trạng bạo lực gia đình nó bắt nguồn từ rất
nhiều nguyên nhân.
Cách tiếp cận với thuyết xung đột ,theo Teri Kwail Gamble và Micheal Gamble, mâu
thuẫn phát triển vì rất nhiều nguyên nhân và mang nhiều dạng khác nhau. Nó có thể xuất
hiện từ những nhu cầu tâm thế và niềm tin khác nhau của mỗi cá nhân ( Vũ Tuấn Huy
2003:17)
Theo Richard Gelles và Murray Straus, mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình là khá
phổ biến. Điều đó là do gia đình và một nhóm xã hội có đặc điểm duy nhất góp phần tạo ra
khung cảnh có xu hướng đến mâu thuẫn và bạo lực. Điều đáng chú ý là chính những đặc
điểm này cũng là những yếu tố tạo nên sự hòa thuận, thân mật, hạnh phúc gia đình. Biến đổi
xã hội làm cho đời sống gia đình có xu hướng mở rộng phạm vi và mức độ mâu thuẫn trong
lĩnh vực của đời sống hôn nhân và gia đình. Theo David Mace, điều đó không những là tất
yếu mà còn là sự cần thiết để nâng cao chất lượng của đời sống hôn nhân ( Vũ Tuấn Huy
2003: 20).
Hay theo lí thuyết gia huy nữ quyền và duy xung đột ghi nhận rằng, một nguyên nhân
sâu xa xung đột gia đình là gia đình xưa nay đã hợp tác hóa và duy trì sự thống trị của nam
giới.Các lí thuyết gia duy xung đột cũng xem gia đình là một đơn vị kinh tế góp phần cho sự
bất công xã hội. Gia đình là nền tảng cho sự chuyển giao quyền lực của cải và đặc quyền, đặc
lợi từ thế hệ này sang thế hệ khác ( Richard T. Schaefer 2005:456-457)
Từ các quan điểm thì ta đưa ra các nguyên nhân của BLGĐ để làm rõ hơn
những mâu thuẫn trong đó.
Rất khó để phân tích một cách rạch ròi các nguyên nhân gây nên BLGĐ. Lí do là ở
chỗ BLGĐ là hệ quả của tổng hợp của một loạt các yếu tố, các chiều tác động khác nhau từ
điều kiện kinh tế- xã hội khách quan đến nhận thức chủ quan của con người.Từ những nhân
tố về Văn hóa, gia đình đến những nhân tố về đạo đức và định hướng giá trị. (Lê Thị
Qúy,2000); Ngoài ra hành vi bạo lực là loại hành vi rất khó xác định do nó có thể xuất hiện
dưới nhiều dạng khác nhau, ở nhiều tình huống hoàn cảnh khác nhau, theo Phạm Thanh
Nhiễm là do các hành vi bạo lực xuất hiện từ trong gia đình đến ngoài xã hội, từ việc lớn đến
việc nhỏ, từ những bất ngờ ngẫu nhiên đến những quá trình lâu dài (Phạm Thanh

Nhiễm,1993)
Quan điểm cơ sở của bạo lực phụ thuộc vào sự phát triển về khí chất của từng cá
nhân, những người theo quan điểm này cho rằng cơ sở của bạo lực là do cấu tạo hệ thần kinh
(do sự mất cân bằng của hệ thần kinh nên xuất hiên hành vi bạo lực), là yếu tố tự nhên mà
mỗi cá nhân phải chịu trach nhiệm. Quan điểm này đã tuyệt đối hóa các yếu tố bẩm sinh mà
coi nhẹ các yếu tố xã hội.
Quan điểm khác trái ngược là quy cơ sở của hành vi bạo lực là do các yếu tố từ phía
xã hội hay các điều kiện khách quan( điều kiện sống, môi trường sống của cá nhân…)
Các nhóm nguyên nhân của BLGĐ:
Yếu tố nhận thức:
Sự thiếu hiểu biết của phụ nữ và nam giới về những quyền của phụ nữ: quyền bình
đẳng giới đă được thừa nhận trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam.
Từng chứng kiến cảnh BLGĐ khi còn là một đứa trẻ hoặc từng là nạn nhân của
BLGĐ khi còn là một đứa trẻ. Điều này thường làm hình thành nên ở nam giới thói quen nhìn
nhận BLGĐ như là một sự cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình.
Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc
định kiến về giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã thấm vào tiềm thức của các thế hệ và hiện
nay tàn dư của nó vẫn còn tồn tại và được „oil à một trong những nguyên nhân cơ bản nhất
của BLGĐ. Đó là những quan niệm như : nam ngoại, nữ nội, chồng chúa vợ tôi, nhất nam
viết hữu thập nữ thập viết vô… Những quan niệm này đã khiến ho người nam giới cho rằng
họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có toàn quyền chỉ huy, có quyền định đoạt mọi việc trong
gia đình, thậm chí có quyền “dạy vợ” nếu vợ làm trái ý mình, còn vai trò của người phụ nữ là
người “tề gia nội trợ” có trách nhiêm chăm lo đến gia đình, con cái người vợ phải hoàn toàn
phục tùng chồng, phải nuôi dạy con cái. Sự tồn tại của những quan niệm bất bình đẳng giới
này đã khiến cho nhiều người phụ nữ rất khó dứt bỏ hay tố cáo chồng mình vì sợ mang tiếng
“xấu chàng hổ ai” mà phải nhẫn nhục chịu đựng.
Cộng đồng, xã hội vẫn coi BLGĐ là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia
đình “ đèn nhà ai nhà nấy rạng” . Sự can thiệp của cộng đồng làng xóm chỉ mang tính chất
nhất thời. Dư luận xã hội vẫn chưa nhận thức lên án mạnh mẽ vấn đề BLGĐ như một tội ác,
vi phạm quyền phụ nữ.

Yếu tố kinh tế:
Khó khăn về kinh tế có thể làm nảy sinh BLGĐ đối với phụ nữ. Những cặp vợ chồng
phải bươn trải vất vả để kiếm sống thường có nhiều sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó
dễ nảy sinh mâu thuẫn làm căng thẳng ức chế về tinh thần dẫn đến tranh cãi trong gia đình và
cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ.
Còn đối với một số nam giới, việc sống trong nghèo đói, thiếu việc làm khiến họ dễ phát sinh
stress, trạng thái thất vọng vì họ không thể sống đúng vai trò được xã hội xác định là người
trụ cột trong gia đình.
Tệ nạn xã hội: Rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm…
Hầu hết những nghiên cứu về BLGĐ ở Việt Nam chỉ ra rằng các tệ nạn xã hội như
rượu chè, cờ bạc, ma túy…là những nguy cơ phổ biến góp phần gây ra BLGĐ.Khi sử dụng
các chất kích thích như rượu, ma túy…nam giới có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng
hành vi bạo lực,chẳng như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập,hành hạ
vợ con,bắt vợ phải đưa tiền đi uống rượu và chơi cờ bạc hay những người chồng chích ma túy
khi lên cơn nghiện không được thỏa mãn hoặc không được vợ đưa tiền nên gây ra bạo lực đối
với vợ con.
Sự xuất hiện của những hình thức giải trí không lành mạnh như karaoke, bia ôm, mại
dâm và các hiên tượng như: bồ bịch, ngoại tình dẫn đến hậu quả người chồng gây ra bạo lực
với vợ như: lạnh nhạt, bỏ mặc, thậm chí đánh đập vợ tàn nhẫn.
Mâu thuẫn gia đình:
Những mâu thuẫn gia đình như vợ không đáp ứng được nhu cầu tình dục của chông,
do chồng ghen tuông, do vợ hay chồng không hài lòng với mối quan hệ của người kia, do vợ
không sinh được con trai…cũng dẫn đến nguy cơ BLGĐ đối với phụ nữ.
Sự tham gia mờ nhạt của chính quyền và các tổ chức đoàn thể.
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định tương đối đầy đủ quyền được bảo
vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, uy tín, nhân phẩm của công dân chống mọi hành
vi bạo lực nói chung và bạo lực gia đình nói riêng ( quy định trong Hiến pháp, Luật hình sự,
Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình…) nhưng trên thực tế, chế tài dành cho những kẻ có
hành vi BLGĐ nhìn chung vẫn chưa thỏa đáng và chưa đủ mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi và xóa
bỏ BLGĐ, việc áp dụng chế tài dân sự buộc người chồng có hành vi bạo lực với vợ phải bồi

dưỡng thiệt hại cho vợ là điều khó thực hiện, việc phạt hành chính trong lĩnh vục hôn nhân và
gia đình tỏ ra không phù hợp.
Các quan niệm truyền thống về sự bất bình đẳng giới chi phối một cách đáng kể phản
ứng và hành động tập thể chống lại BLGĐ không chỉ của cộng đồng dân cư rộng lớn mà còn
của cả các thế hệ, chính quyền và các đoàn thể. Chính quyền và các cơ quan pháp luật vẫn coi
BLGĐ chỉ là việc riêng tư của mỗi gia đình. Tòa án và chính quyền chỉ hòa giải và pháp luật
chỉ can thiệp khi BLGĐ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho phụ nữ. Trong khi Luật
pháp và dư luận lên án mạnh mẽ hành vi hiếp dâm, giết hại phụ nữ, buôn bán phụ nữ thì
BLGĐ cho đến nay vẫn còn bị coi nhẹ.
Sự thiếu nhạy cảm về giới và sự hạn chế về hiểu biết pháp luật của đoàn thể xã hội đã
dẫn đến kết quả là người phụ nữ - nạn nhân không tìm thấy sự ủng hộ hiệu quả khi họ bị bạo
lực. Điều này làm cho các phản ứng chống lại bạo lực của phụ nữ càng trở nên đơn lẻ và yếu
đuối.
Trong tất cả các yếu tố trên, yếu tố được coi là nguyên nhân gốc rễ và là yếu tố căn
bản nhất gây ra nạn BLGĐ đối với phụ nữ là yếu tố nhận thức. BLGĐ đối với phụ nữ chính
là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới trong gia đình, là sản phẩm của chế độ gia trưởng.
Các yếu tố khác nhau như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình hay sự tham gia mờ nhạt
của chính quyền thực chất chỉ là yếu tố làm gia tăng nguy cơ của BLGĐ đối với phụ nữ.
Chính vì vậy để giải quyết được triệt để BLGĐ đối với phụ nữ, chúng ta cần phải giải quyết
yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng.
Một số quan điểm khác của thuyết xung đột có liên quan đến vấn đề này được dựa
trên vấn đề bất bình đẳng giới. Một số nhà theo thuyết bình quyền cho rằng nơi nào bất bình
đẳng giới tồn tại thì nơi đó có một hệ thống xã hội gia trưởng bởi nó điều chỉnh và chấp nhận
tình trạng BLGĐ như là một trong rất nhiều hình thức của việc nô dịch hóa phụ nữ trước nam
giới. Về phần cơ bản nam giới thường bảo vệ nguồn lực vượt trội của mình trước những
người yếu thế hơn và rất nhiều nguồn lực trong số đó đã chỉ ra rằng người phụ nữ “ nên an
phận ở vị trí của mình”.
Những con số của các cuộc điều tra có thể chứng minh được tình trạng BLGĐ trở nên bức
xúc hơn:
Ở Việt Nam: Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới năm 1999, ở một số tninhr trung

bình có khoảng 30% phụ nữ bị đánh đập lạm dụng hay bị cưỡng bức theo nhiều hình thức,
phần lớn do những người thân quen, chồng và những người thân quen trong gia đình; 15%
các bà vợ bị ông chồng đánh; còn 80% bị chồng chửi mắng; hơn 70% bị chồng bỏ mặc; gần
10% bị cấm tham gia các hoạt động của xã hội; gần 20% bị chồng cưỡng bức quan hệ tình
dục.
Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao của 18 tỉnh thành phố trong những năm
1992-2000, tại những địa phương này đã xảy ra 11.630 vụ BLGĐ.
Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam ( do tổng cục thống kê với
sự hỗ trợ của WHO ), năm 2010 đã đưa ra những phát hiện{ tổng cục thống kê 2010:
51\,#188:} như :
Kết hợp 3 loại bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần: 58% phụ nữ từng kết hôn cho
biết rằng họ đã từng bị ít nhất 1 trong 3 loại bạo lục trong cuộc đời; 27% cho biết họ đã từng
bị cả 3 loại bạo lực trên trong vòng 12 tháng trứơc điều tra.
Đây là những con số biết nói, để ta có thể thấy được những hậu quả và những nguy
hại của BLGĐ.
Qua những phân tích ký giải về tình trạng BLGĐ thì mọi người trong chúng ta ai cũng hiểu
được một phần ít hay nhiều của nạn BLGĐ.Nó luôn là một vấn đề gây được sự quan tâm của
dư luận. Nhưng qua thời gian thì xã hội có nhiếu sự biến đổi và cũng đã nhận được nhiếu sự
quan tâm của các ban ngành các cơ quan chức năng tham gia vào làm cho xu hướng của
BLGĐ có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Trước đây có xảy ra nhiều vụ BLGĐ vớ rất nhiều những nguyên nhân, đôi lúc chỉ là
bột phát hay đang còn nặng nề tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ, quyền lực được thể
hiện rất rõ trong gia đình như người chồng có quyền hành hạ vợ mình. Đặc biệt nhận thức
của con người chưa được nâng cao. Mặt khác, công tác tuyên truyền , phổ biến, giáo dục về
hành vi BLGĐ, sự tham gia của cộng đồng cho vấn đề xã hội này còn hạn chế , chưa thật sự
đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên; lực lượng tham gia công tác này còn thiếu về số lượng,
chưa được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có hành vi BLGĐ nguy hiểm. Hiện nay thì
xã hội đã phát triển hơn, các xu thế tiến bộ , các quan niệm cũng không còn nặng nề lắm nên
điều đó cũng đã giảm bớt được phần nào bạo lực trong gia đình. Nhà nước có sự quan tâm
hơn, ngoài ra còn có nhiều các dịch vụ xã hội cơ quan ban nghành vào cuộc nhiệt tình để có

thể hạn chế đi vấn nạn của xã hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây dù được hạn chế nhưng nạn BLGĐ vẫn chưa
đựơc ngăn chặn.Nó vẫn là một vấn đề đau đầu của xã hội, sự mâu thuẫn giữa gia đình và xã
hội rất khó giải quyết.Đáng chú ý hơn là khi xã hội phát triển một cách tiến bộ nhưng ở các
gia đình đặc biệt là các gia đình gia trưởng vẫn còn những quy tắc khó có thể được thuyết
phục, xã hội hóa nó đi được, nên rất bất tiện trong lĩnh vực này.
Nhà nước đã có sự quan tâm hơn đối với vấn đề bạo lực trong gia đình:
Trước những hậu quả để lại khá nghiêm trọng của nạn bạo hành thì năm 2007, nhà
nước ta đã ban hành Luật phòng, chống BLGĐ đó là Luật số 02/2007/QH 12 của Quốc hội
lần này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2008. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật này, Luật này đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kì họp
thứ 2 thông ngày 21/11/2007, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã kí. Trong Luật này
gồm 6 chương 46 điều, quy định phòng ngừa BLGĐ, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; trách
nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan , tổ chức trong phòng, chống BLGĐ và xử lý vi phạm
pháp luật về phòng, chống BLGĐ. Nghị định quy định xử phạt hành chính trong BLGĐ được
ban hành. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống BLGĐ
sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100000 đồng đến mức cao nhất là 30 triệu đồng.
Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tước chứng chỉ hành
nghề,…Và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định được đưa vào trong giáo dục
nếp sống, sinh hoạt gia đình, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng gắn với phương
châm giáo dục đối với các tác nhân chính trong hành vi BLGĐ là người chồng “ mình là đàn
ông mình chống BLGĐ”. Biện pháp này đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho các tác
nhân chính trong BLGĐ hành xử ngày càng văn hóa với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Một bài báo về dân số, số ra vào thứ 2, 27/08/2012,10:06 (GMT+7 ) về vấn đề “ ứng phó
với bạo lực”
Giadinh.net.Bộ văn hóa, thể thao & du lịch phối hợp với quỹ dân số Liên Hợp Quốc
( UNFPA) tổ chức Hội thảo khởi động và kí kết dự án “xây dựng ứng phó quốc giia đối với
bạo lực gia đình” ngày 24/08 tại Hà Nội.
Dự án có tổng kinh phí dự kiến là 1.846000USD hướng tới mục tiêu giải quyết bạo
lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới Việt Nam.

Theo nghiên cứu: 1/3 phụ nữ có chồng bị bạo lực:
Tại Hội thảo UNFPA đã đánh giá rất cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính phủ Việt Nam, sự
ủng hộ của các cơ quan tài trợ trong vấn đề giải quyết BLGĐ và bạo lực trên cơ sớ giới trong
thời gian qua. Đó chính là tiền đề để UNFPA hợp tác chặt chẽ với Chính Phủ Việt Nam vì
tiến bộ của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới thông qua văn bản ký kết thực hiện dự án “ xây
dựng ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình” với bộ văn văn hóa, thể thao & du lịch.
Số liệu từ nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam do tổng cục
thống kê 2010 cho thấy, cứ 3 phụ nữ có chồng thì có một người cho biết đã từng bị chồng bạo
lực về thể xác ( hoặc bạo lực tình dục ).
Nghiên cứu này là một trong những bước tiến vượt bậc trong nỗ lực của Việt Nam
nhằm chấm dứt BLGĐ và tăng cường các biện pháp can thiệp cũng như giúp đỡ các phụ nữ
bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây về nhận thức của nam giới và bạo lực
trên cơ sở giới cho thấy rằng thái độ và hành vi đề cao nam giới tiếp tục là cơ sở duy trì sự
bất bình đẳng giới. Vì lẽ đó, việc cần phải làm là thu hút nam giới và trẻ em tham gia phòng,
chống bạo lực, thúc đẩy một xã hội bình đẳng.
Nhận định: Sẽ không thể bình đẳng nếu giải quyết được bạo lực
Bà Mandeep K.O’Brien, quyền trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho rằng BLGĐ có tác
động sâu sắc tới sự gắn kết xã hội, tính tự cường của các cộng đồng, cũng như tới tăng cường
kinh tế và giảm nghèo. Sẽ không thể đạt được bình đẳng giới nếu không giải quyết được vấn
đề BLGĐ.
Để thực hiện dự án có hiệu quả theo Bà Mandeep K.O’Brien, hai bên cần nỗ lực thực hiện 4
nhiêm vụ cơ bản bao gồm: Thứ nhất là xây dựng một khung kế hoạch, giám sát đánh giá,
thiết lập một cơ chế phối hợp liên ngành để đưa các chính sách và pháp luật liên quan vào
cuộc sống nhằm đảm bảo rằng tất cả nạn nhân của BLGĐ được tiếp cận các dịch vụ y tế có
chất lượng, được che chở an toàn, được bảo vệ. Việc này sẽ giúp tạo ra sự khác biệt trong
cuộc sống của người phụ nữ của gia đình và cộng đồng nơi họ đang sống.Thứ 2 là thực hiện
gói biện pháp phân biệt tối thiểu bao gôm cả các biện pháp phòng, chống, can thiệp cho cả
nạn nhân và người thực hiện hành vi BLGĐ, đồng thời cần có sự phối hợp rộng rãi, chặt chẽ
hơn giữa tất cả các bên liên quan nhằm giải quyết vấn đề BLGĐ. Thứ 3 là hỗ trợ hơn nữa
trong việc thuyết phục nam giới và trẻ em trai thực hiện vai trò quan trọng của họ trong việc

phòng, chống bạo lực với phụ nữ, cũng như bảo vệ, tôn trọng phụ nữ. Nhiệm vụ cuối cùng là
phải xem vấn đề BLGĐ với một tầm nhìn rộng hơn là giải quyết các hình thức bạo lực khác
trên cơ sở giới như quấy rối tình dục, bạo lực phụ nữ ở nơi làm việc, hoặc bạo lực với trẻ em
gái ở nơi trường học.
“Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trơ đất nước để đảm bảo phát triển cân
bằng, công bằng, bền vững và không một ai bị bỏ lại phía sau quá trình phát triển, bao gồm
cả các nhóm dân số dể bị tổn thương nhất, thiệt thòi nhất. Đầu tư cho dân số và bình đẳng
giới là đầu tư cho một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Bạo lực đối với phụ nữ, dù baats
kể hình thức nào, bối cảnh hay hoàn cảnh nào đều không thể khoan dung,không có ngoại lệ,
không cáo lỗi và không trì hoãn”
Bà Mandeep K.O’Brien
(Quyền trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam)
Từ những công trình nghiên cứu và được sự quan tâm của rất nhiều các tổ chức trong và và
ngoài nước cùng chung tay vào vấn đề BLGĐ, thì có thể trong một thời gian không xa nạn
BLGĐ sẽ có sự thay đổi vượt bậc, theo xu hương tích cực hơn, tiến bộ hơn ở tất cả các vùng
trên cả nước mà đặc biệt là gia đình- một tế bào của xã hội nay. Sự bức xúc của vấn đề này
thật đáng quan tâm, ai tìm hiểu thì sẽ biết nó như thế nào, chưa nói đến người mà trực tiếp là
nạn nhân của tình trạng của BLGĐ.Qua những nghiên cứu thì ta sẽ thấy rõ hơn, phát triễn về
mọi mặt, vấn đề ngày càng có tính thuyết phục hơn trong tương lai.
Khi tìm hiểu phân tích về chủ đề lựa chọn của mình là tình trạng BLGĐ thì ta mới có
thể hiểu rõ hơn đây là một vấn đề không dể một sớm một chiều có thể giai quyết được, thật
thương tâm cho những số phận ở trong cuộc- nạn nhân của nạn BLGĐ. Họ cũng là một con
người sao họ lại phải chịu cảnh đời như vậy, đúng là “mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”,
cuộc sống của mỗi gia đình không giống nhau, ai cũng có quyền sống, quyền được bình đẳng,
ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc của riêng mình. Trong xã hội ngày nay đã có những
tiến bộ hơn, cuộc sống cơm no áo ấm, gia đình hòa thuận, con cái giỏi giang, nhưng xen kẽ
trong xã hội đó cũng có những gia đình tồn tại bên trong đó là những tiếng khóc than, kêu
cứu từ những trận đòn của kẻ hành hung, người mà chỉ biết lấy người khác ra để mà xả những
bực dọc trong mình. Thật không thể chấp nhận được.
3. Kết Luận

Bạo lực gia đình là một vấn đề cấp thiết mang tính tời sự cao nên để ngày càng giảm
thiểu thấp nhất nạn BLGĐ,đảm bảo an sinh xã hội, cả cộng đồng cần phải chung tay giải
quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Cùng với sự
vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, hội, đặc biệt là hội phụ nữ;
của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà Nước, của hệ thống Luật phòng, chống
BLGĐ,nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống
BLGĐ; của công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội thì tác nhân gây BLGĐ cần được giáo
dục và đi đến nhận thức được rằng nạn bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội, đã
có sự can thiệp của các cấp chính quyền, và đó là hành vi phi nhân bản, xa rời mục tiêu
phát triển con người trong xã hội hiên đại. Riêng đối với cá nhân là nạn nhân BLGĐ cần
phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, với các
lực lượng, đoàn thể xã hội để giải quyết vấn nạn xã hội này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non song gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng
như già, ra sức dệt thêu mà nên tốt đẹp, rực rỡ”. Vì vậy, mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy
góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn BLGĐ đối với phụ nữ nói riêng, bạo lực gia đình nói chung,
góp phần xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, văn minh.
Tài liệu tham khảo:
1- Xã hội học gia đình.Lê Thái Thị Băng Tâm.hà Nội 2012;
2- Những vấn đề xã hội học.Thanh Lê (tạp chí văn hóa và văn nghệ với gia
đình,số1/1995).

×