Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Ứng Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Công Nghiệp Xi Măng Trường Hợp Nhà Máy Xi Măng Lưu Xá, Thái Nguyên.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.7 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---***---

NGUYỄN THỊ THANH LAN

ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP XI MĂNG: TRƯỜNG HỢP NHÀ
MÁY XI MĂNG LƯU XÁ, THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. LÊ THU HOA


Hà Nội – 2014

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu và học tập tại khoa Quản Lý
Tài Nguyên Môi Trường và Đô Thị, Viện đào tạo Sau đại học, trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân. Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến q
thầy cơ giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 21 chuyên ngành quản lý kinh
tế và các thành viên trong lớp CH21Q đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi
trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thu Hoa, là người
đã trực tiếp hướng dẫn cho tơi thực hiện hồn thành luận văn. Tơi cũng xin cảm ơn
xí nghiệp xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên đã giúp đỡ để tơi có được những thơng tin
cần thiết phục vụ nội dung luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln động viên và
ủng hộ để tơi hồn thành tốt luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH TRONG CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG...........................................................................4
1.1 Cơ sở lý luận về SXSH trong công nghiệp..........................................................4
1.1.1 Khái niệm SXSH..............................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm của SXSH.........................................................................................4
1.1.3 Các giải pháp về sản xuất sạch hơn..................................................................5
1.1.4 Lợi ích của sản xuất sạch hơn...........................................................................7
1.1.5 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn..............................................................9
1.1.6 Sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng.....................................10
1.2 Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trên thế
giới và ở Việt Nam hiện nay....................................................................................22
1.2.1 Kinh nghiệm thế giới......................................................................................22
1.2.2 Tình hình ứng dụng SXSH ở Việt Nam..........................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ÁP DỤNG
SXSH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN..........................32
2.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá.............................................................32
2.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy xi măng Lưu Xá...............................................32
2.1.2 Tổng quan về sản xuất....................................................................................34
2.2 Thực trạng áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá...................................43
2.2.1 Các giải pháp khơng tốn chi phí và chi phí thấp.............................................47
2.2.2 Các giải pháp SXSH đầu tư lớn......................................................................49
2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá......50
2.3.1 Những thành tựu mà nhà máy đã đạt được kể từ khi thực hiện SXSH............50
2.3.2 Những hạn chế cịn tồn tại trong q trình thực hiện SXSH và nguyên nhân

của những hạn chế đó..............................................................................................55


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG SXSH
ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG ĐẾN NĂM 2020.....................59
3.1 Chính sách phát triển SXSH ở Việt Nam...........................................................59
3.1.1 Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020....................59
3.1.2 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh......................................................60
3.1.3 Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030................................................................................................................. 62
3.1.4 Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020..................63
3.2 Định hướng đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái
Nguyên.................................................................................................................... 63
3.3 Giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá trong thời
gian tới.....................................................................................................................65
3.4 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng..........................................................67
3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước............................................................................67
3.4.2 Kiến nghị đối với Bộ Công Thương...............................................................70
3.4.3 Kiến nghị đối với tỉnh Thái Nguyên...............................................................73
KẾT LUẬN............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1 : Suất tiêu thụ nguyên liệu của sản xuất clinker và xi măng........................15
Bảng 2 : Tiêu thụ năng lượng trong sản xuất xi măng.............................................17
Bảng 3 : Phát thải và tác động môi trường...............................................................20
Bảng 4 : Tiềm năng SXSH ở Việt Nam...................................................................21
Bảng 5: Tiêu chuẩn phát thải đối với ngành công nghiệp xi măng..........................28
Bảng 6: Tình hình thực hiện SXSH trên tồn quốc 2013.........................................31

Bảng 7: Tình hình sản xuất và kinh doanh nhà máy xi măng Lưu Xá giai đoạn 20122013 và kế hoạch 2014............................................................................................38
Bảng 8: Sản lượng clinker và xi măng của nhà máy từ 2006 – 2013.......................38
Bảng 9: Định mức vật tư cho sản xuất clinker – xi măng năm 2013.......................39
Bảng 10: Đặc tính dịng thải (tính cho 1 tấn sản phẩm xi măng tại thời điểm trước
khi thực hiện SXSH, 2006)......................................................................................42
Bảng 11: Đội SXSH của nhà máy...........................................................................44
Bảng 12: Các giải pháp SXSH và kết quả thực hiện trong giai đoạn 1 (từ 5/2007 đến
11/2008)..................................................................................................................45
Bảng 13 : Các giải pháp SXSH và kết quả thực hiện trong giai đoạn 2 (từ 12/2007 –
7/2008).................................................................................................................... 47
Bảng 14: So sánh mức tiêu thụ tài nguyên trước và sau SXSH...............................51
Bảng 15: Chỉ tiêu về môi trường tại nhà máy trước và sau SXSH...........................52
Bảng 16: Tình hình nghỉ ốm của cơng nhân............................................................53
Bảng 17: Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng Lưu Xá. .54
năm 2013................................................................................................................. 54
Hình 1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH tại cơ sở sản xuất....................................10
Hình 2: Quy trình sản xuất xi măng.........................................................................14
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy.................................................33
Hình 4: Sơ đồ tóm tắt các cơng đoạn sản xuất.........................................................34
Hình 5: Sơ đồ dịng chi tiết......................................................................................41


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Sản xuất sạch hơn” là khái niệm đã rất quen thuộc và trở thành xu hướng
chung của các nước trên thế giới. “Sản xuất sạch hơn” được áp dụng với mục đích
giảm phát thải vào mơi trường tại nguồn trong các q trình sản xuất, đó là cách tiếp
cận chủ động theo hướng dự đốn và phịng ngừa ơ nhiễm từ chất thải phát sinh

trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này
còn khá lạ lẫm. Các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp
vừa và nhỏ hầu như vẫn chưa nhận thức rõ về khái niệm sản xuất sạch hơn cũng
như những lợi ích mà nó mang lại, bởi thế họ vẫn chưa có sự quan tâm và thực hiện
nghiêm túc trong vấn đề này . Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu và nâng cao
nhận thức về sản xuất sạch hơn đóng vai trị hết sức quan trọng trong đẩy mạnh ứng
dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam.
Sản xuất sạch hơn bắt đầu triển khai ở nước ta từ năm 1998, tuy nhiên, ban
đầu tập trung chủ yếu trong một số ngành công nghiệp như dệt – nhuộm, thực
phẩm. Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng một trong những nhóm ngành tiêu
thụ tài nguyên thiên nhiên lớn và gây các tác động xấu tới môi trường thì vấn đề này
mới chỉ được quan tâm tại một số doanh nghiệp trong những năm gần đây, trong đó,
đi tiên phong về sản xuất sạch hơn trong nhóm ngành này phải kể đến ngành công
nghiệp sản xuất xi măng mà tiêu biểu là nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên,
một doanh nghiệp đã ứng dụng khá thành công trong lĩnh vực này. Thông qua việc
nghiên cứu đề tài : “Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi
măng: trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên” để làm rõ những
thành tựu và hạn chế của nhà máy trong ứng dụng sản xuất sạch hơn, từ đó đề xuất
định hướng và giải pháp để đẩy mạnh áp dụng sản xuất sạch hơn đối với nhà máy xi
măng Lưu Xá nói riêng và các cơ sở sản xuất xi măng nói chung.

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

Làm rõ cơ sở lý thuyết về sản xuất sạch hơn và việc áp dụng sản xuất sạch
hơn trong ngành công nghiệp xi măng.



2

-

Phân tích thực trạng ứng dụng sản xuất sạch hơn của nhà máy xi măng Lưu
Xá.

-

Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường của việc ứng dụng sản xuất
sạch hơn của nhà máy

-

Đề xuất định hướng các giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH tại nhà máy xi
măng lưu xá giai đoạn đến năm 2020.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công
nghiệp xi măng
-

Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi nội dung: những nội dung cơ bản về sản xuất sạch hơn và ứng dụng trong
công nghiệp sản xuất xi măng.
Phạm vi không gian: nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên
Phạm vi thời gian : nghiên cứu sẽ được thực hiện đối với giai đoạn từ năm 2007 2013

4.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
-

Thu thập các tài liệu tổng quan về SXSH và về ngành sản xuất xi măng cũng
như các tác động môi trường của các nhà máy sản xuất xi măng.

-

Thu thập tài liệu trong và ngồi nước về tình hình áp dụng SXSH trong sản
xuất xi măng

-

Thu thập thông tin về nhà máy xi măng Lưu Xá: về tình hình sản xuất, thực
trạng áp dụng SXSH tại nhà máy

Phương pháp điều tra thực địa
Tham quan nhà máy xi măng Lưu Xá, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu và xem
xét hoạt động, tìm hiểu quy trình cơng nghệ cho các cơng đoạn sản xuất, các giải
pháp SXSH mà nhà máy đã thực hiện.



3

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
-

Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về tình hình sản xuất, thực

trạng ơ nhiễm, đánh giá kết quả áp dụng SXSH
Phương pháp chuyên gia
Tham vấn từ các chuyên gia về SXSH nhằm hoàn thiện các giải pháp SXSH đề
xuất

5.

Những đóng góp khoa học của luận văn
-

Trên phương diện lý luận: tổng quan có chọn lọc về cơ sở lý luận của sản

xuất sạch hơn đối với ngành công nghiếp sản xuất xi măng.
-

Trên phương diện thực tiễn: phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng sản xuất

sạch hơn tại nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên, làm rõ những kết quả đạt
được cũng như hạn chế và nguyên nhân của những kết quả hạn chế đó. Từ đó đưa ra
một số đề xuất định hướng và các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng SXSH đối với nhà
máy xi măng Lưu Xá nói riêng và các cơ sở sản xuất xi măng nói chung cũng như
một số kiến nghị với các cơ quan bộ ngành có liên quan.


6.Kết cấu luận văn: gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp sản
xuất xi măng
Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng
Lưu Xá, Thái Nguyên
Chương III: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH giai đoạn đến năm
202


4

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH
TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
1.1 Cơ sở lý luận về SXSH trong cơng nghiệp
1.1.1 Khái niệm SXSH
Theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc ( United Nations Evironment
programme - UNEP) : sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phịng
ngừa tổng hợp về mơi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm
nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo tồn ngun liệu và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và độc tính của tất cả các chất
thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và
phát triển các dịch vụ.

1.1.2 Đặc điểm của SXSH
-


SXSH khơng chỉ là một chương trình nhằm đổi mới cơng nghệ/thiết bị, cắt
giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện mơi trường mà SXSH cịn là cơng
cụ để quản lý doanh nghiệp nhằm kiểm sốt quá trình tốt hơn; sử dụng hiệu
quả nguyên vật liệu và năng lượng; ngăn ngừa và giảm ô nhiễm ngay từ đầu
nguồn. Như vậy, SXSH giúp hài hịa lợi ích kinh tế - môi trường – xã hội.

-

SXSH áp dụng được cho mọi quy mô doanh nghiệp từ doanh nghiệp gia đình
cho tới tập đồn đa quốc gia.

-

SXSH khơng nhất thiết là phải đầu tư nhiều tiền. Chỉ cần thực hiện các biện
pháp quản lý nội vi (chi phí thấp) đã có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng
kể chi phí.


5

-

Thực hiện SXSH địi hỏi doanh nghiệp phải có cam kết, quyết tâm và sự
tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi người trong doanh nghiệp; thực
hiện đúng trình tự, phương pháp; duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục.

-

SXSH giúp doanh nghiệp tiết giảm được mức sử dụng nguyên liệu và các
đầu vào khác.


-

SXSH cung cấp cơ hơi trực tiếp để giảm chi phí sản xuất.

1.1.3 Các giải pháp về sản xuất sạch hơn
1.1.3.1 Giảm chất thải tại nguồn
-

Quản lý nội vi: là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.
Quản lý nội vi khơng địi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay
sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là
khắc phục các điểm rị rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng
để tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan
tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.

-

Kiểm soát quá trình: tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu
hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số
của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ…cần được
giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản
lý nội vi, việc kiểm sốt q trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh
đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.

-

Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi ngun liệu
cịn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu

suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng
của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.

-

Cải tiến thiết bị: là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
thơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích
thước kho chứa, là việc bảo ơn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các


6

bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để
thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.
-

Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả
hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet
sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giair pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các
giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc
dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các
giải pháp khác.

1.1.3.2 Tuần hoàn
-

Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho
q trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước
giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.


-

Tạo ra các sản phẩm phụ: là việc thu thập (và xử lý) các dịng thải để có
thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay
làm các chất độn thực phẩm.

1.1.3.3 Thay đổi sản phẩm
-

Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng
cơ bản của sản xuất sạch hơn.

-

Đổi mới sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản
phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái
nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn
đề về mơi trường cũng như các chi phí để sơn hồn thiện nắp đậy đó. Cải
thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và
lượng hóa chất độc hại sử dụng.

-

Cải tiến bao gói: vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo
vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cactông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ vật dễ vỡ.


7


1.1.4 Lợi ích của sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé,
tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh
nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%, bởi các
doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất
nguyên vật liệu vào sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn
định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. Những lợi ích cụ thể:

1.1.4.1 Lợi ích đối với doanh nghiệp
-

Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng
Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng

ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải
bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan
trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn.
-

Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc hủy

hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại
hóa mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ mơi trường. Các kế
hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh mơi trường có lợi về
doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng
hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
-

Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện

Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn

đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi
bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở ra được
nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và
có thể bán ra với giá cao hơn.
Các doanh nghiệp thực hiện SXSH sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn mơi trường, ví
dụ như ISO14001, hoặc các u cầu của thị trường như nhãn sinh thái.


8

Thực hiện đánh giá SXSH sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường
như ISO 14001 dễ dàng hơn.
-

Tạo nên hình ảnh cơng ty tốt hơn
SXSH phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn, Không

cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và các cơ quan
hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
-

Môi trường làm việc tốt hơn
Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một mơi trường làm việc sạch và an

tồn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo điều kiện
làm việc thích hợp thơng qua thực hành SXSH, bạn có thể làm tăng ý thức của các
cán bộ đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ
giúp cho doanh nghiệp của bạn tăng khả năng cạnh tranh.

-

Tuân thủ môi trường tốt hơn
Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở

nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này thường yêu cầu
việc lắp đặt các hệ thống kiểm sốt ơ nhiễm phức tạp và đắt tiền. SXSH hỗ trợ cho
việc xử lý các dịng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một
cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. SXSH dẫn đến việc giảm chất thải, giảm
lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vịng trịn.

1.1.4.2 Lợi ích của SXSH đối với xã hội
Áp dụng SXSH khơng chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà cịn mang
lại lợi ích cho tồn xã hội. Những lợi ích về mơi trường và xã hội mà SXSH mang
lại đó là:
-

Giảm phát thải ra mơi trường qua đó cải thiện môi trường sống

-

Giảm sử dụng tài nguyên và năng lượng dẫn đến giảm khai thác nguyên liệu
hóa thạch

-

Cải thiện mơi trường qua đó cải thiện sức khỏe của người lao động và cộng
đồng dân cư



9

1.1.5 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn
Bước 1: Khởi động
-Cam kết thực hiện của lãnh đạo và tham gia của toàn sở
-Thành lập đội SXSH
-Lập danh mục các bước sản xuất và đơn vị sản xuất, chọn trọng tâm đánh giá
SXSH
Bước 2: Phân tích các cơng đoạn sản xuất
-Xác định lượng chất thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất và nguyên nhân
phát sinh.
-Xác định chi phí của các dịng chất thải
Bước 3: Phát triển các cơng đoạn SXSH
-Xác định giải pháp nhằm giảm lượng chất thải từ các công đoạn sản xuất
-Phân loại các giải pháp thành
 Giải pháp không cần đầu tư, giải pháp đầu tư thấp.
 Giải pháp dầu tư lớn cần nghiên cứu khả thi.
 Giải pháp khó thực hiện
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
-Tiến hành nghiên cứu khả thi cho các giải pháp đầu tư lớn
-Chọn các giải pháp để thực hiện bao gồm:
 Giải pháp không cần đầu tư, giải pháp đầu tư thấp
 Giải pháp đầu tư lớn khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường
-Xếp thứ tự ưu tiên cho các giải pháp
Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Thực hiện các giải pháp theo thứ tự ưu tiên
(1) Giải pháp không cần đầu tư, giải pháp đầu tư thấp
(2) Giải pháp đầu tư lớn khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và mơi trường
Bước 6: Duy trì sản xuất sạch hơn
Thiết lập hệ thống quản lý môi trường đơn giản nhằm :

-

Giám sát và đánh giá kết quả


10

-

Phát hiện và thực hiện các giải pháp SXSH mới

Hình 1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH tại cơ sở sản xuất
(Nguồn: Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp của Bộ Công Thương)

1.1.6 Sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng
1.1.6.1 Tổng quan về ngành công nghiệp xi măng
Tiêu dùng xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và
là động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số
nước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia…trên thế giới
hiện có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng.
Hiện nay, sản lượng xi măng trên thế giới trung bình khoảng trên 3 tỷ tấn 1
năm. Ba nước sản xuất xi măng nhiều nhất thế giới cũng chính là 3 quốc gia đơng
dân nhất hành tinh đó là Trung Quốc (1,8 tỷ tấn), Ấn Độ (220 triệu tấn), Mỹ (63,5
triệu tấn), chiếm hơn một nửa tổng sản lượng xi măng thế giới (theo số liệu thống
kê của ngành xi măng thế giới 2010).


11

Tại Việt Nam, xi măng là một trong những ngành cơng nghiệp được hình

thành sớm nhất cùng với một số ngành như ngành than, dệt, đường sắt. Trong hai
thập kỷ qua, năng lực sản xuất của Việt Nam đã tăng lên 13 lần. Trong 5 năm qua,
sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn do
việc phê duyệt kế hoạch chiến lược cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2020, vào ngày 16/5/2005. Kết quả là, Việt Nam đã trở thành nhà sản
xuất xi măng lớn nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ( theo
Tổng cục Mơi trường năm 2011).
Hiện nay có khoảng 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong
ngành xi măng, với tổng công suất đạt khoảng 68,5 triệu tấn/năm ( theo số liệu
thống kê năm 2013). Trong khi đó nhu cầu trong nước liên tục sụt giảm, nguyên
nhân là do thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án phải dừng hoạt động,
giãn tiến độ nên nhu cầu xi măng xụt giảm mạnh. Các nhà máy chỉ hoạt động cầm
chừng, giá nguyên liệu đầu vào lại cao, chi phí vay lãi lớn do đầu tư xây dựng nhà
máy xi măng khá tốn kém, vì vậy, nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.
Năm 2012 ngành công nghiệp xi măng tiêu thụ 53,61 triệu tấn xi măng trong đó tiêu
thụ nội địa đạt 45,5 triệu tấn giảm 8% so với năm 2011, xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn.
Trong tương lai, tổng sản lượng dự kiến dẽ tăng lên 84 triệu tấn vào năm 2015 và
121 triệu tấn vào năm 2020 (theo Bộ Công Thương, 2011). Như vậy cung đã vượt
cầu khá nhiều. Bắt đầu từ năm 2013 ngành xi măng đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy
nhiên ngành vẫn cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ.Tình hình tiêu
thụ trong nước khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xi măng đẩy mạnh tìm kiếm thị
trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu xi măng chủ yếu như Đài Loan, Singapore,
Indonesia, Campuchia…với giá xuất khẩu từ 40 – 42 USD/tấn. Gía xuất khẩu này
vẫn thấp hơn giá xi măng bình quân của thế giới khoảng 8 – 10USD/tấn.
Hiện nay, sản phẩm xi măng trên thị trường có nhiều loại, tuy nhiên thông
dụng trên thị trường gồm hai loại sản phẩm chính:
-

Xi măng Portland chỉ gồm thành phần chính là clinker và phụ gia thạch cao.
Ví dụ: PC 30, PC 40, PC 50



12

-

Xi măng Portland hỗn hợp vẫn với thành phần chính là clinker và thạch cao,
ngồi ra cịn một số thành phần phụ gia khác như đá pudolan, xỉ lò. Ở thị
trường các loại xi măng này có tên gọi như PCB 30, PCB 40.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành cơng nghiệp này một mặt góp phần

tăng trưởng cho nền kinh tế, nhưng mặt khác lại gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi
trường. Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại song song hai loại công nghệ sản xuất xi
măng đó là cơng nghệ sản xuất xi măng lị đứng và cơng nghệ sản xuất xi măng lị
quay.
Ngành xi măng hiện đang đặt mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm năng
lượng và SXSH chính là một trong những giải pháp tối ưu để thực hiện mục tiêu
này.

1.1.6.2 Quy trình cơng nghệ sản xuất xi măng
Q trình sản xuất xi măng có thể chia thành 3 cơng đoạn chính:
-

Cơng đoạn chuẩn bị nguyên, nhiên liệu

-

Công đoạn nung clinker

-


Công đoạn nghiền và đóng bao xi măng
Tùy theo đặc điểm của lị nung clinker người ta phân thành cơng nghệ sản xuất

xi măng bằng lị quay phương pháp ướt, cơng nghệ sản xuất xi măng bằng lị quay
phương pháp khơ và cơng nghệ sản xuất xi măng bằng lị đứng.
-

Cơng nghệ sản xuất xi măng lị đứng: phối liệu có độ ẩm từ 12-14% được vê
thành viên và nung bằng lò đứng, cơng nghệ này có nhiều nhược điểm như
chất lượng clinker không ổn định, tiêu hao sức lao động nhiều đồng thời tiêu
tốn năng lượng nhiệt và điện lớn hơn, năng suất thấp, với lò hiện đại cũng
chỉ đạt 300 tấn clinker/ngày.

-

Cơng nghệ sản xuất xi măng lị quay phương pháp ướt: phối liệu được chuẩn
bị ở dạng bùn ướt có độ ẩm từ 33-37% và được nung bằng lị quay dài. Cơng
nghệ này có ưu điểm phối liệu đạt độ đồng nhất cao, nhờ đó clinker có thể
đạt chất lượng tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là nhiệt năng tiêu tốn trong
quá trình sấy và nung lớn (1350-1600 kcal/kg clinker); đồng thời do các quá


13

trình hóa lý như sấy, dehydrat các khống sét, phân hủy carbonat hóa đá vơi
đều xảy ra trong lị quay ( chiếm 50 -60% chiều dài lò) nên chiều dài lị lớn,
chiếm nhiều mặt bằng sản xuất.
-


Cơng nghệ sản xuất xi măng lị quay phương pháp khơ: phối liệu được chuẩn
bị ở dạng bột khô ( độ ẩm nhỏ hơn 1%) và nung bằng lị quay. Để tận dụng
nhiệt khí thải, các lị thường có thêm bộ phận tháp trao đổi nhiệt (preheater0
gồm hệ thống các cyclon. Các dây chuyền sản xuất mới có buồn tiền phân
hủy (pricalciner). Cơng nghệ này có ưu điểm cơ bản như q trình trao đổi
nhiệt giữa khí cháy và phối liệu đạt hiệu quả cao. Mặt khác tận dụng nhiệt
của khí thải tối ưu để sấy nghiền phối liệu, cũng như tăng cường sự phân hủy
carbonat của đá vơi trong tháp canxiner cao. Vì vậy, nhiệt năng tiêu thụ trong
q trình nung tạo khống clinker thấp (700-850 kCal/kg clinker). Ngồi ra,
chiều dài lị nung được rút ngắn hơn nhiều so với lò quay nung clinker theo
phương pháp ướt. Quy trình sản xuất xi măng được tóm tắt trong hình 1 dưới
đây:


14

Đá vôi

Điện

Điện
Phụ gia

Điện

Than Đất sét

Chuẩn bị nguyên liệu
Bụi, ồn


Nghiền phối
nhiên liệu

Bụi, ồn

Nung clinker
Khói, bụi

Than

Điện

CƠNG ĐOẠN
CHUẨN BỊ
NGUN, NHIÊU
LIỆU

Làm nguội clinker

CƠNG ĐOẠN
NUNG CLINKER

Bụi
Nước thải

Nước

Ủ clinker (Si lô chứa)

Điện


Nghiền xi măng

Thạch cao

Bụi, ồn

Phụ gia

Si lơ xi măng
Điện
Điện
Vỏ bao

Đóng bao xi măng

CƠNG ĐOẠN
NGHIỀN VÀ ĐĨNG
BAO XI MĂNG

Bụi, ồn
Bụi
Bụi
Vỏ bao hỏng

Xuất xi
Hình
2:măng
Quy trình sản xuất xi măng
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn SXSH ngành xi măng của Bộ Công Thương 2011)



15

1.1.6.3 Sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường
a, Tiêu thụ nguyên liệu
Tùy thuộc vào công nghệ, thiết bị, trình độ vận hành quản lý sản xuất tiêu hao
nguyên liệu và năng lượng để sản xuất ra một tấn clinker khác nhau. Bảng 1 cung
cấp định mức tiêu thụ trung bình của nguyên liệu trên sản lượng sản phẩm xi măng.
Các chỉ số tiêu thụ trong bảng cuối cùng được tính cho một nhà máy xi măng với
sản lượng clinker là 3000 tấn/ngày hay 1 triệu tấn/năm. Theo thành phần clinker
trong xi măng tại châu Âu ở mức thông thường, 1 triệu tấn clinker sản xuất được
1,23 triệu tấn xi măng.
Bảng 1 : Suất tiêu thụ nguyên liệu của sản xuất clinker và xi măng

Nguyên liệu (khô)

Châu Âu
Tấn/tấn
Tấn/ tấn xi

clinker
Đá vôi, đất sét, phụ gia 1,57

măng
1,27

Việt Nam
Tấn/tấn
Tấn/tấn xi

clinker
1,58-1,62

măng
1,27-1,32

điều chỉnh…
Đá vôi
1,20-1,22
Thạch cao
0,05
0,03
Phụ gia xi măng
0,14
0,165
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn SXSH ngành xi măng của Bộ Công Thương 2011)
b, Tiêu thụ năng lượng
Sản xuất xi măng là một quá trình tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Chi phí năng
lượng chiếm khoảng từ 30-40% chi phí sản xuất. Tùy thuộc vào bản chất, chất
lượng nguyên liệu sản xuất và quá trình công nghệ và thiết bị mà năng lượng tiêu
tốn để sản xuất ra 1 tấn ckinker, xi măng là khác nhau. Dưới đây là suất tiêu thụ
năng lượng riêng của một số cơng đoạn trong quy trình sản xuất xi măng:
-

Khai thác, vận chuyển nguyên liệu thô: một số nhà máy xi măng khai thác đá
ngay tại chỗ, và thường sử dụng cả xe tải và băng chuyền để vận chuyển
nguyên liệu thô. Thông thường năng lượng sử dụng cho khai thác mỏ chiếm
khoảng 1% tổng năng lượng.




×